Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

MÔ TÍP KÉN RỂ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.24 KB, 135 trang )

Lời cảm ơn!
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc thầy giáo, TS Nguyễn Việt Hùng đã
luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Văn học dân gian
đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên
cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn Sở GD & ĐT Phú Thọ, BGH trường THPT Thạch Kiệt
đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và
người thân đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành đề tài.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.........................................................................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................8
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn....................................................................................................................................9

B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................10
CHƯƠNG I. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU.................................................10
1.1. Giới thuyết khái niệm........................................................................................................................10
1.1.1. Mô típ và mô típ truyện cổ tích..................................................................................................10


1.1.2. Truyện cổ tích là hệ thống các mô típ.........................................................................................17
1.1.3. Diễn hóa mô típ trong truyện cổ tích.........................................................................................19
1.1.3.1. Khái niệm diễn hóa.............................................................................................................19
1.1.3.2. Nguyên nhân của sự diễn hóa mô típ.................................................................................21
1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................................22
1.2.1. Sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ tới gia đình phụ quyền..........................................................22
1.2.2. Sự chuyển đổi từ công xã nguyên thủy tới xã hội phong kiến...................................................26
1.3. Khảo sát tư liệu..................................................................................................................................28

Tiểu kết chương I................................................................................................................31
CHƯƠNG II. NỘI DUNG MÔ TÍP KÉN RỂ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ
PHÍA BẮC............................................................................................................................ 32
2.1. Diễn hóa mô típ kén rể từ văn hóa dân gian và các thể loại tiền cổ tích tới truyện cổ tích thần kì. .32
2.1.1. Biến đổi các dạng thức kén rể....................................................................................................32
2.1.1.1. Từ kén rể rắn tới kén rể diệt rắn.........................................................................................32
2.1.1.2. Từ “nàng chim kén rể” tới kén rể diệt chim ác....................................................................40
2.1.1.3. Từ kén rể kép tới kén rể đơn...............................................................................................45
2.1.2. Biến đổi các đối tượng kén rể....................................................................................................53
2.1.3. Sự biến đổi đối tượng tham gia kén rể......................................................................................57
2.1.3.1. Nhân vật chàng trai.............................................................................................................57
2.1.3.2. Nhân vật người mẹ.............................................................................................................64
2.2. Diễn hóa mô típ kén rể từ truyện cổ tích thần kì tới truyện cổ tích sinh hoạt..................................65
2.2.1. Biến đổi các dạng thức kén rể....................................................................................................66
2.2.1.1. Từ kén rể khỏe, rể đẹp tới kén rể thông minh, trí tuệ........................................................66
2.2.1.2. Từ kén rể vật chất tới kén rể làm ăn....................................................................................71
2.2.2. Sự biến đổi các đối tượng kén rể...............................................................................................75
2.2.3. Biến đổi các đối tượng tham gia kén rể.....................................................................................77

Tiểu kết chương II...............................................................................................................82
CHƯƠNG III. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔ TÍP KÉN RỂ VỚI CỐT TRUYỆN.....................................84

3.1. Mô típ kén rể đóng vai trò nòng cốt trong cốt truyện cổ tích...........................................................84
3.2. Mô típ kén rể đóng vai trò phụ trợ trong cốt truyện cổ tích.............................................................87
3.2.1. Mối quan hệ giữa mô típ kén rể và mô típ ban thưởng.............................................................88

2


3.2.1.1. Phần thưởng chính.............................................................................................................90
3.2.1.2. Nhân vật thực hiện chức năng ban thưởng........................................................................94
3.2.2. Mối quan hệ giữa mô típ kén rể với mô típ trừng phạt.............................................................99
3.2.2.1. Hình thức trừng phạt........................................................................................................100
3.2.2.2. Nhân vật thực hiện chức năng trừng phạt.......................................................................101

Tiểu kết chương III............................................................................................................104

C. PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................107


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng của loại hình tự sự dân
gian, phản ánh bước ngoặt lớn trong tiến trình lịch sử xã hội, khi con người
chuyển mình từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang nhà nước phong kiến, với những
lối sống mới, quan hệ mới, làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức, cũng như đòi
hỏi, khát vọng của họ. Trong các hình thái xã hội mà văn học dân gian phản
ánh, truyện cổ tích nằm ở giai đoạn quan trọng đặc biệt, với những đổi thay
lớn lao về giai cấp, xã hội, gia đình. Đây là thời kì con người phải sống giữa
những bàng hoàng trước nhiều biến cố tác động sâu sắc đến cuộc đời, số phận
của họ, nhưng cũng đồng thời đem đến cho họ những nấc thang mới trên con

đường nhận thức, ứng xử với tự nhiên, xã hội. Vì lẽ đó, truyện cổ tích của mỗi
dân tộc đều là những kho tàng đồ sộ, ghi lại mọi mặt về văn hóa, phong tục,
lịch sử, chính trị, cũng như các quan niệm về đạo đức, nhân sinh và các cách
lí giải thế giới tự nhiên, xã hội qua từng thời kì nhận thức của con người. Với
nội dung phản ánh sâu rộng như vậy, truyện cổ tích còn rất nhiều góc khuất
chưa được khám phá, dù đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu khác nhau về
nó từ trước đến nay.
1.2. Truyện cổ tích cũng như các loại hình văn học chức năng dân gian
khác, được tạo thành từ nhiều mô típ khác nhau. Trong đó, mỗi truyện cổ tích
là một hệ thống mô típ, và ngược lại, mỗi mô típ lại là một hệ thống các
truyện cổ tích. Như vậy, mô típ là một trong những yếu tố căn bản kiến tạo
nên truyện cổ tích, là phần xương sống cần phải được nghiên cứu một cách
đầy đủ và hệ thống. Chỉ khi làm sáng rõ các mô típ, chúng ta mới thực sự hiểu
sâu về nội dung, cũng như thế giới nghệ thuật của truyện cổ tích. Nắm rõ yêu
cầu cấp bách này, giới nghiên cứu văn học Việt Nam ngay từ giữa thế kỉ XX
đã vận dụng những lý luận về mô típ vào nghiên cứu, tìm hiểu truyện cổ tích.
1


Đây là một trong những thành quả lớn của việc kế thừa và ứng dụng các thành
tựu khoa học về văn học dân gian trên thế giới để nghiên cứu kho tàng văn học
dân gian nước nhà. Sự ra đời của những công trình nghiên cứu tiêu biểu như
Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam
Á của Nguyễn Bích Hà, Kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tài ba, Tìm hiểu mô típ
cây trong truyện họ Hồng Bàng, Một vài mô típ trong hệ thống truyện kể về cội
nguồn dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, Mô típ tiếng hát trong truyện kể dân
gian Việt Nam của Nguyễn Thị Huế, Nhân vật dũng sĩ diệt đại bàng cứu người
đẹp trong một số truyện cổ Đông Nam Á của Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu những
vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám của Đinh Gia Khánh… đã mở ra
nhiều hướng đi mới trong việc nghiên cứu truyện cổ tích trong hệ thống mô típ.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mô típ truyện cổ tích tiềm ẩn, chưa được nghiên
cứu một cách chặt chẽ và hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu truyện cổ tích trong
hệ thống mô típ hiện nay vẫn đang là hướng đi quan trọng để soi sáng thế giới cổ
tích cả về nội dung lẫn thi pháp.
1.3. Kén rể là mô típ phổ biến ở truyện cổ tích trên khắp các vùng miền
đất nước, đặc biệt là các dân tộc phía Bắc. Đây được xem như một trong những
mô típ quan trọng, chứa đựng rất nhiều nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, cũng như
những nét văn hóa, phong tục, đời sống xã hội mà truyện cổ tích phản ánh. Do
có sự đan xen giữa các mô típ, nên mô típ kén rể đã được nhắc đến ít nhiều trong
các công trình nghiên cứu về truyện cổ tích cũng như các thể loại văn học dân
gian khác. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và
toàn diện về Mô típ kén rể trong truyện cổ tích của một số dân tộc thiểu số phía
Bắc, nên cần thiết phải nghiên cứu nó dưới dạng cụ thể hóa.

