UBND HUYệN CáT HảI
TRNG TH & THCS HONG CHU
-----------*----------
I MI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ THƠ VĂN GÓP
PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MỘT SỐ TIẾT ĐỌC – HIỂU
THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG
TH & THCS HOÀNG CHÂU HUYỆN CÁT HẢI.
Họ tên: Trần Thị Thu Hằng
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị: Trường TH & THCS Hoàng Châu
Năm học 2014 - 2015
17
ĐẶT VẤN ĐỀ
BỐI CẢNH CỦA SÁNG KIẾN
Trong xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu, đất nước ta rất cần nguồn nhân lực
khơng chỉ có chun mơn cao, kỹ thuật giỏi mà cũng rất cần có ở họ những phẩm chất, tâm
hồn cao đẹp vốn có của người Việt Nam. Để có được nguồn nhân lực chất lượng ấy trong
tương lai thì ngay từ các nhà trường phổ thơng việc “dạy chữ” gắn với “dạy người”, bên
cạnh việc khám phá tri thức thì việc bồi dưỡng cảm xúc, tâm hồn cho học sinh rất cần được
quan tâm chú ý. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang tiếp cận với nền kinh tế thị
trường thì dường như một số giá trị đạo đức, cảm xúc, tâm hồn của con người Viêt Nam đâu
đó bị sao nhãng, bị chai cứng, việc khơi gợi, hun đúc, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những cảm
xúc tâm hồn cao đẹp đã và đang là vấn đề cấp thiết trong mỗi nhà trường, mỗi người giáo
viên.
Song trên thực tế hiện nay, số học sinh nói chung và học sinh lớp 9 Trường TH& THCS
Hồng Châu chưa có nhiều em u thích mơn văn, phần lớn khả năng cảm thụ của học sinh
trong học văn còn nhiều hạn chế . Để thay đổi thực trạng đó, những năm học qua, bản thân
tơi đã tích cực vận dụng đổi mới phương pháp để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học.
Để giúp cho học sinh có năng lực cảm thụ thơ văn, tơi mạnh dạn chọn đề tài: “ Đổi mới biện
pháp rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học một số tiết đọc hiểu
thơ trữ tình hiện đại cho học sinh lớp 9”.
Với việc rèn cho học sinh năng lực để cảm thụ thơ văn sẽ giúp cho các em có kĩ năng
tiếp xúc, khám phá văn bản, biết tìm ra cái hay, cái đẹp, biết trải nghiệm qua các cung bậc
của cảm xúc trong từng tác phẩm. Từ đó giúp các em biết cách tạo lập văn bản, làm phong
phú thêm những cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn học sinh khơi gợi trong các em sự say mê,
hứng thú góp phần nâng cao hiệu quả môn học.
Đề tài trên đã được nghiên cứu tại Trường TH& THCS Hoàng Châu trong hai
năm học: 2012 - 2013 và 2013 -2014.
17
Trong công cuộc hội nhập phát triển đất nước hiện nay, đòi hỏi sự đổi mới trên nhiều
lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn cho
học sinh năng lực để cảm thụ thơ văn qua các tiết đọc hiểu văn bản Ngữ văn, thời
gian qua, tơi đã tích cực rèn luyện cho học sinh trong quá trình giảng dạy thơ trữ tình hiện
đại mơn Ngữ văn 9 tại Trường TH&THCS Hoàng Châu và nhận thấy kĩ năng, cảm xúc, kết
quả học tập của học sinh qua hai năm thực hiện đã được cải thiện đáng kể. Điều đó đã khẳng
định các biện pháp vận dụng của bản thân trong quá trình giảng dạy với thực tế của học sinh
nhà trường là phù hợp có hiệu quả.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện NQ số 29, về đổi mới căn bản tồn diện giáo dục Việt Nam thì việc đổi
mới phương pháp giảng dạy nâng cao năng lực, chất lượng học tập của học sinh đã và đang
là vấn đề cấp thiết. Mơn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn bậc THCS nói riêng là một bộ mơn
khoa học nghệ thuật có tính ứng dụng cao. Mơn Ngữ văn giúp cho học sinh phát huy hai
năng lực cơ bản tiếp nhận văn bản (năng lực đọc - hiểu, giải mã văn bản được cung cấp và
các văn bản cùng loại) và tạo lập văn bản (năng lực sản sinh ra các kiểu văn bản theo những
yêu cầu cụ thể) từ đó giúp các em có năng lực tiếp nhận thơng tin đa chiều của cuộc sống;
năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn; năng lực tham gia vào các hoạt động
giao tiếp ứng xử có văn hóa. Ngồi ra, mơn Ngữ Văn cịn góp phần to lớn trong việc bồi
dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng, biết hướng tới
những tư tưởng cao đẹp lịng nhân ái, tinh thần tơn trọng lẽ phải, sự cơng bằng, lịng căm
ghét cái ác, cái xấu…, bước đầu giúp các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị
nhân văn cao cả.
Nằm trong chương trình mơn Ngữ Văn lớp 9 phần thơ hiện đại trữ tình gồm các bài thơ
hay, dễ nhớ dễ thuộc, nội dung nói về những chủ đề gần gũi với cuộc sống thực tế, nghệ
thuật diễn tả phong phú sinh động dễ cảm thụ, dễ khơi gợi các cung bậc cảm xúc cho người
tiếp nhận. Việc cảm thụ tốt các bài đọc hiểu thơ trữ tình sẽ làm nền tảng giúp các em biết
cách cảm thụ các văn bản nghệ thuật khác vận dụng để làm các bài nghị luận về thơ văn, bày
17
tỏ những tư tưởng tình cảm suy nghĩ của mình về một đoạn thơ, áng văn hay một hện tượng
của đời sống xã hội.
Song trên thực tế khi giảng dạy phần thơ hiện đại trữ tình trong mơn Ngữ Văn lớp 9 ở
trường TH&THCS Hồng Châu nhiều năm, tơi nhận thấy phần lớn học sinh ngại học môn
Ngữ văn, khả năng diễn đạt nói hay viết về một vấn đề còn lúng túng, đặc biệt kĩ năng cảm
thụ thơ văn của các em còn nhiều hạn chế nên chất lượng bộ môn chưa cao. Để nâng cao
chất lượng bộ môn, giúp cho học sinh hứng thú hơn với môn học bên cạnh việc tích cực đổi
mới phương pháp trong giảng dạy, giáo viên phải chú ý giúp học sinh biết cách cảm thụ môn
Ngữ văn trong giảng dạy. Song bản thân tôi cũng như giáo viên dạy Ngữ văn 9 khác trong
những năm qua, khi dạy các tiết đọc hiểu văn bản thơ trữ tình Ngữ văn 9 cũng mới chỉ dừng
lại ở chỗ thông qua hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh phát hiện ra các yếu tố cần chú ý
trong văn bản để khái quát nên nội dung, nghệ thuật cơ bản đặc sắc của tác phẩm mà chưa
quan tâm nhiều đến việc rèn cho học sinh năng lực cảm thụ thơ văn do vậy việc nắm
kiến thức của học sinh chưa sâu: khả năng vận dụng để cảm thụ, nhận xét phân tích, bình giá
về cái hay cái đẹp của học sinh còn hạn chế .
