Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giải pháp phát triển bền vững các làng nghề hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.18 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ HÀ NỘI
A.

Lý do chọn đề tài:

Việt nam là một nước nông nghiệp nằm ở Đông Nam Á, cái nôi của nền
văn minh lúa nước. Khu vực nông thôn chiếm hơn 60% dân số nhưng lại ngày
càng tụt hậu so với khu vực thành thị nhất là về thu nhập, điều kiện sống và cơ hội
tìm việc làm. Trước tình hình đó, phát triển ngành nghề nông thôn được coi như
một giải pháp hữu hiệu nhằm tạo cơ hội việc làm cho khu vực nông thôn. Hiện
nay Việt Nam đang bước vào thời kì CNH-HĐH đất nước, sức ép dư thừa lao
động nông thôn và sự chuyển dịch lao động ra thành thị ngày càng có nguy cơ
tăng thêm. Vì thế, phát triển ngành nghề nông thôn không chỉ ngày càng quan
trọng đối với khu vực nông thôn mà còn gia tăng ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển
kinh tế xã hội nói chung. Với mục tiêu phấn đấu năm 2020 Việt Nam thoát khỏi
tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì khôi
phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề TTCN trong nông thôn là một trong
những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn để
thựchiện CNH-HĐH đất nước.
Phát triển các làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng CNH, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn,
tận dụng các nguỵên liệu sẵn có, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền
thống góp phần nâng cao dân trí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, các làng
nghề hiện nay cũng bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế, chưa phát huy được các lợi
thế tao nên sức bật lớn. Hầu hết các làng nghề còn mang tính tự phát, hoạt động
manh mún, nhỏ lẻ; sản phẩm đơn điệu, công nghệ sản xuất lạc hậu; vấn đề ô
nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Hà Nội với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước, vốn
được lưu danh là “mảnh đất trăm nghề”. Nhiều làng nghề mang đậm giá trị văn
hóa, lịch sử với tuổi đời hàng trăm năm như đúc đồng Ngũ Xá, gốm sứ Bát Tràng,


1


lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh... Làng nghề truyền thống là nơi lưu giư và
bảo tồn tinh hoa nghệ thuật của dân tộc, là điểm hẹn văn hóa du lịch đặc sắc. Các
làng nghề đã giải quyết một lượng lớn lao động nông thôn, đóng góp đáng kể vào
giá trị sản xuất và xuất khẩu của cả nước. Vấn đề phát triển các làng nghề Hà Nội
rất được quan tâm với nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động sản xuất của các làng
nghề phát triển mạnh mẽ. Song thách thức đặt ra đối với sự phát triển bền vững
các làng nghề cũng trở nên cấp thiết chi phối trực tiếp một bộ phận lớn dân cư. Số
lượng làng nghề lớn đòi hòi phải có nhưng quy hoạch cụ thể, đồng bộ Năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có
của vùng. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề đáng báo động. Làng nghề
truyền thống đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đặc
biệt, đối với thủ đô Hà Nội, vùng đất chứa đựng lịch sử của ngàn năm văn hiến, là
nơi hội tụ những nét tinh hoa của nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam thì việc
bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội càng cần phải được coi trọng.Vì vậy trong
quá trình thực tập ở Ban kinh tế Hội nông dân Việt Nam tôi đã nghiên cứu và tìm
hiểu thực trạng phát triển của các làng nghề. Đề tài “ Giải pháp phát triển bền
vững các làng nghề Hà Nôi” hy vọng sẽ đưa ra được những hướng giải quyết
hợp lý, kịp thời đối với sự phát triển của các làng nghề Hà Nội ngày nay.

2


B.

Nội dung:

Chương I: Lý luận chung về phát triển bền vững các làng nghề

I. Sự cân thiết khách quan phải phát triển làng nghề
1.

Khái niệm và đặc điểm của làng nghề

Khái niệm
-

Khái niệm ngành nghề nông thôn

-

Khái niệm làng nghề:

-

Tiêu chí công nhận làng nghề; có tối thiểu 30% tổng số hộ trong

làng tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn
định tối thiểu hai măm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Chấp hành tốt chính
sách, pháp luật của nhà nước.
-

Phân loại làng nghề theo tính chất sản xuất bao gồm có 5 hình thức.

