Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận môn ngân hàng quốc tế từ paypal bitcoin đến uber những thách thức đối với các dịch vụ thương mại và ngân hàng điện tử quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.13 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------

Đề tài môn Ngân hàng quốc tế

TỪ PAYPAL, BITCOIN ĐẾN UBER… - NHỮNG THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
VÀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ QUỐC TẾ
GVHD:

Thầy

Trương

Quang

Thực hiện:

Nhóm 1 - Lớp SCN Khóa

Thành viên:

Ngô Thị Kim Ngân
Bùi Thị Thủy Dương
Võ Lê Minh Tâm
Võ Ngọc Quang
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Nguyễn Lê Thúy Di

Thông


24

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016


MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận về Thương Mại Điện Tử - Thanh Toán Điện Tử - Ngân Hàng
Điện Tử………………………………………………………………………………....1
I. Khái quát về thương mại điện tử…………………………..………………….1
II. Khái quát về thanh toán điện tử……………………………………………...2
III. Khái quát về ngân hàng điện tử……………………………………………..2
Chương 2: Các phương thức thanh toán điện tử phổ biến………………………….… 3
I. Paypal................................................................................................................3
II. Bitcoin……………………………………………………..…………………4
III. Uber……………………………….………………………………………...6
Chương 3: Vị thế cạnh tranh và khung pháp lý………………………………………9
Chương 4: Triển vọng phát triển và Thách thức …………………………………….13

2


CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ-THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
- NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
I. Khái quát về Thương mại điện tử (TMĐT):
1.1 Khái niệm TMĐT:
TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện
điện tử.Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và
hình ảnh. TMĐT gồm nhiều hành vi gồm hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua
phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện

tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài
nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch
vụ sau bán hàng.
1.2. Đặc trưng của TMĐT:
So với các hoạt động thương mại truyền thống, TMĐT có các đặc trưng sau:
• Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và
không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu
theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các
phương tiện viễn thông như: fax, telex,..chỉ được dùng để trao đổi số liệu kinh
doanh.
• TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường
thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn
cầu.
• Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể,
trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các
cơ quan chứng thực - những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT.
• Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.

II. Khái niệm về thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là một dạng của thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên
các phương thức và phương tiện điện tử bao gồm các hình thức như thanh toán thẻ,
séc điện tử, chuyển khoản và chuyển tiền điện tử. Thanh toán điện tử là yêu cầu bắt
buộc và cần thiết để xúc tiến Thương mại điện tử
3


Một giao thức thanh toán điện tử là một chuỗi các giao dịch, mà tại điểm cuối
của mỗi giao dịch một thanh toán được thực hiện, sử dụng thẻ (token) được phát hành
bởi một bên thứ ba. Một ví dụ là các thẻ tín dụng khi một quá trình chứng nhận điện

tử được dùng. Lưu ý rằng là cả người trả tiền lẫn người nhận tiền đều không phát hành
thẻ.
III. Khái niệm về ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, phương thức cung cấp
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyển thống trước đây đến người tiêu dùng được
phân phối qua con đường điện tử và các kênh truyền thông tương tác như Internet,
điện thoại, mạng không dây,… Hiểu một cách đơn giản nhất, đây là sự kết hợp giữa
việc cung cấp dịch vụ ngân hàng với internet, điện thoại…, đưa dịch vụ ngân hàng tới
khách hàng thông qua ứng dụng của công nghệ thông tin

4


CHƯƠNG II.
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN
I. Paypal
1.1 Giới thiệu về Paypal
- PayPal là hệ thống trực tuyến giúp người dùng dễ dàng và an toàn để nhận tiền
hoặc trả tiền trực tuyến. Dịch vụ này cho phép người dùng có thể thanh toán tiền
online thông qua thẻ tín dụng (VISA/MASTER/JCB/AMEX), tài khoản ngân hàng, tín
dụng người mua hoặc số dư tài khoản... mà không chia sẻ thông tin tài chính (tên chủ
thẻ, số thẻ, mã PIN) nên rất an toàn và bảo mật.
1.2 Bối cảnh hình thành
Năm 1999, Peter Thiel và Max Levchin sáng lập PayPal với cái tên Confinity. Lý
tưởng của họ là xây dựng một công ty giao dịch trực tuyến không biên giới, không
phụ thuộc vào sự quản lý của bất kỳ chính phủ nào.
Năm 2002, eBay phải mua lại PayPal.Sau đó eBay chấm dứt Billpoint và đưa
PayPal vào dịch vụ của mình.Đầu năm 2002, cổ phiếu của PayPal lên sàn, bắt đầu với
giá $15.41 mỗi cổ phiếu và đến khi kết thúc giao dịch trong ngày, giá của nó đã là $20
một cổ phiếu. Cùng năm đó, eBay mua lại PayPal với giá 1.4 tỉ đôla giá trị cổ phiếu

