Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tiểu luận nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
----------

TIỂU LUẬN
NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU TIẾT LƯU THÔNG
TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
GVHD :PGS.TS. Trương Thị Hồng
Lớp

:CHNHK24

Nhóm :Nhóm 2

Danh sách nhóm:
STT

Họ tên

%

1

Trần Thị Kim Cúc

100%

2

Phạm Tiến Dũng


100%

3

Nguyễn Thụy Thùy Giang

100%

4

Nguyễn Thị Anh Gái

100%

5

Nguyễn Phạm Anh Thi

100%

6

Châu Thị Hồng Vy

100%

Ký tên

HCM, ngày 24 tháng 01 năm 2016


0


Mục lục
Lời mở đầu:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN VÀ LƯU THÔNG TIỀN
TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW)
1.1 Những vấn đề chung: ……………………………………………………………………………….2
1.1.1: Cơ quan phát hành tiền………………………………………………………………..…………………….4
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền phát hành trong lưu thông………………........………………4
1.2. Nguyên tắc phát hành tiền: …………………………………………………………...…………….6
1.2.1 Nguyên tắc cân đối ………………………………………………………………...……………….7
1.2.2 Nguyên tắc đảm bảo ………………………………………………………………….…………….8
1.2.3 Nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất ……………………………………………..……………9
1.3 Các kênh phát hành tiền:
1.3.1 Thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa NHTW và các NHTM ………………………......…………….9
1.3.2 Thông qua Ngân sách nhà nước ……………………………………………………...…………….9
1.3.3 Kênh thị trường mở ………………………………………………………………………………..10
1.3.4 Kênh thị trường ngoại hố …………………………………………………………………………11
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU TIẾT LƯU THÔNG TIỀN TỆ Ở
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
2.1 Mỹ
2.1.1Khái quát các phương thức phát hành tiền ở Mỹ…………………………………………………..12
2.1.2 Chính sách lưu thông tiền tệ:……………………………………………………………………………….14
2.1.3 Sơ lược lịch sử chính sách điều tiết lưu thông tiền tệ của Mỹ………....…………………………..17
2.1.4 Vai trò của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008……........………………………..18
2.2 Nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa
2.2.1 Giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung từ 1949- 1978…………....………………………..26
2.2.2 Giai đoạn cải cách mở cửa từ 1978 đến nay:……………………………........…..………………27
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU TIẾT LƯU THÔNG TIỀN TỆ Ở

VIỆT NAM
3.1: Ngân hàng Trung ương và Tiền tệ thời kỳ bao cấp
3.1.1 Sơ lược về tình hình kinh tế thời bao cấp………………….....……………………………………34
3.1.2

Đặc điểm kênh phát hành tiền ……………………………....………………………………….35

3.1.3 Nhận xét & Đánh giá…………………………………….………..…………………………………………37
3.2 Giai đoạn 1987- 1999:…………………………………………...………………………………….37
3.3 Giai đoạn sau năm 2000 đến nay ……………………………..………………………………….38
3.3.1 Bối cảnh …………………………………………………………...………………………………38
3.3.2 Thực trạng phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của Việt Nam:..........................................41
Kết luận
1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế , tiền trở thành một phương tiện đảm bảo cho mọi hoạt động
kinh tế diễn ra bình thường, hoạt động của tiền luôn gắn liền với các hiện tượng kinh tế:
lạm phát, chu kỳ kinh doanh, thâm hụt ngân sách…ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia.
NHTW là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền, không chỉ độc quyền phát hành
tiền mà còn điều tiết lượng tiền cung ứng. Trong việc thực hiện các mục tiêu của việc
phát hành và lưu thông tiền tệ nhằm tăng trưởng ổn định kinh tế, cân bằng cán cân đối
ngoại và giải quyết công ăn việc làm, nghiệp vụ phát hành tiền và chính sách lưu thông
tiền tệ có vai trò rất quan trọng. Việc cung ứng tiền ra lưu thông đòi hỏi sự linh hoạt chủ
động của Ngân hàng Trung Ương trong quyền hạn và trách nhiệm của mình, bởi việc
thừa thiếu tiền trong lưu thông có thể gây ra lạm phát hay thiểu phát cho nền kinh tế,
ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế. Lưu thông tiền tệ kết nối các mối quan hệ xã
hội và nhạy cảm trước những biến động kinh tế. Vì lý do trên nhóm em chọn đề tài:
Nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của NHTW. Tìm hiểu về nguyên

tắc phát hành tiền , thực trạng phát hành tiền và điều hành của NHTW ở Việt Nam và
một số nước. Đề tài bao gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của
NHTW.
Chương II: Hoạt động phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ ở một số nước trên
Thế giới.
Chương III: Hoạt động phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ ở Việt Nam
Dù đã rất cố gắng trong việc xây dựng đề tài nhưng không tránh khỏi những thiếu sót vì
vậy kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để nhóm có thể hoàn
thành bài tốt nhất. Xin cảm ơn!

1


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU
TIẾT LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW)
1.1 Những vấn đề chung:
1.1.1: Cơ quan phát hành tiền:
Khi nghiên cứu về sự hình thành hệ thống ngân hàng và hoạt động của hệ
thống ngân hàng ngày nay, chúng ta đã thấy việc phát hành tiền tệ khi xưa không có
tính chất tập trung. Trong bối cảnh ấy các ngân hàng phát hành nhiều loại giấy bạc
ngân hàng khác nhau và đã làm cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế. Chính vì
thế, đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của ngân hàng.Các Nhà
nước đã ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng ngân hàng được phép phát hành giấy
bạc. Lúc này, hệ thống ngân hàng được chia ra thành hai nhóm ngân hàng với các
nghiệp vụ khác nhau:
+ Thứ nhất: nhóm các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng phát hành
+ Thứ hai: nhóm các ngân hàng không được phép phát hành tiền và chỉ thực
hiện các nghiệpvụ khác gọi là ngân hàng trung gian.
Sang đầu thế kỷ XX hầu hết các nước phát triển đều thực hiện cơ chế một ngân

hàng độc quyền phát hành. Song, ngân hàng phát hành vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân rồi
về sau bị quốc hữu hóa, đó làtrường hợp của Ngân Hàng Anh Quốc, Ngân Hàng Pháp
Quốc; có khi là một ngân hàng tư được Chính phủ trao cho nhiệm vụ phát hành tiền tệ
dưới sự kiểm soát của Chính phủ, đó là trường hợp của Ngân Hàng Đông Dương
(Banque de l’Indochine) ở nước ta hồi thời Pháp thuộc; có khi là một cơ quan công như
Viện Phát Hành.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã bắt buộc Nhà nước tăng
cường hơn nữa việc can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu
đó, Nhà nước đã nhanh chóng nắm lấy Ngân hàng phát hành để qua đó điều tiết các
hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành hoặc
thiết lập Ngân hàng phát hành thuộc quyền sở hữu Nhà nước, điển hình như
NgânHàng Anh Quốc và Ngân Hàng Pháp Quốc đã nói ở trên. Tuy nhiên, trong giai
đoạn này vẫn có một số nước Ngân hàng phát hành không hoàn toàn thuộc quyền
sở hữu của Nhà nước nhưng hoạt động của nó vẫn mang tính chất sở hữu Nhà
2


