Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận quản trị ngân hàng ngân hàng nhà nước việt nam và bài toán mua lại 0 đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.08 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------

Bộ môn: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
VÀ BÀI TOÁN MUA LẠI 0 ĐỒNG
GVHD: PGS. TS. TRƯƠNG QUANG THƠNG
NHĨM:






NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
TRƯƠNG HUỲNH THẢO NHI
LÊ THỊ NINH
VÕ VINH QUANG
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG QUỲNH

TP.Hồ Chí Minh, tháng 10/2015
MỤC LỤC
Danh mục viết tắt.......................................................................................................3

1


1. Bối cảnh..................................................................................................................4


1.1 Tình hình hoạt động của hệ thống NH.................................................................4
1.2 Chủ trương của Chính phủ...................................................................................4
1.2.1 Đề án 254...........................................................................................................4
1.2.2 Quyết định 48....................................................................................................5
2. Mô tả các thương vụ mua lại với giá 0 đồng.........................................................6
2.1 Những bài học tiền đề về các NH được đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt”.......6
2.1.1 Eximbank – 1997..............................................................................................6
2.1.2 VP Bank – 2002.................................................................................................7
2.1.3 Maritime Bank – 2011.......................................................................................7
2.2 Các thương vụ mua lại với giá 0 đồng.................................................................8
2.2.1 VNCB – 02/2015...............................................................................................8
2.2.2 Ocean Bank – 04/2015......................................................................................9
2.2.3 GP Bank – 07/2015.........................................................................................10
3. Quan điểm của SBV.............................................................................................11
3.1 Vì sao phải mua lại với giá 0 đồng?...................................................................11
3.2 SBV hỗ trợ các NH như thế nào sau khi bị mua lại?.........................................12
3.3 Định hướng của SBV.........................................................................................13
4. Phân tích lợi ích – chi phí.....................................................................................13
4.1 Lợi ích.................................................................................................................13
4.1.1 Đối với nền kinh tế - xã hội............................................................................13
4.1.2 Đối với hệ thống NH.......................................................................................14
4.2 Chi phí................................................................................................................14
4.2.1 Đối với cổ đơng nhỏ........................................................................................14
4.2.2 Đối với NHNN................................................................................................15
5. Các vấn đề đặt ra..................................................................................................15
5.1 Nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ và thực hiện tái cơ cấu lấy từ đâu?.................15
5.2 Trách nhiệm giám sát và biện pháp tránh tâm lý ỷ lại.......................................16
Danh mục Tài liệu tham khảo..................................................................................18

2



HĐQT
NH
NHCP
NHNN
NHTM
TMCP
TCTD

DANH MỤC VIẾT TẮT
Hội đồng quản trị
Ngân hàng
Ngân hàng cổ phần
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Thương mại cổ phần
Tổ chức tín dụng

3


1. BỐI CẢNH
1.1 Tình hình hoạt động của hệ thống NH
Tái cơ cấu hệ thống các NHTM và TCTD là nội dung quan trọng của quá trình tái
cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã được xác định rõ trong Quyết định 254/QĐ-TTg ngày
01/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ thơng qua Đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Bốn năm tái cơ cấu hệ thống NH đã “chặn” được
các cú sốc thanh khoản, xử lý được 17 tổ chức tín dụng yếu kém, bảo vệ quyền lợi của
người dân, tránh hiện tượng dây chuyền rút tiền ồ ạt như đã xảy ra ở ACB và nguy cơ đổ

vỡ của toàn hệ thống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn nền kinh tế. Trong giai đoạn
2012 – 2013, 8 NH yếu kém (gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank,
TienphongBank, Navibank, Trust Bank và Western Bank) đã từng bước thực hiện việc cơ
cấu lại thông qua các giải pháp sáp nhập, hợp nhất hoặc tự tái cơ cấu bằng chính nguồn
lực của mình. Trong 2 năm 2013 – 2014, hệ thống NH tiếp tục giảm 5 TCTD thông qua
mua bán và sáp nhập, giải thể, rút giấy phép 3 chi nhánh NH nước ngoài, cổ phần hóa 4
NHTM Nhà nước và mở đầu cho làn sóng mua bán, sáp nhập NH trong năm 2015 (điển
hình là sáp nhập giữa BIDV – MHB, Maritime Bank – MDB.)
Về nợ xấu, từ năm 2012 đến hết tháng 8.2015, hệ thống các TCTD đã xử lý được
424.14 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 91.2% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm
tháng 9/2012), trong đó xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt
Nam (VAMC) chiếm 41.3%, còn lại do các TCTD tự xử lý bằng nhiều biện pháp khác
nhau; đưa tỷ lệ nợ xấu từ mức rất cao ở những năm trước đây về mức 3.21% tháng
8/2015, dự kiến tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 sẽ ở mức dưới 3% theo đúng mục tiêu đã
đề ra.
Năm 2015, trên đà xử lý thanh lọc và làm lành mạnh hóa hệ thống NH, NHNN
Việt Nam đã tiến hành thực hiện mua lại NHTM với giá 0 đồng, việc làm chưa từng có
tiền lệ trước đây. Việc thực hiện mua lại 3 NHTM: NH Xây Dựng Việt Nam (VNCB),
NH Đại Dương (Ocean Bank), NH Dầu Khí Tồn Cầu (GP Bank) với giá 0 đồng, như
một giải pháp mạnh tay nhằm xử lý ngân hàng yếu kém trong tiến trình tái cơ cấu ngành.
Đây cũng là một bước đi mạnh mẽ tiếp trong lộ trình hướng đến hồn thiện hóa hệ thống
NH Việt Nam.
1.2 Chủ trương của Chính Phủ
1.2.1 Đề án 254
Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” được
NHNN Việt Nam xây dựng trình Bộ Chính trị, Chính phủ thơng qua và được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012. Mục tiêu chính Đề
án 254 đặt ra là tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt
động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD;
nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động NH. Đến năm 2020

phát triển hệ thống các TCTD đa năng, hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc
với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh hơn. Và dựa
trên nền tảng công nghệ, quản trị NH tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế

4


về hoạt động NH nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ Tài chính Ngân hàng của nền
kinh tế.
Quyết định 254 là cơ sở thể hiện rõ quyền của NHNN sử dụng các biện pháp theo
quy định của pháp luật, trong đó có việc buộc các TCTD yếu kém hợp nhất, sáp nhập,
mua lại. Mục 2 về “Quan điểm cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng” có nêu rõ “Để
bảo đảm an tồn, ổn định của hệ thống, một số tổ chức tín dụng có mức độ rủi ro, nguy
cơ mất an toàn cao sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý đặc biệt theo quy định của pháp
luật.”. Đây cũng là một cơ sở quan trọng trong việc thực hiện cơ chế “mua lại với giá 0
đồng”.
Sau hơn 3 năm triển khai Đề án 254, về cơ bản, NHNN đã kiểm soát được và từng
bước xử lý các TCTD yếu kém, lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh NH; các NHTM
Nhà nước duy trì vị trí chủ đạo, đóng vai trị trụ cột trong việc giữ vững sự ổn định hệ
thống các TCTD, luôn đi tiên phong, dẫn dắt thị trường và trong việc thực hiện chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời, là lực lượng chủ yếu, tích cực
tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém theo chỉ định của NHNN; các TCTD tập trung
củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính, đổi mới quản trị ngân hàng phù hợp
hơn các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các TCTD
đã được xử lý một bước quan trọng; sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD diễn ra mạnh
mẽ nhằm vừa xử lý những TCTD yếu kém vừa tăng quy mô, năng lực cạnh tranh của các
TCTD.
1.2.2 Quyết định 48
Ngày 01/08/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg
về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt. Quyết định này

quy định việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt của
NHNN, hoặc TCTD khác được NHNN chỉ định và có hiệu lực từ ngày 20/09/2013.
Theo Quyết định 48, “TCTD bị kiểm soát đặc biệt được góp vốn, mua cổ phần bắt
buộc trong trường hợp không thực hiện được các nội dung quy định tại khoản 2 điều 149
Luật Các tổ chức tín dụng hoặc khi NHNN xác định số lỗ lũy kế của TCTD đã vượt quá
giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm
toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của TCTD được kiểm sốt đặc biệt có thể gây
mất an toàn hệ thống theo khoản 3 điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng.” Ngồi ra Quyết
định 48 cũng nêu rõ “Về xác định giá trị thực của vốn điều lệ và nhu cầu bổ sung vốn
điều lệ, quyết định trên quy định, căn cứ kết quả kiểm tốn độc lập về thực trạng tài
chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ trong thời gian kiểm soát đặc biệt
hoặc một thời điểm khác do Thống đốc NHNN quyết định, ban kiểm soát đặc biệt trình
Thống đốc quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD bị kiểm
soát đặc biệt và mức vốn cần được bổ sung để đảm bảo đáp ứng được mức vốn pháp định
và các quy định về an toàn trong hoạt động NH. Thống đốc cũng quyết định số vốn mà tổ
chức tín dụng được chỉ định hoặc NHNN tham gia góp vốn, mua cổ phần, các hình thức
góp vốn, mua cổ phần và thời gian thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần.”
Với việc Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định số 48, đã tạo ra những hướng
dẫn cụ thể về trình tự thủ tục, các hình thức, biện pháp mua lại các NH trong diện kiểm

5


soát đặc biệt bao gồm định giá cổ phiếu, quyền các bên liên quan. Đây là một tiền đề
quan trọng trong việc thực hiện bài toán mua lại các NH với giá 0 đồng như hiện nay.
Cũng theo quyết định số 48, thì giá cả của các tổ chức bị mua lại sẽ được thông
qua việc thực hiện thuê các tổ chức tư vấn có chức năng định giá độc lập để xác định giá
trị doanh nghiệp của NH. Trên cơ sở đó, giá trị cổ phiếu của các NH sẽ được xác định
một cách độc lập, khách quan.
2. MÔ TẢ CÁC THƯƠNG VỤ MUA LẠI VỚI GIÁ 0 ĐỒNG

2.1 Những bài học tiền đề về các NH được đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt”
2.1.1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) – 1997
− Tháng 04/1989, Eximbank Là NHCP đầu tiên được thành lập, vốn điều lệ 50 tỷ
đồng.
− Giai đoạn 1995 – 1996, Eximbank là một NH rất có danh tiếng, gần như vượt tất
cả các TCTD CP về thanh toán xuất nhập khẩu, chỉ đứng sau NH Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank).
− Khơng lâu sau đó, Eximbank gặp khó khăn nghiêm trọng khi liên quan đến một số
hợp đồng cho vay rủi ro. Cơ quan chức năng xác định Eximbank cho vay theo
quan hệ, cho vay quá tập trung và liên quan đến một số vụ án kinh tế lớn... dẫn đến
nợ cho vay và bảo lãnh khơng địi được và bị rơi vào tình trạng mất khả năng
thanh tốn, nợ xấu cả nghìn tỷ đồng, chiếm gần 65% tổng dư nợ.
− Năm 1997, Eximbank rơi vào bế tắc và đứng trước nguy cơ đổ vỡ nên phải đặt
dưới sự kiểm soát đặc biệt của NHNN, được sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước,
thơng qua việc giao cho Vietcombank tiếp quản.
− Đầu năm 2000, ông Trương Văn Phước, Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh
TP.HCM được điều chuyển làm Tổng giám đốc Eximbank với nhiệm vụ xử lý
khối nợ xấu và khôi phục NH. Những cuộc họp về nợ của Eximbank thời gian này
đều có đại diện NHNN tham dự. Một thời gian dài, Eximbank ngưng không trả cổ
tức cho các cổ đông và bản thân Eximbank cũng đi tìm nguồn lực từ các cổ đông,
thuyết phục các cổ đông mới để tái cấu trúc…
− Năm 2001, Eximbank khơi phục thành cơng, có lãi trở lại, tốc độ tăng chênh lệch
thu chi năm sau gấp đôi năm trước, nhưng tất cả lợi nhuận đều phải trích dự phịng
rủi ro.
− Năm 2004, Eximbank thốt kiểm sốt đặc biệt.
− Năm 2005 lợi nhuận trước thuế của NH lên tới 244 tỷ đồng, không những đủ bù
đắp nợ mà còn dư 25 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của NH cũng khá thấp, xuống dưới
3%.
− Từ năm 2009 đến nay, vốn chủ sở hữu của Eximbank tăng từ 13,353 tỷ đồng lên
14,068 tỷ đồng, đặc biệt đạt 16,303 tỷ đồng vào ngày 31/12/2011, thuộc nhóm

NHCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NHCP Việt Nam.
2.1.2 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) – 2002
− Tháng 08/1993, VP Bank được Thống đốc NHNN Việt Nam cấp giấy phép thành
lập.