1.3 Các điều kiện sử dụng Paypal ở Việt Nam
Để sử dụng dịch vụ của PayPal, chúng ta phải có tài khoản PayPal, quy trình của
nó sẽ như sau:
-Đăng ký tài khoản PayPal
-Sử dụng Debit Card hoặc Credit Card nạp tiền vào tài khoản
-Sử dụng tài khoản PayPal để thanh toán trên các trang shopping online, hoặc
chuyển tiền, rút tiền, tùy vào nhu cầu. Mọi hoạt động, chi tiết của PayPal đều nằm trên
trang chủ của nó:
Mọi khách hàng muốn lập tài khoản Paypal đều phải trên 18 tuổi có thẻ tài khoản
ngân hàng/thẻ tín dụng hoặc một tài khoản ngân hàng và một địa chỉ email.
1.4 Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Paypal
 Ưu điểm:
• Tính phổ biến
• Cực kỳ bảo mật.
• Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán.
• Thanh toán qua Paypal rất nhanh chóng, an toàn và tiện lợi
• Khi sử dụng Paypal để thanh toán, không phải nhập số thẻ
• Sự uyến chuyển trong việc quản lý tiền cho khách hàng - chức năng
chanrgebank, khách hàng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi tiền đến tài khoản
khác. Tuy nhiên thủ tục chargebank có rất nhiều rắc rồi mà bạn cần phải chứng
5


minh, nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi gửi tiền. Dù vậy, cũng chính vì tính năng
này mà người dùng PayPal hoàn toàn có thể không lo lắng bị lừa đảo
 Hạn chế:
• Không cung cấp bất cứ biện pháp bảo vệ hay dịch vụ khách hàng hoặc dịch vụ
giải quyết khiếu nại nào như các ngân hàng thực sự thường làm.
• Tài khoản của họ bất ngờ bị đóng băng, tức là họ không thể gửi hoặc rút tiền từ
tài khoản của mình, và phải thực hiện một quá trình rất dài dòng phức tạp để

xác nhận danh tính của họ.
• Khi đăng ký tài khoản trên Paypal, khách hàng phải mất phí đăng ký và phí
II. Bitcoin
2.1 Giới thiệu về Bitcoin:
- Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân tán, được
phát hành bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2008.
Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần
thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
2.2 Bối cảnh hình thành:
• Năm 2008, sau vụ khủng hoảng nhà đất dẫn đến:
- Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) bơm tiền vào cứu trợ.
- Suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Châu Âu cũng rơi vào khủng hoảng vì nợ nần.
- Lòng tin vào những đồng tiền của chính phủ bắt đầu suy giảm. Người ta bắt
đầu nghi vấn về những đồng tiền này.
Đây là thời điểm hoàn hảo nhất cho sự xuất hiện của một loại tiền tệ mới gọi là
crypto currency. Từ khi Internet ra đời, đã có một số phong trào phát triển ra một loại
tiền mặt kĩ thuật số.
Bitcoin đưa ra một sáng kiến mới bằng cách sử dụng Blockchain, một sổ cái công
cộng liệt kê tất cả các giao dịch, mỗi một giao dịch đều được xác nhận hợp lệ bởi một
mạng lưới máy tính phân bố, phân trung.
• Tháng 8 năm 2008, tên miền bitcoin.org được đăng ký.
• Tháng 10 năm 2008, bản thiết kế Bitcoin được công bố bởi Satoshi Nakamoto.
• Năm 2009, mạng lưới Bitcoin được khởi nguồn cùng với phiên bản mã nguồn
mở Bitcoin client và cùng với sự xuất hiện của những đồng bitcoins đầu tiên.
• Tháng 10, 2009: Tỉ giá đầu tiên được công bố bởi New Liberty Standard: 1
USD đổi được 1309.03 BTC.
6



• Tháng 7, 2010: MT.GOX mở cửa và trở thành sàn giao dịch lớn nhất và được
biết đến nhiều nhất trong cộng đồng Bitcoin.
• Tháng 10, 2013: Máy ATM Bitcoin đầu tiên trên thế giới được khai trương tại
Vancouver, Canada.
2.3 Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Bitcoin:
 Ưu điểm:
• Mua hàng hóa ẩn danh:
Ẩn danh ở đây có thể hiểu là không ai có thể biết được bạn dùng tiền của bạn
mua cái gì.
• Dễ dàng, tiện lợi, chi phí thấp do không bị ràng buộc bởi luật lệ của các quốc
gia. Không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ, qui định nào, Bitcoin không phải
nộp thuế, không bị cản trở khi đi qua biên giới các quốc gia, cho nên Bitcoin
rất dễ dàng, tiện lợi, việc chuyển tiền vô cùng nhanh chóng.
• Các nhà kinh doanh nhỏ lẻ không bị các lệ phí thẻ tín dụng.
• Một số người xem Bitcoin như một công cụ đầu tư về tỷ giá.
 Hạn chế:


Không có luật lệ, qui định rõ ràng là một lợi thế và cũng là một điểm yếu của
đồng tiền điện tử. Bởi vì Bitcoin có thể được sử dụng ẩn danh nên rất hấp dẫn
đối với các giao dịch tài chính bất hợp pháp như rửa tiền và mua bán ma tuý

trực tuyến.
• Nguy cơ bị cạnh tranh: Trong thời đại công nghệ thông tin, việc bị tụt hậu, thay
thế là điều diễn ra thường xuyên và nhanh chóng. Không ai biết Bitcoin có thể
tồn tại bao lâu, nhưng các đối thủ cạnh tranh của Bitcoin như Litecoin,
Ripple… thì vẫn từng ngày phát triển lớn mạnh.
III. Uber:
3.1 Giới thiệu về Uber
Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải dựa trên ứng dụng có

trụ sở đặt tại San Francisco, California và hoạt động tại các thành phố ở nhiều nước.
Công ty sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu cầu đi xe, và
sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng các ứng dụng yêu cầu xe
đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình.
Thành lập: tháng 3 năm 2009, San Francisco, California, Hoa Kỳ
Giám đốc điều hành: Travis Kalanick
Nhà sáng lập: Travis Kalanick, Garrett Camp
3.2 Cách thức hoạt động của Uber:
7




Hành khách chỉ cần dùng ứng dụng Uber để đăng ký hành trình, hệ thống sẽ tự
động kết nối với một chủ xe (có đăng ký tham gia vào ứng dụng Uber). Sau đó, hệ
thống sẽ hiển thị thông báo các thông tin về cước phí chuyến đi, thông tin cơ bản
về chiếc xe sắp đến đón cũng như họ tên và chân dung của tài xế.



Uber hoạt động như một hợp tác xã vận tải kết nối giữa khách hàng và tài xế thông
qua ứng dụng trên điện thoại còn Uber là đơn vị trung gian đóng vai trò điều phối
mọi giao dịch từ khách hàng tới người bán chỉ thực hiện trực tuyến thông qua di
động.



Uber hoạt động dựa trên nguyên tắc “mạng lưới” chứ không phải là một công ty cung cấp
dịch vụ taxi truyền thống. Uber không hề sở hữu bất kỳ chiếc xe chạy dịch vụ taxi nào
cũng như không có tài xế và không phải trả lương cho tài xế… Uber hoạt động thông qua

phần mềm ứng dụng được cài trên điện thoại, giúp kết nối giữa khách hàng và tài xế.
Uber tự định nghĩa bản thân nó là “một công cụ để gọi xe” chứ không phải là một công ty
cung cấp dịch vụ taxi.

3.3 Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Uber:

 Ưu điểm:


Giá cước khi sử dụng Uber rẻ hơn so với các hãng taxi khác, do khách hàng
biết trước được giá cả nên tránh tình trạng tài xế chạy lòng vòng lấy tiền, gian
lận đồng hồ hay giành giật khách.



Thời gian chờ xe đến rất ngắn, và khách hàng có thể theo dõi màn hình ứng
dụng để biết được xe đón mình hiện đi đến đâu.



Khách hàng có thể chấm điểm tài xế theo thái độ và cung cách phục vụ.



Khách hàng thông qua tính năng GPS trên điện thoại mà theo dõi được xe đang
sắp đến đón mình. Thông qua màn hình ứng dụng trên điện thoại khách hàng
có thể biết biển số xe và chân dung của tài xế. Khi thanh toán khách hàng
không dùng tiền mặt mà thanh toán bằng bằng thẻ tín dụng tránh trường hợp tài
xế vòi vĩnh khách hàng.




Uber đem đến cho mọi người một giải pháp tốt hơn với chi phí thấp hơn, đóng
góp lớn trong sự phát triển vượt bậc của Uber là nhờ tính tiện dụng và chi phí.
8


Với bất kỳ hành khách nào muốn đi từ một điểm A đến điểm B, nếu di chuyển
bằng dịch vụ của Uber sẽ thấy di chuyển nhanh hơn, thoải mái hơn và cảm thấy
dịch vụ thân thiện hơn.


Theo quan điểm của Uber, dịch vụ vận tải này có thể đáp ứng nhu cầu đi lại
của hành khách với giá rẻ. Bên cạnh đó Uber cũng mang đến cho khách hàng
những trải nghiệm mới mẻ và sang trọng hơn. Đối với những khách hàng đã
quen thuộc với dịch vụ taxi truyền thống thì và đã có sử dụng dịch vụ Uber thì
rõ ràng đây là sự lựa chọn đi lại không tồi.
 Hạn chế:

• Lịch sử đi lại của khách được lưu lại trên máy chủ Uber, nên những khách nào
muốn bảo mật các chuyến đi có thể sẽ không hài lòng với vấn đề này.
• Các tranh chấp xảy ra sẽ rất khó để xử lý do chưa có quy định pháp lý rõ ràng.
• Uber chỉ có một hình thức thanh toán thông qua thẻ tín dụng, trong khi hiện
nay việc sử dụng thẻ tín dụng đang còn rất hạn chế cũng như người dùng rất
thận trọng khi thực hiện thanh toán bằng thẻ.
• Kỹ năng lái xe cũng như cung cách phục vụ của tài xế không được kiểm tra và
quản lý tốt như ở các hãng taxi, nên rủi ro về an ninh cao hơn các hãng taxi
khác.
• Trong thời đại công nghệ cao như hiện nay, rất nhiều các thông tin cá nhân,
hình ảnh đều được mọi người lưu giữ trên mạng xã hội, trên tài khoản được bảo

mật bằng số điện thoại của mình. Vì thế, việc để những người không quen biết
có thể truy cập, biết được các thông tin của mình là vô cùng bất lợi, ẩn chứa
nhiều hậu quả bất trắc. Do đó, với những thông tin thiếu cụ thể về bảng giá,
dịch vụ cùng việc không chắc chắn bảo mật các thông tin cá nhân quan trọng
của khách hàng, dịch vụ taxi Uber khiến hành khách cảm thấy bất an. Tuy
nhiên các quy định hiện nay của pháp luật trong dịch vụ vận tải này lại chưa có
bất cứ chế tài nào để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
• Cho đến thời điểm hiện tại, Uber vẫn đang tham gia vào hoạt động taxi một
cách trái phép. Dịch vụ này đẩy hàng chục ngàn tài xế taxi truyền thống vào
nguy cơ thất nghiệp, phớt lờ hầu hết các quy định về vận chuyển hành khách.
• Do vẫn chưa có quy định rõ ràng, nên việc Uber cung cấp dịch vụ vận tải với
chi phí thấp trở nên cực kỳ cạnh tranh với dịch vụ taxi truyền thống.
9


• Lo ngại chính của các nhà chức trách trên toàn thế giới đối với Uber là dịch vụ
này không có giấy phép nhượng quyền (franchise) để hoạt động trong lĩnh vực
vận tải hành khách. Nếu như các hãng taxi phải xin phép và nộp phí cho các
chính phủ thì Uber hiện đang hoạt động mà chẳng cần phải giấy phép hay bất
kỳ một khoản phí nào.
• Tất cả những gì pháp luật không cấm đều có thể tự do kinh doanh, song cũng
cần có hành lang pháp lý với hoạt động dịch vụ vận tải của Uber để bảo đảm
một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, bảo đảm lợi ích của tất cả
các bên liên quan, trong đó có người tiêu dùng.

CHƯƠNG III.
VỊ THẾ CẠNH TRANH VÀ KHUNG PHÁP LÝ
I. Vị thế cạnh tranh:
STT
Paypal


Ưu điểm
Nhược điểm
- Nhanh chóng, an toàn và Khung pháp lý; chất lượng

Bitcoin

tiện lợi
dịch vụ khi có sự cố xả ra
-Chi phí thấp
-Bảo mật cao
- Nhanh chóng, an toàn và Khung pháp lý; chất lượng
tiện lợi
- Chi phí thấp
- Bảo mật cao
- Mua hàng hóa ẩn danh

Internet Banking

- Nhanh chóng, an toàn và
tiện lợi
- Khung pháp lý hoàn thiện
hơn, chất lượng dịch vụ
chăm sóc khi có sự cố tốt
hơn.

II. Khung pháp lý:
10

dịch vụ khi có sự cố xả ra

giá trị bitcoin thay đổi.


2.1 Vấn đề chung về tính pháp lý của các phương thức thanh toán điện tử:
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc phát triển kinh tế cùng với đổi mới hoạt
động ngân hàng thì tất cả những quy định về quản lý tiền mặt đã từng được sử dụng
trước đó đều bị loại bỏ hoặc các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhưng
không đi vào cuộc sống. Tiền mặt nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh toán
không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Chính phủ không quản lý và cũng
không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và giữa các
tầng lớp dân cư với nhau, vô hình chung đã tạo điều kiện cho kinh tế “ngầm” phát
triển.
Mặc dù hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện khá nhiều song
vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện
tử. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm
cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và
nhu cầu của người sử dụng, để cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm,
dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như
những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh
doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ.
Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài
cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng thương mại điện tử (TMĐT). Về tổng quan những
văn bản được coi là quan trọng nhất nhằm hình thành khung pháp lý đầy đủ cho ứng
dụng và phát triển thương mại điện tử hiện nay vẫn trong quá trình xây dựng. Rải rác
đã có một số quy định pháp lý chuyên ngành, tuy nhiên những quy định này chưa đủ
tạo cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh và không gây được niềm tin cho doanh
nghiệp và người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử. Những chế định pháp lý quan
trọng như chứng cứ, thủ tục hành chính liên quan tới các hoạt động thương mại, bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

cơ chế giải quyết tranh chấp và chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thương mại điện tử… vẫn chưa hình thành.
2.2 Tính pháp lý trong hoạt động của Paypal:
PayPal không cung cấp bất cứ biện pháp bảo vệ hay dịch vụ khách hàng hoặc dịch
vụ giải quyết khiếu nại nào như các ngân hàng thực sự thường làm.
11


