Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

BÁN HÀNG RONG – THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC (NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KHU VỰC QUẬN HOÀN KIẾM – HÀ NỘI )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ
-------000-------

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH
VIÊN
Đề tài :

BÁN HÀNG RONG – THỰC TRẠNG VÀ VẤN
ĐỀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC (NGHIÊN
CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KHU VỰC QUẬN
HOÀN KIẾM – HÀ NỘI )
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Hà Văn Sự
Nhóm

: Phùng Thị Ngân K45F3
Nguyễn Mai Hương K45F3
Nguyễn Thị HảiYến K45F3


Hà Nội – 2011

2


TÓM LƯỢC
Nước Việt Nam chính thức thoát khỏi một nước nghèo và trở thành
một nước trung bình nên việc thúc đẩy kinh tế đóng vai trò rất quan trọng.
Hoạt động bán hàng rong chính là một trong những yếu tố góp phần làm
tăng trưởng nền kinh tế của nước ta. Hiện nay, hoạt động bán hàng rong xuất
hiện ngày càng nhiều và nó tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã


hội. Một mặt hoạt động này giúp tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm
cho người dân, đồng thời nó cũng mang nét văn hóa đặc trưng của người
Việt. Mặt khác, hoạt động bán hàng rong vẫn tồn tại nhiều những hạn chế
sau: gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự xã hội, chèo kéo khách du lịch,…
Để giải quyết vấn đề đó, nhà nước đã ban hành các quyết định, chính sách
pháp luật nhằm kiểm soát hoạt động này nhưng cho đến nay thì nó vẫn chưa
mang lại hiệu quả. Do đó đưa ra những giải pháp hợp lý cho phù hợp với
những yêu cầu và biến đổi của tình hình thực tế. Xuất phát từ những yêu cầu
trên chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài " Bán hàng rong- thực trạng và
vấn đề quản lý của nhà nước (nghiên cứu điển hình tại khu vực quận
Hoàn Kiếm- Hà Nội)'' làm đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm.
Đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương với các nội dụng như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Bán hàng rong- Thực trạng
và vấn đề quản lý của nhà nước (nghiên cứu điển hình tại khu vực quận
Koàn Kiếm – Hà Nội)”
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng của hoạt động bán hàng rong và vấn đề quản lý nhà nước về hoạt động
bán hàng rong trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Chương 3: Kết luận và các đề xuất với vấn đề nghiên cứu


Lời cảm ơn
Trước tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu
Trường Đại học Thương Mại và các thầy cô trong trường, những người đã
dạy dỗ và giúp đỡ chúng tôi trong thời gian làm đề tài nghiên cứu khoa học.
đăc biệt chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Hà Văn Sự đã
tận tình hướng dẫn và góp ý cho chúng tôi trong suốt quá trình làm đề tài
nghiên cứu này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô chú bán hàng rong –
những người đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập thông

tin cũng như các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên chúng em với vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn
hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm bài, rất
mong được thầy cô và các bạn giúp đỡ và đóng góp ý kiến để chúng em tiếp
thu được vốn kiến thức và kinh nghiệm hoàn thiện hơn.

Chúng em xin trân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN


DANH LỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Gánh hàng rong
Hình 2.2:hình ảnh các con phố tại quận Hoàn Kiếm sáng 10/10
Hình 2.3: Màn lừa đảo khách du lịch
Hình 2.4: Khách hàng chen chúc chờ thanh toán tại Big C Thăng Long.
Hình 2.5: Biển báo cấm hàng rong
Hình 2.6: Gánh hàng rong hoạt động trên bờ hồ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp được từ việc làm phiếu điều tra 50 người bán hàng trên
địa bàn Hoàn Kiếm – Hà Nội:
Bảng 2.2: Một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng rong


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

“BÁN HÀNG RONG – THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
CỦA NHÀ NƯỚC (NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KHU VỰC
QUẬN HOÀN KIẾM – HÀ NỘI )”
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Hình 1.1: Gánh hàng rong
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp lúa nước, người
dân có truyền thống cần cù, chăm chỉ làm lụng. Trong quá trình phát triển, đô thị
mọc lên đối lập với nông thôn nhưng với tập quán tiểu nông lâu đời thì ngày nay
những đô thị luôn mang theo mình những tập quán tiểu nông của đại bộ phận dân
cư, và có những tập quán cố hữu ăn sâu vào tiềm thức người dân không dễ gì từ bỏ,
hàng rong đã trở thành một đặc thù của hầu hết các đô thị Việt Nam.
7


