Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Mã số: 60.14.01.01 TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BÀI TẬP THỂ DỤC NHẰM RÈN LUYỆN TỐ CHẤT KHÉO LÉO CHO TRẺ 5 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGHIÊM THỊ THÙY DƯƠNG

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BÀI TẬP THỂ DỤC
NHẰM RÈN LUYỆN TỐ CHẤT KHÉO LÉO
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hồng Phương

HÀ NỘI, 2015


Lời cảm ơn
A. Anhxtanh ó tng núi: Mi con ng đi đến khoa học đều chơng
gai, nếu thiếu nhiệt tình và nghị lực thì khơng thể vượt qua”. Để thực hiện đề
tài, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, và gia đình.
Trước hết, tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Đặng
Hồng Phương - cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Mầm non,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập,
nghiên cứu.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, các


cháu mẫu giáo trường Mầm non Nguyễn Trãi và các trường Mầm non trên địa
bàn tỉnh Hải Dương đã hợp tác, giúp đỡ tơi trong suốt q trình khảo sát, thực
nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
khích lệ, động viên giúp đỡ tôi vững bước trên con đường khoa học.
Hà Nội, tháng

năm 2015

Tác giả

Nghiêm Thị Thùy Dương


MỤC LỤC
PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐC

Đối chứng

ĐHĐL

Định hình động lực

GD

Giáo dục


GDMN

Giáo dục mầm non

SL

Số lượng

TCKL

Tố chất khéo léo

TCTL

Tố chất thể lực

TN

Thực nghiệm

VĐCB

Vận động cơ bản


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá của giáo viên về việc phát triển....................................36
tố chất khéo léo cho trẻ 5 – 6 tuổi................................................................36
Bảng 2.2. Đánh giá của giáo viên về mức độ phát triển tố chất khéo léo 36

cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các bài tập thể dục..........................................36
Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên về những bài tập VĐCB trong chương
trình đã sử dụng nhằm phát triển TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi.......................38
Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan tâm đến các yếu tố
nhằm phát triển TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua bài tập VĐCB..........39
Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về những tiêu chí phù hợp của bài tập
VĐCB đối với việc phát triển TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi .............................40
Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp .............41
để tổ chức bài tập VĐCB cho trẻ .................................................................41
Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về những khó khăn gặp phải.................42
khi tổ chức bài tập VĐCB cho trẻ 5 – 6 tuổi.............................................42
Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên về những điều kiện để rèn TCKL........42
cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua bài tập VĐCB..................................................42
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi............................47
ở trường mầm non...........................................................................................47
Bảng 2.10. Kết quả thực trạng TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi............................48
ở trường mầm non qua từng tiêu chí.............................................................48
Bảng 3.1. Mức độ phát triển TCKL của trẻ 5 – 6 tuổi trước khi TN........63
trên 2 nhóm ĐC và TN......................................................................................63
Bảng 3.2. Thực hiện động tác về định hướng khơng gian...........................64
của hai nhóm ĐC và TN trước TN..................................................................64
Bảng 3.3. Thực hiện động tác về định hướng thời gian..............................66
của hai nhóm ĐC và TN trước TN..................................................................66
Bảng 3.4. Giải quyết tình huống của hai nhóm ĐC và TN trước TN.........68
Bảng 3.5. Mức độ phát triển TCKL của trẻ 5 – 6 tuổi sau khi TN............69
trên 2 nhóm ĐC và TN......................................................................................69
Bảng 3.6. Thực hiện động tác về định hướng khơng gian...........................71
của hai nhóm ĐC và TN sau TN......................................................................71
Bảng 3.7. Thực hiện động tác về định hướng thời gian..............................73
của hai nhóm ĐC và TN sau TN......................................................................73

Bảng 3.8. Giải quyết tình huống của hai nhóm ĐC và TN sau TN.............74
Bảng 3.10. Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm TN................77
Bảng 3.11. Kiểm định kết quả TN của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN......78
Bảng 3.12. Kiểm định kết quả TN của nhóm TN trước và sau TN.............78


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của giáo viên về mức độ phát triển TCKL ............37
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các bài tập thể dục............................................37
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về TCKL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm
non......................................................................................................................47
Biểu đồ 2.3. Kết quả thực trạng TCKL cho trẻ 5 - 6 tuổi............................48
ở trường mầm non qua từng tiêu.....................................................................48
Biểu đồ 3.1. Mức độ phát triển TCKL của trẻ 5 - 6 tuổi ............................63
ở nhóm ĐC và TN trước khi TN......................................................................63
Biểu đồ 3.2. Thực hiện động tác về định hướng không gian .....................65
của 2 nhóm ĐC và TN trước TN.....................................................................65
Biểu đồ 3.3. Thực hiện động tác về định hướng thời gian ........................67
của 2 nhóm ĐC và TN trước TN.....................................................................67
Biểu đồ 3.4. Giải quyết tình huống của 2 nhóm ĐC và TN trước TN.......68
Biểu đồ 3.5. Mức độ phát triển TCKL của trẻ 5 - 6 tuổi ............................70
ở nhóm ĐC và TN sau TN................................................................................70
Biểu đồ 3.6. Thực hiện động tác về định hướng không gian......................72
của 2 nhóm ĐC và TN sau TN .......................................................................72
Biểu đồ 3.7. Thực hiện động tác về định hướng thời gian.........................73
của 2 nhóm ĐC và TN sau TN.........................................................................73
Biểu đồ 3.8. Giải quyết tình huống của 2 nhóm ĐC và TN sau TN...........74
Biểu đồ 3.9. Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC............76
Biểu đồ 3.10. Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm TN...........77



