Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên. Như tên của nó, đôi khi chúng ta nghĩ đây là
bộ môn khô khan, khó tiếp thu đối với học sinh. Có lúc học sinh học lý thuyết trên sách
giáo khoa, còn thực tế hiện tượng hoá học xảy ra như thế nào thì không nhìn thấy được.
Học sinh chỉ học thuộc lòng phương trình và hiện tượng hoá học theo sách vở, điều này
làm cho các em mau quên và dễ chán. Cũng có lúc các em cảm thấy kiến thức hoá học
thật trừu tượng nên không hiểu bài trong lớp. Mà đã khó hiểu thì làm sao các em có thể
yêu thích?
Môn hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp
hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm
nhận. Trước tình hình đó, hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự
là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả
và tiến bộ là phát huy tính thực tế.
Có những vấn đề hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự
nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học
trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực
tiễn đời sống thường ngày, chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm
chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học.
Trong việc dạy môn hoá học ở trường trung học, người giáo viên phải có vốn
kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo ra được những
giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của học sinh.
Với những lý do trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp dụng đề
tài: “Nâng cao hiệu quả dạy - học môn hoá học bằng việc giải thích các hiện tượng thực
tiễn có liên quan đến bài học trong chương trình hóa học 10”với mục đích góp phần sao
cho học sinh học hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi
học… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”
qua đó từng bước hình thành ở các em lòng yêu thích bộ môn và niềm đam mê khoa học.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này được thực hiện với mục đích giúp học sinh giải thích những hiện tượng
trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan. Đồng thời, đề tài cũng sẽ làm rõ ý nghĩa khoa
học hoá học có thể ứng dụng thực tiễn trong đời sống thường ngày qua giảng dạy môn
hoá học lớp 10, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú trong môn học. Từ
những cơ sở đó, đề tài cũng sẽ đem lại cho giáo viên và học sinh những nhận thức về
phương pháp học tập, làm việc mang tính hợp tác, thấy rõ vai trò tích cực của học sinh và
chủ đạo của giáo viên làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù phức tạp.
Tóm lại, đề tài muốn góp một tiếng nói vào phong trào đổi mới phương pháp dạy
học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo trong tình hình đất nước hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng áp dụng đề tài là học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Diêu, cụ thể là
hai lớp 10A5 và 10A7 (lớp 10A7 là lớp thực nghiệm, lớp 10A5 là lớp đối chứng).
Sáng kiến kinh nghiệm 1
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi các bài dạy trong chương trình hóa học 10
ở trường THPT Nguyễn Diêu . Về mặt kiến thức, kỹ năng đề tài chỉ nghiên cứu một số
dạng thuộc lĩnh vực hoá học trong sản xuất và đời sống, hoá học bảo vệ môi trường.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.
Đọc và khái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: chủ yếu là sách giáo
khoa và các loại sách về hóa học trong sản xuất và đời sống.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi và phân loại học sinh (Giỏi , Khá,
Trung bình, Yếu, Kém) để đưa ra cách giải hợp lý cho từng đối tượng.
5.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
Sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng
và đề xuất các giải pháp.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ chuyên môn, và tham khảo ý kiến các
giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
5.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, cho học sinh
kiểm tra các kiến thức đã học so sánh, đối chiếu. Từ đó rút ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh
giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả của của việc dạy học hoá học ở trường
THPT.
Sáng kiến kinh nghiệm 2
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở pháp lý:
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện chủ yếu dựa trên sách giáo khoa (SGK) hoá học
10 cơ bản và nâng cao, vì vậy SGK là cơ sở pháp lý để xây dựng đề tài. Ngoài ra còn
tham khảo sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo và các tài liệu có liên quan là
cơ sở cho sáng kiến kinh nghiệm.
2. Cơ sở lý luận:
Môn hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ
của học sinh. Mục đích của môn hóa học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn
chỉnh; nâng cao những tri thức, hiểu biết về thế giới, về con người thông qua các bài học,
các giờ thực hành
Học hoá để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo
nguyên tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học.
Học hoá để biết, là góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến
đời sống, tinh thần của con người
Học hoá để làm, là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ
trong đời sống của con người.
Để đạt được mục đích của môn hoá học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ những
kiến thức từ trên lớp, từ sách giáo khoa, từ các thầy cô, học sinh còn tự mình sưu tầm và
tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Vận dụng những kiến
thức đã học được để giải thích những hiện tượng đó, nhờ vậy học sinh được củng cố kiến
thức sâu sắc hơn.