Xuất phát từ thực tế giảng dạy; trước yêu cầu đổi mới phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh trong học tập theo định hướng phát huy năng lực học sinh tôi thấy rất cần phải thay
đổi cách dạy, đặc biệt là cách giúp cho học sinh lớp 9 có những kĩ năng để các em biết cách
chủ động khai thác các tác phẩm thơ hiên đại cần tìm hiểu trong học tập môn Ngữ Văn 9.
Trên cơ sở biện pháp đã vận dụng tại trường có hiệu quả, tôi xin mạnh dạn trao đổi
chuyên đề “ Đổi mới biện pháp rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học một số tiết đọc - hiểu thơ trữ tình hiện đại cho học sinh lớp 9 Trường TH&THCS
Hoàng Châu ” với mong muốn cùng chia sẻ trao đổi với đồng nghiệp, đồng thời muốn lĩnh
hội thêm những giải pháp để tiếp tục phát huy tính tích cực của học sinh.
II. Phạm vi, đối tượng của sáng kiến: “ Đổi mới biện pháp rèn kĩ năng cảm thụ thơ
văn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học một số tiết đọc - hiểu thơ trữ tình hiện đại cho học
sinh lớp 9 trường TH&THCS Hồng Châu” trong hai năm học từ 2012 – 2013 đến 2013 2014. Sáng kiến thuộc lĩnh vực giảng dạy Ngữ văn THCS
17
III. Mục đích, nhiệm vụ của sáng kiến: Nghiên cứu vận dụng sáng kiến giúp người giáo
viên giải quyết khó khăn, vướng mắc về năng lực cảm thụ văn học của học sinh (đây là một
trong những nội dung quan trọng trong dạy học văn; giải quyết khó khăn này sẽ thúc đẩy
việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên giúp học sinh biết cách cảm nhận, vận dụng
kiến thức thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học). Đồng thời, rút ra bài học kinh
nghiệm qua thực tế vận dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đóng góp thêm về mặt lý
luận qua thực tiễn cơng tác giảng dạy.
Qua việc nghiên cứu và vận dụng sáng kiến, giúp giáo viên (GV), học sinh (HS) có ý
thức và hứng thú hơn hơn trong việc dạy và học môn Ngữ văn.
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VIỆC CẢM THỤ THƠ VĂN PHẦN THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI
CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG TH & THCS HỒNG CHÂU
1. Đặc điểm tình hình:
Trường TH&THCS Hồng Châu là một trường gồm hai cấp học: Tiểu học, THCS với
quy mô nhỏ, mỗi khối chỉ có một lớp. Số học sinh lớp 9 năm học 2012-2013: 23 học sinh;
Số học sinh lớp 9 năm học 2013 -2014: 15 học sinh. Các em thuộc vùng khó khăn, xa trung
tâm huyện. Phần lớn các em học sinh ngoan có ý thức trong học tập .Chất lượng dạy học văn
các năm học trước được duy trì với tỷ lệ 45 % học sinh học lực khá. Tuy vậy khả năng, cảm
thụ tìm ra cái hay, cái đẹp, biết nhận xét đánh giá, nói viết có cảm có cảm xúc trước những
đoạn thơ, bài văn hay, biết diễn đạt mạch lạc, tự tin trước một vấn đề ở các em còn hạn chế.
2. Biện pháp đã làm: Để nâng cao hiệu quả giảng dạy mơn Ngữ văn 9 nói chung, phần
thơ trữ tình nói riêng, bản thân là một giáo viên dạy văn tôi cũng đã thực hiện một số biện
pháp:
2.1 Hướng dẫn học sinh cảm thụ thơ văn qua việc đọc kĩ văn bản.
Để giúp học sinh năm được những nội dung kiến thức cơ bản của bài học tôi chú ý
khâu thiết kế bài giảng bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống
câu hỏi tìm hiểu cho phù hợp với đối tượng. Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập,
17
trong mỗi giờ dạy tôi đều chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học phù hợp: qua tranh ảnh, tư
liệu...giúp các em đẽ hình dung hơn về tác giả tác phẩm.
2.2. Vận dụng đổi mới phương pháp trong giảng dạy. Để phát huy tính tích cực học tập
học sinh trong q trình giảng dạy tơi đã vận dụng các phương pháp dạy học: đàm thoại, nêu
vấn đề, dùng bản đồ tư duy để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Trong q trình khai thác nơi
dung kiến thức bài học tôi cũng bám sát vào đặc trưng bộ môn để vận dụng các phương
pháp: sử dụng lời bình, từ ngữ liệu văn bản hướng dẫn học sinh phát hiện ra tri thức mới.
2.3. Vận dụng các kỹ thuật dạy học, tổ chức hình thức dạy học linh hoạt. Trong giờ học
tôi đã linh hoạt vận dụng các kĩ thuật “Khăn phủ bàn”, “các mảnh ghép”, “động não” ... và
các cách tổ chức dạy học mới: tổ chức cho học sinh đàm thoại thảo luận, tìm hiểu qua phiếu
học tập, tổ chức trị chơi trong q trình khởi động, củng cố bài học giúp các em tìm hiểu
kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú, tích cực.
Ưu điểm: Với việc vận dụng những biện pháp đó phần lớn học sinh đã biết cách đọc
để tiếp nhận văn bản, cơ bản học sinh nắm được nội dung bài học về phương diện nội dung,
nghệ thuật và đã diễn được theo ý hiểu của mình.Các em tích cực hứng thú hơn trong học
tập. Tình trạng ngại học văn, viết văn đã được giảm đáng kể.
Hạn chế, khó khăn: Tuy nhiên số học sinh thật sự say mê u thích mơn học chưa
nhiều; chất lượng bộ môn Ngữ văn chưa cao. Khả năng đọc diễn cảm để phát hiện ra cái hay,
cái đẹp, các tầng ý nghĩa chứa trong văn bản các em chưa cảm nhận hết. Thời gian của tiết
học ngắn, giờ học không đủ để giáo viên rèn được nhiều kĩ năng cảm thụ thơ văn . Một số
học sinh vô cảm trong cách đọc. Phần lớn học sinh khi tiếp xúc văn bản chưa biết dựa vào
những dấu hiệu nào để tìm ra kiến thức và kiến thức ấy nó thể hiện ý nghĩa gì. Giờ học mất
nhiều thời gian dẫn đến đơi khi giáo viên phải nói thay, nói hộ ví học sinh khơng biết cách
phát hiện ra kiến thức. Ngơn ngữ diễn đạt của học sinh khi nói và khi viết còn lủng củng,
lúng túng, các em chưa biết cách để biểu đạt rõ cảm nhận, suy nghĩ của mình. Ý diễn đạt cịn
sơ sài, phần lớn chỉ nêu lên được ý cơ bản, khả năng tạo lập văn bản, cảm nhận vấn đề sâu
rộng, biết liên tưởng so sánh với những vấn đề khác của tác phẩm khác còn hạn chế.
