Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

THỰC tập tốt NGHIỆP TT3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.41 MB, 67 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM


BÁO CÁO THỰC TẬP
Nơi thực tập: TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT
LƯỢNG 3
Số 7,Đường số 1, khu Công nghiệp Biên Hòa 1, T.dp Biên Hòa,
Tỉnh Đồng Nai.

CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT VÀ HÀM LƯỢNG
CANXI TRONG THỰC PHẨM

TP.HCM 3/2016


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

NHIỆM VỤ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bài báo cáo Thực tập tốt nghiệp này trình bày các nội dung sau:
Xác định các chỉ tiêu trong nước rửa tổng hợp dùng cho nhà bếp :
-

Xác định tổng hàm lượng chất tan trong etanol.

-

Xác định hàm lượng muối clorua.


-

Xác định hàm luợng Na2CO3 .

-

Xác định hàm lượng glycery.

-

Xác định hàm lượng Caxi (DCP, MCP) trong thực phẩm.

i|Page


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH
LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào không gắn liền với những sự giúp đỡ dù
ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở
giảng đường Đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý Thầy cô, Gia đình và Bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lường 3 đã tạo điều kiện để em có cơ hội được thực tập và hoàn
thành khóa Thực tập tốt nghiệp tại đơn vị. Em xin cám ơn tập thể cán bộ nhân viên
Trung tâm Kỹ thuật 3 nói chung cũng như các cô chú, anh chị phòng Hóa nói riêng.
Đặc biệt là chị Hoài và chị Vui đang công tác tại phòng Hóa, Trung tâm Kỹ thuật 3 –
Cơ sở Biên Hòa đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp tài liệu, kiến thức, kỹ năng

thực nghiệm trong suốt quá trình Thực tập tại đơn vị.
Em xin gửi lời cám ơn đến Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh và khoa Công nghệ Hóa học đã đào tạo và cung cấp kiến thức chuyên ngành.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến thầy Trương Bách Chiến, giảng viên
khoa Công nghệ Hóa học của trường lời tri ân chân thành. Thầy đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trường cũng như trong suốt quá trình Thực tập tốt nghiệp.
Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, tìm hiểu về các chỉ tiêu
phân tích ở đối tượng là các loại nước tẩy rửa tổng hợp dùng trong nhà bếp và hàm
lượng Canxi có trong thực phẩm . Kiến thức của em trong lĩnh vực này còn hạn chế.
Do vậy, không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu
của quý Thầy Cô và các Anh Chị để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày27 tháng 03 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phún Mỹ Linh

ii | P a g e


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên :

1……………………………...MSSV……………

Nhận xét :

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Điểm đánh giá:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.
Ngày . ……….tháng ………….năm 2014
( ký tên, ghi rõ họ và tên)

iii | P a g e


Trường:Đại học CNTP.TPHCM


Khoa:CNHH
LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một bước đầu quan trọng của sinh viên trước khi trở thành
chuyên viên phân tích. Thời gian thực tập tốt nghiệp được thực hiện vào năm thứ 4 của
sinh viên Khoa Công nghệ Hóa Học là rất bổ ích và thiết thực. Đợt thức tập này giúp
cho sinh viên chúng em có cơ hội ứng dụng những kiến thức và kỹ năng phân tích có
được từ những học phần đã học vào việc phân tích thực tế. Đồng thời rèn luyện phong
cách làm việc, ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại cơ quan.
Trong đợt thực tập này, em được phân công về Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng 3. Đây là một đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và đánh giá sự phù hợp trong
lĩnh vực nghiên cứu và có thể đáp ứng những yêu cầu khách hàng đưa ra về các chỉ
tiêu. Trong thời gian thực tập tại trung tâm, em đã được tiếp cận những cách chuẩn bị
mẫu, bảo quản mẫu, phân tích các chỉ tiêu trong những mẫu thường gặp như: xút,
acid,hương liệu, các chất tẩy rửa tổng hợp, P 2O5,Canxi,kẽm,Mg trong thực phẩm…
được hướng dẫn, quan sát và thao tác khi phân tích …
Một lần nữa em xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy Trương Bách Chiến
cùng các anh ,chị trung tâm đã cho em cơ hội được thực tập 2 tháng tại đây ,tuy thời
gian ngắn ngủi nhưng đã giúp em học được rất nhiều điều bổ ích và giúp em hoàn
thành tốt đợt thực tập này,tạo nền tảng cho em sau này .Việc biên soạn dù tỉ mỉ, cẩn
thận đến đâu cũng khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong Thầy chỉ dạy thêm và bỏ
qua cho em.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27… tháng 03… năm 2016
Sinh viên thực hiện

iv | P a g e



Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
3........................................................................................................................................................................................1