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vậy phải làm thế nào để
ngày mai thế hệ trẻ có thể gánh vác được sứ mệnh lịch sử cao quý ấy. Đó là
một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà giáo dục, cho gia đình và
tồn xã hội. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ ngày càng được toàn cộng
đồng đặc biệt quan tâm. Điều đó đã được thể hiện trong công ước quốc tế về
quyền trẻ em được thông qua tại hội đồng liên hợp quốc ngày 20 - 11- 1989.
Công tác giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non có vị trí, vai trị trọng yếu
trong sự nghiệp giáo dục của đất nước. Hiện nay mục tiêu chương trình đó
được cụ thể hóa theo các lĩnh vực phát triển của trẻ là phát triển thể chất, phát
triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ và phát triển tình
cảm - xã hội. Trong đó, phát triển về thể chất là một trong những nhiệm vụ
quan trọng, giáo dục thể chất hình thành cho trẻ sự khéo léo, bền bỉ, nhanh
nhẹn, và dẻo dai góp phần tăng cường sức khỏe cho trẻ.
Ở trẻ 5 - 6 tuổi tố chất khéo léo là một trong những tố chất quan trọng
để phát triển thể lực cho trẻ. Trẻ khéo léo trong vận động sẽ tác động tốt đến
sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển thể chất.
Giáo dục thể chất trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ hồn thiện về hình
dáng cũng như củng cố, phát triển những chức năng quan trọng trong cơ thể
của trẻ. Bài tập vận động cơ bản là phương tiện hữu hiệu để tạo điều kiện
thuận lợi phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là phát triển tố chất khéo léo.
Khi trẻ tham gia các bài tập vận động cơ bản đầy đủ và thực hiện thường
xuyên sẽ giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng, rèn luyện các tố chất thể lực
cho trẻ.

1



Thực tế hiện nay tại các trường mầm non người ta mới chỉ chú trọng
phát triển thể chất nói chung mà chưa thực sự quan tâm đến từng loại hình bài
tập để phát triển các tố chất thể lực nói riêng. Chính vì thế, nhiều trẻ chưa có
sự khéo léo, uyển chuyển trong quá trình thực hiện các bài tập thể chất - một
yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Bài tập vận động cơ bản là một loại hình bài tập thực hiện một cách
liên tục trong các giờ thể dục và rất cần thiết đối với sự phát triển thể chất của
trẻ mầm non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, là độ tuổi có tốc độ phát triển
rất nhanh. Vậy phải làm thế nào để trẻ thực hiện các bài tập vận động cơ bản
một cách khéo léo, uyển chuyển đem lại hiệu quả cao là một vấn đề cần được
giải quyết.
Do đó, việc nghiên cứu biện pháp tổ chức bài tập thể dục nhằm rèn
luyện tố chất khéo léo cho trẻ sẽ giúp cho giáo viên chủ động lựa chọn được
những bài tập vận động cơ bản phù hợp với trẻ, đáp ứng được yêu cầu đổi
mới của giáo dục mầm non hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Với những lý do vừa nêu trên, tôi lựa chọn đề tài " Biện pháp tổ chức
bài tập thể dục nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi" làm đề
tài nghiên cứu. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả của việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất biện pháp
tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6
tuổi thông qua bài tập vận động cơ bản.

2



- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản
nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu có biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản được xây dựng trên
cơ sở khoa học nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ thì sẽ nâng cao được
hiệu quả giáo dục thể chất.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng.
- Đề xuất biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản cho trẻ 5 - 6 tuổi
nhằm rèn luyện tố chất khéo léo.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của các biện pháp tổ chức
bài tập vận động cơ bản đã đề xuất, nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả
thuyết khoa học.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất
biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở ba trường mầm non thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái qt hóa, xử lý những vấn
đề có liên quan đến đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Sử dụng phương pháp nhằm khảo sát thực trạng việc tổ chức bài tập
vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo
viên mầm non.

3



7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với giáo viên và trẻ để thu thập các thơng tin có liên quan
đến đề tài, giải thích nguyên nhân và làm sáng tỏ những thông tin đã được
điều tra từ phiếu điều tra.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Dự giờ, quan sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng việc sử dụng
các biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản của giáo viên mầm non nhằm
rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ.
7.2.4. Phương pháp tổng kết sư phạm
Tổng kết những kinh nghiệm của giáo viên trong việc tổ chức bài tập
vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp này để kiểm chứng tính đúng đắn, tính khả thi
của biện pháp đã đề xuất trong việc tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rèn
luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
7.2.6. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng một số cơng thức toán học thống kê để xử lý kết quả thu được.
8. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở và lý luận về biện pháp tổ chức bài tập
vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Phát hiện thực trạng tổ chức rèn luyện tố chất khéo léo ở một số
trường mầm non hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rèn
luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi.

