Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG tY QUẢN LÝ QUỸ ẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.36 KB, 36 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1


Trên thị trường chứng khoán tồn tại song song với các nhà đầu tư công chúng là các
tổ chức đầu tư gọi là quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Khi đầu tư dưới dạng tập thể,
quyền lợi của các nhà đầu tư công chúng sẽ được bảo vệ và hơn nữa, an toàn và hiệu quả
hơn. Thay vì tự mình dùng số tiền nhàn rỗi nhỏ nhoi để đầu tư vào thị trường chứng
khoán, các nhà đầu tư có thể sử dụng phương thức đầu tư tập thể qua việc góp vốn vào
quỹ đầu tư qua việc mua chứng chỉ quỹ. Bài tiểu luận này sẽ trình bày đến thầy cô về tổ
chức hoạt động , các nghiệp vụ và tình hình hoạt động của các công ty quản lý quỹ trên
thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây để thấy được tốc độ tăng trưởng cũng
như kết quả kinh doanh của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Từ đó đưa ra những
so sánh, nhận định về cơ hội và thách thức đối với các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ
trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích, tập hợp các số liệu
từ nhiều nguồn, trong quá trình làm bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót rất mong
thầy cô giáo đóng góp để cùng xây dựng một bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn nữa.

2


PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ
CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1.Quỹ đầu tư chứng khoán
1.1.1 Khái niệm,đặc điểm
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi
từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản
khác.


Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty
quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.
Tại sao nhà đầu tư sử dụng quỹ đầu tư?
Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 05
yếu tố:


Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư



Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận



Được quản lý chuyên nghiệp



Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền



Tính năng động của quỹ đầu tư.

Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục
đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ
đầu tư.
Xét một cách khái quát, mô hình quỹ đầu tư chứng khoán có những đặc điểm sau
đây:

Thứ nhất, quỹ đầu tư chứng khoán luôn dành đa số vốn đầu tư của Quỹ để đầu tư
vào chứng khoán. Đặc điểm này phân biệt quỹ đầu tư chứng khoán với các loại quỹ đầu
tư khác. Quỹ có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và hợp lý theo quyết định của các
nhà đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Trước đây, Nghị định
144/2003/NĐ-CP quy định quỹ đầu tư chứng khoán phải dành tối thiểu 60% giá trị tài
sản của quỹ vào lĩnh vực chứng khoán. Ngoài việc chủ yếu đầu tư vào chứng khoán, quỹ
đầu tư chứng khoán cũng có thể tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực khác như góp vốn,
kinh doanh bất động sản v.v..

3


Thứ hai, quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp
bởi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Nói một cách khác, các nhà đầu tư đã uỷ
thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán việc quản lý quỹ và tiến hành hoạt
động đầu tư chứng khoán từ số vốn của quỹ. Công ty quản lý quỹ có thể cử ra một cá
nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ gọi là nhà quản trị quỹ. Nhà quản trị
được chọn thường phải là người có thành tích và được sự ủng hộ của đa số nhà đầu tư.
Để đảm bảo công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tiến hành hoạt động đúng như mong
muốn của các nhà đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán cần phải có một ngân hàng giám sát.
Ngân hàng này sẽ thay mặt các nhà đầu tư để giám sát cũng như giúp đỡ quỹ đầu tư
chứng khoán hoạt động đúng mục tiêu mà các nhà đầu tư đã đề ra, tránh tình trạng công
ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhà đầu tư.
Thứ ba, quỹ đầu tư chứng khoán có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý
quỹ và các quỹ khác do công ty này quản lý. Đặc điểm này đảm bảo việc đầu tư của quỹ
đầu tư chứng khoán tuân thủ đúng mục đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích khác
của công ty quản lý quỹ. Sự tách bạch về tài sản giữa công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư
chứng khoán nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ hoạt động quản lý vì lợi ích của các nhà
đầu tư vào quỹ chứ không vì mục đích của riêng mình. Từ yêu cầu tách bạch về tài sản đã
chi phối rất lớn đến nội dung những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công ty