1.1. Tổng quan về Trung Tâm Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3...................1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................1
1.1.2. Các địa điểm hoạt động của Quatest III........................................................2
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ .....................................................................................2
1.1.4. Quyền hạn......................................................................................................3
1.1.5. Các hoạt động chính......................................................................................3
1.1.6. Chính sách chất lượng...................................................................................4
.................................................................................................................................5
1.1.8. An toàn lao động........................................................................................5
1.2. Tìm hiểu về phòng thí nghiệm hóa...................................................................7
1.2.1. Năng lực kỹ thuật chính.................................................................................7
1.2.2. Sơ đồ tổ chức phòng thí nghiệm hóa.............................................................8
1.2.3. Sơ đồ hoạt động của phòng thử nghiệm hóa...............................................10
1.2.4. Các hoạt động trong phòng thí nghiệm hóa................................................11
1.2.4.2. Chuẩn bị mẫu thử nghiệm............................................................................................................................13

1.2.4.4. Lưu mẫu....................................................................................................13
1.2.5. Thiết bị chính...............................................................................................14
1.2.6. Phương pháp thử nghiệm.............................................................................14
1.2.7. Phương pháp so mẫu bằng đo quang phổ UV-Vis......................................14
1.2.8. Công việc được phân công và công việc đã làm trong 1 tháng thực tập....14
Chương 2 :TỔNG QUAN VỂ LÝ THUYẾT..........................................................................................................16


Xác định hàm lượng các chất hoạt động bề mặt .................................................34
Phạm vi áp dụng :..................................................................................................34
Nguyên tắc:............................................................................................................34
4.1. Xác định tổng hàm lượng chất tan trong etanol............................................34
4.1.1. nguyên tắc :..................................................................................................34
4.1.2.Hóa chất ,dụng cụ và thiết bị .......................................................................34
4.1.3.Điều kiện xác định........................................................................................35
4.1.4.Quy trình xác định........................................................................................35
4.1.5 Tính toán kết quả..........................................................................................37


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

4.2. Xác định hàm lượng muối NaCl tan trong etanol..........................................38
4.2.1.Nguyên tắc ...................................................................................................38
4.2.2 Hóa chất ,dụng cụ.........................................................................................38
4.2.3 Điều kiện xác định .......................................................................................38
4.2.4.Quy trình xác định........................................................................................39
4.2.5 Tính toán kết quả..........................................................................................40
4.3.Xác định hàm lượng glycerin tan trong etanol................................................40
4.3.1.Nguyên tắc ...................................................................................................40
4.3.2 Hóa chất dụng cụ và thiết bị.........................................................................41
4.3.3 Điều kiện xác định .......................................................................................41
4.3.4 Quy trình xác định .......................................................................................42
4.3.5.Công thức tính toán.......................................................................................42
4.4. Xác định hàm lượng Na2CO3 tan trong etanol ............................................43
4.4.1 Nguyên tắc ...................................................................................................43

4.4.2 Hóa chất và dụng cụ :...................................................................................43
4.4.3 Điều kiện xác định :......................................................................................43
4.4.4 Quy trình xác định .......................................................................................43
4.4.5 Tính toán kết quả..........................................................................................44
4.4.6 Báo cáo kết quả thực nghiệm.......................................................................45
Bảng4. 1. Kết quả hàm lượng phần trăm chất hoạt động bề mặt tan trong etanol
.........................................................................................................................................46
4.5. Các dung dịch cần chuẩn lại..........................................................................47
4.5.1. Chuẩn lại HCl 1N và HCl 0,1N...................................................................47
4.5.2.Chuẩn lại nồng độ Na2S2O3 0.1N...............................................................48
Công thức tính toán................................................................................................50
4.5.3. Chuẩn lại nồng độ AgNO3 0,1N................................................................51
4.2.Xác định hàm lượng canxi trong MCP,DCP...................................................52
4.2.1 nguyên tắc ....................................................................................................52
4.2.2 .Điều kiện xác định :.....................................................................................53
4.2.3 Dụng cụ và hóa chất.....................................................................................53
4.2.4 Quy trình xác định........................................................................................54
2.2.5 Công thức:.....................................................................................................55


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

4.2.5.Kết quả thực nghiệm.....................................................................................55


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Khu thử nghiệm Biên Hoà...........................................................................................................................1
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức QUATEST 3.........................................................................................................................5
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức phòng thí nghiệm.................................................................................................................8
Hình 1.4 Hình kệ chứa mẫu đã phân loại................................................................................................................12
Hình 2.1: một số nước rửa dùng cho nhà bếp.........................................................................................................16
Hình 2.2 :Nước rửa chén............................................................................................................................................17
Hình 2.3 Một số chất phụ gia trong thực phẩm......................................................................................................21
Hình 3.1

Tinh thể Na2CO3 màu trắng................................................................................................................24

