Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận phân tích hoạt động của ngân hàng ACB giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.91 KB, 19 trang )

1. Lý do chọn chủ đề phân tích hoạt động ACB giai đoạn 2010-2014

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, với những đặc thù
về hoạt động kinh doanh, những rủi ro, cơ chế quản lý, giám sát cũng như phương pháp
đo lường, đánh giá hiệu quả/ hiệu năng hoạt động. Ngay từ khi mới thành lập, ACB có
thế mạnh về thương hiệu mạnh và sự hiện diện trong phân khúc ngân hàng bán lẻ. Vượt
qua những sự cố kinh doanh trong năm 2012, ACB đang dần phục hồi mạnh mẽ trong
quá trình tái cơ cấu để giải quyết những vấn đề tồn đọng; tuy nhiên vẫn còn không ít rủi
ro liên quan đến cho vay các công ty “sân sau”. ACB là một trường hợp khá thú vị để
chúng ta quan tâm phân tích tài chính giai đoạn 2010-2014; giai đoạn chứa đựng rất
nhiều thăng trầm của ngân hàng này.
2. Giới thiệu về ACB

Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Asia Commercial Joint Stock
Bank)
Logo:
Ngày thành lập: ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NHGP do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân
Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Mã cổ phiếu: ACB
Thời điểm niêm yết: ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (trước đây là
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày
31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.
Các giai đoạn phát triển:
-Giai đoạn 1993-1995: Giai đoạn hình thành
Nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu
quả.”
Trang 1


Hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân.


-Giai đoạn 1996 - 2000: Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát
hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa.
Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Tham gia chương trình đào tạo toàn diện
kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện.
Hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng: Xây dựng hệ thống mạng diện rộng
và vận hành hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải
pháp ngân hàng toàn diện).
Tái cơ cấu Hội sở theo hướng phân biệt đơn vị kinh doanh và hỗ trợ.
Thành lập Công ty Chứng khoán ACB.
-Giai đoạn 2001 - 2005: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn,
(iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
Ngân hàng Standard Chartered Bank ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện;
và trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: (i)
nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả năng tích hợp với
nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
-Giai đoạn 2006 - 2010: Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động: Thành lập mới và đưa vào hoạt
động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên
281 đơn vị vào cuối năm 2010.
Thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB.
Phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn
1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008).

Trang 2


Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai.
Được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí

tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt
Nam.
-Giai đoạn 2011 – 2014: Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 20112015 và tầm nhìn 2020 được ban hành; trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống
quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng
các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data
center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, với tổng giá trị đầu tư
gần 2 triệu USD. Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được
Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công
nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB, đặc biệt là huy
động và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng
8; nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian
ngắn sau đó; và thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm.
Năm 2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ
tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay, lần lượt là 18% và 15%. Nợ xấu của ACB
được kiểm soát dưới mức 3%. Quy mô nhân sự cũng được tinh giản. Thực hiện lộ trình
tái cơ cấu 2013 – 2015 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2014 ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên
DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm. Hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền
trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu
mới (công bố ngày 05/01/2015). Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp
Trang 3


ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Quy mô và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.
3. Phân tích hoạt động


3.1 Ngành nghề kinh doanh
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước,
vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
- Hùn vốn và liên doanh theo luật định;
- Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc
và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng
khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
- Hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm; Mua bán trái phiếu; hoạt động ủy
thác và nhận ủy thác trước “đại lý bảo hiểm”
- Cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính
- Kinh doanh chứng khoán
- Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán
- Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành
- Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ
ngân hàng khác
3.2 Mạng lưới
Đến ngày 31/12/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động
tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng
đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng tính theo số lượng chi
Trang 4


nhánh, phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân
hàng.
Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các
đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở gồm 10 khối và 9 phòng ban trực

thuộc Tổng Giám đốc. Kênh phân phối tính đến cuối năm 2014 có 346 chi nhánh và
phòng giao dịch. Ngoài ra còn có một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như Trung tâm
Thẻ, Trung tâm ATM, Trung tâm Chuyển tiền nhanh ACBWestern Union, Trung tâm
Telesales, Trung tâm Dịch vụ khách hàng 247 (Contact Center 247), Trung tâm Phê duyệt
tín dụng tập trung và Trung tâm Quản lý nợ.
Các công ty con gồm: Công ty chứng khoán ACB (ACBS); Công ty quản lý nợ và
khai thác tài sản ACB (ACBA); Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL); Công ty quản
lý quỹ ACB (ACBC)
3.3 Tình hình góp vốn, đầu tư
-Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng
- Cơ cấu sở hữu:

3.4 Công nghệ

Trang 5


Các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
Sử dụng hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi DNA
3.5 Định hướng kinh doanh

Chiến lược phát triển trung dài hạn: ACB đã vạch ra lộ trình ba giai đoạn tạo điều
kiện để là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
• Giai đoạn 1 (2014) - Hoàn thiện các nền tảng: Thực hiện quyết liệt các bước
đi để ACB duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường.
• Giai đoạn 2 (2015 - 2016) - Xây dựng năng lực: Xây dựng hoặc nâng cao
những năng lực sống còn để tiến lên vị trí hàng đầu trên thị trường, như năng
lực phân đoạn khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm đúng yêu cầu của khách
hàng để thắng thế trong phân đoạn khách hàng mục tiêu.
• Giai đoạn 3 (2017 - 2018) – Định vị hàng đầu: Xây dựng nhiều năng lực tinh

tế phức tạp hơn để phân tích và thấu hiểu khách hàng sâu hơn, tiến hành bán
chéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.
Định hướng chiến lược đến năm 2018 của ACB tập trung toàn bộ năng lực để đạt
vị thế ngân hàng hàng đầu trong năm lĩnh vực trọng yếu: (i) định hướng khách hàng, (ii)
quản lý rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) hiệu quả hoạt động và (v) đạo đức
kinh doanh.
4.1 Quy mô tốc độ tăng trưởng:
4.1.1. Phân tích quy mô tài sản:

Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

ACB là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng quy
mô tài sản nhanh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. ACB có tốc độ tăng tài
Trang 6


sản năm 2011 đạt 37% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 tổng tài sản ACB
đã sụt giảm đáng kể từ 281.019 tỷ đồng xuống còn 176.308 tỷ đồng. Tính hết
năm 2013, tổng tài sản của ACB là 166.599 tỷ đồng, giảm đến 68,6% so với năm
2011. Dù tổng tài sản giảm mạnh như nhưng ACB vẫn nằm trong nhóm 5 ngân
hàng tư nhân có quy mô tài sản lớn nhất trên thị trường . Nguyên nhân của sự sụt
giảm này là do ACB đã kiên quyết tất toán trạng thái vàng cho dù có phải chấp
nhận thua lỗ, sự chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước đã gây ra khoản lỗ lớn
trên 1.700 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2013 của
ACB, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng chỉ còn lỗ hơn 77 tỉ đồng. Ngoài
việc tất toán trạng thái vàng, ACB còn giảm dần những khoản nợ về vàng và dần
rút khỏi các hoạt động tài chính nhiều rủi ro. Tại thời điểm 31/12/2014, ACB ghi
nhận mức tăng trưởng tín dụng 8,52% với dư nợ cho vay khách hàng 116.324 tỷ
đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 12% đạt 154.614 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng
7,8% lên 179.610 tỷ đồng.

Về quy mô Tổng tài sản, Dư nợ và Huy động tăng trưởng lần lượt ở mức 8%, 9%
và 12%. Nếu loại trừ các khoản nợ đã bán cho VAMC, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ là 10%.
Bảng cân đối kế toán của ACB tiếp tục duy trì được khả năng thanh khoản cao với tỉ lệ
Dư nợ/Huy động ở mức 75%.
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong năm 2014 đạt 1,215 tỷ đồng, tăng 17%
so với năm trước. Do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng 14% so với năm 2013, lên
977 tỷ đồng, nên lợi nhuận sau thuế hợp nhất của ACB chỉ đạt 952 tỷ đồng, tăng 15% so
với năm trước.
4.1.2. Phân tích tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, thu nhập:
Nguồn vốn tự có của ACB được tăng cường qua các năm với tốc độ tăng
trưởng VCSH bình quân 5 năm đạt 13%. Trong đó, vốn điều lệ liên tục được bổ sung,
được lấy từ lợi nhuận chưa

phân phối, từ quỹ dự trữ bổ s ung vốn điều

lệ và từ chào

bán cổ phiếu ra công chúng giúp cho hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của Ngân hàng
Trang 7


luôn được đảm bảo trên 9%. Vốn chủ sở hữu từ năm 2011-2012 tăng nhưng đến năm
2013 giảm nhẹ do những biến động thị trường làm cổ phiếu ACB giảm giá.

Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

Đây cũng là ngân hàng duy nhất đoạt được giải thưởng trong hạng mục giải
thưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về ““Ngân hàng bán lẻ tiến bộ nhất khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương năm 2015”.


Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

Thu nhập lãi thuần tăng từ năm 2010 -2012, đặc biệt năm 2011 tăng 58.69% so
với năm trước đó nhưng đến năm 2013 thì giảm do những biến động của thị trường.
Năm 2014, ACB bắt đầu lấy lại vị thế của mình và thu nhập lãi thuần bắt đầu tăng trở
lại. Kéo theo đó là sự biến động của thu nhập hoạt động. Nguyên nhân là do tình hình
kinh tế khó khăn kèm theo sự kiện không tốt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của ACB
Năm 2011 lợi nhuận trước thuế tăng 35.49% so với năm 2011, nhưng đến năm 2012 lại
giảm 3,160 tỷ đồng Sự sụt giảm từ sự giảm của tổng thu nhập hoạt động khiến cho
ACB sụt giảm mạnh tăng trưởng lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2014 thì lợi nhuân
trước thuế bắt đầu tăng trở lại.
4.2. Tình hình an toàn vốn:
4.2.1. Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR)

Trang 8


Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR) của ACB trung bình đạt 52.63% trong 5
năm qua, thấp nhất vào năm 2011 với 36.23% và cao nhất vào năm 2014 với 63.89%.
Đây cũng là mức an toàn so với hệ thống. Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản tăng nhẹ là do
ACB có xu hướng thắt chặt cho vay để kiểm soát nợ xấu. Vì ACB lọt vào top các ngân
hàng buộc phải bán nợ cho VAMC.

Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng
4.2.2. Chất lượng tín dụng (NPL ratio và coverage ratio)
Hiện nay chất lượng tín dụng đang là yếu tố được nhiều ngân hàng quan tâm và là yếu
tố quan trọng để đánh giá xếp hạng tín nhiệm của từng ngân hàng. Cơ cấu cho vay theo
thời hạn của ACB được thể hiện qua biểu đò sau:


Trang 9


Hình: Dư nợ cho vay của ACB theo thời hạn
BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

Một trong những thế mạnh của ACB khi NH dồn nhiều nguồn lực cho việc
phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phái sinh nợ quá hạn cũng như việc
quyết liệt trong công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Hiện tại, việc phân loại nợ của
ACB được áp dụng theo cả phương pháp định lượng và định tính,

do đó có thể đánh

giá toàn diện hơn.

Phân loại nợ theo hệ thống chấm điểm tín Phân loại nợ th eo Quyết định 493
dụng nội bộ của Ngân hàng
Xếp hạng tín dụng AAA, AA, A

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Xếp hạng tín dụng BBB, BB, B

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Xếp hạng tín dụng CCC, CC

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chu ẩn

Xếp hạng tín dụng C


Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Xếp hạng tín dụng D

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

ACB công bố tỷ lệ NPL ở mức 3,03% vào thời điểm cuối năm 2013, cao hơn mức
2,5% ở năm 2012. Chi phí trích lập dự phòng cũng tăng mạnh 54% so với năm trước
lên 1.085 tỷ đồng. Trong đó trích cho các khoản rủi ro tín dụng chiếm khoảng 44%,
phần còn lại là các khoản cho vay quá hạn liên ngân hàng và các tài sản có vấn đề
khác. Điều này cho thấy ACB đang nỗ lực trong việc minh bạch hoá thông tin với mức
trích lập dự phòng tương đối cao. Trong năm 2014, ACB phải tăng trích lập dự phòng
đối với một số khoản cho vay đáng lưu ý là các khoản cho vay, mua trái phiếu, các tài
sản phải thu, các khoản lãi phải thu liên quan đến Ông Nguyễn Đức Kiên là 7.128 tỷ
Trang 10


đồng; Khoản dư nợ cho vay Vinalines trị giá 854 tỷ đồng và lãi dự thu 136 tỷ đồng và
khoản ủy thác đầu tư thông qua một số nhân viên gửi tại CTG là 719 tỷ đồng và lãi dự
thu 37 tỷ đồng có liên quan đến vụ án của Huyền Như. Ngoài ra ngân hàng còn phải
trích lập dự phòng đối với khoản tiền gửi quá hạn trị giá 772 tỷ đồng tại một ngân
hàng khác.