Không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà hoạt động bán hàng rong còn có mặt và
phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Nhưng hoạt động bán hàng rong ở Việt Nam
có nét riêng khó trộn lẫn với nơi khác, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội. Một trong
những thành phố lớn và sầm uất của Việt Nam, Hà Nội vẫn mang trong mình hai
dòng chảy văn hóa, đó là dòng văn hóa công nghiệp và dòng văn hóa nông nghiệpnét văn hóa đặc trưng cho nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, vốn đã hình thành và
phát triển từ bao đời nay, ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân Việt Nam ngay
cả khi họ đã trở thành người thành phố.
Hàng rong ngày trước đẹp bao nhiêu, thì nay nó lại mang đến cho người thủ
đô những ấn tượng xấu bấy nhiêu. Những gánh hàng rong bây giờ là một trong
những nguyên nhân gây nên tắc đường, tai nạn, va quệt, làm xấu đi nét thẩm mỹ
của thành phố. Hàng rong tràn ngập trên phố, trong mọi ngõ ngách. Thật dễ để thấy
trên một vỉa hè, đây là gánh hàng bún đậu mắm tôm, kia là gánh hàng khoai lang
luộc, bên cạnh là hàng ngô luộc, cháo nóng…
Hà Nội ngày nay luôn có mặt những đội quân "hai sọt, một xe" đi nghêng
ngang trên đường, rong bán quần áo, giày dép, hoa quả ... Những điều đó khiến Hà

Nội bây giờ như nơi quy tụ của mọi thứ hàng hoá, mọi thứ nghề và biến Hà Nội
thành cái chợ tạp nham không người quản lý.
Không chỉ gây nên tình trạng lộn xộn trên các nẻo đường, một bộ phận
những người bán hàng rong đang làm xấu đi hình ảnh của thủ đô bởi nạn chèo kéo
khách du lịch. Ấn tượng về sự độc đáo từ những gánh hàng rong của khách du lịch
nước ngoài sẽ không còn khi họ bị quấy rầy, ép mua hàng. Đây thật sự là điều
không mong muốn ở một thủ đô văn minh.
Vậy việc quản lý của nhà nước bây giờ đã mang lai kết quả như thế nào? Và
vấn đề của nhà nước hiện nay có nên cho hoạt động bán hàng rong tiếp tục tồn tại
hay nên dẹp bỏ hoàn toàn? Nhưng để trả lời chính xác cho câu hỏi này thì chúng ta

8


nên cân nhắc, xem xét kỹ và thấy được những mặt tồn tại của vấn đề hiện nay, để
đưa ra các biện pháp đúng đắn nhất giải quyết vấn đề này.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Giáo sư Rolf Jensen (Giáo sư kinh tế học trường ĐH Connecticut ở Mĩ) phát
biểu rằng: “Tôi hiểu rằng có những người sống ở Hà Nội nhìn những gánh hàng
rong giống như một nỗi phiền toái và họ muốn không bao lâu nữa thì những người
bán hàng rong phải rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, là một nhà kinh tế học, tôi lại
đặt họ ở một vị trí khác. Đó là một bộ phận cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan
trọng với giá tương đối rẻ đến tất cả mọi người ở các tầng lớp kinh tế xã hội. Đây
cũng là nguồn thu nhập quan trọng cho những người dân có trình độ học vấn thấp,
những người không thể tìm được việc đòi hỏi có kĩ năng lành nghề trong các cơ
quan hay công ty chính thống. Những người bán hàng rong đã tạo thành một phần
quan trọng của Hà Nội đời thường, nếu như họ mất đi công việc của mình, khoảng
cách giữa người giàu và người nghèo sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi”. Thật vậy,
vấn đề này không chỉ là một vấn đề nan giải của Việt Nam mà đây cũng là vấn đề
đang được toàn cầu quan tâm và tìm giải pháp giải quyết hợp lý nhất. Chính vì vậy,

chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Bán hàng rong – thực trạng và vấn đề quản
lý của Nhà nước (nghiên cứu điển hình tại khu vực quận Hoàn Kiếm – Hà Nội) ”.
Trong chuyên đề này chúng tôi xin làm rõ thực tế hàng rong tại thủ đô Hà
Nội và cụ thể là khảo sát khu vực Hoàn Kiếm - Hà Nội để làm rõ diễn biến của vấn
đề này. Đồng thời, chúng tôi cũng đề cập đến việc quản lý của nhà nước về hàng
rong thông qua các thông tư, quyết định mà nhà nước đã ban hành và thực hiện để
cùng thảo luận đưa ra các giải pháp hợp lý.
Để thực hiện nghiên cứu này cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
-

Thứ nhất, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hoạt động bán hàng
rong tại Việt Nam và tác động của nó tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội như
thế nào.
9


-

Thứ hai, nghiên cứu các quyết định và thực trạng công tác quản lý của nhà nước
đối với hoạt động bán hàng rong trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.