4



9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ
bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Chương 2: Thực trạng của biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản
nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Chương 3: Đề xuất biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm
rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi và thực nghiệm sư phạm.
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
10. Kế hoạch nghiên cứu
Cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 2014: Hoàn thiện và bảo vệ đề
cương nghiên cứu của đề tài.
Từ tháng 11 đến tháng 2 năm 2015: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
trạng của đề tài.
Từ tháng 2 đến hết tháng 5 năm 2015: Xây dựng và đề xuất các biện
pháp sử dụng các bài tập vận động cơ bản cho trẻ 5- 6 tuổi tiến hành thực
nghiệm ở ba trường mầm non thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương.
Từ tháng 6 đến hết tháng 9 năm 2015: Xử lý số liệu sau thực nghiệm, phân
tích kết quả thực nghiệm, đưa ra các kết luận và kiến nghị sư phạm cần thiết.
Tháng 10 năm 2015: Hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BÀI TẬP
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN NHẰM RÈN LUYỆN TỐ CHẤT

KHÉO LÉO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội lồi
người. Cùng với q trình lao động sản xuất, thể dục thể thao đã góp phần tiến
hóa vượn người thành người cổ đại và từ người cổ đại thành con người hiện đại
ngày nay. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội, thể dục thể thao đã
trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội.
Ngay từ thủa bình minh con người đã quan tâm đến việc rèn luyện thể
chất. Nhìn tổng qt, có hai nền văn minh: Phương Đơng và Phương Tây.
Cùng phát triển với nền văn hóa, việc rèn luyện thể chất của các nước
Phương Đơng có lịch sử hàng mấy ngàn năm. Xuất phát từ triết học Phương
Đông với nền tảng học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Bát quái, mục tiêu rèn
luyện thể chất là rèn luyện con người tồn diện: thể lực, trí tuệ, khí phách,
v.v… tạo nên sức mạnh tổng hợp. Như Hoa Đà – danh y nổi tiếng của Trung
Quốc ở thế kỉ II đã nói: “Vận động giúp khí huyết lưu thơng và ngăn ngừa
bệnh tật”. [45]
Phương Tây cổ đại cũng rất chú trọng đến rèn luyện thể chất cho trẻ em
từ thời thơ ấu bằng con đường kinh nghiệm. Những trẻ khỏe mạnh, cứng cáp
và có khả năng chống đỡ được các tác nhân của mơi trường xung quanh thì để
ni, trẻ ốm yếu bị thủ tiêu. Lúc bấy giờ các nhà triết học, các nhà giáo dục
chưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa thể giải thích được cơ
chế tác động của việc luyện tập các bài tập vận động cơ bản (VĐCB) do đó
6


đánh giá hiệu quả của các bài tập theo kết quả bên ngoài (đúng hơn, thuần
thục hơn, kĩ thuật hơn, có nhiều kĩ năng hơn…). Sau đó, họ đã biết liên kết
các biện pháp để rèn luyện vận động cơ bản và phát triển các tố chất như sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo thành một hệ thống thống nhất. Mục
tiêu của nền giáo dục này là đào tạo các chiến binh phục vụ cho các cuộc

chinh chiến thế nên quá trình rèn luyện các kĩ năng chiến đấu như đi, chạy,
lăn, bò, trườn, kĩ năng sử dụng vũ khí… được đặt lên hàng đầu. [34]
Từ thế kỉ thứ XII, Giôn-Lốc-Cơ (1632 - 1704) đã đánh giá cao vai trị
của sức khỏe và ơng cho rằng, ngay từ nhỏ trẻ em phải được rèn luyện để
chúng nhanh nhẹn, hoạt bát, không cảm thấy sợ hoạt động và không thấy mệt
nhọc. Ông cho rằng việc giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tổ chức đúng
đắn, trong quá trình rèn luyện phải tạo cho trẻ em được những thói quen tốt
như chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn nguy hiểm. [32]
Hệ thống GD thể chất ở Thụy Điển đại biểu ưu tú chính là 2 cha con
P.Lingơ (1776 – 1839) và I.Lingơ (1820 – 1886). Qua việc nghiên cứu về giải
phẫu và sinh lý của trẻ em, hai ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bắt đầu
giáo dục thể chất từ lứa tuổi còn thơ ấu và trẻ em cần phải áp dụng những bài
tập tăng cường và phát triển thân thể. Theo ý kiến của ông: củng cố và tăng
cường sức khỏe là nhiệm vụ duy nhất của thể chất nên trẻ em cần nâng cao sự
gắng sức thể lực chung. Tư thế đúng của tay, chân và mình được đặc biệt chú ý
trong khi thực hiện các vận động đi, chạy, nhảy… kết hợp với khả năng giữ
thăng bằng. Để tiếp tục hoàn thiện thêm các bài tập Lingơ đã bổ sung dụng cụ
trong quá trình thực hiện vận động cơ bản. [34]
Hệ thống giáo dục thể chất ở Pháp Phơanxixcơ Amơrốt (1770-1848) có
cơng lớn trong việc biên soạn các bài tập VĐCB. Theo ông, những bài tập thể
dục tốt là những bài tập hình thành các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như:
đi, chạy, nhảy, leo trèo, trườn, bò, ném, đấu kiếm… Quá trình tiến hành theo
7