2


2. Lịch sử vấn đề
Từ thế kỷ XIX, một trường phái nghiên cứu folklore ảnh hưởng sâu
rộng đến các nhà nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới đã ra đời là trường
phái Phần Lan với phương pháp địa lí lịch sử. Các nhà nghiên cứu theo
phương pháp này đã tiến hành sưu tầm các dị bản truyện cổ tích, lập bảng tra
cứu rồi tiến hành so sánh để tìm ra nơi phát tích và con đường lan truyền của
nó. Stith Thompson – tác giả chịu ảnh hưởng từ trường phái Phần Lan, là
người đã có công mở rộng bảng tra cứu típ truyện. Từ đó, hướng nghiên cứu
theo típ được khởi xướng.
Tiếp đó, Thompson đặt vấn đề lập bảng tra cứu mô típ, để nói về việc
cần thiết phải biên soạn một bộ từ điển truyện dân gian không phải ở cấp độ
cốt truyện, mà ở cấp độ chi tiết (mô típ). Từ đây, các nhà nghiên cứu đã nhận
ra rằng, sự tương đồng ở cấp độ câu chuyện phức hợp hoàn chỉnh không

thường xuyên bằng sự tương đồng trên cấp độ chi tiết. Những thành tố đơn
giản này (mô típ) có thể lập thành cơ sở cho sự sắp xếp hệ thống văn học
truyền thống. Vì vậy, Thompson đã xâu chuỗi những mô típ xuyên suốt các
thể loại và lập ra bảng tra cứu mô típ. Bảng tra cứu của Thompson đã làm dấy
lên phong trào nghiên cứu truyện dân gian theo hướng mô típ ở trường Đại
học India những năm 1940 - 1950. Sau đó, hướng nghiên cứu này lan rộng ra
toàn thế giới, được bổ sung và đổi mới liên tục theo thời gian.
2.1. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu truyện kể dân gian theo mô típ được
bắt đầu từ nửa cuối thế kỉ XX. Lê Chí Quế, Nguyễn Tấn Đắc, Nguyễn Thị
Hiền là những tác giả có công giới thiệu phương pháp này với giới nghiên cứu
Việt Nam. Năm 1994, Lê Chí Quế có bài giới thiệu về phương pháp này
trên tạp chí Văn học - số 5, với nhan đề Trường phái văn học Phần Lan những nguyên tắc ứng dụng và khả năng lí luận. Năm 1996, Nguyễn Thị Hiền
trên tạp chí Văn hóa - số 2 đã đăng bài viết Nghiên cứu truyện cổ dân gian

3


Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và mô típ truyện cổ tích dân gian của
Antti Aarne và Stith Thompson. Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu khá
kỹ lưỡng về Bảng tra cứu mô típ, đồng thời ứng dụng phương pháp này để
xác định các mô típ trong truyện cổ tích Tấm Cám. Năm 2001, Kiều Thu
Hoạch trên tạp chí Văn hóa dân gian – số 4 đã có hai bài viết là: Sơ bộ tìm
hiểu kiểu truyện Tấm Cám ở Trung Quốc và So sánh típ truyện Trầu cau ở
Trung Quốc và típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Cam puchia, bàn về tục ăn
trầu và văn hóa quyển trầu cau Đông Nam Á. Qua hai bài viết này, tác giả đã
bước đầu đưa ra những quan niệm về mô típ cổ tích.
Đặc biệt, vào năm 2001, nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc đã phát hành
cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif - một tuyển tập chuyên sâu
các bài nghiên cứu truyện kể dân gian Việt Nam và Đông Nam Á theo hướng
mô típ. Trong đó, tác giả đã có bài viết công phu giới thiệu Bảng mục lục tra

cứu A-T và một chuyên khảo về truyện Tấm Cám, ứng dụng theo phương
pháp Phần Lan.
Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho chúng tôi những vấn đề
lí luận và phương pháp luận quan trọng khi tìm hiểu đề tài Mô típ kén rể
trong truyện cổ tích một số dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam.
2.2. Về mối quan hệ giữa mô típ và cốt truyện cũng như sự biến đổi
của nó, đã có một số công trình nghiên cứu cụ thể đề cập đến vấn đề này, như:
Đinh Gia Khánh với cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ
tích qua truyện Tấm Cám (1968). Trong công trình này, tác giả đã nhắc tới
hình tượng chiếc giày, xuất hiện trong hầu hết các bản kể khác nhau thuộc
kiểu truyện Tấm Cám trên toàn thế giới dưới vai trò mô típ cốt lõi đầu tiên, từ
đó thâm nhập các đặc điểm sinh hoạt xã hội của từng thời kỳ như mối quan hệ
mẹ ghẻ con chồng, sự tranh công nảy sinh do bất bình đẳng trong quan hệ sản
xuất, hay chi tiết trả thù ở cuối truyện với chủ đề đấu tranh xã hội có liên quan

4


đến mâu thuẫn giai cấp... để cuối cùng phát triển thành kiểu truyện về người
con riêng trong kho tàng văn học dân gian thế giới.
Nguyễn Thị Bích Hà trong cuốn Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ
trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á đã đưa ra định nghĩa, quan niệm về
sự diễn hóa mô típ trong truyện cổ tích. Đây là cơ sở quý báu cho chúng tôi
khi tiến hành đề tài này. Cũng trong cuốn sách của mình, tác giả đã phân tích
sự diễn hóa của các mô típ trong truyện Thạch Sanh như: mô típ sự ra đời
thần kì, mô típ dũng sĩ diệt rắn, mô típ dũng sĩ diệt đại bàng, mô típ xuống
thủy cung, mô típ chiến tranh giữa những người cầu hôn, mô típ kết hôn và
lên ngôi. Vì Thạch Sanh cũng là truyện cổ tích nằm trong hệ thống mô típ kén
rể, nên những mô típ trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với mô típ này. Do đó,
việc phân tích sự diễn hóa của các mô típ trong truyện Thạch Sanh đã góp

phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề chúng tôi cần nghiên cứu trong đề tài này.
Ngoài hai công trình trên, còn có thể kể đến những công trình nghiên
cứu văn học dân gian theo hướng mô típ ở Việt Nam như: Người anh hùng
làng Gióng của Cao Huy Đỉnh, Về cái chết của mẹ con dì ghe của Chu Xuân
Diên, Đọc lại truyện Tấm Cám của Nguyễn Tấn Đắc, hay Khảo sát cấu trúc
và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam của
Vũ Anh Tuấn.
Trong bài Về cái chết của mẹ con Cám trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2, Chu Xuân Diên đã đi sâu nghiên cứu một số mô típ trong truyện Tấm
Cám và lí giải nguồn gốc các mô típ ấy từ việc tìm hiểu vốn văn hóa cổ của
Việt Nam và thế giới. Cũng ở bài viết này, tác giả đã khẳng định sự biến đổi
của các mô típ theo thời gian do các nguyên nhân xã hội lịch sử.
Nguyễn Thị Huế là một trong những tác giả có nhiều công trình lí
luận và ứng dụng chuyên sâu từ lí thuyết về mô típ. Đầu tiên, phải kể tới cuốn
Từ điển type truyện dân gian Việt Nam do bà chủ biên. Trong cuốn từ điển

5


này, tác giả đã sưu tầm công phu hệ thống truyện cổ dân gian Việt Nam, sắp
xếp chúng theo vần A-T. Ngoài ra, tác giả cũng phân chia các mô típ truyện
kén rể như “kén rể biết một nghề”, “kén rể hay chữ”, “kén rể thông minh”,
“kén rể hiền”… Như vậy, từ cuốn từ điển này, tác giả đã giúp chúng tôi định
hình kết cấu mô típ kén rể như một thành tố chính có thể phát triển thành kiểu
truyện kén rể hay chỉ là thành tố phụ trợ.
Tiếp đó, trong chuyên luận Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ
tích Việt Nam, Nguyễn Thị Huế đã đưa ra một sơ đồ cấu tạo chung cho kiểu
truyện nhân vật xấu xí dựa trên sự diễn biến của cốt truyện có liên quan trực
tiếp đến hình tượng nhân vật. Theo tác giả, hình tượng nhân vật phát triển theo
một kết cấu chung là: Nguồn gốc nhân vật => Hình thức nhân vật => Sự thử
thách đối với nhân vật => Tài năng của nhân vật => Nhân vật kết hôn => Tai

họa và ke gây tai họa => Sự trợ giúp => Kết quả nhân vật đạt được. Ứng với
các giai đoạn đó là sự xâu chuỗi các mô típ đóng vai trò đậm nhạt khác nhau
trong kết cấu cốt truyện. Để xác định được một truyện cổ tích bất kỳ nào đó có
thuộc kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tài ba hay không, cần dựa vào sự xuất
hiện của 8 mô típ: (1) Mô típ sinh nở thần kỳ, (2) Mô típ người mang lốt, (3)
Mô típ thử thách, (4) Mô típ tài năng, (5) Mô típ kết hôn, (6) Mô típ tai họa, (7)
Mô típ vật phù trợ, (8) Mô típ đoàn viên. Đồng thời, tác giả còn đưa ra rất
nhiều biến đổi về hình thức của các mô típ khi chúng xuất hiện trong những cốt
truyện khác nhau. Và ở mỗi hình thức chuyển hóa đó, nội dung của các mô típ
hay hành động chức năng của nhân vật không thay đổi.
2.3. Cũng có thể kể tới các bài viết, chuyên luận nghiên cứu cụ thể về
mô típ cổ tích, như: Nguyễn Thị Huế với Tìm hiểu mô típ cây trong truyện
họ Hồng Bàng (tạp chí Văn học - số 6) và Mô típ tiếng hát trong truyện kể
dân gian Việt Nam” (tạp chí Văn hóa - 1991); Nguyễn Tấn Đắc với Mô típ
cái duy nhất (tạp chí Nghiên cứu Văn học - số 2); Vũ Ngọc Hưng với Mô típ

6


trừng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới (luận văn thạc sĩ - 2012);
La Mai Thi Gia với Mô típ trong nghiên cứu truyện dân gian - lí thuyết và
ứng dụng: trường hợp mô típ tái sinh (luận án tiến sĩ - 2014)… Những
chuyên luận này cung cấp cho chúng tôi các quan điểm, lý thuyết về mô típ
trong truyện cổ tích, để chuẩn bị cơ sở lí luận vững chắc khi tìm hiểu mô típ
kén rể.
Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn với luận án phó tiến sĩ Khảo sát cấu trúc
và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian ở vùng đông bắc Việt Nam (1991) đã
khảo cứu kĩ lưỡng một số mô típ truyện dân gian tiêu biểu của các dân tộc
thiểu số phía Bắc trong một số nhóm mẫu kể truyện Tày như: “nhóm mẫu kể
về hình tượng người khổng lồ”, “nhóm mẫu kể về người thần kì sáng tạo nghệ

thuật dân tộc”, “nhóm mẫu kể về người đổi phận vào cây cỏ tự nhiên”, “nhóm
mẫu kể về địa danh”, “nhóm mẫu kể về động vật, cỏ cây”. Trong đó, phần
viết về “nhóm mẫu kể về người thần kì đội lốt” và “nhóm mẫu kể về hình
tượng người con riêng” đã cung cấp cho chúng tôi nhiều kiến thức khi viết
luận văn này.
2.4. Các chuyên luận, bài viết về chủ đề hôn nhân, thách cưới trong truyện
cổ tích sau đây được xem là có nhiều liên hệ với luận văn của chúng tôi.
Hoàng Thị Thanh Trong với đề tài Kiểu truyện ngắn về đề tài hôn nhân
“giàu nghèo” trong kho tàng truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam (luận
văn thạc sĩ – 2012) đã giúp chúng tôi tìm hiểu bước đầu về mô típ kén rể thông
qua việc phân tích đề tài hôn nhân “giàu nghèo” trong truyện cổ tích Việt Nam.
Bởi đa số các cuộc kén rể diễn ra trong truyện cổ tích cũng chính là hôn nhân
“giàu nghèo”.
Khóa luận tốt nghiệp Mô típ thách cưới trong truyện cổ tích các dân
tộc phía Bắc của Đinh Thị Thùy Linh có lẽ là công trình gần gũi nhất với đề
tài của chúng tôi, bởi kén rể và thách cưới vốn là hai mô típ có mối liên quan

7


chặt chẽ với nhau. Công trình này đã giúp chúng tôi bước đầu tìm hiểu một
phần nhỏ về sự biến đổi của mô típ kén rể từ các thể loại tiền cổ tích và những
giá trị phản ánh của mô típ này.
Qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy, nghiên cứu về các mô
típ truyện cổ tích nói chung và tìm hiểu về mô típ kén rể nói riêng không mới.
Song, việc đặt vấn đề “mô típ kén rể” như một đề tài độc lập và tìm hiểu một
cách chặt chẽ, đầy đủ, có hệ thống, cũng như xem xét sự biến đổi, mối quan
hệ của nó với các mô típ khác đến nay vẫn chưa có. Vì vậy, chúng tôi xin mạn
phép “đan giỏ giữa đường”, tìm hiểu chuyên sâu về Mô típ kén rể trong
truyện cổ tích một số dân tộc thiểu số phía Bắc dưới vai trò một công trình