Hình: Diễn biến nợ xấu của ACB từ năm 2010 - 2014
BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

3.4. Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản.
3.4.1. Phân tích cơ cấu tiền gửi


Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn

Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn không có nhiều biến động khi tiền gửi tiết kiệm vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Mặc dù tiền gửi
tiết kiệm chiếm hơn 70% tổng số dư tiền gửi, kỳ hạn chủ yếu vẫn là từ 1 năm trở
xuống, các khoản tiết kiệm trên 1 năm chiếm tỷ trọng không đáng kể. Do hơn 80% các
khoản tiền gửi của khách hàng tập trung ở kỳ hạn dưới 3 tháng nên chênh lệch

Trang 11


thanh khoản ròng dưới 3 tháng của ACB luôn bị âm. Tuy nhiên, nhờ các khoản tín dụng
chủ yếu ở kỳ hạn trên 3 tháng nên chênh lệch thanh khoản ròng tại các kỳ hạn trên 3
tháng của ACB vẫn đạt mức dương.
3.4.2. Phân tích tỷ lệ cho vay/ tiền gửi (LDR)

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR: phản ánh tiêu chí cho vay thận trọng) đạt 81% trong năm
2010 trước khi được hạ xuống còn 72% vào 2011 và tăng lên 81% năm 2012. Theo chúng
tôi, việc siết chặt tăng trưởng tín dụng của NHNN là nguyên nhân khiến LDR giảm đột
ngột trong năm 2011. Nhưng đến năm 2012 lại tăng do khoản tiền gửi giảm trong khi tình
hình cho vay giữ ổn định. Và giảm mạnh theo các năm tiếp theo về còn khoảng 74%
trong năm 2014, lý do là trong giai đoạn này lượng huy động tiền gửi tăng theo các năm
từ 125.234 tỷ đồng năm 2012 lên 154.614 tỷ đông năm 2014.
3.4.4. Phân tích tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Theo Thông tư số 13/2010 và Thông tư số 36/2014 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
(riêng lẻ và hợp nhất) là 9%, giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro. Với tình hình
tài chính khá lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của ACB luôn cao hơn mức quy
định tối thiểu 9% của NHNN. Tổng nguồn vốn của ACB chủ yếu đến từ nguồn vốn cấp 1
dồi dào liên tục được bổ sung qua các năm. Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng tài sản có thanh
toán ngay trên tổng nợ phải trả) của ACB cũng luôn cao hơn mức quy định 15% của

NHNN. Tỷ lệ này trong năm 2011 là 18,47%, giảm 1,4% so với năm 2010.
Tại thời điểm cuối năm 2014, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 và tổng vốn lần lượt là 9,8% và
14,1%. Chỉ số trên cho thấy ACB tiếp tục là ngân hàng có mức đủ vốn cao.
4.4 Chất lượng tài sản và thu nhập
4.4.1 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi
trên Tổng tài sản (ROA)
Trang 12