-

Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
bán hàng rong trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.

o Việc xác định các bước tiến hành khi nghiên cứu sẽ giúp chúng ta định hướng đúng

hướng làm bài để thực hiện tốt đề tài này hơn.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu

Thông qua tính cấp thiết của vấn đề về thực trạng và việc quản lý của nhà
nước về hoạt động bán hàng rong và công tác quản lý nhà nước- khảo sát tại quận
Hoàn Kiếm - Hà Nội. Trên cơ sở phân tích thực trạng các chính sách quản lý của
nhà nước về hoạt động bán hàng rong, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra
những điểm còn tồn tại, sau đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các chính sách
quản lý Nhà nước về hoạt động bán hàng rong nhằm giảm thiểu số lượng người
bán hàng rong và kiểm soát hoạt động bán hàng rong một cách hợp lý để tạo mỹ
quan cho đô thị, đồng thời giải quyết việc làm cho những người có trình độ thấp
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng của hoạt động bán hàng rong và công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong trên quận Hoàn Kiếm- Hà
Nội
b) Phạm vi nghiên cứu
-

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong.

-

Không gian nghiên cứu : Nghiên cứu thực trạng hoạt động bán hàng rong trên địa
bàn quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.

-

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động bán hàng rong và vấn đề
quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong từ năm 2000 cho đến nay và
10



kiến nghị một số giải pháp giải quyết vấn đề bán hàng rong trên đến 2015 và
những năm tiếp theo
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu đề tài
1.5.1. Một số khái niệm
a) Bán hàng rong là gì?
Bán hàng rong là một hoạt động thương mại, trong đó các cá nhân tự ý buôn
bán, trưng bày hàng hóa trên vỉa hè hoặc vừa đi vừa bán trên đường giao thông và
các nơi công cộng.
b) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại
Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại hay nói theo cách khác là
quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận quan trọng, cốt lõi của quản lý
nhà nước về kinh tế.
Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà
nước về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan
quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua
việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra
trong điều kiện môi trường xác định.
- Quản lý nhà nước về thương mại bao giờ cũng là một quá trình thực hiện

và phối hợp bốn loại chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
của các cơ quan vĩ mô các cấp.
- Các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước về thương mại là người ra quyết

định, người tổ chức, điều hành và tác động tới các doanh nghiệp, các tổ chức cá
nhân tiến hành hoạt động thương mại trong phạm vi thị trường của cả nước, thị
trường từng địa phương cũng như thị trường ngoài nước theo phạm vi phân công,
phân cấp quản lý.
- Nhà nước sử dụng quyền lực của mình trong điều hành và quản lý thương


mại thông qua ban hành và sử dụng các công cụ kế hoạch hoá, chính sách, luật
11


pháp và các quy định khác về thương mại để tác động đến chủ thể ngưòi bán,
người mua trên thị trường. Sự tác động của hệ thống quản lý nhà nước về thương
mại đến đối tượng trao đổi luôn đặt trong mối quan hệ với môi trường cụ thể, xác
định trong từng thời kỳ.
b) Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong
Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong chính là quản lý nhà
nước về thương mại. Đây là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống
của cơ quan quản lý đối với hoạt động bán hàng rong. Qua đây nhà nước sử dụng
quyền lực của mình để điều hành và quản lý hoạt động bán hàng rong thông qua
việc ban hành và sử dung các công cụ, chính sách, luật pháp và các quy định khác
để tác động đến các chủ thể tham gia hoạt độngbán hàng rong trên thị trường. Sự
tác động của hệ thống quản lý nhà nước đến đối tượng trao đổi luoon đặt trong mối
quan hệ với môi trường cụ thể, xác định trong từng thời kỳ.
1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu đề tài
a) Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong.
Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi
Nhà nước định hướng, hướng dẫn các chủ thể bán hàng rong trong các hoạt
động buôn bán trên thị trường nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của những
người bán hàng rong cho sự phát triển của kinh tế hiện nay.
Để giúp những người bán hàng rong có thể buôn bán một cách đúng đắn,
phù hợp với quy định của Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước cần hướng dẫn
cụ thể để những người bán hàng rong dễ tiếp cận thông tin, chính sách và thông
hiểu các quyết định của Nhà nước.Chất lượng của công cụ kế hoạch hóa, chính
sách và bộ máy trong quản lý nhà nước về thương mại được tăng cường mới tạo
niềm tin, sự yên tâm cho những người tham gia hoạt động bán hàng rong.
Hỗ trợ các chủ thể bán hàng rong buôn bán và giải quyết các mâu thuẫn, tranh

