Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bài luận về định giá tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.47 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
II.
III.
IV.

V.
VI.

Khoáng sản – mỏ khoáng sản
Phương pháp tính tiền theo cấp quyền khai thác khoáng sản
Các vấn đề liên quan đến cách tính giá tính thuế tài nguyên
Một số quy định cụ thể về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản
Ví dụ
Đánh giá chung và thực tế áp dụng

KẾT LUẬN

VII.

Định giá khoảng sản theo phương pháp thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên khoáng sản nói riêng ngày
càng khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng của nó đối với mọi mặt cuộc


sống. Nó không chỉ đầu vào cho mọi quá trình sản xuất mà còn là nền
tảng phát triển kinh tế, thúc đẩy giao thương cho mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, sự vô hạn các ứng dụng của tài nguyên thiên nhiên trong đời sống
buộc con người, đặc biệt là những nhà quản lý phải đối mặt với một thực
tế khắc nghiệt: chính là sự hữu hạn của tài nguyên. Mặc dù vẫn có
những nguồn tài nguyên vô tận, nguồn tài nguyên mới, nguồn tài nguyên
có thể tái tạo đang được nghiên cứu, song không thể phủ nhận, những
nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người đã và
đang đều là những nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Chính những áp
lực về sự phân bổ sử dụng tài nguyên đó buộc con người phải lượng hóa
một cách chuẩn xác nhất những nguồn tài nguyên đang hàng ngày được
khai thác. Các phương pháp định giá tài nguyên, đặc biêt là những
nguồn tài nguyên mỏ khoáng sản cũng vì thế được ra đời và ngày càng
trở nên phổ biến.
Không khó để nhận ra một số phương pháp định giá tài nguyên mỏ
khoáng sản thông dụng thường được nhắc đến là phương pháp so sánh,
phương pháp thu nhập( đầu tư ) và phương pháp lợi nhuận. Những
phương pháp này đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng nhưng nhìn


chung đều chưa được áp dụng rộng rãi ( trên thị trường khoáng sản Việt
Nam), hoặc có thì đều cho những kết quả có độ chênh lệch khá cao ( do
giá trị mỏ khoáng sản được gián tiếp qua các thị trường, kết quả còn chịu
tác động của nhiều yếu tố). Mặt khác những phương pháp đánh giá này
hoàn toàn chỉ tập trung vào giá trị nguồn tài nguyên đem lại cho người
khai thác, được tính trực tiếp thông qua trữ lượng tài nguyên. Điều này
tuy không sai nhưng vô hình chung ảnh hưởng đến việc phát triển tài
nguyên theo hướng bền vững ( khi con người chỉ chăm chăm khai thác
theo trữ lượng những nguồn tài nguyên mà không để ý những hệ quả xấu
khác). Hiểu được những vấn đề này, nghị định 203 – 2013 của Chính

phủ đã đưa ra một cách tính khác, tuy vẫn tính giá trị của mỏ tài nguyên
thông qua trữ lượng và các chỉ số liên quan song giá trị này được áp
dụng trực tiếp lên người khai thác gọi là tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản.
Bài luận hôm nay sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề xung quanh
phương pháp xác định giá trị khoản tiền này, đồng thời sẽ liệt kê thêm
một số khoản thuế, phí có liên quan trong lĩnh vực khai thác tài nguyên.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
1.

KHOÁNG SẢN – MỎ KHOÁNG SẢN
Khái niệm khoáng sản – mỏ khoáng sản
Khoảng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà
thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép


sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong các lĩnh vực sản xuất
ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.
Sự tích tụ của khoáng sản tạo thành các mỏ ( hay còn gọi là
khoáng sàng), còn trong trường hợp chiếm một diện tích lớn

