Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.21 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam hôm nay đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực: kinh
tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng
kinh ngạc, trong những năm gần đây, đối mặt với suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng
trưởng của Việt Nam luôn ở mức khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2010, Việt Nam đã là nước thoát nghèo. Xét về mặt số lượng Việt Nam đã đạt được
những con số đáng khen ngợi ,nhưng do chú trọng về mặt tăng trưởng theo chiều rộng mà
chưa quan tâm phát triển chiều sâu khiến cho nền kinh tế vẫn còn nhiều bất cập. Tăng
trưởng nóng thường dẫn đến môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng do việc xử lí chất
thải công nghiệp chưa thỏa đáng, việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo, nảy sinh nhiều
mâu thuẫn giai cấp và đây chính là nguồn gốc của những cuộc cách mạng xã hội đòi hỏi
sự công bằng, bình đẳng trong phân phối thu nhập. Việc dồn mọi nguồn lực xã hội cho
tăng trưởng cũng có nghĩa là phải hy sinh một số mục tiêu xã hội, bỏ rơi người nghèo,
phát sinh xu thế làm giàu của một số cá nhân và cuối cùng là nguy cơ khủng hoảng xã
hội.
Câu hỏi đặt ra là : phải chăng để đạt được mục tiêu tăng trưởng phải hủy hoại môi
trường, gây ra những hệ lụy về mặt xã hội? Liệu có định hướng nào để giải quyết những
vấn đề trên? Với đề tài “Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2000-2012 và mối quan hệ giữa tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo và công bằng xã
hội” nhóm sẽ phần nào mô tả lại bức tranh tổng quát của nền kinh tế cũng như đề xuất
một số giải pháp nhằm giải quyết những bất cập trong quá trình phát triển đất nước.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng lên
hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định( thường là
một năm). Hay nói cách khác cụ thể hơn, tăng trưởng kinh tế là do tăng thu nhập quốc
dân và thu nhập quốc dân đầu người
2. Tính hai mặt của tăng trưởng kinh tế




Tính hai mặt của tăng trưởng kinh tế được thể hiện dưới hai góc độ: số lượng và chất
lượng.
2.1 Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế
Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nó
chính là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế và được
phản ánh thông qua chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập. Nếu xét về
góc độ toàn nền kinh tế thì thu nhập thường được thể hiện dưới dạng giá trị: có thể là
tổng giá trị thu nhập hoặc có thể là thu nhập bình quân đầu người. Các chỉ tiêu giá trị
phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tìa khoản quốc gia ( SNA) bao gồm:
-

Tổng giá trị sản xuất ( GO – Gross output): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kì nhất định.

Có hai cách tiếp cận: GO= tổng doanh thu bán hang thu được từ các đơn vị, ngành trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hoặc GO là tổng giá trị tăng thêm và chi phí trung gian.
-

Tổng sản phẩm trong nước ( hay tổng sản phẩm quốc nội) – GDP : thường được
hiểu là toàn bộ sản phầm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố
sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

+ Về phương diện sản xuất: GDP xác định là giá trị gia tăng của mọi doanh nghiệp
trong nền kinh tế. Giá trị gia tăng được tính bằng cách lấy tổng sản lượng trừ đi giá trị
của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mua ngoài đã được sử dụng hết trong quá trình sản
xuất của doanh nghiệp.
+ Về phương diện tiêu dùng: GDP biểu hiện ở toàn bộ hang hóa và dịch vụ cuối cùng
tính theo giá hiện hành của thị trường, được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gia

hằng năm.
GDP = C + I + G + (X – M)


Trong đó, C: tiêu dùng; I: đầu tư; G: chi tiêu chính phủ; X: giá trị xuất khẩu; M: giá trị
nhập khẩu.
+ Xác định theo phương diện thu nhập đo lường GDP trên cơ sở thu nhập tạo ra trong
quá trình sản xuất hàng hóa chứ không phải là giá trị của bản thân hàng hóa.
GDP thu nhập = w + i + R + Pr + Te
Trong đó : w là thu nhập từ tiền công, tiền lương; i: là tiền lãi nhận được từ cho
doanh nghiệp vay tiền; R: thuế đất đai, thuế tài sản; Pr: lợi nhuận; Te: thuế gián thu
mà chính phủ nhận được.
-

Tổng sản phẩm quốc dân ( GNI ): là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất
cả công dân của một nước tạo ra và có thể thu nhập trong năm, không phân biệt
sản xuất được thực hiện trong nước hay ngoài nước.

GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng nước ngoài.
-

Sản phẩm quốc dân thuần túy: NNP = GNP – Dp
Thu nhập quốc dân sử dụng: NDI= NNP – (Ti + Td) + Sd
Thu nhập bình quân đầu người

Nếu quy mô và tốc độ của các chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu
người cao, có thể nói đó là biểu hiện tích cực của mặt lượng của tăng trưởng kinh tế.
2.2 Mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Nghĩa hẹp của chất lượng tăng trưởng
Mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng

kinh tế, thể hiện ở hiệu quả của việc đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng và khả năng duy trì
nó trong dài hạn.
2.2.2. Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng


Chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất,
sự vận động các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của
đời sống kinh tế- xã hội- môi trường.
Chúng ta có thể đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua một số chỉ tiêu như hệ
số ICOR sẽ xác định được với một đơn vị vốn bỏ ra sẽ thu về được bao nhiều đơn vị sản
lượng, từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu
như chỉ số năng suất tổng hợp TFP, tỉ lệ đóng góp của vốn và lao động càng nhiều thì sự
phát triển của nền kinh tế càng thiên về chiều rộng, hay như đi xem xét cơ cấu chuyển
dịch của các khu vưc kinh tế trong GDP….
2.2.3. Một số quan điểm về chất lượng tăng trưởng
- Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng kinh tế đạt được khi tốc độ tăng trưởng cao được duy
trì trong dài hạn và phải đóng góp trực tiếp vào phát triển bền vững và xóa đói giảm
nghèo.
- Thứ hai, chất lượng tăng trưởng kinh tế là cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng nâng cao hiệu quả. Ở Việt Nam, quan điểm này đã và đang được chứng minh
trong những năm gần đây qua quá trình phát triển công nghiệp. Cơ cấu nội bộ ngành
công nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế cạnh
tranh của từng ngành, từng sản phẩm gắn với sản xuất thị trường.
- Thứ ba, chất lượng kinh tế theo quan điểm hiện đại.
- Thứ tư, quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế, của doanh nghiệp hoặc hàng hóa sản xuất trong nước.
- Thứ năm, chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi của công dân và gắn liền
tăng trưởng với công bằng xã hội
Số lượng và chất lượng tăng trưởng là hai mặt của một vấn đề, trong đó vai trò của chất
lượng tăng trưởng ngày càng quan trọng. Xu hướng coi trọng vai trò của chất lượng tăng



trưởng kinh tế là hoàn toàn phù hợp với xu thế tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế, bởi
hai lí do cơ bản sau:
-Thứ nhất, chính việc quan tâm các tiêu chí về chất lượng tăng trưởng kinh tế lại là cơ hội
để đạt được mục tiêu tăng trưởng về số lượng.
-Thứ hai, hiệu ứng của chất lượng tăng trưởng có tác dộng lan tỏa trực tiếp đến các khía
cạnh của phát triển bền vững quốc gia, như chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, cải thiện mức
sống dân cư, giảm nghèo đói và mức độ phân hóa xã hội, thực hiện các mục tiêu về môi
trường…
II.

VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ MỐI

QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do hội nghị đói nghèo khu vực
châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan tháng (/1993:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn các nhu cầu cơ
bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo:
Chuẩn nghèo áo dụng cho thời kì 2001-2005 được xác định dựa trên thu nhập theo 3
vùng. Cụ thể là:
-

Vùng hải đảo và vùng núi nông thôn: bình quân thu nhập là 80.000 đ/người/tháng.
Vùng đồng bằng nông thôn: 100.000 đồng/ người/ tháng.
Khu vực thành thị : 150.000 đồng/ người/ tháng.


Và tương tự chuẩn nghèo áp dụng cho thời kì 2006-2010 được xác định với hai khu vực
như sau:
-

Nông thôn: bình quân thu nhập là 200.000 đồng/ người/ tháng.
Thành thị : bình quân thu nhập là 260.000 đồng/ người/ tháng.


Người được coi là nghèo khổ về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nằm dưới
các giới hạn quy định trên. Tuy nhiên, việc nhận diện ai là người nghèo luôn là một vấn
đề khó khăn. Thông thường, dựa vào cuộc điều tra về thu nhập( chi tiêu) của hộ gia đình,
những người dân đang sống trong nghèo khổ tuyệt đối là những người mà 4/5 thu nhập
của họ là dành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít là thực
phẩm( thịt hoặc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ khoảng 1/3 số người lớn là biết chữ;
và tuổi thọ trung bình của họ là 40 tuổi.
-