Và cũng nhờ đó học sinh thấy học môn hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời
sống và lôi cuốn hơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tình hình học sinh học bộ môn hóa của trường THPT Nguyễn Diêu
Đối với học sinh THPT các em chưa có định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý
thức học tập bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích
giáo viên nào thì thích học môn đó. Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra rằng đa
số học sinh còn lo ra, chưa hứng thú tham gia xây dựng bài. Nhiều học sinh tỏ ra lúng
túng, không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong
cuộc sống hàng ngày. Vì thế, làm sao các em có thể yêu thích học bộ môn?
2. Thực tế giảng dạy:
Trong quá trình học tập học sinh ít được hoạt động, nặng về nghe giảng, ghi chép rồi
học thuộc, ít được suy luận, động não. Thời gian dành cho học sinh hoạt động trong một tiết
học là quá ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư duy. Học sinh chưa được trở thành
chủ thể hoạt động. Hình thức hoạt động của học sinh cũng đơn điệu, chủ yếu là nghe thầy
đọc và chép vào vở, học sinh ít được động não và thường ít được chủ động tích cực. Do vậy,
phương pháp học của học sinh là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và học sinh thường gặp khó
khăn khi giải quyết những bài tập liên quan đến thực tế.
Sáng kiến kinh nghiệm 3
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
Các hình thức hoạt động của thầy và các phương pháp dạy mà thầy sử dụng chưa
nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành
phương pháp tư duy, rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo. Các hiện tượng được giải
thích chưa đúng nhận thức khoa học bộ môn. Đối với hoá học, phương pháp nhận thức
khoa học là giáo viên phải tập luyện cho học sinh biết giải quyết vấn đề từ đơn giản đến
phức tạp trong học tập chính là chuẩn bị cho các em có khả năng sáng tạo, giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
III. BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
“Nâng cao hiệu quả dạy - học môn hoá học bằng việc giải thích các hiện tượng
thực tiễn có liên quan đến bài học trong chương trình hóa 10” bằng cách:
1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết thúc
bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học
tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy
nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới
tiếp theo.
2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương
trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập
nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải
thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất
phổ thông.
3. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới
thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một
câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nh-
ưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
4. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài
tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh
hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hóa đó học sinh
phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải
quyết như thế nào?
5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những
câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong
suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là
cách kích thích niềm đam mê học hoá.
6. Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống
ngày thường ở địa phương, gia đình … sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có
thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo
lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong
cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
7. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với
nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không
có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ
môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày.
Sáng kiến kinh nghiệm 4
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
IV. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Tổ chức triển khai thực hiện:
Để tổ chức thực hiện GV có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng
lời giải thích, hình ảnh đoạn phim, bài hát, câu ca dao, tục ngữ… và có thể dùng máy
chiếu.
Bằng các ví dụ minh hoạ thông qua một số hiện tượng… thực tiễn, có thể áp
dụng trong từng bài, từng chương cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy-học môn hoá học ở
trường THCS.
2. Một số ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng trong thực tiễn trong
số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn có thể áp dụng:
Vấn đề số 1: Kho quặng lớn nhất thế giới chứa các nguyên tố hóa học
nằm ở đâu?
Nằm ở đại dương ( nước biển) vì nước biển bay hơi liên tục, trở lại dưới dạng
mưa và mang theo chất tan. Nước chảy càng xa mới đến biển sẽ càng hòa tan nhiều muối.
Nước chảy từ những vùng khác nhau thì mang theo những nguyên tố khác nhau đổ ra
biển.
Áp dụng: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Vấn đề số 2: Tại sao nước máy lại có mùi clo? Vì sao không dùng nước
máy để tưới cây cảnh?
Khi sục vào nước lượng nhỏ khí Clo thì có phương trình hóa học của phản
ứng xảy ra như sau:
Cl
2
+ H
2
O → HClO + HCl
HClO có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn. Trong nước vẫn còn
lượng nhỏ clo nên nước máy có mùi clo.
Khi dùng nước máy tưới cây cảnh thì trên lá cây xuất hiện những đóm
trắng và làm rụng lá vì chất diệp lục trên lá bị oxi hóa bởi lượng HClO trong nước
máy. Do vậy không dùng nước máy để tưới cây, hoa cảnh.
