Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.86 KB, 14 trang )

Chương I: ĐÔI NÉT VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2009.
I. Thực trạng chung nền kinh tế thế giới 2 quý đầu năm.
Theo báo cáo của IMF, năm 2009 sẽ là năm nhiều thách thức nhất đối với
các nền kinh tế trên thế giới. Kinh tế thế giới năm 2009 có thể nói là tồi tệ nhất
trong vòng 60 năm qua.
Theo số liệu do Cơ quan phân tích Kinh tế Mỹ mới công bố, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP)của nước này trong quý II/2009 chỉ tăng trưởng âm 1% (-1%)
thấp hơn với mức dự đoán -1,5% được đưa ra trước đó, cũng như so với mức sụt
giảm GDP của ba quí liên tiếp liền kề. Giới phân tích đã nâng mức dự báo tăng
trưởng GDP của Mỹ trong quý tới là từ 2,5 đến 3% và khả năng đà tăng trưởng
sẽ được giữ vững đến hết năm 2009, đưa nước Mỹ ra khỏi cơn suy thoái.
Xu hướng tương tự cũng đang diễn ra tại Châu Âu. Trong quý II/2009,
GDP của khối các nước sử dụng đồng Euro suy giảm 0,1% thấp hơn nhiều so
với mức sụt giảm 2,5% được ghi nhận trong quí I/2009. hai nền kinh tế hàng
đầu khu vực, Pháp và Đức đã chứng kiến sự tăng trưởng trở lại, đạt mức 0,3%
trong quý II.
Châu Á – Thái Bình Dương dường như vẫn chứng tỏ là khu vực năng
động bậc nhất trong giai đoạn khủng hoảng. Không quá ngạc nhiên khi Trung
Quốc đạt thành tích tốt bất chấp khủng hoảng, tăng trưởng GDP quý II/2009 đạt
7,9% cao hơn mức 6,1% của quý trước đó. Gói kích thích kinh tế khổng lồ của
Trung Quốc đã phát huy tác dụng trong khichính phủ nước này đặt mục tiêu
tăng trưởng 8% cho cả năm 2009. Tại Nhật bản, theo số liệu do văn phòng Nội
các nước này công bố ngày 17/8/2009, GDP của Nhật Bản quý II/2009 đã tăng

Kinh doanh quèc tÕ

1


3,7% so với cùng kì năm 2008 sau khi đã sụt giảm tới 11,7% trong quí I. Động
lực thúc đẩy tăng trưởng chính là sự hồi phục mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu


( quý

II/2009 tăng 6,3% so với quý I) và tiêu dùng nội địa (tăng 0,8% trong

quý II và đóng góp 0,5% vào tăng trưởng GDP Nhật Bản)
Diễn biến kinh tế thế giới trong nửa đầu năm 2009 đã khiến nhiều thể chế
quốc tế và trung tâm nghiên cứu xem xét lại những dự đoán được công bố trước
đó theo hướng lạc quan hơn.
II. Thực trạng kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế nước ta có độ mở tương đối cao, lại coi xuất khẩu là một trong những
đầu tàu tăng trưởng chính, nên gặp khá nhiều ảnh hưởng từ sự sụt giảm nhu cầu
nhập khẩu ở các nước bạn hàng truyền thống.
Chỉ tính riêng trong quý I/2009, xuất khẩu nước ta chỉ tăng khoảng hơn 2,4% so
với cùng kỳ năm 2008.
Cuộc khủng hoảng tài chính cũng khiến nước ta rơi vào tình trạng thiếu vốn cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do có chênh lệch tiết kiệm trong nước – đầu tư
tương đối lớn (khoảng 10% GDP), nước ta thường phải dựa vào các nguồn vốn đầu
tư từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tăng trưởng.
Trong những năm trước đây, môi trường kinh tế thế giới không quá khó khăn,
nguồn vốn đầu tư tương đối dư dả trong khi tỷ suất lợi nhuận ở các thị trường phát
triển gần như bão hòa, nên các nguồn vốn FDI đã đổ bộ vào nước ta khá nhiều,
nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời. Hơn nữa, trong điều kiện khủng hoảng, bản thân các
nhà đầu tư quốc tế cũng có xu hướng rút vốn về các nước phát triển, đặc biệt là Hoa
Kỳ, nhằm bảo toàn vốn. Điều này đã hạn chế rất nhiều khả năng thu hút FDI của
nước ta trong năm 2009. Trên thực tế, mặc dù đã thực thi nhiều biện pháp khuyến

