Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHƯƠNG HIĐRO NƯỚC, CHƯƠNG CACBON SILIC, CHƯƠNG HALOGEN ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 129 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƢƠNG NHUNG

VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHƢƠNG HIĐRO – NƢỚC,
CHƢƠNG CACBON – SILIC, CHƢƠNG HALOGEN
ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH CÁC
HIỆN TƢỢNG TRONG THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HOÁ HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƢƠNG NHUNG

VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHƢƠNG HIĐRO – NƢỚC,
CHƢƠNG CACBON – SILIC, CHƢƠNG HALOGEN
ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH CÁC
HIỆN TƢỢNG TRONG THỰC TIỄN
Chuyên ngành: Hoá vô cơ
Mã số: 60440113

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HOÁ HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Bích Diệp

HÀ NỘI, NĂM 2015


Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành vào tháng 10 năm 2015. Để hoàn thành được luận
văn em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo là:
- TS. Đào Thị Bích Diệp, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện luận văn này. Cho phép em gửi đến cô lời chúc sức khỏe
và thành đạt.
- Các thầy cô giảng dạy lớp Cao học Khoá 23 đã truyền thụ cho em những
kiến thức và kinh nghiệm quí báu.
Xin chân thành cám ơn các bạn bè và đồng nghiệp giảng dạy cùng trường
THPT Huyện Điện Biên và các thầy cô đang giảng dạy ở các trường
THPT trên địa bàn tỉnh Điện.
Đã nhiệt tình giúp em tiến hành thực nghiệm đề tài luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Hƣơng Nhung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BTHH

Bài tập hóa học


DH

Dạy học

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TNTL

Trắc nghiệm tự luận

TNKQ


Trắc nghiệm khách quan

SGK

Sách giáo khoa

PTHH

Phương trình hoá học

DTTS

Dân t c thiểu s


MỤC ỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.

do chọn đ tài ...................................................................................................1

2. Mục đ ch củ đ tài ..............................................................................................3
3. Đối tƣợng nghiên cứu: .........................................................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ...........................................................................................4
6. Giả thuyết kho học ..............................................................................................4
7. Cơ sở kho học củ những định hƣớng nghiên cứu ..........................................5
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................6
CHƢƠNG I TỔNG QUAN .....................................................................................6

I.1. Cơ sở l luận và thực tiễn ..................................................................................6
I.1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................6
I.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................9
I.2. Hệ thống kiến thức lý thuyết cơ bản. ..............................................................13
I.2.1. Hidro, nước và m t s hợp chất của hiđro.......................................................13
I.2.2. Halogen và m t s hợp chất quan trọng của halogen. .....................................18
I.2.3. Cacbon – si ic và m t s hợp chất quan trọng của cacbon – silic ...................31
CHƢƠNG II XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ...........................................40
II.1. Hệ thống câu hỏi v hiđro, nƣớc và một số hợp chất củ hiđro. ................40
II.1.1. Phân tích phương pháp giải m t s câu hỏi tiêu biểu.....................................40
II.1.2. Sưu tầm và biên soạn hệ th ng câu hỏi. .........................................................49
n

ỏi về halogen và một s hợp chấ q n r n

ủa halogen. ......51

II.2.1. Phân tích phương pháp giải m t s câu hỏi tiêu biểu.....................................51
II.2.2. Sưu tầm và biên soạn hệ th ng câu hỏi .........................................................63
II.3. Hệ thống c u hỏi v c cbon – silic và một số hợp chất qu n trọng củ
cacbon – silic ............................................................................................................70
II.3.1. Phân tích phương pháp giải m t s câu hỏi tiêu biểu.....................................70
II.3.2. Sưu tầm và biên soạn hệ th ng câu hỏi. .........................................................86


PHẦN III.

ẾT UẬN VÀ

IẾN NGHỊ .............................................................96


1. Kết luận ................................................................................................................96
2. Kiến nghị ..............................................................................................................98
3. Hƣớng phát triển củ đ tài .............................................................................100
TÀI IỆU TH M
PHỤ LỤC

HẢO ....................................................................................101


D NH MỤC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc phân tử nước đá .............................................................................17
Hình 2: Trạng thái và màu sắc của các halogen ........................................................19
Hình 3: Cấu hình e ớp ngoài cùng của các halogen Cl, Br và I: ..............................19
Hình 4: C o tác dụng với hai im oại natri và sắt ...................................................21
Hình 5: Điều chế và thu hí c o trong ph ng thí nghiệm ..........................................24
Hình 6: Thí nghiệm tính tan của HC .......................................................................26
Hình 7: Điều chế HC trong ph ng thí nghiệm .........................................................28
Hình 8: Sản phẩm của công nghệ silicat ...................................................................39
Hình 9: Mây ..............................................................................................................41
Hình 10: Thí nghiệm nổ b ng bay hidro ...................................................................42
Hình 11: Cầu vồng ....................................................................................................46
Hình 12: Nước máy trong sinh hoạt ..........................................................................53
Hình 13: Người bị bệnh bướu cổ ..............................................................................56
Hình 14: Thí nghiệm mô tả sự điều chế c o trong ph ng thí nghiệm ......................58
Hình 15: Khí thải t các nhà máy .............................................................................61
Hình 16: Hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm .......67
Hình 17: Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm .............................67
Hình 18: Cấu trúc tinh thể im cương và than chì ....................................................71
Hình 19: Đ ng Phong nha – Kẻ Bàng.......................................................................75

Hình 20: Hình ảnh m t s

nung thủ công .............................................................81

Hình 21: Bình cứu hoả bọt ........................................................................................85
Hình 22: L gạch iểu mới .......................................................................................91
Hình 23: Chu trình của cacbon trong tự nhiên ..........................................................93