-

được gọi là các vùng mỏ, bồn hay bể.
Việc khai thác các khoáng sản gọi là khai khoáng.
2. Một số cách phân loại khoáng sản chủ yếu:
Theo mục đích và công dụng người ta chia thành các loại khoáng
sản sau:
• Khoáng sản nhiên liệu hay nhiên liệu hóa thạch bao gồm dầu



mỏ, khí đốt, đá phiến dầu, than bùn, than…
Khoáng sản phi kim bao gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá
vôi, cát, sét…đá xây dựng như đá hoa cương… và các khoáng



sản phi kim khác.
Khoáng sản kim loại ( hay quặng): bao gồm các loại quặng kim



loại đen, kim loại màu và kim loại quý
Nguyên liệu đá màu: bao gồm ngọc thạch anh, đá mã não.. và
các loại đá quý như kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, xa-

-



phia…
Thủy khoáng bao gồm nước khoáng và nước ngọt ngầm dưới



đất
Nguyên liệu khoáng – hóa : bao gồm apatit và các muối khoáng

khác như phốt phát, bari…

Theo trạng thái vật lý phân ra:
• Khoáng sản rắn : như quặng kim loại..
• Khoáng sản lỏng: như dầu mỏ, nước khoáng…
• Khoáng sản khí: như khí đốt, khí trơ…


PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC

II.

KHOÁNG SẢN
Theo Nghị định 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính,
mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
1.

Khái niệm

Theo điều 2, Nghị định 203/2013, phương pháp tính tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản là phương pháp thu tiền khai thác
áp dụng với các đối tượng :
-

Các cơ quan nhà nước thực hiện công tác tính, thu, quản lý

và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác không thông
qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản
2. Phương pháp tính
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính theo công
thức sau:

T = Q x G x K 1 x K2 x R
Trong đó:
T - Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính đồng
Việt Nam;
Q - Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được
quy định cụ thể dưới đây; đơn vị tính là m3, tấn;


G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác
định theo giá tính thuế tài nguyên; đơn vị tính là đồng/đơn vị
trữ lượng;
K1 - Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp
khai thác, được quy định: Khai thác lộ thiên K 1 = 0,9; khai
thác hầm lò K1 = 0,6; khai thác nước khoáng, nước nóng
thiên nhiên và các trường hợp còn lại K1 = 1,0;
K2 - Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
và đặc biệt khó khăn áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi
đầu tư do Chính phủ quy định: Khu vực khai thác khoáng sản
thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, K 2 = 0,90; khu
vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế - xã hội khó
khăn, K2 = 0,95; các khu vực khai thác khoáng sản thuộc
vùng còn lại, K2 = 1,00;
R - Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính
là phần trăm (%). Cụ thể :
Số
TT

Nhóm, loại khoáng sản

I Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và


R (%)


than bùn

1

2

Vật liệu xây dựng thông thường dùng cho san lấp (đá,
cát, đất)
Than bùn và các loại vật liệu xây dựng thông thường còn
lại

5

4

II Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng
1 Cát trắng, sét chịu lửa

3

2 Đá ốp lát gốc

1

3 Khoáng sản vật liệu xây dựng còn lại


2

III Nhóm khoáng sản kim loại
1 Titan sa khoáng ven biển

3

2 Các khoáng sản kim loại còn lại

2

IV Nhóm khoáng sản nguyên liệu
1 Đá vôi, secpentin

3


2 Các khoáng sản nguyên liệu còn lại

2

V Nhóm khoáng sản đá quý, đá bán quý

2

VI

Nhóm khoáng sản nước nóng, nước khoáng và khí
CO2


2

(Ban hành kèm theo Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11
năm 2013 của Chính phủ)

3.

Những điểm cần lưu ý
3.1.

Về các khái niệm có thể gây nhầm lẫn ( /Điều 2/ NĐ

203)


Trữ lượng địa chất là một phần hoặc toàn bộ trữ lượng khoáng
sản trong khu vực đã thăm dò được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.



Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) là trữ
lượng địa chất nằm trong ranh giới khu vực được cấp phép khai
thác.



Trữ lượng khai thác là trữ lượng địa chất nằm trong ranh giới
khu vực được phép khai thác; trong đó, đã loại bỏ một phần trữ



lượng do áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò
nhằm đảm bảo khả thi trong quá trình khai thác.


Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác
(K1) là tỷ lệ giữa trữ lượng địa chất đã được loại bỏ một phần do
thiết kế phương pháp khai thác và trữ lượng địa chất trong ranh
giới khu vực được cấp phép khai thác.



Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) được quy
định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị quặng nguyên khai của khu
vực khoáng sản được phép khai thác. Giá trị này được xác định
trên cơ sở các yếu tố trữ lượng địa chất, giá tính thuế tài nguyên
và các hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai
thác, điều kiện kinh tế - xã hội.

3.2. Sự

quy định chi tiết về trữ lượng để cấp quyền khai thác

khoáng sản (điều 6- NĐ 203)
-

Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản cấp trước ngày Luật

khoáng sản 2010 có hiệu lực, trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản là trữ lượng còn lại tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Cụ

thể được xác định như sau:




Trường hợp trữ lượng ghi trong giấy phép khai thác là trữ lượng

địa chất: Lấy trữ lượng trong giấy phép trừ (-) đi trữ lượng khai thác đã
được tính quy đổi thành trữ lượng địa chất. Quy đổi trữ lượng đã khai
thác ra trữ lượng địa chất được thực hiện bằng cách lấy trữ lượng đã khai
thác chia (:) cho hệ số thu hồi khoáng sản liên quan phương pháp khai
thác;


Trường hợp trong giấy phép khai thác không ghi trữ lượng địa
chất và chỉ ghi trữ lượng khai thác: Lấy trữ lượng trong giấy
phép trừ (-) đi trữ lượng đã khai thác và chia (:) cho hệ số thu
hồi khoáng sản liên quan phương pháp khai thác;



Trường hợp trong giấy phép khai thác ghi tài nguyên được phép
khai thác, công suất khai thác năm và thời hạn khai thác hoặc
chỉ ghi công suất khai thác năm và thời hạn khai thác: Lấy công
suất khai thác năm nhân (x) với thời hạn còn lại của giấy phép
và chia (:) cho hệ số thu hồi khoáng sản liên quan phương pháp
khai thác;




Trường hợp trong giấy phép khai thác ghi khối lượng sản phẩm
hàng hóa (ví dụ số lượng viên gạch, ngói hoặc các trường hợp
khác) và thời gian thực hiện: Lấy mức tiêu hao nguyên liệu/đơn
vị sản phẩm trong dự án đầu tư nhân (x) với khối lượng hàng
hóa sản xuất trong năm, nhân (x) với thời hạn khai thác còn lại


của giấy phép và chia (:) cho hệ số thu hồi khoáng sản liên quan
phương pháp khai thác;


Trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản là nước khoáng và
nước nóng thiên nhiên: Lấy lưu lượng nước m3/ngày-đêm theo
cấp phép nhân (x) với thời hạn khai thác còn lại của Giấy phép;

Đối với các Giấy phép khai thác khoáng sản cấp sau ngày Luật

-

khoáng sản 2010 có hiệu lực và trước ngày Nghị định này có hiệu lực:
Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định tương
tự như trên; trong đó trữ lượng đã khai thác bằng không (0).
III.

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH TÍNH GIÁ TÍNH
THUẾ TÀI NGUYÊN

-

Giá tính thuế tài nguyên là mức giá mà các cơ sở khai thác tài

nguyên tự xác theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên và các
văn bản hướng dẫn hiện hành. Kết thúc năm hoặc hợp đồng khai
thác tài nguyên, người nộp thuế phải xác định lại giá tính thuế theo
thực tế làm căn cứ lập Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên.
Ví dụ:
Công ty C khai thác cát làm vật liệu xây dựng.
Trong kỳ tính thuế, Công ty khai thác được 100.000 m3 cát.
Trong đó:


- Bán tại nơi khai thác: 25.000 m3, với giá chưa có thuế GTGT
là 20.000 đồng/m3.
- Bán tại canhj tranh của bên mua là 75.000 m3, với giá chưa có
thuế là 90.000đồng/m3. Chi phí vận chuyển từ nơi khai thác đến
công trình là 50.000 đồng/m3 (Không được trừ chi phí quản lý
sản xuất chung).
Giá tính thuế tài nguyên đối với cát xây dựng trong kỳ của Công
ty C được xác định theo giá bình quân như sau:
(25.000m3 x 20.000đ) +