17
Nguyên nhân:
- Về phía học sinh : Các em chưa chăm đọc, chưa biết cách đọc để tiếp nhận văn bản.
Phần lớn các em học sinh chỉ đọc bằng cách lia mắt lướt qua để. Việc chuẩn bị bài qua loa
chiếu lệ, thậm chí một số em cịn chép sách mẫu khơng cần suy nghĩ, miễn sao có đủ bài.
+ Học sinh nhầm lẫn biện pháp nghệ thuật và biện pháp tu từ, khơng biết tìm ra
những tín hiệu nghệ thuật để phân tích; việc tìm ra giá trị của biện pháp nghệ thuật trong bài
thơ còn hạn chế.
+ Học sinh chưa có kỹ năng để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, thái độ trên cơ sở kiến thức
đã phát hiện.
- Về phía giáo viên: Chưa dành nhiều thời gian để hướng dẫn một cách cụ thể cho các
em kỹ năng như : đọc diễn cảm, việc dựa vào những tín hiệu để khai thác, cách sắp xếp ý
diễn đạt để bày tỏ rõ ràng suy nghĩ của mình.
3. Đề xuất biện pháp mới
Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu giảng dạy tôi thấy, bên cạnh tiếp tục thực hiện các
phương pháp cũ rất cần thiết phải: “Đổi mới biện pháp rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn góp
phần nâng cao hiệu quả dạy qua một số tiết đọc - hiểu thơ trữ tình hiện đại học cho học sinh
lớp 9 Trường TH & THCS Hoàng Châu” với việc vận dụng các biện pháp sau:
3.1: Khơi gợi hứng thú và hướng dẫn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm thơ
trữ tình.
3.2: Giúp học sinh có kĩ năng phát hiện dấu hiệu nghệ thuật làm cơ sở cho sự cảm thụ
và bình giá tác phẩm thơ.
3.3: Rèn kĩ năng trình bày, thể hiện cảm nhận của mình về văn bản thơ trữ tình.
II. BIỆN PHÁP RÈN NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ VĂN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢNG DẠY PHẦN THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINH LỚP 9 TẠI
TRƯỜNG TH&THCS HOÀNG CHÂU
1. Khơi gợi hứng thú và hướng dẫn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm
thơ trữ tình.
17
1.1 Vai trò ý nghĩa: Đây là một trong những giải pháp quan trọng. Bởi lẽ để cảm thụ
tốt tác phẩm thì khâu đầu tiên học sinh có hứng thú khi đọc và phải phải biết cách đọc diễn
cảm để tiếp cận sâu tác phẩm. Khơi gợi hứng thú đọc sẽ góp phần cho người đọc có tâm thế
cảm xúc tốt đồng điệu với tác giả để cảm nhận tác phẩm. Biết cách đọc sẽ giúp cho học sinh
cảm nhận được giọng điệu, cách ngắt nhịp, nhấn giọng, vần điệu tạo nên chất nhạc của tác
phẩm. Những yếu tố rất cơ bản để cảm thụ được nội dung ý nghĩa của tác phẩm thơ.
1.2 Nội dung, phương pháp thực hiện:
Để khơi gợi hứng thú đọc tác phẩm cho các em, trong khi nhắc các em chuẩn bị bài
cũ hay hoặc khi tìm hiểu chú thích (dạy bài mới), tơi thường giới thiệu cho các em đơi điều
sơ lược về hồn cảnh ra đời hoặc là những giá trị cơ bản của bài ( được phổ nhạc hay được
giải thưởng) hoặc một nội dung nào đó đặc biệt về chủ đề, hay yếu tố nghệ thuật khác để
kích thích sự khám phá tị mị ở các em. Bên cạnh đó, tơi có những biện pháp khuyến khích
động viên kịp thời: tun dương, thưởng điểm đối với những học sinh đọc đúng, đọc có tiến
bộ, đọc hay, diễn cảm…, thi đua giữa các cá nhân, các tổ để khơi gợi sự hứng thú mong
muốn được thể hiện giọng đọc của các em học sinh.
Để rèn cho học sinh đọc sinh biết cách đọc diễn cảm tiếp nhận chiều sâu văn bản:
Ngay từ khi tìm hiểu tác phẩm thơ đầu tiên, tơi hướng dẫn cho các em cách đọc để tìm hiểu
văn bản ngay từ bước chuẩn bị bài: Trước tiên phải đọc thầm để hiểu một lượt nội dung văn
bản. Sau đó các em phải phát hiện xem cách ngắt nhịp, gieo vần, và nhấn giọng ở bài thơ.
Tiếp đến các em đọc to thành tiếng một cách chậm rãi, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ phát hiện ra
những tín hiệu nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong các dòng thơ. Tiếp đến là đọc nhanh,
trôi chảy để cảm nhận giọng đọc chủ đạo, âm điệu tồn bài. Với cách đọc đó, tơi hướng dẫn
các em rèn luyện ở nhà vì có nhiều thời gian. Trên lớp học, khi dạy tác phẩm thơ không bao
giờ giáo viên bỏ qua bước: tổ chức cho học sinh đọc. Tôi chú ý đến các đối tượng học sinh
để tổ chức khi đọc: có thể là giao cho các em đọc một vài câu, một đoạn thơ hoặc cả bài.
Qua việc nghe học sinh đọc, giáo viên sẽ đánh giá được học sinh nào tích cực thực hiện cách
đọc mà giáo viên đã hướng dẫn về nhà. Để phát huy năng lực học sinh, trên lớp học, tôi yêu
17
cầu học sinh đề xuất cách đọc mà theo các em tự cảm nhận. Giáo viên cho học sinh trong lớp
nhận xét về cách đọc của bạn và không quên động viên các em kịp thời nếu đọc hay, đọc
đúng, đồng thời uốn nắn kịp thời khi học sinh đọc chưa tiến bộ. Ngồi ra tơi tham khảo thêm
băng đĩa ghi âm giọng đọc, giọng ngâm, bài hát được phổ nhạc trên nền bài thơ các em tìm
hiểu để khơi gợi hứng thú , cảm xúc trong các em.
Điểm mới và sáng tạo trong thực hiện biện pháp: thay vì hướng dẫn một cách qua
loa, chiếu lệ không khơi gợi cảm xúc thì giáo viên hướng dẫn cụ thể, động viên khuyến khích
kịp thời giúp cho học sinh biết cách tiếp cận tác phẩm một cách chủ động, tự tin và hứng thú
đọc để tìm hiểu, cảm nhận, phát hiện ra những nét riêng từ tác phẩm.