độc lập, có hệ thống.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Kén rể là mô típ lớn, với rất nhiều bình diện nội dung, nghệ thuật khác
nhau, xuyên suốt qua nhiều thể loại. Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi chỉ
tập trung tìm hiểu nội dung và kết cấu, sự biến đổi của mô típ kén rể từ các
thể loại tiền cổ tích tới cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng bước đầu tìm hiểu mô típ kén rể trong mối quan hệ với các mô
típ khác cũng như vai trò của nó trong cốt truyện cổ tích.
Hệ thống truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số phía Bắc rất lớn, đến
nay vẫn chưa hoàn toàn được thu thập một cách đầy đủ. Do sự hạn chế về thời
gian và điều kiện khảo sát, chúng tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu
của đề tài trong khuôn khổ một số truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh
hoạt ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc (tiêu biểu là dân tộc H’Mông, Dao,
Thái, Tày, Nùng, Giáy, Pu Péo..).
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô típ kén rể trong truyện cổ tích một
số dân tộc thiểu số phía Bắc để khẳng định vị trí của mô típ này trong hệ

8


thống các mô típ truyện cổ tích Việt Nam, đồng thời chỉ ra vai trò của nó
trong cốt truyện cổ tích, cũng như mối quan hệ qua lại với các mô típ khác.
Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn lí giải sự hình thành, biến đổi và ý nghĩa của
mô típ kén rể dưới góc nhìn văn hóa, tín ngưỡng.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Khảo sát, thống kê, phân loại để mô tả sự hiện diện của mô típ kén rể
trong truyện cổ tích một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
- Tìm hiểu các lý thuyết về mô típ và quan niệm về diễn hóa mô típ.

- Tìm hiểu sự hình thành, phát triển của mô típ kén rể dưới góc nhìn
lịch sử văn hóa để thấy được quá trình biến đổi của nó từ văn hóa, tín ngưỡng
dân gian và các thể loại tiền cổ tích tới cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.
- Khám phá mối quan hệ qua lại giữa mô típ kén rể với các mô típ khác
và cốt truyện.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài, chúng tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc luận
văn gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương I. Giới thuyết khái niệm và khảo sát tư liệu
Chương II. Nội dung mô típ kén rể trong truyện cổ tích một số dân tộc
thiểu số phía Bắc
Chương III. Mối quan hệ giữa mô típ kén rể với cốt truyện

9


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Mô típ và mô típ truyện cổ tích
Nghiên cứu truyện kể dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng từ
hệ thống mô típ là xu hướng cơ bản từng được ưa chuộng trong ngành nghiên
cứu văn học dân gian thế giới. Đây cũng là phương pháp quan trọng giúp tìm

hiểu và mô tả cặn kẽ nguồn gốc lịch sử của truyện cổ tích. Muốn nghiên cứu
truyện cổ tích trong hệ thống mô típ, trước hết cần tìm hiểu các định nghĩa và
quan niệm về mô típ để xây dựng được khung xương cơ sở lí luận vững chắc.
J.Bêđiê được xem là người đầu tiên nhận ra “trong truyện cổ tích tồn tại
một mối quan hệ nào đó giữa những đại lượng bất biến và những đại lượng
khả biến của nó” [59, 11]. Đại lượng bất biến ở đây ngày nay được chúng ta
hiểu chính là mô típ. Từ phát hiện đầu tiên của J.Bêđiê, chúng tôi hiểu rằng,
mô típ có tính chất cố định, bất biến.
B.N.Puchilốp khi nghiên cứu văn học dân gian theo phương pháp so
sánh – lịch sử đã “rất chú ý đến tính lặp lại và coi nó như một đặc tính nổi bật
của văn học dân gian” [17, 7]. Theo ông, “tính lặp lại được biểu hiện khá đậm
trong truyện cổ tích, làm thành các kiểu truyện. Nó vượt ra ngoài biên giới
các quốc gia, mang nhiều yếu tố tương đồng ngay ở các dân tộc khác rất xa
nhau” [17, 7].
A.N.Vêxêlốpxki là một trong những thế hệ học giả đầu tiên để tâm tới
vấn đề mô típ trong việc nghiên cứu truyện cổ tích. Từ những năm cuối thế kỉ
XIX, ông đã sớm nhận ra “đề tài chỉ là một phức thể của những mô típ. Mô
típ có thể kết hợp vào những đề tài khác nhau… Mô típ lớn lên thành đề tài”
[46, 32], và khẳng định rằng “với chúng ta, nảy sinh sự cần thiết không phải

10


nghiên cứu theo đề tài mà trước hết theo mô típ” [46, 32]. Từ đó, Vêxêlốpxki
đã đưa ra định nghĩa ban đầu về mô típ: “Tôi hiểu mô típ như một công thức
quan trọng được lặp lại nhiều lần. Mô típ như là đơn vị trần thuật đơn giản
nhất bằng hình tượng, giải quyết những vấn đề khác nhau mà đời sống đặt ra”
[6, 313]. Đây được xem như một trong những định nghĩa kinh điển với giới
nghiên cứu văn học nói chung và cổ tích học nói riêng. Từ định nghĩa này, Vũ
Ngọc Hưng trong đề tài Mô típ trừng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam và

truyện cổ tích thế giới đã chỉ ra: “Mô típ là các đơn vị cố định, có tính bền
vững, được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và là một hiện tượng phổ biến
trong văn học nghệ thuật” [29, 16]. Chúng tôi bổ sung thêm cho quan niệm
của Vũ Ngọc Hưng rằng, mô típ không chỉ có tính bền vững, mà luôn vận
động trong hành chức, bởi đặc tính của tác phẩm nghệ thuật là có tính kế thừa
và tính sáng tạo. Các tác phẩm nghệ thuật trong một hệ thống/nền nghệ thuật
có thể bị biến đổi ít nhiều trong quá trình lưu hành từ đời này sang đời khác.
Nghiên cứu lịch sử mô típ không chỉ dừng ở việc tìm ra nguồn gốc, mà còn
phải nghiên cứu cả quá trình biến đổi, chuyển hóa từ thời đại, cốt truyện này
sang thời đại, cốt truyện khác. Đây cũng là hướng đi quan trọng của thi pháp
học lịch sử, nhằm tiếp cận truyện kể dân gian trên bình diện biến đổi lịch sử.
Ngoài ra, bản thân một mô típ khi di chuyển từ cốt truyện này sang cốt truyện
khác cũng có sự biến đổi về vị trí, chức năng.
Về mô típ trong nghệ thuật nói chung, tác giả Thompson cho rằng: “mô
típ có một phạm vi thể hiện rất rộng, nó xuất hiện trong tất cả các loại hình
nghệ thuật… Trong nghệ thuật điêu khắc, hội họa có một hình mẫu của hình
khối hay đường nét thường lặp đi lặp lại hoặc kết hợp với hình mẫu khác theo
một kiểu cách riêng biệt nào đó. Trong âm nhạc và bài hát dân gian cũng có
những khuôn nhạc giống nhau thường trở lại luôn. Trong nghệ thuật dân gian
nói chung, mô típ chính là hình mẫu thường được lặp đi lặp lại trong trong tác

