Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận công nghệ sản xuất phân lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.12 KB, 24 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

---------o0o----------

TIỂU LUẬN MÔN
Đề tài 12: CÁC LOẠI PHÂN PHOTPHAT KHÁC: PHÂN
LÂN KẾT TỦA, PHÂN LÂN NUNG CHẢY, PHÂN LÂN
THIÊU KÊT, PHÂN LÂN KHỬ FLO, PHÂN LÂN URÊ
SUPPERPHOTPHAT
GVHD: Đặng Thanh Phong
SVTH:
Nguyễn Thị Thu Trang

2004120053

Nguyễn Chí Linh

2004120269

Thạch Thị Thu Sương

2004120004

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học


Tiểu Luận Phân Bón

MỞ ĐẦU
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho
năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh
tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Phân lân là một trong ba loại phân bón đa lượng chủ yếu cho cây trồng. Phân lân
cung cấp nguyên tố P cho cây dưới dạng ion photphat ( PO34-). Độ dinh dưỡng của
phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P 2O5 tương ứng với lượng P có trong
thành phần của nó. Nước ta lại có nguồn quặng apatit dồi dào để sản xuất phân lân
nung chảy (FMP), superphosphate đơn (SSP), superphosphate kép (TSP) và các loại
phân lân khác. Mỗi loại phân lân này có những đặc tính riêng trong mối quan hệ với
hệ sinh thái thổ nhưỡng, cây trồng với khí hậu ở nước ta. Với đề tài tìm hiểu các loại
phân photphat, nhóm em xin trình bày những kiến thức mà chúng em tìm hiểu được
về phân lân kết tủa, phân lân nung chảy, phân lân thiêu kết, phân lân khử flo và phân
lân urê supperphotphat.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Thanh Phong đã tận tình giúp đỡ
chúng em trong thời gian qua để chúng em có thể hoàn thành môn học này. Trong quá
trình tìm hiểu đề tài, nhóm chúng em còn hạn chế về nhiều mặt kiến thức và thời gian,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của thầy để kiến thức được hoàn
thiện hơn.
Nhóm xin chân thành cám ơn thầy!
Nhóm thực hiện
NHÓM 12

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM

Khoa Công nghệ Hóa học

MỤC LỤC

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

Tiểu Luận Phân Bón


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN LÂN
Vai trò của phân lân

1.1.

Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần
của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham
gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit
amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra
chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích
thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm
tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống
hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v…
Ở một số loại đất trên nước ta, lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng suất cây
trồng. Đặc biệt ở hầu hết các loại đất trồng lúa ở các tỉnh phía Nam. Thiếu lân không

những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm. Hiệu
suất của phân lân khá cao. Trên một số loại đất ở Tây Nguyên bón 1 kg P2O5 cho hiệu
quả thu được 4,3 – 7,5 kg cà phê nhân, 8,5 kg thóc. Ở các vùng đất phèn mới khai
hoang, hiệu suất của phân lân càng cao hơn, 1 kg P2O5 mang lại 9,0 kg thóc, ở mức
bón 40 – 60 kg P2O5/ ha. Bón quá nhiều phân lân trong nhiều trường hợp có thể làm
cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng. Vì vậy, cần bón thêm phân vi lượng, nhất
là Zn.
Mốt số loại phân lân
Có nhiều cách để phân loại lân:
1.2.1. Dựa vào độ hòa tan của các loại lân
1.2.

Có 3 loại lân:
 Phân lân hòa tan trong nước: supe lân (SP), điamôn photphat (DAP).
 Phân lân ít hòa tan trong nước, chỉ hòa tan trong axit yếu như axit xitric 2 % axit

foomic hay xitrat amôn, phân lân nung chảy, phân lân kết tủa (dicanxi photphat) và
phân lân chậm tan (phân lân axit hóa một phần).
 Phân lân khó tan. Đó là các loại quặng tự nhiên khai từ mỏ lên đem nghiền để bón

trực tiếp như apatit, photphorit, bột xương động vật...
1.2.2. Dựa theo quá trình chế biến

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

4


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM

Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

 Phân lân tự nhiên: là sản phẩm khai thác từ các mỏ, nghiền bột đem sử dụng, không

qua quá trình chế biến. Phần lớn phân lân tự nhiên là phân khó hòa tan: apatit
photphorit, vivianit.
 Phân lân chế biến bằng axit. Có hai loại:
- Hòa tan trong nước: supe lân, điamôn photphat.
- Hòa tan trong axit yếu: phân lân kết tủa, phân lân chậm tan.
 Phân lân sử dụng nhiệt năng để chuyển hóa: Các loại phân lân nung chảy.

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

5


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

CHƯƠNG 2: PHÂN LÂN KẾT TỦA
2.1. Giới thiệu về phân lân kết tủa
Thị trường thế giới thường gọi với tên precipitated (calcium photphote). Thành
phần chủ yếu là dicamxi photphat CaHPO 4.2H2O dạng bột màu trắng, xốp nhẹ trông
giống như vôi bột. Trong phân lân kết tủa có tỷ lệ lân nguyên chất cao 27 – 31%, một
lượng ít chất canxi và lượng P2O5 khoảng 30-42 %. Phân lân rất khó tan trong nước, vì