nước, bởi lẽ bộ phận điều hành cao nhất của Ngân hàng phát hành do Nhà nước bổ
nhiệm. Đến gần giữa thế kỷ XX thì bắt đầu xuất hiện tiến trình cải tiến ngân
hàng phát hành thành ngân hàng Trung ương. Bằng việc các Nhà nước tiến hành
quốc hữu hóa ngân hàng phát hành để biến ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư
nhân thành ngân hàng Trung ương (NHTW) thuộc sở hữu Nhà nước. NHTW ra
đời sau khi vai trò độc quyền phát hành đã được ấn định vào ngân hàng phát hành và là
cơ sở để ngân hàng Trung ương có thể thực hiện các chức năng khác. Độc
quyền phát hành tiền có nghĩa là NHTW là người duy nhất được phép phát
hành tiền theo các quy định trong luật hoặc được Chính phủ phê duyệt (mệnh giá
tiền, lọai tiền, mức phát hành…) nhằm đảm bảo thống nhất và an tòan cho hệ thống
lưu thông tiền tệ của quốc gia. Giấy bạc và tiền kim loại là phương tiện thanh
toán hợp pháp duy nhất trong cả nước và được thanh toán không hạn chế. Vì
đây là đồng tiền có quyền lực mạnh và là cơ sở tạo tiền gửi của ngân hàng

trung gian do đó mà mọi họat động cung ứng tiền của NHTW sẽ ảnh hưởng
đến tổng phương tiện thanh toán trong xã hội và do đó ảnh hưởng đến tòan bộ
nền kinh tế. Cho nên vai trò độc quyền không chỉ đề cập đến quyền lực mà còn ngụ ý
trách nhiệm của NHTW trong việc xác định số lượng tiền cần phát hành và thời điểm
phát hành cũng như phương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển
kinh tế.
Vậy tại sao quyền lực phát hành giấy bạc lại tập trung vào ngân hàng trung ương,
việc đó có tác động như thế nào đối với nền kinh tế?
Sỡ dĩ việc phát hành tiền tập trung vào NHTW là vì các lí do sau:
+ Các Chính phủ các nước muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu thông
trong phạm vi toàn quốc. Điều này cũng có thể thực hiện được nếu như
Nhà nước là người phát hành tiền,nhưng kinh nghiệm thực tế đã cho thấy
rằng, khi Chính phủ phát hành tiền thì việc kiểm soát và hạn chế khối lượng
phát hành rất khó.
+ Lượng tiền trong lưu thông giờ đây bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ở ngân hàng. Sự
mở rộngcác hoạt động tín dụng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu tiền mặt. Vì thế, khi nắm vai trò

3


độc quyền phát hành, NHTW có cơ hội để kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng
và do đó điều chỉnh lượng tiền cần phát hànhhành.
+ Giấy bạc do NHTW phát hành: một ngân hàng nhận được sư ưu đãi tối ưu từ Chính
phủ sẽ có uy tín cao trong lưu thông
+ Việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên được tập trung vào một
ngân hàng để tiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền phát hành trong lưu thông:
Lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm là khối lượng tiền do NHTW
phát hành cho lưu thông hàng năm. Lượng tiền này thường được gọi là tiền
mạnh (MB) vì một đồng tiền dự trữ của NHTW đưa vào lưu thông có thể tạo ra 2

hoặc 3 đồng tiền trong tổng phương tiện thanh toán.Việc xác định lượng tiền bổ sung
cung ứng cho lưu thông hàng năm là rất cần thiết trong khuôn khổ chính sách tiền tệ
điều tiết khối lượng tiền.
- Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối tiền tệ NHTW với MB:
MB= Tài sản có trong nước ròng + Tài sản có ngoại tệ ròng
MB= Tiền trong lưu thông(C) + Tiền dự trữ ( R)
Do đó sự thay đổi những chỉ tiêu đó sẽ tác động trực tiếp đến lượng tiền đưa ra lưu
thông hàng năm.
a) Sự thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng trên bảng cân đối tiền tệ của NHTW:
- NHTW mua hay bán ngoại tệ, vàng đều làm tăng hay giảm tài sản có ngoại tệ
- Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách xuất nhập khẩu, chính
sách ngoại hối,tỷ giá lãi suất…sẽ tác động đến các luồng chu chuyển ngoại tệ quốc
gia.
- Sự thay đổi về dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ cũng sẽ làm thay đổi tài sản có
ngoại tệ ròng.Khi NHTW tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thì một lượng
ngoại tệ của các NHTM sẽ do NHTWnắm giữ, do đó sẽ làm tăng tài sản có ngoại tệ
của NHTW và giảm tài sản có ngoại tệ của NHTM.
- Sự biến động tỷ giá và giá vàng cũng làm thay đổi tài sản có ngoại tệ r òng,
do dự trữ vàng cũng được hạch toán vào Tài sản có ngoài tệ.
b) Sự thay đổi tài sản có trong nước ròng trên bảng cân đối tiền tệ của NHTW:
4


- Thu chi ngân sách có tác động rất lớn đến lượng tiền cung ứng cho lưu thông hàng
năm, và lànhân tố ngoài tầm kiểm soát của NHTW. Bởi lẽ việc thu chi của
NSNN có ảnh hưởng trực tiếp đếnkhoản tiền NHTW cho chính phủ vay và tiền gửi
của chính phủ ở NHTW.
- Việc NHTW cho vay các NHTM. Sự tăng giảm khoản mục này phụ thuộc nhiều vào
mục tiêucủa chính sách tiền tệ. Nếu thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ thì
nhu cầu vay vốn của các NHTMvới NHTW tăng lên. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc

vào mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, nếu thịtrường tiền tệ thông suốt, NHTW là
người cho vay cuối cùng trên thị trường lên ngân hàng, thì mức đột ă n g g i ả m c ủ a
khoản mục này gắn chặt với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong
t r ư ờ n g h ợ p t h ị trường tiền tệ chưa phát triển, mức độ thông suốt của thị
trường còn hạn chế thì khoản mục này gắnkết chưa chặt chẽ với mục tiêu của
chính sách tiền tệ, mà còn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của các NHTM và điều
tiết nguồn vốn giữa các NHTM với nhau.
- Các khoản ròng khác có mức độ tác động nhỏ, phụ thuộc vào mức độ chi tiêu của
NHTW.
Xác định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm:
Quy trình xác định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông:Trên lý thuyết, lượng
tiền phát hành bổ sung hàng năm cho lưu thông phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng
kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng tiền này có mối quan hệ trực
tiếp đến lạm phát và tổng sản lượng quốc gia, mà muốn tác động đến lạm phát
và tổng sản lượng thì phải thông qua tiêu chí tổng phương tiện thanh toán hay còn
gọi là M 2 hay mục tiêu trung gian.
*Bước 1: Tính mức tăng M2 hàng năm:
Tổng phương tiện thanh toán là toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế
được chấp nhận chung trong thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc trong
việc trả nợ. Theo đó, tổng phương tiện thanh toán bao gồm:
- Tiền theo nghĩa hẹp: tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền theo nghĩa rộng: tiền theo nghĩa hẹp, tiền gửi có kỳ hạn tại các NHTM, tiền gửi
ngoại tệ, số dư tài khoản các chứng từ có giá do Ngân hàng phát hành.
5