quản lý quỹ.
1.1.2 Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán có thể được thành lập theo nhiều loại khác nhau nhằm đáp
ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Sự phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán trên
thế giới đã dẫn đến có nhiều tiêu chí để phân loại quỹ đầu tư chứng khoán.
Phân loại theo phương thức huy động vốn và quyền quản lý
Nếu phân loại theo phương thức huy động vốn thì quỹ đầu tư chứng khoán có hai
loại là quỹ đại chúng (trước đây gọi là quỹ công chúng) và quỹ thành viên.
*Quỹ đại chúng
Quỹ đại chúng là loại quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ ra công
chúng. Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu tư tối đa
vào quỹ. Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có nhiều giới hạn
đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các nhà đầu tư vào
quỹ. Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau. Cách phân loại phổ biến dựa
4


vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo đó, quỹ đại chúng có hai loại là
quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
Quỹ đại chúng dạng đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ mua lại
chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do vậy,
nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu
tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán
Quỹ đại chúng dạng mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ
quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư. Loại quỹ này có số vốn và số thành viên luôn
biến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứng
khoán phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản v.v..
Pháp luật chứng khoán ở một số quốc gia quy định, quỹ đại chúng dạng đóng chỉ
được phép phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi thành lập quỹ, còn quỹ đại
chúng dạng mở có thể phát hành chứng chỉ quỹ nhiều lần. Vấn đề này chưa được Luật

chứng khoán 2006 quy định một cách rõ ràng.
Ưu điểm của quỹ đại chúng
– Thứ nhất, quỹ đại chúng có khả năng huy động vốn rộng rãi thông qua việc chào
bán chứng khoán ra công chúng. Điều này cho phép quỹ có thể được niêm yết trên thị
trường giao dịch tập trung và như vậy, khả năng thu hút các nhà đầu tư và làm gia tăng
giá trị cho chứng chỉ quỹ. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn ưa thích loại quỹ này ở khả
năng thanh khoản cao của chứng chỉ quỹ.
– Thứ hai, quỹ đại chúng có khả năng thu hút được những nhà đầu tư nhỏ và không
chuyên nghiệp. Mặc dù từng nhà đầu tư không chuyên nghiệp có thể không có nhiều vốn,
nhưng thực tế đã cho thấy lượng vốn do những chủ thể này nắm giữ trong nền kinh tế là
rất đáng kể. Nếu quỹ thu hút được nguồn vốn này, sức mạnh tài chính của quỹ sẽ tăng lên
rất nhiều.
– Thứ ba, đối với công ty quản lý quỹ, quỹ đại chúng chính là mô hình đầu tư mà
công ty có cơ hội thể hiện hết khả năng quản lý của mình, do được các nhà đầu tư trao
quyền điều hành quỹ hàng ngày. Chính vì vậy, chiến lược đầu tư của công ty quản lý
được thực thi một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn so với mô hình quỹ thành viên.
Nhược điểm của quỹ đại chúng
– Thứ nhất, quỹ đại chúng có số lượng nhà đầu tư tham gia lớn nên có thể gây ảnh
hưởng đến giá trị của quỹ vì hai nguyên nhân:
5


(i) Việc mua bán chứng chỉ quỹ diễn ra liên tục và do đó, có thể làm ảnh hưởng tốt hoặc
xấu đến hình ảnh của quỹ.
(ii) Đối với quỹ đại chúng dạng mở, việc số lượng nhà đầu tư và giá trị ròng của quỹ luôn
biến đổi có thể làm sai lệch các biện pháp đầu tư hoặc vi phạm các giới hạn tài chính do
pháp luật quy định
– Thứ hai, quỹ đại chúng thường chịu sự giám sát khá chặt chẽ của cơ quan quản lý
nhà nước trên quan điểm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu
tư nhỏ. Pháp luật thường có những yêu cầu đối với quỹ đại chúng cao hơn so với quỹ