1.3 Kết quả:
Trên cơ sở quan tâm gợi hứng thú và rèn cho học sinh kỹ năng đọc tiếp nhận tác
phẩm thơ trữ tình, qua một học kì khả năng đọc văn của các em đã có nhiều tiến bộ. Các em
đã biết ngắt nhịp, đọc rõ ràng, có giọng điệu, số học sinh đọc diễn cảm tốt bài thơ được nâng
lên. Các em hứng thú hơn với môn học, xung phong thể hiện giọng đọc của mình trên lớp.
Chính vì đọc tốt tác phẩm thơ nên các em đã cảm nhận được một phần nội dung ý nghĩa của
văn bản. Do vậy, khi tìm hiểu tác phẩm các em dễ dàng hơn trong cảm nhận nội dung, nghệ
thuật, ý nghĩa của bài.
2.Giúp học sinh có kỹ năng phát hiện dấu hiệu nghệ thuật làm cơ sở cho sự cảm
thụ và bình giá tác phẩm thơ.
2.1 Vai trò ý nghĩa: Để giúp cho học sinh có kỹ năng cảm thụ thơ văn, sau phần gợi
hứng thú đọc để tiếp nhận chiều sâu văn bản thì việc giúp cho học sinh có kĩ năng phát hiện
ra dấu hiệu nghệ thuật từ văn bản để làm nền tảng cho sự cảm thụ bình giá thơ khơng kém
phần quan trọng. Vì đặc trưng của thơ văn là “ ý tại ngôn ngoaị”, ý thơ thể hiện qua các câu,
chữ, hình ảnh, qua các biện pháp nghệ thuật. Nếu khơng biết cách khai thác từ những tín
hiệu nghệ thuật đó thì học sinh sẽ khơng phát hiện được nội dung, ý nghĩa vấn đề mà tác giả
truyền tải để từ đó có những cảm nhận, liên tưởng, cảm xúc thái độ phù hợp.
Hơn thế nữa, khi học sinh có kĩ năng phát hiện ra các dấu hiệu nghệ thuật thì sẽ làm tiền
đề cho việc bình giá tác phẩm thơ. Vì lời bình có vai trị quan trọng trong việc giúp học sinh
17
khám phá những đặc sắc nghệ thuật về nội dung của tác phẩm văn chương. Trong văn
chương thường có những “ nhãn tự”, “mắt thơ” những yếu tố, những chi tiết soi sáng chủ đề
tác phẩm, thể hiện tập trung sáng tạo của tác giả cho nên cảm thụ tác phẩm văn chương
không thể không khám phá những yếu tố đó. Những yếu tố đó thường là khó đối với các em
học sinh, nhưng những nhận xét, lời bình mà các em cảm thụ được từ việc phát hiện ra các
dấu hiệu nghệ thuật sẽ định hướng “tiếp sức” cho các em.
2.2 Nội dung, phương pháp thực hiện:
Sau khi yêu cầu học sinh đọc kĩ những câu thơ, đoạn thơ cần tìm hiểu, cần phân tích.
trong q trình dạy – học, tôi thiết kế các câu hỏi để gợi dẫn cho các em phát hiện những tín
hiệu nghệ thuật đặc biệt mà tác giả sử dụng trong bài thơ, từ đó để phát hiện ra nội dung, ý
nghĩa của câu thơ mà tác giả gửi gắm. Trên cơ sở đó, các em sẽ bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc,
thái độ của mình về : giọng thơ, cách ngắt nhịp, mắt thơ, các biện pháp tu từ so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ, hốn dụ, điệp từ....
Để giúp các em có kĩ năng phát hiện ra các dấu hiệu nghệ thuật làm cơ sở cho sự cảm
thụ và bình giá tác phẩm thơ, trước hết tôi yêu cầu học sinh phải nắm vững thể thơ, từ đó
biết cách ngắt nhịp ( Ví dụ: Thơ hiện đại: 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng thường ngắt nhịp linh
hoạt). Sau đó, tơi hướng dẫn học sinh nắm chắc cách gieo vần ( vần chân, vần lưng, vần liền,
vần cách) để phát hiện ra giọng điệu bài thơ. Một yếu tố nghệ thuật cũng hàm chứa nội dung,
ý nghĩa trong bài thơ đó là những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp tu từ ( so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ, hốn dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói giảm nói tránh, nói quá) được tác giả sử dụng
trong thơ. Để giúp học sinh phát hiện tốt điều này, khi dạy phần Tiếng Việt, tôi hướng dẫn
học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, để khi tìm hiểu vào bài thơ các em dễ xác định. Trên cơ
sở nắm vững các tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ ( ví dụ: biện pháp điệp từ nhấn
mạnh điều gì? So sánh là đối chiếu sự vật nào? Để làm nổi bật hình ảnh nào? Nhân hóa sự
vật nhằm mục đích gì?...), học sinh sẽ dần phát hiện ra nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn
thể hiện và gửi gắm trong dòng thơ, khổ thơ.
17
Tôi luôn yêu cầu các em phải lưu ý: để tìm hiểu câu thơ, đoạn thơ thì ta phải đặt nội dung
đó trong mối tương quan với cả bài thơ, với hồn cảnh ra đời của văn bản đó xem tác giả
muốn gửi gắm ý nghĩa, thơng điệp gì? Trên cơ sở đó, các em bày tỏ cảm xúc, thái độ với vấn
đề, nội dung mà tác giả trữ tình muốn thể hiện và nghệ thuật mà tác giả gửi gắm để thể hiện
nội dung, ý nghĩa của vấn đề đó trong bài thơ.
Điểm mới và sáng tạo trong thực hiện biện pháp: Thiết kế hệ thống câu hỏi để hướng
dẫn các em một cách cụ thể các kĩ năng phát hiện những tín hiệu nghệ thuật để làm cơ sở
cho sự cảm thụ và bình giá các tác phẩm thơ.
2.3 Kết quả: Nhờ dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng phát hiện các dấu hiệu
nghệ thuật như: nhịp điệu, hình ảnh, ngơn ngữ, các biện pháp nghệ thuật tu từ... Và nhờ việc
thiết kế hệ thống câu hỏi vấn đáp, gợi tìm, suy luận... kết hợp với q trình truyền cảm thụ
của thầy và với tính tích cực, tự giác được phát huy của các em mà năng lực cảm thụ thơ trữ
tình hiện đại ngày càng tốt hơn. Các em biết rung cảm trước cái đẹp, biết viết và cảm nhận,
cảm thụ sâu sắc trước yêu cầu của thầy cô đưa ra. Các em tự nhận thức được việc học và rèn
luyện kĩ năng cảm thụ cho mình để nói hay, viết đúng, viết tốt nên trong các buổi học trên
lớp cũng như ở nhà đều nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo.