Nghèo khổ tổng hợp

Theo Liên Hợp Quốc đưa ra trong báo cáo về phát triển con người năm 1977, nghèo khổ
của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người- là sự thiệt thòi
theo ba khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống đối với các nước đang phát triển là:
+ Thiệt thòi xét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài , khỏe mạnh, được xác định bằng tỉ lệ
người dự kiến không sống thọ quá 40 tuổi.
+ Thiệt thòi về tri thức, được xác định bằng tỉ lệ người lớn mù chữ.
+ Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác định bởi tỉ lệ người không được tiếp cận với
các dịch vụ y tế, nước sach và tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
Để đánh giá nghèo khổ của con người, LHQ đã đưa ra chỉ số nghèo khổ của con người –
HPI- chỉ số nghèo khổ tổng hợp. Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự nghòe khổ của
con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần trăm dân số của nước đó.

2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ để xóa đói giảm nghèo. Từ những
năm 1970 trở lại đây, hầu hết các nước đang phát triển đã có sự chuyển hướng ưu tiên
trong quá trình phát triển từ việc quan tâm tới tăng trưởng kinh tế sang các mục tiêu kinh
tế- xã hội như: xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch về thu nhập. Tuy nhiên, sự cải thiện
về chênh lệch giữa thu nhập người giàu và nghèo chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn,


tăng trưởng kinh tế chỉ làm tăng phúc lợi của người giàu, người giàu được hưởng lợi từ
tăng trưởng. Trong khi đó, phần lớn đời sống dân cư lại không được cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo trên diện rộng, song việc cải thiện tình
trạng của người nghèo( về thu nhập khả năng tiếp cận, phát triển các nguồn lực) lại phu
thuộc vào loại hình tăng trưởng.
Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền
vững. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt mà còn là nghiệp vụ lâu dài.
Trước mắt là xóa hộ đói, giảm hộ nghèo và lâu dài là xóa hộ nghèo, giảm khoảng cách
giàu nghèo, phấn đấu một xã hội giàu mạnh công bằng , dân chủ, văn minh. Xóa đói
giảm nghèo là một trong những mục tiêu tăng trưởng( cả trên góc độ xã hội và kinh tế),
đồng thời cũng là điều kiện ( tiền đề) cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Trên phương
diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho
chương trình xóa đói giảm nghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị
ảnh hưởng, song xét một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả của xóa đói giảm nghèo lại
làm tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Xóa đói giảm nghèo phải dựa trên tăng
trưởng kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững, tạo ra cơ hội thuận lợi để
người nghèo và cộng đồng người nghèo tiếp cận được cơ hội phát triển sản xuấ, kinh
doanh và hưởng thụ thành quả tăng trưởng. Tăng trưởng chất lượng cao là để giảm nhanh
mức nghèo đói.
III.

VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1. Khái niệm công bằng xã hội
Công bằng xã hội là khái niệm mang tính chuẩn tắc phụ thuộc vào quan niệm khác
nhau của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia. Công bằng xã hội là sự công bằng về quyền lợi và
nghĩa vụ công dân, công bằng trong phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện
thực hiện cơ hội. Như vậy, công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả yếu
tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.


Những thước đo chủ yếu về công bằng xã hội bao gồm: Chỉ số phát triển con người
(HDI); đường cong Lorenz, Hệ số GINI, mức độ nghèo khổ, Mức độ thõa mãn nhu cầu
cơ bản của con người,..
2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với
nhau, vừa là tiền đề vừa là điều kiện của nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến
bộ và công bằng xã hội; tiến bộ và công bằng xã hội là nhân tố động lực để cố tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững; tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng
kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những
yếu tố đối lập mà có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Một số bài học kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nếu thúc đẩy nền kinh tế tăng nhanh
bằng mọi giá nhiều hậu quả trong trung và dài hạn là cái giá quá đắt cho mục tiêu này.
Tăng trưởng nóng thường dẫn đến gia tăng khoảng cách giàu nghèo, nãy sinh nhiều mâu
thuẩn giai cấp và đây là nguồn gốc của những cuộc cách mạng xã hội đòi hỏi sự công
bằng, bình đẳng trong phân phối thu nhập.. Việc dồn mọi nguồn lực xã hội cho tăng
trưởng cũng có nghĩa là phải hi sinh một số mục tiêu xã hội, bỏ rơi người nghèo, phát
sinh xu thế làm giàu của một số cá nhân và cuối cùng là nguy cơ khủng hoảng xã hội.
Mặc dù, phát triển kinh tế làm nâng dần cuộc sống của dân cư ở các quốc gia,
nhưng người nghèo vẫn còn hiện diện khắp nơi. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực
hiện công bằng xã hội là mục tiêu kép của sự phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trên