thành viên.
*Quỹ thành viên
Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhà
đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Nhà đầu tư vào quỹ
thành viên được gọi là thành viên góp vốn hay thành viên quỹ đầu tư. Pháp luật thường
có quy định giới hạn số lượng thành viên góp vốn của Quỹ thành viên. Luật chứng khoán
năm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa không quá 30 thành viên và tất cả thành viên
phải là pháp nhân. Thành viên của quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp
và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo
hiểm. Các thành viên góp vốn có quyền tham gia quản lý quỹ nhiều hơn so với nhà đầu
tư trong quỹ đại chúng, đồng thời khả năng chịu đựng rủi ro cũng tốt hơn nên quỹ thành
viên không chịu nhiều hạn chế đầu tư như quỹ công chúng.
Ưu điểm của quỹ thành viên:
– Thứ nhất, quỹ thành viên thường đưa ra những quyết định quan trọng một cách
nhanh chóng do số thành viên ít nên dễ nhóm họp hơn. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp
của những thành viên và kiến thức chuyên môn của họ là một nhân tố quyết định đến sự
thành công của quỹ.
– Thứ hai, thành viên của quỹ có quyền năng cao hơn trong điều hành quỹ so với
quỹ đại chúng. Pháp luật cũng không có những đòi hỏi khắt khe đối với quỹ trong hoạt
động đầu tư chứng khoán như đối với quỹ đại chúng.
Nhược điểm của quỹ thành viên:
– Thứ nhất, quỹ thành viên thường không dành cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏ
tham gia. Những nhà đầu tư nhỏ không thể có đủ khả năng góp những khoản vốn lớn để
đảm bảo nguồn vốn của quỹ.
6


– Thứ hai, quỹ thành viên không bắt buộc phải có ngân hàng giám sát, do đó, nếu cơ
chế quản lý lỏng lẻo, có thể sẽ không kiểm soát được một cách tốt nhất những rủi ro
trong đầu tư hay ngăn chặn những hành vi gian lận từ công ty quản lý quỹ hoặc của nhân

viên.
Phân loại theo tư cách chủ thể của quỹ
Phân loại theo tư cách chủ thể của quỹ thì Quỹ đầu tư chứng khoán có hai loại là quỹ
không có tư cách chủ thể và quỹ có tư cách chủ thể.
Quỹ không có tư cách chủ thể [8] là loại quỹ do công ty quản lý quỹ thành lập và
không phải là một chủ thể pháp luật. Mọi hoạt động của quỹ đều do công ty quản lý quỹ
thực hiện trên cơ sở thoả thuận với các nhà đầu tư vào quỹ. Bản chất của quỹ đầu tư
chứng khoán không có tư cách chủ thể là một quỹ tài chính, chứ không phải là một công
ty. Tuy nhiên, nguồn vốn của quỹ lại không phải là nguồn vốn của công ty quản lý quỹ.
Nó được quản lý một cách độc lập với nguồn vốn các quỹ khác và nguồn vốn của công ty
quản lý quỹ. Theo Luật chứng khoán 2006, loại quỹ này được gọi là Quỹ đầu tư chứng
khoán.
Quỹ có tư cách chủ thể là một loại quỹ được thành lập dưới dạng công ty, gọi là
công ty đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán (investment company)[9]. Công ty đầu
tư chứng khoán là công ty cổ phần được thành lập theo sự cho phép của Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước, có hoạt động đầu tư chủ yếu vào chứng khoán. Luật chứng khoán năm
2006 đã quy định về địa vị pháp lý của mô hình này, và đây được coi là một trong những
sự khác biệt cơ bản của Luật chứng khoán năm 2006 với những văn bản pháp luật chứng
khoán trước đây. Cuốn sách này không đi sâu vào nghiên cứu mô hình đầu tư này, mà chỉ
nghiên cứu về mô hìnhquỹ đầu tư không có tư cách chủ thể (hay Quỹ đầu tư chứng khoán
theo quy định của Luật chứng khoán 2006). Việc phân biệt này chỉ giúp độc giả hiểu đầy
đủ bản chất của mô hình quỹ đầu tư chứng khoán mà thôi.[10]
Phân loại theo mục tiêu đầu tư của quỹ
Nếu phân loại theo mục tiêu đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán rất đa dạng về loại hình. Sau
đây xin được nêu một số loại quỹ đầu tư phổ biến trên thị trường chứng khoán ở các nước
có nền kinh tế phát triển:
*Quỹ đầu tư trái phiếu
Đây là loại quỹ đầu tư mà chứng khoán do nó nắm giữ là các loại trái phiếu, bao
gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Đầu tư vào trái phiếu được coi là giải
7



