Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ 5 6 TUỔI tại lớp 5 TUỔI a2 TRƯỜNG MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 12 trang )

1

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI LỚP 5 TUỔI A2 TRƯỜNG MẦM NON
I. Lý do lựa chọn biện pháp:
1. Vai trò của biện pháp
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, thông qua
các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp những kiến thức, kỹ năng từ đó
hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Bằng trải nghiệm thực tế “Học mà chơi - chơi mà học”, hoạt động này đã
tạo cho trẻ niềm hứng thú tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh và khi gặp
các tình huống trong thực tế, trẻ dễ dàng thể hiện cảm xúc, kỹ năng xử lý tình
huống. Từ đó bộc lộ những điểm mạnh, điểm yếu, sở trường của từng trẻ để
giúp giáo viên có biện pháp điều chỉnh hoạt động phù hợp trong q trình chăm
sóc và giáo dục trẻ.
Năm học 2020 - 2021 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp mẫu giáo 5 tuổi A2, với tổng số học sinh là 29 cháu. Trong q trình
thực hiện cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt tổ chức cho trẻ tham gia hoạt
động trải nghiệm tại lớp có những thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng giáo
dục và đào tạo , cũng như ban giám hiệu trường mầm non Chu Hố trong cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân tơi là một giáo viên nhiệt tình, có sức khỏe, có tinh thần trách
nhiệm cao trong cơng việc. Ln u nghề, mến trẻ, ln ln có ý thức học
hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chun mơn của
mình.
Lớp 5 tuổi A2 do tơi phụ trách đều là con em của các gia đình sinh sống
trên địa bàn xã , đa số trẻ trong lớp đều khỏe mạnh.
Tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt cao, trẻ thích được đến trường, lớp.




2

Đây chính là những điều kiện thuận lợi trong cơng tác chăm sóc giáo dục
trẻ nói chung và việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm nói
riêng.
2.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, khi tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm
cho trẻ tôi nhận thấy cịn khơng ít khó khăn, cụ thể:
* Về phía nhà trường
Trường mầm non là trường miền núi còn gặp nhiều khó khăn hơn so với
các trường mầm non trong thành phố . Vì vậy kinh phí cịn hạn hẹp nên việc
đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động trải nghiệm của
trẻ chưa phong phú.
* Về phía phụ huynh
Nhận thức một số bậc phụ huynh trong lớp về tầm quan trọng của giáo
dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ chưa đầy đủ .
* Về phía giáo viên
Thực tế khi tổ chức và tham gia dự, quan sát hoạt động trải nghiệm cho
trẻ tôi nhận thấy bản thân và nhiều giáo viên đôi khi còn lúng túng trong cách
tổ chức và thiết kế các trò chơi cho trẻ được tham gia trải nghiệm.
* Về phía trẻ
Một số trẻ nhận thức chậm, chưa mạnh dạn tự tin, chưa có kỹ năng phối
hợp nhóm khi tham gia hoạt động.
Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống thực tế khi tham gia hoạt động của
trẻ hạn chế.
Việc xây dựng môi trường, sắp xếp tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng
như việc làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên và trẻ chưa thực sự khoa học, sáng
tạo.


Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2020.


3

Nội dung
Trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động
Trẻ có khả năng làm việc nhóm khi tham gia hoạt động
Trẻ có kỹ năng giao tiếp trước đám đơng
Trẻ có kỹ năng xử lý tình huống khi tham gia hoạt động

Số trẻ
17/29
16/29
16/29
15/29

Tỷ lệ
59%
55%
55%
52%

Với những hạn chế nêu trên và kết quả bảng khảo sát về phía trẻ tơi ln
trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào giúp trẻ lớp mình có kỹ năng giao tiếp,
mạnh dạn, tự tin, chủ động trong xử lý các tình huống và để đạt được mục tiêu
đó tơi nghĩ rằng việc giúp trẻ thường xun được tham gia trải nghiệm thực sự
sẽ là một cơ hội tốt, có ý nghĩa vơ cùng quan trọng giúp trẻ khám phá các kiến
thức và thế giới xung quanh. Trải nghiệm còn giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng

sống một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Đó cũng chính là lý do thơi thúc tơi
nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp 5 tuổi A2 trường mầm non ’’.
II. Nội dung các biện pháp
1. Nội dung 1 : Tạo môi trường mở, an tồn thân thiện cho trẻ trải
nghiệm
Mơi trường mở, an toàn thân thiện là điều kiện tiên quyết tạo cơ hội cho trẻ
tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm.
Trong thực tế chăm sóc giáo dục hàng ngày việc tạo môi trường mở, làm đồ
dùng, đồ chơi để đảm bảo trẻ thực sự là chủ thể tích cực của từng hoạt động bản
thân tôi đã thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu sao cho phù hợp khả năng nhận thức
của từng trẻ, giúp cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm một cách thuận tiện đạt
hiệu quả cao.
Tôi khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ cùng cơ tham gia chuẩn bị đồ
dùng, đồ chơi, vật liệu và bố trí, sắp xếp trang trí mơi trường diễn ra các hoạt
động trải nghiệm.
Hình ảnh về tạo mơi trường và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ


4

Ưu tiên lựa chọn các nguyên vật liệu gần gũi dễ kiếm, dễ tìm ở địa
phương để đảm bảo cho trẻ có cơ hội rèn luyện tính chủ động, sáng tạo và rèn
luyện các kỹ năng thơng qua q trình xây dựng ý tưởng, để tạo ra các sản
phẩm sáng tạo có liên quan đến chủ đề của hoạt động trải nghiệm.
Hình ảnh mơi trường trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm.

Và điều được tôi quan tâm chú trọng trong việc tạo mơi trường cho trẻ trải
nghiệm đó chính là góc thiên nhiên.
Ở lớp tơi góc thiên nhiên là nơi hàng ngày giúp trẻ tiếp xúc với nhiều

loại thực vật, cát, nước... giúp trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự
nhiên một cách liên tục, trên cơ sở đó giáo dục trẻ có thái độ đúng với mơi
trường tự nhiên.
Ngồi việc bố trí nhiều loại cây xanh để hằng ngày trẻ được chăm sóc và
khám phá, tơi cịn chuẩn bị các chậu, vỏ hộp nhựa để trẻ thực hành trải nghiệm.
Ví dụ: Đối với chủ đề “ Thế giới thực vật”
Hình ảnh trẻ hoạt động gieo hạt tại góc thiên nhiên
Với tất cả các chủ đề hoạt động tôi cùng với trẻ chuẩn bị các loại chai,
lọ, các loại bột màu hoặc một số đồ dùng khác như: Sỏi, đá, xốp, muối, đường,
cát, vỏ sò… để cho trẻ được thực hành trải nghiệm tại góc thiên nhiên.
Tại góc thiên nhiên trẻ thường xuyên được trải nghiệm vui chơi, được
làm những thí nghiệm thú vị để thỏa mãn tính tị mị. Như vậy, góc thiên nhiên
càng đa dạng phong phú bao nhiêu thì hoạt động trải nghiệm tại góc thiên
nhiên càng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu.
2. Nội dung 2 : Hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm khoa học đơn
giản, gần gũi.


5

Bằng những việc làm hằng ngày, tôi đã rút ra được biện pháp nhằm phát
huy được tính tị mị, lịng ham hiểu biết và hứng thú cho trẻ trong hoạt động
khám phá, thực hành, trải nghiệm đó là tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm đơn
giản, dễ làm, vừa sức trẻ, giúp trẻ thấy được sự biến đổi kỳ diệu của thiên
nhiên và mối quan hệ qua lại phụ thuộc của nó.
Ví dụ: Thí nghiệm “ Sự căng phồng của bóng”
* Mục đích: Giúp trẻ biết được khi cho bột baking soda vào trong quả
bóng hồ tan vào chai giấm thì bột baking soda sẽ giải phóng ra khí cacbonic,
khí cacbonic làm căng phồng quả bóng.
* Chuẩn bị: Quả bóng bay, chai nhựa, phễu, giấm ăn, bột baking soda

* Tiến hành: Luồn miệng quả bóng vào đầu chiếc phễu, dùng thìa xúc 3
thìa baking soda cho vào chiếc phễu để bột baking soda rơi vào trong quả
bóng. Sau đó lấy quả bóng luồn vào miệng chai giấm ăn.
Giải thích hiện tượng: khi cho bột baking soda vào trong quả bóng thả
vào chai giấm thì bột baking soda sẽ giải phóng ra khí cacbonic, khí cacbonic
làm căng phồng quả bóng.
Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm sự căng phồng của bóng.