M2V = PY
Trong đó:
-M2 là tổng phương tiện thanh toán
-V là vòng quay tiền tệ

-P là mức giá chung
-Y là tổng sản lượng quốc gia
*Bước 2: Xác định mức tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm, kí hiệu MB:
MB =MBc – MBđ
MBc = M2c/m
Trong đó:
-MBc là tiền dự trữ cuối kỳ
-MBđ là tiền dự trữ đầu kỳ
-M2c là tổng phương tiện thanh toán đến cuối kỳ
- m là hệ số tạo tiền dự kiến
Các công thức trên biểu hiện mối quan hệ tất yếu giữa các biến số tiền tệ
với tăng trưởng và lạm phát, mối quan hệ tỷ lệ này tương đối chính xác trong
nền kinh tế thị trường phát triển, những nước có hệ thống thống kê hoàn chỉnh,
chính xác. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là nước có nền
kinh tế thị trường đang phát triển như nước ta hiện nay thì mối quan hệ tỷ
lệ này chưa thật phù hợp, do nền kinh tế đang quátrình tiền tệ hóa, hệ thống các
số liệu chưa thật sự đồng nhất, mức độ tác động giữa các biến số tiền tệ, biến số kinh tế
chưa thực sự mang tính thị trường.Vì vậy, trong thực tế xác định khối lượng tiền cung
ứng hàng năm của NHNN Việt Nam về cơ bản dựa vào mối quan hệ của các biến số
tiền tệ, kinh tế nêu trên, nhưng có sự điều chỉnh nhất định và phải căn cứ vào nhiều
biến số kinh tế khác như: cán cân thanh toán, khả năng mở rộng tín dụng, tình
hình thu chi ngân sách nhà nước…
1.2. Nguyên tắc phát hành tiền:
1.2.1 Nguyên tắc cân đối:
- Khối lượng tiền mặt phát hành cân đối với nhu cầu của nền kinh tế. Nếu phát hành
nhiều hơn nhu cầu sẽ gây mất giá đồng tiền, làm cho lạm phát sẽ có cơ hội gia tăng,
6


ngược lại sẽ có nguy cơ thiếu tiền, thiếu phương tiện sẽ làm cho sản xuất và lưu thông

hàng hóa bị ngưng trệ, đình đốn. Đây là điều rất nguy hại cho nền kinh tế.
Cân đối theo phát hành tiền được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
Đó là sự cân đối hợp lý giữa tốc độ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng tiền tệ
Cân đối giữa tiền và hàng là một cân đối lớn trong nền kinh tế, giữ vững quan hệ cân
đối tiền hàng là giữ vững giữa quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, sản xuất và
lưu thông.
Cân đối cơ cấu loại tiền trong lưu thông để tạo thuận tiện trong việc giao dịch và thanh
toán.
1.2.2 Nguyên tắc đảm bảo:
Tiền giấy phát hành vào lưu thông phải được đảm bảo bằng giá trị vật chất, nhờ đó
sức mua tiền giấy mới được ổn định, việc đảm bảo cho tiền giấy phát hành có thể được
thực hiện bằng nhiều cách có thể. Việc phát hành tiền tùy theo từng giai đoạn phát triển
của hình thái kinh tế xã hội mà được đảm bảo bằng các hình thức sau:
+ Bảo đảm bằng vàng:
Là cơ chế bảo đảm cho tiền giấy đã được nhiều nước áp dụng cho thời kỳ bản vị
vàng(1792-1913) và trong thời kỳ bản vị hối đoái vàng từ sau thế chiến thứ nhất. Bảo
đảm bằng vàng là cơ chế bảo đảm truyền thống áp dụng từ thế kỷ XVIII. Đến nay trong
thời đại của tiền giấy pháp định, bảo đảm bằng vàng hầu như không còn áp dụng nữa.
Tiền giấy phát hành trong thời kỳ này( từ tháng 12/1971 trở về trước) đều quy định phải
có vàng đảm bảo.
+ Đảm bảo bằng tín dụng hàng hóa:
Đây là cơ chế đảm bảo phù hợp với hệ thống tiền tệ hiện đại và tỏ ra thích hợp với
nền kinh tế thị trường phát triển.Tiền giấy được phát hành để cho vay với hệ thống
NHTM trong nước và các NHTM sử dụng nguồn vốn này để cho vay đối với nền kinh
tế.
Phát hành qua con đường tín dụng đồng tiền sẽ được sử dụng vào quá trình sản xuất lưu
thông mà kết quả tất yếu sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ- đó chính là cơ
sở đảm bảo chắc chắn và ổn định hơn cả.
+ Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ:
7



Đây là cơ chế bảo đảm làn đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, bằng việc cho phép các Ngân
hàng phát hành tiền để mua công trái nhà nước, cơ chế bảo đảm bằng trái phiếu của
chính phủ sinh lời được coi là cơ chế thoáng và hiệu quả.
Đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ thực chất là cho phép NHTW phát hành tiền cho
chính phủ vay vốn dưới hình thức NHTW mua trái phiếu Chính phủ theo từng đợt phát
hành. Để làm đảm bảo cho một bộ phân tiền giấy phát hành vào lưu thông, có thể chấp
nhận hoặc không được chấp nhận, tùy theo tửng trường phái, điêu kiện cụ thể. Nếu tiền
giấy được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ với một mức độ hợp lý thì cũng sẽphát
huy được tác dụng tích cực, kế hoạch hành động về kinh tế - xã hội, nếu Chính phủ cho
vay tiền của NHTW thông qua việc phát hành trái phiếu, thì cuối cùng cũng sẽ được sử
dụng để tạo ra của cải vật chât cho nền kinh tế.
+ Bảo đảm bằng ngoại tệ:
Dự trữ ngoại tệ có ỷ nghĩa không những đối với NHTW mà còn đối với hoạt động
tài chính đối ngoại của quốc gia, với chính sách ngoại hối tích cực đã dùng nhiều biện
pháp để tăng cường dự trữ ngoại tệ như đồng: USD. EUR. HKD. JPI vì vậy việc sử
dụng vốn phát hành vì mục tiêu tăng dự trữ ngoại tệ là điều có thể thực hiện được, đặc
biệt là những nước có nguồn kiều hối lớn như: Trung Quốc. Việt Nam.
1.2.3 Nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất
Phát hành tiền là chức năng quan trọng hàng đầu của NHTW. Thực hiện chức, năng
này có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội, do đó phải thực hiện nguyên tắc quản
lý tập trung thống nhất trong công tác phát hành. Thực hiện nguyên tắc này bắt đầu đòi
hỏi tử khâu tính toán xác định khối lượng, tỷ lệ tiền phát hành trong tửng thời kỳ phải
được cân nhắc cẩn thận và phải thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền, sau đó đến việc
tổ chức thực hiện phải tuân thủ sự quyết định có tính tập trung, nhằm đảm bảo khối
lượng cơ cấu tiền trong thời kỳ diễn ra dự báo. Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh
tế thị trường, chi tiêu dự báo chỉ mang tính chất tương đối, NHTW cần phải căn cứ vào
diễn biến trên thị trường để nhằm phát hành tiền cho phù hợp. Để vừa đảm bảo cung
ứng đủ phương tiện lưu thông, vừa không gây lạm phát để giữ vững và ổn định sức mua

của đồng tiền.