11


phẩm như một dấu ấn độc đáo” [29, 16]. Từ định nghĩa chung về mô típ trong
nghệ thuật của Thompson, Vũ Ngọc Hưng tiếp tục giải thích khái quát về mô
típ: “Mô típ là yếu tố riêng biệt, độc đáo, có ý nghĩa và được sử dụng lặp lại
nhiều lần để tạo ấn tượng nghệ thuật trong các tác phẩm khác nhau” [29, 17].
Bổ sung cho giải thích của Vũ Ngọc Hưng, chúng tôi nhận thấy, mô típ được
sử dụng lặp lại nhiều lần không chỉ để tạo ấn tượng nghệ thuật, mà còn thể

hiện tư duy nghệ thuật, thế giới quan, nhân sinh quan của người sáng tác, có
thể ở mức tự giác hoặc không tự giác.
Về mô típ trong truyện kể, theo Tăng Kim Ngân, giới khoa học đã đồng
tình với định nghĩa của Thompson: “Mô típ là cái gì đó có thể hơi đặc biệt,
độc đáo. Nó phải làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại trong các dị bản. Bản
thân mô típ có thể là mẩu kể ngắn và đơn giản như là một sự việc chủ đề gây
ấn tượng ưa thích cho người nghe” [40, 66]. Như vậy có thể thấy, hầu hết các
nhận định đều thống nhất ở tính độc đáo của mô típ, bởi nó phải độc đáo, thu
hút, thú vị thì mới được lặp đi lặp lại, mang thông điệp, không nhàm chán.
V.IA.Propp trong công trình nghiên cứu về hình thái học truyện cổ tích
sau khi phân tích các ví dụ đã chỉ ra: “Trong những thí dụ đã dẫn trên đây là
có những hằng số và biến số. Những tên gọi thay đổi và cùng với các tên gọi
là những thuộc tính của những nhân vật hành động, những hành động của họ
không thay đổi, hay chức năng của họ không thay đổi. Do đó ta kết luận rằng
truyện cổ tích thường gắn những hành động như nhau cho những nhân vật
khác nhau. Điều này cho phép ta có thể nghiên cứu truyện cổ tích dựa theo
những chức năng của những nhân vật hoạt động” [46, 40]. Từ đây, chúng tôi
hiểu, mô típ là hằng số, tức là đại lượng cố định, bất biến, còn nội dung truyện
cổ tích (gồm tên gọi, đề tài, chủ đề, chủng loại nhân vật, hành động nhân
vật…) là biến số, có thể thay đổi theo từng tác phẩm riêng lẻ.
Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, Propp đã chỉ ra: “Nhân vật

12


truyện cổ tích dù có đa dạng đến đâu đi chăng nữa cũng thường làm như
nhau. Biện pháp thực hiện chức năng có thể thay đổi, nó là một biến số.
Những chức năng với tính cách chức năng là một đại lượng bất biến” [46, 41].
Tức là thế giới nhân vật trong một hệ thống mô típ truyện cổ tích có thể rất đa
dạng, phong phú về chủng loại, nhưng lại thường hành động theo các chức

năng giống nhau. Các chức năng đó được xem là mô típ. Từ đó, chúng tôi
nhận thấy sự chi phối mạnh mẽ của mô típ tới hành động nhân vật và cốt
truyện. Chức năng, kiểu hành động của một nhân vật truyện cổ tích này có thể
chuyển sang những nhân vật ở các truyện cổ tích khác nếu chúng cùng nằm
trong một mô típ, bất kể là cổ tích thần kì hay cổ tích sinh hoạt. Và số đề tài,
cốt truyện, chủng loại nhân vật dù có đa dạng tới đâu cũng chỉ nằm trong hệ
thống các mô típ nhất định của truyện cổ tích mà thôi.
Về mô típ trong tiếng Việt, trước hết, cần chiết tự trên bình diện ngôn
ngữ, trong đó, mô là mô hình, típ là khuôn, dạng, mẫu. Như vậy, mô típ có
tính chất khuôn mẫu, bao quát, tổng thể.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi, mô típ trong Hán Việt là mẫu đề (do người Trung Quốc phiên âm
từ motif trong tiếng Pháp), có thể trở thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu
trong tiếng Việt để chỉ “những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ được
hình thành bền vững, ổn định và được sử dụng nhiều lần trong các tác phẩm
văn học nghệ thuật” [19, 136]. Từ khái niệm này, Vũ Ngọc Hưng đã nhận
định: “Mô típ là yếu tố không thể chia tách ra được, bản thân nó, bền vững,
ổn định và xuất hiện có tính chất lặp đi lặp lại trong văn học nghệ thuật” [29,
17]. Theo chúng tôi, mô típ không hẳn là đơn nhất và không thể phân chia
được. Một mô típ lớn có thể bao hàm một số mô típ nhỏ hơn và như thế chúng
vẫn có thể chia tách. Nhưng khi chia tách thành các thành tố nhỏ hơn (mô típ
nhỏ hơn) thì ý nghĩa mô típ ban đầu không còn nguyên vẹn.

13


Trong Từ điển văn học, Chu Xuân Diên đã định nghĩa mô típ như sau:
“Thuật ngữ phiên âm tiếng Pháp (từ motif) đôi khi dịch sang tiếng Việt là
mẫu đề dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề
tài, cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật” [56, 117]. Qua định nghĩa này, Vũ

Ngọc Hưng đã chỉ ra “mô típ là những yếu tố đơn giản, là thành phần tham
gia vào cấu tạo đề tài và có vị trí rất quan trọng trong quá trình tổ chức cốt
truyện của tác phẩm nghệ thuật” [29, 17].
Theo Từ điển văn học (1983), thuật ngữ mô típ có hai cách dùng: “1 –
Coi mô típ là hạt nhân của cốt truyện, là cái công thức từ đó cốt truyện được
triển khai. 2 – Mô típ là yếu tố hợp thành cốt truyện” [17, 23]. Từ đây, chúng
tôi cũng nhận thấy, mô típ là thành tố thuộc kết cấu tác phẩm văn học, tạo ra
cốt truyện, tổ chức sự vận động của cốt truyện và có vai trò xác định nội dung
cốt truyện. Nói cách khác, mô típ là những sự kiện (chi tiết/biến cố) cấu thành
nên cốt truyện, còn cốt truyện cổ tích là sơ đồ liên kết các mô típ lại với nhau
theo những quy luật nhất định. Đây cũng là phương tiện cơ bản để người sáng
tác tạo nên tác phẩm. Với tư cách là phương tiện biểu hiện ý nghĩa trực thuộc
kết cấu, mô típ ra đời cùng một lúc với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm văn học,
được cụ thể hóa cùng với sự phát triển hình tượng. Tức là mô típ phải hình
thành trước khi tác giả (dân gian) bắt tay vào sáng tác tác phẩm (truyện cổ
tích), nó phản ánh tư duy, quan niệm của người sáng tác và quá trình vận
động của tư duy ấy. Cũng từ việc áp dụng lí thuyết về cấu trúc tác phẩm văn
học vào tìm hiểu mô típ, chúng tôi quan niệm rằng một mô típ bao giờ cũng
có kết cấu 3 tầng: tầng ngôn từ, tầng hình tượng và tầng ý nghĩa hàm ẩn.
Theo Nguyễn Tấn Đắc, “trong ngôn ngữ thông thường, mô típ chỉ là
những nét khác biệt hoặc những nét nổi bật. Từ mô típ thường được sử dụng
trong văn học nghệ thuật, âm nhạc, thuật ngữ tạo hình và hoa văn trang trí”
[29, 18]. Như vậy, có thể hiểu, mô típ trong ngôn ngữ đời thường và mô típ