thế giới mong muốn đạt tới. Giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội luôn là yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các
nước. Bài toán đặt ra hiện nay đối với các quốc gia là thực hiện tăng trưởng kinh tế trước,
sau đó mới thực hiện tiến bộ công bằng xã hội hay đặt tiến bộ, công bằng xã hội lên
trước, sau đó mới chú trọng đến việc tăng trưởng kinh tế hay giải quyết hài hòa tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội? Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy không thể


thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trước nếu như không bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng
cao. Mặt khác, nếu sự tăng trưởng kinh tế không đảm bảo thực hiện hiệu quả tiến bộ và
công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này không có ý nghĩa gì. Như vậy, tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội phải được tiến hành song song với nhau. Không thể chờ đợi đến
khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao mới thực hiện công bằng xã hội, càng không hi
sinh công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần vì lợi ích của một thiểu
số.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI
I. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2012 về mặt số lượng
1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2012

Nguồn: tổng cục thông kê
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP tăng tưởng không đều qua các năm. Tốc độ tăng
trưởng bình quân 13 năm đạt 6.95%.Giai đoạn từ 2000-2005, tốc độ tăng trưởng đều,


mức tăng trưởng trung bình đạt 7.38%. Năm cao nhất là 2005 với 8.44% tăng gấp 3.41%
so với năm thấp nhất là 2012 (5.03%). Giai đoạn 2006-2012 là giai đoạn đầy biến bộng

với nền kinh tế của Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng
đạt 8.46%, cao nhất kể từ trước đến giờ. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bắt
đầu chững lại được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng tài chính
năm cuối năm 2007, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6.31%, thấp hơn so với dự kiến ban đầu.
Sang tới năm 2009, cơn bão suy thoái từ Mỹ bắt đầu tràn qua các nước khác và Việt Nam
cũng không tránh khỏi những tác động xấu, sự tác động của các yếu tố như lạm phát bùng
phát trở lại, kinh tế suy thoái nặng nề, sự sụt giảm của xuất khẩu; cùng với những chính
sách kích cầu kịp thời tăng trưởng lúc này giảm ở mức 5.32%. Tới năm 2010, Việt Nam
đã có sự khởi sắc với mức tăng 1.46% so với năm 2009. Điều đáng lưu ý là Việt Nam chủ
yếu nhập siêu từ Trung Quốc với đầu vào rẻ, kém chất lượng; trong khi lại nhập siêu cao
từ các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản ; hệ quả là mức tăng trưởng kinh tế của cả
năm 2011 chỉ đạt 5.89%, thấp hơn so với chỉ tiêu điều hành là 6%, lạm phát tăng cao nhất
trong giai đoạn này.Bước sang năm 2012, kinh tế- tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh
hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở Châu Â
chưa được giải quyết, tăng trưởng đạt 5.03%, mức thấp nhất từ năm 2000-2012. Tuy
nhiên,trong giai đoạn cả nước tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy được coi là hợp lí.
1.2. Thu nhập bình quân đầu người
Đồ thị 2: Thu nhập bình quân đầu người/năm


Nguồn: tổng cục thống kê
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục từ năm 20002012. Giai đoạn 2000-2007 có mức thu nhập tăng trung bình là 63 USD/ người/năm, đạt
mức 843 USD, tăng gấp 2 lần năm 2000 ( đạt 402 USD). Thu nhập bình quân đầu người
tăng khá cao trong 5 năm khủng hoảng 2007-2012, nhưng ngược lại là sự mất giá của
đồng tiền khiến đời sống dân cư không hẳn có sự cải thiện tương ứng. Đồng Việt Nam
mất giá khá mạnh so với đồng USD trong giai đoạn này khiến cho thu nhập bình quân
đầu người tính bằng USD tăng chậm. Năm 2008, thu nhập đã đạt 1070 USD/ người, với
mức thu nhập này lần đầu tiên Việt Nam thoát khỏi nhóm nước nghèo sang nhóm nước
có thu nhập trung bình. Tính đến năm 2012 , thu nhập trung bình đạt 1596 USD tăng gấp

gần 4 lần so với năm 2000.Nếu so sánh với các nước thuộc nhóm công nghiệp mới thì
GDP/người của Singapore cao gấp 17 lần Việt Nam, Nhật Bản cao gấp 11 lần. Còn với
các nước láng giềng đang phát triển thì GDP/người của Malaysia cao gấp 4.5 lần Việt
Nam, Philippines cao gấp 1.2 lần GDP/người của Việt Nam. So sánh để ta có thể thấy thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam có tăng nhưng khá chậm so với các nước khác
trong khu vực.
2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2012 về mặt chất lượng
2.1. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
Đồ thị 3: cơ cấu ngành kinh tế đóng góp trong GDP qua một số năm