Hình 3.2 Tinh thể clorua natri...................................................................................................................................26
Hình 3.3 Cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối của NaCl.................................................................................27
Hình 3.4 Monocalcium phosphate Ca(H2PO4)2H2O (MCP)..............................................................................30
Hình 4.1: Cân mẫu và thêm cồn 96o hòa tan mẫu.................................................................................................36
Hình 4.2: Quá trình cân erlen và lọc chất hoạt động bề mặt................................................................................36
Hình 4.3: Đem erlen đi sấy ở tủ 105oC...................................................................................................................37
Hình 4.4. erlen được sấy khô hòa tan bằng nước cất đun trên nồi cách thủy...................................................37
Hình 4.5: Cho chỉ thị K2CrO4 và chuẩn độ bằng AgNO3..................................................................................40
Hình 4.6: Cho chỉ thị và chuẩn độ bằng HCl..........................................................................................................44
Hình 4.7: Mẫu K2Cr2O7 đã sấy và làm nguội.......................................................................................................49
Hình 4.8: Thêm vào mẫu KI và HCl........................................................................................................................49
Hình 4.9: Quá trình chuẩn độ dd bằng Na2S2O3..................................................................................................50
Hình 4.10 :Lọc và rửa tủa và chuyển tủa qua cóc..................................................................................................54
Hình 4.11 dung dịch sau khi được chuẩn độ bằng KMnO4.................................................................................54


Trường:Đại học CNTP.TPHCM


Khoa:CNHH

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 – Các chỉ tiêu ngoại quan...........................................................................................................................18
Bảng 2.2- Các chỉ tiêu chất lượng ...........................................................................................................................18
Bảng 4.1: Hóa chất......................................................................................................................................................34
Bảng 4.2 :Dụng cụ và thiết bị.....................................................................................................................................34
Bảng 4.3 Hóa chất ,dụng cụ.......................................................................................................................................38
Bảng 4.4 ........................................................................................................................................................................41
Bảng 4.5.........................................................................................................................................................................43
Bảng 4. 2 . Thể tích HCl cần dùng để pha chuẩn..................................................................................................47
Bảng4. 3. Khối lượng Na2CO3 cần dùng để chuẩn HCl......................................................................................47
Bảng4. 4 Kết quả chuẩn lại HCl 1N..........................................................................................................................48
Bảng 4.5: Kết quả chuẩn lại nồng độ Na2S2O3 0.1N............................................................................................50
Bảng 4.6. Bảng kết quả chuẩn độ lại........................................................................................................................52
Bảng 4.12.......................................................................................................................................................................53
Bảng 4.12 kết quả phân tích hàm lượng phần trăm Ca trong phụ gia ..............................................................55


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO
LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3
1.1. Tổng quan về Trung Tâm Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 1.1 Khu thử nghiệm Biên Hoà


Trung Tâm III được hình thành từ thời chính quyền cũ. Từ năm 1967 Trung Tâm III
có tên là Trung Tâm Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Khu Vực III gọi tắt là Trung
Tâm III, hay còn gọi là Viện Định Chuẩn được thành lập ở Miền Nam Việt Nam.
Đến năm 1972 đổi tên là Viện Định Chuẩn Quốc Gia theo Bộ Luật Tiêu chuẩn
007/72 được Chính quyền cũ ban hành từ ngày 01/12/1972.
Sau giải phóng Miền Nam 30/04/1975 các hoạt động của Viện Định Chuẩn được
tổ chức và sắp xếp theo cấp bậc Nhà Nước.
Năm 1979, Cơ Quan Tiêu Chuẩn Chất Lượng và Đo Lường ở Miền Bắc và Viện
Định Chuẩn ở Miền Nam được kết hợp lại thành bộ phận Định Chuẩn Đo Lường Quốc
Gia. Chính sự sắp xếp này mà tạo thành Cục Định Chuẩn Chất Lượng vào năm 1984
và tên mới của Cục này là Cục Tiêu Chuẩn và Đo Lường Chất Lượng.
Trung Tâm III nhận được sự hỗ trợ từ chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
như:
- VIE 76/013 “Củng cố khái niệm đo lường và thử nghiệm của Trung Tâm III tại
Thành Phố Hồ Chí Minh”.
- VIE 81/006 “Mạng lưới tiêu chuẩn chất lượng đo lường định chuẩn và thẩm
định Quốc Gia giao cho Trung Tâm 1 và Trung Tâm 2”.

Page 1


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

- VIE 85/009 “Phát triển và bảo trì thiết bị của Trung Tâm III”.
Từ năm 1994 Trung Tâm III được tổ chức lại và đổi tên lại thành Trung Tâm Kỹ
Thuật Đo Lường Chất Lượng (TTKT III, Quality Assurance And Testing Center III –
Quatest III).