Khí clo đã được dùng làm vũ khí ở đâu và khi nào ?
Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2 ngôi
làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nớc Bỉ) xuất hiện một đám khói màu vàng
lục xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió
tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là khói của 150 tấn clo chứa trong 5830 thùng
điều áp vừa được các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào không
khí. Mười lăm phút sau, bộ binh Đức được trang bị đặc biệt bám theo đám khói clo đó tấn
công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê gớm. Hàng trăm
binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nơi
họ trông thấy nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợt nằm la liệt bên những người hấp
hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến
phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí clo đã giết chết 3000 người và làm 7000 người
bị thương.
Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay trong các nhà
máy nước… giúp học sinh hiểu được vai trò của hoá học trong sản xuất và đời sống. Giáo
viên có thể liên hệ trong khi dạy bài CLO.
Sáng kiến kinh nghiệm 5
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
Vấn đề số 3: Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn
(NaCl)?
Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100
o
C, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm
cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100
o
C. Do nhiệt độ sôi
của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu
nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.
Áp dụng: Vấn đề này có thể có học sinh biết nhưng có học sinh không để ý và nếu
được biết đến thì các em có thể tiến hành thí nghiệm ngay trong mỗi buổi nấu ăn, góp
phần tạo thêm kinh nghiệm cho học sinh, rất thiết thực. Có thể đưa hiện tượng này vào
phần trạng thái tự nhiên trong bài CLO.
Vấn đề số 4: Axit clohidric có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người?
Axit clohidric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Trong dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến
0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, nó
còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân huỷ các chất laxity (chất đường, bột) và chất
protein (đạm) thành quách chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh
cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người
ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc
bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hidrocacbonat NaHCO
3
(còn gọi
là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt lượng axit trong dạ dày.
NaHCO
3
+ HCl → NaCl + CO
2
+ H
2
O
Áp dụng: Nhu cầu ngày càng cao của con người kéo theo nhu cầu ăn uống ngày
càng đa dạng, phong phú. Vấn đề ăn uống ảnh hưởng dạ dày ngày càng tăng. Giáo viên
có thể đưa vấn đề này vào trong bài HIDRO CLORUA - AXIT CLOHIDRIC.
Vấn đề số 5: Vì sao muối thô dễ bị chảy nước?
Muối ăn có thành phần chính là NaCl, ngoài ra còn có các muối khác như MgCl
2
,
KCl, MgCl
2
là muối ưa nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và dễ tan trong
nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ bị chảy nước khi để ngoài không khí.
Vấn đề số 6: Muối ở biển có từ đâu? Em hãy tìm xem nguồn gốc của muối có
trong nước biển?
Biển cả là quê hương của muối, trong đó NaCl chiếm 85%. Trong quá trình lâu
dài hình thành đại dương ban đầu đã hoà tan tất cả các loại muối khoáng. Đồng thời
nham thạch trong quá trình phong hóa (nham thạch bị tác động lâu ngày của mưa, nắng,
gió bão và vi sinh vật) đã không ngừng bị phân giải và sản sinh ra các loại muối, sau đó
theo các dòng sông để ra đại dương. Vậy sông ngòi, nham thạch và các núi lửa dưới đáy
biển chính là nguồn gốc cung cấp chủ yếu các loại muối cho biển cả.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào phần muối của axit clohidric trong
bài HIDRO CLORUA - AXIT CLOHIDRIC.
Sáng kiến kinh nghiệm 6
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
Vấn đề số 7: Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF?
Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn
thuỷ tinh. Do thành phần chủ yếu của thuỷ tinh là silic dioxit SiO
2
nên khi cho dung dịch
HF và thì có phản ứng xảy ra: SiO
2
+ 4HF → SiF
4
↑ + 2H
2
O.
Áp dụng: Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cùng nắm được sau khi
học xong phần một số hợp chất của flo. Học sinh biết giải thích và vận dụng vào trong
thực tiễn, tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. Giáo viên có thể hỏi học
sinh khi học xong bài FLO.
Vấn đề số 8: Làm thế nào để khắc được thủy tinh?
Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho
nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF
vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi
SiO
2
+ 4HF → SiF
4
↑ + 2H
2
O.
Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H
2
SO
4
đặc và bột CaF
2
. Làm
tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF
2
vào chổ cần khắc,sau đó cho thêm H
2
SO
4
đặc
vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn
mòn ở những nơi cạo sáp.