Một trong số những vấn đề mà người dùng PayPal thường gặp nhất là tài khoản
của họ bất ngờ bị đóng băng, tức là họ không thể gửi hoặc rút tiền từ tài khoản của
mình, và phải thực hiện một quá trình rất dài dòng phức tạp để xác nhận danh tính của
người dùng.
2.3 Tính pháp lý trong hoạt động của Bitcoin:
Luật pháp của hầu hết các quốc gia đều cấm các tổ chức hay tư nhân phát hành
một đồng tiền song song với đồng tiền quốc gia. Ngoài khía cạnh chính trị và văn hóa,
nguyên nhân kinh tế của việc nhà nước độc tôn phát hành tiền liên quan đến hệ thống
thuế quốc gia. Độc quyền phát hành tiền là một biện pháp hiệu quả để một nhà nước
có thể thu thuế của dân, trực tiếp qua các thể loại thuế trực thu/gián thu hoặc gián tiếp
qua lạm phát và phát hành tiền. Một trong những cách trốn thuế phổ biến ở hầu hết
các nước là giao dịch bằng tiền mặt, Bitcoin với tính chất phi chính thức chính là “tiền
mặt” trong thời đại mọi thứ đều “trực tuyến”. Một khi giao dịch được thực hiện thông
qua Bitcoin, nhà nước chỉ thu được thuế khi các bên tham gia “tự nguyện” đến nộp, sẽ
cực kỳ khó khăn cho cơ quan thuế điều tra hay theo dõi các hoạt động kinh tế trong hệ
thống Bitcoin. Tất nhiên vì Bitcoin do mạng lưới này tạo ra nên nhà nước cũng mất
nguồn thu nhờ lạm phát.
Giống như Internet, hệ thống Bitcoin và đồng tiền Bitcoin sẽ không có biên giới
(tất nhiên trừ những nước đặt tường lửa), nghĩa là Bitcoin có khả năng sẽ trở thành
một đồng tiền thanh toán quốc tế nếu đồng tiền này không chết yểu. Trên tầm mức
quốc gia và quốc tế, những vấn đề như chiến tranh tiền tệ, đầu cơ tiền tệ sẽ biến mất.
Thặng dư hay thâm hụt thương mại sẽ chỉ là kết quả của khác biệt năng suất và tỷ lệ

tiết kiệm chứ không liên quan đến tỷ giá nữa. Tất nhiên các ngân hàng trung ương
cũng không còn vai trò gì và sẽ biến mất cùng với khái niệm chính sách tiền tệ. Một
viễn cảnh khá giống với việc quay về lại kim bản vị.
Với nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay chấp nhận Bitcoin, có một kỳ vọng về luật
Bitcoin, qui định, điều tiết, đảm bảo cho Bitcoin được sử dụng và lưu trữ rõ ràng. Các
tổ chức quốc tế và quốc gia có thể tham gia vào các kỹ thuật tiên tiến để theo dõi, đào
tạo, và phát triển các phương pháp nhận dạng trực tuyến. Các cơ quan thực thi pháp
luật sẽ tiếp tục tập trung giám sát việc sử dụng các Bitcoin trong các giao dịch ma túy
và rửa tiền bất hợp pháp. Cơ quan chính phủ cũng có thể tập trung vào việc tổ chức
trao đổi tiền tệ kỹ thuật số (như Mt. Gox). Khi cộng đồng Bitcoin mở rộng và trưởng
12


thành, nhu cầu về giấy phép ủy quyền của chính phủ, lưu trữ hồ sơ và báo cáo có thể
gia tăng.
2.4 Tính pháp lý trong hoạt động của Uber:
Uber là một trong những ứng dụng điện thoại di động thông minh kết nối hành
khách với lái xe. Hiện nay, Uber đang vấp phải những ý kiến phản đối của một số
hãng taxi truyền thống. Các hãng taxi cho rằng, Uber đưa ra một giá cước rẻ cho
khách hàng vì công ty không phải chi trả các khoản phí như bảo hiểm y tế, xã hội, thất
nghiệp và cả Uber và lái xe sẽ không chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra với khách
hàng.
Uber gặp phải phản đối rất lớn từ giới taxi hay vận tải vì mọi người cho rằng
Uber thực chất là một dịch vụ vận tải, tuy vậy, họ lại đứng dưới danh nghĩa một công
ty công nghệ, từ đấy họ chịu thuế thấp hơn. Tuy nhiên, lý do này cũng không đúng vì
rõ ràng Uber không có đội ngũ xe nào cả, họ chỉ làm nhiệm vụ kết nối.
Trong thời đại công nghệ cao như hiện nay, rất nhiều các thông tin cá nhân,
hình ảnh đều được mọi người lưu giữ trên mạng xã hội, trên tài khoản được bảo mật
bằng số điện thoại của mình. Vì thế, việc để những người không quen biết có thể truy
cập, biết được các thông tin của mình là vô cùng bất lợi, ẩn chứa nhiều hậu quả bất

