Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Thuyết trình thực trạng thị trường cổ phiếu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 46 trang )

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG
CỔ PHIẾU VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:

TS. Thân Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện (nhóm 4)
1. Khuất Thị Minh Thu
2. Đinh Thị Mỹ Trang
3. Nguyễn Thảo Uyên
4. Trương Vũ Nhật Linh
5. Nguyễn Công Nghĩa
6. Bạch Phương Công
7. Lê Thị Ninh
8. Phạm Thị Mỹ Luyện
9. Nguyễn Tuấn Tú


www.themegallery.com


LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG
CỔ PHIẾU

www.themegallery.com


1.2 Đặc điểm của cổ phiếu


 Thị trường cổ phiếu
Thị trường cổ phiếu là thị trường mà hàng hóa ( cổ


phiếu) được giao dịch trao đổi, mua bán .

www.themegallery.com


• Vai trò của thị trường cổ phiếu.


Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị
trường cổ phiếu cũng có những tác động tiêu cực
sau


Thực trạng thị trường cổ phiếu Việt
Nam
1

Thị trường sơ cấp

2

Thị trường thứ cấp

3

Thị trường phi tập trung

4

Đánh giá chung về thị trường cổ phiếu

Việt Nam


Thị trường sơ cấp
Giai
Giai đoạn
đoạn 2000-2002
2000-2002
 Vận hành khá chậm chạp và gần như rơi vào tình trạng “đóng
băng” kéo dài.
 Đến hết năm 2001 đã có tới 9 công ty niêm yết trên trung tâm
giao dịch chứng khoán TP. HCM nhưng tuyệt nhiên không có
một công ty nào trong số này đã từng một lần phát hành cổ
phiếu để huy động vốn.
 Chỉ được khởi động vào đầu năm 2002 khi mà HAPACO phát
hành một đợt cổ phiếu với số lượng một triệu cổ phiếu mới
 Đến năm 2002 thì đã có tới 17 công ty niêm yết nhưng ngoài
HAPACO mới chỉ có REE là công ty thứ 2 được phép phát
hành một đợt cổ phiếu bổ sung với số lượng 7,5 triệu cổ phiếu.


Thị trường sơ cấp
Giai
Giai đoạn
đoạn 2003-2005
2003-2005
 Do những bất cập trong hệ thống luật pháp và cải cách
thể chế của nước ta mà nhiệm vụ tạo hàng của SSC chỉ
đạt được những kết quả rất hạn chế.
 Sau hơn 4 năm hoạt động, TTCK Việt Nam chỉ có 26 công

ty niêm yết.
 Số lượng các công ty niêm yết còn ít ỏi, chứng tỏ đại đa
số doanh nghiệp chưa thấy lợi ích của việc niêm yết lớn
hơn lợi ích của việc không phải công khai, minh bạch.


Thị trường sơ cấp
Giai
Giai đoạn
đoạn 2003-2005
2003-2005
 Nghị định 144/2003 đã quy định tổ chức phát hành chứng
khoán ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện quy định và
phải đăng ký với SSC.
 Tuy nhiên, quy định trên chỉ có hiệu lực đối với các doanh
nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, còn đối
tượng lớn nhất là các doanh nghiệp cổ phần hoá và các tổ
chức tín dụng thì lại nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị
định 144.
 Chưa có tổ chức phát hành nào thực hiện đăng ký với SSC,
ngoài các công ty đã niêm yết trên TTCK.
 Đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá,
Nghị định 187/2004 cầu doanh nghiệp công khai một số thông
tin chủ yếu cho các nhà đầu tư trước khi thực hiện việc bán cổ
phần


Thị trường sơ cấp
Giai
Giai đoạn

đoạn 2003-2005
2003-2005
 Những “lỗ hổng” trong luật pháp điều chỉnh hoạt động phát
hành chứng khoán ra công chúng vẫn còn khá lớn và vượt quá
tầm của SSC.
 Những yếu tố cơ bản đang cản trở nỗ lực tạo hàng của các
CTCK cũng như của SSC là thuộc về môi trường thể chế và
pháp lý còn nhiều bất cập hiện nay, đặc biệt là việc thả nổi các
hoạt động và các tổ chức phát hành chứng khoán ra công
chúng.
 Việc thiếu sự quản lý nhà nước thống nhất đối với hoạt động
phát hành chứng khoán đang tạo thuận lợi cho các hiện tượng
thông tin sai lệch, xung đột lợi ích, thậm chí là lừa đảo trong
hoạt động phát hành


Thị trường sơ cấp
Giai
Giai đoạn
đoạn 2006-nay
2006-nay
 Năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203
triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự
bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân
hàng thương mại với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ
VND.
 Trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trường chứng khoán, tổng số
vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào
bán chứng khoán ra công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009
đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán,

đặc biệt là phát hành cổ phiếu.Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ
phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.