vậy cũng không hút ẩm nên dễ bảo quản, nhưng lại tan trong dung dịch xitrat amoni,
hiệu quả phân bón đối với đất axit (chua) không kém SP. Dùng bón lót, bón thúc.
Có thể chế tạo loại chất lượng cao, không có độc tố, hàm lượng As 2O3 dưới
0.001 %, fluo dưới 0,2 %, dùng làm thức ăn gia súc.
2.2. Quy trình sản xuất
Ở các nước ôn đới do sợ rằng clo sẽ tích lũy trong đất gây hại cho hệ sinh vật
đất, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và làm cho phân ướt nên tìm cách loại
CaCl2. Trước hết sử dụng HCl tác động lên apatit để tạo ra axit photphoric sau đó
dùng sữa vôi để kết tủa. Sản phẩm tạo thành là dicanxi photphat và vì vậy gọi là phân
lân kết tủa.
Nguyên tắc của phương pháp chế tạo phân lân là dùng sữa vôi (vôi huyền phù
trong nước), hoặc đá vôi huyền phù trong nước để kết tủa dung dịch axit photphoric
(chiết), lọc, sấy, sàng được sản phẩm.
Theo phản ứng chính sau:
Ca(OH)2 + 2H3PO4  Ca(H2PO4) + 2H2O
CaCO3 + 2H3PO4  Ca(H2PO4)2 + CO2 + H2O
Khi axit bị trung hòa, trong môi trường axit yếu, monocanxi photphat thủy
phân kết tủa dicanxi photphat:
Ca(H2PO4)2 + 2H2O  CaHPO4.2H2O + H3PO4
Hoặc phản ứng gián tiếp:
Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 + 2H2O  2[CaHPO4.2H2O]
CaCO3 + Ca(H2PO4)2 + 3H2O  2[CaHPO4.2H2O] + CO2

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

6


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM

Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

Nếu quá dư CaO, vượt quá tỷ lệ trọng lượng tính theo lý thuyết (CaO : P 2O5=
0,79), tương ứng độ PH của dung dịch bằng 6,3 sẽ xảy ra phản ứng sau:
4CaHPO4  Ca(H2PO4)2 + Ca3(PO4)2
Như vậy một phần chuyển sang dạng tricanxi photphat không tan trong nước
cũng như dung dịch xitrat.
Một số tạp chất trong axit xảy ra phản ứng phụ:
H2SO4 + Ca(OH)2  CaSO4.2H2O
H2SiF6 + 3Ca(OH)2  3CaF2 + SiO2 + 4H2O
R2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 + 2H3PO4 + 4H2O  2(RPO4.2H2O) + 3(CaSO4.2H2O)
Cũng như với SP, tạp chất kết tủa gây hiệu quả xấu với tính chất hóa học cũng
như vật lý của sản phẩm.
Tốc độ của phản ứng trung hòa rất cao, dễ tạo thành lớp tricanxi photphat trên
mặt vôi, ảnh hưởng xấu tới độ hòa tan của vôi, do vậy trong công nghiệp thường đưa
sữa vôi từ từ vào axit và khuấy trộn rất mạnh.
Khi đưa 50 % lượng sữa vôi tính toán vào axit, độ PH của dung dịch khoảng 33,2, bắt đầu kết tủa sản phẩm.
Tiếp tục đưa sữa vôi, pH tăng lên 4,6 -4,8 từ đó độ pH tăng rất nhanh theo
lượng sữa vôi đưa vào, dễ kết tủa Ca3(PO4)2.
Thực ra tốc độ phản ứng nhanh nhất là với sữa vôi, đến pH = 3,8 – 4 tốc đọ
pahnr ứng giảm nhanh.
Giữa CaHPO4.2H2O và CaHPO4, độ hòa tan của tinh thể ngậm 2 nước lớn hon,
cây trồng dễ hấp thụ hơn. Vì vậy với sữa vôi, phản ứng tiến hành ở 400C.
Với CaCO3 phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (50 0C). Trên 600C tinh thể 2 nước sẽ
mất nước, hình thành muối khan. Độ axit sau phản ứng càng cao, khả năng kết tủa
tricanxi photphat càng ít.
Công nghiệp thường dùng sữa vôi với hàm lượng CaO = 50 100 g/l, độ mịn 2
%, không lọt sàng 1600 lỗ/cm2.

Nếu dùng CaCO3 chọn loại trên 95 %, tỉ lệ lỏng/rắn =1,5.
Cũng như phản ứng hệ thống không đồng nhất lỏng rắn phản ứng diễn ra trong
một chuỗi thùng trộn- thường 5 thùng, thời gian dừng ở mỗi thùng từ 40- 60 phút.

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

7


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

Sản phẩm qua lọc – thường dùng loại trống quay sấy ở 100 0C, cao hơn sẽ tách
nước, thậm chí ở 400 0C xảy ra phản ứng:
Có thể chia 2 giai đoạn: giai fđoạn 1 phản ứng khoảng 30-35 % lượng CaO
theo lý thuyết. Khi đó một loại tạp chất F-, SO42-, R2O3… đều kết tủa cùng sản phẩm.
Sản phẩm này dùng làm phân bón.
Tiếp tục phản ứng ở giai đoạn II, được sản phẩm tinh khiết hơn, có thể dùng làm
thức ăn gia súc.
2.3. Ứng dụng
Phân lân kết tủa thường dùng để sản xuất các loại phân phức dùng cho đất phền,
đất chua hoặc dùng để làm thức ăn gia súc.

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

8



Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

3.1.

Tiểu Luận: Phân Bón

CHƯƠNG 3: PHÂN LÂN NUNG CHẢY
Giới thiệu về phân lân nung chảy
Phân lân nung chảy còn là phân photphat canxi magie nung chảy (Fused calcium
magnesim photphate- CMP), là một hỗn hợp photphat silicat (Ca và Mg). Thành phần
của phân lân nung chảy gồm chủ yếu là:
4(Ca,Mg)O.P 2O5
5(Ca,Mg)O.P 2O5.SiO2
Tóm lại trong thành phần của phân lân nung chảy gồm chủ yếu là nguyên tố P,
nguyên tố Ca,Mg và một số nguyên tố vi lượng như Fe, Co, Mn, Cu, Mo,…
Thực tế trong quá trình sản xuất phân lân sẽ được phối trộn để tạo ra nhiều loại
phân mà khi hòa tan có độ pH từ 6-8 để phù hợp với các loại đất khác nhau.
Từ lâu, loại phân này được sản xuất ở Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Nam
Phi, Brazin và lớn nhất ở Nhật (sản lượng khoảng 500.000 tấn/ năm). Ở nước ta có
nhà máy Phân Lân Văn Điển (Hà Nội) sản lượng khoảng 10.000 tấn/ năm.
Chất lượng của phân bón phụ thuộc vào hàm lượng vật chất ở trạng thái thủy
tinh.