trắc. Do đó, với những thông tin thiếu cụ thể về bảng giá, dịch vụ cùng việc không
chắc chắn bảo mật các thông tin cá nhân quan trọng của khách hàng, dịch vụ taxi Uber
khiến hành khách cảm thấy bất an. Tuy nhiên các quy định hiện nay của pháp luật
trong dịch vụ vận tải này lại chưa có bất cứ chế tài nào để bảo vệ quyền lợi của khách
hàng. Là một sản phẩm công nghệ mới, Uber khi tham gia vào thị trường thường gặp
khó khăn về mặt pháp lý vì hệ thống pháp lý đã tồn tại chưa thể ngay lập tức thích
nghi với công nghệ đó được. Các chuyên gia cho rằng cơ quan chức năng cần nhanh
chóng đưa ra quy định phù hợp cho loại hình dịch vụ mới này.

13


CHƯƠNG IV.
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ THÁCH THỨC
I. Triển vọng phát triển:
1.1Sự phát triển của Internet:
Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là
smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam
đang đứng trước thời cơ bùng nổ với doanh thu dự kiến lên đến 4 tỷ USD trong năm
2015. Những nỗ lực đẩy mạnh TMĐT của Việt Nam đã mang lại hiệu quả nhất định.
Theo Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, (Bộ Công Thương), TMĐT đang có bước
phát triển rất nhanh nhờ hệ thống viễn thông phát triển vượt bậc với khoảng 1/3 dân
số Việt Nam truy cập Internet. Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%,
trong đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%.
Cũng theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và Công nghệ
thông tin, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng
145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng
mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng
như đồ công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%),
sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn

người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt
(64%), hình thức thanh toán qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua
ngân hàng chiếm 14%.
Báo cáo mới nhất của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ cũng cho
thấy, Việt Nam là thị trường bùng nổ của smartphone (điện thoại thông minh) với
30% dân chúng sử dụng. Thời gian online trên thiết bị di động cũng chiếm tới 1/3
ngày của người tiêu dùng Việt Nam.
Sự phổ cập của Internet, 3G và các thiết bị di động đã chắp thêm sức mạnh cho
TMĐT cất cánh. Căn cứ vào những số liệu trên và ước tính giá trị mua hàng trực
tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, thì dự báo
doanh số mua bán trực tuyến của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt 4 tỷ USD. Các DN trong
và ngoài nước đang chạy đua cạnh tranh thị phần với nhiều chiến lược kinh doanh
mới, trong đó, kinh doanh trên ứng dụng điện thoại thông minh được dự báo sẽ diễn ra
rất sôi động.

14


Google đã trở thành thành viên của Hiệp hội TMĐT Việt Nam và không giấu
diếm kỳ vọng thu được 30 triệu USD mỗi năm từ thị trường này. Alibaba và eBay
cũng đã nhanh chân tìm được đại diện chính thức, trong khi Amazon và Rakuten đang
tiến tới việc thiết lập quan hệ đối tác hoặc mua cổ phần tại các hãng TMĐT Việt Nam.
Một số DN Thái Lan, Hàn Quốc cũng đang tìm đường đầu tư, có thể thông qua một
DN khác hoặc tự thực hiện.
Trong nước, mặc dù chưa có tên tuổi nào nổi bật hẳn lên nhưng số lượng các
công ty tham gia lĩnh vực này đã “trăm hoa đua nở” với một số tên tuổi có thể kể đến
như Vật Giá, VCCorp, Chợ Điện Tử (Peacesoft), Mekongcom....
1.2 Nhận thức của người tiêu dùng được nâng cao:
Ở Việt Nam trên 99% các khoản chi tiêu tiêu dùng cá nhân vẫn được thanh
toán bằng tiền mặt, điều này ở một số nước đang phát triển ở khu vực như Singapore