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. L do chọn đ tài
Ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông
tin và truyền thông đã và đang đưa nhân oại bước sang m t giai đoạn phát triển
mới – thời đại của nền kinh tế tri thức. Giáo dục Việt Nam cũng đang đứng trước
những cơ h i và thách thức lớn. Trong xu thế h i nhập và toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ thì việc phát huy nguồn lực con người là yếu t cơ bản, là nền tảng để
phát triển xã h i. Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển Giáo dục và Đào tạo
là qu c sách hàng đầu.
Nghị quyết s
Trung ương 8

29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 H i nghị

h a XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác

định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào
tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”;
“Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng,

truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo,
tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đ , các yếu t

của

quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng
đổi mới . B GD&ĐT đã và đang tổ chức rất nhiều các cu c h i thảo và các đợt tập
huấn về “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS” tại khắp các tỉnh
trong cả nước với tất cả các môn học trong đ c phân môn h a học.
Để thực hiện t t n i dung đổi mới “Dạy học theo định hướng phát triển năng
lực cho HS” trong môn hóa học chúng ta cần hiểu hóa học là m t môn khoa học
thực nghiệm và lý thuyết, giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về
các chất, sự biến đổi các chất, m i liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi
trường và con người, thông qua đ hình thành các ĩ năng như: ĩ năng quan sát,
phân tích, so sánh, phán đoán, tính toán, thực hành thí nghiệm… B môn hoá học
1


trong trường trung học giữ m t vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát
triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng
đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con
người thông qua các bài học, giờ thực hành... của hoá học. Hoá học giúp học sinh
hiểu và giải thích được các vấn đề thực tiễn, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa
học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại. Hoá học cũng
đồng thời là sự khơi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo của người học, nhằm tạo
ra những sản phẩm, ứng dụng phục vụ trong đời s ng của con người. Hóa học cũng
góp phần giải tỏa, xóa bỏ những hiểu biết sai lệch làm hại đến đời s ng, tinh thần
của con người…Để hoá học thật sự mang lại những lợi ích nguyên bản của nó,
người giáo viên phải có v n kiến thức về thực tế sâu, r ng, có khả năng gắn bài

giảng với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh đ ng, nâng cao sự hiểu biết và
kích thích sự ham mê học tập của học sinh. T đ góp phần xây dựng các năng lực
cần có cho mỗi học sinh đặc biệt là năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông
qua môn hoá học và năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cu c s ng.
Rất nhiều hiện tượng trong tự nhiên, đời s ng hàng ngày có thể được lý giải
bởi chính học sinh bằng việc vận dụng những kiến thức hoá học rất phổ thông, t
cơ sở cấu tạo nguyên tử phân tử, đến sự chuyển hóa, biến đổi của các chất…Việc
áp dụng những kiến thức phổ thông này vào thực tiễn đời s ng thường ngày không
chỉ giúp cho việc học trở nên thú vị, bớt nhàm chán, xa rời thực tế, mà còn có tác
dụng kích thích tính chủ đ ng, sáng tạo, hứng thú của học sinh. Vì những lý do
trên, các câu hỏi, bài tập hóa học yêu cầu học sinh giải thích các hiện tượng trong tự
nhiên và cu c s ng t lâu đã trở thành m t phần không thể thiếu trong quá trình ôn
tập bồi dưỡng, giúp học sinh nắm bắt t t kiến thức hóa học. Đây cũng là m t n i
dung quan trọng trong các đề thi đại học, đề thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi
qu c gia và qu c tế trong những năm gần đây.
B môn hoá học được đưa vào chương trình giáo dục trung học bắt đầu t
ớp 8. Sau các bài đại cương chung về hoá học thì chương “Hidro – Nước

àm t

trong hai chương về chất cụ thể được đưa ra ở chương trình hoá học ớp 8.

ì vậy

2


việc đưa những câu hỏi hoá học gắn với thực tiễn ngay t những bài đầu tiên này sẽ
giúp giáo viên tạo ra những giờ học í thú bổ ích, giúp học sinh cảm thấy hoá học rất
gần gũi với các em, do đ khơi dậy được hứng thú học tập cho các em. Khi chuyển

ên bậc học THPT, ở chương trình hoá học ớp 10, sau các bài học về hoá học đại
cương thì chương “Ha ogen

à chương nghiên cứu về chất đầu tiên của chương

trình học, chương đầu tiên áp dụng iến thức về cấu tạo nguyên tử để giải thích các
chất, khơi gợi niềm đam mê, yêu thích với môn h a học. C n ở chương trình hoá
học 11 thì chương “Cacbon – Si ic

à chương nghiên cứu về chất được áp dụng

iến thức về thuyết điện i để giải thích. Việc giải quyết các câu hỏi bài tập có liên
quan đến thực tiễn ở chương "Halogen" và "Cacbon - Silic" giúp học sinh nắm bắt,
khắc sâu các kiến thức cơ sở quan trọng này, tạo điều kiện để học t t các kiến thức
quan trọng khác thu c phần hoá học vô cơ khác.
Trên cơ sở đ chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng kiến thức chương hidro nước, chương cacbon - silic, chương halogen để phân tích và giải thích các hiện
tượng trong thực tiễn” nhằm góp phần củng c và nâng cao kiến thức, hiểu biết về
m t s hiện tượng kì lạ, lý thú trong tự nhiên, đời s ng và sản xuất. Bằng việc xây
dựng b câu hỏi và chỉ dẫn, giúp học sinh tự đưa ra những lời thích chính xác, đầy
sức thuyết phục cho các hiện tượng, sự vật bí ẩn nhưng lại quen thu c trong cu c
s ng hàng ngày, chúng tôi hy vọng sẽ biến hoá học thành m t môn học dễ hiểu,
thiết thực, gần gũi, lôi cu n học sinh… Để hoá học hông c n mang tính đặc thù
khó hiểu như m t “thuật ngữ khoa học .