3.2. Đặc điểm về nguyên liệu và nhiên liệu sản xuất
3.2.1. Về nguyên liệu

Nguyên liệu chính dùng trong sản xuất phân lân nung chảy gồm có: quặng apatit

chất lượng kém và đá serpentin.
Quặng apatit có công thức cấu tạo là Ca10F2(PO4)6 và Ca5F(P04)3.
Trong đó thành phần dao động gồm có:
CaO:43%
P2O5: 31-35%
Fe2O3: 1,7-2,0%
Al2O3: 2-2,2%
MgO: 1,7-2,0%
SiO2: 2,5-3%
F: 1,7-2,0%
CO2: 1,9-2,3%
Quặng apatit có đặc điểm: màu xám nâu, có khối lượng riêng d = 3,18-3,21
g/cm3, t0nc =1400-1559 0C. Kích cỡ của quặng để đưa vào lò cao thường là 11- 90mm.

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

9


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

Đá secpentin có công thức cấu tạo là 3MgO.2SiO2.2H2O. Ngoài ra trong đá
secpentin còn có một số nguyên tố vi lượng như Ni, Mn, Cu, …. Có lợi cho cây trồng.
Kích thước của đá sau khi nghiền đập và sàng để đưa vào lò cao là 11- 90mm.
Ngoài 2 nguyên liệu chính trên, còn sử dụng thêm một số loại đá và quặng khác
như:

 Đá sa thạch: thành phần SiO2 > 90%, cỡ hạt từ 11-90mm.
 Quặng bánh: là sản phẩm tận thu của các loại quặng đá có kích thước nhỏ hơn 10mm,

trộn thêm chất kết dính (xi măng 7%) dùng máy ép thành bánh.
3.2.2. Về nhiên liệu
Than được sử dụng trong quá trình đốt lò để sản xuất phân lân nung chảy là than
có chất lượng tốt, hàm lượng chất bốc nhỏ, cường độ chịu nhiệt cao, nhiệt năng lớn.
Có 2 loại than hiện đang sử dụng là than Antraxit và than cốc.
-

Than Atraxit: Hàm lượng tro chiếm dưới 12%, cỡ hạt là 40-90mm. Hiện có ở Na

Dương Thanh Hóa.
-

Than cốc: trữ lượng nhiệt tốt nhất, lượng tro chiếm dưới 18%, cỡ hạt là 40-

90mm (dùng trong lò cao), 11-30mm (dùng cho lò đốt khí CO). Than cốc hiện phải
nhập ngoại từ Trung Quốc vì loại than này không có trong nước.
3.3.

Công nghệ sản xuất phân lân
Một trong những công nghệ sản xuất phân bón mang lại hiệu quả tương đối cao

hiện nay là công nghệ sản xuất phân lân bằng phương pháp nhiệt nói chung và phân
lân nung chảy nói riêng. Đây là công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thấp, giá thành sản
phẩm lại không cao. Tùy thuộc vào nguyên liệu và phương pháp chế biến mà sản
phẩm có hàm lượng 16-36% P2O5 hữu hiệu.
Cơ sở của phương pháp là dùng nhiệt nung nóng biến lân từ dạng vô định hình
(cây không hấp thụ được, khó tiêu, khó tan) thành dạng vô định hình mà cây có thể

hấp thụ được. Hiện nay, nước ta có 2 qui trình công nghệ sản xuất phân lân nung chảy
chính: Công nghệ đưa từ Trung Quốc sang, với việc sử dụng nguyên liệu là quặng
Apatit loại I với thành phần P205 là 28-40%, sử dụng nhiên liệu than cốc. Kích thước
hạt nguyên liệu khi đưa vào lò là 25-80mm.
-

Công nghệ sử dụng nguyên liệu là quặng Apatit loại II với thành phần P 205 18-25%,
sử dụng nhiên liệu than Antraxit. Kích thước hạt nguyên liệu khi đưa vào lò là 1190mm.
GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

10


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

3.3.1. Sơ đồ nguyên lý sản xuất phân lân nung chảy

Nguyên
liệu

Kẹp hàm đập

Sàng khô

Lọc bụi


Rửa
Lò cao
1450÷15000C
Tưới nước 3 ÷ 5atm

Rửa bụi
Bãi rửa

Ca(OH)2

Xử lý

Thái

Khí thải

Lọc bụi

Sấy

Nghiền

Sàng

Sản phẩm

3.3.2. Thuyết minh sơ đồ

Quặng apatit, đá secpentin được đưa về bãi chứa và nhờ máy xúc chuyển về phễu
của máy đập nhằm gia công nguyên liệu về kích thước cần thiết, rồi được qua sàng

khô, sàng ướt để loại bỏ các hạt dưới cỡ. Lượng mịn được tập trung vào bãi chứa.
Than được chọn lọc, đảm bảo chất lượng và kích cỡ chuyển về lò cao.
Đem phối trộn quặng apatit với các chất phụ gia theo một tỉ lệ nhất định. Trong
lò cao diễn ra các quá trình sấy, hóa mềm chảy lỏng và quá nhiệt, chuyển hoá quặng ở
nhiệt độ từ 1400-15000C làm cho hỗn hợp quặng và phụ gia hóa lỏng đá chứa lân
thành dạng vô định hình. Nguyên liệu lỏng được lấy ra và được làm lạnh đột ngột
GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