không xẩy ra, thanh toán tiền mặt chỉ dùng cho tiêu dùng nhỏ lẻ, chính vì vậy nên thị
trường thẻ nước này rất phát triển.
Thực tế thói quen thanh toán tiền mặt trong đời sống, sinh hoạt là một nguyên nhân
quan trọng khiến thanh toán thẻ sau hơn 14 năm ra đời ở Việt Nam vẫn chưa phát
triển hiệu quả như mong đợi.
Nhìn chung, hạ tầng thanh toán thẻ tại thị trường VN chưa ổn định. Hiện nay,
có 2 cách thanh toán qua thẻ: một là thẻ do các ngân hàng phát hành và các ngân hàng
đặt những trạm rút tiền tự động (ATM). Tuy nhiên, cách thanh toán này thường hay bị
gián đoạn kết nối và tính bảo mật chưa được bảo đảm. Ngoài ra, giao dịch giữa hai
ngân hàng còn rất hạn chế như thanh toán hay dịch vụ chuyển khoản… Cách thứ 2 là
thanh toán qua thẻ Master Card/Visa/American Express… nhưng giao dịch cũng rất
chậm và chi phí còn cao cũng như không thông dụng.
Tuy nhiên từ 2006 đến nay nhận thức của người dân và DN đã có những
chuyển biến khả quan hơn. Đó là xác định đúng thanh toán điện tử là một trong những
cách huy động vốn nhàn rồi hiệu quả nhất với bất kỳ chính phủ nào. Bước tiến mới từ
cuối năm 2006: Trả lương qua tài khoản, cũng như khuyến khích các giao dịch qua
ngân hàng nhằm tăng lượng tiền lưu chuyển trong các ngân hàng, tạo nguồn vốn dồi
dào cho đầu tư, kinh doanh... tất cả đều cho mục đích phát triển nền kinh tế. Chưa kể
đến số tiền khổng lồ nếu được thanh toán bằng thẻ cho các hợp đồng giao dịch, buôn
bán, và nhu cầu mua sắm của người dân. Hiện nay theo thống kê của Ngân hàng Nhà

15


Nước Việt Nam, số lượng thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống hàng năm khoảng
17%/năm.
Bên cạnh chuyển biến về thói quen dùng tiền mặt, tập quán tiêu dùng trong xă
hội cũng đang có những bước thay đổi lớn cùng với sự tăng trưởng nhanh của hàm
lượng thông tin trong nền kinh tế. Người tiêu dùng hiện đại, đặc biệt giới trẻ và những
người có thu nhập cao, ngày càng hiểu biết và được tiếp cận nhiều thông tin hơn, do

đó nhu cầu tiêu dùng cũng trở nên tinh tế hơn. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử
đem lại một giải pháp tư tưởng để người tiêu dùng tìm hiểu thông tin và mở rộng
phạm vi lựa chọn hàng hóa dịch vụ. Một tỷ lệ ngày cao người dùng Internet Việt Nam
đang bắt đầu tham gia vào thương mại điện tử, từ những bước đơn giản ban đầu như
tra cứu thông tin sản phẩm, tìm hiểu về dịch vụ, cho đến tiêu thụ dịch vụ trực tiếp trên
Internet (như chơi trò chơi trực tuyến, tải nhạc, tải phần mềm, v.v…)
II. Thách thức:
2.1 Thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân.
Người dân chính là đối tượng sử dụng nhiều nhất Thanh toán điện tử, do thói
quen sử dụng tiền mặt nên làm giảm tốc độ ứng dụng trong các hoạt động giao dịch
hằng ngày của Thanh toán điện tử.
Nguyên nhân:
• Do hình thức Thanh toán điện tử được đưa vào áp dụng trong cuộc sống chưa
lâu nên người dân không thể từ bỏ ngay thói quen sử dụng tiền mặt trong giao
dịch.
VD: dùng tiền mặt để đi chợ, thanh toán các dịch vụ như điện, nước, cước phí
Internet…
• Do tính thuận tiện của tiền mặt trong thanh toán: Tiền mặt được chấp nhận gần
như trong tất cả các giao dịch thường ngày và hầu hết các địa điểm diễn ra giao
dịch.
• Người dân thiếu thông tin, phương tiện và niềm tin vào hình thức thanh toán
điện tử thay thế.
• Lợi ích của tiền điện tử mang lại chưa đủ lớn để người dân sử dụng nhiều hơn
và tiến tới thay thế hoàn toàn cho tiền mặt.
2.2 Cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