6


− Giai đoạn 1993 – 1996, VP Bank được coi là "hiện tượng" của nhóm các NH tư



















nhân làm ăn hiệu quả, tăng trưởng cao qua các năm.
Năm 1997, NH rơi vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng khi nợ quá hạn lên

đến trên 80%, khoản chứng thư bảo lãnh L/C phải trả nước ngoài gần 50 triệu
USD. Nguyên nhân khủng hoảng là do một loạt những mâu thuẫn trong nội bộ và
quản trị rủi ro lỏng lẻo.
Tháng 09/2002, NHNN đưa VP Bank vào diện kiểm sốt đặc biệt.
Trước tình hình đó, Tổng giám đốc Lê Đắc Sơn đã tiến hành cuộc cải cách mạnh
mẽ từ mơ hình, tổ chức, hoạt động. Mục tiêu đầu tiên là xử lý nợ đọng và nỗ lực
giải quyết các L/C trả chậm để cải thiện hình hình tài chính cũng như khắc phục
uy tín của VP Bank trên thị trường.
Cuối năm 2003, VP Bank giảm được tỷ lệ nợ xấu từ trên 30% xuống còn 13%.
Đồng thời NH cũng thay đổi lại quy trình quản trị rủi ro.
Tháng 7/2004, NH chính thức được dỡ bỏ lệnh kiểm soát đặc biệt.
Đến nay, VP Bank là một trong những NH bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng và nằm trong nhóm 12 đơn vị dẫn đầu thị trường.
2.1.3 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) – 2011
Tháng 07/1991, Maritime Bank đi vào hoạt động tại Hải Phòng, vốn điều lệ 40 tỷ
đồng.
Giai đoạn 1998 – 2000, Giám đốc NH và hai cán bộ khác ngun là Phó Giám đốc
cùng Trưởng phịng Tín dụng đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát của Nhà nước
hàng chục tỷ đồng.
Cuối tháng 11/2001, NH bị đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Năm 2003, Maritime Bank chấm dứt bị kiểm sốt đặc biệt. Tuy nhiên NHNN Hải
Phịng vẫn phải báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình khắc phục.
Năm 2005, Maritime Bank chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở rộng đối tượng khách
hàng ra ngoài ngành Hàng hải và các khách hàng cá nhân.
Năm 2007, nhờ sự tham gia của nhóm cổ đơng mới (Tập đồn Đầu tư Phát triển
Việt Nam – VID Group), trong đó có sự điều hành của ông Nguyễn Anh Tuấn,
người hiện là chủ tịch NH, Maritime Bank dần dần thay đổi thể hiện qua việc thay
đổi cơ cấu sở hữu, giảm dần sự chi phối của cổ đông Nhà nước Vinalines tại NH,
thay đổi nhận dạng thương hiệu, tiến hành tăng vốn...

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng
đầu Việt Nam với vốn chủ sở hữu 9,446 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 104,368 tỷ
đồng vào ngày 31/12/2014. Từ một NH khu biệt trong lĩnh vực hàng hải, nay
Maritime Bank đã trở thành NH phục vụ mọi đối tượng và chú trọng mảng bán lẻ,
đầu tư mạnh cho công nghệ.
2.2 Các thương vụ mua lại với giá 0 đồng
2.2.1 Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB) – tháng 02/2015

7


− Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng TMCP Đại Tín và












Ngân hàng TMCP Nơng Thôn Rạch Kiến.
Năm 1989, Ngân hàng TMCP Nông Thôn Rạch Kiến được thành lập.
Ngày 17/08/2007, được Thống đốc NHNN Việt Nam chấp thuận chuyển đổi mơ
hình hoạt động thành NH TMCP đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Tín
(Trust Bank) ngày 17/09/2007.
Từ năm 2012, VNCB hoạt động dưới sự giám sát của Tổ Giám sát do NHNN Việt

Nam thành lập.
Năm 2013, Tập đoàn Thiên Thanh đã cùng một số cổ đơng tham gia góp vốn và
tái cấu trúc Trust Bank với tôn chỉ hoạt động là NH đa năng đầu tiên tập trung
phục vụ lĩnh vực xây dựng. Sau đó Trust Bank được đề nghị đổi tên thành VNCB
và được Thống đốc NHNN chấp thuận.
Tuy nhiên chỉ 1 năm sau đó, ngày 29-7-2014, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công
an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối
với: Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Phan Thành Mai, nguyên
thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc và Mai Hữu Khương, nguyên thành viên
HĐQT VNCB để điều tra về hành vi “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngồi ra cịn có các bị can khác bị
khởi tố bao gồm: Hồng Đình Quyết, ngun Phó giám đốc phụ trách VNCB Chi
nhánh Sài Gòn, kiêm Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang; Nguyễn Quốc
Viễn, nguyên Trưởng Ban kiểm soát VNCB và một số bị can khác. Cụ thể, cơ
quan tố tụng xác định Phạm Công Danh và các đồng phạm đã:
 Sử dụng pháp nhân của Công ty An Phát lập hồ sơ khống với mục đích
nâng cấp hệ thống Core Banking để rút hơn 63 tỉ đồng của VNCB.
 Sử dụng pháp nhân của Công ty Trung Dung để lập khống hồ sơ thuê địa
điểm làm trụ sở hoạt động của VNCB tại phường 15, quận 10, TP.HCM để
rút hơn 200 tỉ đồng của VNCB.
 Lập khống hợp đồng thuê mặt bằng tại phường 12, quận 10, TP.HCM, để
rút hơn 400 tỉ đồng của VNCB.
 Lập 39 hồ sơ khống để vay hơn 5,000 tỉ của VNCB.
Sau khi các lãnh đạo chủ chốt của VNCB bị bắt, VNCB đã tổ chức Đại hội Cổ
đông bất thường nhưng không thành. Đến lần thứ ba vào ngày 31/01/2015, Đại hội
vẫn không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn
điều lệ tối thiểu của NH bằng mức vốn pháp định.
Đầu tháng 02/2015, NHNN tuyên bố mua lại với giá 0 đồng và trở thành chủ sở
hữu (100% vốn điều lệ) đối với VNCB, chấm dứt tồn bộ quyền, lợi ích và tư cách
cổ đông của các cổ đông hiện hữu.

Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 249/QĐ-NHNN
mua tồn bộ cổ phần và chuyển đổi VNCB thành Cơng ty TNHH MTV Xây Dựng
Việt Nam (CB Bank) do Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo quyết định trên, vốn điều
lệ của CB Bank được NHNN công bố là 3,000 tỷ đồng – mức tối thiểu theo quy

8














định hiện hành và như vậy, mức vốn điều lệ 7,500 tỷ đồng mà VNCB tăng lên từ
ngày 26/12/2013 đã khơng cịn tồn tại. Mức vốn điều lệ mới được công bố sau khi
NHNN trở thành chủ sở hữu và bơm vốn vào.
NHNN cũng đã bổ nhiệm cơ cấu nhân sự quản trị điều hành CB Bank. Theo đó,
Vietcombank được chỉ định tham gia quản trị, điều hành CB Bank. Cụ thể:
 Ơng Nguyễn Văn Tn, Phó tổng giám đốc Vietcombank, được bổ nhiệm
giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên CB Bank.
 Ông Đàm Minh Đức được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Thành viên,
kiêm Tổng giám đốc CB Bank.
 Một số nhân sự của Vietcombank cũng được bổ nhiệm các chức vụ trong

Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát CB Bank.
2.2.2 Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) – 04/2015
Ngày 30/12/1993, Ocean Bank được thành lập, vốn điều lệ đạt 300 triệu đồng.
Trong quá trình hoạt động của mình, Ocean Bank đã bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại
và vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Trước tình hình đó, để kiểm soát
rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của NH, NHNN đã quyết định đưa Ocean Bank
vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Ngày 20/01/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố
bổ sung vụ án hình sự về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự. Các
lãnh đạo chủ chốt của Ocean Bank cũng lần lượt bị bắt và khởi tố vì tội danh trên:
ơng Hà Văn Thắng, nguyên chủ tịch HĐQT Ocean Bank (24/10/2014), bà Nguyễn
Minh Thu, Ủy viên HĐQT, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc (ngày
26/01/2015); ơng Nguyễn Xn Thắng, Phó Giám đốc Khối khách hàng lớn và
Đối tác chiến lược (ngày 09/03/2015)
Ngày 25/04/2015, Ocean Bank tổ chức Đại hội Cổ đông, tuy nhiên Đại hội không
thông qua phương án tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ
không thấp hơn mức vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN.
Để chủ động trong việc tái cơ cấu Ocean Bank, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp cho người gửi tiền tại NH này, tránh tác động lây lan, gây mất ổn định hệ
thống NH, chính tại Đại hội Cổ đông này, NHNN đã thông báo việc Ocean Bank
chính thức bị mua lại với giá 0 đồng. Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu 100%
vốn điều lệ của Ocean Bank, chấm dứt tồn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông
của các cổ đông hiện hữu. Đồng thời NHNN cũng chuyển đổi Ngân hàng TMCP
Đại Dương thành Công ty TNHH MTV Đại Dương do Nhà nước làm chủ sở hữu
với vốn điều lệ là 4,000 tỷ đồng.
Thống đốc NHNN cũng điều động và bổ nhiệm bộ máy lãnh đạo mới của NH Đại
Dương, cụ thể:
 Ông Đỗ Thanh Sơn - Giám đốc Chi nhánh 11 tại VietinBank TP.HCM - giữ
chức Chủ tịch Hội đồng thành viên.


9


 Ơng Ngơ Anh Tuấn - Phó Trưởng phịng Phịng Chế độ chính sách tín dụng
và đầu tư Khối quản lý rủi ro của VietinBank - giữ chức Thành viên Hội
đồng thành viên, Tổng Giám đốc.
 Ông Bùi Văn Hải - Trưởng ban Kiểm soát OceanBank - giữ chức Trưởng
ban Kiểm soát.
Dưới sự chỉ đạo của NHNN, VietinBank đang khẩn trương hoàn thiện phương án
tái cơ cấu NH Đại Dương với định hướng khắc phục, xử lý những tồn tại, yếu
kém, sai phạm, củng cố lại công tác quản trị, điều hành, đưa NH vào hoạt động
bình thường và tiếp tục phát triển an toàn, bền vững hơn.
2.2.3 Ngân hàng TMCP Dầu Khí Tồn Cầu (PG Bank) – 07/2015
− GP Bank có tiền thân là NH TMCP nơng thơn Ninh Bình, đã chính thức trở thành
Ngân hàng TMCP đơ thị, hoạt động tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 07/11/2005.
− Năm 2012, thanh tra NHNN đã phát hiện nhiều yếu kém, rủi ro trong hoạt động
của GP Bank: thua lỗ trong kinh doanh, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành
kém hiệu quả.
− Giai đoạn 2012 – 2015, GP Bank được tạo điều kiện để tự tái cơ cấu, tuy nhiên đã
khơng trình được phương án khả thi và tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém. Do vậy,
năm 2015, NHNN đã đưa GP Bank vào diện kiểm soát đặc biệt, đồng thời yêu cầu
thuê tổ chức độc lập kiểm toán và định giá tài sản để xác định giá trị thực của vốn
điều lệ, từ đó tăng vốn đảm bảo an toàn hệ thống đúng quy định.
− GP Bank đã 3 lần tổ chức Đại hội Cổ đông vào cuối tháng 06 và đầu tháng
07/2015 nhưng bất thành. Trong đó 2 lần đầu khơng thể tiến hành do thiếu cổ đơng
tham dự, cịn lần thứ 3 vào ngày 02/07/2015 thì khơng thành cơng do khơng thơng
qua được phương án tăng vốn điều lệ. GP Bank từng được kỳ vọng bán toàn bộ
cho nhà đầu tư nước ngoài, nếu thành công sẽ là ngoại lệ về room cho nhà đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, thương vụ này không thành

công.
− Ngày 07/07/2015, NHNN công bố quyết định số 1304 mua lại GP Bank với giá 0
đồng. Quyết định có hiệu lực ngay từ ngày ký, NHNN trở thành chủ sở hữu 100%
vốn điều lệ của GP Bank, chấm dứt tồn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của
các cổ đông hiện hữu. Đồng thời chuyển đổi GP Bank từ NH TMCP thành Công ty
TNHH MTV.
− VietinBank được chỉ định tham gia quản trị, điều hành đồng thời kiện toàn Hội
đồng quản trị, Ban điều hành và Ban Kiểm soát của GP Bank.
3. Quan điểm của NHNN Việt Nam (SBV)
3.1 Vì sao mua lại với giá 0 đồng?
Theo Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình: “Tái cơ cấu NH đã được
triển khai quyết liệt từ đầu nhiệm kỳ. Nhờ đó, đã tạo ra được hệ thống NH ổn định hơn,
làm tiền đề ổn định chính sách tiền tệ nói riêng cũng như ổn định kinh tế vĩ mơ nói chung
trong thời gian qua. Giai đoạn 1 của chương trình tái cơ cấu hệ thống NH (2011 – 2015)
mới tập trung xử lý các NH yếu kém nhất hay những "mắt xích" có thể đứt vỡ bất cứ lúc
nào.”