3. Rèn kĩ năng trình bày, thể hiện cảm nhận của mình về văn bản thơ trữ tình.
3.1 Vai trị ý nghĩa: Để có được một sự cảm nhận tinh tế sâu sắc thì việc rèn kĩ năng
trình bày, thể hiện cảm nhận của mình về văn bản thơ trữ tình cũng khơng kém phần quan
trọng. Bởi vì, sau khi dựa vào các tín hiệu nghệ thuật, phát hiện ra vấn đề mà việc sắp xếp
ngôn từ không mạch lạc và không thể hiện hết được cảm nhận về văn bản đó thì việc diễn
đạt, cảm thụ văn bản thơ để trình bày bài nói, bài viết sẽ khơng đạt hiệu quả cao . Vì thế kĩ
năng trình bày, thể hiện cảm nhận của mình về văn bản thơ trữ tình cũng khơng kém phần
quan trọng. Bởi nó đánh giá điểm số, hiệu quả, năng lực cảm thụ và kĩ năng nói, kĩ năng viết
bài, viết đoạn của các em.
17
3.2 Nội dung, phương pháp thực hiện:
Thường thì học sinh không biết dựa vào đâu để thể hiện cảm nhận của mình. Tơi đã
hướng dẫn học sinh một cách cụ thể sau mỗi bài học, tôi đưa ra những bài tập củng cố trên
lớp và ở nhà để rèn luyện kĩ năng cảm thụ nói và viết cho học sinh, để các em tự trình bày
những điều mà các em đã cảm nhận được. Tôi hướng dẫn học sinh cách sắp xếp khi nói, khi
viết một cách cụ thể. Trước hết phải bám vào lơ gíc của trình tự cảm nhận mà các em đã suy
nghĩ, cảm thụ được trong q trình tiếp nhận tác phẩm thơ. Sau đó các em xem đoạn thơ, bài
thơ đó đã dùng những tín hiệu nghệ thuật nào để thể hiện nội dung, ý nghĩa. Trên cơ sở nội
dung, ý nghĩa thể hiện, các em sẽ bày tỏ, tình cảm, thái độ , suy nghĩ của mình về đoạn thơ.
Tiếp đến các em có thể lựa chọn cách viết, cách nói theo các cách mà học sinh đã được học
khi viết đoạn văn theo lối diễn dịch, quy nạp, song hành hay tổng phân hợp.
Tôi luôn quan tâm tới mọi đối tượng học sinh khi nói và viết, khơng giao q sức cho
các em. Tôi luôn yêu cầu học sinh nâng dần kĩ năng nói và viết qua từng bài, từng tiết ( nói
viết từ 1 – 2 câu, cho đến nói viết cả đoạn, cả bài). Trong q trình nói, viết tơi thường chú ý
nghe, xem kĩ các em thể hiện. Tôi động viên khuyến khích và sửa chữa kịp thời cho các em.
Thông thường, tôi cho các em làm bài tập củng cố ngay tại lớp viết và nói đoạn văn
nhưng cũng có lúc tơi cho về nhà làm viết đoạn văn để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Vì giao bài về nhà làm để các em có thời gian suy ngẫm, thưởng thức để “ thấm ”bài học.
Các em sẽ nộp bài cho tôi ở tiết học sau. Sau khi chấm chữa xong, tôi cho các em viết tốt
đọc đoạn văn trước lớp. Các bạn khác nhận xét. Tôi khơng qn tun dương kịp thời các
em có kĩ năng viết tốt, viết hay với mục đích động viên kích lệ tinh thần học tập và lấy đó để
làm gương sáng cho các bạn khác học hỏi, trau dồi kinh nghiệm viết văn.
Ví dụ: Khi dạy xong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu, tơi u cầu các em làm bài tập
cảm thụ.
Bài tập 1: ( Cho học sinh đối tượng trung bình)
Em có suy nghĩ gì về tình đồng chí, đồng đội qua bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu ?
Bài tập 2: ( Cho học sinh đối tượng khá, giỏi)
17
Suy nghĩ của em về hình ảnh người lính qua hai bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu và
“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật ?
Với cả hai bài tập, ba đối tượng sau khi đã đọc – hiểu bài thơ đều đã viết được những
đoạn văn thể hiện cảm nhận của mình về người lính trong hai bài thơ thời chống Pháp và
chống Mĩ. (Đó là những người lính mang trong mình tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời,
tinh thần đồng đội gắn bó, vượt lên gian khổ hi sinh.)
Điểm mới và sáng tạo trong thực hiện biện pháp: Rèn cho học sinh nắm vững từng
bước trong quá trình thực hiện để học sinh nắm vững cách vận dụng vào bài tập viết đoạn
văn, bài văn.
4.3 Kết quả: Nhờ rèn kĩ năng trình bày, thể hiện cảm nhận của mình về văn bản thơ trữ
tình và nhờ sự nỗ lực trong học tập của các em mà năng lực cảm thụ thơ trữ tình hiện đại
ngày một nâng cao. Các em rất tự tin khi viết những bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ hoặc những đoạn văn theo cách diễn dich, quy nạp hay tổng phân hợp một cách chắc
chắn. Có bài văn, đoạn văn các em viết rất tốt, hành văn lưu lốt, trơi chảy, mạch lạc. Câu
văn có hình ảnh, ngơn ngữ trong sáng và đặc biệt thể hiện cá tính sâu sắc, cái tơi riêng biệt
trong bài viết của bản thân.
III. Hiệu quả của sáng kiến
Với biện pháp, cách làm trên tôi đã áp dụng tại trường TH&THCS Hoàng Châu,
trong hai năm học 2012 -2013; 2013-2014. Đối tượng cụ thể tham gia thực hiện là học sinh
lớp 9 của trường. Qua thời gian thực hiện“Đổi mới biện pháp rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học một số tiết đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại cho học sinh
lớp 9”, tôi đã thu được những kết quả như sau.
1. Kĩ năng đọc diễn cảm:
Cho đến nay học sinh hai lớp 9 của hai năm học 2012 – 2013; 2013 – 2014, tôi phụ trách
đã đạt được những kết quả về kĩ năng đọc là:
17
Nội dung đọc
Lớp 9
Lớp 9
2012 – 2013
20/23(87%)
2013 – 2014
14/15(93%)
Lớp/Năm
- Đọc đúng( ngữ điệu, câu, nhịp thơ)
18/23(78%
- Đọc thể hiện tình cảm, đọc sáng tạo
)
13/15(87%)
2. Kĩ năng phát hiện, phân tích dấu hiệu nghệ thuật:
Lớp 9
Nội dung
Lớp 9
Lớp/ Năm
2012 –2013
- Biết phát hiện các hình ảnh.
- Biết nhận xét, đánh giá.
20/23(87%)
- Biết trình bày cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ.