1.1.2. Các địa điểm hoạt động của Quatest III
Trụ sở chính
- 49 Pasteur, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Tel: (84-8) 38 29 42 74/Fax: (84-8) 38 29 30 12
- E-mail:
Khu Thí nghiệm
- 7 Đường số 1, Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai
- Tel: (84-61) 3 836 212/Fax: (84-61) 3 836 298
- E-mail:
Chi nhánh tại Miền Trung
-104 Lê Lợi, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
- Tel: (84-55) 3 836 487 /Fax: (84-55) 3 836 489
- E-mail:
- Website : www.quatest3.com.vn
Trung tâm Đào Tạo và tư vấn NSCL
- 49 Pasteur, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Tel: (84-8) 38 29 42 74/ Fax: (84-8) 38 29 30 12
- E-mail:
Trung tâm Dịch vụ Trang thiết bị thí nghiệm
- 64 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
- Tel: (84-8) 39 232 431, 39 245 516/Fax: (84-8) 39 234 302
- E-mail:
- Website www.quatest3.com.vn/Đường dây nóng: 84-8-22 212 797
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ
QUATEST 3 cung cấp dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và
đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước và yêu cầu của các tổ chức, doanh
nghiệp. Các nhiệm vụ chính bao gồm:

Page 2



Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

Kiểm tra, giám định và thẩm định kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh, an toàn sản
phẩm, hàng hóa vật liệu, cấu kiện công trình.
Chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật,
chứng nhận rau, quả và chè an toàn phù hợp với Việt GAP.
Kiểm định và đánh giá an toàn công nghiệp.
Khảo sát, quan trắc, phân tích, đánh giá thực trạng và tác động môi trường.
Khảo sát, đánh giá các điều kiện kỹ thuật, thực trang công nghệ, chuyển giao công
nghệ.
Đào tạo và tư vấn năng suất chất lượng, ứng dụng kỹ thuật mã số - mã vạch.
Cung cấp thông tin, tiêu chuẩn và các tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng.
1.1.4. Quyền hạn
Cấp thiếu kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận chất lượng, chứng thư giám định
về chất lượng sản phẩm hàng hóa và giấy chứng nhận kiểm định đo lường theo quy
định.
Ký các hợp đồng về kiểm định và thử nghiệm các dịch vụ cũng như các nội dung
theo khác theo quy định đối với các cơ sỡ sản xuất kinh doanh, các tổ chức và cá nhân.
Thu lệ phí kiểm tra, giám định, thử nghiệm theo quy định của Nhà Nước.
1.1.5. Các hoạt động chính
Dịch vụ thử nghiệm: Các phòng thử nghiệm của Quatest III đều được công nhận
phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, phòng thử nghiệm thực phẩm và phòng thử
nghiệm vi sinh – GMO cũng được công nhận bởi tổ chức công nhận của NaUy
(Norway Accreditation Body).
Dịch vụ đo lường: Các phòng thử nghiệm của Quatest III đều được công nhận phù
hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, phòng Đo lường Nhiệt và Đo lường Khối lượng

cũng được công nhận bởi tổ chức công nhận của NaUy (Norway Accreditation Body).
Dịch vụ giám định: Quatest 3 cung cấp các dịch vụ giám định sự phù hợp theo yêu
cầu của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu hợp đồng do
các bên thỏa thuận hoặc dựa trên các quy chuẩn tương ứng với các hàng hóa tiêu dùng
trong nước, xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Dịch vụ kiểm tra: Để đáp ứng các yêu cầu về năng lực kỹ thuật thử nghiệm và
giám định, các Bộ ban ngành và các cơ quan quản lý nhà nước đã chỉ định QUATEST
Page 3


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

III là tổ chức kỹ thuật thực hiện kiểm tra chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa phải
kiểm tra về chất lượng.
Chứng nhận sản phẩm: QUATEST 3 là tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) thực hiện
việc chứng nhận phù hợp của các sản phẩm với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế
hay quy chuẩn kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực: điện – điện tử, cơ khí hóa chất, xây dựng,
hàng tiêu dùng, dầu khí, thực phẩm, rau an toàn sản xuất theo quy trình Việt GAP.
Hoạt động tư vấn – đào tạo: Đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ thuật về tiêu
chuẩn hóa, quản lý chất lượng, đo lường và thử nghiệm. Áp dụng các công cụ kiểm
soát và cải tiến như: 5S, SPC, COQ, Kaizen, TQM, QCC, QFD và các công cụ khác.
Dịch vụ trang bị:Cung cấp các chất chuẩn, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, phương
tiện đo kiểm.
1.1.6. Chính sách chất lượng
Quatest 3 cam kết luôn làm hài lòng khách hàng khi cung cấp các dịch vụ kỹ thuật
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo nguyên tắc:
- Chính xác, Khách quan,Kịp thời,Hiệu quả.