Phân loại làng nghề theo lịch sử có hại loại: Làng nghề truyền thống và làng nghề
mới( có khái niệm, tiêu chí công nhận)
Đặc điểm của làng nghề
Làng nghề tồn tại và gắn bó với sản xuất nông nghiệp và nông thôn
Công nghệ sản xuất chủ yếu là thủ công thô sơ và bí quyết dòng họ

Sản phẩm mang tính đơn chiếc, độc đáo và có tính nghệ thuật cao
Các làng nghề sử dụng lao động thủ công là chính
Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến nhất là hộ gia đình
2.

Vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế xã hội

2.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa
Hoạt động sản xuất các làng nghề tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa
khá lớn, đóng góp đáng kể cho GDP của nền kinh tế nói chung và của địa phương
nói riêng. Trong quá trình vận động và phát triển, làng nghề đa có vai trò tích cực
tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông
nghiệp, chuyển lao dộng từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành
nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.
3


2.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Trong khi diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp cùng với tác động
của cơ giới hóa trong nông nghiệp làm cho lao động nông thôn đang ngày càng
lâm vào tình trang dư thừa. nghiêm trọng Hoạt động của các làng nghề đã thu hút
đông đảo lực lượng lao động ở đia phương mà còn tạo việc làm cho nhiều địa
phương khác. Sự phát triển của làng nghề đa kéo theo sự phát triển và hình thành
nhiều ngành nghề khác, nhiều hoạt động du lịch thu hút lao động.
2.3. Xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân
Với quy mô vốn đầu tư thường không quá lơn,công nghệ thô sơ dễ dàng
tiếp cận đồng thời lại gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp đem lại mức thu
nhập cao hơn so với khu vực nông nghiệp. Có khả năng tận dụng và thu hút nhiều
lao động , lao động thời vụ nông nhàn và lao đông phổ thông trình độ thấp. Hoạt

động ngành nghề tại các làng nghề là giải pháp hiểu quả để người nông dân từng
bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
2.4. Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương trong quá trình sản
xuất nông nghiệp, côngnghiệp.
Nguồn nguyên liệu trong hoạt động sản xuất của các làng nghề thường là
các nguồn tài nguyên ưu thế của địa phương, tận dụng các sản phẩm từ sản xuất
nông nghiệp phục vụ cho các ngành lương thưc, thực phẩm, sản xuất sản phẩm
tiêu dùng, hàng thủ công my nghệ. Còn một số nghề như cơ khí, làm đồ nhựa thì
tânj dụng phế thải trong công nghiệp…
2.5. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống.
Lịch sử phát triển làng nghề truyền thống thường gắn liền với lịch sử phát
triển văn hóa của dân tộc. Sản phẩm của nghề thủ công truyền thống là kết tinh
cảu lao động vật chất và lao dộng tinh thần, nó được tạo nên từ bàn tay tài hao và
óc sáng tạo cảu người thợ thủ công . Với những đặc điểm ấy chúng không chỉ là
hàng hóa đơn thuần mà đã trở thành sản phẩm văn hóa có tính nghệt huật cao, và
được coi là biểu tượng nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam
2.6. Góp phần phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới
4


Ở những vùng có làng nghề phát triển đều thể hiện một sự văn minh, giàu
có, dân trí cao hơn hẳn những vùng chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp. Thu nhập
từ nghề chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập đem lại cho người dân cuộc sống
đầy đủ, phong m\lưu hoe\ưn cả về vật chất lân tinh thần.Phát triển làng nghề cùng
với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo ra nguồn tích lũy cho ngân sách địa
phương. Đây là nguồn vốn cơ sở đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn:
đường giao thông, các haoth động dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa được phảt tiển.
Đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện, sức mua tăng lên. Tạo
thị trường cho công nghiệp và dịch vụ phát triển.
II. Phảt triển bền vững làng nghề

1.

Khái niệm phát triển bền vững làng nghề.