Ngồi ra, tơi cịn tổ chức cho trẻ làm nhiều thí nghiệm khác như: “Vật
chìm vật nổi”, “ Cái gì hịa tan trong nước”,…

Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm cái gì hòa tan trong nước


6

Thông qua việc cho trẻ tham gia trải nghiệm làm các thí nghiệm nhỏ
trong các hoạt động tại lớp và trên sân trường tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và
thích được tham gia hoạt động, trẻ biết phối hợp với các bạn trong nhóm để
thực hiện các yêu cầu. Đồng thời đây là một biện pháp giúp cho trẻ được thực
hành trải nghiệm, quá trình phát triển nhận thức của trẻ được diễn ra nhẹ nhàng
và hiệu quả hơn.
3. Nội dung 3 : Thiết kế trò chơi cho trẻ tham gia vào hoạt động trải
nghiệm.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, trò chơi đã được sử dụng như một phương
pháp, phương tiện hữu hiệu trong việc tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các sự vật
hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ. Tuy nhiên, số lượng trò chơi chưa
nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn đối với trẻ.
Do đó bản thân tơi đã chủ động, sáng tạo ra các trò chơi phù hợp, hấp
dẫn với trẻ của lớp như trò chơi: Chiếc hộp thần kỳ, vòng quay bánh xe, Chiếc

đồng hồ cổ tích...
Ví dụ cụ thể chủ đề “Thế giới thực vật”, tơi đã thiết kế trị chơi “Chiếc
lá kỳ diệu”


7

* Mục đích: Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại lá cây. Phát triển óc
quan sát, sự nhanh nhạy của trẻ. Đồng thời giáo dục trẻ ý thức lao động phục
vụ: biết nhặt lá rụng trên sân trường và bỏ rác đúng nơi qui định.
* Chuẩn bị: Rổ nhựa, kéo, hồ dán, giấy A4, chỗ ngồi cho trẻ ngồi theo
nhóm.
* Cách chơi: Chơi theo tổ.
Cơ chia lớp thành 3 hoặc 4 tổ, mỗi tổ sẽ nhặt 1 loại lá cây rụng ở sân
trường theo yêu cầu của cô trong khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời gian,
cô giáo cùng các bạn trong lớp kiểm tra kết quả của từng đội. Đội nào nhặt
nhanh, đúng loại lá theo u cầu của cơ thì đội đó sẽ chiến thắng.
Sau khi trẻ nhặt được lá theo yêu cầu của cô tơi cho trẻ ngồi theo từng
nhóm trị chuyện về đặc điểm của các loại lá cây vừa nhặt được và thực hiện
xếp, cắt, xé dán các loại lá cây trẻ nhặt được thành các bức tranh mà trẻ thích.
Việc này vừa giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm của các loại lá cây, vừa giúp
trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường xunh quanh nơi trẻ sống, vừa phát
triển được nhiều kỹ năng cho trẻ như kỹ năng vận động thô khi nhặt lá sao cho
lá không bị nhăn rách, kỹ năng vận động tinh khi trẻ xếp, cắt, xé dán lá lên
trang giấy. Đồng thời kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ khi thực
hiện bức tranh từ lá cây.
Hình ảnh trẻ làm tranh từ lá cây nhặt trên sân trường


8


4. Nội dung 4 : Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc
phụ huynh học sinh tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm
Ở lớp tôi ngay từ đầu năm học một số bậc phụ huynh chưa thực sự ủng
hộ cho hoạt động lớp, do họ chưa nhận thức tầm quan trọng của giáo dục mầm
non. Chính vì vậy trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học tôi đã tuyên truyền
với phụ huynh về tầm quan trọng của bậc học mầm non và đặc biệt là tầm quan
trọng của hoạt động khám phá, trải nghiệm dành cho trẻ 5 - 6 tuổi đối với sự
phát triển tồn diện của trẻ.
Và ngày nay, cơng nghệ thơng tin rất hiện đại, trẻ được tiếp xúc và chơi
rất nhiều trị chơi hiện đại trên máy vi tính như: Game, phim hoạt hình … làm
ảnh hưởng đến mắt và đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhân
cách của trẻ. Nhằm giúp phụ huynh giảm được những tác hại khơng tốt đó đối
với trẻ tơi đã trao đổi với phụ huynh cách chơi 1 số trò chơi giúp trẻ trải
nghiệm tại nhà như: Đong nước, làm các thí nghiệm về nước…
Trong năm học tuyên truyền, vận động mỗi phụ huynh ủng hộ cho lớp
một chậu hoa, cây cảnh để trẻ được quan sát, trải nghiệm và chăm sóc tại lớp.
Ngồi ra, vào những dịp lễ tết như ngày khai giảng, ngày rằm trung thu,
ngày tết nguyên đán, ngày quốc tế thiếu nhi… tôi đều tuyên truyền tới các bậc
phụ huynh để cùng kết hợp cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu
về ý nghĩa và các hoạt động diễn ra trong những ngày lễ đặc biệt đó.
Hình ảnh mâm cỗ trung thu của lớp được các phụ huynh trang trí