11


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

bằng nước có áp lực cao (lưu lượng nước gấp 15-20 lần sản phẩm) nhằm phá vỡ tinh
thể trong quặng chuyển P2O5 trong quặng thành dạng dễ tan trong axit yếu (có thể tan
98% trong axit citric 2% chứa trong dịch mà cây tiết ra) thu được bán thành phẩm
phân lân.
Quá trình này chủ yếu là kết quả hình thành trạng thái thủy tinh vô định hình. Ở
nhiệt độ 1400-15000C, hỗn hợp quặng ở trong lò ở dạng kết tinh bị hóa mềm chảy
lỏng linh động, mạng tinh thể bị phá vỡ, sau đó nguyên liệu lỏng được làm lạnh đột
ngột để chất lỏng không trở về trạng thái ban đầu (tinh thể bền vững), rồi được cần
trục múc từ bể tôi bán thành phẩm đưa vào phễu chứa, nhờ hệ thống băng tải đưa về
bãi ráo. Ta thu được sản phẩm ở dạng thủy tinh.
Quá trình tạo phân nung chảy thực chất là quá trình chuyển hóa -Ca 3(PO4)2 từ
dạng kết tinh thành dạng “ thủy tinh”.
Ở Việt Nam:

Nguyên liệu

P2O5

CaO

MgO

SiO2

Tỉ lệ phối tử

1

3-4

2-3

2-3

Bán thành phẩm ở bãi ráo tự nhiên (độ ẩm < 7%) được cầu trục mức đưa vào
phễu rồi theo hệ thống băng tải chuyển vào máy sấy thùng quay. Ở đây, bán thành
phẩm được sấy với nhiệt độ 600-7000C, sau khi ra bán thành phẩm có độ ẩm < 1%
được đi gia công chế biến theo yêu cầu:
+ Để sản xuất lân nghiền: bán thành phẩm được chuyển vào máy nghiền
đến độ mịn 50-70% tùy theo yêu cầu của sản xuất.
+ Để sản xuất lân hạt: bán thành phẩm
được chuyển sang sàng thu được sản phẩm
hạt.
Sản phẩm được đóng bao nhãn, xếp kho,

xuất cho khách hay chuyển sang tổ sản xuất
khác.
3.3.3. Cấu tạo thiết bị chính
1.Cửa nạp liệu
2.Thùng chứa của bộ phận nạp liệu
3.Lớp cách nhiệt của vỏ lò
GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

12


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

4.Gạch chịu nhiệt của vỏ lò
5.Vỏ thân lò
6.Ống phân phối gió
7.Bọc nước làm mát
8.Lớp bột chịu lửa bảo vệ bọc nước
9.Cửa tháo liệu
10.Ống gió vào lò
11.Ống thoát khí
12.Chuông nạp nhiên liệu thứ 2
13.Phễu chứa liệu đỉnh lò

Hình 2.1 Sơ đồ cấu tạo lò cao.


Các quá trình hóa lý xảy ra trong lò cao:
Có thể chia từ đỉnh lò đến đáy lò làm 4 khu vực:
-

Khu vực I: sấy phối liệu- khu vực đỉnh lò: Khu vực này nhiệt độ khống chế

trong khoảng nhiệt độ 150-7000C. Nếu thấp hơn hoặc bằng nhiệt độ bay hơi nước sẽ
làm ngưng tụ hơi nước, bụi than sẽ bị kết tinh. Nước kết tinh được thoát ra. Ở nhiệt độ
lớn hơn 1500C nhiên liệu vào lò bắt đầu bị bốc hơi.
Ở nhiệt độ lớn hơn 5000C thì nước kết tinh trong Secpentin thoát ra.
Ở nhiệt độ lớn hơn 650oC thì nước kết tinh bay hết theo khí lò, Secpentin bắt đầu
bị phân hủy theo phản ứng:
3MgO.2SiO2  2MgO.SiO2+MgSiO2+2H2O
Ở các nhiệt độ lớn hơn 6500C sẽ tạo thành 3Mg2SiO4 theo phản ứng:
2(3MgO.2SiO2) 
-

3Mg2SiO4+2MgSiO3

Khu vực II: phân giải muối cacbonat:

Nhiệt độ khoảng 730- 9200C, xảy ra các phản ứng phân giải muối cacbonat và
phản ứng hoàn nguyên kim loại Fe, Ni.
0

MgCO3

C
730




MgO+CO2

0

CaCO3

C
900



CaO + CO2

0

Fe2O3 + C

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

00 C
8
→

13

2Fe + 3CO



Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học



Fe2O3 + 3CO
NiO + CO



Tiểu Luận: Phân Bón

2Fe + 3CO
Ni + CO2

Vì tỷ trọng của Fe và Ni lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng phối liệu nên Fe và Ni
lắng xuống đáy tạo thành xỉ feroniken (xỉ gang niken). Hợp chất này được lấy ra ở cửa
tháo liệu hoặc đáy lò.
-

Khu vực III: hóa mềm và chảy lỏng:

Khi nhiệt độ bắt đầu đạt 8000C, quặng bắt đầu mềm và tiếp tục mềm dần cho tới
nhiệt độ 12000C thì nó bắt đầu chảy. Nhưng ở nhiệt độ này quặng vẫn chưa đủ linh
động nếu lấy ra ngay sẽ rất khó khăn và rất chậm.
Tại đây oxy không khí và than cháy mạnh hơn. Trong lò xảy ra các phản ứng:
Phản ứng chính:

2C + O2 


Phản ứng phụ:

C + H2O  CO + 2H2 + Q

2CO + Q

2CO + O2 2CO2 +Q
Và phản ứng khử F, hoàn nguyên Ni và P:
2Ca5F(PO4) + SiO2 + H2O  3Ca3(PO4)2 + CaSiO2 + HF
4Ca5F(PO4) + 3SiO2  6Ca3(PO4)2 + 2CaSiO3 + SiF4
Hoặc dạng tổng quát:
Ca10F2(PO4) + 3(3MgO.SiO2.2H2O)  3(3MgO.3CaO.SiO2.P2O5.CaF) + 6H2O
Trong đó, một phần CaF2 phản ứng với SiO2 và hơi nước:
CaF2 + SiO2 + H2O  CaSiO3 + 2HF
-

Khu vực IV: quá nhiệt: Nằm từ vùng tâm mắt gió trở xuống (nồi lò).