Giá tính
thuế tài
nguyên

[75.000 m3 x (90.000đ –
=

50.000đ)]

35.000

=

đ/m3

25.000 m3 + 75.000 m3

Giá tính thuế tài nguyên này được áp dụng thống nhất cho toàn
bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ, chứ không tính
riêng giá tính thuế theo sản lượng ở của từng khâu (bán tại nơi
khai thác hay vận chuyển đi tiêu thụ).

IV.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THU TIỀN CẤP
QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1. Phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản


- Nộp một lần bằng 100% tổng số tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản đối với các trường hợp sau:
a) Thời gian khai thác còn lại trong Giấy phép khai thác hoặc
cấp mới bằng hoặc dưới 05 (năm) năm;
b) Tổng giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản bằng
hoặc nhỏ hơn 01 (một) tỷ đồng.
- Nộp nhiều lần đối với các trường hợp không thuộc những
trường hợp trên và được quy định như sau:
a) Số tiền mỗi lần nộp được tính như sau:
- Đối với các Giấy phép khai thác khoáng sản cấp trước ngày
Nghị định này có hiệu lực: Lần đầu thu khi có thông báo của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các lần sau thu hàng năm

liên tục (trước ngày 31 tháng 3 các năm tiếp theo) và hoàn
thành việc thu trước khi giấy phép hết hạn 5 năm. Cụ thể theo
công thức như sau:
Thn = T: (X - 4)
Thn - Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp hàng
năm; đồng Việt Nam;


T - Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp;
đồng Việt Nam;
X - Số năm khai thác còn lại; năm;
- Đối với các Giấy phép khai thác khoáng sản cấp sau ngày
Nghị định 203 có hiệu lực: Lần đầu thu trước khi cấp Giấy
phép khai thác; các lần sau thu hàng năm liên tục (trước ngày
31 tháng 3 các năm tiếp theo) và hoàn thành việc thu vào nửa
đầu thời hạn cấp phép. Cụ thể theo công thức như sau:
Thn = 2T: X
Thn - Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp hàng năm;
đồng Việt Nam;
T - Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp;
đồng Việt Nam;
X - Tổng số năm được khai thác; năm;
Số tiền nộp từ lần thứ hai phải nhân với tỷ số chênh lệch giá
tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Cụ thể như sau:
Tn = Thn x Gn : G
Tn - Tiền nộp lần thứ n; đồng Việt Nam;


Thn - Tiền nộp hàng năm; đồng Việt Nam;
Gn - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời

điểm nộp tiền lần thứ n; đồng/đơn vị trữ lượng;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lần đầu;
đồng/đơn vị trữ lượng;
Trong quá trình khai thác, tổ chức, cá nhân có thể đề nghị
thay đổi giảm số lần nộp và tăng số tiền phải nộp cho các lần
còn lại.
-

Thời điểm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất lần
đầu là 90 (chín mươi) ngày tính từ ngày nhận được thông báo của
Cục thuế địa phương; thời điểm các lần sau chậm nhất là ngày 31
tháng 3 các năm tiếp theo. Sau các thời điểm này, ngoài số tiền
phải nộp theo thông báo, tổ chức, cá nhân còn phải nộp tiền phạt
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

-

Trường hợp trữ lượng khoáng sản được cấp phép lớn, thời gian

khai thác còn lại và công suất khai thác trung bình hàng năm không thể
hết phần trữ lượng chưa khai thác; tổ chức, cá nhân có thể xin điều chỉnh
Giấy phép khai thác về công suất hoặc trữ lượng. Tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản thực hiện theo Giấy phép khai thác hiện hành và được
điều chỉnh phù hợp khi Giấy phép khai thác thay thế có hiệu lực pháp
luật.


2.

Phương thức nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản


Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện nộp 70% cho
ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương, đối
với Giấy phép do Trung ương cấp; 100% cho ngân sách địa
phương, đối với Giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
V.