14


trong nghệ thuật có sự khác nhau. Nếu mô típ trong đời thường chỉ là những
nét khác biệt thì trong văn học, nghệ thuật, mô típ là đơn vị cấu thành hình
tượng, chứa đựng nhiều tầng nội dung, ý nghĩa, tư tưởng khác nhau. Đi sâu hơn

vào mô típ trong truyện kể dân gian, tác giả cho rằng: “Thông thường, người ta
xem mô típ là phần nhỏ nào đó không thể chia tách, có ít nhiều khác lạ và được
sử dụng lặp đi lặp lại. Đồng thời, mô típ được hiểu là những phần tử vừa mang
tính đặc trưng, vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian… Trong truyện
cổ tích, mô típ là những khái niệm hết sức đơn giản, thường gặp trong truyện
kể truyền thống. Đó có thể là những tạo vật khác thường như thần tiên, phù
thủy, yêu tinh, mụ dì ghẻ ác nghiệt, hay đó là thế giới kì diệu mà loài vật thiêng
có phép ma thuật và luôn có hiệu lực…” [29, 18].
Như vậy, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa, quan niệm về mô típ,
nhưng tựu chung lại, có mấy vấn đề như sau:
- Mô típ là những khuôn, dạng, mẫu hoặc kiểu hành động, chức năng
nhân vật trong truyện cổ tích. Nó có tính bền vững, lặp đi lặp lại qua nhiều tác
phẩm, không chỉ để tạo ấn tượng nghệ thuật, mà còn thể hiện tư duy nghệ
thuật, thế giới quan, nhân sinh quan của người sáng tác. Mô típ được hiểu là
những hằng số, đối lập với nó là biến số gồm tên gọi, đề tài, chủng loại nhân
vật, hành động nhân vật… Các truyện cổ tích hay nhân vật nằm trong một hệ
thống mô típ thường phải tuân theo những khuôn mẫu mà mô típ đưa ra. Tuy
có tính bền vững, cố định, nhưng mô típ vẫn luôn vận động trong hoạt động
hành chức của nó.
- Mô típ là yếu tố quan trọng thuộc kết cấu tác phẩm truyện cổ tích,
hình thành trước khi tác giả dân gian bắt tay vào sáng tác. Nó chính là sự kiện
(chi tiết/biến cố) cấu thành nên cốt truyện, phản ánh tư duy, quan niệm của
người sáng tác và quá trình vận động của tư duy ấy.
- Mô típ mang tính kí hiệu. Tức là trong mỗi mô típ có mối quan hệ

15


chặt chẽ không thể tách rời như hai mặt của một tờ giấy giữa cái biểu đạt và
cái được biểu đạt. Nói cách khác, mô típ trong văn học bao giờ cũng có kết

cấu 3 tầng: tầng ngôn từ, tầng hình tượng và tầng ý nghĩa hàm ẩn.
- Mô típ có tính độc đáo, đặc trưng, khiến người đọc dễ ấn tượng về nó.
- Mô típ tham gia vào quá trình tổ chức cốt truyện cổ tích.
- Mô típ thường có tính chung và tính riêng. Tính chung là những
khuôn mẫu áp dụng cho toàn hệ thống mô típ, còn tính riêng là những nét độc
đáo, đặc trưng riêng ở từng tác phẩm cụ thể. Ở đây, mô típ có thể biến đổi
trong quá trình di chuyển từ cốt truyện này sang cốt truyện khác trong nhiều
tác phẩm khác nhau.
Từ các khái niệm, quan niệm về mô típ trên, để phục vụ đề tài nghiên
cứu, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa riêng về mô típ như sau:
Mô típ là mô hình các tình tiết, hành động, chức năng có tính đặc trưng,
quy luật phổ biến được lặp đi lặp lại trong các tác phẩm truyện cổ tích nhằm
phản ánh đời sống, xã hội và thể hiện tư duy nghệ thuật, nhân sinh quan, thế
giới quan của tác giả dân gian. Mô típ đóng vai trò quan trọng trong việc cấu
trúc tác phẩm, mang tính bền vững nhưng cũng luôn vận động, biến đổi.Các mô
típ trong một tác phẩm luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Điều kiện để trở thành một mô típ là:
- Phải có tính đa dạng về nội dung. Tức là đa dạng về đề tài, nhân vật,
hành động, không gian, thời gian... Sự đa dạng về nội dung này cũng là sự
chuyển hóa mô típ, theo cách nói của Propp, gồm: chuyển hóa thành cái đối
lập và chuyển hóa bằng cách thay thế (yếu tố tín ngưỡng, yếu tố tôn giáo, yếu
tố văn học, yếu tố cổ hơn, yếu tố sinh hoạt). Ví dụ, yếu tố “con rồng” trong
mô típ Con rồng bắt cóc con gái nhà vua có thể chuyển hóa thành con rắn,
yêu tinh, con quỷ, mụ phù thủy… Yếu tố “nhà vua” có thể chuyển hóa thành
phú ông, viên quan, lão nông, nhà thương gia… Yếu tố “bắt cóc” có thể
chuyển hóa thành hành hạ, đòi nộp mạng, gây tai nạn, cưỡng hôn…
16