18/23(78%)
17/23(74%)
2013– 2014
14/15(93%)
13/15(87%)
13/15(87%)
Bài TLV số 7: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Kết quả bài kiểm tra: Lớp 9(2012 – 2013)
TSHS
23
0-<2
0( 0%)
0-<4
5 - < 6,5
0( 0%)
9( 39%)
6,5 - < 8
8 - 10
10( 44%)
4( 17%)
- Kết quả bài kiểm tra: Lớp 9(2013 – 2014)
TSHS
15
0-<2
0( 0%)
0-<4
0( 0%)
5 - < 6,5
3( 20%)
17
6,5 - < 8
8 - 10
6( 40%)
6 ( 40%)
Nhìn vào bảng so sánh cho ta thấy học sinh ngày một tích cực tham gia vào bài giảng.
Với những em học sinh có năng lực học tập và ý thức học tập tốt tỏ ra hứng thú, tích cực hơn
khi các em được trực tiếp trải nghiệm với các kiến thức trong bài. Nhất là tác phẩm văn
chương, các em được bày tỏ bản thân và suy ngẫm của riêng mình. Một số em khác đã có sự
tiến bộ hơn khi thấy được sự hào hứng của các bạn, bước đầu hịa mình với khơng khí học
tập của lớp.
Người giáo viên cũng có sự chuẩn bị tích cực hơn trước mỗi giờ dạy, yêu cầu luôn
sáng tạo, tránh nhàm chán, biết “ ẩn mình” cũng như xuất hiện đúng lúc để định hướng phù
hợp. Nhờ thế giờ dạy tạo tâm thế thân thiện – gần gũi và khả năng hợp tác tăng lên giữa thầy
và trò một cách rõ rệt.
Từ việc “Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 9 của nhà trường qua
một số tiết đọc - hiểu thơ trữ tình hiện đại” tơi đã mạnh dạn áp dụng trong các tiết học khác
ở khối lớp 8 và đã nhận được phản hồi tốt từ đồng nghiệp cũng như học sinh. Đây là kết quả
rất tự hào với cá nhân đã tiếp thêm quyết tâm rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh vào
quá trình dạy – học.
Qua quá trình dạy – học các tiết bài về tác phẩm thơ trữ tình, với những nội dung và
biện pháp tổ chức thực hiện như trên, tôi đã đạt được kết quả cụ thể là:
KẾT LUẬN
1. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Việc rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua những bài thơ trữ tình, đặc
biệt là những bài thơ hiện đại ở lớp 9 là rất cần thiết. Nhưng việc tổ chức biện pháp rèn luyện
và nội dung rèn luyện là cả một q trình đầy những khó khăn, nhất là với những bài chỉ dạy
một tiết. Để việc rèn luyện có hiệu quả, khâu chuẩn bị bài học phải thật chu đáo. Khâu tiếp
tiếp xúc với tác phẩm phải bằng nhiều con đường và tác động nhiều phía. Về nội dung công
việc trong tiết dạy – học rèn luyện kĩ năng phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc, phương
pháp bộ môn. Người giáo viên cần khéo léo khơi gợi hứng thú, có hệ thống câu hỏi xốy vào
những yếu tố trọng tâm và đặt ra những yêu cầu vừa sức để học sinh từng bước cảm thụ tác
17
phẩm. Điều quan trọng là mỗi cá nhân học sinh phải thật sự có ý thức, có tình u đối với tác
phẩm và chủ động tìm hiểu thì việc rèn kĩ năng sẽ đạt được kết quả trọn vẹn hơn.
Việc “Đổi mới biện pháp rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn qua một số tiết đọc - hiểu thơ
trữ tình hiện đại cho học sinh lớp 9 của nhà trường ” đã góp phần nâng cao hiệu quả giờ
dạy. Bản thân tôi tự rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ
văn cho các em học sinh như sau:
1. Người giáo viên dạy thơ phải khơi gợi hứng thú và hướng dẫn cho học sinh kĩ năng đọc
diễn cảm tác phẩm thơ trữ tình..
2. Giúp học sinh có kĩ năng phát hiện dấu hiệu nghệ thuật để làm cơ sở cho sự cảm thụ và
bình giá tác phẩm thơ.
3. Rèn kĩ năng trình bày, thể hiện cảm nhận của mình về văn bản thơ trữ tình.
4. Thời lượng quy định trên lớp là bắt buộc song rất ít, cần giành thời gian ngoại khóa hoặc
lịch học các tiết bồi dưỡng vào buổi chiều để rèn kĩ năng cho các em.
Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh là việc làm không thể thiếu trong quá trình
dạy học văn chương, nhất là dạy tác phẩm trữ tình.
Bám sát đặc trưng bộ mơn, quán triệt các nguyên tắc dạy học, vận dụng phương pháp
đổi mới, tăng cường tính tích hợp, tích cực trong quá trình dạy học là những giải pháp thiết
thực để thực hiện rèn kĩ năng.
2.Ý nghĩa của sáng kiến trong thực tiễn
Thực hiện“Đổi mới biện pháp rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học một số tiết đọc - hiểu thơ trữ tình hiện đại cho học sinh lớp 9 của nhà trường ”
sẽ giúp giáo viên giải quyết được những khó khăn trong giảng dạy, tiết kiệm được thời gian,
cơng sức và có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học
mang lại giá trị về mặt kinh tế.
Về mặt xã hội đề tài này đã mang lại cho các em học sinh những nhận thức, kĩ năng mới
giúp các em tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự tin khi bày tỏ những cảm xúc suy nghĩ của
mình trước những áng thơ văn đồng thời nâng cao năng lực của học sinh trong giao tiếp cuộc
17
sống. Đây là phẩm chất rất cần thiết của học sinh nhà trường nói riêng và của con người Việt
Nam nói chung – nguồn nhân lực quan trọng trong cơng cuộc đổi mới đất nước, hội nhập
quốc tế. Đồng thời qua việc thực hiện chuyên đề này đã giúp bản thân tôi thấy được những
ưu khuyết điểm, thấy được uy tín, năng lực của mình trước học sinh, phụ huynh và tập thể
nhà trường. Chuyên đề đã góp phần giúp bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong
năm học. Thành công của chuyên đề tạo động cơ để giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn
tiếp tục phát huy vai trị, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, khẳng định với phụ huynh,
đồng nghiệp về chất lượng giảng dạy, tạo uy tín về sự phát triển của sự nghiệp giáo dục của
nhà trường, địa phương nói riêng và của ngành Giáo dục nói chung, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế văn hóa xã hội của huyện đảo và thành phố.
3. Khả năng áp dụng và triển khai sáng kiến
Có được kết quả dạy và học tốt, chất lượng, chắc chắn mỗi người giáo viên đứng lớp phải
có những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách giảng dạy.