Nguồn: TCTK
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, tỷ trọng đóng góp GDP của các ngành thể hiện cơ
cấu biến động rất rõ nét. Ngay sau khi an ninh lương thực được bảo đảm, đất nước thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, Việt Nam đã chuyển sang thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đây cũng là kết quả của việc chủ trương chuyển dịch lao động từ nhóm ngành có
năng suất lao động thấp sang những ngành có năng suất lao động cao.Công nghiệp từ đó
đã có những bước phát triển liên tục với tốc độ cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP
( tăng từ 22.67% năm 1990 lên 42% năm 2011), trở thành động lực và đầu tầu tăng


trưởng của nền kinh tế. Tỷ trọng của nhóm ngành Dịch vụ trong GDP đã tăng lên chiếm
tỷ trọng trung bình 38% từ năm 2000-2011. Việc gia tăng tỷ trọng ngành Dịch vụ như
trên phù hợp với chủ trương mở cửa sâu rộng theo cam kết hội nhập với các nước trong
khu vực ASEAN.

2.2. Hệ số ICOR
Đồ thị 4: Hệ số ICOR Việt Nam 2000-2012

Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung, hệ số ICOR của Việt Nam là khá cao,trung bình đạt 5.6.Hệ số ICOR

càng cao đồng nghĩa với việc hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp, chất lượng
tăng trưởng kinh tế thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng, suy thoái kinh
tế. Có thể nói chỗ yếu của nước ta là tăng trưởng kém chất lượng, từ năm 2000-2007 hệ
số ICOR Việt Nam là 5.2 nghĩa là cần 5.2 đơn vị vốn đầu tư để tăng được 1 đơn vị sản
lượng; cao gấp rưỡi đến hai lần các nước trong khu vực. Đến năm 2008, hệ số ICOR Việt
Nam lại vượt ngưỡng mức 6.6 và cao nhất là năm 2009 đạt 8.03 tăng 17.5% so với năm
2008; tức là phải cần tới 8 đơn vị vốn mới tăng được 1 đơn vị sản lượng. Tuy nhiên, nhờ
vào những biện pháp tái cơ cấu, tập trung nâng cao hiệu quả đầu tư, hệ số ICOR trong hai
năm 2011-2012 đã giảm đáng kể ở mức khoảng 5.8. Từ năm 2010-2012 , ICOR có xu
hướng giảm dần, chứng tỏ hiệu quả đầu tư ở khu vực KTNN đã dần được cải thiện theo
hướng tích cực, chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng cao.


Từ việc phân tích thực trạng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở trên, mặc dù đã
đạt được những thành tựu phản ánh qua các con số, nhưng có thể khẳng định thời gian
qua mới chỉ chú trọng đến tăng trưởng về lượng (theo chiều rộng), mà chưa chú trọng đến
chất lượng tăng trưởng, hiệu quả tăng trưởng (tức tăng trưởng theo chiều sâu). Trên thực
tế , tăng trưởng của ta đã bộc lộ không ít bất cập làm chất lượng tăng trưởng thấp. Cụ thể
là tăng trưởng dựa vào thâm dụng vốn, tài nguyen và lao động, tăng trưởng không đi liền
với hiệu quả gây nhiều bất ổn trong xã hội và hủy hoại môi trường.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Có thể nói tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiến
trình thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thập kỷ vừa qua.Trước khi tiến hành
công cuộc đổi mới, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam rất cao lên tới 70%. Bước vào thời kì đổi
mới, công tác xóa đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước ta, các ngành, và cả xã hội
quan tâm, kết quả là tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh chóng
Bảng 1: So sánh tăng trưởng với tỷ lệ giảm nghèo

Nguồn: tính toán từ số liệu TCTK
Bảng trên cho thấy, tương ứng với chuẩn nghèo vật chất áp dụng cho từng giai đoạn thì:

giai đoạn 2001-2005, trung bình giảm được 2.5% hộ nghèo/ năm. Giai đoạn 2006-2011,
con số tương ứng đạt 1.85%. Theo báo cáo của UNDP hàng năm, xếp hạng nghèo tổng
hợp(HPI) của Việt Nam đã có những thay đổi tích cực: năm 1999 Việt Nam xếp thứ
51/95 nước đang phát triển được xếp hạng về chỉ số HPI, năm 2010 xếp 32/105 nước.
Điều này đuợc giải thích một phần bởi sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng GDP giữa
thời kì sau so với thời kì trước ( là 7.5% thời gì 2001-2005 và 6.89% thời kì 2006-2011).
Tuy vậy, nếu tốc độ tăng trưởng thời kì 2006-2011 cũng bằng so với thời kì trước (7.5%)
thì tỉ lệ hộ nghèo bình quân năm của thời kì này cũng chỉ đạt khoảng 2% mà thôi. Điều
này cho thấy tỉ lệ hộ nghèo đang có xu hướng giảm đi. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cũng đã
xác nhận, sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), xu hướng giảm nghèo chậm lại với hệ


số co giãn tỷ lệ nghèo chỉ bằng một nửa so với thời kì 2001-2005. Điều này cảnh báo
giảm nghèo sẽ khó khăn hơn, chủ yếu do bản chất người nghèo đã thay đổi so với trước
Bảng 2: Hệ số co giãn và tỷ lệ nghèo đói
Vùng
Vùng KTTĐ Phía
Bắc
Vùng KTTĐ Miền
Trung
Vùng KTTĐ Phía
Nam
Cả nước

Giai đoạn 20022006

Giai đoạn 20062009

-2.027


-1.207

-1.188

-1.373

-2.015
-2.323

-3.997
-1.137
Nguồn: TCTK

Bảng 2 cho thấy, hệ số co giãn giữa tăng trưởng và giảm nghèo thời kì 2002-2006 là
-2.323, tức là khi tăng trưởng GDP tăng 1% thì tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi 2,323% so với
tỷ lệ trước, trong khi thời kì 2006-2009, con số này chỉ là 1.137% ( xấp xỉ bằng ½ so với
thời kì trước). Điều này cho thấy mô hình tăng trưởng thực trạng đã giảm dần hiệu lực tác
động đến giảm nghèo, kết quả của tăng trưởng lan tỏa đến giảm nghèo ngày một yếu đi.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1. Bình đẳng về thu nhập
Cùng với quá trình theo đuổi các mục tiêu tăng trưởngkinh tế, sự bất bình đẳng về thu
nhập giữa các vùng, miền , giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng gia tăng, nó
được thể hiện trên các khia cạnh sau:
 Khoảng cách thu nhập giữa hai đầu giàu và nghèo ngày càng xa


Đồ thị 5: Hệ số giãn cách thu nhập ở Việt Nam 2002-2008

Nguồn: TCTK
Khoảng giãn cách thu nhập đo bằng Hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người

giữa nhóm hộ thu nhập cao nhất (20%) và nhóm hộ thu nhập thấp nhất (20%) ngày càng
gia tăng. Thực tế cho thấy, nếu năm 1990, sự cách biệt về thu nhập của 2 bên là 4,1 lần,
thì năm 2008 lên tới 8.9. Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ thu nhập cao nhất
và nhóm hộ thu nhập thấp nhất ở khu vực tahfnh thị cao hơn ở nông thôn ( năm 2002,
thành thị là 8.0 lần và nông thôn là 6.0 lần; năm 2008, thành thị là 8.3 lần và nông thông
là 6.9 lần). Trong 20% hộ có thu nhập cao nhất hiện nay, có những nhà kinh doanh giỏi,
làm ăn chân chính, đồng thời có cả những quan chức tham nhũng, làm ăn phi pháp có thể
gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Rất khó xác định được tỷ lệ
đó, tuy vậy, tốc độ giàu lên quá nhanh của một nhóm nhỏ trong xã hội lại là dấu hiệu
đáng lo ngại của nền kinh tế cũng như thể chế của đất nước.
 Hệ số GINI
Trong khi khoảng cách chênh lệch giàu/nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng
giảm dần, thì ngược lại, ở khu vực nông thôn lại đang tăng dần đã làm cho chênh lệch
giàu/nghèo trên phạm vi cả nước có xu hướng gia tăng.
Nhìn một cách tổng quát, trên phạm vi cả nước, bất bình đẳng về thu nhập trong giai
đoạn 2002-2012 diễn biến theo đường vòng cung. Ở đầu giai đoạn, nó liên tục tăng và
tăng cao nhất vào năm 2008. Từ 2008 đến cuối giai đoạn lại giảm khá đều. Nên ở cuối


thời kỳ, gần như tăng không đáng kể so với đầu kỳ. Tuy nhiên, nếu xét theo từng khu vực
thành thị và nông thôn, thì nó lại diễn biến hoàn toàn trái ngược nhau.
Bảng 3: Hệ số GINI tính theo thu nhập chia theo khu vực thành thị- nông thôn ở
Việt Nam thời kỳ 2000-2012
Năm
Thành thị
Nông Thôn
Cả nước