- Phải có tính lặp lại về chức năng. Tức là các chức năng, kiểu hành

động của nhân vật có tính khuôn mẫu, lặp đi lặp lại như đã nói ở trên. Chẳng
hạn, trong mô típ Con rồng bắt cóc con gái nhà vua bên trên, các yếu tố về
tên gọi nhân vật, hành động có thể thay đổi, nhưng vẫn phải tuân theo đúng
chức năng, kiểu hành động của mô típ. Nhân vật con rồng (con rắn, yêu tinh,
phù thủy) bắt buộc phải thực hiện chức năng gây hại (là bắt cóc, cưỡng hôn,
đòi nộp mạng) chứ không thể chuyển thành chức năng ban thưởng, trợ giúp
cho con gái nhà vua (phú ông, viên quan, lão nông) được.
1.1.2. Truyện cổ tích là hệ thống các mô típ
Không một mô típ nào có thể tự thân làm nên truyện cổ tích mà không
có sự kết nối với các mô típ khác. Trong một truyện cổ tích bao giờ cũng phải
có sự hiện diện của nhiều mô típ liên kết với nhau, vì “xét về bản chất thì cốt
truyện cổ tích là một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn mà trong đó các mô típ
phải liên kết chặt chẽ với nhau theo một quy tắc nhất định để tạo thành một
cốt truyện” [29, 19]. Tức là mỗi mô típ chỉ đóng vai trò như một sự kiện (chi
tiết, biến cố) trong cốt truyện, trong đó sẽ có một hoặc một số mô típ đóng vai
trò biến cố trung tâm làm thay đổi cốt truyện. Ví dụ, trong truyện Chàng rể
cóc có nhiều mô típ như mô típ hiếm muộn, mô típ sinh nở thần kì, mô típ
người đội lốt vật, mô típ thử lòng… nhưng mô típ kén rể vẫn là mô típ chính
làm thay đổi cốt truyện và quy tụ những mô típ khác, khiến cốt truyện phải
xoay quanh nó.
Nguyễn Thị Bích Hà trong Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong
truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á đã chỉ ra 10 mô típ trong truyện
Thạch Sanh gồm: mô típ sự ra đời thần kì; mô típ dũng sĩ diệt rắn ác; mô típ
dũng sĩ diệt đại bàng; mô típ đi xuống thủy cung; mô típ người câm; mô típ
tiếng đàn thần kì; mô típ chiến tranh giữa những người cầu hôn; mô típ niêu
cơm thần kì; mô típ kết hôn và lên ngôi. Từ đó, tác giả cũng chỉ rõ rằng, 10

17



mô típ này có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Tất nhiên, 10 mô típ mà tác giả
đưa ra vẫn chưa phải tất cả những mô típ có mặt trong truyện Thạch Sanh.
Ngoài ra vẫn có những mô típ khác như: mô típ ban thường; mô típ trừng
phạt; mô típ thử thách; mô típ mồ côi; mô típ hiếm muộn; mô típ kén rể…
Vũ Ngọc Hưng trong Mô típ trừng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam
và truyện cổ tích thế giới cũng chỉ ra một số mô típ trong truyện cổ tích Tấm
Cám như: mô típ ban thưởng (chức năng ban thưởng); mô típ tái sinh (chức
năng tái sinh); mô típ trừng phạt (chức năng trừng phạt), mô típ về các
phương tiện thần kì (chức năng trợ giúp, ban thưởng); mô típ mẹ ăn thịt con
(chức năng trừng phạt); mô típ làm mắm (chức năng trừng phạt)… Tác giả
cũng nhấn mạnh, “các mô típ này đều thực hiện một chức năng cụ thể thông
qua hành động cổ tích mà nhân vật thực hiện và cuối cùng hướng tới một kết
thúc có hậu” [29, 19].
V.IA.Propp trong công trình nghiên cứu về hình thái học truyện cổ tích
đã chỉ ra sơ đồ 31 chức năng của nhân vật cổ tích (cũng được hiểu là mô típ)
với sự liên kết chặt chẽ của các chức năng với nhau. Qua đó, chúng tôi rút ra
rằng, bất cứ truyện cổ tích nào cũng là một hệ thống sơ đồ của các mô típ nhất
định trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mô típ này chi phối mô típ kia và
ngược lại.
Tuy vẫn có thể chia tách được, nhưng mô típ vẫn được xem là đơn vị
nhỏ, không thể tự thân làm nên một câu chuyện cổ tích. Trong quá trình tham
gia vào cốt truyện, nó vẫn phải liên kết với các sự kiện, mô típ khác để tạo
nên một chỉnh thể thống nhất. Tức là các mô típ trong truyện phải liên kết với
nhau theo những quy luật nhất định để cùng hướng tới một kết thúc chung. Ví
dụ, trong truyện Chàng Lùn, nếu mô típ kén rể không liên kết với các mô típ
khác như dũng sĩ cứu người đẹp, ban thưởng, trừng phạt thì cốt truyện sẽ phát
triển theo những hướng khác và không đi tới kết thúc như vậy nữa.

18



Từ những nhận định trên, chúng tôi kết luận rằng, mỗi một truyện cổ
tích là một hệ thống các mô típ nằm trong một sơ đồ, có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau theo những quy luật nhất định để cùng tạo nên một chỉnh thể thống
nhất, xây dựng nên hình tượng và đi tới kết thúc chung cho toàn tác phẩm,
nhằm thể hiện tư tưởng nội dung, nghệ thuật mà tác giả gửi gắm.
Đồng thời, chúng tôi cũng nhận ra, mỗi một mô típ lại bao hàm một hệ
thống truyện cổ tích nhất định. Ví dụ, mô típ kén rể là một hệ thống các truyện
cổ tích có yếu tố kén rể. Hệ thống này có thể lên tới hàng chục, hàng trăm,
thậm chí hàng ngàn truyện cổ tích, tùy theo giới hạn, phân vùng phạm vi. Các
truyện cổ tích ở mô típ này có thể đồng thời nằm trong hệ thống của những
mô típ khác. Ví dụ, các truyện cổ tích chứa mô típ kén rể như Bảy chị em,
Chàng Lùn, Cái gậy thần, Cái ná chin rãnh, Chàng Ếch, Chàng rể Khỉ,
Chàng Rùa, Cóc Trời… vẫn nằm trong hệ thống của các mô típ khác như mô
típ như mô típ người kì dị, mô típ người đội lốt vật, mô típ thách cưới, mô típ
ban thưởng, mô típ trừng phạt, mô típ hóa thân… Nhưng chúng vẫn có đầy đủ
những đặc điểm chung, tức là sự lặp đi lặp lại mang tính khuôn mẫu về chức
năng, kiểu hành động của mô típ kén rể. Điều này cũng cho thấy sự ảnh
hưởng, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mô típ.
Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu mối quan hệ giữa mô típ kén rể với cốt
truyện và các mô típ khác trong luận văn này.
1.1.3. Diễn hóa mô típ trong truyện cổ tích
1.1.3.1. Khái niệm diễn hóa
Diễn hóa hay còn gọi là sự biến đổi, di chuyển mô típ không phải khái
niệm và hướng nghiên cứu mới. Các nhà nhân loại học Anh từ thế kỉ XIX đã
bắt đầu với giả thuyết về khả năng tự sản sinh cốt truyện để tìm kiếm nguồn
gốc mô típ truyện kể dân gian từ hiện thực đời sống, lịch sử xã hội. Đến
trường phái thi pháp học lịch sử, với người sáng lập là Vêxêlốpxki, đã hướng