8


1.3 Các kênh phát hành tiền:
1.3.1 Thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa NHTW và các NHTM
Căn cứ vào nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, căn cứ vào lượng tiền cung ứng tăng
thêm trong năm kế hoạch, dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhu cầu vay vốn của
các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn
dưới hình thức tái cấp vốn: Chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay có
đảm bảo bằng các chứng từ có giá và các loại cho vay khác.
Khi Ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng vay làm tăng bộ phận tiền mặt
trong lưu thông hoặc làm tăng số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng
trung ương. Kết quả làm tăng tiền trung ương (MB). Như vậy, qua việc Ngân hàng trung
ương cho các Ngân hàng thương mại vay, Ngân hàng trung ương đã phát hành một
lượng tiền vào lưu thông còn ngân hàng thương mại nhận được một khoản tín dụng từ
ngân hàng trung ương là một nguồn vốn giúp ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động
kinh doanh.
 Ưu điểm: Tác động thông qua lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ .
 Khuyết điểm: Khi thực hiện tái chiết khấu giấy tờ có giá nghĩa là NHTW đã
tham gia gánh chịu một phần rủi ro của nền kinh tế.
1.3.2 Thông qua Ngân sách nhà nước:
Trong quá trình hoạt động thu chi của ngân sách, thông thường thu có tính chất
thời vụ mà chi thì diễn ra thường xuyên, do đó tại một thời điểm ngân sách có thể bị
thiếu vốn ngắn hạn. Để đáp ứng nhu cầu chi, được sự đồng ý của chính phủ, Quốc hội,
Ngân hàng trung ương tạm ứng cho ngân sách theo quy định của chính phủ bằng nhiều
hình thức để xử lý thiếu hụt. Như vậy Ngân hàng trung ương đã cung ứng một khối
lượng tiền cho ngân sách chi tiêu. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng trung ương đã phát
hành tiền thông qua kênh ngân sách.

Ngân sách nhà nước phải cân đối giữa tổng thu tài chính và tổng chi tài chính
nhưng trong thực tế ngân sách nhà nước thường rơi vào một trong 2 trạng thái:
ngân sách bội thu nếu tổng thu lớn hơn t ổ n g c h i . K h i n g â n s á c h b ộ i t h u
thì hoạt động của ngân sách không ảnh hưởng đến hoạt động
c ủ a NHTW. Nhưng khi ngân sách bội chi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chính sách
9


tiền tệ. Bởi lẽ chính phủ với tư cách là chủ thể kinh tế như mọi chủ thể kinh tế
khác khi thiếu tiền chi tiêu sẽ phải đi vay tiền để bù đắp thiếu hụt, chính phủ sẽ xử
lí bằng cách:
 Vay của công chúng: thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ
dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái nhà
nước. Với cách này sẽ không ảnh hưởng đến mức cung ứng tiền của NHTW.
Bởi vì khi Chính phủ phát hành các công cụ nợ, công chúng bỏ tiền ra mua các công
cụ đó tức là đã cho Chính phủ vay. Khi đến kì hạn, chính phủ thu được thuế, có tiền để
trả lại cho công chúng, chính phủ lại thu các công cụ nợ về. Như vậy NHTW
không phải phát hành thêm tiền.Ưu điểm là dễ thực hiện để có nguồn vốn vay
trong dài hạn nhưng có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của Chính Phủ.
 Vay của nước ngoài: lượng tiền vay được thông thường dưới hình thức
hàng hóa, vàng hoặc ngoại tệ các loại. Những loại tài sản này khi đem về nước
thường phải kí quĩ ở NHTW để chuyển đổi thành tiền mặt, có nghĩa là NHTW sẽ
phải phát hành thêm tiền.Ưu điểm: làm tăng lượng dự trữ quốc gia. Nhược điểm: bị
động từ đối tác nước ngoài và kèm theo các điều kiện về kinh tế và chính trị.
 Vay của NHTW: khi Chính phủ vay của NHTW, lượng tiền mặt trong
lưu thông sẽ tăng lên thông qua chi tiêu của Chính phủ. Ưu điểm: nhanh chóng,
tiện lợi.Khuyết điểm:dễ gây lạm phát.
1.3.3 Kênh thị trường mở:
Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng thương mại mua các giấy tờ có giá
trên thị trường, nghĩa là đã đưa một khối lượng tiền vào lưu thông, hàng hoá mà Ngân

hàng trung ương mua là các tín phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn. Khi
Ngân hàng trung ương mua các chứng từ có giá trên thị trường thì tiền từ Ngân hàng
trung ương ra lưu thông, kết quả là tiền cung ứng sẽ tăng lên bằng đúng giá trị của
chứng từ có giá đó. Các chứng từ có giá được Ngân hàng trung ương nắm giữ trở thành
tài sản có của Ngân hàng trung ương tương ứng với nó là một sự tăng lên của bên tài sản
nợ hoặc tiền mặt hoặc tiền dự trữ. Kênh này đang được sử dụng phổ biến, đặc biệt là các
nước có nền kinh tế phát triển vì đây là kênh rất linh hoạt.
 Ưu điểm:
10


-

Dễ thực hiện, chủ động điều hành lượng tiền cung ứng. Khi có một sai lầm diễn ra
NHTW có thể lập tức đo ngược lại việc sử dụng công cụ đó.

- Có tác động nhanh, có thể được sử dụng ở bất kỳ mức độ nào


Nhược điểm:

- Khả năng phát huy tối đa của thị trường mở nhiều khi không phụ thuộc vào ngân hàng
mà nó còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng và các
quyết định của NHTM.
1.3.4 Kênh thị trường ngoại hối:
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có dự trữ vàng và ngoại tệ nhất định. Dự
trữ chính thức nằmtrong kho bạc của Chính phủ dưới dạng dự trữ quốc gia.
Dự trữ này không phải để đáp ứng nhu cầuchuyển đổi của công chúng cũng không
phải để bảo đảm giá trị tiền tệ phát hành, mà chúng nhằm thực hiện công dụng chính, đó
là một công cụ để NHTW can thiệp vào thị trường vàng và ngoại tê.Bên cạnh dư trữ

chính thức là dự trữ không chính thức, dự trữ không chính thức hình
thànhmột thị trường mua bán diễn biến rất sôi động, giá cả trên thị trường
này hết sức nhạy bén và có ảnhh ư ở n g s â u s ắ c đ ế n g i á c ả t h ị t r ư ờ n g h à n g
h ó a c ũ n g n h ư h ọ a t đ ộ n g c h u n g c ủ a t ò a n b ộ n ề n k i n h t ế . Chính vì thế,
NHTW với tư cách là định chế tài chính quản lý kinh tế vĩ mô của NN phải can thiệp
vào thị trường này khi cần thiết, thực hiện các nghiệp vụ mua hoặc bán trên thị trường
này bằng việc tung ra một lượng tiền mặt nhất định vào thị trường để mua ngọai
tệ và vàng, hoạt động này một mặt làmtăng dự trữ quốc gia, mặt khác làm gia
tăng lưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế, và đây chính là phương thức phát
hành tiền qua kênh thị trường ngọai hối. Phát hành tiền thông qua kênh thị trường
ngoại hối không chỉ không chỉ có ý nghĩa tăng tiền mà còn giúp NHTW thực
hiện chính sách tỷ giá và sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối có hiệu quả hơn.
Như vậy, tùy theo từng điều kiện nhất định mà NHTW sử dụng các kênh phát hành tiền
cho phù hợp. Mặc dù tiền được phát hành theo kênh nào thì cũng nhằm thực hiện các
mục tiêu chính sách tiền tệ.