chấp.
12


Mọi chủ thể kinh doanh buôn bán đều cần sự trợ giúp nhất định của Nhà
nước bằng quyền lực và trách nhiệm. Nhà nước hỗ trợ những người bán hàng rong
về cơ sở vật chất, cung cấp các thông tin, các thủ tục hành chính.
Nhà nước là những người trực tiếp can thiệp và giải quyết các mâu thuẫn
trong hoạt động bán hàng rong. Nhà nước dựa vào các chuẩn mực về pháp luật,
các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế và thi hành luật, giải quyết tranh
chấp thông qua hệ thống bộ máy tổ chức gồm tòa án và các cơ quan cương chế thi
hành luật. Khi những định chế, luật lệ quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ, trách
nhiêm, vấn đề sở hữu và cơ chế cưỡng bức vận hành tốt sẽ giảm thấp chi phí kinh
doanh và hoạt động thị trường sẽ đạt hiệu quả hơn, giảm bớt các tranh chấp
thương mại.
Giám sát, kiểm tra thường xuyên các hoạt động bán hàng rong:
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong bao giờ cũng hướng tới
các mục tiêu cụ thể phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước trong từng thời kỳ. Do vậy, thông qua thực hiện các chức năng quản lý,
Nhà nước sẽ giám sát, kiểm tra và phát hiện những biểu hiện sai lệch, những mâu
thuẫn bất hợp lý trong quá trình thực hiện mục tiêu để từ đó đưa ra các giải pháp
điều chỉnh, quản lý hoạt động bán hàng rong cho phù hợp.
Kiểm soát và điều chỉnh hoạt động bán hàng rong đòi hỏi phải có sự phối
hợp giữa các cấp và các ngành, giữa trung ương và địa phương nhất là trong lĩnh
vực quản lý nhà nước trong các hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại.
b) Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong.
Quản lý, kiểm soát hàng hoá lưu thông
Quản lý, kiểm soát hàng hoá lưu thông là một nội dung quan trọng của nhà
nước đối với thương mại ( cụ thể là đối với hoạt động bán hàng rong), góp phần
nâng cao chất lượng của hàng hóa trong hoạt động bán hàng rong trên thị trường.


13


Khuyến khích lưu thông hàng hoá nội địa nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đa
dạng hoá chủng loại hàng hoá.
Cấm lưu thông hàng hoá gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự an
toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá đạo đức thuần phong mỹ tục Việt Nam,
môi trường sinh thái, sản xuất và sức khoẻ của nguời dân. Chính phủ công bố danh
mục hàng hoá cấm lưu thông, danh mục hàng hoá, hạn chế kinh doanh hoặc kinh
doanh có điều kiện trong từng thời kỳ.
Quản lý số lượng người bán hàng rong và phạm vi hoạt động:
Hoạt động bán hàng rong xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động tự do
không chịu sự giám sát của bất cứ cơ quan chức năng nào. Vì vậy cần kiểm soát
được số lượng người bán và phạm vi hoạt động để quản lý một cách dễ dàng.
Quy định các điều kiện, thủ tục đăng ký, điều kiện buôn bán và phạm vi hoạt
động cho những người bán hàng rong, điều chỉnh hành vi buôn bán và quy định
những nguyên tắc, chuẩn mực trong thương mại.
Thực hiện hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy định
về hoạt động bán hàng rong. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức việc đấu
tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả các hành vi khác vi
phạm pháp luật.
Quản lý chấp hành chế độ quy hoạch và luật pháp đối với hoạt động bán hàng
rong:
Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định và pháp luật trong hoạt động bán
hàng rong. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp
c) Các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong.
-


Phương pháp kinh tế

-

Phương pháp giáo dục, tuyên truyền

-

Phương pháp hành chính
14


Cả 3 phương pháp trên đều cần thiết và thể hiện mức độ quan trọng khác
nhau tuy thuộc vào đối tượng quản lý và môi trường kinh doanh cụ thể. Trong thực
tế phải sử dụng kết hợp, hợp lý các phương pháp trên mới mang lại hiệu quả mong
muốn trong quản lý nhà nước về thương mại.
d) Công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng
rong.
Để quản lý hoạt động bán hàng rong, Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu
như:
Pháp luật, các quy định hành chính: đưa ra các quy định pháp luật, chính
sách và các quy định hành chính khác của trung ương, địa phương để tác động trực
tiếp vào hoạt động bán hàng rong, bắt họ thực hiện theo đúng quy đinh đó.
Tuyên truyền, giáo dục để tạo ra sự giác ngộ về tư tưởng, nâng cao hiểu biết
đúng sai, tốt xấu, lợi hại, thời cơ, thách thức…, đối với hoạt động bán hàng rong,
nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động đó và
làm chuyển biến hoạt động của họ theo định hướng nhà nước đã vạch ra, chấp
hành đúng chính sách, pháp luật, tôn trọng đạo đức kinh doanh, xây dựng văn hóa
xã hội và góp phần thúc đẩy nâng cao sự cạnh tranh, hiệu quả kinh tế thương mại.


15


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG VÀ
QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
RONG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM – HÀ NỘI
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Nhằm có những thông tin và dữ liệu qua thực tế, phục vụ cho việc nhận thức
và đánh giá trong nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành các phương pháp thu thập
dữ liệu sơ cấp:
-

Sử dụng phương pháp phỏng vấn: Tiến hành lập phiếu điều tra với các nội dung về
những vấn đề về hoàn cảnh, mức sống, thu nhập, mặt hàng bán phổ biến, nguồn
hàng, thời gian làm việc và những lúc phải chạy khi công an dẹp đường,…của
những người bán hàng rong. Đồng thời chúng tôi cũng thu thập thông tin từ ban
quản lý chợ, khu phố.