2. Mục đ ch củ đ tài
Giới thiệu, phân oại và xây dựng được hệ th ng bài tập về các câu hỏi h a
học giải thích các hiện tượng thực tiễn, giúp học sinh hiểu và biết cách vận dụng
linh hoạt các kiến thức hoá học. Hệ th ng bài tập này có thể được sử dụng như tài
liệu tự học, giúp cho cho các học sinh khá giỏi, học sinh chuyên hóa rèn luyện kĩ
năng tư duy, logic để có thể tham gia và đạt được thành thích đáng khích lệ trong


các kì thi THPT qu c gia, học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi qu c gia.

3


3. Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ th ng lại lý thuyết và nghiên cứu các các dạng các câu hỏi, bài tập thu c
các n i dung: Hidro và nước; Cacbon và hợp chất của cacbon; Silic va hợp chất của
silic; Halogen và hợp chất của halogen

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tổng quan các tài liệu về câu hỏi iên quan đến việc giải thích các hiện tượng
trong tự nhiên ở chương hiđro – nước, cacbon – si ic và ha ogen. Sử dụng ph i hợp
các phương pháp, đánh giá, tổng hợp, hệ th ng hoá… trong nghiên cứu các tài liệu
có liên quan.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra thực trạng dạng bài tập trong chương trình giảng dạy ở các trường
phổ thông khu vực Tây Bắc và trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên bồi dưỡng
học sinh giỏi hóa của m t s trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý thuyết các n i dung hóa học ở chương hiđro – nước,
chương cacbon – si ic và chương halogen.
- Tìm hiểu các n i dung Hóa học c iên quan đến đời s ng, sản xuất và môi trường.
- Phân tích các dạng câu hỏi giải thích hiện tượng trong tự nhiên hóa học ở
hiđro – nước, chương cacbon – si ic và chương halogen.
- Sưu tầm và biên soạn các câu hỏi bài tập hóa học ở hiđro – nước, chương
cacbon – si ic và chương halogen.


6. Giả thuyết kho học
- Về mặt lí luận: Xây dựng được hệ th ng kiến thức lý thuyết – câu hỏi giải
thích được hiện tượng hóa học trong thực tiễn ở chương hiđro – nước, cacbon – si ic
và halogen phục vụ cho việc giảng dạy học sinh THPT đáp ứng quá trình đổi mới
dạy học và iểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng ực của người học
đồng thời c thể dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học.
4


- Về mặt thực tiễn: Xây dựng được hệ th ng lý thuyết và câu hỏi giải thích được
hiện tượng hóa học trong tự nhiên ở chương hiđro – nước, chương cacbon – si ic và
chương halogen phục vụ cho việc giảng dạy thông thường cũng như bồi dưỡng học
sinh giỏi hóa học. Cung cấp cho giáo viên, học sinh yêu thích môn hóa học m t tài liệu
tham khảo bổ ích.
Hệ th ng câu hỏi và bài tập giúp học sinh giải quyết phần n i dung câu hỏi
liên quan đến thực tiễn có thể được khai thác để đưa vào các đề thi THPT qu c gia,
đề thi học sinh giỏi các cấp.

7. Cơ sở kho học củ những định hƣớng nghiên cứu
- Đã c nhiều tài iệu, câu hỏi giải thích hiện tượng trong tự nhiên
-

iệc phân oại các dạng câu hỏi giải thích bồi dưỡng học sinh giỏi giải

thích được hiện tượng hóa học trong tự nhiên ở chương hiđro – nước, cacbon – si ic
và halogen chưa thật đầy đủ và hệ th ng.

5



PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG I: TỔNG QU N
I.1. Cơ sở l luận và thực tiễn
I.1.1. Cơ sở lý luận
I.1.1.1. Năng lực tự học.
Năng ực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn đ ng
cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, c thái đ tích cực
trong các hoạt đ ng để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt đ ng học tập và đánh giá
kết quả học tập của chính mình để có thể đ c lập làm việc hợp tác với người khác.
-

ai tr :

+ Giúp người học xác định mục tiêu và hoạch định kế hoạch học tập của mình.
+ Giúp người học thực hiện theo kế hoạch và điều chỉnh các hoạt đ ng học tập
+ Giúp người học tự dánh giá kết quả và tiến trình học tập của mình.
- Ý nghĩa: Các hoạt đ ng học tập nên được thiết kế theo hướng góp phần tăng
cường năng ực tự học của người học, tức là dựa trên nguyên í người học tự điều chỉnh
học tập của mình qua việc đề ra kế hoạch học tập, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch học
tập và sau cùng đánh giá ết quả và tiến trình của chính mình. Vì vậy mà năng ực tự
học c ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình tự học của bản thân người học.

I.1.1.2. Hóa học với thực tiễn cuộc sống.
a) Tác đ ng của hóa học đến đời s ng con người :
Không có môn khoa học nào lại có nhiều ứng dụng như môn H a học :
- Trong tự nhiên, nhờ có hóa học mà chúng ta có thể khám phá thiên nhiên,
nắm được tính chất, quy luật của thiên nhiên và con người ngày càng thành công
trong ngành khoa học hám phá vũ trụ, trái đất,…
- Trong đời s ng, sản xuất: Hóa học được ứng dụng trong việc nghiên cứu

thành phần, tác dụng, chế biến, bảo quản ương thực, thực phẩm, các quy trình sản
xuất (sản xuất, chế biến các nguồn nguyên liệu thô thành các nguyên liệu có thể sử
dụng trong đời s ng sản xuất, chế biến các loại nông sản, chế tạo ra các đồ dùng,
vật dụng hằng ngày).