11


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TIỀN VÀ ĐIỀU TIẾT LƯU THÔNG
TIỀN TỆ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
2.1 Mỹ
2.1.1 Khái quát các phương thức phát hành tiền ở Mỹ:
a. Năm 1791-1832:
+ Ngân hàng Hoa Kỳ Thứ nhất được thành lập vào năm 1791 theo sáng kiến của Bộ
trưởng tài chính Mỹ đầu tiên - Alexander Hamilton.Thời gian hoạt động được qui định
là 20 năm.Ngân hàng mới sẽ có quyền phát hành tiền và đầu tư vào các khoản nợ công
và tài trợ tín dụng giá rẻ cho các nhà công.Ngân hàng Hoa Kỳ đã phát hành nhiều triệu
đô-la tiền giấy và khoảng 2 triệu đôla tiền đúc. Tới năm 1796,Ngân hàng đã cho chính
phủ vay một lượng lớn tiền, 8,2 triệu đô-la. Kết quả là chỉ số giá cả chung tăng gần

72%, từ 85 (1791) lên 146 (1796).Ngân hàng này chấm dứt hoạt động vào năm 1811.
Kênh phát hành tiền trong giai đoạn này thông qua cửa ngõ chính phủ là kênh ngân
sách.
- Ưu điểm : nhanh chóng , tiện lợi .
-Khuyết điểm : dễ gây ra lạm phát .
+ Ngân hàng Hoa Kỳ Thứ hai ra đời vào năm 1816 và hoạt động đến năm 1832. Ngân
hàng nàythực hiện các chức năng tạo ra một đồng tiền giấy thống nhất trên toàn lãnh thổ
Hoa Kỳ, mua phần lớn nợ của chính phủ, và nhận tiền gửi của Bộ Tài chính.
Trong thời gian này, các ngân hàng phát hành tiền qua kênh tín dụng.Nhằm đảm bảo đủ
tiền mặt sẵn có đáp ứng nhu cầu bất ngờ từ người gửi, các ngân hàng thường thực hiện
các khoản vay ngắn hạn, chuẩn là từ 30 – 60 ngày. Thông thường, các nhà sản xuất, nhà
buôn sẽ sử dụng nguồn vốn này để trả cho nhà cung cấp và công nhân cho đến khi có
thể bán được hàng. Sau khi hàng hóa được bán, họ sẽ trả tiền vay ngân hàng.
Tại những khu vực ít ổn định hơn, các tiêu chuẩn cho vay có xu hướng tự do hơn. Nhiều
trường hợp nông dân thường xuyên có được các khoản vay ngân hàng để mua đất, thiết
bị và trang trải phí vận chuyển sản phẩm nông nghiệp ra thị trường. Vì không thể tiên
đoán trước thời tiết và điều kiện thị trường, rủi ro cho vay cũng có xu hướng cao hơn.
b. Năm 1832 – 1864:

12


Khi Ngân hàng Hoa Kỳ Thứ hai chấm dứt hoạt động vào năm 1832, chính quyền bang
đã tiếp quản công việc của ngân hàng giám sát. Trong những ngày đó, các ngân hàng
cho vay bằng cách phát hành tiền tệ của riêng mình.
Đến năm 1860, hơn 10.000 tiền giấy khác nhau được đưa vào lưu hành khắp nước Mỹ.
Kết quả là, ngành thương mại bị ảnh hưởng. Tiền giả tràn lan. Hàng trăm ngân hàng sụp
đổ. Lúc này, trên cả nước xuất hiện nhu cầu cho loại tiền tệ quốc gia thống nhất được
chấp nhận ở bất cứ nơi nào và không có rủi ro.
Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Tiền tệ Quốc gia vào năm 1863. Năm 1864, Tổng

thống Lincoln ký một bản sửa đổi - Luật Ngân hàng Quốc gia. Những luật này thiết lập
một hệ thống các ngân hàng quốc gia và cơ quan chính phủ mới do Văn phòng Kiểm
soát Tiền tệ đứng đầu (OCC). Công việc của OCC là tổ chức và giám sát hệ thống ngân
hàng mới thông qua các quy định và thực hiện kiểm tra định kỳ.
c.23/12/1913: Tổng thống Mỹ Wilson đã ký thông qua Hiệp ước Dự trữ liên bang,chính
thức thành lập Cục dự trữ Liên bang Mỹ.(FED).
Cách tạo tiền của FED:
Do chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ mà chỉ có quyền phát hành công
trái, sau đó đem công trái nộp cho Cục dự trữ liên bang làm vật thế chấp để có thể phát
hành tiền tệ thông qua Cục dự trữ liên bang Mỹ và hệ thống NHTM .
 Bước thứ nhất, Quốc hội phê chuẩn quy mô phát hành công trái, Bộ tài chính sẽ thiết kế
công trái thành nhiều loại khác nhau, trong đó loại có kỳ hạn một năm thì gọi là T-Bills
(Treasury Bills), loại có kỳ hạn 2 – 10 năm thì gọi là T-Notes, còn loại có kỳ hạn 30
năm gọi là T-Bonds. Những công trái này có mức lãi suất khác nhau và thời hạn khác
nhau, được tiến hành phát mãi công khai trên thị trường. Cuối cùng, Bộ tài chính sẽ đem
toàn bộ số công trái không phát mãi được chuyển qua FED và FED sẽ thu vào toàn bộ.
Trên sổ sách của FED, những công trái này sẽ được ghi vào mục “Tài sản chứng
khoán”.
Do chính phủ Mỹ dùng tiền thu thuế trong tương lai làm thế chấp công trái nên công trái
của nước này được coi là “tài sản đáng tin cậy nhất” trên thế giới. Ngay sau khi thu
được khoản tài sản này, FED có thể sử dụng nó để tạo ra một dạng tiền nợ (Liability)
được gọi là ”chi phiếu Cục dự trữ liên bang Mỹ”, Đây là bước đi quan trọng trong quá
13


trình “biến không thành có”. Tuy nhiên, loại chi phiếu này của FED chẳng có bất cứ loại
tiền nào có thể đảm bảo.
 Bước thứ hai, ngay sau khi CP liên bang nhận được “chi phiếu của FED” cùng với chữ
ký và con dấu đóng phía sau, tấm chi phiếu này lại được gửi vào ngân hàng của FED
và biến thành khoản “tiết kiệm chính phủ” và hiện diện trên tài khoản của chính phủ ở

FED.
 Bước thứ ba, ngay khi CP bắt đầu tiêu tiền,các công ty và cá nhân nhận được những chi
phiếu này sẽ đua nhau đem gửi chúng vào TK của họ tại NHTM và số phiếu đó sẽ trở
thành khoản tiết kiệm NHTM.Lúc này, chúng thể hiện vai trò kép của mình. Một mặt
chúng là tiền ký gửi vào NH, và bởi vì những khoản tiền này thuộc quyền sở hữu của
người gửi nên sớm muộn cũng phải trả lại cho họ. Nhưng mặt khác, những chi phiếu
này lại cấu thành “vốn” của NH nên NH có thể sử dụng để cho vay. Tất cả mọi thứ trên
sổ sách kế toán đều vẫn cân bằng. Thế nhưng, NHTM lại dựa vào công cụ hữu hiệu là
nguồn dự trữ cục bộ để bắt đầu công việc “sáng tạo” ra tiền tệ.
 Bước thứ tư, trên sổ sách của NH, tiền tiết kiệm tại NHTM được tái phân loại thành “dự
trữ ngân hàng”.Lúc này, từ tài sản thông thường của NH, loại tiết kiệm này đã trở thành
nguồn tiền dự trữ có khả năng tạo ra đồng tiền mới. Theo hệ thống dự trữ cục bộ, FED
cho phép NHTM được trích 10% tiền ký gửi làm Quỹ dự trữ (thông thường, ngân hàng
Mỹ chỉ giữ lại một khoản hiện kim tương đương 1 – 2% tổng số tiền ký gửi, một khoản
ngân phiếu tương đương 8 – 9% tổng kim ngạch tiết kiệm trong kho tiền tệ của mình để
làm Quỹ dự trữ và cho vay 90% khoản tiết kiệm còn lại).Như vậy, 90% khoản tiết kiệm
này sẽ được các NH sử dụng để phát hành tín dụng.
2.1.2 Chính sách lưu thông tiền tệ và các công cụ kiểm soát điều tiết lưu thông tiền tệ
ở Mỹ:
Chính sách lưu thông tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của ngân hàng trung
ương thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn
định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái,
đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao
gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua

14


các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị
trường ngoại hối.