nguyên tắc chung vừa sức với người tập và đơn giản trong chừng mực có thể.
Các bài tập tiến hành theo trình tự từ dễ đến khó. [34]
Theo tác giả I.K.Khai-li-sốp trong cuốn “Giáo dục thể dục cho thiếu
nhi trong gia đình, ở vườn trẻ, lớp mẫu giáo” coi giáo dục thể chất là bộ phận
không thể tách rời của nền giáo dục, hướng đến rèn luyện cho trẻ các VĐCB

và khả năng phối hợp giữa các VĐCB với nhau. Ông đặc biệt quan tâm đến
việc rèn luyện thân thể qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong giờ thể dục, …
một cách có hệ thống. Các hoạt động đó khơng chỉ diễn ra ở nhà trường mà ở
ngay chính các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý đến việc rèn luyện các
VĐCB cho trẻ. [17]
Trong cuốn “Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học” của tác giả Lưu
Tân đã chỉ ra bài tập động tác gồm: bài tập động tác cơ bản, bài tập thể dục cơ
bản, trò chơi vận động và các hoạt động vận động với dụng cụ. Trong đó rèn
luyện các bài tập động tác cơ bản là mục tiêu, nội dung quan trọng và là biện
pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ hoạt động thể dục thể thao. Theo ông hoạt
động này có thể rèn luyện tồn bộ cơ thể một cách có hiệu quả, nâng cao và
phát triển các tố chất thể lực, tăng cường thể chất, phát triển các năng lực hoạt
động cơ bản và tạo điều kiện để các em thích ứng tốt hơn đối với xã hội. [30]
Trong cuốn "Thể dục và trò chơi vận động" của tác giả Đồng Văn Triệu,
ông đã biên soạn 10 động tác thể dục cho trẻ em. Các bài tập thể dục này trên
cơ sở sinh lý, tâm lý của "lớp vỡ lịng", với mục đích giúp cho cơ thể trẻ phát
triển đều đặn, tạo điều kiện chống bệnh tật. [39]
Trong cuốn “Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa
tuổi mầm non” của tác giả Đặng Hồng Phương, đã chỉ ra tác dụng của việc
luyện tập bài tập VĐCB sẽ giúp phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh,
sức mạnh, sức bền và sự khéo léo. [27]
Đề cập đến vấn đề rèn luyện tố chất thể lực trong một số luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục (Phạm Thị Mỹ Hòa [11]; Đinh Thị Hồng Kiên [18]) đã đưa
8


ra biện pháp giúp rèn luyện, phát triển tố chất khéo léo cho trẻ nhưng mới chỉ
dừng lại ở nghiên cứu về bài tập thể dục nhịp điệu và trò chơi vận động chứ
chưa đề cập rèn luyện tố chất khéo léo khi thực hiện bài tập VĐCB. Vì vậy,
dựa trên kết quả nghiên cứu của các cơng trình kể trên, chúng tôi mạnh dạn đi

sâu nghiên cứu “Biện pháp tổ chức bài tập thể dục nhằm rèn luyện tố chất
khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi”, qua đây góp phần làm phong phú thêm thơng tin
về lý luận và thực tiễn cho vấn đề này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm vận động cơ bản, bài tập vận động cơ bản
* Khái niệm: VĐCB là những vận động cần thiết đối với con người
trong cuộc sống, được sử dụng trong các hoạt động và hoàn cảnh khác nhau
như khi di chuyển đi, chạy, nhảy; khắc phục khó khăn như nhảy qua rãnh
nước, leo trèo, ném [27].
* Khái niệm bài tập vận động: Bài tập VĐCB là một loại bài tập thể
chất, bao gồm một hệ thống các hành động vận động được chọn lọc từ các
vận động cơ bản, tác động lên các nhóm cơ bắp lớn của cơ thể nhằm giải
quyết nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục trong quá trình giáo dục thể chất cho
trẻ. Có thể nói, bài tập VĐCB được xây dựng từ các vận động cơ bản để rèn
luyện và phát triển thể lực. [27]
1.2.2. Khái niệm biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản
Giáo dục thể chất cho trẻ là một hoạt động giáo dục, do đó khái niệm
này sẽ giải quyết dưới góc độ là một hoạt động giáo dục. Vì vậy, biện pháp tổ
chức hoạt động giáo dục ở đây, chính là biện pháp giáo dục.
Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là "Cách thức tiến hành, giải quyết
một vấn đề cụ thể". [24]
Biện pháp giáo dục là một trong những thành tố của quá trình giáo dục,
có quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác, đặc biệt là
9


với phương pháp giáo dục. Điều này đã được các nhà giáo dục học [28] khẳng
định: "Biện pháp giáo dục là những tác động riêng biệt của giáo viên trong
mỗi phương pháp giáo dục cụ thể". Như vậy, trong quan hệ với phương pháp
giáo dục, biện pháp giáo dục là yếu tố hợp thành của phương pháp giáo dục.

Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục "Phương pháp" và "Biện pháp" giáo dục
có quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt được ranh giới
giữa chúng.Trong từng tình huống cụ thể, phương pháp và biện pháp giáo dục
có thể chuyển hóa lẫn nhau. Có lúc phương pháp còn là con đường độc lập để
giải quyết nhiệm vụ giáo dục, có lúc phương pháp chỉ là một biện pháp có tác
dụng riêng biệt. Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm "Biện pháp giáo
dục" và mối quan hệ của nó với các thành tố khác của quá trình giáo dục có
thể dựa vào việc phân tích khái niệm "Phương pháp giáo dục".
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phương pháp giáo dục, nhưng
các định nghĩa đều thống nhất với nhau ở chỗ coi "Phương pháp giáo dục là
phương thức hoạt động gắn bó với nhau của người giáo dục và người được
giáo dục nhằm đạt mục đích giáo dục đã đặt ra" [28]. Trong đó, người giáo
dục giữ vai trò là người điều khiển, còn người được giáo dục giữ vai trị chủ
thể tích cực của quá trình hình thành nhân cách.
Cũng như phương pháp giáo dục, biện pháp giáo dục cũng tuân theo
những quy luật chung của q trình giáo dục: có tính mục đích gắn liền với
nội dung và các thành tố khác của quá trình giáo dục. [28]
- Các biện pháp giáo dục trẻ có mục đích là hướng tới việc tạo những
cơ sở ban đầu cho nhân cách của trẻ.
- Các biện pháp giáo dục gắn liền với nội dung giáo dục, nghĩa là gắn
liền với nội dung hoạt động của trẻ. Trẻ phát triển trong quá trình hoạt động.
Dựa vào các hoạt động của trẻ, nhà giáo dục có thể lựa chọn các biện pháp

10


giáo dục, sao cho tác động giáo dục phù hợp với mức độ phát triển của trẻ để
tạo được hứng thú, hình thành động cơ đúng đắn cho hoạt động.
- Các biện pháp giáo dục có liên hệ chặt chẽ với các phương tiện giáo
dục. Đó là các hình thức hoạt động khác nhau của người được giáo dục và các

vật thể, các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần được sử dụng trong quá
trình giáo dục.
- Các biện pháp giáo dục có liên quan chặt chẽ với các hình thức tổ
chức giáo dục. Quá trình giáo dục được thực hiện trong các hình thức tổ chức
khác nhau, trong mỗi hình thức đó có sử dụng các phương pháp và biện pháp
giáo dục khác nhau.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nêu lên khái niệm "Biện pháp
tổ chức hoạt động giáo dục" như sau:
Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục là cách thức cụ thể để hoạt động
cùng nhau giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm đạt mục đích
giáo dục đã đặt ra.
Tổ chức là sự sắp xếp, bố trí. Tổ chức hoạt động giáo dục là sự sắp xếp,
bố trí hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo dục.
Đối với bài tập VĐCB, khi tổ chức cho trẻ luyện tập giáo viên cần căn
cứ vào các nguyên tắc giáo dục nói chung và nguyên tắc giáo dục thể chất cho
trẻ nói riêng để đề ra được những biện pháp phù hợp. Một giờ hoạt động thể
chất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc hệ thống
- Nguyên tắc tự giác và tích cực
- Nguyên tắc trực quan
- Nguyên tắc vừa sức và giáo dục cá biệt
- Nguyên tắc phát triển
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong tập luyện
11


Trong q trình tổ chức bài tập VĐCB khơng những địi hỏi người
hướng dẫn phải có năng lực vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo các
biện pháp giảng dạy (làm mẫu, giảng giải, giải thích...) mà cịn phải có trình độ
kỹ thuật thực hiện các động tác. Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong quá

trình tổ chức hoạt động và có thể lực tốt để hướng dẫn người tập theo mình.
Như vậy, từ khái niệm về biện pháp giáo dục và khái niệm về bài tập
VĐCB, chúng ta có thể nêu lên khái niệm biện pháp tổ chức bài tập VĐCB ở
trường mầm non như sau:
Biện pháp tổ chức bài tập VĐCB là cách thức cụ thể để hoạt động
cùng nhau giữa cô và trẻ nhằm đạt được mục đích đặt ra của bài tập vận
động.
1.2.3. Khái niệm tố chất thể lực
Trong đời sống và trong một số lĩnh vực chuyên môn, thường gặp một
số cụm từ chuyên môn: thể lực, thể chất, tố chất thể lực (TCTL)...Các khái
niệm này thường được dùng trong các tài liệu nghiên cứu về sức khỏe con
người. Tuy nhiên, nội hàm của các khái niệm này không đồng nhất và thường
được hiểu một cách khác nhau ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Theo ngôn ngữ thông thường, khái niệm thể chất, thể lực thường được
hiểu tương tự như nhau là sức lực của cơ thể, sự mạnh yếu của cơ thể. Tuy
nhiên, trong các tài liệu chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao và y tế
thì quan niệm về thể lực và thể chất có những sắc thái khác nhau.
Thể lực là một yếu tố tạo nên sức khỏe. Theo tác giả Nguyễn Mạnh
Liên, để đánh giá thể lực cần có các chỉ tiêu về hình thái, giải phẫu và sinh lý
con người trong đó có hai tiêu chí cơ bản là chiều cao và cân nặng. [23]
Trong lĩnh vực thể dục thể thao, thể lực được hiểu là khả năng làm việc
của các hệ thống chức năng của cơ thể, được đánh giá thông qua hoạt động
vận động thể hiện ở các đặc tính: chính xác, tiết kiệm sức (phối hợp vận động
12