6


b) Tác dụng của các kiến thức thực tế về hóa học :
- Giúp học sinh nắm được cơ sở hóa học, nắm vững và củng c kiến thức cơ
bản về hóa học.
- Nắm nhanh và ĩ các iến thức đã học trong bài. Hóa học là ngành hóa học
thực nghiệm, học lý thuyết và kiểm tra lại bằng các thí nghiệm. Chính việc tiến
hành các thí nghiệm sẽ phát sinh các vấn đề để các em có thể hiểu sâu và ĩ các iến
thức đã học, qua đ các em hiểu bài hơn.
- Các kiến thức hóa học thực tế làm cho học sinh hiểu được vai trò to lớn của hóa
học trong đời s ng: kinh tế, qu c phòng, sinh hoạt… thúc đẩy sự ham hỏi của học sinh.
- Giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong đời s ng
hằng ngày m t cách đúng đắn. Các em sẽ nhận thức được những gì có ích, những gì
có hại để điều chỉnh hành vi của mình.

I.1.1.3. Tác dụng của việc liên hệ thực tế trong giảng dạy.
a) Với người thầy :
- Phát huy khả năng truyền thụ kiến thức của người thầy. Khi mở r ng kiến
thức hóa học thực tế trong bài giảng sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Mở r ng kiến thức hóa học thực tế rèn luyện m t s kỹ năng dạy học :
+ Kỹ năng diễn đạt.
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học.
+ Kỹ năng tiến hành thí nghiệm.
+ Kỹ năng phân b thời gian.

+ Kỹ năng giao tiếp
- Kích thích lòng ham thích học tập của học sinh
- Tạo ra giờ học lý thú bổ ích. Khi mở r ng kiến thức hóa học thực tế sẽ có rất
nhiều câu hỏi đặt ra kích thích học sinh tư duy trả lời, bầu không khí của lớp sẽ trở
nên sôi đ ng, tạo điều kiện cho các học sinh còn nhút nhát tham gia vào bài giảng.
- Giúp giáo viên gần gũi với học sinh. Khi giáo viên thực hành các kỹ năng
nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên sẽ có nhiều cơ h i giao tiếp với
học sinh. Nhờ đ mà sẽ tạo được ấn tượng t t với học sinh.
7


b) Với học sinh :
- Khi học sinh được hiểu thấu đáo các vấn đề hóa học, được tham gia vào các
hoạt đ ng thực tế… Các em sẽ có hứng thú yêu thích hơn với môn hoá học vì các
em đã nắm được tầm quan trọng của môn học, t đ nâng cao thành tích học tập.
- Nắm được các kiến thức cơ bản của hóa học. Các kiến thức hóa học thực tế
lấy nền tảng là các kiến thức hóa học mà học sinh đã học ở nhà trường, tác dụng của
các kiến thức này là giải thích các bản chất của sự vật, hiện tượng do đ các em sẽ
có nhiều cơ h i tiếp xúc các kiến thức hóa học, các em sẽ nắm rõ các kiến thức hơn.
- Hình thành kỹ năng tư duy, sử dụng sách… Các iến thức mới luôn thúc
đẩy học sinh tìm tòi phát hiện kiến thức trong sách báo.
- Phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập

I.1.1.4. Liên hệ thực tế, giải thích các hiện tượng tự nhiên là một biện pháp
gây hứng thú học tập cho học sinh.
Cái mới luôn là cái kích thích chúng ta tìm hiểu nhất. Việc liên hệ thực tế sẽ
thúc đẩy học sinh tìm tòi khám phá trong học tập. Hiểu và giải thích được các hiện
tượng tự nhiên là m t đ ng cơ thúc đẩy học sinh học tập. Các hiện tượng trong tự
nhiên, đời s ng và sản xuất khi được lồng ghép vào các bài giảng hoá học sẽ giúp
thu hút sự chú ý lắng nghe trong giờ học và kích thích niềm yêu thích học hỏi, tìm

kiếm sách vở, rèn luyện khả năng sử dụng sách… Qua đ , học sinh sẽ thấy được sự
hấp dẫn và lý thú của các kiến thức đã học, tăng thêm lòng yêu thích môn học.
Hứng thú học tập là m t trong những yếu t quyết định kết quả học tập của
học sinh. Học sinh có khả năng mà hông c hứng thú thì cũng hông đạt kết quả,
giáo viên giỏi chuyên môn mà không có kỹ năng tạo hứng thú học tập cho học sinh
thì chưa thành công. Do đ đ i hỏi người giáo viên phải h i tụ kiến thức và tất cả
các yếu t phục vụ cho công việc dạy học. Kỹ năng tạo hứng thú là kỹ năng quan
trọng nhất, mà để c được kỹ năng này thì đầu tiên người giáo viên phải có kiến
thức sâu, r ng, phải luôn cung cấp cho học sinh ượng kiến thức : ĐỦ, ĐÚNG, MỚI,
THIẾT THỰC. Với giáo viên b môn Hóa học, kiến thức hóa học thực tế sẽ đáp
ứng mặt thiết thực của kiến thức.
8


I.1.2. Cơ sở thực tiễn
I.1.2.1. Thực trạng vấn đề dạy học ở trường phổ th ng.
a. Đ c điểm đối tƣợng học sinh THPT v ng c o T y ắc
- Tâm sinh ý: iệc chuyển môi trường học tập t THCS lên THPT c nhiều
thay đổi tác đ ng đến việc học tập của các em học sinh đồng thời cũng ảnh hưởng
đến tâm sinh lý của các em. Chương trình THPT c
THCS nên nhiều em HS cảm thấy h