 Cung tiền:
Lưu lượng tiền được phân loại thành các thành phần bao gồm:
-M0: lượng tiền mặt, gồm tiền giấy và tiền keng đang lưu hành trên thị trường và cất giữ
trong các ngân hàng thương mãi cũng như trong Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (US
FederalReserve).
-M1: M0 + các tài khoản thanh toán ngân hàng (checkable deposits).
-M2: M1 + các tài khoản tiết kiệm, tiền ký quỹ có thời hạn (time deposits) dưới
$100,000 và tài khoản money-market. Nói chung, M2 tượng trưng cho lượng tiền thật
sự sẵn có và đang được sử dụng. M2 được các nhà kinh tế học sử dụng nhiều nhất để
đánh giá tình hình chung về thị trường tài chánh và là một chỉ độ quan trọng dể đánh
giá lạm phát.
- M3: M2 + những tài khoản ký quỹ có thời hạn lớn hơn $100,000, những quỹ moneymarket của các cơ sở tài chánh lớn và những tài sản tài chánh lớn khác. Vì các tài
khoản lớn này thường không thay đổi nhiều nên hiện nay Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ
không công bố M3 nữa vì chi phí thu thập dữ liệu không đáng với lợi ích sử dụng.
Trong những dữ liệu về Ms, M1 có tầm quan trọng nhiều nhất trong hệ thống ngân hàng
tại Hoa Kỳ vì có liên quan trực tiếp đến các hoạt động thanh khoản, ký gởi của khách
hàng, tồn trữ và cho vay mượn tiền M2 trong tổng cung tiền tăng trưởng khoảng 3%
được xem là tối ưu và nó đảm bảo sự ổn định giá cả cũng như tăng trưởng GDP.
Nếu cung tiền tăng quá nhanh (trên 5% một năm) Cục dự trữ Liên bang sẽ buộc phải
áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế tăng trưởng kinh tế quá nhanh.
 Các công cụ kiểm soát điều tiết lưu thông tiền tệ:
a. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại phải
dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại Cục dự trữ liên bang. Được áp dụng lần
đầu tiên ở Mỹ vào năm 1913.
Dự trữ bắt buộc là công cụ ít được sử dụng trong điều tiết nhưng có tác động mạnh
mẽ đến lượng cung tiền.
15



Trong thời hạn giới hạn quy định của pháp luật, Hội đồng thống đốc có quyền duy
nhất đối với các thay đổi trong dự trữ bắt buộc. Tổ chức lưu ký phải có dự trữ dưới các
hình thức tiền mặt, tiền gửi kho quỹ tại Cục dự trữ Liên bang. Số tiền dự trữ bắt buộc
của một tổ chức lưu ký được xác định bằng cách áp dụng tỷ lệ dự trữ quy định tại Quy
chế của Hội đồng Dự trữ Liên bang.
VD: tháng 12/2011 FED đề xuất các quy định mới về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với
các ngân hàng “đại gia” để đảm bảo khả năng trụ vững của các ngân hàng trước khủng
hoảng có thể xáy ra trong tương lai.
b. Lãi suất:
+ Lãi suất chiết khấu:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất do FED cho NHTM vay, đây là lãi suất do FED điều
chỉnh chứ không phải lãi suất thị trường nên lãi suất chiết khấu thị trường ngắn hạn có
xu hướng biến động theo lãi suất này. Khi FED muốn cho NHTM vay nhiều thì sẽ
giảm lãi suất và ngược lại.
Ngoài ra quyết định của FED đến lãi suất còn tác động đến tình hình kinh tế. Nếu
nền kinh tế suy yếu, FED sẽ giảm lãi suất nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế bằng cách lôi
kéo các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn để tạo nguồn vốn mới cho sản xuất và kinh
doanh hàng hoá, đồng thời khuyến khích các hộ gia đình chi tiêu nhiều hơn cho việc
mua nhà, ô tô, các hàng hóa và dịch vụ khác. Tương tự như vậy, nếu nền kinh tế đang
tăng trưởng nóng, FED có thể tăng lãi suất để làm giảm tổng cầu và hạn chế áp lực
lạm phát.
Ví dụ: Cuối năm 2001, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, FED đã liên tục cắt
giảm lãi suất. Chính sách tiền tệ mở rộng đã khuyếch trương các hoạt động kinh tế.
Đến giữa năm 2002, nền kinh tế đã thực sự phục hồi nhưng mối lo ngại về việc suy
thoái có thể quay trở lại đã khiến Chủ tịch FED, AlanGreenspan và đồng nghiệp quyết
định giữ nguyên lãi suất chỉ ở mức 1% trong suốt 2 năm 2003 và 2004. Chính mức lãi
suất này đã khuyến khích người dân Mỹ vay nhiều hơn.
+ Lãi suất quỹ liên bang:
Các tổ chức tín dụng ở Mỹ buộc phải giữ một lượng tiền mặt nhất định tại FED,
gọi là quỹ liên bang (FED Fund), ít nhất phải bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà FED đặt

16


ra. Khi một ngân hàng có nguy cơ không đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì họ buộc
phải đi vay từ nguồn quỹ liên bang thừa của các ngân hàng khác. FED khuyến khích
các ngân hàng vay từ quỹ liên bang trước để tránh tiền của FED đưa ra thị trường quá
nhiều
Lãi suất quỹ liên bang: FED dùng các công cụ trên thị trường mở để tác động tới
việc cung tiền để hướng FFR theo lãi suất mục tiêu đảm bảo sự phù hợp với tỷ lệ tăng
trưởng GDP ổn định ở một mức lạm phát kì vọng.
Hai loại lãi suất trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các loại lãi suất khác.
Mỗi khi ta nghe nói FED thay đổi lãi suất chính là thay đổi lãi suất quỹ liên bang.
Hiện nay lãi suất quỹ là 0.00-0.25%, lãi suất chiết khấu 0.75-1.25%.
c. Nghiệp vụ thị trường mở:
Đây là hoạt động của NHTW mua bán giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ. Khi FED
mua lại trái phiếu: tiền được thêm vào trong lưu thông, do đó lãi suất sẽ giảm xuống
và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi FED bán trái phiếu chính phủ, tác động sẽ
diễn ra ngược lại, tiền rút khỏi lưu thông, do đó lãi suất sẽ tăng lên và việc vay ngân
hàng sẽ khó hơn.
VD:Cuối năm 2008, FED đã tung ra một chính sách đề cứu nền kinh tế Mỹ, trong
đó có ba giai đoạn mua trái phiếu có giá trị gấp 3 lần tổng tài sản củ FED. Chính sách
đó đã cứu nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
2.1.3.Sơ lược lịch sử chính sách điều tiết lưu thông tiền tệ của Mỹ:
-Trong giai đoạn đầu thành lập FED 1913-1920: FED sử dụng công cụ chủ yếu là cho
vay chiết khấu.Trong giai đoạn này bất cứ ngân hàng nào cũng có thể vay tiền của
FED nếu họ chứng minh được rằng có thể cho giới sản xuất vay với mục đích sản xuất
mà không gây lạm phát.Chính sách cho vay khá thoải mái này khiến cho tỷ lệ lạm phát
của Mỹ tăng lên 14%.Để khắc phục tình trạng lạm phát,năm 1920 FED quyết định
tăng tỷ lệ chiết khấu từ 4% lên đến 7% dẫn đến thời kỳ suy thoái nghiêm trọng của
nền kinh tế Mỹ năm 1920 đến 1921.Lạm phát giảm xuống gần 0%.