2002
0.41

0.36
0.421

2004 2006 2008 2010 2012
0.41 0.393 0.404 0.402 0.385
0.37 0.378 0.385 0.395 0.399
0.423 0.424 0.434 0.433 0.424
Nguồn: TCTK

Từ năm 2002 đến năm 2010 hệ số Gini của thành thị luôn cao hơn của nông thôn, nhưng
đến năm 2012 đã có sự “đổi ngôi”. Nghĩa là khu vực thành thị luôn có bất bình đẳng thu
nhập cao hơn khu vực nông thôn. Tuy nhiên sự bất bình đẳng ở thành thị trong giai đoạn
này đã giảm một cách đáng kể từ 0,41 vào những năm 2002- 2004 sau đó đến năm 2012
giảm xuống còn 0,385, tức giảm 6,1%. Trái lại ở khu vực nông thôn, bất bình đẳng về
thu nhập đang ngày càng gia tăng. Chỉ trong vòng 10 năm hệ số Gini tăng từ 0,36 lên
0,399 hay tăng 10,83%. Chính sự gia tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn diễn ra
nhanh chóng, dẫn đến năm 2012 chênh lệch giàu nghèo trong khu vực này trở lên nghiêm
trọng hơn so với khu vực đô thị.
2. Bình đẳng về giới
Bình đẳng giới được biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu.
Tổng quát nhất là qua 3 chỉ số: Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI), có so sánh với
chỉ số phát triển con người (HDI); chỉ số vai trò của phụ nữ (GEM); chỉ số bất bình đẳng
giới (GII). Các chỉ số HDI, GDI, GEM càng sát 1 càng tốt, càng sát 0 càng kém; riêng chỉ
số GII càng sát 0 càng tốt, càng sát 1 càng kém.
HDI, GDI, GEM, GII của Việt Nam và thứ bậc trong khu vực Đông Nam Á và trên thế
giới theo xếp hạng của UNDP như sau.
Chỉ tiêu
1. HDI (2012)
2. GDI
Năm 1995

Năm 2009
3.GEM (2007)
4. GII

Chỉ số
0.617

Thứ bậc
Khu vực Thế giới
117/187
7/11

0.537
0.73
0.554

7/10
5/8
2/7

72/130
94/182
62/138


Năm 2008
0.53
3/8
58/138
Năm 2012

0.299 3/9
48/131
Nguồn: UNDP- Thứ bậc xét trong các nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh
Từ các chỉ số trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Thứ nhất, thứ bậc về GDI(, GEM cao hơn thứ bậc về HDI, chứng tỏ cùng với việc quan
tâm đến phát triển con người nói chung, Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến phát triển
liên quan đến giới, đến vai trò của phụ nữ so với nhiều nước.
Thứ hai, chỉ số và thứ bậc của Việt Nam về GDI, GEM có xu hướng cao lên qua các
năm, thể hiện sự tiến bộ của Việt Nam về phát triển giới và vai trò của phụ nữ.
Thứ ba, chỉ số và thứ bậc của Việt Nam về GII giảm xuống qua các năm ( giảm từ 0.53
năm 2008 xuống còn 0.3 năm 2012 ) chứng tỏ bất bình đẳng giới của Việt Nam đã được
cải thiện nhanh, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới
nhanh nhất trong 20 năm qua.
Bên cạnh những kết quả tích cực, về bình đẳng giới vẫn còn những hạn chế, bất cập và
đứng trước những thách thức không nhỏ. Bao trùm nhất là tư tưởng định kiến trọng nam
khinh nữ. Việc thực hiện trong thực tế còn có khoảng cách với quy định pháp luật. Định
kiến giới còn khá phổ biến trong mọi đối tượng, trên nhiều mặt.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Để thực hiện tốt mục tiêu kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với xoá đói
giảm nghèo và công bằng xã hội đòi hỏi phải có sự liên kết các chính sách từ chính sách
kinh tế vĩ mô, cải cách cơ cấu, chính sách và giải pháp phát triển ngành đến chính sách an
sinh xã hội của tất cả các ngành, các cấp nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững và xóa đói
giảm nghèo.
1. Một số giải pháp cơ bản nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở
nước ta như sau:
Một là, thực hiện phát triến kinh tế nhanh và bền vững. Để đặt được mục tiêu này,
cần các biện pháp cụ thể tập trung và chuyên đổi mô hình phát triển kinh tê từ chiều rộng
sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng



nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Cùng với đó, cần phải tái cơ cấu nền kinh
tế kết hợp với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Hai là, gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trên từng lĩnh
vực.
Bao gồm các giải pháp cụ thể là:
- Giải pháp đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực.
- Chú trọng an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe con người kết hợp với xóa đói giảm
nghèo.
- Bảo đảm các quyền cơ bản của con người, giảm dần những bất bình đẳng và phân tầng
xã hội.
- Khắc phục dần sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, miền và khu vực.
- Kết hợp các chính sách bảo vệ môi trường với sử dụng tài nguyên hợp lí.
2. Một số giải pháp nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo ở nước ta
như sau:
Thứ nhất, cần Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm nghèo
trên diện rộng.
Cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp như phát triển khoa học công nghệ;
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; tổ chức và xây dựng các thể chế mới với sự tham
gia của nông dân trong sản xuất, chế biến và tiếp thị; tăng đầu tư cho ngành nông nghiệp
đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển nguồn nhân lực; cải cách chính sách về đất,
môi trường kinh doanh, tài chính, đầu tư, tín dụng để hướng đầu tư phục vụ cho người
nghèo; cải cách hành chính; tăng cường hợp tác quốc tế... tạo nhiều công ăn, việc làm và
thu nhập ở nông thôn bằng phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ và ngành
nghề phi nông nghiệp.
Thứ hai, Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho
người nghèo.
Kết hợp hợp lý giữa phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ngành
công nghệ cao, ngành mũi nhọn với việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công

nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động, tạo


việc làm. Mở rộng các hoạt động gia công công nghiệp từ thành thị về nông thôn. Tăng
cường hệ thống dạy nghề và dịch vụ giới thiệu, tìm kiếm việc làm để tạo cho người
nghèo ở thành thị có việc làm ổn định, tăng thu nhập và dần dần cải thiện mức sống cho
họ.
Thứ ba, Phát triển cơ sở hạ tầng để tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người
nghèo tiếp cận các dịch vụ công. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, bưu
điện, điện...) tạo khả năng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển
các cơ sở hạ tầng phục vụ tiếp thị và thương mại như: cảng, kho tàng, bến bãi, chợ,...
thông tin thị trường nhằm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông
sản.
Thứ tư, Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chất lượng cao hơn cho mọi
người.
Tập trung đổi mới các mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục theo hướng chuẩn
hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đảm bảo phù hợp
với nhu cầu nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa
phương, phát triển đội ngũ giáo viên. Tiếp tục nâng cao các biện pháp nhằm tạo điều kiện
công bằng hơn trong giáo dục, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trong giáo dục cho
người nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội (bao gồm cả trẻ em gái) là một trong
những trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định đối với công cuộc xóa
đói giảm nghèo.
KẾT LUẬN
Đứng trên góc độ xã hội, có thể thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã theo
hướng mô hình tăng trưởng vì con người. Tuy nhiên, bản thân của sự tiến bộ về tăng
trưởng kinh tế chưa đủ để tạo được những đột phá về mặt xã hội cho con người. Mặt
khác, chính bản thân cách thức thực hiện mục tiêu tăng trưởng của chúng ta hiện nay
cũng đã làm giảm dần hiệu ứng của mô hình tăng trưởng vì con người.
Tiếp tục phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế, chiến lược

phát triển inh tế xã hội giai đoạn 2001-2020 của Việt Nam cũng đã xác định mô hình phát
triển kinh tế của chúng ta vẫn là kết hợp tăng trưởng nhanh với giải quyết đồng thời các
vấn đề xã hội, vì vậy mô hình tăng trưởng con người phải được đặt ra hàng đầu trong mọi
quyết sách về kinh tế, theo đó, hai định hướng sau đây cần được đặt ra:
(1)

Hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế ngày càng vì con người, theo đó


Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện các khía cạnh liên quan đến phát triển con
người, xã hội.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tạo điều kiện ngày càng công bằng cho tất cả mọi
người về cơ hội phát triển.
Bảo đảm tăng trưởng kinh tế luôn gắn với nâng cao mức sống cho quảng đại quần
chúng nhân dân, thông qua chính sách phân phối lại và phân phối lại thu nhập.
(2)
hội.

Thực hiện sự lan tỏa tích cực của tăng trưởng đến giảm nghèo và công bằng xã

Mục tiêu của định hướng giải pháp này là: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái
nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện
sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống
của hộ nhóm nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức
sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và
nhóm hộ nghèo;cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dồng bào các dân
tộc thiểu số ở các xã, thôn, đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách giữa
các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh tế Việt Nam 2006,2007, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007.

2. Báo cáo Phát triển thế giới, WB 2006,2007.
3. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2007.



×