10


Khi nhận thấy VNCB, Ocean Bank, GP Bank bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt
động, SBV đã đưa các NH này vào diện kiểm soát đặc biệt, đồng thời tạo điều kiện cho
các NH có thời gian tự tái cơ cấu, khắc phục khó khăn tài chính, chấn chỉnh quản lí rủi
ro, thay đổi bộ máy hoạt động,… như 3 trường hợp tiền đề là Eximbank, Maritime Bank,
VP Bank đã thực hiện và thành công. Tuy nhiên với VNCB, Ocean Bank và GP Bank thì
lại khơng được như vậy. Trường hợp của VNCB và Ocean Bank, NHNN phải can thiệp
sau khi lãnh đạo các NH này bị bắt giữ và càng lộ ra nhiều sai phạm. Ngoài ra 3 NH cũng
đã tổ chức Đại hội Cổ đơng để tìm phương án tăng vốn điều lệ nhưng khơng được thơng
qua. Vì vậy việc mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần NH yếu kém với giá 0 đồng là biện
pháp quyết liệt của NHNN trong khống chế và kiểm soát rủi ro đối với hệ thống.

Việc NHNN mua lại với giá 0 đồng, theo nhận định của bà Lê Thị Nga, Phó chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, là hoàn toàn đúng về thẩm quyền, đủ điều kiện và
đúng trình tự phát lý.
Ngồi ra ơng Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc
gia, người từng được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc Eximbank năm 2000 để vực dậy
NH này trong giai đoạn bị kiểm sốt đặc biệt, cũng đã có nhận xét: “Có nhiều cách tiếp
cận vấn đề trong việc xử lý các NH yếu kém này mà đơn giản và không mất nhiều thời
gian tranh cãi là cho phá sản, như thông lệ thế giới. Nhưng nếu như vậy, hàng trăm nghìn
tỷ đồng tiền gửi của người dân, của tổ chức, của Nhà nước sẽ mất theo. Tổn thất kinh tế
có thể nhìn thấy, nhưng rối loạn xã hội, trật tự trị an, niềm tin của người dân với Nhà
nước, hệ thống NH... thì khơng đong đếm được. Vì vậy, Nhà nước phải tự mình củng cố,
tái cơ cấu, cử cán bộ có năng lực chun mơn và đạo đức để khắc phục từng bước các
ngân hàng này. Theo tôi, mua “0 đồng” là một lựa chọn tối ưu trong bối cảnh hiện tại.
Hơn nữa khung pháp lý hiện tại đều cho phép NHNN xử lý như vậy.”
Về cái giá “0 đồng”, theo một số chuyên gia, “0 đồng” không phải là giá để thực
hiện các giao dịch, để hạch toán sổ sách, mà ít nhất phải là mức giá “1 đồng”, điều mà
trên thế giới đã từng làm, vì nó có giá trị để thực hiện giao dịch mua lại, cho dù chỉ mang
tính tượng trưng. Tuy nhiên trả lời về vấn đề này, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn
Văn Bình khẳng định: “NHNN khơng thực hiện theo chính sách giá tượng trưng 1 đồng
như một số nước đã làm” Vì theo ơng, đó là mức giá mang tính “mị dân”. Theo Thống
đốc, giá được mua lại ở đây phải là giá trị thực, tuy nhiên các NH khi bị mua lại đã có giá
trị âm, như vậy nếu giao dịch theo giá trị thực thì phải là giá âm. “NHNN mua lại với giá
0 đồng, để nói với người dân rằng giá trị cổ phần của NH đó khơng còn nữa”, Thống đốc
nhấn mạnh.
3.2 SBV hỗ trợ các NH như thế nào sau khi bị mua lại?
Mua lại với giá 0 đồng chỉ là bước đi cần thiết để giúp NHNN chủ động trong việc
tiếp tục tái cơ cấu, giúp ổn định lại hoạt động của các NH được mua lại.
NHNN đã cử một NHTM Nhà nước tham gia hỗ trợ về con người và công nghệ để
giúp NH bị mua lại sớm vượt qua giai đoạn khó khăn. Cụ thể trong 3 thương vụ mua lại
kể trên thì NHNN chỉ định VietinBank hỗ trợ Ocean Bank và GP Bank còn Vietcombank

hỗ trợ CB Bank.

11


Theo Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh, việc tạo dịng vốn ban đầu là
quan trọng, sau khi có được lãi gộp từ hoạt động huy động, cho vay, tình hình tài chính
của các NH mua lại sẽ được cải thiện. Và vai trò của NHNN trong việc tạo dòng vốn ban
đầu này là rất đáng kể.
Với việc NHNN đã trở thành chủ sở hữu, người dân sẽ yên tâm hơn trong việc gửi
tiền, tạo ra nguồn vốn vào. Cùng nhận định trên, ông Trương Văn Phước cho biết: “Kinh
doanh NH là kinh doanh niềm tin. Ở Việt Nam có một điểm khá thú vị là cùng một NH
nhưng nếu Nhà nước làm chủ thì niềm tin sẽ rất lớn, gần như lớn nhất, tất nhiên, tơi chỉ
nói trong phạm vi ngành NH. Trên thực tế, khi Nhà nước tiếp quản 3 NH này, trong mấy
ngày đầu, mỗi NH có sụt đi mấy nghìn tỷ nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, dịng tiền
vào ra lại ổn định trở lại. Vậy thì, thứ nhất, khi xác lập được niềm tin thì đồng nghĩa, các
nghĩa vụ nợ thanh tốn trước hạn sẽ giảm xuống, do đó, áp lực thanh khoản khơng đè
nặng”.
Ngồi ra, cũng theo ơng Phước, “NHNN ln dự trữ sẵn một lượng tiền tái cấp
vốn đủ để chi trả cho bất cứ NH nào gặp bất ổn thanh khoản”. Các NH bị mua lại có thể
bán nợ cho VAMC, lấy trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn tại NHNN.
Cơ chế hiện hành cho phép NHNN được cho vay đặc biệt để khôi phục lại 3 NH
trên. Tuy nhiên, sau khi NHNN tiếp quản và chấn chỉnh, cả 3 NH đều đã dần hồi phục,
thặng dư thanh khoản lớn và không cần các khoản vay đặc biệt.
Một nguồn tạo ra vốn đầu vào khác cho 3 NH bị mua lại với giá 0 đồng là các
khoản tiền gửi, tiền vay từ các NH khác trong hệ thống, đặc biệt là từ Vietcombank và
VietinBank, 2 NH được NHNN chỉ định hỗ trợ.
3.3 Định hướng của SBV
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra NHNN nêu quan điểm: “Việc mua cổ
phần bắt buộc NH yếu kém không nhằm tạo thêm, duy trì lâu dài NHTM Nhà nước vì