-

Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
b) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin:

-


Sách, báo liên quan đến các nội dung về chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt
động bán hàng rong và các thông tin liên quan đến hoạt động này trên thị trường,
cũng như các nguồn thông tin khác trên các tạp chí, internet, các tài liệu nghiên
cứu khoa học…

-

Các tài liệu và những hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn đề tài.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
a) Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp.
16


Từ kết quả các phiếu điều tra, chúng tôi xác định những nội dung liên quan
đã được soạn thảo, từ đó tổng hợp lại và có thể phần nào đưa ra những nhận định
cũng như làm căn cứ cho các kết luận, đánh giá mang tính định tính về nội dung
liên quan đến chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong
trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
b) Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp.
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích,
đối chiếu và tổng hợp nhằm đưa ra những nhận định về các vấn đề liên quan đến
chính sách quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng rong trong thời gian qua.
2.2. Tổng quan về thực trạng hoạt động bán hàng rong và những yếu tố
môi trường ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước đối với vấn đề bán hàng
rong trên địa bàn quận Hoàn Kiếm-Hà Nội
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của việc bán hàng rong
Hoạt động bán hàng rong có từ rất lâu đời trải qua bao nhiêu thăng trầm của
lịch sử ngày nay việc bán hàng rong vẫn tồn tại là một bộ phận không thẻ thiếu của
cuộc sống ngày càng bận rộn và tấp nập của nước ta hiện nay.
Bán hàng rong hình thành từ rất lâu đời từ đơn sơ cho đến hiện đại như hiên

nay. Đôi quang gánh trên vai có thể coi là phương tiện vận chuyển thủ công và
hiệu nghiệm nhất mà người dân Việt sử dụng trước tiên trên những lối đi nhỏ ở
nông thôn rồi cả ở đô thị. Mãi đến khi người Pháp qua ta thì mới phổ biến những
phương tiện có 2 bánh xe xếp ngang (ví như xe tay, xe ngựa, xích lô, ôtô...) cần
đường đi rộng hơn.
Quá trình bán hàng rong được hình thành và phát triển từ những gánh hàng
đơn sơ giản dị,qua các quá trình như sau:
Xe có bánh đầu tiên có lẽ là chiếc xe chở lợn, thứ hàng hoá lớn mà người
Việt cần vận chuyển trên bộ. Còn dân ta trước kia phần lớn đi lại, vận chuyển bằng
thuyền bè trên sông nuớc.
17


Đôi quang gánh trên vai giúp người dân quê có thể đưa sản vật của mình
không chỉ đến những chợ trong thành phố mà ở đây luôn có chỗ cho họ hạ quang
gánh để trở thành một cửa hàng nho nhỏ.
Cũng với đôi quang gánh, họ có thể dạo khắp đô thị, với sự quen biết, đôi
khi kèm theo những lời rao ngắn mà vang xa để những cư dân thành phố được
phục vụ tận nhà mọi thứ cần có.
Thuở đó, dân đô thị chưa đông, xe cộ đi lại chưa nhiều, thì những nguời bán
hàng rong không thể vắng bóng. Nó mang cái nét đẹp tần tảo của nông dân hoặc
những thị dân có xuất xứ và gắn kết với nông thôn.
Chẳng ai có thể khẳng định hình thức kinh doanh bán hàng lưu động được ra
đời từ năm nào. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng sự ra đời của hình thức kinh
doanh này bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa của con người theo dòng chảy
của thời gian xã hội ngày càng phát triển, quỹ thời gian của người tiêu dùng cạn
hạn hẹp thì hình thức kinh doanh này càng nở rộ. Các mặt hàng kinh doanh cũng
được các “doanh nhân” lựa chọn kỹ lưỡng tùy theo nhu cầu của mỗi vùng, mỗi địa
phương khác nhau. Tại Hà Nội, không khó để chúng ta nhận ra trong những năm
gần đây loại hình kinh doanh này không ngừng được phát triển đa dạng, phong phú

dưới nhiều hình thức. Ở thành phố thì đó là những quầy hàng lưu động bày bán
những nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của mọi tầng lớp trong xã hội. Đó
có thể là những quán bán quần áo, giày dép hạ giá được trải bạt bày bán ven đường
hay một vài xe thồ những nông sản trái mùa được tụ tập tại những ngã tư đường
phố đông người qua lại hoặc đơn giản chỉ là những chiếc xe bán đồ ăn nhanh như:
Xôi, bánh mì, bò bía… luôn xuất hiện tại các cổng trường cũng như mọi ngóc
ngách, phố phường nơi tập trung đông người lao động sinh sống
Hoạt động bán hàng rong là một đặc điểm thể hiện văn hóa và phản ánh đời
sống của nước ta.Đôi quang gánh trên vai giúp người dân quê có thể đưa sản vật
của mình không chỉ đến các chợ trong thanh phố mà ở đây luôn có chỗ cho họ hạ
quang gánh để trở thành một cửa hàng nho nhỏ.Cùng với đôi quang gánh họ có thể
18