Nguyên nhiên liệu sau khi được chảy lỏng nhờ quá trình cháy tiếp tục được nâng
lên nhiệt độ từ 1300-15000C. Tại nhiệt độ này, chất lân sẽ ở trạng thái lỏng và rất linh
động (vô định hình), hiệu suất chuyển hóa cao. Chất lân ở trạng thái này được tháo ra
bởi 2 cửa tháo liệu, làm lạnh đột ngột rồi tưới nhanh bằng nước có áp lực cao (lưu
lượng nước gấp 15-20 lần lượng sản phẩm), ta thu được bán thành phẩm phân lân có
chất lân ở dạng vô định hình tan tốt trong axit xitric 2% có trong thành phần của nhựa
các cây tiết ra, giúp cây hấp thụ tốt. Bán thành phần được nước áp lực cao đẩy về bể
tôi.
3.3.3. Ưu điểm của phân lân nung chảy

Trong thành phần có bổ sung nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung lượng như:


GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

14


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

 Mg: chất chủ yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây tổng hợp P, đường và chất béo.

Đất đồi thoái hóa, đất xám và đất bạc màu, đất phù sa sông thường thiếu Mg. Nó rất
có lợi cho phẩm chất của cây lấy đường, cây lấy dầu, cây họ đậu, …
 Silic : tích lũy trên cây ngô, lúa, cao lương, … làm cây cứng cáp, giảm sâu bệnh.
 Mặt khác đây là loại phân có tính kiềm thích hợp với các loại đất phèn, đất chua.
 Phân lân tồn tại ở dạng không hòa tan trong nước nên hiệu quả đối với cây trồng chậm
hơn phân supe nhưng lại có hiệu quả bền lâu vì không bị chuyển thành dạng cây khó
hấp thụ.
 Với các loại đất có dung tích hấp thụ lớn và giữ lân như đất phù sa chua, đất phèn, đất

pheralit chua, … thì hiệu quả của lân nung chảy cao hơn rất nhiều so với supe lân.
3.3.4. Vấn đề ô nhiễm trong quá trinh sản xuất phân lân nung chảy và phương pháp
3.3.4.1.

giải quyết
Khí thải
-


Khí CO, CO2 sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu.

-

Khí H2S, HF sinh ra trong quá trình đốt nguyên liệu trong lò cao.

Các khí này rất độc hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Để xử lý khí thải, hỗn hợp khí được đưa qua tháp phân ly bụi, ở đây bụi được
tách ra, khí được tiếp tục hấp thụ. Các khí CO 2, H2S, HF được hấp thụ nhờ có dung
dịch sữa vôi được lắng xuống tại bể chứa hấp thụ, khí thải được tiếp tục đi vào tháp
tách nước để tách nước trước khi vào lò đốt CO. Tại lò đốt diễn ra quá trình cháy:
2CO+O2=CO2
Sau đó khí thải theo ống khói và thải ra môi trường.Nhiệt độ đốt CO được tận
dụng để nung gia nhiệt cho không khí cấp vào lò nhờ quạt cao áp. Khí nóng khi ra
khỏi thiết bị có nhiệt độ từ 300- 4000C được dùng để sấy nguyên liệu đầu vào, vừa
làm tăng hiệu suất lò cao, vừa giảm được tiêu hao nhiên liệu.
3.3.4.2.

Chất thải rắn
Chất thải rắn trong sản xuất phân lân chủ yếu là quặng mịn, trung bình cứ 1 tấn
phân bón tỉ lệ loại bỏ sẽ vào khoảng 0,25- 0,35 tấn quặng mịn. Quặng mịn sinh ra
trong quá trình đập nguyên liệu, sàng nguyên liệu trước khi đưa vào lò cao để nung
lên.
Trước đây, lượng quặng mịn thường vứt bỏ, làm cho bãi thải chứa quặng mịn
ngày một cao như núi, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí tài nguyên, vừa tăng
giá thành sản phẩm. Hiện nay, ở một số nhà máy, điển hình là nhà máy phân lân Văn

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03


15


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

Điển, có giải pháp là tạo chất kết dính vô cơ đóng bánh toàn bộ lượng quặng mịn thải
ra thành nguyên liệu đạt tiêu chuẩn theo kích cỡ nguyên liệu đưa vào lò cao. Quặng
mịn quay trở lại sản xuất giúp tận dụng gần 300.000 tấn quặng mịn đưa vào sản xuất.
Lượng chất thải rắn từ chỗ tồn đọng nhiều năm không kiểm soát được, nay đã vơi dần
và trở thành nguyên liệu phục vụ sản xuất, vừa tiết kiệm tài nguyên, vừa giải quyết ô
nhiễm môi trường, vừa hạ giá thành sản phẩm
Ngoài ra, phải kể đến lượng bụi sinh ra trong quá trình nghiền nguyên liệu, sau
khi sàng khô, người ta xử lý bằng cách tiến hành sàng ướt để khử bụi tận gốc.
Để xử lý bụi phát sinh trong quá trình sấy bán thành phẩm, tiến hành tạo ẩm hợp
lý cho nguyên liệu (để lượng ẩm < 5%), để không phải qua công đoạn sấy nữa.
Với bụi phát sinh trong quá trình nghiền sàng và đóng bao bì sản phẩm, ở công
đoạn này người ta lắp đặt 6 hệ thống xyclon rửa bụi, 4 hệ thống hút, xử lý bụi máy
đóng bao bì thu hồi triệt để bụi, không để cho bụi phát sinh ra ngoài đảm bảo cho môi
trường.
Lượng bụi lại đem rửa qua lắng lọc trong hệ thống thu hồi làm phân lân mịn.
Ngoài ra còn lượng chất thải rắn là cặn lắng lại sau quá trình trung hòa khí H 2S,
HF bằng sữa vôi. Cặn lắng lại này chính là CaF2. Cặn được xử lý bằng cách đem dùng
làm nguyên liệu trong sản xuất HF, nguyên liệu trong quá trình sản xuất gốm sứ .
Chất thải rắn khác là xỉ Ni, Fe trong quá trình nung lò cao. Lượng xỉ này được
tháo ra định kì sau mổi mẻ nung nguyên liệu.
3.3.4.3.


Nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình: làm lạnh lò cao, sàng ướt nguyên liệu trước
khi vào lò, bơm nước làm lạnh nguyên liệu lỏng, nước của quá trình trung hòa khí
thải.
Phương án xử lý: phải lắp đặt hệ thống thu triệt để các nước thải trên dẫn ra các
bể lọc.
- Đối với nước thải từ việc làm lạnh lò cao, sàng ướt nguyên liệu trước khi vào
lò, bơm nước làm lạnh nguyên liệu có thể dẫn trong cùng một đường ống , trong nước
chủ yếu là bụi quặng nên sau khi qua các bể lắng lọc thu triệt để lượng bụi này để có
thể quay trở lại làm nguyên liệu như quặng mịn. Còn nước sau khi đã được xử lý có
thể tuần hoàn trở lại làm 3 nhiệm vụ: làm lạnh lò, sàng ướt nguyên liệu, bơm nước

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

16


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

làm lạnh liệu lỏng. Nước này qua bộ phân trao đổi nhiệt để hạ đến nhiệt độ theo yêu
cầu.
-

Còn nước thải của quá trình trung hòa khí:
HF + Ca (OH)2  CaF2 +

H2S + Ca (OH)2  CaS2

H2O

+ H2O

Nước sau quá trình này có độ pH nằm trong vùng axit sẽ dẫn qua bể trung hòa để
đạt đến môi trường trung tính rồi mới được thải ra môi trường. Thực tế nước này có
chứa một số nguyên tố vi lượng nên được phép thải ra môi trường thủy sinh có lợi cho
thủy vật.
Nước thải có độ pH từ 6,5- 7,5 vì lượng khí HF trong nước thải chỉ được xác
định một cách tương đối nên quá trình trung hòa nước thải bằng sữa vôi không thế
làm được một cách triệt để. Nước thải sau khi sử lý có thể hơi kiềm hơn hoặc hơi axit
hơn. Biện pháp sử lý là cho lượng nước thải đi qua một bể trung hòa lần cuối cùng để
đảm bảo lượng nước thải thải ra môi trường là trung tính.
3.3.4.4.

Tiếng ồn
Tiếng ồn từ máy nghiền, máy sàng rất lớn cần phải lắp đặt thêm các hệ thống
giảm tiếng ồn và các trấn động ở các máy nghiền, máy sàng…
Trồng một vành đai cây xanh xung quanh nhà máy vừa giảm tiếng ồn vừa góp
phần lọc không khí.

3.3.4.5.

Ô nhiễm môi trường đất
Tình trạng chung là nông dân Việt Nam sử dụng phân bón không hợp lí, bón quá
nhiều làm lượng phân mà cây không hấp thụ được sẽ tồn dư trong đất quá lâu trở
thành một nhân tố gây ô nhiễm, làm biến đổi thành phần đất, mất cân bằng các yếu tố
trong đất.

Chính vì thế đòi hỏi cả nhà sản xuất và người sử dụng phải có ý thức bảo vệ môi
trường, sản xuất sạch và sử dụng hợp lý.

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

17


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

CHƯƠNG 4: PHÂN LÂN THIÊU KẾT
Phân lân thiêu kết (“Rhenania photphat” hoặc “alkaline thermophosphate”) được
chế tạo bằng cách nung chảy ở nhiệt độ cao, thường trong lò quay khoảng photphat
với soda hoặc muối kiềm (sunfat kim loại kiềm, sunfit của kim loại kiềm hoặc muối
kali). Bổ sung thêm SiO2 và soda. Na2O thay thế CaO trong canxi photphat, SiO2 phản
ứng với CaO bị thay thế thành canxi silicate theo phảm ứng chính sau:
2Ca3(PO4)2 + SiO2 + 2Na2CO3  2[Na2O.2CaO.P2O5] +2CaO.SiO2 + 2CO2
Canxi photphat và silicate hình thành một loại khoáng: 5CaO.P 2O5.SiO2,
Na2O.4CaO.P2O5.SiO2, hoặc nếu dư CaO và thiếu SiO2 còn hình thành khoáng:
4CaO.P2O5
Hầu hết các khoáng trên đều tan trong axit citric. Nếu dùng sunfat kiềm, phản
ứng diễn ra tương tự:
Ca5(PO4)3F +SiO2 +2Na2SO4 +2C  3CaNaPO4 +Ca2SiO4 +CO +2SO2 + NaF
Nếu dư Na2SO4 và có tạp chất thì sản phẩm có thể dược viết dưới dạng:
10CaO.2Na2O.3P2O5.SO3.2SiO2.
Nếu dùng sunfat (ở những nước giàu sunfat thiên nhiên) có thể liên hợp sản xuất

axit sunfiric. Cũng có nơi dùng aragonite (CaCO 3) hoặc silicate kim loại kiềm thay thế
soda hoặc sunfat.
Phương pháp chế tạo không phức tạp. Nghiền quặng photphat với soda, đưa vào
lò quay, nung ở 1100-12000C, sản phẩm ở dạng thiêu kết thành khối, làm lạnh và
nghiền tới hạt dưới 0,15mm.
Sản phẩm có hàm lượng P2O5 trong miền 28-30%, hầu hết đều tan trong axit
citric, ngay cả khi còn lượng đáng kể Flo trong phân bón. Một số nơi còn bổ sung Mg
và Bo trong quá trình tạo hạt từ kieserite (MgSO 4.H2O; tường có trong nước lót trong
công nghệ muối biển) và Borax (Na2B4O7.10H2O , một loại khoáng kết tinh đơn tà).
Một số nước nhiệt đới cho rằng với vùng đất axit của họ sử dụng loại phân kiềm
này cò tốt hơn supper phophat. Ví dụ: Costarica, Liberia, Congo, Zaia, Malawi….