Kinh doanh quèc tÕ

2



khích đầu tư, nước ta cũng chỉ thu hút được khoảng 6,68 tỷ USD vốn FDI đăng ký
trong 5 tháng đầu năm, giảm khoảng 76,3% so với cùng kỳ năm 2008.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều dấu hiệu tốt, Việt Nam cần tận dụng cơ hội khủng
hoảng để đổi mới công nghệ, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Trong giai đoạn khủng hoảng, giá máy móc, thiết bị, công nghệ rẻ hơn rất nhiều;
ngay cả ở khu vực thì nhiều công nghệ trước đây, DN Việt Nam khó có điều kiện
để đầu tư, chuyển giao thì đến thời điểm hiện tại đã rẻ hơn 1/3 hoặc 1/2.
- Hiện nay, rất nhiều công ty trên thế giới đang cắt giảm nhân sự, đây là cơ hội cho
Việt Nam thu hút một số lượng lớn lao động chất xám chất lượng cao từ nước
ngoài đặc biệt là lao động quản lý, lao động kỹ thuật...
- Khủng hoảng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, tuy nhiên, do thu nhập của dân cư các
nước nhập khẩu giảm sút nên việc xuất khẩu hàng hóa giá rẻ, hàng nông, thủy sản,
thực phẩm… sẽ tăng trưởng. Đây là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, các
doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để xây dựng thương hiệu cho các
mặt hàng có lợi thế so với các nước khác để bảo đảm được thị phần vững chắc cho
nhóm hàng đó tại các thị trường.
- Khủng hoảng kinh tế đã làm giảm khoảng cách giửa các doanh nghiệp trong
nước và cách doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước có thể nhân cơ
hội này nhanh chóng phục hồi và liên kết lại với nhau giành lại thị trường nội địa
và nâng cao năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài

Kinh doanh quèc tÕ

3


CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN KINH
DOANH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM.
I. Ảnh hưởng đến đầu tư Quốc tế.

a. Thu hút đầu tư.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế kéo theo sự thu hẹp rõ
rệt cả dòng vốn đăng kí mới và vốn bổ sung FDI trên phạm vi toàn cầu, hoạt động
FDI ở Việt Nam nửa đầu năm nay cho thấy sự lội ngược dòng khá bất ngờ. Việt
Nam đang thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
- Việt Nam từ vị trí thứ 18/ 20 năm 2008 đã lọt vào top 10 nước có sức hấp dẫn
dòng FDI nhất trên thế giới.
Năm 2008 là năm tột đỉnh trong vòng 20 năm qua với trên 70 tỉ USD FDI đăng kí
mới.
Năm 2009 là năm đầu tiên Việt Nam có vị trí xếp hạng cao nhất trong tổng sắp các
địa chỉ vàng cho dòng FDI thế giới.
- Trong những tháng đầu năm 2009, Mĩ từ vị trí thứ 11 ( năm 2008) đã vượt lên vị
trí dẫn đầu của các nước có dòng FDI vào Việt Nam.
Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2009, trong tổng vốn FDI đăng kí đạt 6,35 tỉ USD,
với tổng cộng 168 dự án đăng kí mới vào Việt Nam, các doanh nghiệp Mĩ đã vươn
lên dẫn đầu với hơn 3,8 tỉ USD.
-Ngoài ra, có sự gia tăng dòng FDI từ các dự án đang triển khai (tính đến 22/6/2009
vốn bổ sung của 68 dự án đang thực hiện là 4,1 tỉ là USD, tăng tới 13,8% so với
cùng kì), biến các dự án tăng vốn trở thành một nhân tố mới cải thiện cơ cấu thu
hút FDI trong nửa đầu năm 2009.
b. Đầu tư ra nước ngoài.

Kinh doanh quèc tÕ

4


Mặc dù dự báo kinh tế sẽ khó khăn hơn trong năm 2009, hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của một số doanh nghiệp trong nước vẫn được tiến hành. Những hoạt động
này đã khuấy lên những làn sóng nhỏ mà lạc quan.