dạo khắp phố phương Hà Nội,với sự quen biết đôi khi kèm theo những lời rao ngắn
mà vang để những cư dân thành phố dươc phuc vụ tận nhà những thứ họ cần.Bán
hàng rong đã đi sâu vào tiềm thức của người dân hà thành,nó như một phần trong
cuộc sống của họ. Với cuộc sống hiện đại và đầy bận rộn hiện nay thì thời gian là
vô cùng quan trọng vì vậy mà những gánh hàng rong dường như là điều không thể
thiếu.
2.2.2. Thực trạng của hoạt động bán hàng rong
a) Quy mô của hoạt động bán hàng rong
Hiện nay, hoạt động bán hàng rong tại thủ đô Hà Nội xuất hiện ngày càng
nhiều, nó có mặt trên khắp địa bàn thành phố. Số lượng người tham gia bán hàng
rong thì không ngừng tăng lên, nhất là lúc tình hình kinh tế còn khó khăn thì số
lượng người tham gia ngày càng đông, nó góp phần không nhỏ vào việc giải quyết
việc làm nhất thời cho những ai thất nghiệp. Ngoài những mặt tích cực của nó thì
nó cũng có những mặt tiêu cực mà ai cũng phải thừa nhận.
Qua nghiên cứu của chúng tôi, số lượng người bán hàng rong tăng lên nhiều
không chỉ do hoàn cảnh sống tác động đến tâm lý những người bán hàng rong mà

một phần cũng là do họ đi bán hàng theo bạn bè, theo người cùng làng ( theo
phong trào). Họ đi bán hàng rong theo phong trào, thấy người này đi lên thủ đô làm
việc thì mình cũng muốn đi theo. Cô Nguyễn Thị Là (quê ở thanh hoá) cho biết:
“Ở làng của cô, người ta lên Hà Nội bán hàng nhiều lắm, có nhà có con học trên
Hà Nội nên cũng lên đó đi bán hàng rong để nuôi con rồi chăm sóc con luôn, cô
thấy họ đi nhiều nên cũng muốn đi theo để có công có việc trên thủ đô” (phiếu 32).
Những người bán hàng rong tại Hà Nội có trình độ học vấn thấp, chủ yếu là từ cấp
II trở xuống. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 50% người bán rong đi bán đồ ăn
nhanh như bún đậu, bánh cuốn,… và hoa quả. Những mặt hàng này được lựa chọn
bán nhiều hơn các mặt hàng khác vì theo họ, các mặt hàng này sử dụng ít vốn,
phục vụ dễ dàng cho nhu cầu thiết yếu của người dân và họ có thể mang sản phẩm
từ quê lên bán. Trong khi đó, bán các mặt hàng sách báo ít được người bán rong
19


lựa chọn vì mỗi sản phẩm chỉ mang lại cho người bán 500-1000 đồng tiền lãi, và
còn khó bán do các phương tiện thông tin đại chúng đang trở lên rất phổ biến.Với
từng loại sản phẩm khác nhau mà người bán hàng rong lựa chọn để bán thì số vốn
ban đầu của phần lớn người bán hàng rong là không cao, 70% số người cần vốn
dưới 1.000.000 đồng.
Tại Hà Nội, người bán hàng rong không chỉ là người gốc Hà Nội mà họ còn
đến từ rất nhiều nơi trên mọi miền đất nước như Hà Tây ,Hà Nam, Hà Đông, Bắc
Giang, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…Vì Hà Nội là một
trong những nơi có kinh tế phát triển và đông dân nên người bán hàng rong đổ về
nhiều để buôn bán, họ cho rằng những nơi nhiều khách là những nơi để bán hàng
tốt. Địa điểm bán hàng của những người làm nghề bán rong rất đa dạng, địa điểm
bán hàng của họ thường không cố định mà chủ yếu là đi lại trên các tuyến phố. Khi
tìm hiểu về thời gian cho công việc bán rong, kết quả cho thấy rằng thời gian bắt
đầu một ngày mới với họ phụ thuộc vào các mặt hàng mà họ bán. Nếu đó là các
hàng ăn như xôi, bánh mì thì họ thường bán vào sáng sớm và buổi đêm; còn nếu đó

là rau quả thì họ bán hai buổi sáng chiều. Điều này lí giải vì sao có những người
bán rong đi ngủ từ rất sớm và thức dậy từ sáng tinh mơ. Ông Đỗ Minh Bạch ( quê
ở Thái Bình) cho biết: “ chú bán xúch xích, khoai nướng ở quanh khu phố cổ là
chủ yếu nên chú thường phải thức dậy từ lúc 3h sáng để làm rồi bán hàng cả ngày,
buổi sáng và tối thì bán ở phố cổ, thỉnh thoảng chú mới đi bán ở dọc đường Đinh
Tiên Hoàng và quanh hồ gươm. Chú bán đến khoảng 11h đêm thì dừng bán, cuộc
sống vất vả lắm.” (phiếu 40). Với mục đích ra thành phố bán hàng để kiếm tiền
giúp đỡ gia đình ở nông thôn thì hầu hết các khoản chi tiêu cho sinh hoạt ở thành
phố của họ chỉ ở mức tối thiểu nhất có thể và chỉ được chi cho các nhu cầu thiết
yếu nhất. Đó cũng là lý do tại sao người dân ở nông thôn có xu hướng ra thành phố
để làm việc. đặc biệt là với một thủ đô Hà Nội đang trên đà phát triển vướt bậc của
Việt Nam.
20