hay còn gọi là khéo léo); mạnh mẽ (sức mạnh); nhanh chóng (sức nhanh); bền
bỉ (sức bền). Tất cả các yếu tố đặc biệt này của cơ thể được gọi là các TCTL.
Theo tác giả Nguyễn Toán: Thể chất là những đặc trưng tương đối ổn
định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do

bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục và rèn luyện). Thể
chất bao gồm thể hình, các TCTL và khả năng thích ứng. [35] Như vậy, khái
niệm thể chất rộng hơn thể lực.
TCTL là yếu tố của cơ thể, thể hiện khả năng làm việc của các hệ thống
chức năng, được xác định thông qua các quá trình năng lượng. Các tố chất thể
lực bao gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo.
TCTL là những phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người,
thường được chia làm năm loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả
năng phối hợp động tác và độ dẻo. [36]
Nhà giáo dục học Lưu Tân cho rằng: TCTL là một yếu tố cơ bản hoặc
bộ phận cơ bản tổ chức thành thể chất. Nó là thước đo quan trọng tình trạng
thể chất của trẻ. Để đạt được mục đích tăng cường thể chất cho trẻ cần phải
làm cho các mặt thể chất đều được phát triển một cách thỏa đáng. Hay nói
chính xác hơn là cần phải chuẩn bị thể lực cho trẻ. [30]
Theo A. V. Kenheman & D. V. Khuglaeva trình độ phát triển các
TCTL xác định kết quả hoạt động vận động của trẻ em và khả năng nắm vững
những hình thức vận động mới, kỹ năng sử dụng chúng trong cuộc sống một
cách hợp lý. [16]
Tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn cho rằng: Trình độ thể lực là
mức độ phát triển của các tố chất của con người. Đó là sự tích lũy của những
biến đổi thích nghi về mặt sinh học (chức năng và hình thái) diễn ra trong cơ
thể dưới tác động của tập luyện và biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay
thấp. [36]
13


Theo Lê Đình Du, TCTL là năng lực vận động của con người là biểu
hiện tổng hợp trình độ, phát triển của các hệ thống, cơ quan trong một cơ thể
hoàn chỉnh thống nhất. [7]
Theo tác giả Đặng Hồng Phương, TCTL là khả năng vận động của con

người thể hiện ở các mặt: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo. [27]
Mức độ phát triển các TCTL là một trong những thành phần quan trọng
xác định trình độ thể lực của trẻ.
Đối với trẻ thơ, những TCTL cơ bản nêu trên cũng cần được chú trọng
và phát triển. Theo A. V. Kenheman & D. V. Khuglaeva sự phát triển TCTL
luôn diễn ra trong mối liên hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vận
động [16]. Theo tác giả Lưu Tân, quá trình hình thành và phát triển các TCTL
ln có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động và
mức độ phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Sự phát triển các
TCTL trong quá trình trưởng thành xảy ra khơng đều. Các tố chất đều có
những giai đoạn phát triển với nhịp điệu nhanh và những giai đoạn phát triển
tương đối chậm. Ngoài ra, sự phát triển các TCTL diễn ra không đồng bộ,
mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng vào những thời kỳ khác nhau.
Tập luyện thể dục thể thao sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển các
TCTL, song nhịp điệu phát triển đó khơng giống nhau ở các lứa tuổi khác
nhau, các TCTL đạt đến mức phát triển cao vào những thời kỳ khác nhau.
[30]
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các TCTL không biểu hiện một
cách đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. Từ đó, chúng tơi đưa ra kết
luận chung nhất:
Tố chất thể lực là khả năng con người thực hiện các động tác, các hoạt
động thể lực khác nhau, cơ thể phải thể hiện khả năng của mình ở nhiều mặt,
các mặt khác nhau đó của khả năng cơ thể trong hoạt động thể lực.
14