CaF
2
+ 2H
2
SO
4
→ CaSO
4
+ 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)
Sau đó SiO
2
+ 4HF → SiF
4
↑ + 2H
2
O.
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất thực tế khi mà nghề khắc thủy tinh đang phát triển
ở nước ta. Sau bài học học sinh không những biết được phương pháp khắc thủy tinh mà
còn có thể giải thích được vấn đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi gợi
niềm đam mê học tập, học sinh có thể tự làm thí nghiệm này trong tiết thực hành. Giáo
viên có thể lồng vào bài FLO.
Vấn đề số 9: Em có biết vì sao “chảo không dính” khi chiên?
Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo dễ bị dính
chảo. Nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo. Thực ra mặt trong của
chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là Politetra floetilen
được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2
nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc.
Một điều lưu ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở
nhiệt độ trên 250
0
C là bắt đầu phân huỷ và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà
xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính.
Áp dụng: “Chảo không dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá nhiều.
Công dụng của chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính. Nhưng ít ai hiểu được vì
Sáng kiến kinh nghiệm 7
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
sao chảo không dính lại ưu việt như vậy. Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này khi dạy
phần ứng dụng trong bài FLO.
Vấn đề số 10: Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng?
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất
Ca
5
(PO
4
)
3
OH và được tạo thành bằng phản ứng:
5Ca
2+
+ 3PO
4
3-
+ OH
-
→ Ca
5
(PO
4
)
3
OH (1)
Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu
răng.
Sau các bửa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng
tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao
tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra các axit đó.
Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:
H
+
+ OH
-
→ H
2
O
Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch
theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng sau
khi ăn.
Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF
2
, vì ion F
-
tạo điều kiện
cho phản ứng sau xảy ra:
5Ca
2+
+ 3PO
4
3-
+ F
-
→ Ca
5
(PO
4
)
3
F
Hợp chất Ca
5
(PO
4
)
3
F là men răng thay thế một phần Ca
5
(PO
4
)
3
OH
Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men
răng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca(OH)
2
, chứa các ion Ca
2+
và OH
-
làm
cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.
Áp dụng: Vấn đề sâu răng và phòng ngừa sâu răng được mọi người quan tâm.
Nhưng ít ai biết rằng vì sao răng bị sâu và cơ chế phòng ngừa như thế nào. Học sinh sẽ
rất tò mò về vấn đề này. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong phần ứng dụng của
FLO nhằm giúp cho học sinh có thói quen bảo vệ răng bằng cách đánh răng sau các bữa
ăn.
Vấn đề số 11: Tại sao phải ăn muối iot?
Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở
người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg.
Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot.
Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến
tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh
khác.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài giảng IOT nhằm giúp
cho học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot và tuyên truyền cho cộng đồng.
Vấn đề số 12: Làm thế nào để phân biệt muối iot và muối thường?
Muối iot ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn có một lượng nhỏ NaI
(nhằm cung cấp iot cho cơ thể). Để phân biệt muối thường và muối iot ta vắt nước chanh
Sáng kiến kinh nghiệm 8
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
vào muối, sau đó thêm vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ
muối đó là muối iot.
Giải thích: Nước chanh có môi trường axit. Trong môi trường axit, NaI không bền
bị phân hủy một phần thành I
2
. I
2
mới tạo thành tác dụng với hồ tinh bột có trong nước
cơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài giảng IOT
Vấn đề số 13: Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông
gió?
Chúng ta đều biết khi máy photocopy làm việc thường xảy ra hiện tượng phóng
điện cao áp do đó có thể sinh ra khí ozon theo phản ứng:
3O
2
UV
→
2O
3
Với một lượng ít ozon trong không khí thì có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng.
Nhưng nếu lượng ozon lại vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại cho đại não, phá
hoại khả năng miễn dịch bệnh, gây mất trí nhớ, biến đổi nhiễm sắc thể, gây quái thai ở
phụ nữ mang thai, v.v Thậm chí ozon còn là chất gây ung thư nên tác hại của ozon
không thể kể hết được.
Hiển nhiên là lượng ozon do máy photocopy sinh ra rất bé nên nếu ngẫu nhiên mà
tiếp xúc với nó cũng chưa có thể gây nguy hại cho cơ thể. Nhưng nếu tiếp xúc với ozon
trong thời gian dài và nếu không chú ý làm thông gió căn phòng thì do ozon tập hợp
nhiều trong phòng đến mức vượt tiêu chuẩn an toàn thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.