Đối với tâm lý phổ biến thường thấy ở người bán hàng rong là họ là cố bán
được nhiều hàng với giá có lãi nhất, nên với mỗi loại khách, họ thường có các cách
cư xử khác nhau.... Chị Trịnh Thị Hạc ( quê Thái Bình) : “Đi bán hàng tất nhiên
phải khéo mới bán được hàng rồi, phải chào mời đon đả, phải đảm bảo với người
mua về chất lượng hàng của mình, phải nói nếu có hư hỏng gì thì chị sẽ biếu
không, không lấy tiền hay sẽ đền cho em hàng khác. Và phải khôn ngoan nữa, ví
dụ khách hàng nữ trẻ tuổi thì chị thường nói ngày nào cũng ăn hoa quả cho đẹp
da, uống nước cam tốt cho phụ nữ lắm đấy” ( phiếu 31).
b) Những mặt hạn chế của hoạt động bán hàng rong
Qua việc tìm hiểu quy mô của hoạt động bán hàng rong hiện nay trên quận
Hoàn Kiếm - Hà Nội, cho thấy vì số lượng người tham gia ngày một nhiều cộng
với ý thức của người dân cũng chưa được tốt nên việc giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo
vệ cảnh quan môi trường của những người bán hàng rong đang có chiều hướng xấu
đi rất nhiều so với trước năm 2000. Với xu thế hiện nay đã có rất nhiều người bán
hàng rong vì chạy theo lợi nhuận lớn nên vô tình tiếp tay cho những kẻ muốn phá

hoại an ninh trật tự và tiếp tay cho nhiều hoạt động của tổ chức xấu. Những hạn
chế của việc bán hàng rong được đề cập:
Vấn đề đầu tiên là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là vấn đề quan tâm
của nhiều người dân hiện nay (nhất là các thực phẩm chế biến sẵn như các loại
bánh, bún riêu, canh bún, bún bò huế, xúc xích, nem rán,…). Do chạy theo lợi
nhuận, họ làm mọi cách để giảm chi phí đầu vào, trong tình hình giá cả theo thang
như hiện nay không tiết kiệm tối đa thì làm sao có lời. Do đi bán ở nhiều nơi nên
nước dùng cho việc buôn bán được tiết kiệm tối đa, không được xài phung phí. Vì
vậy họ bắt buộc phải sử dụng các tô, muỗng đũa không được rửa sạch sẽ, rất mất
vệ sinh.

21


Hình 2.1: hình ảnh những gánh hàng rong không bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Vấn đề thứ hai là hiện nay không ít hàng rong là nơi tiêu thụ các hàng lậu,
bán các sản phẩm hàng nhái kém chất lượng, các sản phẩm văn hóa không lành
mạnh như các sách mê tính dị đoan, đĩa lậu. Nhất là các người bán đĩa ngoài các
đĩa ca nhạc, phim, nếu khách hàng có yêu cầu thì cũng sẵn sàng cung cấp các đĩa,
băng hình không lành mạnh. Đối với khu vực trung tâm thì không ít người đã trà
trộn bán hàng rong để móc túi du khách nước ngoài, làm cho du khách có ấn tượng
không tốt với con người Việt Nam. Có thể nói hình ảnh hàng rong ngày nay có sự
thay đổi rất lớn so với hình ảnh hàng rong ngày xưa, từ cách buôn bán đến sự đa
dạng của các loại hàng hóa.
Vấn đề thứ ba là hoạt động bán hàng rong làm tắc nghẽn và gây cản trở giao
thông đường bộ. Theo khảo sát thực tế, những người bán hàng rong không chỉ lấn
chiếm vỉa hè một cách tự do và còn thản nhiên dừng xe trên mặt đường để buôn
bán, và người mua cũng dừng xe để mua hàng. Hiện nay, trên nhiều tuyến đường
của Hà Nội luôn luôn dày đặc xe cộ đi lại từ xe bus, xe máy đến xe đạp, nay lại

thêm việc buôn bán lấn chiếm mặt đường đi lại, nên hay xảy ra tình trạng ùn tắc
giao thông. Ngoài ra hoạt động chợ đêm di động cũng gây nên lộn xộn, mất trật tự,
22