19



tới nghiên cứu lịch sử mô típ không chỉ từ nguồn gốc nảy sinh mà còn ở cả
quá trình biến đối, chuyển hóa của nó từ thời đại, xã hội này sang thời đại, xã
hội khác, thậm chí là từ cốt truyện này sang cốt truyện khác.
Tiếp nối Vêxêlốpxki, V.IA.Propp, một trong những nhà nghiên cứu văn
học dân gian nổi tiếng nhất cũng quan tâm đến việc khảo sát nguồn gốc và sự
biến đổi lịch sử của của các hiện tượng folklore, vì theo ông “nghiên cứu
nguồn gốc xét về yêu cầu và bản chất luôn mang tính lịch sử, nhưng nó không
phải là nghiên cứu lịch sử. Nghiên cứu nguồn gốc có nhiệm vụ nghiên cứu
quá trình phát sinh của các hiện tượng còn lịch sử thì nghiên cứu sự phát triển
của chúng” [46, 20].
Nhà nghiên cứu người Nga Puchilốp với quan niệm về tính sản sinh
của mô típ lại cho rằng khả năng biến đổi, di chuyển vốn đã nằm sẵn trong mô
típ vì nó luôn sản sinh ra những ý nghĩa, sắc thái mới.
Như vậy, các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thi pháp học lịch sử
đều thống nhất rằng mô típ truyện kể dân gian luôn có sự biến đổi đa dạng
theo lịch sử xã hội. Vì vậy, phải nghiên cứu sự di chuyển, thay đổi của lịch sử
mô típ trong truyện kể dân gian cùng với việc nghiên cứu nguồn gốc lịch sử
xã hội của nó. Trong đó, nghiên cứu nguồn gốc là bước đầu tiên, còn nghiên
cứu sự biến đổi, chuyển hóa trong lịch sử là bước thứ hai, rất cần thiết. Đây là
bước quan trọng để nhìn ra được mối liên hệ của mô típ truyện với môi
trường lịch sử - xã hội, văn hóa – phong tục, nơi mà nó nảy sinh, phát triển và
chuyển hóa, biến đổi. Đồng thời, nghiên cứu những biến đổi đa dạng của mô
típ trong sự phát triển lịch sử, xã hội cũng giúp nhận diện được mẫu gốc
(original) đầu tiên mà nó biểu đạt nghĩa.
Có nhiều quan niệm về sự diễn hóa của mô típ, tuy nhiên, trong luận
văn này, chúng tôi đi theo khái niệm của Nguyễn Thị Bích Hà: “Diễn hóa mô
típ là sự tồn tại, vận động và biến hóa của từng mô típ trong từng thời kì, thời
đại lịch sử của từng dân tộc, từng vùng miền cũng như trong toàn bộ lịch sử


20


của dân tộc, khu vực và toàn thế giới” [15, 33]. Theo tác giả, “trước khi trở
thành mô típ, nó đã có một quá trình vận động. Sau khi trở thành mô típ nó
còn tiếp tục vận động. Nói cách khác, nó còn biến hóa, phát triển thêm, biến
đổi đi, và cũng có thể biến mất hẳn” [15, 33].
Từ định nghĩa trên, chúng tôi nhận thấy 2 điều kiện để có sư diễn hóa
của mô típ là:
- Mô típ phải có quá trình phát triển, vận động theo lịch sử. Tức là phải
có thời gian để mô típ đi vào hành chức, đó có thể là một khoảng thời gian rất
dài, trải qua nhiều thời đại khác nhau.
- Mô típ phải có sự biến đổi trong quá trình vận động, phát triển của
chính nó.
1.1.3.2. Nguyên nhân của sự diễn hóa mô típ
Có 5 nguyên nhân dẫn tới sự diễn hóa, biến đổi của các mô típ trong
truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung như sau:
- Thứ nhất, “sự vận động lịch sử xã hội đã dẫn theo sự diễn hóa các mô
típ” [15, 33]. Vì mô típ truyện nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung là
hình thái ý thức xã hội, kiến trúc thượng tầng của những thời đại nhất định,
nên nó phải tuân theo và phản ánh cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội. Bất cứ sự thay
đổi nào của cơ sở hạ tầng trong từng thời đại cũng dẫn tới sự vận động, biến
đổi của văn học nghệ thuật, kéo theo sự diễn hóa mô típ.
- Thứ hai, văn học dân gian luôn có xu hướng “đương đại hóa tác
phẩm” [15, 34] để phản ánh kịp thời từng giai đoạn, thích hợp với nhu cầu
tiếp nhận của con người qua các thời kì. Đây cũng là cách thức sinh tồn của
văn học dân gian, khi không có văn bản lưu trữ. Vì vậy, “sự ra đời, biến đổi,
mất đi của các mô típ là chuyện đương nhiên, có tính quy luật” [15, 34].
- Thứ ba, “diễn hóa hay sự vận động và phát triển luôn là cuộc đấu

tranh lâu dài giữa cái cũ và cái mới, giữa khuynh hướng bảo thủ và khuynh
hướng cách tân, giữa tư tưởng và hình thức nghệ thuật đã trở nên già cỗi, lạc
hậu với những nguyên tắc nhận thức đời sống, những tư tưởng và hình thức

21


nghệ thuật mới mẻ, tiên tiến” [15, 35]. Một mô típ muốn tồn tại và sinh
trưởng trong đời sống văn học nghệ thuật thì cần phải thay đổi, loại bỏ những
yếu tố cũ, dung nạp các nhân tố mới để thích nghi với sự phát triển của xã hội,
của tư duy, nhận thức con người.
- Thứ tư, “điều quan trọng quyết định sự diễn hóa mô típ là sự thay đổi
những nguyên tắc nhận thức con người và thế giới” [15, 34]. Khi xã hội phát
triển thì nhận thức của con người cũng được nâng cao, dẫn tới những thay đổi
trong cách phản ánh hiện thực vào văn học, khiến mô típ phải biến đổi cho
phù hợp hơn.
- Thứ năm, “sự giao lưu văn hóa cũng góp phần vào quá trình diễn hóa
các mô típ… văn học dân gian với những đặc trưng cơ bản như tính tập thể, tính
truyền miệng, tính dị bản… đã là một hệ thống mở, bật đèn xanh để mô típ luôn
có điều kiện có thể diễn hóa. Dị bản là hệ quả của tính tập thể, tính truyền miệng
của văn học dân gian” [15, 37]. Sự giao lưu văn hóa là điều kiện để mô típ
truyện của dân tộc này có thể di chuyển sang truyện cổ tích của dân tộc khác.
Tóm lại, “diễn hóa mô típ là hiện tượng có thực, diễn ra liên tục như là
một sự phản ứng tự nhiên và tự thân dưới sự tác động phức tạp của lịch sử xã
hội và các hình thái ý thức xã hội” [15, 40]. Việc tìm ra 5 nguyên nhân diễn
hóa mô típ như trên có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tìm hiểu mô típ kén rể
trong truyện cổ tích một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày các cơ sở văn hóa, xã hội, lịch
sử hình thành nên mô típ kén rể trong truyện cổ tích.

1.2.1. Sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ tới gia đình phụ quyền
Trước tiên, cần xem xét cơ sở xuất hiện mô típ kén rể từ hình thức quần
hôn ở chế độ mẫu hệ. Bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng trải qua chế độ này
ở thời kì đầu của giai đoạn công xã nguyên thủy (thời đại đồ đá cũ hậu kì) với
xuất phát điểm là hình thức quần hôn. Thậm chí, có một số dân tộc nhỏ vẫn

22


×