-

Phát triển bền vững là quá trình phảt triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài

hòa, hợp lý giữa ba mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các
vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
-

Phát triển bền vững làng nghề là sự phát triển đảm bảo tính ổn định

lâu dài, lợi ích của thế hệ hiện tại không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ
tương lai. Sự phát triển dựa trên cơ sở mức tăng trưởng ổn định về kinh tế, đồng
thời đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng
và đặt trong tổng thể nền kinh tế xã hội của cả nước nói chung.
2.

Tiêu chí đánh giá phát ttriển bền vững làng nghề

2.1. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định
- Đánh giá tăng trưởng kinh tế ổn định dựa vào kết quả tăng trưởng thông
qua quy mô và tốc độ tăng trưởng. Về quy mô,đối với làng nghề thì tiêu chí đánh
giá là giá trị sản xuất, thu nhập bình quân hộ gia đình, bình quân một lao động
làng nghề. Đặt trong sự phát triển của đia phương thì sẽ có các tiêu chí về GDP,
GDP/người của địa phương. Về tốc độ tăng trưởng đánh giá theo các tiêu chí tốc
độ tăng giá trị sản xuất làng nghề và tốc độ tăng GDP địa phương
-Đánh giá tăng trưởng theo cấu trúc của tăng trưởng bao gồm tỷ trong đóng

góp của các ngành kinh tế; đóng góp của các yếu tố đầu vào được đành giá theo
5


tiêu chí quy mô và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, số lượng và chất lượng lao động.,
giá trị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ; 2.2. Tiến bộ và công
bằng xã hội
- Tiến bộ xã hội trên quan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người theo các tiêu chí: thu nhập bình quân đầu người, giáo dục và trình độ dân
trí, tuôi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe, vấn đề dân số và việc làm, việc bảo
tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Mục tiêu đảm bảo công bằng cho quảng đại quần chúng nhân dân: tỷ lệ
đói nghèo, vai trò của ngừoi phụ nữ bởi lao động làng nghề thu hút khá nhiều các
lao động nữ, công bằng trogn việc thụ hưởng các chính sách của nhà nước.
2.3 Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ và nâng cao chất lượng môi trường
- Môi trường không khí.
- Môi trường nước
- Chất thải rắn
- Tiếng ồn
III. Một số mô hình phát triển làng nghề trên thế giới
1.

Mô hình “Môi làng một nghề” của Nhật Bản

2.

Mô hình của Thái Lan.

3.


Mô hình của Trung Quốc

Chương II: Thực trạng phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Nội.
I.
1.

Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nội.
Điều kiện tự nhiên.

1.1 Vị trí đia lý
1.2 Tài nguyên thiên nhhiên
2. Điều kiện kinh tế- xã hôi
2.1. Cơ sở hạ tầng
- Mạng lưới giao thông
- Mạng lưới cung cấp điện, nước
6


2,2, Mức sống dân cư
2.3. Văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch
II. Lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề Hà Nội
1. Lịch sử hình thành các làng nghề
2. Quy mô và cơ cấu các làng nghề Hà Nôị
-

Có bảng cơ cấu các làng nghề Hà Nôi phân theo vùng

- Hà Nội có số lượng làng nghề nhièu nhất cả nước, song phân bố không đồng
đều tập trung ở mộ số địa phương như: Phú Xuyên (125), Thường tín(120),

Chương Mỹ(174), Ứng Hòa(113), Thanh Oai(101). Trong đó có rất nhiều làng
nghề đã được công nhân làng nghề truyền thống ( có số lượng chi tiết)
III. Thực trạng phát triển các làng nghề Hà Nội.
1.

Kinh tế làng nghề.