VÍ DỤ

Báo cáo tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với Giấy phép
khai
thác khoáng sản số 10xx/GP-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi
trường cấp cho
Doanh nghiệp S được phép khai thác quặng sắt bằng phương pháp lộ
thiên tại
mỏ A, huyện H, tỉnh M
1. Hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- Giấy phép khai thác số 10xx/GP-BTNMT;
- Ngày cấp: 12 tháng 6 năm 2009;
- Thời hạn Giấy phép khai thác: 11 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép
khai thác;
- Loại khoáng sản: quặng sắt;
- Vị trí của khu vực được cấp phép khai thác: huyện H, tỉnh M (Theo hồ
sơ cấp phép khai thác);


- Trữ lượng ghi trong Giấy phép khai thác:
+ Trữ lượng địa chất: 1.323.000 tấn quặng sắt;
+ Trữ lượng khai thác: 1.301.000 tấn quặng sắt.
- Trữ lượng khoáng sản đã khai thác tính đến thời điểm 30 tháng 6 năm

2011: 123.218 tấn quặng sắt (Theo kê khai nộp thuế tài nguyên của
Doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh M có các chứng từ hợp pháp chứng
minh).
- Phương pháp khai thác: Lộ thiên
2 Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của giấy phép trên xác định theo
công thức:
T = Q x G x K1 x K2 x R
Các thông số được xác định cụ thể như sau:
1) Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q).
Trường hợp này, Giấy phép được cấp trước ngày Luật khoáng sản năm
2010 có hiệu lực, trong giấy phép khai thác ghi trữ lượng địa chất.
Q được xác định bằng cách: “Lấy trữ lượng trong giấy phép trừ (-) đi
trữ lượng khai thác đã được tính quy đổi thành trữ lượng địa chất. Quy
đổi trữ lượng đã khai thác ra trữ lượng địa chất được thực hiện bằng
cách lấy trữ lượng đã khai thác chia (:) cho hệ số thu hồi khoáng sản
liên quan phương pháp khai thác”
(Áp dụng theo Điểm a, Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 203/2013/NĐCP).


Theo báo cáo của Doanh nghiệp thì tính đến thời điểm 30 tháng 6 năm
2011 (thời điểm Luật khoáng sản năm 2010 có hiệu lực), Doanh nghiệp
đã khai thác được 123.218 tấn quặng sắt (Đã đối chiếu với kê khai nộp
thuế tài nguyên của Doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh M có các chứng từ
hợp pháp chứng minh).
Như vậy, Q được xác định cụ thể như sau:
Q = 1.323.000 – (123.218 : 0,9) = 1.186.091 tấn quặng sắt (đơn vị trữ
lượng)
2) Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (G).
Theo Quyết định số xx/QĐ-UB ngày x tháng y năm 201x của Ủy ban

nhân dân tỉnh M thì giá tính thuế tài nguyên (Gtn) đang được tỉnh M áp
dụng đối với quặng sắt là 1.200.000 đồng/tấn (đơn vị đồng/đơn vị sản
phẩm), đây là giá của sản phẩm tinh quặng sau chế biến có hàm lượng
Fe≥60%. Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (G) xác định theo
giá tính thuế tài nguyên (Gtn) phải sử dụng Hệ số quy đổi (Kqđ) từ
quặng nguyên khai thành quặng thành phẩm như sau:
DGMVG (đ/đơn vị trữ lượng) = Gtn (đ/đơn vị sản phẩm) : (chia) Kqđ
(đơn vị trữlượng/đơn vị sản phẩm).
Hệ số quy đổi từ quặng nguyên khai sang quặng thành phẩm do UBND
tỉnh ban hành căn cứ theo Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16 tháng
11 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số
74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ.
- Hệ số quy đổi (Kqđ) từ quặng nguyên khai thành quặng thành phẩm:
1,7 tấn quặng nguyên khai (đơn vị trữ lượng)/tấn thành phẩm (đơn vị
sản phẩm)