Page 4


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

1.1.7. Sơ đồ tổ chức của Quatest 3

BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI CHỨC NĂNG

Phòng hành chính

KHỐI NGHIỆP VỤ

KHỐI ĐO LƯỜNG

KHỐI THỬ NGHIỆM

Phòng nghiệp vụ 1

Phòng đo lường cơ
học

Phòng thử nghiệm thành
thạo

Phòng đo lường điện


Phòng thử nghiệm cơ
khí- luyện kim

Phòng tổ chức nhân sự
Phòng kế hoạch
Phòng kế toán
Phòng nghiên cứu
phát triển – Đảm bảo
chất lượng
Phòng Thông tin –
Xúc tiến

Phòng nghiệp vụ 2

Phòng đo lường
nhiệt
Phòng nghiệp vụ 4

Phòng nghiệp vụ 5

Phòng Quản trị
Phòng Kỹ thuật –
Nghiệp vụ
Phòng Mã số vạch

Phòng đo lường độ
dài

Phòng thử nghiệm Hàng
tiêu dùng

Phòng thử nghiệm Vật
liệu xây dựng
Phòng thử nghiệm Điện –
Điện tử

Phòng nghiệp vụ 6

Phòng đo lường hóa


Phòng nghiệp vụ 7

Phòng đo lường khối
lượng

Trung tâm năng suất
chất lượng
Trung dịch vụ thí
nghiệm

Phòng thử nghiệm Hàn NDT

Phòng nghiệp vụ 3

Phòng nghiệp vụ 8

Phòng đo lường
dung tích – lưu
lượng


Chi nhánh miền
Trung

Phòng thử nghiệm Hóa

Phòng thử nghiệm Dầu
khí

Phòng dịch vụ khách
hang thí nghiệm

Phòng nghiên cứu –
phát triển

Phòng thử nghiệm Tương
thích điện từ (EMC)

Phòng thử nghiệm Môi
trường

Phòng quản trị thí
nghiệm

Phòng đảm bảo chất
lượng thí nghiệm

Phòng thử nghiệm Hiệu
suất năng lượng

Phòng thử nghiệm Thực

phẩm

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức
QUATEST 3

Phòng thử nghiệm Vi
sinh – Sinh vật biến đổi
gen (GMO)
Phòng thử nghiệm Phân
tích quang phổ

1.1.8. An toàn lao động
An toàn lao động

Page 5


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

- Người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại phải nghiên cứu kỹ
các quy định về an toàn lao động trong từng nội dung công việc cụ thể và ký xác nhận
vào sổ theo dõi của đơn vị về việc đã nghiên cứu các nội dung quy định trong đó.
- Mọi người lao động phải tuân thủ các quy phạm và các tiêu chuẩn an toàn lao
động – vệ sinh lao động.
- Những lao động phải tham gia đầy đủ các buổi tổ chức huấn luyện, hướng dẫn
về những quy trình, quy phạm an toàn và biện pháp làm việc an toàn liên quan đến
nhiệm vụ được giao (do khối phòng thực hiện).
- Chấp hành lịch khám sức khỏe định kỳ hoặc đột xuất cho người lao động, do

cán bộ y tế trung tâm đề xuất thực hiện.
- Trước khi ra về cần kiểm tra và thực hiện biện pháp an toàn điện, lửa, nước nơi
làm việc.
- Chấp hành nghiêm túc nội quy phòng cháy, chữa cháy của trung tâm.
Vệ sinh lao động
- Người lao động có trách nhiệm giữ gìn sạch sẽ, ngăn nắp nơi làm việc.
- Không nấu, ăn uống nơi làm việc.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh thực tại nơi làm việc và trong cơ quan.
- Các thiết bị, máy móc, dụng cụ văn phòng… có liên quan đến công việc của
người lao động phải luôn được giữ gìn sạch sẽ, bảo trì, bảo dưỡng và thực hiện đúng
các quy trình về vận hành, bảo dưỡng thiết bị.
Nội quy phòng cháy chữa cháy
- Để bảo về tài sản XHCN, bảo vệ trật tự an toàn cơ quan, người lao động phải
tuân thủ nội quy sau đây về phòng cháy chữa cháy:
+ Điều 1: Tất cả các phòng làm việc đều phải sắp xếp gọn gàng trật tự, không
để những vật dễ cháy gần nguồn nhiệt, điện, lửa.
+ Điều 2: Không dùng điện nấu cơm, nấu nước (trừ y tế và phòng hành chính),
không tự mắc điện, sửa điện. Nếu cần phải báo cho quản trị để cho thợ sửa chữa.
+ Điều 3: Quản trị phải thường xuyên kiểm tra bảo vệ hệ thống điện, tu sửa chỗ
hư hỏng, chập mạch. Dùng cầu chì đúng tiêu chuẩn, các thiết bị đóng ký.
+ Điều 4: Xăng dầu phải cách ly riêng biệt và bảo vệ chu đáo, tuyệt đối không
để chung với vật dễ cháy, không được hút thuốc ở gần nguồn xăng. Văn phòng phẩm