Tăng trưởng kinh tế.
1.1.1 Giá trị sản xuất tại các làng nghề.
Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội đã chiếm tới 59%
tổng số làng với 47 nghề trên tổng số 52 nghề trên toàn quốc với hàng chục nhóm
nghề đang có xu hướng phát triển như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm
trai... Trong đó, có không ít làng nghề nổi tiếng gắn với quá trình 1000 năm hình
thành và phát triển Thăng Long - Hà Nội, với nhiều đặc tính riêng của truyền
thống lịch sử và văn hóa. Giá trị sản xuất của làng nghề, làng có nghề đạt trên
7650 tỷ đồng/năm, chiếm 26 % giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh,
chiếm 8,4% tổng giá trị sản xuất công ghiệp- TTCN cuat thủ đô.Nổi bật như mộc
Chàng Sơn, gốm sứ Bát Tràng, Mộc Vạn Điểm, dệt kim La Phù…
- Có bảng số liệu về giá trị sản xuất của một số làng nghề tiêu biểu
- Có bảng số liệu về giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua các năm.
1.1.2. Thu nhập từ nghề.
- Thu nhập tại các làng nghề thường cao hơn 3- 4 lần so với hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, trung bình 1 triệu đồng/ lao động. Bên cạnh những
làng nghề làm ăn sa sút lại có những làng nghề đang rất “thăng hoa”.
7


- Bảng số liệu về thu nhập bình quân/hộ gia đình tại một số làng nghề.
1.1.3. Tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội
-Với vai trò trung tâm kinh tế, là thủ đô của cả nước, Thành phố Hà Nội

luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Mặc dù mới bước ra từ cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới nhưng dự kiến tính đến cuối năm 2010 GDP có thể tăng tới
11%, giá trị công nghiệp tăng 14,2%, kim ngạch xuất khẩu tăng 21%. Theo cục
Thống kê Hà Nội, GDP trên địa bàn là 65.747 tỷ đồng bằng ½ GDP của
TPHCM.Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành TTCN- làng nghề mang
lại. Ước tính GDP bình quân/người đạt 37 triệu đồng.
- Có đồ thị về tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế của
Thành phố từ năm 2006 đến nay.
1.2. Các nguồn lực phát triển sản xuất làng nghề
1.2.1. Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất
- Hà Nội là khu vực kinh tế phát triển, có vị trí trung tâm được ưu tiên đầu
tư phát triển của cả nước nên các điều kiện cơ sơ hạ tầng như hệ thống giao thông
vận tải, điện nước, thông tin liên lạc khá tốt so với các vùng khác.
- Nhà xưởng và mặt bằng sản xuất tại các làng nghề hầu hết đều không đảm
bảo về sản xuất do ít được đầu tư. Các hộ sản xuất thường hình thành một cách tự
phát nên khu sản xuất xen lẫn với khu vực sống của người dân gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống và gây ô nhiêm môi trường.
- Hà Nội là địa phương dẫn đầu trong việc quy hoạch các cụm làng nghề,
cụm công nghiệp.
2.2. Vốn đầu tư
- Với đặc điểm quy mô sản xuất không lớn, nguồn vôn đầu tư cho các cơ
sở sản xuất làng nghề khá hạn chế.
- Bảng số liệu về quy mô vốn đầu tư tại một số làng nghề.
- Các chính sáh ưu đãi về vốn đã được thực hiện

8


- Khả năng thú hút vốn đầu tư và tiếp cận các nguồn vốn đầu tư của làng
nghề gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có, huy động trong nhân

dân.
- Sự phân bổ vốn đầu tư không đều, tập trung vào một số ngành hiệu quả
kinh tế cao còn một số ngành có nguy cơ mai một không được quan tâm đầu tư
nên càng khó duy trì sản xuất đầu tư
1.2.3. Lao động
- Với số lượng lớn các làng nghề chiếm 59% làng nghề của cả nước. Hoạt
động tại các làng nghề hà Nội thu hút hơn 626000 lao động chiếm % lao động
nông thôn của cả thành phố.
- Bảng số liệu tỷ lệ lao động làm nghề so với lao động nông thôn.
- Làng nghề đã thu hút và giải quyết một số lượng lớn lao động nông thôn,
liên tục gia tăng qua các năm, song tỷ lao động qua đào tạo còn rất ít, chủ yếu học
theo hình thức tự học, theo hình thức cha truyền con nối. Tuy nhiên số lượng các
nghệ nhân ngày càng ít, nguy cơ mai một mốt số nghề truyền thống.
- Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có năng lực quản lý trong các cơ sở kinh
doanh có đủ những kiến thức cấn thiết về quản lý kinh doanh cũng như không nắm
được những vấn đề pháp lý , chính sách hoạt động quản lý kinh doanh. Mà đây
mới chính là chìa khóa thành công cho sự phát triển kinh tế của các làng nghề.
- Bảng số liệu tỷ lệ lao động qua đào tao.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn lao
động, thành phố đã có nhiều chính sách để hỗ trợ và mở các lớp đào tạo tryền cấy
nghề.
Trong 5 năm (2005-2009), hoạt động khuyến công đã thực hiện các chương
trình cụ thể như: Đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề
mới; tập huấn bối dưỡng chế độ chính sách; Hỗ trợ đổi mới thiết bị, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn; Hỗ trợ cung cấp thông tin, tìm
kiếm thị trường; Hỗ trợ các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thăm quan học tập,
thành lập các hiệp hội ngành nghề.
9