Rèn luyện thể lực thông qua việc phát triển các TCTL là cơng việc
hàng đầu của q trình hồn thiện thể chất cho con người. Do vậy, giáo dục
thể chất phải bắt đầu từ khi còn nhỏ mới đạt được tới điều mong muốn, q
trình ấy phải gắn bó chặt chẽ và phối hợp với quá trình phát triển hình thái chức năng cơ thể của trẻ. Ở lứa tuổi mẫu giáo lên hướng vào việc chính là:

phát triển tố chất khéo léo, thực hiện động tác nhanh và củng cố những nhóm
cơ chính có liên quan tới sự phát triển độ dẻo. Lượng vận động của lứa tuổi
này phải thận trọng, phải đặc biệt quan tâm và theo dõi chặt chẽ sức khỏe của
các em. Cùng với việc phát triển tố chất khéo léo (TCKL) và mềm dẻo cần có
bài tập để tăng sức bền, sức mạnh cho trẻ.[30]
1.2.4. Khái niệm tố chất khéo léo
Khéo léo là một trong những TCTL của con người vì vậy nó được
nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu trên nhiều phương diện khác
nhau như: trong đời sống, trong sinh lí học, tâm lí học, thể dục thể thao, giáo
dục học...
Trong đời sống, sự khéo léo rất đa dạng, phong phú, nó được thể hiện
trong muôn mặt của cuộc sống như khéo léo trong công việc, khéo léo trong
giao tiếp, khéo léo trong cách ăn ở, trong lĩnh vực nghệ thuật, trong thể thao,
khéo léo trong việc sắp đặt tính tốn mọi việc sao cho chu tồn, sn sẻ…và
vì thế mà cũng có nhiều quan niệm, nhiều định nghĩa khác nhau phụ thuộc
vào người nói muốn nói đến sự khéo léo trong lĩnh vực nào. Nhờ sự khéo léo
mà con người thực hiện được những động tác chính xác, nhanh chóng, hạn
chế được các động tác thừa, tiết kiệm được sức, đem lại hiệu quả trong công
việc, trong cuộc sống.
Khái niệm khéo léo là một khái niệm phổ biến trong cuộc sống của con
người. Theo trang web www. informatik.uni-leipzig.de: khéo léo chỉ sự khéo
léo nói chung: chân tay khéo léo. Trang www.vi.wiktionary.org/wiki: khéo
15


léo tương ứng với từ skill có nghĩa là sự khéo léo, sự khéo tay, sự tinh xảo, kỹ
năng, kỹ xảo.
Theo từ điển tiếng Việt khéo léo: khéo trong cách làm hoặc cách đối
xử.[50]
Trong một số lĩnh vực chuyên môn khác nhau cũng có nhiều quan niệm

về sự khéo léo:
Theo quan điểm sinh lí học, sự khéo léo được thể hiện bởi khả năng
hình thành những đường liên hệ tạm thời, hoàn thành những động tác phối
hợp phức tạp, cần thiết trong tình huống phức tạp và ln thay đổi. Thực chất
sự khéo léo là một năng lực hỗn hợp của cơ thể, vì thế nó có liên quan đến sự
hồn thiện kĩ năng vận động.[2]
Trong tâm lí học thể dục thể thao: TCKL (phối hợp vận động) là khả
năng tiếp thu nhanh kỹ năng vận động những động tác mới học và năng lực
chuyển hóa hoạt động vận động phù hợp với yêu cầu của tình huống đã thay
đổi. Đối tượng phản ánh của TCKL là mức độ chuẩn xác về các tham số thời
gian, không gian và dùng sức trong quá trình thực hiện hành động vận động.
Yêu cầu về mặt tâm lí, những biểu hiện khéo léo trong vận động thể lực là các
cảm giác và biểu tượng chính xác về định lượng dùng sức, nhịp độ, nhịp điệu
động tác, biên độ, và phương hướng chuyển động của động tác.[51]
Trong thể dục thể thao coi khéo léo là năng lực phối hợp vận động gồm
có bảy thành phần năng lực riêng có tính đặc thù khác nhau: đó là năng lực
liên kết vận động, năng lực định hướng, năng lực thăng bằng, năng lực nhịp
điệu, năng lực phản ứng, năng lực phân biệt vận động và năng lực thích ứng.
Có rất nhiều tác giả đã đi sâu và nghiên cứu về tố chất khéo léo cho trẻ
mầm non như:
Theo A. V. Kenheman & D. V. Khuglaeva sự khéo léo là khả năng
nắm được những động tác mới (khả năng học một cách nhanh chóng), nhanh
16


chóng tổ chức lại hoạt động vận động phù hợp với hồn cảnh thay đổi bất
ngờ. Nó có liên quan chặt chẽ với việc hình thành kỹ năng vận động và xác
định bởi tính chính xác của các thành tố không gian, thời gian và sức lực của
vận động.[16]
Theo tác giả Lưu Tân đó là khả năng phối hợp (tố chất điều chỉnh) bao