Điển hình như, Vietnam Airlines bắt tay với đối tác Campuchia thành lập
Cambodia Angkor Air.Tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD.Hay việc Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV công bố giấy phép đầu tư sang
Campuchia.Trong danh mục đầu tư của BIDV có việc mua cổ phần của một ngân
hàng nước bạn và lập doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo số liệu của Cục đấu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, tổng vốn đầu tư ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2009 đã đạt
trên 1,5 tỉ USD. Điểm dến đầu tư của các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là
Asutrilia, Mĩ, Nhật Bản, Singapore.
2. Giải pháp cho đầu tư Quốc tế.
a. Giải pháp cho đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ nhất, Nhà nước khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích
để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước theo
chỉ đạo của Thủ tướng. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư ngay trong năm 2008
và những năm tới tại những thị trường trọng điểm mà Việt Nam có lợi thế như Lào,
Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia...
Theo đó, phải tiến hành ngay các chương trình xúc tiến đầu tư và nghiên cứu thị
trường, luật pháp, chính sách, tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư để hướng các
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư có hiệu quả tại những thị trường này.
Thứ hai, về phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ liên tục tổ chức thu thập thông tin về
môi trường đầu tư tại các nước để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước đang

Kinh doanh quèc tÕ

5


có ý định đầu tư ra nước ngoài về như: chính sách thu hút đầu tư, các dự án kêu gọi
đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh

vực cụ thể tại nước mà doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư vào. Công bố thông
tin về các dự án đầu tư cụ thể đã được chính Phủ Việt Nam ký với nước ngoài.
Thứ ba, Nhà nước sẽ hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho những dự án thực hiện tại nước
ngoài mà có tác động tới sự phát triển kinh tế của nước ta như: dự án điện để xuất
khẩu điện về Việt Nam, dự án khai thác khoáng sản để thay thế nhập khẩu phục vụ
sản xuất chế biến trong nước.
b. Giải pháp cho thu hút đầu tư vào Việt Nam.
Thứ nhất, trên cơ sở đánh giá thực hiện phân cấp, ủy quyền trong thời gian qua,
Cục sẽ mở rộng quy mô các dự án phân cấp cấp giấy phép đầu tư; cải tiến quy trình
thẩm định dự án theo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, bỏ bớt các nội
dung, yêu cầu không cần thiết.
Tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, nhằm dỡ bỏ các hạn
chế đối với nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với các cam kết quốc tế song phương
và đa phương; ban hành các quy hoạch ngành còn thiếu như quy hoạch mạng lưới
các trường đại học, dạy nghề cùng các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các dự án
thuộc lĩnh vực này; đồng thời tăng cường đầu tư nâng cấp các công trình cơ sở hạ
tầng.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài
theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù
hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Xây dựng Luật Đầu tư chung và Luật Doanh

Kinh doanh quèc tÕ

6


nghiệp chung, nhằm tạo một mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong và ngoài nước trên
cơ sở không gây xáo trộn quy trình thu hút đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư nước ngoài. Rà soát các dự án đã
được cấp phép; thực hiện kiên quyết việc giải thể trước thời hạn các dự án không

có khả năng triển khai nhằm thu hồi đất cho các dự án mới và khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
II.

Ảnh hưởng đến Thương mại Quốc tế.
1.

Thực trạng hiện nay

Như hầu hết các nước,Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều mặt của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới,và điều này thể hiện rõ nét hơn trên lĩnh vực thương mại khi
mà Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta chiếm tới khoảng 160 - 170%
GDP.
Hơn một năm kể từ ngày bắt đầu có dấu hiệu của khủng hoảng trên thế giới ,giá
trị thương mại đã có những bước lên xuống một cách rõ rệt… Đến trước tháng
9/2008, khi thế giới phải đương đầu với lạm phát, giá dầu thô, lương thực và nhiều
mặt hàng xuất khẩu của nước ta tăng mạnh. Giá cả tăng cao cùng với thị trường
xuất khẩu được mở rộng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 39% so với cùng kỳ
năm trước,được thể hiện trên cả giá và lượng.
Tuy nhiên, từ tháng 9/2008,cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn
cầu,khiến giá của một số mặt hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong xuất khẩu như
xăng dầu, lương thực và nhiều loại nông sản giảm ,nhất là ở các thị trường nhập
khẩu chính là Hoa Kỳ,EU,Nhật Bản…Nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán
sút giảm nên xuất khẩu tăng chậm lại,và giảm hơn rất nhiều so với những tháng
trước đó của năm 2008…Tình hình này còn kéo dài sang năm 2009, với mức độ
nghiêm trọng hơn.