(Theo Quyết định số xx/QĐ-UB ngày x tháng y năm 201x của Ủy ban
nhân dân tỉnh M, có hiệu lực tại thời điểm tính tiền)
Trong ví dụ này, áp dụng hệ số quy đổi theo Quyết định số xx/QĐ-UB
ngày x tháng y năm 201x của Ủy ban nhân dân tỉnh M, Cụ thể:
G = 1.200.00/1.7 = 705.882 (đồng/tấn)
3) Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác
(K1)
Doanh nghiệp hiện đang khai thác bằng phương pháp lộ thiên, vì vậy
trong trường hợp này K1 = 0,9 (Điều 5, Nghị định số 203/2013/NĐ-CP).
4) Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn (K2).
Theo quy định hiện hành thì khu vực trên thuộc địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Ban hành kèm theo Nghị định số

108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ), do vậy K2
= 0,9 (Quy định tại Điều 5, Nghị định số 203/2013/NĐ-CP).
5) Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R)
Khoáng sản được cấp phép là quặng sắt (thuộc nhóm các khoáng sản
kim loại còn lại), do đó R =2% (Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định số203/2013/NĐ-CP).
6) Kết quả xác định tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
doanh nghiệp phải nộp:
T = Q x G x K1 x K2 x R
T = 1.186.091 x 705.882 x 0,9 x 0,9 x 2% = 13.563.292.000 đồng
(Mười ba tỷ năm trăm sáu ba triệu hai trăm chín hai ngàn đồng).


7) Xác định số lần nộp tiền và số tiền mỗi lần nộp:
Trường hợp này, Giấy phép được cấp trước ngày Nghị định
số203/2013/NĐ-CP có hiệu lực, có tổng giá trị tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản lớn hơn 1 (một) tỷ đồng và thời gian khai thác còn lại trong
Giấy phép khai thác lớn hơn 05 (năm) năm (tính từ năm 2014 đến năm
2020). Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ được nộp làm nhiều lần.
Số tiền nộp hàng năm:
Thn = T : (X – 4)
Thn = 13.563.292.000 : (6 – 4) = 6.781.646.000 (đồng)
Như vậy, số tiền cấp quyền mà Doanh nghiệp phải nộp mỗi lần là
6.781.646.000 (đồng).
Số lần nộp: 02 lần, bắt đầu từ năm 2014, kết thúc năm 2015.

VI.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP THU TIỀN CẤP
QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ THỰC TẾ ÁP

DỤNG
1. Ưu điểm
Đây là một chính sách mới, tiền đề quan trọng để tiếp tục các
nỗ lực cải
cách thủ tục hành chính, giải phóng các nguồn lực xã hội,
phát huy tính sáng tạo,
thu hút đầu tư, tạo việc làm và tăng trưởng bền vững ngành
khoáng sản nhằm
đáp ứng những yêu cầu của hội nhập, những thách thức của
cạnh tranh và các


biến động kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu đối với nước
ta. Chính vì vậy,
đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua tiền cấp quyền
khai thác khoáng
sản là thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
có nhu cầu thực sự
khi tham gia khai thác khoáng sản, đảm bảo lựa chọn được
các tổ chức, cá nhân
thực sự có năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật công nghệ
tiên tiến nhằm thu
hồi tối đa khoáng sản khi được cấp phép, tránh việc lợi dụng

2.

mua bán, chuyển
nhượng lòng vòng Giấy phép khai thác khoáng sản
Bất cập trong áp dụng thực tế: Có thể nói sự ra đời của
Nghị định 203 quy định về mức thu tiền cấp quyền khai thác

khoáng sản còn mang nhiều bất cập, gây hoang mang cho các
tổ chức, doanh đã và đang khai thác khoáng sản. Những bất
cập này nhiều lần được đề cập trên các phương tiện truyền

-

thông. Nổi bật có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, trữ lượng, công suất ghi trên giấy phép khác xa trữ
lượng và sản lượng thực tế. Ví dụ như trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
hầu hết các mỏ đá hoa trắng được cấp từ năm 2006 - 2011, sau một
thời gian khai thác thực tế tất cả các mỏ đều cho thấy trữ lượng,