ượng kiến thức lớn và h hơn

hăn hi tiếp nhận tri thức. Chẳng hạn ở b

môn hóa học, ngay bài đầu lớp 10 đã học về phần cấu tạo nguyên tử rất tr u tượng
nên HS cần có những phương pháp học mới để dễ tiếp thu. Trong khi đ , tại nhiều
trường phổ thông trong địa bàn vẫn tồn tại cách dạy học theo kiểu thầy đọc, trò
chép, khiến việc học trở nên nhàm chán, gây ra sức ì và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm

lý tự học của các em. Ngoài ra, HS THCS lên THPT có sự chuyển biến mạnh mẽ về
tâm sinh lý, bắt đầu có sự thay đổi về hình thể, tính cách, biết cách chăm chút sắc
đẹp của bản thân và bắt đầu có nhiều biểu hiện của tuổi mới lớn bắt đầu biết yêu
nên ảnh hưởng rất nhiều tới việc hoc tập của các em. Nhiều em HS khi lên THPT là
sa đà vào chuyện yêu đương mà quên nhiệm vụ quan trọng của mình là học tập. Vì
thế, gia đình và giáo viên phải gần gũi, chia sẻ giúp các em hiểu phải biết sắp xếp
thời gian hợp lý để chuyện tình cảm không những không ảnh hưởng đến học tập mà
đôi khi còn là đ ng lực giúp các em học t t hơn.
- Về nhận thức: cho đến nay, m t b phận đồng bào DTTS vẫn chưa nhận
thức đầy đủ về vai trò của giáo dục. Nhiều phụ huynh không biết chữ hoặc trình đ
văn h a c hạn nên thường phó mặc con cái cho thầy, cô giáo và nhà trường.
- Phong tục tập quán: Phần lớn học sinh ở miền núi Tây Bắc là con em dân
t c thiểu s (chiếm hơn 80%). Kèm theo đ , các tập quán sinh hoạt lạc hậu, các
phong tục ma chay, cưới xin, lễ h i... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quỹ thời gian
dành cho học tập của học sinh tới môi trường giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, tập
quán kết hôn sớm ở m t s t c người khiến nhiều em phải bỏ học giữa ch ng (nhất
à các em gái), tác đ ng tiêu cực đến giáo dục phổ thông. M t s trường hợp hôn
nhân cận huyết còn gây ảnh hưởng đến nòi gi ng, làm suy giảm chất ượng giáo dục.
9


b. Thực tr ng vấn đ d y học hoá học ở trƣờng ph thông
Môn hoá học trong trường phổ thông là m t trong môn học khó, nếu không có
những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh
thụ đ ng trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã c hiện tượng m t s b phận học sinh
không mu n học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học.
Cơ sở vật chất để phục vụ cho việc giảng dạy c n thiếu rất nhiều với các hu
vực miền núi, vùng cao, hải đảo c n nhiều h

hăn trong đ c


hu vực Tây Bắc. Hệ

th ng trang thiết bị thí nghiệm cho các môn hoa học thực nghiệm như môn hoá học
c n hạn chế. Hệ th ng máy tính c

ết n i internet c n thiếu nên việc tự học, tự hai

thác và tìm hiểu thông tin của học sinh vùng cao cũng hạn chế.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đ i tượng giáo dục: Chưa đặt ra
cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng m t
cách dạy, m t bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học tr

à hông ít. Do phương

pháp ít có tiến b mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri
thức m t chiều. Giáo viên nên à người hướng dẫn học sinh chủ đ ng trong quá
trình ĩnh h i tri thức hoá học.
Có những vấn đề hoá học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng
trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học
hoá học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng
trong thực tiễn đời s ng thường ngày. Việc liên hệ các kiến thức hoá học phổ thông
với thực tiễn sản xuất và đời s ng sẽ tạo ra hứng thú trọng học tập, kích thích tính
chủ đ ng, sáng tạo cho học sinh; biến hoá học thành m t môn học thành m t môn
học gần gũi, hấp dẫn chứ không phải là m t khoa học khô khan, và phức tạp. Để có
thể lồng ghép các kiến thức thực tế vào các bài giảng hoá học m t cách linh hoạt
khéo léo, thì việc xây dựng m t hệ th ng các câu hỏi và bài tập có n i dung gắn với
thực tiễn là việc làm hết sức cần thiết.

I.1.2.2. hân tích, đánh giá cấu trúc và nội dung hệ thống bài tập trong sách

hóa học TH T.
-

u điểm: Cấu trúc và hệ th ng bài tập trong sách giáo hoa đã đảm bảo đầy

đủ được tính hệ th ng khoa học và n i dung kiến thức cho học sinh.
10


- Hạn chế: m t s dạng bài tập còn mang tính khái quát, tr u tượng khó hiểu
khi học sinh vận dụng làm bài tập.
- Hệ th ng câu hỏi và bài tập liên quan đến thực tiễn hầu như rất ít, trong khi
đ những câu hỏi c liên quan đến hiện tượng tự nhiên và các vấn đề trong thực
tiễn đang xuất hiện ngày m t nhiều trong các đề thi t t nghiệp THPT và đại học
những năm trước hay ì thi THPT qu c gia trong năm học 2014-2015.

I.1.2.3. Thực trạng sử dụng các dạng bài tập trong chương tr nh giảng dạy ở
trường TH T khu vực Tây

c.

Qua trao đổi, khảo sát thông qua các phiếu điều tra với các thầy cô giáo giảng dạy
ở trường THPT khu vực Tây Bắc, tôi nhận thấy hệ th ng bài tập được đưa vào giảng dạy
cho học sinh chủ yếu à các bài tập trong sách giáo hoa và sách bài tập đơn thuần. Do
điều kiện h khăn nên việc mua các sách tham hảo đ i với các em học sinh hầu như
rất hạn chế. Đồng thời do hả năng nhận thức và tư duy của các em học sinh miền núi
c n chậm nên yêu cầu của giáo viên đặt ra cho các em chỉ là àm t t các bài tập đơn giản
trong SGK và m t s bài trong sách bài tập. Đ i với hệ th ng câu hỏi và bài tập liên can
đến thực tiễn, chỉ có m t s giáo viên ở các vùng thuận lợi hơn về điều kiện kinh tế sử
dụng để giảng dạy cho đ i tượng học sinh c


hả năng nhận thức t t hoặc cho học sinh

trong các đ i tuyển học giỏi các cấp.
Các GV cho rằng xây dựng m t hệ th ng BTHH gắn với thực tiễn là cần
thiết (dựa trên phiếu điều tra: rất cần thiết: 30/55 phiếu chiếm 54,55%, cần thiết :
25/55 phiếu chiếm 45,45%). Các G cũng c ý iến nên đưa nhiều hơn oại BTHH
thực tiễn vào DH.