Kinh doanh quèc tÕ

7



Xuất khẩu của nước ta xấp xỉ bằng 80% GDP, điều này chứng tỏ xuất khẩu có vị
trí quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm,kim ngạch xuất
khẩu của nước ta đã giảm 10,13% so với cùng kỳ năm ngoái…Gía trị nhập khẩu
tuy có giảm so với năm trước(một phần chịu ảnh hưởng của giá giảm ở mọi mặt
hàng)nhưng vào thời điểm hiện tại tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu là 7,63%. Sở dĩ
điều này luôn tồn tại là vì hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là gia công ,trong đó hàm
lượng nhập khẩu chiếm đến 70-80%, giá trị gia tăng rất thấp. Trong khi đó, sản
phẩm thay thế nhập khẩu có sức cạnh tranh kém, công nghiệp phụ trợ không được
đầu tư phát triển, nhiều mặt hàng là máy móc,thiết bị,vật tư nguyên liệu cho sản
xuất phải nhập khẩu với khối lượng lớn, mà giá của các mặt hàng này lại cao.
2. Giải pháp cho thương mại quốc tế.
Thực trạng của thương mại đã đi xuống theo xu hướng chung. Đối với nước ta
chỉ tiêu xuất khẩu là định hướng và là căn cứ để tính toán các chỉ tiêu vĩ mô
khác.Vậy nên,để chống lại đà đi xuống của sụt giảm đó.Chính phủ và doanh nghiệp
đã có những giải pháp của mình như:
- Đưa ra gói kích cầu đầu tư lên tới 17000 tỷ cùng với chính sách tài chính hỗ trợ
doanh nghiệp của chính phủ như:miễn ,giảm ,hoãn, giãn nộp thuế… đã tác động rất
lớn vào quy mô và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp.Tạo sức mạnh cạnh tranh
của hàng trong nước đối với nước ngoài đồng thời tăng cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong nước,sự cạnh tranh này càng ác liệt thì khả năng cạnh tranh quốc tế
của ta càng cao
- Trong khủng hoảng,cạnh tranh trên thị trường quốc tế là rất gay gắt vì nước nào
cũng muốn tăng xuất khẩu để duy trì sản xuất,bảo vệ việc làm và ngăn chặn suy
thoái,cạnh tranh diễn ra ở nhiều tiêu chí nhưng cạnh tranh về giá sẽ là gay gắt nhất.

Kinh doanh quèc tÕ

8



Nhận thức rõ điều này doanh nghiệp đã chú trọng vào giảm giá thành và phí lưu
thông,tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác để tạo lợi thế về giá.
- Phát triển các thị trường mới trong đó có thị trường châu Phi - Trung Đông và thị
trường Mỹ Latinh là những thị trường rất tiềm năng của hàng hoá nước ta.
- Phân lớp thị trường, xác định cho đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ
hướng tới, phát huy khả năng vốn có đồng thời khai thác được lợi thế trong tình
hình hiện tại.
Các giải pháp đang được áp dụng, đã mang đến những hiệu quả tích cực khi mà
thương mại của nước ta đang dần tăng lên so với những tháng trước. Sự khởi sắc
của một lĩnh vực quan trọng bậc nhất cho ta tin tưởng rằng đó chính là dấu hiệu của
sự hồi phục kinh tế
III.

Ảnh hưởng đến Tài Chính Việt Nam.

1.

Ảnh hưởng đến tài chính Việt Nam.

Môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam từng bước dần ổn định, nhưng vẫn còn nhiều
khó khăn, tác động không thuận tới sản xuất, kinh doanh và đời sống, từ đó làm
giảm thu và tạo áp lực tăng chi ngân sách nhà nước.
Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính năm 2009 sẽ chịu các tác động chủ yếu
sau:
Một là, luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam sẽ có khả năng giảm, thị trường
chứng khoán sẽ khó có thể sôi động trở lại trong thời gian ngắn, vì các nhà đầu tư
đang gặp khó khăn về tài chính, mặc dù môi trường đầu tư của ta vẫn được đánh
giá là hấp dẫn.