-Giai đoạn 1930-1933: nền kinh tế Mỹ rơi vào cuộc đại khủng hoảng khi kinh tế tăng
trưởng quá nhanh và FED tăng lãi suất chiết khấu.Suy thoái kinh tế đã kéo theo sự

17


khủng hoảng của một loạt ngân hàng.Hơn 30% ngân hàng phá sản,lượng cung tiền
giảm 50%,tỷ lệ thất nghiệp tăng 25%.
-Giai đoạn 1942-1951:Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ 2,do đó FED thực hiện
chính sách lãi suất cố định để ủng hộ chính phủ trong việc phát hành trái phiếu vay
tiền từ dân chúng.Mỗi khi lãi suất tăng,FED lại tung tiền ra để mua trái phiếu nhằm
kìm hãm sự gia tăng của lãi suất.
-Giai đoạn 1979-1982: chính sách tiền tệ của Mỹ hướng vào mục tiêu chống lạm phát.
-Giai đoạn 1982-1987: FED nới lỏng cung tiền để thúc đẩy nền kinh tế,lượng tiền tăng
hơn 10%/năm,tỷ lệ lạm phát vẫn không giảm.
-Từ năm 1987,lãi suất quỹ liên bang trở thành một công cụ quan trọng của chính sách
tiền tệ Mỹ.
2.1.4 Vai trò của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008:
a.Sơ lược về cuộc khủng hoảng 2007:
Tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã nổ ra ở Mỹ mà
không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Khủng hoảng đã lan đến các trung tâm tài
chính lớn khác như: London, Tokyo, Paris, Frankfurt. Lần đầu tiên nhiều ngân hàng
lớn rơi vào khủng hoảng cho vay thế chấp kiểu này.
Tỷ lệ thanh toán chậm đã tăng 36%, đạt kỷ lục cao nhất trong 16 năm qua. Năm
2007, vị thế tài sản của những người sở hữu nhà đã thay đổi từ “thanh toán chậm” đến
“tịch thu tài sản” để thế nợ và tỷ lệ này đã tăng gấp đôi so với năm 2006. Các khoản
vay thế chấp dưới chuẩn chỉ chiếm 16% tổng số vốn vay thế chấp, nhưng lại chiếm tới
50% các khoản vỡ nợ.
b. Các diễn biến chính:
Các diễn biến đầu tiên:

1. Ngày 2/4/2007: New Century nộp đơn xin phá sản. Đây là nhà cho vay thế chấp
dưới chuẩn lớn nhất ở Mỹ.
2.6/2008 Bear Stearns, ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ, đã thông báo hai trong
nhiều quỹ bảo hiểm của họ đã mất hơn 1/2 tài sản do sự sụt giảm mạnh giá trị danh
mục đầu tư cho vay thế chấp. Khách hàng không thể rút tiền và điều duy nhất họ có
thể làm là theo dõi một cách vô vọng sự mất giá của các khoản đầu tư.
18


3. Banque Nationale Paribas (BNP), ngân hàng lớn nhất của Pháp đã đình chỉ hoạt
động các quỹ bảo hiểm của họ do thị trường chứng khoán thế chấp mất thanh khoản.
4. Hai ngân hàng lớn của Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân
hàng Trung Quốc, đã thông báo khoản lỗ trị giá 11 tỷ USD vì những rủi ro liên quan
đến cho vay thế chấp.
5. Ở Anh, lần đầu tiên kể từ sau cuộc Đại suy thoái, dân chúng đã xếp hàng trước cửa
ngân hàng Northern Rock để rút tiền.
6. Ngày 11/12/2007: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất cơ bản đồng
USD xuống còn 4,25%.
7. Tin tức về các sự kiện này đã lan toả và tạo ra cú sốc tài chính toàn cầu.
8. Ngày 17/9/2008: FED giải cứu tập đoàn bảo hiểm AIG khỏi bờ vực phá sản bằng
“phao cứu sinh” 85 tỷ USD.
Về nguyên nhân thì gồm 4 yếu tố chính: bội chi ngân sách, khủng hoảng niềm tin của
nhà đầu tư, chính sách tiền tệ và cho vay dưới chuẩn.
FED góp phần tạo khủng hoảng:
Cuối năm 2001, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, FED đã liên tục cắt giảm lãi
suất. Chính sách tiền tệ mở rộng đã khuyếch trương các hoạt động kinh tế. Đến giữa
năm 2002, nền kinh tế đã thực sự phục hồi nhưng mối lo ngại về việc suy thoái có thể
quay trở lại đã khiến Chủ tịch FED, Alan Greenspan, và đồng nghiệp quyết định giữ
nguyên lãi suất chỉ đạo ở mức 1% trong suốt 2 năm 2003 và 2004.
Đáp lại chính sách tiền tệ nới lỏng của FED, lượng cung tiền trong nền kinh tế Mỹ

đã tăng mạnh. Khối lượng cho vay của tất cả các loại hình tín dụng ngân hàng đã tăng
liên tục, thúc đẩy quá trình mở rộng tiền tệ đang diễn ra.
Tuy nhiên, vào đầu năm 2006, thị trường nhà đất bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.
Những ngôi nhà mới xây đã không bán được và hậu quả là sự tăng giá bắt đầu giảm
mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này là sự đảo ngược chính sách tiền tệ của FED.
Nền kinh tế Mỹ đã bước vào năm thứ 4 tăng trưởng liên tục và những dấu hiệu lạm
phát gia tăng mạnh đã xuất hiện. Một loạt các chỉ số giá khác cũng gia tăng. FED đã
phản ứng lại bằng cách liên tục tăng lãi suất. Chính sách tăng lãi suất để chống lạm
phát của FED làm cho thị trường bất động sản liên tiếp giảm giá, người đi vay không
19


có khả năng trả nợ lại cũng không thể bán bất động sản để trả nợ, nếu bán được thì
mức giá cũng thấp nên cũng không đủ thanh toán hết .
c.Các biện pháp giải quyết khủng hoảng của FED:
FED đã can thiệp vào cuộc khủng hoảng bằng 3 biện pháp đó là Chính sách nới lỏng
tiền tệ, Nghiệp vụ thị trường mở và Chương trình đấu giá cho vay kì hạn.
+ Chính sách nới lỏng tiền tệ:
Ngay khi cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, FED bắt đầu can thiệp bắng
cách hạ lãi suất và tăng mua MBS.
MBS là chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp .
Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục
Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để
tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính.
Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảam từ 5,25% qua 6
đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất
này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần
0 hiếm thấy.
Nhìn vào biểu đồ lãi suất từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008, ở Mỹ, có
thể thấy chỉ trong 18 tháng, Fed đã có 10 lần hạ lãi suất cơ bản và mức lãi suất thấp

nhất là gần 0%.