1.2.3. Nguồn nguyên liệu sản xuất các sản phẩm của các làng nghề
- Với đặc điểm đất chất, người đông, số lượng làng nghề lại nhiều nên
nguồn nguyên liệu tại chỗ không thể đáp ứng được nhu cầu của các làng nghề Hà
Nội, xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu thu mua là chủ yếu, phụ thuộc vào
thị trường nguyên liệu bên ngoài.
- Với vị trí trung tâm lưu thông dễ dàng, Hà Nội khà thuận tiện trong việc
thu mua các nguồn nguyên liệu.
- Tuy nhiên, với tốc độ khai thác nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp dẫn đến nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, nguyên liệu
chất lượng tốt hiếm dần. Bên cạnh đó, năng lượng thiếu, điện mất liên tục, than,
gas ngày càng đắt đỏ. Viêc đảm bảo nguôn nguyện liệu đầu vào đang là bài toán
khó cho các làng nghề, và là một nguy cơ nghiêm trọng trong tương lại nếu không
có các chính sách phát triển nguồn nguyên liệu hợp lý.
1.2.4. Kĩ thuất và việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.
- Sản phẩm của các làng nghề truyền thống mang tính chất đặc thù, đòi hòi
nhiều ở sự tài hoa khéo léo từ chính bàn tay người lao động. Việc áp dụng cơ giới
hóa là khá hạn chế chỉ ở một số công đoạn nhất định.
- Kĩ thuật sản xuất dựa trên các bí quyết được lưu truyền qua các thế hệ có
tính độc, đáo riêng biệt. tuy nhiên ít có sự nghiên cứu và đổi mới.
- Do bản chất quy mô sản xuất nhỏ lẻ, vốn nhỏ, bản tính cố hữu của người
sản xuất nên ít có sự đầu tư vào công nghệ. Đa sô các máy móc, thiết bị cũ và kĩ
thuật lạc hậu, tốn nhiều lao động.
- Ưu nhược điểm của cơ giới hóa vào sản xuất tại các làng nghề
- Một số làng nghề đã áp dụng các công nghệ sản xuất mới rất hiệu quả làm
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm kì diệu. ^^
1.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của các làng nghề
- Sản phẩm và thị trường là khâu cuối cùng của chuỗi sản xuất giá trị, là
yếu tố quyết định đến sự phát triển của các làng nghề.