Kinh doanh quèc tÕ

9


Hai là, việc huy động vốn trong và ngoài nước của cả Chính phủ và doanh nghiệp,
trong đó có doanh nghiệp niêm yết sẽ gặp khó khăn hơn.
Ba là, tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng do tác động
của tình hình chung.
Bốn là, luân chuyển vốn trong nền kinh tế và trên thị trường tài chính sẽ bị hạn
chế; nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư an toàn để tránh rủi ro
trong bối cảnh biến động như hiện nay.
Về tổng thể, các yếu tố trên sẽ là thách thức trong việc huy động, khơi thông các
nguồn lực tài chính cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong
giai đoạn tới.
2. Giải pháp cho thị trường tài chính Việt Nam.
Trước tiên cần phải khẳng định rằng thị trường tài chính là thị trường rất nhạy
cảm, nó chịu tác động từ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, là
hàm thử biểu đo sức mạnh và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Do đó, khó khăn trong năm 2009 của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị
trường tài chính Việt Nam nói riêng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi của
nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, để hạn chế những khó khăn của thị trường tài chính, dự kiến sẽ có một
số giải pháp được triển khai trong năm 2009 như sau:
Thứ nhất, thị trường trái phiếu sẽ tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh phát hành
trái phiếu Chính phủ nhằm đảm bảo nhu cầu chi đầu tư và cho an sinh xã hội từ
ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp và địa phương phát
hành trái phiếu huy động vốn để tự đảm bảo nguồn vốn cho các dự án đầu tư.


Kinh doanh quèc tÕ

10


Thứ hai, thị trường chứng khoán sẽ tập trung, chủ động điều tiết cân bằng cung
cầu trên, tăng cường công tác công khai thông tin và thanh tra giám sát thị trường,
đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả.
Thứ ba, phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm
của nền kinh tế; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp
hoạt động bảo hiểm; đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Kinh doanh quèc tÕ

11


CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG CỦA KINH TẾ VIỆT NAM.
I.

Triển vọng phát triển kinh tế.

II.
Trên cơ sở những số liệu kinh tế được công bố trong quý II/2009, giới nghiên
cứu cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay có thể xoay quanh
mức 4% - 4,5%.
Có nhiều cơ sở để lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong nửa
cuối năm 2009. trước hết đó là sự phục hồi lòng tin của người tiêu dùng trong
nước, bằng chứng là tăng trưởng của thị trường bán lẻ. Theo số liệu của Bộ
Công thương, doanh thu bán lẻ cả nước trong bảy tháng đầu năm 2009 tăng

18,3% so với cùng kì năm 2008 đạt 643,74 ngàn tỉ đồng. Khủng hoảng kinh tế
dường như không tác động nhiều tới người tiêu dùng tới tầng lớp giữa, họ vẫn
tiếp tục tiêu tiền và đi du lịch như bình thường.
Bên cạnh đó, diễn biến trên thị trường chứng khoán cũng rất đáng chú ý.
Trong quý II năm 2009, chỉ số chứng khoán VN – Index đã tăng 60%, mức ấn
tượng nhất Châu Á và đứng thứ hai toàn thế giới. Sự phục hồi mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán, phong vũ biểu của nền kinh tế, dường như phần nào phản
ánh sự khôi phục lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam.
Triển vọng tăng trưởng trong những tháng cuối năm phần nhiều phụ
thuộc vào diễn biến của thị trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh tỉ trọng xuất
khẩu trong kinh tế Việt Nam chiếm đến hơn 72% GDP, nhập khẩu và dịch vụ
chiếm trên 100% GDP, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế thế giới. Tuy
nhiên, nhiều khả năng, xuất khẩu của Việt Nam trong nửa cuối năm 2009 không

Kinh doanh quèc tÕ

12


thể đạt được mục tiêu đề ra “tương đương với năm 2008”: qua 7 tháng đầu năm
2009, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 13,4%, xuất khẩu năm nay chắc chắn sẽ
không bằng năm ngoái. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục,
tuy nhiên diều chắc chắn là thị trường thế giới hậu khủng hoảng sẽ trở lên bảo
hộ hơn vầ cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng gay gắt.

Kinh doanh quèc tÕ

13



môc lôc

Kinh doanh quèc tÕ

14



×