Page 6


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH


và những chỗ cất giữ nguyên vật liệu, đồ gỗ,… phải sắp xếp trật tự gọn gàng, không
xếp chung với vật dễ cháy.
+ Điều 5: Không được tự tiện hay di chuyển những dụng cụ PCCC. Đội phòng
cháy chữa cháy cơ quan có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên
những dụng cụ PCCC để sẵn sang khi cần đến.
+ Điều 6: Khi phát hiện có dấu hiệu cháy hay đám cháy ở chỗ nào thì người lao
động lập tức kêu to: “Cháy” và báo cho mọi người tại chỗ biết để tìm cách dập tắt
ngay. Nếu cần phải báo cho phòng cảnh sát PCCC thuộc Sở công an Thành Phố (114).
Đội PCCC của Cơ Quan là bộ phận chủ lực, mọi người đều bình tĩnh tham gia tích cực
khi có đám cháy xảy ra.
Nội quy này phải được chấp hành triệt để. Ai có công sẽ được đề nghị khen
thưởng, ai vi phạm gây ra hỏa hoạn sẽ bị xử lý theo Pháp Luật (theo văn bản 408/KT
III).
1.2. Tìm hiểu về phòng thí nghiệm hóa
1.2.1. Năng lực kỹ thuật chính
- Thử nghiệm hóa chất, khoáng sản, dung môi, hương liệu, mỹ phẩm, vật liệu, chất
tẩy rửa, phân bón, thuốc trừ sâu.
- Phân tích vật liệu kim loại, bao bì (da, vải, đồ chơi, sơn, gốm, sứ).

Page 7


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

1.2.2. Sơ đồ tổ chức phòng thí nghiệm hóa
Phụ trách PTN

Cán bộ Kỹ Thuật


Cán bộ Chất Lượng

Cán bộ An Toàn

Trưởng nhóm

Trưởng nhóm

Trưởng nhóm

Trưởng nhóm

Phân bón

Than -Khoáng

Thuốc BVTV

Hóa chất –Mỹ

sản – Kim lọai

Thư ký

Nhân viên hỗ trợ

phẩm - PGTP

Các kiểm nghiệm viên


Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức phòng thí nghiệm
 Phụ trách phòng thí nghiệm
- Quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động thử nghiệm của phòng thử
nghiệm hóa.
- Lập kế hoạch, dư án phát triển của phòng
- Hỗ trợ phụ trách chất lượng, xem xét giải quyết khiếu nại của khách hàng.
- Đôn đốc việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng của phòng.
- Ký phiếu kết quả thử nghiệm của phòng hoá.
- Phê duyệt và ban hành các hướng dẫn công việc.
- Trao đổi với khách hàng về các vấn đề có liên quan đến thử nghiệm.
- Đề xuất hệ số hiệu quả làm việc của nhân viên, ký bảng chấm công, lãnh hoá
chất vật tư, thiết bị cần thiết cho phòng...
 Cán bộ chất lượng
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động thử nghiệm của phòng thử nghiệm.

Page 8


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

- Quản lý, xây dựng và kiểm soát việc thực hiện hướng dẫn công việc.
- Lập kế hoạch và tổ chức hiệu chuẩn.
- Thử nghiệm mẫu theo sự phân công của trưởng phòng.
- Kí kết quả kiểm tra trong báo cáo thử nghiệm …
 Cán bộ kỹ thuật
- Chịu trách nhiệm về kỹ thuật thử nghiệm
- Tổ chức thực hiện các phương pháp thử nghiệm mới

- Quản lý chất chuẩn, phối hợp và hỗ trợ phụ trách chất lượng trong các hoạt
động liên quan đến chất lượng thử nghiệm
- Kiểm tra phiếu ghi kết quả thử nghiệm…
- Thay thế trưởng phòng hoặc phụ trách chất lượng giải quyết công việc khi họ
vắng mặt.
 Cán bộ an toàn
- Đảm bảo an toàn trong các hoạt động thử nghiệm của phòng.
Quản lý, xây dựng và kiểm soát việc thực hiện đảm bảo an toàn trong phòng thí
nghiệm.
- Phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa rủi ro để đảm
bảo an toàn.
 Kiểm nghiệm viên
- Thử nghiệm mẫu theo sự phân công của phụ trách phòng theo phiếu giao việc
theo các phương pháp thử đã được áp dụng và đào tạo.
- Trả kết quả thử nghiệm theo đúng tiến độ yêu cầu.
- Báo cáo thử nghiệm, ghi chép đầy đủ, rõ ràng và sạch sẽ số liệu quan sát được.
- Bảo quản các thiết bị, dụng cụ, hóa chất thuộc phạm vi thử nghiệm.
- Yêu cầu được đào tạo về phương pháp thử nghiệm hoặc sử dụng các thiết bị
mới.
 Thư ký
- Cập nhật thông tin về mẫu, phí thử nghiệm mẫu, cập nhật các mẫu nhận - trả
cho khách hàng, tiếp nhận báo cáo từ thử nghiệm viên, đánh máy kết quả và chuẩn bị
hồ sơ thử nghiệm.