10



- Với ưu thế là mảnh đất trăm nghề, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả
nước. Sản phẩm của làng nghề Hà Nội đa dạng về chủng loại, có nhiều mặt hàng
nổi tiếng, có giá trị cao tạo nên thương hiệu rất được ưa chuộng.
- Hình thành nhiều làng nghề mới do ảnh hưởng lan tỏa từ các làng nghề
truyền thống và mở ra hướng phát triển sản xuất mới cho khu vực nông thôn.
- Chất lượng sản phẩm còn thấp do thiếu công nghệ và trang thiết bị lạc
hậu. Chí phí sản xuất cao và tay nghề của người lao động thấp.
- Đứng trước xu hướng phát triển của xã hội, ưa chuộng các mặt hàng công
nghiệp sản xuất với công nghệ hiện đại và sự tràn ngập của các hàng hóa nhập
ngoại có tính chất tương tư, chủ yếu của Trung Quốc. Sản phẩm truyền thống của
các làng nghề ngày càng thiếu tính cạnh tranh cả về mẫu mã và chất lượng sản
phẩm.
- Kinh nghiệm quản lý, thông tin thị trường, nhu cầu ngườu tiêu dùng, loại
sản phẩm ưa chuộng , mẫu mã thiết kế… không được đánh giá đúng đắn.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp quốc doanh lớn nắm
giữ, chưa ổn định. Các hộ sản xuất cung ứng sản phẩm bị động trong các thông tin
về giá cả, thị trường, mẫu mã và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
1.4. Gắn kết làng nghề với du lịch
- Du lịch làng nghề phát triển dựa vào việc khai thác các giá trị văn hóa
truyền thống, các kĩ năng nghề thể hiện trong các sản phẩm làng nghề kết hợp chặt
chẽ với nếp sống, sinh hoạt bình dị của người dân địa phương và những cảnh quan
điển hình của nông thôn.
- Du lịch là yếu tố giúp tiêu thụ sản phẩm tại chỗ, thu hút khách du lịch,
đóng góp phát triển nền công nghiệp du lịch. Sự phát triển của du lịch ngược lại sẽ
đóng góp tích cực cho việc quảng bá, phát triển làng nghề. Hà Nội rất có tiềm
năng về du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng.
- Mở các tour du lịch tham quan sản xuất, giới thiệu sản phẩm tại các làng
nghề.


11


- Du lịch là đặc điểm nổi bật của các làng nghề Hà Nôi, là hướng phát triển
hiệu quả rất triển vọng trong tương lai, tuy nhiên hiện tại đa số các làng nghễ vẫn
chưa phát huy được lợi thế của mình thậm chí còn bỏ ngỏ.
- Thiếu kiến thức du lịch là tình trạng chung của các làng nghề. Sở công
thương đã tổ chức tập huấn kỹ năng làm du lịch cho người dân một số làng nghề
truyền thống.
2. Đời sống văn hóa- xã hội làng nghề
- Việc bảo tồn và lưu giữ văn hóa truyền thống của các nghề
- Có nhiều làng nghề đang bị mai một đòi hòi chính quyền đia phương phải
có các biện pháp khôi phục.
- Thu nhập trung bình và mức sống dân cư tại càc làng nghề cao hơn khu
vưc haọt động nôngnghiệp
- Tỷ lệ nghèo đói của Hà Nội sẽ giảm xuống dưới 4,5% vàp cuối năm nay.
Ứơc tính 9 tháng đầu năm 2010, đã giảm được 13500 hộ nghèo.
- Tình trạng y tế, giáo dục tại các làng nghề.
- Chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề nhìn chung còn thấp.
- Tỷ lệ phụ nữ tham gia làm nghề thể hiện vai trò của người phụ nữ trong
thu nhập gia đình.
3. Môi trường làng nghề
- Hiện nay, tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần
nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh
ngoài da. Những dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm
nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng
nghề.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ,
phân tán, phát triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất

thải. Hiện nay, các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn làng nghề chủ yếu tồn
tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ
gia đình. Đó vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng hẹp, môi trường bị ô
12


nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất - kinh
doanh không đảm bảo.
- Bảng thông tin về nguy cơ và độc hại từ quá trình sản xuất một số ngành
nghề.
- Tình trạng ô nhiễm của một số làng nghề điển hình.
- Môi trường không khí
- Môi trường nước
- Chất thải rắn
- Tiếng ồn
4. Chính sách phát triển làng nghề.
III. Đánh giá tính chất phát triển bền vững các làng nghề Hà Nội.
1.. Những mặt đã làm được
2. Hạn chế và nguyên nhân.
Chương III. Một số giải pháp phát triển bền vững các làng nghề Hà Nôi.
I.

Quan điểm phảt triển làng nghề Hà Nội

II.

Định hướng phảt triển làng nghề Hà Nội

III.