ì vậy, việc sưu tầm, tuyển chọn xây dựng hệ th ng câu hỏi và

bài tập hoá học iên quan đến các vấn đề, hiện tượng trong thực tiễn để phổ biến
r ng cho các học sinh hu vực Tây Bắc à rất cần thiết.

I.1.2.4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Để HS hứng thú hơn với môn hóa học thì trong quá trình DH GV cần chỉ ra
được m i quan hệ giữa môn học với thực tiễn. SGK mới hiện nay có rất nhiều các tư
liệu kèm theo các hình ảnh s ng đ ng phần nào đ đáp ứng được yêu cầu đổi mới
trong DH. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với các n i dung có
11


liên quan đến thực tiễn còn rất hạn chế. Nhiều BTHH còn xa rời thực tiễn cu c s ng
và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phức tạp. Để phần nào đáp ứng nhu cầu
đổi mới n i dung, phương pháp giảng dạy và học tập môn hóa học phổ thông theo
hướng gắn bó với thực tiễn, đã có m t s sách tham khảo được xuất bản như:
(1) Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (2002), Bài tập định tính và câu hỏi
thực tế Hóa học 12, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục.
(2) Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006), Câu
hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn THPT, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục.

(3) Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về Hóa học với đời
s ng, Nhà xuất bản giáo dục.
Bên cạnh đ , m t s học viên cao học cũng đã nghiên cứu và bảo vệ luận
văn theo hướng đề tài này như:
(4) Đỗ Công Mỹ (2005), Xây dựng, lựa chọn hệ th ng câu hỏi lý thuyết và
bài tập thực tiễn môn Hóa học THPT (phần hóa học đại cương và vô cơ), Luận văn
thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà N i.
(5) Nguyễn Thị Thu Hằng (2007), Xây dựng, lựa chọn hệ th ng BTHH thực tiễn
THPT (phần hóa học hữu cơ), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà N i.
(6) Ngô Thị Kim Tuyến (2004), Xây dựng hệ th ng bài tập thực tiễn Hóa
học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà N i.
7) Mai Thị Huế (2013), Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ th ng bài tập
h a học gắn với thực tiễn trong dạy học h a học ở trường trung học phổ thông, luận
văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà N i.
M t s bài báo về dạng bài tập này cũng được đăng trên tạp chí Hóa học &
Ứng dụng
(8) Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển (2007), “Xây dựng
BTHH thực tiễn trong dạy học phổ thông , Tạp chí Hóa học và ứng dụng (s 64).
Ngoài ra còn khá nhiều công trình khác của các học viên cao học và sinh viên về
việc khai thác, vận dụng các kiến thức hóa học phổ thông để giải thích các hiện tượng
trong thực tiễn. Tuy nhiên, hệ th ng câu hỏi c iên quan đến các chương hiđro – nước,
cacbon – si ic và halogen còn chưa thật chưa đầy đủ và hệ th ng.

12


Với mong mu n đ ng góp thêm nhiều bài tập gắn với thực tiễn và phân chia
các dạng câu hỏi và bài tập thực tiễn theo các phần n i dung kiến thức được đưa ra
ở SGK phổ thông; trong luận văn này chúng tôi sẽ sưu tầm tuyển chọn phân tích
kiến thức liên quan, định hướng áp dụng các bài tập dạng này, đồng thời đưa các bài

tập đ vào trong DH nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học.

I.2. Hệ thống kiến thức l thuyết cơ bản.
Các chương "Hidro – Nước", chương "Halogen" và chương "Cacbon – Silic"
là những chương giới thiệu về chất được đưa vào chương trình hoá học sau khi các
em HS đã được học các bài đại cương chung về hoá học. Cụ thể chương "Hidro –
Nước" à m t trong hai chương về chất được đưa ra ở chương trình hoá học ớp 8 là
kiến thức mở đầu cho toàn b chương trình hoá học phổ thông.

ì vậy việc đưa

những câu hỏi hoá học gắn với thực tiễn ngay t những bài đầu tiên này sẽ giúp
giáo viên tạo ra những giờ học í thú bổ ích, giúp học sinh cảm thấy hoá học rất gần
gũi với các em, do đ

hơi dậy được hứng thú học tập cho các em. Khi chuyển ên

bậc học THPT, ở chương trình hoá học ớp 10, sau các bài học về hoá học đại
cương thì chương "Halogen" à chương nghiên cứu về chất đầu tiên của chương
trình học, chương đầu tiên áp dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử để giải thích các
chất, hơi gợi niềm đam mê, yêu thích với môn h a học. Chuyển sang chương trình
hoá học 11 thì chương "Cacbon – Silic" à chương nghiên cứu về chất được áp dụng
iến thức về thuyết điện i để giải thích. Để giải quyết các câu hỏi bài tập có liên
quan đến thực tiễn đ i hỏi mỗi học sinh phải nắm vững hệ th ng kiến thức lý thuyết
cơ sở. Do đ việc hệ th ng kiến thức lý thuyết của các chương Hidro – Nước ,
chương Ha ogen và chương Cacbon – Silic" là việc cần thiết. Hơn nữa để xây
dựng hệ th ng bài tập t cơ bản đến nâng cao, phục vụ cho cả học sinh thường lẫn
bồi dưỡng học sinh giỏi, phần tóm tắt kiến thức sẽ không chỉ giới hạn trong n i
dung ở sách giáo khoa mà sẽ bao gồm những kiến thức nâng cao, để àm tư iệu
tham khảo cho giáo viên và tự học cho học sinh khá giỏi.