Page 9


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH


- Tiếp nhận báo cáo thử nghiệm từ kiểm nghiệm viên, đánh máy kết quả và
chuẩn bị hồ sơ thử nghiệm để phụ trách phòng xem xét, phê duyệt trước khi chuyển
cho phòng hỗ trợ kỹ thuật.
- Giao dịch với khách hàng những vấn đề liên quan đến mẫu thử nghiệm theo yêu
cầu của phụ trách phòng.
1.2.3. Sơ đồ hoạt động của phòng thử nghiệm hóa
Nhận mẫu

Than

Mô tả mẫu

Phân bón

Phân loại mẫu

Dung môi – Thuốc trừ sâu

Chuẩn bị mẫu

Mỹ phẩm – Hóa chất

Thử nghiệm mẫu

Hương liệu – Phụ gia thực
phẩm

Kiểm nghiệm viên tính toán
kết quả thử nghiệm


Khoáng sản – Kim loại

Thư ký đánh máy kết quả thử
nghiệm trả cho khách hàng

Trưởng phòng ký duyệt trả
kết quả cho khách hàng

Lưu mẫu

Lưu hồ sơ

Page 10


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

1.2.4. Các hoạt động trong phòng thí nghiệm hóa
1.2.4.1. Kiểm tra, nhận mẫu (từ phòng nhận mẫu khách hàng)
Nhân viên được phân công nhận mẫu kiểm tra số hợp đồng và số lượng mẫu thực
tế có đúng với số liệu do phòng nhận mẫu cung cấp hay không.
Ký vào sổ nhận mẫu (M03 – TTTN01).
Đối với mẫu thuốc trừ sâu thì kiểm tra nắp vặn, sau đó spws xếp cho vào bao xốp
rồi cột chặt miệng bao lại.
Sắp xếp các mẫu lên xe ngăn nắp, gọn gàng trước khi vận chuyển.
Trong quá trình sắp xếp, vận chuyển phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh đổ vở.
Khi mẫu đã đưa vào phòng chuẩn bị mẫu nhân viên nhận mẫu sẽ phân loại và mã

hóa các hợp đồng có nhiều mẫu (mà không có mã hóa bằng số) bằng cách ký hiệu mẫu
1, 2, 3... lên bao bì đồng thời ghi số tương ứng vào trong phiếu YCTN rồi để vào các
ngăn có các ký hiệu riêng như sau:
Phân bón: (bao gồm cả phân bón của NV3) chia làm hai ngăn: phân bón cần
chuẩn bị, phân bón không cần chuẩn bị.
Hóa chất lỏng: (trừ mẫu NV3)
Hóa chất bột: (trừ mẫu NV3)
Mẫu nghiệp vụ 3 (trừ mẫu phân bón).
Vật liệu: Giấy, sơn, mực in, các sản phẩm nhựa, dây điện tem nhãn...
Chất tẩy rửa - mỹ phẩm: Nước rửa chén, kemđánh răng, dầu gội đầu mỹ phẩm...
Xi măng: Xi măng, clinker, dolomite, zeolite, thạch cao, cao lanh, men, đá vôi.
Khoáng sản: Quặng, đất đá,tro bay, puzzolan, gạch, các loại khoáng khác...
Kim loại, hợp kim: Bao gồm các phôi kim loại,dây kim loại, miếng kim loại,xi
thép...
Đối với mẫu không thể phân biệt rõ thì để trên ngăn hóa chất bột nếu dạng rắn,
ngăn hóa chất lỏng nếu dạng lỏng. Trong trường hợp một hợp đồng có nhiều dạng mẫu
thì tách các dạng mẫu ra để ngăn tương ứng theo tùng loại. Thư ký sẽ căn cứ trên
phiếu yêu cầu và nhận thử nghiệm để cập nhập các thông tin về mẫu mới nhận vào
trong máy tính.
Mẫu nội bộ: Người nhận mẫu kiểm tra phiếu yêu cầu nội bộ, ký nhận mẫu thử
nghiệm nội bộ. Đối với mẫu xi măng, đất, cát, đá... của PTN xây dựng thì để vào ngăn

Page 11


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

mẫu nội bộ PTN xây dựng. Đối với mẫu nội bộ khác: mẫu nước thải, vật liệu, kim loại,

than , dầu,...thì phân loại và để ngăn tương ứng như mẫu khách hàng. Thư ký sẽ cập
các thông tin thử nghiệm nội bộ vào máy tính.

Hình 1.4 Hình kệ chứa mẫu đã phân loại

Page 12


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

1.2.4.2. CHUẨN BỊ MẪU THỬ NGHIỆM
Tất cả các mẫu thử trước khi thử nghiệm phải đảm bảo tính đồng nhất phù hợp
với yêu cầu thử nghiệm nếu cần thiết phải chuẩn bị mẫu.
Khi cần phân chia mẫu phải sử dụng các tem nhận dạng dán lên bao bì mới để
tránh tình trạng nhầm lẫn, nhất là đối với các mẫu sau khi chuẩn bị.
1.2.4.3. Thử nghiệm mẫu
Trong quá trình thử nghiệm, các kiểm nghiệm viên phải tuân thủ các quy định
sau:
Nếu nhận thấy có những mẫu có dấu hiệu bị hư hỏng hoặc không phù hợp (ví dụ:
mẫu bị rách, vỡ...) thì phải báo cáo ngay cho phụ trách và các kiểm nghiệm viên khác
biết để có biện pháp giải quyết thích hợp.
Sau thi lấy mẫu để cân hoặc chuẩn bị phải đậy kín mẫu hoặc buộc chặt vào bao
bì, đặt mẫu trở về vị trí quy định để thuận lợi cho người khác sử dụng và cho việc lưu
mẫu (để tránh thay đổi tính chất mẫu).
Khi phát hiện thấy mẫu bao bì đựng bị rách, vỡ phải nhanh chóng chuyển mẫu
sang bao bì thích hợp có dáng nhãn nhận dạng.
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe, khi thao tác với mẫu kiểm nghiệm viên phải
đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ... khi cần thiết. Tránh làm đổ, rơi rớt mẫu ra