Cho nên khi sử dụng máy photocopy cần chú ý đến việc thông gió cho phòng
máy.
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên khi nói về tác hại của ozon trong bài
giảng về OZON. Sau bài học, học sinh sẽ biết được sự nguy hiểm khi photocopy tài liệu
và biết cách tránh được sự nguy hại này.
Vấn đề số 14: Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ
hơn ?
Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, người ta cảm
thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân:
• Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
• Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
3O
2
UV
→
2O
3
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có
tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong
sạch, tươi mát.
Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong
sạch, tươi mát.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng tự nhiên không xa lạ với học sinh. Một số học
sinh cho rằng đây là điều hiển nhiên vì “ sau cơn mưa trời lại sáng”. Tuy nhiên nhìn dưới
Sáng kiến kinh nghiệm 9
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
góc độ hóa học thì ta có thể giải thích được rõ ràng vấn đề này. Giáo viên có thể đề cập
trong phần ứng dụng của ozon hay đặt câu hỏi trên sau khi dạy xong bài giảng về OZON.
Vấn đề số 15: Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp, đường xá, khu phố,
rừng cây … bầu trời xanh cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn?
Do trong không khí có 20% O
2
nên khi có sấm chớp tạo điều kiện:
3O
2
UV
→
2O
3
Tạo ra một lượng nhỏ O
3
,O
3
có khả năng sát trùng:
O
3
→ O
2
+ O
.
(sát trùng)
Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi thì O
3
là tác nhân làm môi trường sạch sẽ
và cảm giác tươi, mát.
Áp dụng: Vấn đề này giáo viên nên đề cập trong bài giảng về OZON, giúp học
sinh kiểm nghiệm trong cuộc sống mà đôi khi có nhiều học sinh không chú ý đến. Đây là
một hiện tượng tự nhiên không xa lạ với học sinh.
Vấn đề số 16: Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được
dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một
chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy
ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom
khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác
dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
Hg S HgS
+ → ↓
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này vào bài LƯU HUỲNH
Vấn đề số 17: Vì sao người ta hay dùng bạc để "đánh gió" khi bị cảm?
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H
2
S tương đối
cao. Chính lượng H
2
S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ
tác dụng với khí H
2
S. Do đó; lượng H
2
S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag
sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H
2
S + O
2
→ 2Ag
2
S↓ + 2H
2
O (đen)
Áp dụng: Hiện tượng đánh gió được ông bà sử dụng từ xa xưa đến tận bây
giờ để trị cảm. Cách làm này có cơ sở khoa học mà mọi người cần được biết, vì
vậy giáo viên có thể đưa vấn đề này vào khi dạy bài HIDRO SUNFUA.
Vấn đề số 18: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có
chứa các khí SO
2
, NO, NO
2
,…Các khí này tác dụng với oxi O
2
và hơi nước trong không
khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) tạo ra axit sunfuric H
2
SO
4
…
2SO
2
+ O
2
+ 2H
2
O → 2H
2
SO
4
Sáng kiến kinh nghiệm 10
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
Axit H
2
SO
4
và HNO
3
tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa
axit là H
2
SO
4
còn HNO
3
đóng vai trò thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các
tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến…….
Màn khói giết người đã xảy ra ở đâu ?
Ngày 5 tháng 12 năm 1952, nước Anh (nước được mệnh danh là xứ sở của sương
mù) tại Luân Đôn đã xảy ra sự kiện “màn khói giết người” làm chấn động thế giới. Việc
giám sát môi trường cho thấy hàm lượng khí SO
2
cao tới 3,8 mg/m
3
, gấp 6 lần và nồng độ
bụi khói lên tới 4,5mg/m
3
gấp 10 lần so với ngày thường. Dân trong thành phố thấy tức
ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng 4, 5 ngày đã có hơn 4000 người chết trong
đó phần lớn là trẻ em và người già, hai tháng sau lại có trên 8000 người nữa chết.
Nguyên nhân của “màn khói giết người” ở thành phố Luân Đôn là do khói than
(SO
2
, bụi …) của các nhà máy quyện vào với sương mù buổi sớm mùa đông gây ra.