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

18


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

CHƯƠNG 5: PHÂN LÂN KHỬ FLO
Hiện có hai phương pháp chế tạo phân lân khử Flo:
-

Một là: Nung nóng chảy Apatit ( Flo), cát trong hơi nước tách Fluo
Hai là: Cũng như phương pháp thứ nhất, song lượng hơi nước tham gia môi trường
phảm ứng rất lớn.

Có thể viết phương trình phản ứng dạng tổng quát như sau:
2Ca5(PO4)3F +H2O +0,5SiO2 3Ca3(PO4)2 +0,5 Ca2SiO4 +2HF
Cũng có một số nghiên cứu gải thích cơ chế của phản ứng như sau: Nếu không
có SiO2 trong hơi nước, ở nhiệt độ 14000C nhóm hydroxyl sẽ thay thế fluo, chuyển
fluo apatit thành hydroxyl apatit và tách fluo.
Ca5(PO4)3F +H2O  Ca5(PO4)3OH +HF
Sau đó hydroxyl apatit tiếp tục phân hủy:
2Ca5(PO4)3OH  2Ca3(PO4)2 + 4CaO.P2O5 + H2O
Ở nhiệt độ cao dạng-tricanxi photphat qua điểm chuyển dạng tinh thể 11800C,
chuyển dạng-tricanxi photphat. Như vậy ở nhiệt độ thấp chủ yếu dạng , chỉ có dạng
tan trong axit citric và citrate.Khi có SiO2 sẽ kết hợp với hydroxyl apatit:
2Ca5(PO4)3(OH) + 0,5SiO2 3Ca3(PO4)2 + 0,5Ca2.SiO4 +H2O
Có silic nhiệt độ chuyển từ dạng sang thấp hơn nhiều và tốc độ chuyển pha do
đó cũ ng rất thấp. kết quả sản phẩm nung luyện cho dù làm lạnh ở nhiệt độ môi
trường vẫn giữ nguyên dạng -tan trong axit citic.
Có SiO2 có thể thấy chắc chắn sẽ giúp cho quá trình tách Fluo dạng SiF 4 như
thường gặp ở các quá trình chế tạo phân lân từ fluo apatit.
Đứng về mặt cân bằn pha trên hệ: CaO:SiO2:P2O5 thấy rõ, có khả năng hình
thành nhiều pha khoáng, tùy thuộc lượng SiO 2 tham gia phản ứng. Thực tế sản xuất
cho thấy chỉ cần một lượng nhỏ SiO 2 bổ sung vào phản ứng, ví dụ: theo hệ số tỉ lượng
cua phan ứng dạng tổng quát, ở 1450 0C thậm chí ít hơn: ví dụ 2% (so với tổng lượng
khoáng-theo trọng lượng) cao nhất là 3-8% là đủ để chuyển hết P 2O5 sang dạng hòa
tan trong axit citric hoặc citrate. Với loại phân lân khử flo có 18- 38% P 2O5 cò 0,050,4%F loại sản phẩm này có thể sử dụng làm thức ăn gia súc.
Có những nghiên cứu đã đưa vào sản xuát bổ sung H3PO4 vào phối liệu nhằm
nâng cao hàm lượng P2O5 hữu hiệu của phân bón điều này không làm thay đổi cơ chế

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

19



Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

phản ứng và chắc hiệu quả ít, ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu về tôc độ
của phản ứng về ảnh hưởng của SiO 2, hơi nước đối với tốc độ của phản ứng trên một
loại khoáng apatit cụ thể. Song cũng chưa thấy neeu được một quan hệ mang tính định
lượng mà có tính chất thực nghiệm. tuy vậy cũng có giá trị tham khảo để thiết kế lò
phản ứng.
Ví dụ sản xuất trên quặng apatit kola- apatit gốc macma(40,84% P 2O5,53,46%
CaO, 3,10% F), bổ sung 2%SiO 2 , nung trong lò quay ở nhiệt độ 1420 0C hơi nước
chiếm 10-15% trọng lượng pha khí, thời gian phản ứng 20 phút được sản phẩm phân
bón 32-36% P2O5 hữu hiệu, 0,1-0,3% fluo.
Nâng hàm lượng SiO2 leen5-8% kết quả giảm hàm lượng P2O5 tổng xuống rất
nhiều, thậm chí tới 20%
Hiện sử dụng lò đứng, lò quay, lò cyclone để thực hiện phản ứng, tùy điều kiện
cụ thể. Có thể dùng các loại nhiên liệu khí ,lỏng , trường hợp dùng dầu FO quá trình
đốt hình thành hơi nước, không cần bổ sung them hơi nước.
Ở nước ta một số cán bộ đã sản xuất thử nghiệm trên lò quay của nhà máy xi
măng, song chưa đưa được vào sản xuất

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

20



Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

CHƯƠNG 6: PHÂN LÂN URÊ SUPPERPHOTPHAT
6.1.