I.2.1. Hidro, nước và một số hợp chất của hiđro.
I.2.1.1. Hiđro.
Hiđro t tiếng Latinh: hydrogenium) à m t nguyên t

h a học trong hệ

th ng tuần hoàn các nguyên t với nguyên tử s bằng 1. Hiđro à nguyên t phổ
13


biến nhất trong vũ trụ, tạo nên hoảng 75% tổng h i ượng vũ trụ và tới trên 90%
tổng s nguyên tử. Đồng vị phổ biến nhất của hiđro là proti, í hiệu à H, với hạt
nhân à m t proton duy nhất và hông c nơtron. Ngoài ra hiđro c n c m t đồng vị
bền à dơteri, í hiệu à D, với hạt nhân chứa m t proton và m t nơtron và m t đồng
vị ph ng xạ à triti, í hiệu à T, với hai nơtron trong hạt nhân.
ới vỏ nguyên tử chỉ c m t electron, nguyên tử hiđro à nguyên tử đơn giản
nhất được biết đến, và cũng vì vậy nguyên tử hidro tự do c m t ý nghĩa to ớn về
mặt ý thuyết. Chẳng hạn, vì nguyên tử hiđro à nguyên tử trung h a duy nhất
mà phương trình Schrödinger c thể giải được chính xác nên việc nghiên cứu năng
ượng và cấu trúc electron của n đ ng vai tr quan trọng trong sự phát triển của
cả cơ học ượng tử và hóa học ượng tử.
nh chất ho h c.

1.

Tính chất hoá học của hiđro được quyết định bởi ba quá trình:
- Mất e ectron để tạo ra ion H+ thể hiện tính hử
H – 1e → H+; ∆H0 = 1312 kJ/mol
Ion H- c cấu trúc của nguyên tử He 1s2), c


hả năng tồn tại trong tinh thể

hiđrua dạng mu i như NaH, BaH2… Liên ết trong hợp chất à iên ết ion, với
huynh hướng này hiđro thể hiện bản chất phi im
- Nhận e ectron để tạo ra ion H- thể hiện tính oxi hoá
H – 1e → H+; ∆H0 = -67 kJ/mol
- G p chung e ectron hình thành iên ết c ng hoá trị như trong phân tử H2,
H2O, NH3, CH4…
Tác dụng với im oại
H2 + M → MHn M à im oại nh m I , II . n = 1, 2)
Tác dụng với phi im
2H2 + O2 → 2H2O phản ứng nổ)
Phản ứng c ng hợp
Phản ứng với các hợp chất hữu cơ chưa bão hoà phân tử c
c mặt xúc tác Ni hoặc Pd

14

iên ết b i) hi


,t

 C2H6
H2 + CH2= CH2 Ni
0

Phản ứng hử oxit im oại
M t s oxit im oại bị hidro hử về im oại hi nung n ng

t
Fe3O4 + 4H2 
3Fe + 4H2O
0

ề nguyên tắc hiđro chỉ hử được những oxit im oại c ∆G cao hơn ∆G tạo thành
nước t H2 ở nhiệt đ thích hợp.c
2. Điều chế, sản xuất:
Trong phòng thí nghiệm, hiđro được điều chế bằng phản ứng
của axít với im oại, như ẽm chẳng hạn.
Zn + 2HC → ZnC 2 + H2
Trong công nghiệp, hiđro có thể điều chế theo nhiều cách khác nhau: t



thiên nhiên, điện phân nước, dung dịch NaC …
đp
2H2O 
2H2 + O2

NaCl + 2H2O đpdd

,  2NaOH + H2 + Cl2
1100 C

 CO + 3H2
CH4 + H2O 700
o

Lượng hiđro bổ sung c thể thu được t monoxit cacbon thông qua phản ứng

nước-khí sau:
CO + H2O → CO2 + H2
3.

ng dụng.
Dùng nạp vào khinh khí cầu, hàn cắt kim loại, sản xuất amoniac, phân đạm,

sản xuất axit c ohđric, hử m t s oxit kim loại, sản xuất nhiên liệu.
Hiđro đ ng vai tr s ng còn trong việc cung cấp năng ượng trong vũ trụ
thông qua các phản ứng proton-proton và chu trình cacbon - nitơ.

I.2.1.2. Hợp chất của hiđro.
Hợp chất hiđrua à thuật ngữ để chỉ sản phẩm phản ứng hi cho các nguyên t
hoá hợp với hiđro tạo ra hợp chất phù hợp hoá trị hoặc hông phù hợp hoá trị. Dựa
vào bản chất iên ết hoá học trong hợp chất hiđrua người ta chia các hiđrua thành 3
oại chủ yếu à:

15


- Hiđrua ion hiđrua tạo mu i) được xem à oại hợp chất bazơ:
KH + H2O → KOH + H2
- Hiđrua c ng hoá trị hiđrua tạo hí) được xem à oại hợp chất axit:
SiH4 + 4H2O → H4SiO3 + 4H2
- Hiđrua im oại à những hợp chất tạo ra giữ hiđro với các im oại nh m B.
Khả năng phản ứng của các hiđrua này đều ém, c

hả năng dẫn điện hoặc bán dẫn.