mục tiêu lợi nhuận, mà nhằm xử lý NH yếu kém theo đề án cơ cấu lại đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và bảo đảm an toàn hệ thống”. “Sau khi những NH này tốt lên, ở
ngang mặt bằng với các NH đang hỗ trợ chúng, nếu Vietcombank và VietinBank muốn
mua, sẽ sáp nhập chúng vào. Cịn khơng, NHNN sẽ mang ra bán đấu giá công khai trên
thị trường cho mọi đối tượng có nhu cầu, đáp ứng đủ quy định pháp lý và khả năng tài
chính tham gia”, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết.
Ngồi ra, theo Thống đốc: “Về lâu dài, biện pháp phá sản các NH cũng cần phải
được xem xét áp dụng để bảo đảm sự trật tự, kỷ cương thị trường, môi trường kinh doanh
NH lành mạnh và cạnh tranh bình đẳng, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho quản lý Nhà
nước đối với lĩnh vực NH”.
4. Phân tích lợi ích và chi phí
4.1 Lợi ích
4.1.1 Đối với nền kinh tế - xã hội
Việc mua lại 0 đồng đối với những NH yếu kém trước hết sẽ củng cố niềm tin
người gửi tiền để họ không ồ ạt rút tiền. Quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền
được bảo vệ. Khi NHNN mua lại NH yếu kém với giá 0 đồng cũng có nghĩa là cơ quan
này đã đứng ra thay mặt NH chịu mọi trách nhiệm đối với người gửi tiền. Theo quy định

12


hiện hành, tiền gửi của người dân được bảo hiểm tiền gửi chi trả với giá trị tối đa chỉ là
50 triệu đồng. Nếu để NH phá sản thì chỉ có những khách hàng gửi tiền nhỏ lẻ được bảo
đảm, cịn những khách hàng lớn (có thể là cá nhân hay doanh nghiệp) chịu thiệt. Do đó,
việc NHNN đứng ra mua lại với giá 0 đồng thể hiện quyết tâm hành động mạnh mẽ của
cơ quan này đối với ngân hàng yếu kém, đồng thời để bảo vệ tài sản của dân.
Một lợi ích khác phải kể đến là nếu đề một NH phá sản có thể tác động tiêu cực
đến tình hình kinh tế xã hội như:
 Vấn đề thất nghiệp khi một con số không nhỏ các cán bộ, nhân viên NH bị
phá sản sẽ mất việc;

 Các khoản tiền gửi các doanh nghiệp tại NH bị phá sản không thể thu hồi
được, dẫn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm, đời sống
người dân, nhất là người công nhân bị ảnh hưởng.
4.1.2 Đối với hệ thống NH
Động thái mua lại NH yếu kém với giá 0 đồng trước hết giúp củng cố niềm tin của
người dân, góp phần rất quan trọng ổn định hệ thống NH, tránh hiện tượng đổ vỡ dây
chuyền.
Đối với các NH bị mua lại, thực chất đã khơng cịn giá trị, thậm chí bị âm do kinh
doanh thua lỗ, quản lí yếu kém. Như vậy, việc mua lại với giá 0 đồng các NH này, theo
ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, chính là lấy lại thương hiệu thay vì cho phá
sản. Lãnh đạo các NH bị mua lại cho rằng, với việc NHNN nắm quyền sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ và 2 NH lớn như Vietcombank, VietinBank tham gia quản trị, điều hành, CB
Bank, Ocean Bank và GP Bank có điều kiện thuận lợi hơn trong việc triển khai thành
công phương án tái cơ cấu được duyệt và phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng an
toàn, hiệu quả hơn.
Đối với các NH hỗ trợ, cụ thể là Vietcombank và VietinBank, hai NH này cũng đã
cân nhắc rất kĩ mới đồng ý nhận việc hỗ trợ. Vì theo Thống đốc, “Vietcombank và
VietinBank có thể hỗ trợ các NH 0 đồng bằng nhiều cách, như chuyển các hoạt động tốt
sang. Trong quá trình điều hành, nền tảng quản trị, công nghệ của những anh 0 đồng bắt
buộc phải theo cho tương thích với các NH lớn kia. Trên thực tế, cái xác của những NH
yếu kém đã bị loại bỏ, chúng sẽ trở thành chân rết của Vietcombank, VietinBank”
Ngoài ra, đây còn là đòn răng đe mạnh mẽ đối với các cổ đông lớn, các nhà quản
lý ở các NH khác – những người nắm quyền sinh sát, thâu tóm, chi phối các quyết định
đầu tư, cho vay và gửi tiền, thậm chí nhiều trường hợp cịn cấu kết, che giấu nhiều sai
phạm trong hoat động tín dụng. Điều này góp phần chấn chỉnh tình trạng quản trị yếu
kém, kinh doanh không hiệu quả ở các NH khác.
4.2 Chi phí
4.2.1 Đối với cổ đơng nhỏ của các NH bị mua lại
Cổ đông nhỏ là những đối tượng chịu thiệt hại đầu tiên khi các NH yếu kém bị
mua lại với giá 0 đồng. Theo Quyết định số 48 của Thủ tướng Chính phủ, khi kiểm tốn

độc lập quốc tế vào đánh giá, NHNN ra quyết định, các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ
sở hữu của TCTD bị kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chấp nhận kết quả đánh giá, phải
chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho NHNN. Vì vậy khi NHNN mua lại với giá 0