9

Hình ảnh phụ huynh học sinh cùng tham gia giao lưu

Hình ảnh cơ giáo và bậc phụ huynh cho trẻ tham quan trải nghiệm tại
Trung đoàn vận tải 652


Như vậy, kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động trải
nghiệm cho trẻ là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm giúp cho việc tổ
chức các hoạt động trải nghiệm của trẻ được tiến hành một cách dễ dàng và


10

thuận lợi hơn đồng thời đây cũng là biện pháp tốt để phụ huynh hiểu rõ hơn về
tầm quan trọng của giáo dục mầm non. Từ đó phụ huynh có những chia sẻ và
cùng chung tay với giáo viên thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và
các hoạt động trải nghiệm cho trẻ một cách tích cực, có hiệu quả.
III. Hiệu quả của biện pháp
* Đối

với trẻ: Sau khi áp dụng biện pháp cho thấy các kỹ năng của trẻ

được nâng lên rõ rệt cả về chất lượng và số lượng, hầu hết trẻ đều mạnh dạn, tự
tin trong giao tiếp, có các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và xử lý
tình huống tốt. Kết quả cụ thể :
Kết quả khảo sát cuối tháng 2 năm 2020


11

* Đối với giáo viên: Từ khi áp dụng thành cơng các giải pháp tơi khơng
cịn cảm thấy lúng túng, khó khăn mà ngược lại, tơi thấy thích thú hơn trong
việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Bản thân lại càng thấy yêu nghề và gắn
bó với trẻ nhiều hơn.
* Đối với phụ huynh: Từ khi được tôi tuyên truyền về tầm quan trọng

của bậc học mầm non và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với quá
trình phát triển nhận thức của trẻ thì nhận thức của phụ huynh được tăng lên rõ
rệt, họ hiểu hơn, quan tâm hơn đến việc học của con cái, phụ huynh rất nhiệt
tình trong việc giúp đỡ cơ một số nguyên vật liệu để phục vụ các hoạt động.
IV. Kết luận
1. Ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi có ý nghĩa quan trọng đối với giáo viên và trẻ trong việc rèn luyện và
phát triển kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, kỹ năng sử lý
các tình huống khi tham gia hoạt động .
Với những biện pháp này giáo viên tích cực hơn trong việc tổ chức các
hoạt
động trải nghiệm cho trẻ và chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch giáo
dục phù hợp với thực tế của trường lớp và học sinh mình phụ trách.
2. Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả đã đạt được như trên bản thân tôi đã rút ra một số
bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm
cho trẻ như sau:
Giáo viên cần xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung hoạt động trải
nghiệm và thiết kế tổ chức các trò chơi cho trẻ được hoạt động một cách hấp
dẫn phù hợp với nhận thức của trẻ.
Cần tạo môi trường phong phú, tích cực sưu tầm nguyên vật liệu thiên
nhiên sẵn có ở địa phương, chủ động làm đồ dùng đồ chơi và xây dựng góc
thiên nhiên phù hợp, sinh động cho trẻ thực hành trải nghiệm.


12

Giáo viên phải chú ý lắng nghe những câu hỏi của trẻ, tơn trọng ý kiến
của trẻ trong q trình thực hiện hoạt động trải nghiệm.

Phải biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong hoạt
động khám phá trải nghiệm thì mới đạt hiệu quả cao.
Phải biết phối kết hợp với phụ huynh huy động nguồn lực xã hội hóa
giáo dục trong q trình xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động cho trẻ
thực hành trải nghiệm.
Với Biện pháp “Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6
tuổi tại lớp 5 tuổi A2 trường mầm non - - ” được áp dụng trực tiếp tại lớp tôi
và đạt hiệu quả. Biện pháp được hội đồng nhà trường đánh giá cao và áp dụng
cho các khối lớp. Tôi mong muốn biện pháp của tôi được tiếp tục lan toả trong
các trường mầm non. Khi áp dụng giáo viên sẽ vận dụng linh hoạt dựa vào điều
kiện thực tế của từng nhóm lớp, địa phương nơi trẻ sống để thực hiện cho phù
hợp, góp phần phát triển tồn diện nhân cách trẻ.
Tơi rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của Hội đồng ban
giám khảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng ban giám khảo của hội thi đã lắng
nghe bài thuyết trình của tơi.



×