20


Cùng với việc hạ lãi suất cơ bản, Fed cũng hạ lãi suất chiết khấu áp dụng trực tiếp với
các khoản vay từ Fed cho các ngân hàng và công ty chứng khoán từ mức 1,25% xuống
còn 0,5%. Mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại cũng giảm từ mức 1%
xuống còn 0,5%.
Fed thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua lại các trái phiếu chính phủ
Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này đang nắm giữ.
Đặc biệt, Fed đưa ra chính sách tăng mua MBS. Nhìn vào biểu đồ dưới đây, có thể
thấy khối lượng mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007.
Từ năm 2000 đến đầu năm 2006, khối lượng mua lại MBS của Fed chỉ giao động
dưới 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, con số đó đã lên đến mức gần 40 tỷ
USD. Tính đến cuối năm 2007, cơ quan này đã hoàn thành việc mua 1,25 nghìn tỷ
USD “MBS agency” nhưng vẫn tiếp tục tiến hành các giao dịch trong những tháng
tiếp theo. Chương trình mua lại MBS của chi nhánh được điều phối bởi Federal
Reserve Bank of New York dưới sự chỉ đạo của Federal Open Market Committee
(FOMC). Mục tiêu của chương trình này nhằm hỗ trợ cho thị trường thế chấp và nhà ở
đồng thời giúp phục hồi thị trường tài chính .

Tác động của chính sách lãi suất trong đối phó khủng hoảng:
Đối với Mỹ FED mong muốn rằng việc cắt giảm các loại lãi suất có thể giúp khôi
phục lòng tin của các nhà đầu tư, giảm bớt chi phí vay bao gồm các khoản cho vay
21


doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng. Từ đó giúp các doanh nghiệp khôi phục và mở
rộng kinh doanh, kích thích tiêu dùng nội địa làm đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế . Tuy

nhiên, mong muốn và thực tế không phải lúc nào cũng song hành. Giới đầu tư Mỹ
thực sự nắm được thực trạng nền kinh tế Mỹ. Họ đã tin rằng động thái của FED cũng
không thể cứu vãn gì được nếu như suy thoái đã thực sự diễn ra. Với thực trạng là
khủng hoảng tín dụng cho vay bất động sản (BĐS) , hàng loạt các ông lớn trên thị
trường tài chính Mỹ đồng loạt thông báo các khoản thua lỗ liên quan đến cho vay
BĐS, với tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 3 năm qua (5%), giá BĐS tiếp tục giảm
mạnh (thấp nhất kể từ năm 1991), khủng hoảng trong cho vay thế chấp ngày càng lún
sâu, cộng với sự căng thẳng chính trị quốc tế đang làm cho các nhà đầu tư Mỹ tin rằng
một cuộc suy thoái kinh tế đã và đang xảy ra, giải pháp của FED là muộn và cần thời
gian để phát huy tác dụng. Hơn thế nữa, chính động thái gấp gáp của FED càng làm
cho nhận định trên là có thật và thị trường chứng khoán Mỹ có chiều hướng xấu đi là
khó tránh khỏi .
Đối với các nước khác động thái của FED đã tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư từ
hai châu lục Á và Âu rằng chính phủ Mỹ sẽ bằng mọi cách cứu vãn thị trường tài
chinh. Tuy nhiên, tình hình chung là thị trường chứng khoán của hầu hết các nước đều
có xu hướng chững lại theo Mỹ.
+ Bơm vốn cho thị trường:
Để ổn định thị trường và ngăn chặn cuộc khủng hoảng có nguy cơ lan rộng hơn nữa,
Cục Dự trữ Liên bang Mĩ (FED) đã ngay lập tức bơm vốn cho thị trường, tổ chức tín
dụng để vực dậy các tổ chức này thông qua chính sách nới lỏng định lượng (QE), hay
còn gọi là các gói kích cầu .
Cụ thể :
-

Citigroup 2.200 tỷ USD,

-

Merrill Lynch 2.100 tỷ USD


-

Morgan Stanley 2.000 tỷ USD,

-

Bear Stearns 960 tỷ USD,

-

Bank of America 887 tỷ USD,

-

Goldman Sachs 615 tỷ USD,
22


-

JPMorgan Chase 178 tỷ USD

-

Wells Fargo 154 tỷ USD.

Các ngân hàng trung ương thường sử dụng hai công cụ cơ bản để kiểm soát nguồn
cung tiền.
Thứ nhất, các ngân hàng trung ương có thể thiết lập lãi suất để khuyến khích hoặc hạn
chế chi tiêu. Lãi suất càng thấp thì chi phí đi vay càng thấp, từ đó kích thích chi tiêu và

vay mượn Tuy nhiên, lãi suất không thể xuống dưới 0%. Khi tiến gần đến giới hạn này,
lãi suất trở nên ít hiệu quả hơn. Và do đó, các ngân hàng trung ương buộc phải sử dụng
chương trình nới lỏng định lượng (QE). Cụ thể, các ngân hàng trung ương tiến hành in
tiền và ghi nợ vào tài khoản của mình.
Tiếp đó, ngân hàng trung ương sử dụng số tiền này để mua tài sản từ các ngân hàng
nên các ngân hàng này sẽ có thêm nhiều tiền.
Để “giải cứu” và tiếp tục kích thích nền kinh tế Mỹ, FED đã triển khai chương trình
“Operation Twist” hay còn gọi là QE 2,5, bao gồm hai gói có trị giá 400 tỷ USD và 267
tỷ USD Nội dung chính của chương trình này là hoán đổi trái phiếu mà cụ thể là bán
trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn ngắn (đáo hạn dưới 3 năm) và mua lại trái phiếu chính
phủ Mỹ kỳ hạn dài (đáo hạn từ 6-30 năm).
Như vậy, khác với QE thông thường, với chương trình này FED không làm tăng
cung tiền và mở rộng bảng cân đối tài sản của mình mà chỉ thay đổi các thành phần
trong bảng cân đối sử dụng nguồn vốn có sẵn.
Tuy nhiên, sau 2 gói QE1 và QE2, nền kinh tế Mỹ vẫn không có nhiều dấu hiệu khởi
sắc. Chính phủ Mỹ quyết định tung ra gói QE3 vào tháng 9/2012, đồng thời cam kết
tiếp tục giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% ít nhất đến giữa năm 2015
Tuy nhiên, QE3 không giải quyết được bế tắc nội tại của nền kinh tế Mỹ, do đó,
người dân sẽ tiếp tục thắt chặt chi tiêu. Hiện nay, FED đang cân nhắc cắt giảm quy mô
QE3 xuống mức 65 tỷ USD/tháng vào cuối năm 2013.
Với những bất đồng sâu sắc về hiệu quả của QE và rủi ro quá lớn kèm theo, kết quả
mà chương trình này mang lại vẫn còn là một ẩn số.
+ Chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn (TAF):
23


×