13


đồng thì đồng nghĩa với việc họ mất trắng; quyền, lợi ích và tư cách cổ đơng của các cổ
đơng hiện hữu sẽ chấm dứt.
Mặc dù, nếu để NH phá sản thì bản thân các cổ đơng nhỏ này củng khơng nhận lại
được đồng nào. Bởi vì theo luật doanh nghiệp, nếu NH phá sản, thì số tiền có được từ
việc bán hết tài sản cũng phải trả cho người gửi tiền, trả cho Chính phủ, chi lương cho
người lao động, thanh toán tiền cho đối tác của NH... Cổ đông là đối tượng cuối cùng
được chi trả theo thứ tự ưu tiên. Trên thực tế, sau khi thanh toán hết cho các đối tượng
được ưu tiên theo thứ tự, thì khơng cịn tiền để chi trả cho cổ đơng. Vậy nên, việc mua 0
đồng hay để phá sản thì cổ đông nhỏ cũng bị mất trắng, cũng là đối tượng gặp nhiều rủi
ro. Và hiện tại chúng ta cũng chưa có biện pháp hiệu quả để bảo vệ cho những cổ đông
nhỏ này.
4.2.2 Đối với NHNN
Theo một thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia,
“Vấn đề của NH yếu kém là họ cho vay quá nhiều, nợ xấu quá cao.” Như vậy, khi NHNN
tiến hành mua lại, đồng nghĩa ôm một khoản nợ xấu lớn, rất khó xử lý và nguy cơ mất
vốn là cực cao. Sẽ không hề dễ dàng để phục hồi một NH mà vốn chủ sở hữu âm, tức đã
phá sản về mặt kỹ thuật, phát triển đến một giai đoạn hưng thịnh, bắt đầu có lãi nhằm trả
lại những chi phí cũng như vốn điều lệ cho Nhà nước.
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Phước Thanh cũng thừa nhận, khi tiến
hành biện pháp này, NHNN cũng đã nhìn thấy trước những khó khăn, việc tái cơ cấu có
thể diễn ra trong thời gian khá dài. Tuy nhiên trong tình thế các NH hoạt động yếu kém,
mà Chính phủ chưa có phép phá sản, thì NHNN vẫn sẽ phải mua lại để đảm bảo an toàn
hệ thống và tái cơ cấu để NH bị mua lại hoạt động tốt hơn.

5. Các vấn đề đặt ra
Với việc NHNN mua lại 3 NH VNCB, Ocean Bank và GP Bank với giá 0 đồng, có
hai vấn đề lớn nhất được đặt ra:
− Mặc dù NHNN mua lại với giá 0 đồng, nhưng các NH mới bị mua lại vẫn được
công bố có vốn điều lệ, và để thực hiện tái cơ cấu cũng cần có kinh phí, vậy nguồn
vốn này được lấy từ đâu?
− Trách nhiệm giám sát như thế nào? Làm sao để tránh tâm lý ỷ lại của các NH
trước tình trạng hoạt động yếu kém, quản lí lỏng lẻo?
5.1 Nguồn vốn để bổ sung vốn điều lệ và thực hiện tái cơ cấu được lấy từ đâu?
Quan điểm thống nhất của NHNN và các chuyên gia là không lấy ngân sách để
giải quyết vấn đề của các NH bị mua lại cũng như để giải quyết nợ xấu.
Tuy nhiên, các NH bị mua lại vẫn phải hoạt động. Nếu khơng có vốn điều lệ, sẽ
khơng thể tính được tỷ lệ an tồn, đặc biệt là giới hạn tín dụng, như vậy các NH sẽ không
thể cho vay, trong khi huy động vốn tăng, dẫn đến tình trạng lỗ càng chồng lỗ. Vì vậy, các
NH này cần một mức vốn điều lệ để xác định các tỷ lệ cần thiết. Để giải quyết vấn đề
này, NHNN đã trình xin Thủ tướng Chính phủ một cơ chế đặc biệt: cho ba NH 0 đồng
một mức “vốn điều lệ danh nghĩa”. Với cơ chế này, các NH bị mua lại vẫn có thể huy
động vốn và cho vay, kết hợp với tăng cường thu hồi tài sản và nợ xấu, mà khơng cần
dùng đến ngân sách. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm ban hành các quy định liên

14


quan đến cơ chế đặc biệt này, vì các NH bị mua lại với giá 0 đồng, bản thân NH đã là một
doanh nghiệp đặc biệt, cần hoạt động để khắc phục hậu quả, thì phải theo một cơ chế đặc
biệt riêng.
Ngồi ra, như đã phân tích ở trên, nguồn vốn để các NH tiếp tục hoạt động của thể
lấy từ 3 nguồn chính:
− Huy động từ các doanh nghiệp, dân cư và xử lý nợ xấu, không sinh lời. Đến nay,
cả 3 NH trên đều đã có vốn khả dụng dư thừa đáng kể. NHNN đã xem xét cho vay

mới ở tín dụng tiêu dùng, thế chấp sổ tiết kiệm, ở các dự án được đánh giá hiệu
quả tốt và độ an toàn cao.
− Nguồn tiền vay, tiền gửi từ các TCTD khác, đặc biệt là từ Vietcombank và
VietinBank.
− NH bán nợ cho VAMC, lấy trái phiếu đặc biệt đi vay tái cấp vốn tại NHNN
Theo kịch bản của NHNN, nếu có sự hỗ trợ của cơ chế chính sách, sự phối hợp
của các ban ngành chức năng, triển khai phương án kinh doanh mới chặt chẽ, điều kiện
thị trường khơng q xấu đi, 3 NH trên có thể hồi lại được mức vốn điều lệ thực trong
vòng 5 năm. Ông Trương Văn Phước nhận định: “Với hàng chục văn bản ký kết hội nhập
song phương, đa phương, sẽ mở ra kỳ vọng lớn về tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, quy mơ
tín dụng được mở rộng, khả năng sinh lời lớn hơn, tạo đủ điều kiện để bù đắp cho tổn thất
tín dụng từ trước.” Theo ơng, chỉ 3 - 5 năm tới, những NH bị mua lại với giá 0 đồng sẽ
hồi phục.
5.2 Trách nhiệm giám sát và biện pháp tránh tâm lý ỷ lại
Trả lời cho câu hỏi về vấn đề trách nhiệm giám sát do trang VnEconomy đặt ra,
lãnh đạo chuyên trách của NHNN cũng đưa ra ý kiến: các NH che giấu sai phạm một
cách tinh vi, báo cáo khơng trung thực, khiến tình hình ngày một tồi tệ hơn hơn, điển
hình như cách phân tán hành vi, thuê và nhờ người khác đứng tên đối phó các quy định
pháp luật. Một số trường hợp cá biệt, cơ quan thanh tra giám sát phải nhờ đến cơ quan
công an điều tra mới xác minh được các vi phạm, vì quá tinh vi. Trong khi đó, từ năm
2011 trở về trước, cơ chế giám sát chủ yếu dựa vào hệ thống báo cáo, việc thanh tra, kiểm
tra chia nhỏ và rải ra các chi nhánh dẫn đến việc càng khó phát hiện sai phạm. Từ năm
2012, NHNN đổi hướng tập trung thanh tra pháp nhân, hội sở chính và các chi nhánh
trọng điểm. Nhờ đó mới có thể phát hiện ra các sai phạm một cách toàn diện, cũng là lần
đầu tiên nhận diện được lỗ thực và vốn thực để dồn các NH yếu kém vào diện kiểm soát
đặc biệt, yêu cầu tái cơ cấu. Hiện nay, việc giám sát đã tiến thêm một bước mới khi truy
xuất nhanh và khá chính xác các khoản vay có nghi vấn, làm rõ được nguồn tiền các giao
dịch chứng khốn có quy mơ từ 0.1% trở lên…, từ đó tạo cơ sở để vào cuộc nhanh hơn,
như việc xử lý các vụ việc sân sau, sở hữu chéo trong hệ thống gần đây.
Theo ông Cao Sĩ Kiêm, để xảy ra tình trạng như VNCB thì NHNN cũng có một