gồm năng lực thăng bằng, tốc độ, tính mềm dẻo, tính nhanh nhạy và năng lực
nhịp nhàng.[30]
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đó là sự vận động khéo léo của toàn
thân.[41]
Theo tác giả Đặng Hồng Phương sự khéo léo là khả năng thực hiện
động tác phức tạp về phối hợp vận động.[27]
Từ cách hiểu trên đây cho ta thấy, tiêu chuẩn đầu tiên của khéo léo là
sự hợp lý trong phối hợp các động tác, thứ đến là tính chính xác của các động
tác trong khơng gian, thời gian và dùng lực.
Do đó, việc phát triển sự khéo léo gắn liền với phát triển các năng lực
phán đốn khơng gian, thời gian, định hướng, năng lực phối hợp vận động là
rất cần thiết. Theo nhóm các tác giả của bộ chuẩn phát triển trẻ em tuổi, sự
khéo léo là tố chất được quan tâm phát triển và được thể hiện ở khả năng phối
hợp vận động: phối hợp vận động các nhóm cơ lớn, phối hợp vận động các
nhóm cơ nhỏ, phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động.
Như vậy, khéo léo hay còn gọi là năng lực phối hợp vận động là một
TCTL tổng hợp. Có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Khéo léo là
năng lực định hướng và phản ứng nhanh chóng có tình huống mới nảy sinh.
Khéo léo là khả năng phối hợp động tác trong hoạt động vận động... Cho dù
hiểu khéo léo theo các góc độ khác nhau, song người ta đều thừa nhận tố chất
này bao hàm trong đó nhiều năng lực, nhiều thành phần để tạo nên khả năng
phối hợp vận động cao. Từ đó, chúng tơi đưa ra kết luận chung nhất:
17


Khéo léo là khả năng con người thực hiện những động tác phối hợp
phức tạp và khả năng hình thành những động tác mới phù hợp với yêu cầu
vận động và hoàn cảnh thay đổi.
1.2.5. Khái niệm rèn luyện tố chất khéo léo
Việc nghiên cứu về TCTL nói chung và TCKL nói riêng đã được nhiều

nhà khoa học quan tâm và đều khẳng định cơ sở tự nhiên của việc hình thành
các tố chất thể lực dựa trên học thuyết của Xêsênốp và I.P.Pav.Lop và những
cơng trình nghiên cứu về hoạt động thần kinh cấp cao đặc biệt là thuyết hình
thành định hình động lực (ĐHĐL).
Sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động có mối quan hệ chặt chẽ
với TCTL. Sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo trong quá trình dạy các dạng
vận động khác nhau được thực hiện trong sự thống nhất liên tục với giáo dục
các TCTL và ngược lại. Trong quá trình hình thành kỹ năng vận động, các tố
chất thể lực TCTL cũng được hồn thiện thêm. Như vậy, có thể thấy q trình
hình thành TCTL và quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động đều được
dựa trên cơ sở hình thành ĐHĐL. Vì vậy, có thể dựa trên q trình hình thành
kỹ năng kỹ xảo để rèn luyện TCTL nói chung và TCKL nói riêng. Do đó, có
thể khẳng định cơ chế sinh lí của việc hình thành TCTL được lý giải dựa vào
học thuyết I.P.Pavlov về ĐHĐL. Đó là các phản xạ có điều kiện được hình
thành và củng cố trong vỏ não. Đó cũng chính là cơ chế hình thành TCKL.
Tuy nhiên, mỗi TCTL lại có những đặc trưng riêng nên cơ chế hình
thành cũng có sự khác biệt dựa trên những cơ sở sinh lí riêng. TCKL phụ
thuộc vào các yếu tố sau:
- Có liên quan tới việc hình thành kỹ năng vận động.
- Khả năng định hướng trong không gian và thời gian.
- Phản ứng nhanh trước kích thích mới lạ.

18


- Phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác như: sức mạnh,
sức nhanh, sức bền.
- Liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Tóm lại, q trình hình thành TCKL là một quá trình phức tạp và được
hình thành qua ba giai đoạn.

Giai đoạn 1: Lan tỏa hưng phấn. Ở đây diễn ra sự lan tỏa của quá trình
thần kinh, phản ứng trả lời của cơ thể với kích thích chưa được chọn lọc, phối
hợp vận chưa khéo léo, động tác chưa chuẩn xác về khơng gian và thời gian
cịn nhiều động tác thừa, chưa biết tiết kiệm sức. Đây là giai đoạn chọn lọc và
phối hợp các cử động đơn lẻ thành một động tác thống nhất. Tuy nhiên, trong
giai đoạn này hưng phấn dễ khuyếch tán sang các vùng thần kinh khác, cơ thể
chưa thể phân biệt được chính xác các kích thích có điều kiện khác nhau nên
khả năng phối hợp vận động chưa tinh tế.
Giai đoạn 2: Tập trung hưng phấn. Đây là giai đoạn tập trung hưng
phấn vào những vùng nhất định do các động tác được lặp đi lặp lại. Khi đó
động tác được phối hợp tốt hơn, các động tác thừa bị ức chế dần. Động tác bắt
đầu được định hình, có sự chuẩn xác về động tác trong không gian và thời
gian, phản ứng nhanh trong tình huống bất ngờ nhưng chưa ổn định do chưa
được củng cố vững chắc.
Giai đoạn 3: Tự động hóa. Đây là giai đoạn hình thành các đường liên hệ
tạm thời giữa các trung khu thần kinh trên vỏ não. Do đó sự phối hợp động tác
đã được củng cố vững chắc trở nên tự động hóa, sự phối hợp vận động trở nên
chính xác, đúng trong các tình huống, tiết kiệm sức và khơng có động tác thừa.
TCKL bao giờ cũng được hình thành dựa trên cơ sở những kỹ năng vận
động đã có. TCKL sẽ được xây dựng dần trên cơ sở các đường liên hệ tạm
thời đã được hình thành trong các kỹ năng vận động đã có.

19


×