-

sản lượng thực tế thấp hơn hàng chục lần so với giấy phép.
Thứ hai, chỉ tiêu giá tính trùng và không hợp lý. Tuy bản chất thu
tiền cấp quyền là thu trên giá trị tài nguyên, trong khi đó, chỉ tiêu


giá đưa vào công thức tính tiền cấp quyền lại tính theo giá tính
thuế tài nguyên, trong giá này ngoài giá trị tài nguyên còn hàng
loạt chi phí như: Chi phí thăm dò cấp phép, xây dựng cơ bản mỏ
phân bổ và chi phí khai thác (lương, nhiên liệu, vật tư, khấu hao
máy móc thiết bị, các chi phí quản lý khác...). Các chi phí này là do
DN bỏ ra, cao thấp phụ thuộc vào từng DN, từng vùng, từng thời
điểm, nó không chỉ là giá của tài nguyên. Giá này biến động liên
tục và theo luật thì khi thay đổi trên 20% thì UBND tỉnh sẽ quyết
định lại, trên thực tế hầu như năm nào cũng điều chỉnh trong khi đó
lại lấy giá này làm cơ sở tính tiền cấp quyền với mỗi khoảng thời
gian 5 năm là bất hợp lý, đó là chưa kể đến các biến động xấu về

thị trường và sự cạnh tranh của các quốc gia khác có tài nguyên đá
-

trắng chất lượng cao, đáp ứng thị trường quốc tế.
Thứ ba, hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai
thác đối với phương pháp khai thác lộ thiên K1=0,9 là không thực
tế, trong khi hầu hết các mỏ đang hoạt động chỉ có thể đạt từ 0,6 -

-

0,8.
Thứ tư, việc nộp tiền cấp quyền từ thời điểm này trở về trước là
ngoài khả năng của các doanh nghiệp, tổ chức. Nếu nộp theo trữ
lượng ghi trên giấy phép thì số tiền này còn cao cả doanh số bán
hàng của doanh nghiệp. Nếu tính toàn bộ tiền cấp quyền thì số tiền
đó lớn hơn cả số tiền của toàn bộ dự án đầu tư mà doanh nghiệp đã
được phê duyệt và đang thực hiện, điều này gây tâm lý hoang


mang cho đại đa số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường
khoáng sản Việt Nam hiện nay.


KẾT LUẬN
Tuy mới đưa vào thực hiện từ tháng 7/2013 nhưng không thể phủ
nhận những sự thay đổi đáng kể trong công tác khai tác, quản lý,
sử dụng tài nguyên tại Việt Nam, đồng thời là một hướng đi mới
đáng nhận được sự đầu tư kỹ hơn nữa về mọi mặt. Có thể ban đầu
còn nhiều những thiếu sót và bất hợp lý, song xuất phát điểm của
phương pháp này rất đáng khích lệ. Nó không chỉ đảm bảo sự quản

lý chặt chẽ hơn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà còn giúp
hướng đến những mục tiêu bền vững hơn trong tương lai. Vì vậy
việc cần làm bây giờ, thiết nghĩ không phải chỉ là ngồi tìm những
điểm bất cập hay phản đối mà là tất cả mọi người, đặc biệt là
những nhà quản lý khai thác tài nguyên cần đưa ra những nghị
quyết chi tiết, chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo tính công bằng, khách
quan trong mọi khâu của quản lý. Chỉ có như vậy, tài nguyên thiên
nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên không thể tái tạo của đất nước
ta mới có thể đảm bảo sử dụng được lâu dài trong tương lai, đảm
bảo thực hiên những mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


Tài liệu tham khảo
Nghị định số 203/NĐ-CP
………………………………………………………………….
Tài liệu tập huấn nội bộ của Bộ tài nguyên và Môi trường về
tính tiền theo cấp quyền khai thác khoáng sản theo Nghị định
203/2013/NĐ-CP…………………………………
Vbqppl.moi.gov.vn…………………………………………………
………………………


×