phần trách nhiệm. Cụ thể, ơng nhận định: “Đúng ra, khi có những dấu hiệu rủi ro (như
kinh doanh lỗ, khơng nộp thuế, kiểm tốn...) NHNN đã phải có cảnh báo tuy nhiên việc
giám sát quản lý khơng tốt nên những sai phạm của NH khi đến mức q nghiêm trọng,
khơng thể kiểm sốt.” Khi được hỏi về vấn đề thông tin của NH không phải lúc nào cũng
được cơng khai vì lí do an tồn hệ thống, ông cũng cho ý kiến rằng “Có thể không để

15


thơng tin đó ra ngồi nhưng là cơ quan quản lý NHNN phải nắm được tình hình và có
phương án khắc phục ngay. Trong trường hợp không khắc phục được phải công khai với
công chúng và đưa ra các giải pháp như ngừng hoạt động sáp nhập hoặc giải thể...”
Tại Tọa đàm "Nhu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng, xử lý nợ xấu và đáp ứng yêu cầu hội nhập", bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình,
NHNN mua lại cổ phần 3 NH VNCB, Ocean Bank, GP Bank với giá 0 đồng là biện pháp
phù hợp trong điều kiện hiện nay. “Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, bên cạnh việc ủng hộ
thì chúng tôi khuyến nghị chỉ nên coi đây là giải pháp trước mắt, giải pháp tình thế” – bà
Nga nhấn mạnh. Theo bà, việc để cho một NH phá sản là bài học mang tính răn đe rất lớn
cho cả NH và người gửi tiền, tránh được tâm lý ỷ lại. Hơn nữa, việc để cho TCTD hoạt
động không hiệu quả phá sản là việc làm công bằng, NHNN không phải can thiệp giải
cứu các tổ chức này. Bà Nga cũng đề nghị “NHNN phối hợp với các cơ quan chức năng
triển khai công tác chuẩn bị về mọi mặt nhất là hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật phá sản theo thẩm quyền để có thể thực hiện được quy định phá sản đối với
TCTD trong thời gian tới". Điều này cũng nhận được sự đồng tình từ phía lãnh đạo của
NHNN.
Hiện nay, NHNN đã có lộ trình định hướng cho các NH còn lại. Các NH phải tự
cơ cấu tổ chức hoạt động của mình, xử lý nợ xấu. Các NH trước khi bị đưa vào các diện
bị mua lại cổ phần với giá 0 đồng thường được NHNN cho phép 2 năm để thực hiện cơ
cấu lại hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy các NH cần đẩy mạnh quyết liệt các cải

cách làm lành mạnh khả năng tài chính, đưa ra phương hướng kinh doanh hiệu quả, có
nguốn vốn huy động mới từ các kênh khác nhau để tăng vốn. Bên cạnh đó theo lộ trình
các NH nằm trong diện sát nhập cần cải tổ hoạt động của mình cũng như cơ cấu lại nợ
xấu để thuận lợi tiến hành sát nhập với các NH khác.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

CafeF, Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc OceanBank,
[ truy cập ngày 17/10/2015
2. CafeF, Thêm một lãnh đạo Oceanbank bị bắt, [ truy cập
ngày 17/10/2015
3. Lệ Chi, VNExpress, Ngân hàng Xây dựng họp cổ đông bất thành,
[ truy cập ngày 11/10/2015
4. Lệ Chi & Thanh Lan, VNExpess, Những ngân hàng hồi sinh từ khốn khó,
[ truy cập ngày 11/10/2015
5. Lệ Chi & Thanh Lan, VNExpess, Những ngân hàng hồi sinh từ khốn khó,
[ truy cập ngày 11/10/2015
6. Lệ Chi & Thanh Lan, VNExpress, Được và mất khi mua lại ngân hàng với giá 0
đồng, [ truy cập ngày 20/10/2015
7. Minh Đức, VnEconomy, Ngân hàng 0 đồng tại Việt Nam: Từ A đến Z,
[ truy cập ngày 15/10/2015
8. Minh Đức, VnEconomy, Ngân hàng 0 đồng và hai câu hỏi để ngỏ,
[ truy cập ngày 15/10/2015
9. Minh Đức, VnEconomy, Vì sao mua lại Ocean Bank với giá 0 đồng,
[ truy cập ngày 17/10/2015

10. Thúy Hà, Vietnam+, Ba năm tái cơ cấu: Nhiều tổ chức tín dụng đã "biến mất",
[ truy cập ngày 10/10/2015
11. Nguyễn Hoài, VnEconomy, “Mất hết vốn thì mua bằng 0, sao đánh đồng với quốc
hữu hoá?”, [ truy cập ngày
15/10/2015
12.Khánh Huyền, Tiền phong, Tái cơ cấu ngân hàng: Vì sao 3 ngân hàng bị mua giá
0 đồng?, [ truy cập ngày 10/10/2015

17


13. Lao động, Mua lại ngân hàng thương mại với giá 0 đồng là sáng kiến tuyệt vời,
[ truy cập ngày 13/10/2015
14.Phương Linh, VNExpress, NHNN mua lại Ngân hàng Xây dựng với giá 0 đồng,
[ truy cập ngày 17/10/2015Mai
Ngọc, CafeF, Phá sản ngân hàng để chống lại thói “ỷ thế làm liều”,
[ truy cập ngày 20/10/2015
15.Khánh Nhi, CafeF, Ông Cao Sĩ Kiêm: Để xảy ra tình trạng như VNCB thì NHNN
cũng có một phần trách nhiệm, [ truy cập ngày 20/10/2015
16.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
[ />_afrLoop=15304243291270863&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=1bnreqfvr
f_89#%40%3F_afrWindowId%3D1bnreqfvrf_89%26_afrLoop
%3D15304243291270863%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state
%3D1bnreqfvrf_125]
17.Trang web của các NH: Eximbank, VP Bank, Maritime Bank, CB Bank, Ocean
Bank, GP Bank.

18




×