I.2.1.3. Nước

Nước à m t hợp chất h a học của oxy và hiđro, c

công thức h a học

là H2O. ới các tính chất í h a đặc biệt ví dụ như tính ưỡng cực, iên ết hiđro và
tính bất thường của h i ượng riêng) nước à m t chất rất quan trọng trong nhiều
ngành hoa học và trong đời s ng.
Bên cạnh nước thông thường c n c nước nặng và nước siêu nặng. Ở các
oại nước này, các nguyên tử hiđro bình thường được thay thế bởi các đồng
vị đơteri và triti. Nước nặng c tính chất vật ý điểm n ng chảy cao hơn, nhiệt đ
sôi cao hơn, h i ượng riêng cao hơn) và h a học hác với nước thường.
1. Cấu trúc hình h c:
Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđro và m t nguyên tử oxy.

ề mặt

hình học thì phân tử nước c g c iên ết à 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm
nhiều chỗ nên g c này sai ệch đi so với g c ý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài
của iên ết O-H là 0,9584A.
2.

nh lưỡng cực.
Oxy c đ âm điện cao hơn hiđro. iệc cấu tạo thành hình ba g c và việc tích

điện t ng phần hác nhau của các nguyên tử đã dẫn đến cực tính dương ở các
nguyên tử hiđrô và cực tính âm ở nguyên tử ôxy, gây ra sự ưỡng cực.
3. Liên kết hidro.
Các phân tử nước tương tác ẫn nhau thông qua iên ết hiđro Liên ết hidro
à 1 iên ết rất yếu được hình thành bởi ực hút tĩnh điện giữa hiđro đã iên ết
trong 1 phân tử) với 1 nguyên tử c đ âm điện mạnh c

1 phân tử hác hoặc trong cùng 1 phân tử).
16

ích thước bé N,O, F...) ở

iệc tạo chuỗi của các phân tử nước


thông qua liên ết cầu n i hiđro à nguyên nhân cho nhiều tính chất đặc biệt của
nước.

í dụ, nước ở thể ỏng trong điều iện tiêu chuẩn dù c

hoảng 18 g/mo ). Ngược lại, H2S

h i ượng mo nhỏ

h i ượng hoảng 34 g/mo ) tồn tại ở dạng hí

cùng ở trong những điều iện này do hông c

iên ết H giữa các phân tử.

4. C c t nh chất hóa lý của nước.
Ở điều kiện thường nước là chất lỏng, không màu. t so = 100oC; t onc = 0oC;
Dưới áp suất bình thường nước có kh i lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1
g/cm³ tức là nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt đ giảm xu ng dưới 4 °C. Điều này
không được quan sát ở bất kỳ m t chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt đ
trên 4 °C, nước có đặc tính gi ng mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt
đ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co.Nguyên nhân là do cấu trúc hình học đặc biêt

của các phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời
xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn
nước thể lỏng.

Hình : Cấu trúc ph n t nước đ
Nước à m t dung môi t t nhờ vào tính ưỡng cực. Các hợp chất phân cực
hoặc c tính ion đều dễ tan trong nước. Nước tinh hiết hông dẫn điện. Mặc dù
vậy, do c tính h a tan t t, nước hay c tạp chất pha ẫn, thường à các mu i, tạo ra
các ion tự do trong dung dịch nước cho phép d ng điện chạy qua.

17


ề mặt h a học, nước à m t chất ưỡng tính, c

thể phản ứng như

m t axit hay bazơ. Ở pH=7 trung tính) hàm ượng các ion hidroxit (OH-) cân bằng
với hàm ượng của hiđroni (H3O+). Khi phản ứng với m t axit mạnh hơn thí dụ như
HCl + H2O ↔ H3O+ + Cl-

HC , nước phản ứng như m t chất iềm:

ới ammoniac nước ại phản ứng như m t axit: NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

I.2.2. Halogen và một số hợp chất quan tr ng của halogen
I.2.2.1. Halogen.
1. Vị tr củ nhóm h logen trong bảng tuần hoàn
- Nhóm halogen: nhóm VIIA. Các nguyên t nhóm halogen có bán kính
nguyên tử bé nhất, đ âm điện ớn nhất so với các nguyên t thu c cùng chu ì.

- Nh m ha ogen: gồm F o F), C o C ), Brom Br) và Iot I) và tatin

t) à

nguyên t ph ng xạ.
+ C 7e ở ớp ngoài cùng : ns2np5 Dễ nhận thêm 1e : X +1e → X -)
+ F o uôn c s oxi hoá à -1 f o à phi im mạnh nhất)
+ Trong hợp chất C o,brom, iot c nhiều s oxi hoá hác nhau: -1, +1, +3, +5, +7
+ Bán ính tăng : F2 < Cl2 < Br2 < I2
Nguyên

S

hiệu

t

nguyên
tử

F

9

Cấu

Bán

Bán


hình

ính

ính

e ectron

nguyên

ion X

ớp

tử

(nm)



Năng

Đ

Trạng

ượng

âm


thái tập

iên

ết

điện

X – X
o

Nhiệt

đ

đ

n ng

màu

chảy
(oC)

(25 C,

sắc đơn

cùng


1atm)

chất

(kJ/mol)

(20oC)

2

Nhiệt

hợp

ngoài

2s22p5

Màu sắc

sôi

o

( C)

0,694

0,136


159

3,98

Khí

Lục nhạt

-219,6

-188,1

5

àng ục

-101,0

-34,1

Cl

17

3s 3p

0.099

0,181


243

3,16

Khí

Br

35

4s24p5

0,114

0,196

192

2,96

Lỏng

Nâu đỏ

-7,3

59,2

I


53

5s25p5

0,133

0,220

151

2,66

Rắn

Đen tím

113,6

185,5

ảng

ột số đ c điểm của c c halogen thư ng g p

2. T nh chất vật l
- Trạng thái và màu sắc: Flo (khí, ục nhạt), Clo (khí, vàng ục), Brom ỏng,
đỏ nâu) và Iot rắn, đen tím, dễ thăng hoa).
18



×