Bản thân tơi đã nghiên cứu vận dụng cách làm này tại lớp 9 tại Trường TH & THCS
Hồng Châu và đã có kết quả nhất định. Tôi đã cùng trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp trong
q trình cơng tác và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tôi thiết nghĩ những giải pháp đó
khơng chỉ phù hợp với riêng lớp tơi mà sẽ phù hợp với các lớp khác.
Việc đổi mới giáo dục là việc làm thường xuyên. Việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng
cảm thụ thơ văn có hiệu quả nhất định trong thời điểm hiện tại là rất cần thiết. Cần tiếp tục
nghiên cứu, đề xuất các biện pháp trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sáng kiến trên các
lĩnh vực. Trên cơ sở học sinh cảm thụ thơ văn, tiếp tục phát huy để cảm thụ các tác phẩm tự
sự để rèn kĩ năng cảm thụ các tác phẩm truyện cho học sinh lớp 9. Để đạt được mục đích
giáo dục, ta cần phải biết chọn những giải pháp thích hợp với đặc điểm riêng của từng lớp,
từng trường, từng học sinh... Kết quả của sáng kiến cũng dừng ở mức độ nhất định, chắc
chắn khơng tránh khỏi những hạn chế và đó cũng là khởi nguồn để bản thân tôi cùng đồng
nghiệp tiếp tục suy nghĩ để tìm ra những giải pháp vận dụng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
17
4.ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ:
1. Đối với BGH, tổ chuyên môn
- Cần tổ chức các chuyên đề về rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh.
- Đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động lớn thiết thực với học sinh.
2. Đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn
- Nghiên cứu kĩ bài giảng, lựa chọn tìm hiểu, có kĩ năng phát hiện dấu hiệu nghệ thuật, phân
tích bình giá thơ và phải có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn cho các em.
- Chuẩn bị chu đáo các thiết bị dạy học cần thiết để học sinh có trực quan theo dõi, các em
dễ hiểu, dễ nhớ và có kĩ năng vận dụng tốt trong học tập.
- Có tâm huyết với nghề dạy học, ln u thương các em học sinh. Có trình độ năng lực, uy
tín trước phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong công tác giảng dạy.
Trên đây là những biện pháp : “Đổi mới rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn góp phần nâng
cao hiệu quả dạy học một số tiết đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại” mà tơi đã áp dụng tại lớp
9 tại Trường TH & THCS Hoàng Châu. Tôi coi đây là những bài học trong công tác giảng
dạy bộ mơn Ngữ văn của mình, xin mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Cát Hải ngày 22 tháng 10 năm 2014
Người viết
Trần Thị Thu Hằng
17
VIII. PH LC và minh chứng Của đè tài
GIO N MINH HỌA
Ngữ văn 9 - TIẾT 121 – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
SANG THU
( HỮU THỈNH )
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính
triết lí của tác giả.
2. Kĩ năng :
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác
phẩm thơ.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
- Giáo viên : Máy chiếu Projecter, videoclip, phiếu học tập
- Học sinh : chuẩn bị theo nhóm những yêu cầu của giáo viên đã định hướng.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức : Ổn định trật tự và sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Mục tiêu : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, rèn kĩ năng diễn đạt bằng lời
cho học sinh.
- Phương pháp : Vấn đáp tự luận nhỏ, trắc nghiệm.
- Thời gian : 3 phút
Câu hỏi kiểm tra
Câu 1 : Đọc thuộc lịng khổ thơ em thích nhất trong bài thơ “Viếng lăng Bác” –
Viễn Phương. Nói lên những cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
17
Câu 2 : Lựa chọn chữ cái duy nhất trước câu trả lời đúng : Nghệ thuật tiêu biểu
nhất thể hiện lịng biết ơn và niềm kính u vơ hạn của nhà thơ khi viếng Bác là
A. Nhân hóa ( hàng tre )
B. Ẩn dụ ( mặt trời, tràng hoa..)
C. Điệp ngữ ( ngày ngày, muốn làm )
D. Liệt kê ( con chim, cành hoa, cây tre )
Gợi ý :
Câu 1 : Đọc thuộc lịng được 1 khổ thơ
Nói được cái hay, cái đẹp của nội dung nghệ thuật của đoạn thơ từ đó bày tỏ lịng
kính u và biết ơn sâu sắc tới bác Hồ - vị cha già mn vàn kính u của dân tộc.
Câu 2 : Đáp án B
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG 1 : TẠO TÂM THẾ
- Mục tiêu : Tạo khơng khí hứng khởi thân thiện bắt đầu tiết học
- Phương pháp : Vấn đáp nêu vấn đề, chia sẻ trải nghiệm
- Thời gian 3 phút
GV chiếu một số hình ảnh Học sinh quan
và một số câu thơ về mùa sát
thu của Đỗ Phủ, Nguyễn
Khuyến và Xuân Diệu
Em còn biết tác phẩm nào Tự bộc lộ
Một số tác phẩm đã học
viết về mùa thu nữa ? Từ
phần trả lời của học sinh
dẫn vào bài.
GV dẫn vào bài :
Qua bài học hơm nay, chúng ta cùng tìm hiểu vẻ đẹp khác của mùa thu
thân thuộc của Bắc Bộ trong khoảnh khắc giao mùa nhẹ nhàng sâu lắng
17
GHI CHÚ
qua những vần thơ trong trẻo, nhẹ nhàng và đầy suy cảm của Hữu
Thỉnh
HOẠT ĐỘNG 1 : ĐỌC - CHÚ THÍCH
- Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được những nét sơ giản về tác giả Hữu Thỉnh, thể
thơ và phương thức biểu đạt của văn bản từ đó nắm được mạch cảm xúc, bố cục
của bài. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Phương pháp : Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề và trắc nghiệm
- Kĩ thuật : Dạy học theo góc, khai thác kênh hình
- Thời gian 7 phút
Các em cùng quan sát hình Quan sát
ảnh tác giả Hữu Thỉnh
Chiếu chân dung tác giả
Bằng việc chuẩn bị bài ở Suy nghĩ và trả
-
nhà, cho biết ụi nột v li cỏ nhõn
sinh năm1942.
cuc i con ngi v s
- Quê quán: huyện Tam
nghip ca Hu Thnh ?
Dng tỉnh Vĩnh Phúc
Nguyễn Hữu Thỉnh
- Là nhà thơ trng
Nhng thụng tin SGK cung
thành trong kháng chiến
cp l nhng kin thức cơ
chèng Mü.
bản cần nhớ về Hữu Thỉnh.
- HiƯn lµ chủ tịch Hội
Nhà văn Việt Nam.
T s chun b nhà và
thông tin sưu tầm được làm
bài trắc nghiệm sau
Đáng dấu (X) trước những thông tin đúng về tác giả Hữu Thỉnh là
1. Ơng sinh trong gia đình nơng dân có truyền thống Nho học. Đề tài chính là
người lính và cảnh sắc nông thôn
2. Sáng tác của ông mang nét sơi nổi, hồn nhiên, hóm hỉnh đầy chất lính.
17
3.Thơ ông mộc mạc, trong sáng , mang những nghĩ suy sâu lắng về cuộc đời.