Phân tích SWOT( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) đối với
sự phát triển làng nghề

-

Cơ hội:

+ Vị trí địa lý thuận lợi
+ Việt Nam gia nhập váo các tổ chức trên thế giới, cơ chế thương mại ngày
càng thông thoáng.
+ Nhà nước đầu tư mạnhvào làng nghề
+ Có tiềm năng phát triển du lịch
-

Thách thức:

+ Nguyên vật liệu cạn kiệt
+ Môi trường làng nghề đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm lớn.
+ Sức mau thị trường trong nước kém, thị trường nước ngoài không ổn đinh.
-

Điểm mạnh:
13


+ Có nhiều sản phẩm uy tín, tạo nên thương hiệu
+ Nguồn lực dồi dào
-

Điểm yếu:


+ Công nghệ sản xuất lạc hậu
+ Nguồn vốn hạn chế
+Sản phẩm thiếu tính cạnh tranh
IV.

Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề Hà Nôi

1. Giải pháp từ phía chính phủ
Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề trong tổng thể phảt triển
kinh tế xã hội chung của cả nước
Đây là chiến lược phát triển lâu dài mang tầm vĩ mô, là hướng giải quyết
rất có tính chiến lược đảm bảo sự phát triển bền vững của các làng nghề nói
riêng và kinh tế nông thôn nói chung.
-

Quy hoạch cụm làng nghề, cụm CN-TTCN tạo sự liên kết giữa các nghề
trong việc thu mua nguyên liệu, hỗ trợ sản xuất, tiêu thu sản phẩm đặc biệt
là xuất khẩu; khai thác những lợi thế của đia phương; hạn chế ô nhiễm môi
trường.

-

Quy hoạch xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kĩ thuật như đường giao
thông, điện, thủy lợi, cấp thóat nước…

-

Về kế hoạch tổ chức sản xuất cần phải đa dạng hóa các loại hình tổ chức
sản xuất như hộ gia đình, hợp tác xã, các công ty, doanh nghiệp tư nhân..


Giải pháp ưu đãi về tín dung, thu hút đầu tư cho các làng nghề
-

Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và các chế độ ưu đãi tín
dụng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

-

Các địa phương cần có kế hoạch và kợp lý hóa cơ cấu vốn đầu tư cho việc
phát triển các làng nghề bang vốn từ ngân sách các cấp.

-

Xây dựng các dự án đầu tư phảt triển khả thi, hiệu quả thu hút vốn đầu tư
và phát triển làng nghề.

Giải pháp về sử dụng và đào tạo nguồn lao động.
14


Con người là yếu tố quan trọng nhất, là trung tâm của mọi quá trình sản
xuất. Con người là lực lượng tham gia sản xuất và đồng thời con người
cũng sáng tạo, làm ra các yếu tố sản xuất khác như vốn, khoa học công
nghệ. Như vậy nguồn gốc của sự phát triển chính là yếu tố con người. Phát
triền nguồn nhân lực là giải pháp căn bản, lâu dài song cũng hết sức cấp
thiết.
-

Về sử dụng lao đông


+ Tổ chức và quản lý chặt chẽ thị trường lao động. Hạn chế di dân tự do và bảo
vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
+ Chính sách tôn vinh, ưu đãi trọng dụng các nghệ nhân, khuyến khích họ
truyền và dạy nghề cho lớp trẻ.
-

Về đào tạo lao động

+ Phát triển các trung tâm đòa tạo, dạy và truyền nghề; các khóa học ngắn hạn
chi chủ các doanh nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, kế toán, vệ sinh
môi trường..
Giải pháp về kiểm soát , bảo đảm nguồn nguyên liệu
- Xúc tiến hình thành các vùng nguyên liệu tập trung. Có kế hoạch khai
thác hợp lý, đảm bảo ổn định sản xuất.
Giải pháp về khoa học công nghệ
Kỹ thuật công nghệ là yếu tố tạo nên sự đột phá trong cuộc cách mạng sản
xuất của các làng nghề. Tuy nhiên, sản phẩm của các làng nghề thường có
tính chẩt tuyền thống, độc đáo riêng đòi hỏi chính sự khéo léo từ bàn tay
người thợ nên việc ứng dụng kĩ thuật công nghệ mới phải có sự kết hợp hài
hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.
-

Lựa chon công nghệ tiên tiến phù hợp, khuyến khích các cơ sở sản xuất, hô
gia đình đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị.

-

Chính sách ưu đãi thu hút cá nhà khoa học, nhà sáng chế tích cực tham gia
nghiên cứu, sáng tạo đáp ứng yêu cầu sản xuất tại các làng nghề.


Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm
15


Đây chính là chìa khóa thành công cho sự phát triển các làng nghề. Đồng
thời cũng là điểm yếu nghiêm trọng của các làng nghề so với các lĩnh vực
hoạt động kinh tế xã hội khác. Chính sự yếu kém trong việc tiếp cận và đáp
ứng các nhu cầu của thị trường mà việc tiêu thu của sản phẩm gặp nhiều
khó khăn, ảnh hưởng đến doanh thu và tác động ngược trở lại quá trình sản
xuất sản phẩm.
-

Ngiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, thu thập thông
tin về thị trường, hiểu về pháp luật của quốc gia nhập khẩu, tập quán
thương mại.

-

Giúp các làng nghề tiếp cận các thông tin về thị trừong, giá cả sản phẩm
trong và ngoài nứơc.

-

Xây dựng thương hiệu cho hàng hóa các làng nghề

-

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các gnhệ nhân, cơ sở sản xuất tham gia các hội
chợ triển lãm trong và ngoài nước để giớ thiệu, quảng bá sản phẩm làng

nghề, khảo sát thị trường tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm. Xây dựng các trung
tâm hoặc cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm

-

Xây dựng mạng lưới cá đại lý, các nàh phân phối tiêu tụ sản phẩm. Mở
rộng mạng lưới các chợ huyện, chợ trung tâm thị xã, các xã…Khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm.

-

Các cơ quan chức năng liên quan tăng cường quản lý thị trường kiểm sóat
chống buô lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thưong mại

-

Tổ chức đăng kí thương hiệu, kiểu dáng mẫu mã, chất lượng vệ sinh ATTP
đẻ tạo niềm tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.

Phát triển du lịch
Phát triển du lịch là một đinh hướng quan trọng hứa hẹn nhiều tiềm năng
phát triển cho làng nghề Hà Nội, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại tăng tỷ trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.
-

Cải thiện môi trường làng nghề: cơ sở hạ tầng, không gian sản xuất, bảo vệ
môi trường.
16



-

Nâng cao kiến thức du lịch của người dân, giúp họ có kiến thức cơ bản khi
giới thiệu với du khách.

-

Kết hợp với ngành liên quan mở các tour du lịch tham quan các làng nghề.

Giải pháp về xử lý ô nhiễm môi trường
Giải quyết các vấn đề về mội trường là nhiệm vụ cấp bách cho việc đảm
bảo đời sống, sức khỏe của cộng đồng, hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững. Vấn đề này,nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Đa phần các
hộ gia đình, cơ sở sản xuất thường chỉ theo đuổi lợi ích cá nhân mà không
quan tâm đến các ngoại ứng tiêu cực của môi trường. Ngoài vai trò hỗ trợ
và đinh hướng thì nhà nước cần phải có các chính sách mang tính mệnh
lệnh, bắt buộc cụ thể.
-

Có phương án tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch xây dựng
hợp lý các cụm làng nghề. Việc mở rộng quy mô sản xuất phải đi kèm với
đánh giá tác động môi tường và có giả pháp ngăn ngừa ngay từ đầu.

-

Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng góp phần giảm thiểu ô nhiếm môi
trường.

-


Có các công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, khắc phục và đẩy lùi
tình trạng vùi chất thải rắn bằng công nghệ xử lý tiên tiến .

-

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo c\vệ môi
trường của các cơ sở sản xuất. Có các quy định về chuẩn thải, phí thải, và
xử phạt nghiêm khắc các cơ sở vi phạm.

-

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục.
2. Giải pháp từ đối với địa phương

Đẩy mạnh hợp tác giữa các hộ sản xuất kinh doanh
Chú trọng nâng cao chất lượng lao động tại cơ sở, cải thiện môi trường làm
việccho lao động.
Tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu
Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh
Kết hợp hợp lý máy móc thiết bị hiện đại với kĩ thuật thủ công
17


Tích cực xây dựng đời sống xã hội làng nghề văn minh, lưu giữ và bao tồn các giá
trị văn hóa truyền thống.
Tận dụng các thế mạnh của địa phương để phát triển du lịch làng nghề
Nâng cao trách nhiệm trong việc xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường

18




×