Giới thiệu
Phân USP được tìm thấy bởi AZF Grande Paroisse và công bố trong cuộc họp kỹ

thuật IFA ở Amman vào năm 1994. Mặc dù trộn urê và supperphotphat là không nên
vì urê sẽ gây thoái hóa lân, các sản phẩm của phản ứng dễ kết khối và tạo một hỗn
hợp dính, nhưng Grande Paroisse và đối tác của họ đã sớm tìm ra vào năm 1934 khi
urê và axit sunfuaric phản ứng với nhau tạo ra các phức sau:
CO(NH2)2.H2SO4 và 2CO(NH2)2. H2SO4
Có 2 E1 và E2 tương ứng với 3,6 mol ure cho 1 mol H 2SO4 và 1,8 mol ure cho 1
mol axit. Trong đó điểm nóng chảy của ure là 132,70C, cả 2 đều có điểm nóng chảy là
100C.
Chuẩn bị hỗn hợp gồm ure, axit sunfuaric và nước theo số mol 3,6:1 và 1,8:1, tỏa
nhiệt trong cả 2 trường hợp. Nhiệt độ với đầu tiên thấp hơn so nhiệt độ thứ 2 và cho
phép việc chuẩn bị các hỗn hợp trong điều kiện ổn định và đáng tin cậy ở một nhiệt độ
cân bằng 60- 700C, đó là nhiệt lý tưởng để 1 phần đá photphat tạo phức.
Trong sản xuất USP, các phản ứng xảy ra như sau:
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 + (8a + 2f)CO(NH2)2 + (e + 2bx)H2O  2a(CaSO4.
4CO(NH2)2) + 2b(CaSO4. xH2O) +eCa(H2PO4)2. H2O + f(Ca(H2PO4)2. 2CO(NH2))
Với a + b = 1, và e + f = 1
Qua đó cho thấy rằng, urê được kết hợp với Canxi sulfatte hơn là nước hydrat
hóa.
Tuy nhiên, tỷ lệ acid sulfua là không thay đổi.

6.2.

Xác định sản phẩm phản ứng
Phân tích X-ray của sản phẩm cho thấy:
-

Kém hoạt động hơn ure

-

có một lượng đáng kể calclum sulfate

-

P2O5 của monacalcium phosphate có thể liên kết với 2 urea

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

21


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

6.3.

Tiểu Luận: Phân Bón

Phát triển của quá trình

Quá trình này đã được nghiên cứu trên quy mô phòng thí nghiệm và fur-ther

developedin một nhà máy thí điểm với công suất 100kg usb mỗi giờ. nó cũng đã được
chứng minh trong các nhà máy công nghiệp với mức thuế suất 15 TPH. nhà máy
suerphosphate sử dụng để trình diễn này đã được trang bị với một máy trộn cánh
khuấy là bộ cánh khuấy lớn màu đen.
Nó là cần thiết để thêm một chỉ 12m 3, 316L thép không gỉ bể kích động, vào đó
94% axit sunfuric và urê đã được giới thiệu. điều kiện hoạt động cũng tương tự như
những người của các nhà máy thí điểm. các residencetime là khoảng 1 giờ. Sự biến
đổi của khí đã được phát hiện, quan sát này được xác định bởi flo. các flo chứa trong
đá là hoàn toàn recov-đến khía cạnh trong các sản phẩm bột.
Sau delumping, usp bột được làm thức ăn cho một vòng lặp granu-lation. nó đã
được hạt một mình và với Addï-tion của các vật liệu khác như phosphoric và / hoặc
axit sunfuric, muối amoniac kali (bất kỳ phân bón, trừ các muối nitrat) phụ như thạch
cao và cát, và mi-cronutrients, phân bón hợp chất sau đây đã được sản xuất 14-14-14,
14-7-14,8-18-26,8-15-22. tỷ lệ tái chế là 2,5-4, tùy thuộc vào việc xây dựng sử dụng.
6.4.

Phẩm chất của các sản phẩm: 20 - 10 0 USP
USP đồng thời cung cấp urê nitơ, lưu huỳnh, canxi và phosphate: 95% của

phosphate hòa tan citrate.
6.5. Cách lưu trữ USP
USP có thể được sử dụng như sản xuất, tức là ở dạng bột, hoặc như là một loại
vật liệu dạng hạt. Trong trường hợp thứ hai, tính chất vật lý của nó là khá tương tự
như urê - dựa NP và NPK lớp. Các sản phẩm cất trữ tốt. Độ ẩm tương đối quan trọng
của nó là 65-70% ở 200C; do đó, nó là thích hợp cho việc lưu trữ số lượng lớn.
6.6.

Sự liên quan đến nông học

Để xác định xem loại phân bón mới này với urê trong cấu trúc phân tử có đặc

tính nông học điển hình của phân bón truyền thống, kiểm tra nông học đã được thực
hiện với ngô và lúa.
USP đã được thử nghiệm so với cùng quanti- quan hệ của nitơ và photphat cung
cấp bởi DAP và urê. Trong cả hai trường hợp cùng một đầu vào của kali được cung

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

22


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

cấp bởi kali clorua (KCl) chứa 60% K 2O. Các thử nghiệm được tiến hành trong năm
kết hợp khác nhau của đất sét và cho tất cả các loại đất khác.
Sự gia tăng năng suất đã được tìm thấy tại đầu vào nitơ tối ưu. Như vậy, đối với
một sản lượng 11.500 kg / ha ngô, tỷ lệ thụ tinh có thể được giảm 40 kg / ha đạm khi
sử dụng USP
USP của lớp 20-10-0 với 60% K2O kali clorua được so sánh với một hỗn hợp
gồm ammonium sulphate, TSP, và kali clorua. Chỉ có một loại đất là để so sánh này:
một đất mùn gồm đất sét, cát và bùn. Với tỷ lệ thụ tinh cùng 140kg / ha nitơ, được
khuyến khích trong thụ tinh truyền thống, không còn cần thiết với USP.
Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng USP ảnh hưởng đến ngô và thụ gạo rất tích cực.
Tại sản lượng hằng số tiêu thụ của nitơ có thể được ít nhất 10%.


GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

23


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
Khoa Công nghệ Hóa học

Tiểu Luận: Phân Bón

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoa Toàn, Phân bón hóa học, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
2011.
2. IFDC/ UNIDO, Fertilizer Manual Published, December 1979.

GVHD: Đặng Thanh Phong
Nhóm SVTH: 03

24



×