cản trở giao thông. Dọc các con đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần
Khánh Dư của quận Hoàn Kiếm-Hà Nội cứ chiều tối là bắt đầu ồn ào, nhộn nhịp
bởi các cửa hàng ăn uống. Hiện tại thì tổ trật tự của Công an phường là những
người đảm nhiệm vai trò này, trong khi đó lực lượng tại Công an của các phường
còn quá mỏng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn
đến tắc đường tại Hà Nội.
Vấn đề thứ tư là hành động xả rác bừa bãi ở mọi lúc, mọi nơi của những người
bán hàng rong.. Theo khảo sát thực tế cho thấy, trong quá trình bán hàng, người
bán hàng rong liên tục xả rác bừa bãi quanh chỗ ngồi bày hàng, và sau khi bán
hàng xong, hay di chuyển từ nơi này sang nơi khác để bán thì họ cũng chẳng dọn
dẹp đi mà làm ngơ như không thấy gì, thậm chí họ còn bán hàng bên cạnh một
đống rác. Đặc biệt là trong ngày đại lễ, Hồ Gươm lung linh, huyền ảo thu hút hàng
vạn lượt du khách đến vui chơi, tham quan. Chính thời điểm này là cơ hội làm ăn
tốt nhất của đủ loại dịch vụ “họp chợ” bên Hồ Gươm. Dưới lòng đường trước sân
khấu tượng đài Lý Thái Tổ, những quán hàng rong vẫn thản nhiên bày bán, chiếm
một khoảng không gian không nhỏ. Mặc dù, trước ngày diễn ra Đại lễ, các lực
lượng chức năng đã thông báo và giám sát về việc giữ gìn vệ sinh, không xả rác ra
các điểm diễn ra các sự kiện chào mừng.
Hình 2.2:hình ảnh các con phố tại quận Hoàn Kiếm sáng 10/10

23


Vấn đề thứ năm là việc những người bán hàng rong luôn chèo kéo khách du
lịch. Đây là vấn đề được nhà nước quan tâm nhiều không chỉ tại Hà Nội, mà nó

còn tồn tại rất nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng,… Tại Hà Nội,
vấn đề này tồn tại chủ yếu ở quận Hoàn Kiếm đặc biệt là tại khu phố cổ, nơi tập
trung nhiều khách du lịch nước ngoài. Alison R.Bishop (người Mỹ) phát biểu ý
kiến rằng: “Khi vừa đến Việt Nam, tôi rất ấn tượng với đủ loại mặt hàng, quà bánh
bắt mắt được bày bán rong hay gánh gồng trên đường, làm tô thêm màu cho thành
phố. Tôi thường hay mua chè và bánh cuốn trong một con hẻm gần trường học
tiếng Việt, tiện thể trò chuyện với người bán rong để học thêm tiếng lóng và những
từ ngữ bình dân. Tuy rất thích mua hàng rong nhưng tôi không tránh khỏi nhiều lần
bị đau bụng. Một lần, tôi mua xôi trên đường và người bán đã lấy tiền rồi lại dùng
bàn tay đó trực tiếp... bốc miếng xôi cho tôi. Lần khác, tôi để ý thấy người bán
ngoáy lỗ tai hay gãi đầu trước khi vớ lấy ổ bánh mì bán cho tôi. Thật buồn khi
nhiều người bán hàng rong chưa ý thức về vệ sinh thực phẩm. Trong hai năm đầu ở
Việt Nam, tôi đã vào bệnh viện bốn lần vì ngộ độc thực phẩm mua trên đường. Sau
đó, tôi phải cưỡng lại nhiều món nhìn rất ngon và đẹp mắt trên những gánh hàng
rong. Nhiều người bán hàng rong còn đeo bám, chèo kéo và làm người nước ngoài
mới đến Việt Nam rất khó chịu. Họ còn hay nói thách để được lời cao.”
Tại phố cổ, có rất nhiều người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ
trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du
khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao... Họ dùng
nhưng thủ đoạn rất trắng trợn, họ chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ, khi khách trót trả tiền
bằng đô la hay tiền mệnh giá lớn, họ moi ra một vốc tiền lẻ dúi vào tay khách rồi...
chuồn. Những hành động đó đã để lại cảm nghĩ không tốt với du khách thập
phương.

24


Hình 2.3: Màn lừa đảo khách du lịch

Chụp nón, mồm năm miệng mười để dồn du khách


Bị đòi tiền giá cắt cổ khách có phản ứng lại nhưng vẫn phải chấp nhận

Trong khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè
quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng rong lừa
đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian văn hóa tiêu biểu giữa
thủ đô là điều không thể chấp nhận được.
c) Những mặt tiêu cực của hoạt động bán hàng rong
Không thể phủ nhận rằng hoạt động bán hàng rong có nhiều hạn chế mà ai
cũng không muốn hoạt động này tồn tại. Nhưng việc bán hàng rong cũng mang lại
rất nhiều lợi ích cho đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.
Sau đây chúng tôi xin trình bày một số mặt tích cực của hoạt động bán hàng rong:
Thứ nhất, bán hàng rong là nét truyền thống của con người Việt Nam . Hàng
rong ở Hà Nội là một nét văn hóa đặc trưng vốn đã hình thành và phát triển từ bao
đời nay, ăn sâu vào tiềm thức của người thành phố. Những người bán hàng rong
25


×