4. Ơng có nhiều đóng góp cho văn học Miền Nam buổi đầu.
Thơng tin đúng là 1, 3.
Điều đó tác động sâu sắc
tới những sáng tác của
ông nhất là bài thơ “Sang
thu”
GV tổng kết
Hữu Thỉnh là một trong những cây bút đương đại được nhiều bạn đọc
yêu mến và tạo được dấu ấn riêng mình qua nhiều tác phẩm đặc sắc.
Nhắc đến ơng là nhắc đến một hồn thơ dung dị, mộc mạc mà luôn ẩn
chứa nhiều lắng sâu và trải nghiệm. Nhiều giải thưởng thơ giàng cho
các tác phẩm của ông đã ghi nhận những sáng tạo và cống hiến đó.
Em hãy cho biết xuất xứ của Trả lời
- Sáng tác : 1977
tác phẩm
- Trích từ tập : Từ chiến
hào đến thành phố
Thời điểm ra đời của bài thơ Suy nghĩ và trả Đây khơng chỉ là mùa
nói với người đọc điều gì ?
lời cá nhân
thu thanh bình mà cịn là
mùa thu độc lập, Hữu
Thỉnh không chỉ cảm
nhận thiên nhiên bằng
tâm hồn nhà thơ mà
bằng cả tâm thế của
người lính trong những
năm đầu độc lập.
Bài thơ được viết theo thể Suy nghĩ và trả Ngũ ngơn
thơ nào ?
lời cá nhân
Có những tác phẩm nào đã
- Ơng đồ, Đêm nay Bác
khơng ngủ...
học viết cùng thể thơ ?
17
Bài thơ có sự kết hợp những Suy nghĩ và trả - Biểu cảm kết hợp miêu
phương thức biểu đạt nào ? lời cá nhân
tả.
Cần có giọng đọc như thế Suy nghĩ và trả - Đọc chậm thể hiện sâu
nào cho phù hợp ?
lời cá nhân
lắng, nhấn mạnh những
hình ảnh đẹp về mùa thu.
GV đọc mẫu
HS lắng nghe
Gọi HS đọc
HS đọc
Nhận xét bạn
đọc
Bố cục bài thơ một cách tự
nhiên chia làm 3 phần,
chúng cùng tìm hiểu văn
bản này
với bố cục như
vậy.
HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU BÀI THƠ
- Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm: bức tranh thiên nhiên sang thu và những thông điệp cuộc sống được gửi
gắm qua những vân thơ tinh tế, dung dị và giàu sức lay động tâm hồn.
- Phương pháp : Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình...
- Kĩ thuật : Khăn phủ bàn, vấn đáp, nêu vấn đề, các mảnh ghép
- Thời gian : 25 phút
GV gọi học sinh đọc khổ
Khi nói tới mùa thu ta
Đọc
Suy nghĩ, trả
1. Khổ 1
- Hương ổi
mường tượng tới những
lời
- Gió
hình ảnh nào ? Ở đây nhà
- Sương thu
thơ cảm nhân mùa thu về
qua những tín hiệu nào ?
Để gợi lên tín hiệu của mùa
Suy nghĩ trả lời - Vừa có nét quen thuộc :
thu có nhiều hình ảnh khác
cá nhân
nhau, em có nhận xét gì khi
Nhắc đến thu là nhắc đến
những cơn gió heo may
17
tác giả đưa vào thơ mình
và sương thu
những hình ảnh đó ?
- Vừa có nét mời mẻ :
Cảm nhận mùa thu qua
Khi lựa chọn hương ổi để
hương trái ổi chín thơm
bào hiệu thu về, tác giả tạo
lừng
nên khơng khí riêng cho bài
thơ ra sao ?
- Không khi thôn dã thân
Những sự vật ấy được miêu
thuộc của làng quê.
Suy nghĩ trả lời - Hương ổi – phả
tả qua những hình ảnh thơ,
cá nhân
em hãy tìm ?
Nhận xét cách dùng từ và
- Gió - se
- Sương thu – chùng
chình
Suy nghĩ trả lời - Từ ngữ gợi cảm, gợi
biện pháp nghệ thuật tác giả cá nhân
hình
sự dụng trong những hình
- Nhân hóa
ảnh đó ?
Từ đó em có cảm nhận gì :
Tự bộc lộ cảm
- Hương ổi nồng làn, lan
+ Về hương ổi nơi làng
nhận
tỏa trên diện rộng, bao
quê?
trùm lên làng quê ngõ
+ Vẻ đẹp của làm sương
xóm.
thu?
- Sương thu chậm chạp
lan tỏa như đang lắng
đọng, lưu luyến, bịn rịn
Tác giả đã vẻ lên trước mắt
không muốn rời.
Suy nghĩ trả lời - Bức tranh xinh xắn
chúng ta một bức tranh
cá nhân
thiện nhiên sang thu ra sao ?
chốn làng q.
- Có cả hình ảnh lẫn
hương vị thân thuộc mà
mới lạ tinh khôi.
17
- Khung cảnh lãng mạn,
Trong cảnh có tình, cảm
nên thơ.
Suy nghĩ trả lời - Bỗng
nhận của thi nhân hiện lên
cá nhân
qua từ ngữ nào ?
Những từ ngữ đó cho người
Suy nghĩ trả lời - Bỗng : cảm xúc ngỡ
- Hình như
đọc hiểu gì về tâm trạng của cá nhân
ngàng, bất ngờ như một
Hữu Thỉnh lúc sang thu ?
tiêng reo vui.
- Hình như : bâng
khng, mơ hồ chưa rõ
Có thể thay thế từ hình như
nét.
Suy nghĩ trả lời Từ hình như nói chính
băng từ ngữ khác được
cá nhân
xác những cảm nhận của
khơng ? Vì sao ?
người thi sĩ – tâm hồn
Vậy phải là người có tâm
tinh tế nhạy cảm, đây
hồn ra sao nhà thơ mới có
mới chỉ sang thu thơi
thể phát hiện và cảm nhận
nên cảm giác còn rất mơ
về thiên nhiên sang thu như
hồ
vậy?
GV bình
Lúc này nhà thơ như một lãng tử lạc bước ngao du giữa chốn làng quê
bắt gặp mùa thu đã về.
Cũng là hình ảnh người lính trước thu hịa bình, thu độc lập nên tất cả
cảm xúc là niềm vui và phơi phới yêu đời.
Chuyển sang khổ 2
Yêu cầu học sinh đọc thầm
2. Khổ 2
Đọc thầm
lại khổ 2 ( chiếu khổ 2 )
Cảm nhận về thiên nhiên
+ Âm điệu thơ : rộn rã
lúc giao mùa có gì khác với
tươi vui hơn
khổ 1
+ Khơng gian : từ ngõ
17