Thị trường sơ cấp
Giai
Giai đoạn
đoạn 2006-nay
2006-nay
 Từ năm 2010 đến đầu năm 2014, thị trường OTC đóng
băng tại hầu hết các cổ phiếu trong bối cảnh thị trường tập
trung suy giảm.
 Tuy nhiên, với nhiều NĐT trên TTCK tự do (OTC), 2014
đã để lại ấn tượng tích cực khi một loạt cổ phiếu lên sàn
tăng giá tốt, mang lại lợi nhuận không nhỏ: năm 2014 có
21 công ty niêm yết mới trên 2 sàn giao dịch. Trong đó
nhiều tên tuổi lên HNX như: Công ty CP Hóa chất Đức
Giang, Công ty CP Thủy điện Miền Trung, Công ty CP
Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng.


Thị trường sơ cấp

Cơ hội
hội năm
năm 2015
2015
 Tháng 9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 51/2014/QĐ-Ttg : trong thời hạn 90 ngày kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, DN CPH phải

hoàn tất thủ tục đăng ký công ty đại chúng, đăng ký cổ
phiếu để lưu ký tập trung và đăng ký giao dịch trên hệ
thống giao dịch UPCoM.
→ góp phần tạo tiền đề cho các DN cổ phần hóa thực hiện
niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường tập trung, mở
ra cơ hội và tạo nên sức hấp dẫn đáng kể cho các NĐT trên
thị trường OTC.


Thị trường thứ cấp
Giai
Giai đoạn
đoạn 2000-2005
2000-2005
 Ngày 28/07/ 2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán
TP.HCM chính thức thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với
2 mã chứng khoán là REE và SAM.
 Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
chính thức đi vào hoạt động.
 Nhìn chungTTCK Việt Nam từ 2000 đến 2005 phát triển
tương đối chậm do ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết
nhỏ và không nổi tiếng và chưa thu hút được nhiều đầu tư
tham gia.


Theo thống kê của UBCKNN
Năm

2000


2001

2002

2003

2004

2005

Số công ty niêm yết/ ĐKGD

5

5

20

22

26

41

Số lượng công ty chứng khoán

3

8


9

11

13

14

Mức vốn hóa thị trường (%GDP)

0,28

0,34

0,48

0,39

0,64

1,21

Số lượng tài khoản khách hàng

2.908

8.774

13.520 15.735 21.616 31.316



Giai đoạn 2006-2007: TTCK Việt Nam
tăng trưởng nóng
 Kể từ năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu
khởi sắc và có bước tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng công ty
niêm yết. Tổng số lượng các công ty niêm yết là 193 công ty,
tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Tất cả các tổ chức tiến hành
niêm yết trong thời gian này đều đạt được thành công ngoài
mong đợi, giá cổ phiếu liên tục tăng trần.
 Năm 2006, kỷ lục mới của VN- Index được xác lập ở mốc
809,86 điểm. Với HASTC-Index là nỗ lực chạm mốc 260
điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có
mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170%.
 Đến cuối năm 2006 tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt
13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP).


 Sang năm 2007, TTCK Việt Nam bắt đầu chứng kiến nhiều biến
động.
 Đỉnh điểm là VN-Index đã lên đến 1.170,67 điểm vào ngày ngày
12-3-2007 và kết thúc phiên cuối cùng của năm 2007 với chỉ số
chứng kho.án VN-Index dừng lại ở 927,02 điểm.
 Theo thống kê của UBCK nhà nước, trong năm 2007 có khoảng 179
công ty được phép chào bán 2,46 tỷ đơn vị CP ra công chúng. Tổng
giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 500.000 tỉ đồng, hơn 43% GDP
của cả năm 2007; số vốn mà doanh nghiệp huy động thêm trong
năm 2007 hơn 90.000 tỉ đồng.
 => Có thể nói giai đoạn 2006-2007 là thời kỳ phát triển bùng nổ của
TTCK Việt Nam, với một số lượng rất lớn các công ty tham gia
niêm yết và thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia so với giai đoạn

trước đó.