pháp đầu tư khá an toàn, vì nó luôn bao hàm khả năng được hoàn trả từ phía những chủ
thể phát hành trái phiếu. Đổi lại, mức lợi tức mà quỹ thu được lại không cao nên không
phải lúc nào cũng hấp dẫn được các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các quỹ này lại có một ưu
điểm là chi phí quản lý thấp do sự ổn định của việc đầu tư, và thường được ưu đãi về thuế
hơn các lĩnh vực đầu tư khác.
*Quỹ đầu tư mạo hiểm
Đây là loại quỹ đầu tư chuyên tìm kiếm và đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh
mới mẻ hoặc những công ty mới được thành lập. Việc đầu tư như vậy có thể đem đến
những rủi ro nhiều hơn cho quỹ, nhưng đổi lại, nếu thành công thì mức độ lợi nhuận sẽ
cao hơn bình thường. Nhìn chung, mặc dù gọi là đầu tư mạo hiểm nhưng việc đầu tư này
không phải là đánh bạc mà luôn có sự cân nhắc, tính toán cụ thể dựa trên những thông tin
có thể tin cậy. Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, trình độ của quản trị viên giữ một vai trò
quyết định đến sự thành công hay thất bại của quỹ.
*Quỹ đầu tư ngành kinh doanh
Quỹ đầu tư ngành kinh doanh là loại quỹ chuyên đầu tư vào chứng khoán của một
hoặc một số ngành nhất định như dầu mỏ, điện tử, công nghệ thông tin, v.v.. Việc đầu tư
theo ngành thể hiện mối quan tâm của nhà đầu tư và sự hiểu biết của quản trị viên về một
ngành nghề nhất định. Đôi khi, các quỹ đầu tư theo ngành sẽ đầu tư vào những ngành có
liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro, ví dụ như đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và vận tải.
Nếu dầu mỏ giảm giá thì đồng nghĩa với việc ngành vận tải sẽ làm ăn phát đạt và ngược
lại.
*Quỹ đầu tư có mục tiêu đạo đức
Đây là loại quỹ đầu tư đặt mục tiêu đạo đức không thấp hơn mục tiêu lợi nhuận.
Quỹ tập trung đầu tư theo những tiêu chí đạo đức mà quỹ đặt ra. Ví dụ: quỹ có thể chỉ
đầu tư cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều người lao động là đối tượng chính sách,
hoặc cho những doanh nghiệp trên địa bàn kinh tế còn nhiều khó khăn v.v.. Cần nhấn
mạnh rằng, đây không phải là một quỹ từ thiện. Đơn giản là, các nhà đầu tư mong muốn
kết hợp mục tiêu lợi nhuận với mục tiêu xã hội trong hoạt động đầu tư mà thôi.