ngoài.
Các mẫu dễ bay hơi phải được thực hiện trong tủ hút.
Trong trường hợp làm đổ vỡ, rơi vãi ra ngoài thì phải nhanh chóng xử lý sự cố.
1.2.4.4. Lưu mẫu
Căn cứ trên phiếu lưu, nhân viên lưu mẫu sẽ lấy cá mãu cần lưu để lên xe lưu
mẫu và chuyển cho kho lưu mẫu và bàn giao mẫu.
Đối với các mẫu đã chuẩn bị hết mẫu thì sẽ lưu phần mẫu đã chuẩn bị.
Đối với mẫu nội bộ không lưu mẫu nên sau khi trả kết quả, chuyển qua vị trí
riêng biệt sau một tuần thanh lý theo hướng dẫn phân loại chất thải.
Riêng đối với mẫu thuốc trừ sâu phải bỏ vào bao xốp cột chặt miệng bao lại, sau
đó chuyển xuống kho lưu trử thuốc trừ sâu.
Riêng đối với các mẫu phân bón đã chuẩn bị bỏ vào hộp mẫu phân bón đã thử
nghiệm, hàng tuần bỏ toàn bộ vào bao xốp, ghi chú ngày tháng, hàng tháng sẽ thanh
Page 13


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

lý. Phần mẫu đã chuẩn bị mẫu khoáng sản, than sẽ bỏ vào hợp mẫu đã thử nghiệm
tương ứng, sau đó bỏ vào bao xốp, ghi chú ngày tháng, rồi để lên ngăn lưu, hàng tháng
sẽ thanh lý.
1.2.5. Thiết bị chính
Máy quang phổ tử ngoại-khả kiến (UV-VIS).
Máy quang phổ huỳnh quang tia X – XRF.
Máy đo sức căng bề nặt…
1.2.6. Phương pháp thử nghiệm
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam.
ASTM: American Society for Testing and Materials.

ISO: International Organization for Standardization.
AOAC: Association of Offical Analytical Chemists
1.2.7. Phương pháp so mẫu bằng đo quang phổ UV-Vis
Phương pháp phân tích quang phổ: là phương pháp phân tích quang học dựa trên
việc nghiên cứu sự tương tác của bức xạ ánh sáng trên chất khảo sát hoặc sự hấp thụ
các bức xạ dưới tác động hóa lý nào đó.
Tĩnh hấp thụ ánh sáng chỉ đúng khi hạt keo không mang điện, nếu như hạt keo
mang điện mà nó có khả năng hấp thụ một tia sáng đơn sắc nào đó, thì lúc đó sự tương
tác giữa nguồn sáng tới I0 với γ và thể tích V không còn đúng nữa.
Lúc này khi ánh sáng đi qua dung dịch keo nó bị hấp thụ một phần và tia sáng đi
qua dung dịch người ta gọi là tia ló và cường độ là IL. Lambert đo được cường độ ánh
sáng tia ló bằng công thức sau : IL = I0.e-kd
Trong đó:
IL : Cường độ tia tới
I0: Cường độ tia ló
k: hệ số hấp thụ
d: độ dày của dd keo
1.2.8. Công việc được phân công và công việc đã làm trong 1 tháng thực tập
Trong 2 tháng thực tập tại PTN Hóa em đã được tiếp cận và làm quen với các
công việc như:
− Xác định chất hoạt động bề mặt tan trong cồn.
− Xác định hàm lượng NaCl .
Page 14


Trường:Đại học CNTP.TPHCM

Khoa:CNHH

− Xác định hàm lượng Na2CO3.

− Xác định hàm lượng Glycerin.
− Xác định tổng Ca ,Mg Và riêng phần Ca ,Mg có trong thực phẩm.
− Xác định hàm lượng tổng NaOH, Na2CO3 và NaOH.
− Xác định hàm lượng Clor hữu hiệu trong nước Jave.
− Xác định hàm lượng F- trong mẫu phụ gia thực phẩm.
− Xác định hàm lượng P2O5.
Quan sát một số khoảng đổi màu của một số acid : HCl, H 3PO4 , acid Lauric, acid
Sorbic,
Thao tác và các bước trong chuẩn bị, xử lý và phân tích mẫu.

Page 15


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×