Giai đoạn 2008-2009: Bong bóng chứng
khoán tan vỡ
 Năm 2008 các chỉ tiêu KT vĩ mô của Việt Nam bắt đầu xấu đi: GDP
giảm, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ
của NHTW,… đã làm cho thị trường bắt đầu điều chỉnh giảm mạnh.
Thị trường liên tục lập đáy, đỉnh điểm là 286,85 điểm vào ngày
10/12/2008.
 Đến cuối năm 2008 có dấu hiệu các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu
rút vốn khỏi TTCK Việt Nam, thể hiện qua việc bán ròng của khối
ngoại trong giai đoạn cuối năm.
 Mặc dù thị trường đang có sự điều chỉnh rất mạnh song số lượng
các DN đăng ký niêm yết cũng tăng đáng kể, nguyên do là chủ
trương đẩy mạnh CPH các DNNN, bên cạnh đó là hàng loạt các
Ngân hàng, công ty CK, các doanh nghiệp,… phát hành cổ phiếu để
tăng vốn điều lệ, dẫn đến TTCK cung vượt quá cầu.


Hình 1: Diễn biến của VN Index từ năm 2006 - 2008


 Qua năm 2009, chịu sự ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn
cầu, TTCK Việt Nam đã sụt giảm mạnh. Những tháng đầu năm 2009, thị
trường đã thiết lập mức đáy thấp nhất trong nhiều năm qua tại ngưỡng 235,50
điểm (ngày 24/2/2009).
 Tuy nhiên nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, TTCK Việt Nam đã có
những khởi sắc trở lại, đến tháng 11 năm 2009 chỉ số Vn – Index đã đạt trên
600 điểm. Nhưng đến đầu tháng 12, thị trường lại giảm mạnh hơn 20% (VNIndex đạt 434,87 điểm vào ngày 17/12) so với mức đỉnh của năm 2009.

 Kết thúc năm 2009, số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 447 công ty,
mức vốn hóa toàn TCK Việt Nam là 620 nghìn tỷ đồng. So với thời điểm
cuối năm 2008 là 225 nghìn tỷ đồng, mức vốn hóa đã tăng gần 3 lần; Số lượng
công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 447 công ty, số lượng các nhà đầu tư tăng
hơn 50% so với năm 2008, đạt 739.000 tài khoản.
 Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tính
đến tháng 12/2009 đạt gần 6,6 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD.
 => Có thể nói giai đoạn 2008-2009 là giai đoạn TTCK Việt Nam có sự điều
chỉnh rất mạnh so với giai đoạn tăng trưởng bùng nổ trước đó.


Giai đoạn 2010-2011
Năm 2010
• Thị trường đã có những phát triển vượt bậc: đạt gấp 2 lần so
với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa, số lượng công ty
niêm yết tăng gấp 10 lần. Thị trường cũng đã trở thành kênh
huy động vốn cho doanh nghiệp với 110.000 tỷ đồng, tăng 3
lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008.
• Năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết khi có thêm 81 cổ
phiếu niêm yết trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX.


 Nhu cầu của thị trường bị siết chặt bởi các quy định của chính
phủ mà điển hình là Thông tư 13 và Thông tư 19 quy định về các
tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng đã
gây ra việc thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng khỏi các hoạt động
cho vay đầu tư chứng khoán nhằm đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối
thiểu theo chuẩn mới làm cho các khoản đầu tư vào chứng khoán
bị sụt giảm



 Nhìn lại cả năm 2010, thị trường chứng khoán có
khoảng 6-8 tháng giảm điểm hoặc đi ngang. VN
Index hai lần giảm về mức đáy 420 điểm, trong khi
HNX Index giảm thấp nhất trong vòng 18 tháng
xuống 97,44 điểm. Giá trị giao dịch từ chỗ giao dịch
trên cả 2 sàn ở mức 3.000-4.000 tỉ đồng/phiên, mức
trung bình chung của năm 2010 chỉ còn dưới 1.000 tỉ
đồng/phiên. Kết thúc năm 2010, thị trường chứng
khoán Việt Nam là một trong số ít thị trường không
tăng trưởng ở Châu Á và chịu sự suy giảm đi ngược
lại với xu hướng chung của thế giới”
www.themegallery.com


×