*Quỹ đầu tư chủ động
Đây là loại quỹ đầu tư mà chiến lược đầu tư thường xuyên thay đổi cho phù hợp với
sự thay đổi của tình hình đầu tư trên thị trường chứng khoán. Những quỹ đầu tư chủ động
cần đến những nhà quản trị tài ba kể cả về sách lược và chiến lược đầu tư. Hơn những
8


thế, thông tin và phương pháp xử lý thông tin cũng góp phần quan trọng vào thành công
của quỹ.
*Quỹ đầu tư thụ động
Ngược lại với quỹ đầu tư chủ động, quỹ đầu tư thụ động coi trọng tính ổn định của
danh mục chứng khoán do quỹ nắm giữ. Quỹ tuân thủ những tiêu chí nhất định khi xây
dựng danh mục này và thường không có sự thay đổi lớn. Mặc dù có phương pháp tiếp
cận ngược hẳn với quỹ đầu tư chủ động, nhưng thực tiễn cho thấy ở Hoa Kỳ, sự thành
công của hai dạng quỹ này là ngang nhau.
Rõ ràng với cách phân loại này, không thể kể hết các loại quỹ đầu tư chứng khoán.
Thực chất, mỗi quỹ đầu tư đều có một phương thức đầu tư nhất định và điều quan trọng
là nó đem lại sự hài lòng cho các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, chủ yếu trên hai phương
diện là phương thức đầu tư và lợi nhuận thu được.
1.1.3 Các bên tham gia
Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là :Công ty quản lí quy
̃,Ngân hàng giám sát,Công ty kiểm toán và Người đầu tư.
Công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lí quỹ đầu tư chứng khoán.
Công ty quản lý quỹ được thành lập theo giấy phép hoạt động do Ủy ban chứng
khoán Nhà nước cấp và được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc trách nhiệm
hữu hạn với vốn pháp định là 5 tỷ đồng.Trong quá trình hoạt động,công ty quản lý quỹ có
thể thành lập và quản lý đồng thời nhiều quỹ đầu tư.
Ngân hàng giám sát
Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản,lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng

khoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
Điều kiện để làm ngân hàng giám sát phải là ngân hàng thương mại đnag hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động
lưu ký.
Công ty kiểm toán
Công ty kiểm toán này không phải là thành viên góp vốn,cổ đông,chủ nợ hay con nợ
của công ty quản lý quỹ và ngược lại.Kiểm toán viên cũng không được có quan hệ với
công ty quản lý quỹ.Đội ngũ kiểm toán viên công chứng thực hiện việc kiểm tra, xác
nhận các báo cáo tài chính của quỹ là xác thực.
9


Người đầu tư
Người đầu tư có nghĩa vụ góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán qua việc mua chứng
chỉ quỹ đầu tư và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán.
1.2 Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
1.2.1 Khái niệm
Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đầu tư (Fund Management) tại thị trường
chứng khoán Mỹ, công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các
quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần.
Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư đề quyết định loại
chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn
quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tư
của quỹ.
Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng
và quỹ dạng mở.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng
khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu
tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc quỹ thành
viên, và là dạng đóng

Công ty quản lý quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân,hoạt động cung cấp dịch vụ
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.Ngoại trừ công
ty quản lý quỹ được cấp phép, các tổ chức kinh tế khác không được cung cấp dich vụ
quản lý quỹ đầu tư chứng khaosn và danh mục đầu tư.(Theo Quy chế tổ chức và hoạt
động của công ty quản lý quỹ-Ban hành kèm theo quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ban
hành ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
Các khái niệm liên quan
Nhà đầu tư ủy thác:là cá nhân hoặc tổ chức ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư
tài sản của mình.
Người hành nghề quản lý quỹ: là người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước cấp đang hành nghề tại công ty quản l lý quỹ.
1.2.2Cơ sở pháp pháp lý và điều kiện thành lập
Điều 3. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động
10