Áp dụng: Đây là vấn đề có liên quan đến giáo dục môi trường. Giáo viên có thể
đưa vào khi giảng lưu huỳnh đioxit SO
2
trong bài HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU
HUỲNH.
Vấn đề số 19: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có
thể đổ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?
Trong bất kì quuyển sách hóa học nào cũng ghi câu sau để cảnh tỉnh bạn đọc: “
Trong bất kì tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc, mà chỉ
được đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước”. Vì sao vậy ?
Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời sẽ
tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu
bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra phản ứng hóa học, nước
sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc
nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố
đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được
phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách
quá nhanh.
Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải đổ từ từ
” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi
tăng nhiệt độ khi pha.
Áp dụng: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những
tiết dạy có sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H
2
SO
4
đặc thì rất nguy hiểm.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha loãng axit H
2
SO
4
khi
dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc trong bài HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA
LƯU HUỲNH.
Vấn đề số 20: Làm thế nào để phân kim vàng?
Phân kim vàng là phương pháp kỹ thuật giúp bạn thu hồi vàng nguyên chất từ các
loại vàng khác (hợp kim vàng).
Sáng kiến kinh nghiệm 11
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
Hướng dẫn HS Phân kim được các loại vàng thấp tuổi lấy ra được vàng y nguyên
chất bằng một loại Acid: Vàng thấp tuổi (vàng lẫn tạp chất Cu, Ag…) cán mỏng, cắt nhỏ
cho vào H
2
SO
4
đặc, nóng (lưu ý trong thực tế người ta thường sử dụng HNO
3
). Tạp chất
sẽ tan trong H
2
SO
4
đặc, nóng, ta sẽ thu được vàng:
Cu + 2H
2
SO
4
đặc, nóng
o
t
→
CuSO
4
+ SO
2
+ 2H
2
O
Áp dụng: Vấn đề này liên hệ thực tế cho học sinh biết được để ứng dụng trong
nghề thợ bạc sau này. Giáo viên có thể lồng vào trong khi dạy tính chất hóa học của axit
sunfuric đặc trong bài HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH.
Sáng kiến kinh nghiệm 12
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
C. KẾT LUẬN
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục
đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp,nhưng
đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là
người “thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh . Trong nội
dung đề tài mình, tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa
thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày.Tôi hi vọng đây là vấn đề gợi mở ra
một quan niệm trong dạy − học hoá học, mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề cập
mọi hiện tượng có liên quan.
1/ Kết quả nghiên cứu:
Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy “Nâng cao hiệu quả dạy - học
môn hoá học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học trong
chương trình hóa học 10 ” kết hợp với nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt được một số
kết quả nhất định.
Học sinh trở nên thích học hoá hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn, thậm
chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thức tế, rồi lại đến
hỏi tôi.
Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình có thể làm
cho giờ học mang không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng rất tốt. Như
tôi đã khẳng định: Thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều nên cần phụ thuộc vào
người dạy cần phải linh hoạt và khéo léo. Bất cứ một vấn đề gì nếu chúng ta quá lạm
dụng thì đề không tối.Vì thế tôi vẫn luôn nghĩ: Dạy như thế nào cho tốt là một điều không
dễ.
2/ Kết quả đối chứng:
Thực tế giảng dạy cho thấy lớp không áp dụng so với lớp áp dụng giải thích
thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt.
Lớp Mức độ
Kết quả
Giỏi Khá Trung bình Yếu – Kém
10A7 Thường xuyên áp dụng
02
(4,3%
)
12
(25,5%
)
28
(59,6%)
05
(10,6%)
10A5 Không áp dụng
00
(0,0%
)
07
(16,2%
)
22
(51,2%)
14
(32,6%)
Sáng kiến kinh nghiệm 13
Trường THPT Nguyễn Diêu Năm học 2013-2014
3/ Kiến nghị, đề xuất:
Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học trong trường phổ thông đang là vấn đề
bức xúc. Để dạy hoá học trong nhà trường phổ thông có hiện quả tôi đề nghị một số vấn
đề sau:
Đối với giáo viên: phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hoá
học,vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu hút được học sinh.
Đối với Sở GD & ĐT: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo
cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với những sáng kiến
kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng.
Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên.
Với thực trạng học hoá học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi
đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hoá học
trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tuy Phước, ngày 15 tháng 3 năm 2014
Người viết đề tài
Dương Thị Ánh Tuyết
Sáng kiến kinh nghiệm 14