Ta có bảng số liệu qua các năm như sau:
2010
ROE
ROA

2011

2012

2013

2014
7.64

21.74% 27.49%

6.38%

6.58%

%

0.55

0.34%

0.48%

%

1.25%

1.32%

Trong những năm 2009, 2010 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng ACB vẫn đạt được
mức tăng vốn đáng kể, đây là thành tích đáng ghi nhận chứng tỏ niềm tin của công chúng
đầu tư, sự giám sát và tin tưởng của các cổ đông, chủ sở hữu với ngân hàng trong dài hạn.
ROE, ROA năm 2011 tăng cao do lợi nhuận tăng. Chủ yếu là thu nhập lãi thuần tăng rất
mạnh so với năm 2010 đạt 6.701,81 tỷ đồng, tăng gần 58%. Đến năm 2012 các chỉ số này
của ACB giảm mạnh, nguyên nhân chính là do lợi nhuận giảm, có sự giảm lớn từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối và vàng, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư. Ngoài ra,
ACB có chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro lớn (tăng so với năm 2011) làm ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Có thể thấy rằng nợ xấu đã “ăn mòn” lợi
nhuận Ngân hàng năm 2012. ACB buộc phải lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt
động. ROE và ROA của ACB luôn ở mức cao so với trung bình ngành trong các năm
trước, nhưng cùng với những rắc rối liên quan đến hội đồng quản trị làm ảnh hưởng đến
lợi nhuận, do đó ROE, ROA giảm mạnh so với các ngân hàng khác.
Nhưng từ 2013 đến cuối 2014, ACB đã có sự tăng nhẹ chở lại sau khủng hoảng nội bộ,
với sử chuyển mình của nền kinh tế và uy tín của ACB luôn có trong lòng khách hàng
nên trong 2 năm, lợi nhuận của ACB đều tăng, dẫn đến các chỉ sổ ROE và ROA đã tăng
chở lại, nhưng chưa đáng kể so với giai đoạn 2010 và 2011.
4.4.2. Tỷ lệ thu nhập từ lãi cận biên (NIM)


Trang 13


Đến năm 2011 NIM là 3,4%, cao hơn mức 2,7% vào năm 2010 do mặt bằng lãi suất tăng
cao. Tỷ lệ NIM đạt 3% được đánh giá là tốt, có xu hướng tăng chứng tỏ hiệu quả quản lý
tài sản tốt và có các khoản tiền gởi tại NHNN, các TCTD, các khoản cho khách hàng vay
và chứng khoán đầu tư ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của
quản trị tốt tài sản Nợ. Tính đến năm 2013, NIM của ACB lại có xu hướng giảm so với
năm 2012 đạt 2,9% do lãi suất giảm mạnh, thị trường liên ngân hàng không còn sôi động
và hấp dẫn như giai đoạn 2010 - 2012, cùng với những khó khăn chung của toàn hệ thống
ngân hàng. Trong 2014, NIM của ACB có tăng nhẹ nhưng chưa cao.
4.4.3. Thu nhập trên cổ phiếu EPS.

EPS của ACB giảm mạnh nhất trong năm 2012. Nguyên nhân, năm 2012 ACB chịu ảnh
hưởng mạnh bởi việc đóng trạng thái vàng và những sự kiện liên quan đến HĐQT đã làm
cho lợi nhuận sau thuế của ACB giảm mạnh, chỉ đạt 784 tỷ đồng (giảm 75,6% so với
2011). Nhưng có sự hồi phục từ từ sau các năm do ACB có sự hồi phục sau khủng hoảng
nộ bộ.
Trong khi Giá trị sổ sách của mỗi cổ phần tăng nhẹ sau các năm, do ACB có sự tăng lên
trong tổng tài sản. Nguồn vốn tăng thêm sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, từ quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ và từ chào bán cổ phiếu ra công chúng.
4.5 Các hệ số tài chính cơ bản khác
4.5.1 Lợi suất trung bình trên tài sản sinh lãi (YEA)
Chỉ số YEA được tính bằng thu nhập lãi và các khoản tương tự chia cho tài sản sinh lãi.
Trong đó, tài sản sinh lãi gồm tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác,
chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng. Chỉ số này càng cao càng cho thấy mức độ sinh
lời hiệu quả từ tài sản sinh lãi của một ngân hàng. Chỉ số này của ACB tăng từ năm
2010 đến 2011 sau đó là một xu hướng giảm liên tục qua các năm cho thấy mức độ hiệu
quả của tài sản sinh lãi ngày càng giảm

Trang 14


Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: %

4.5.2 Chi phí tài chính trung bình (COF)
Chỉ số chi phí tài chính trung bình được tính bằng chi phí lãi và các chi phí tương tự chia
cho công nợ phải trả lãi. Trong đó, công nợ phải trả lãi = Các khoản nợ CP và NHNN +
Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác + Tiền gửi của khách hàng + Phát hành giấy tờ
có giá. Chi phí tài chính trung bình của ACB có xu hướng tăng từ 2010 đến 2011 sau đó
là giảm qua các năm.
Dưới đây là Bảng chi tiết chỉ số COF của ngân hàng ACB qua các năm:

Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: %

4.6 So sánh kết quả/ lợi nhuận với các ngân hàng đối thủ
Dựa trên tiêu chí tổng tài sản nhóm đã chọn ra 3 ngân hàng tư nhân có tổng tài sản tương
đương nhau trong những năm gần đây và một ngân hàng thương mại nhà nước để so
sánh với ACB đó là các ngân hàng sau:
-

Ngân hàng TMCP Quân Đội(MBB)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín(STB)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB)
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam(VCB)

Tổng tài sản:

Trang 15



Giai đoạn 2010-2011 tổng tài sản của ACB (281,019 tỷ đồng năm 2011) tỏ ra vượt trội so
với các ngân hàng MBB,SHB,STB và bằng 76.63% tổng tài sản của VCB. Sang đến giai
đoạn từ năm 2012-2013 tổng tài sản ACB suy giảm nghiêm trọng tương đương với 3
ngân hàng cổ phần tư nhân tổng tài sản ACB lúc này bằng ½ tổng tài sản của VCB. Sang
đến 2014 tổng tài sản của ACB không tăng trưởng nhiều và bị MBB và STB vượt mặt.
Tổng tài sản của ACB lúc này chỉ bằng chưa đầy 1/3 so với VCB.
Lợi nhuận sau thuế:

Trang 16


Cũng tương tự như biến động trong tổng tài sản. Giai đoạn 2010-2011 là giai đoạn cực
thịnh của ACB lợi nhuận đều vượt xa các ngân hàng MBB,STB,SHB. Năm 2011 đánh
dấu lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lợi nhuận
năm 2011 của ACB đạt 3.208 tỷ đồng gấp 1.67 lần MBB, 1.61 lần STB, 4.26 lần SHB và
bằng 76% so với VCB. Sang năm 2012 trở đi lợi nhuận ACB bắt đầu sụt giảm nghiêm
trọng(chưa được 1,000 tỷ qua các năm) và bị các ngân hàng khác vượt mặt, lợi nhuận
MBB lúc này đều hơn gấp đôi lợi nhuận của ACB và khoảng cách giữa ACB và VCB là
4-5 lần.
Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE:

ROE của ACB giai đoạn 2010-2011 thuộc loại cao nhất trong 4 ngân hàng, nhất là năm
2011 năm mà lợi nhuận ACB đạt đỉnh cao, lúc này ROA của ACB là 27.49% cao nhất
ngành ngân hàng Việt Nam bỏ xa MBB(20.68%), VCB(17.11%)...Từ 2012 về sau ROE
ACB sụt giảm duy trì ở mức 6.3% đến 7.64% khá thấp so với các ngân hàng MBB, VCB
và STB.

Trang 17



Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA:

Nhìn chung chỉ số ROA của ACB thuộc loại thấp nhấp trong các ngân hàng đang so sánh
điển hình là năm 2012 ROA của ACB chỉ 0.34% so với các ngân hàng MBB, SHB ,VCB
cách rất xa. Chỉ đến năm 2014 cao hơn một ít 0.55% so với 0.51% của SHB. ROA của
ACB thấp vì ACB có tổng tài sản lớn so với các đối thủ và lợi nhuận của ACB gần đây
cũng sụt giảm nghiêm trọng kể từ 2011.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM:

Nhìn chung, tỷ lệ NIM của ACB thường thấp hơn trung bình ngành, mặc dù có ngân
hàng có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong phân khúc ngân hàng bán lẻ, vốn là phân khúc
mang lại lãi suất cao hơn. Nim của ACB duy trì ở mức 2.74%-3.06% qua các năm. Cao
hơn SHB, VCB và thấp hơn so với MBB và STB
Tỷ lệ nợ xấu:

Trang 18


ACB là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp so với các ngân hàng
MBB,STB,VCB,SHB trong giai đoạn 2010-2011. Đến năm 2012-2013 nợ xấu ACB tăng
mạnh(2.54% năm 2012 và 3.07% năm 2013 ) chỉ kém quán quân SHB(8.69% năm 2012
và 5.95% năm 2013 ). Năm 2014 bắt đầu giảm xuống tương đương với SHB và VCB.

Trang 19



×