16


• Điều này đã dẫn đến một thực tế, dù nhiều địa điểm giao thương cũng đã bước

đầu xây dựng giúp người mua và người bán gặp nhau, quảng bá sản phẩm, đặt
hàng và đấu giá, nhưng đến khâu thanh toán tất cả lại quay lại phương pháp
thanh toán truyền thống như tiền mặt, ký séc... làm mất nhiều thời gian và chi
phí của cá nhân hay tổ chức thực hiện giao dịch .
VD: Các sàn giao dịch nông sản, các hoạt động buôn bán bất động sản…
• Đối với người dùng cá nhân thì yêu cầu của họ là phải có mạng lưới thanh toán
rộng khắp, thuận tiện khi cần giao dịch ở bất kì địa điểm nào, tiết kiệm thời
gian…Tuy nhiên thực tế không phải quốc gia nào, thành phố nào cũng có một
hệ thống thanh toán đủ lớn để đáp ứng.
VD: Người dân sở hữu một thẻ giao dịch ATM nhưng ngoài dùng để rút và gửi
tiền trong tài khoản thì không thực hiện được bất kì giao dịch nào khác.
Hoặc trường hợp có thể sử dụng thẻ ATM đó để thoanh toán nhưng số điểm chấp
thanh toán lại rất ít….
2.3 Các lo ngại về tính bảo mật và tính riêng tư.
• Tính bảo mật:
Do việc sử dụng TIỀN ĐIỆN TỬ phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống CNTT nên luôn
luôn tồn tại những nguy cơ mất an toàn dữ liệu như: lộ tài khoản, lộ mã bảo mật,
tài khoản bị giả mạo… vì vậy dẫn đến những thiệt hại cho người sử dụng hệ thống
thanh toán đó.
Nguyên nhân của việc mất an toàn dữ liệu là do:
+ Hệ thống thanh toán mắc lỗi bảo mật dẫn đến kẻ xấu sẽ lợi dụng những lỗi đó
để đạt được mục đích.
VD: Năm 2007 trang web thương mại trực tuyến lớn nhất thế giới www.ebay.com
bị hack bởi 1 hacker Romani và nhiều khách hàng đã bị lộ thông tin tài khoản giao
dịch.
+ Do người dùng bất cẩn trong quá trình sử dụng.
VD: Tài khoản để quá nhiều người biết, mã bảo mật quá đơn giản..
+ Do chính các tổ chức cung cấp TIỀN ĐIỆN TỬ và các dịch vụ TIỀN ĐIỆN TỬ
gây ra do sự bất cẩn của họ.
VD: Đầu năm 2010 Ngân hàng HSBC xác nhận để lộ thông tin 15000 tài khoản

của khách hàng và nguyên nhân do một cựu nhân viên ăn trộm và đem bán …
• Các nguy cơ về việc mất tính riêng tư.
17


Mặc dù việc thanh toán sử dụng TIỀN ĐIỆN TỬ diễn ra rất thuận lợi, nhanh gọn,
nhưng thông tin về các giao dịch đó có thể được lưu giữ lại. Điều đó dẫn đến nguy cơ
mất tính riêng tư của giao dịch khi người thực hiện giao dịch muốn giữ kín thông tin
đó.
VD: Khi bạn không để ý đến chế độ chia sẻ public trên facebook thì việc bạn mua
bán hay thực hiện bất kì một giao dịch nào, thông tin đó sẽ ngay lập tức được cập nhật
đến tất cả những người có trong danh sách bạn bè của bạn.
2.4 Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.
• Việc phòng chống tội phạm công nghệ cao cần sự phối hợp của nhiều nước
khác nhau, và một trong các điều kiện phối hợp là nền tảng luật pháp phải có
sự tương thích. Tuy nhiên, luật pháp VN về tội phạm công nghệ cao còn có
khoảng cách so với thực tế và so với các nước khác.
VD: Bộ luật Hình Sự (BLHS) hiện hành của VN mới chỉ có ba điều luật về loại tội
phạm này, gồm "Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học"
(Điều 224); "Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy
tính điện tử" (Điều 225); "Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy vi
tính" (Điều 226).
Như vậy, nhiều hành vi khác như tấn công trái phép vào máy tính, mạng máy tính,
CSDL... bị hầu hết các nước phát triển coi là hành vi phạm tội nhưng chưa được
BLHS VN điều chỉnh.Tiêu biểu cho việc này là vụ tấn công phá hoại CSDL do 1 sinh
viên BK đổi với trang web chodientu.vn năm 2007 chỉ bị xử phạt hành chính.

III. Những vấn đề đặt ra:
Vấn đề chính yếu đặt ra ở đây là sự phát triển không ngừng của các dịch vụ thanh
toán và thương mại điện tử quốc tế phi chính thống (Paypal, Bitcoin,…) có trở thành

mối đe dọa cho các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hay không?
Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Môi
trường kinh tế; môi trường pháp lý; trình độ phát triển kinh tế; trình độ phát triển của
các doanh nghiệp và của khách hàng cá nhân. Khi có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng như
vậy thì dịch vụ ngân hàng điện tử trong tương lai có thể cạnh tranh với các phương
thức thanh toán và thương mại điện tử quốc tế phi chính thống hay không?
18


Sự chấp nhận và lòng tin của người sử dụng có thể phát triển hay triệt tiêu các
dịch vụ hay không?
Các vấn đề về tội phạm lợi dụng những kẽ hở của các dịch vụ phi chính thống để
thực hiện hành vi phạm pháp, ngay cả dịch vụ điện tử chính thống cũng không thể an
toàn tuyệt đối. Vậy liệu vấn đề an ninh mạng có quá khó khăn cho các dịch vụ thanh
toán điện tử không?
Có nên phát triển các dịch vụ thanh toán và thương mại điện tử quốc tế phi chính
thống trở thành chính thống bằng cách ban hành các luật lệ, qui định để quản lý, kiểm
tra, giám sát không? Và một khi đã được các cơ quan chính quyền quản lý như vậy thì
các dịch vụ phi chính thống có còn được thuận lợi như ban đầu không?

19


20



×