1. Có trụ sở và trang thiết bị đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Quyền sử dụng trụ sở công ty có thời hạn tối thiểu một năm tính từ ngày hồ sơ
thành lập công ty quản lý quỹ đã đầy đủ và hợp lệ;
b) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần
mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ bảo
quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của
công ty.
2. Có Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) phụ trách nghiệp
vụ (nếu có) đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này và tối thiểu năm (05)
nhân viên nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
3. Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
4. Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty quản lý quỹ
a) Có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy
định tại khoản 6 Điều này, trong đó phải có ít nhất một (01) tổ chức là ngân hàng thương

mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán;
Trường hợp công ty quản lý quỹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương
mại hoặc công ty chứng khoán;
b) Các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức phải sở hữu tối thiểu 65%
vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công
ty chứng khoán sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ;
c) Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty
quản lý quỹ và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sở
hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty quản lý quỹ khác.
5. Điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn:
a) Không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Có năng lực tài chính đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
6. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn:
a) Có tư cách pháp nhân và không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia,
tách, giải thể, phá sản; không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản
lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp;
11


b) Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia
góp vốn thành lập công ty quản lý quỹ. Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh
nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán thì phải có thời gian hoạt động tối thiểu là hai
(02) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập công ty quản lý quỹ;
c) Có năng lực tài chính đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
7. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài để góp vốn thành lập hoặc mua để sở hữu tới
49% vốn điều lệ; thành lập hoặc mua để sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty quản lý
quỹ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng

khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.
1.2.3 Đặc điểm
Thứ nhất, công ty được thành lập và hoạt động theo sự cho phép của Uỷ ban chứng
khoán, đảm bảo công ty đảm nhiệm tốt chức năng của mình, tránh gây tổn hại không
đáng có cho các nhà đầu tư chỉ vì không đủ năng lực kinh doanh.
Thứ hai, hoạt động chính của công ty quản lý quỹ là hoạt động quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán theo sự ủy thác của các nhà đầu tư vào quỹ hoặc sử ủy thác của nhà đầu tư
riêng lẻ. Hoạt động quản lý quỹ đâu tư bao gồm việc nắm giữ tài sản của quỹ, trực tiếp
tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán từ nguồn vốn của quỹ, quản lý danh mục đầu tư
của quỹ....Bên cạnh nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ còn
thực hiện quản lý danh mục đầu tư theo sự ủy thác của nhà đầu tư ngoài quỹ.
Theo mô hình quản lý thì công ty quản lý quỹ chia là: Công ty TNHH quản lý quỹ
và CTCP quản lý quỹ. công ty TNHH quản lý quỹ là công tý thành lập dưới hình thức
công ty TNHH một hoặc nhiều thành viên. Mô hình này không được quyền phát hành cổ
phiếu để huy động vốn. CTCP quản lý quỹ được phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Tổ
chức, cá nhân muốn thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải được Ủy ban
chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Điều kiện đáp ứng khắt khe
để đảm bảo hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Theo đó công ty quản lý quỹ phải đáp ứng vốn
điều lệ là 25 tỷ đồng. Thành viên ban giám đốc và những nhân viên hành nghề quản lý
quỹ phải có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp đồng
thời phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Đối với những qui định trên đối với việc thành lập công ty quản lý quỹ có vốn đầu
tư nước ngoài, bên nước ngoài phải là pháp nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kinh
12


doanh dịch vụ tài chính như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn đầu tư hoặc
những lĩnh vực tương tự
Mô hình của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:
- Được thành lập dưới hình thưc công ty TNHH hoặc CTCP.

- Công ty quản lý quỹ có quyền được thành lập hay đóng cửa chi nhánh, tuy nhiên
việc này phải được sự chấp thuận của Uỷ ban chứng khoán nhà nước theo trình tự, thủ
tục pháp luật qui định như điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ. Những
thay đổi khác về cơ cấu tổ chức bộ máy cũng phải được thực hiện việc chấp thuận tương
tự từ Ủy ban chứng khoán nhà nước.
- Công ty quản lý quỹ phải đảm bảo sự tách biệt về tổ chức, nhân sự và hoạt động
giữa các hoạt động quản lý quỹ, hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, hoạt
động quản lý danh mục đầu tư (nếu khách hàng không phải là quỹ đầu tư chứng khoán do
công ti quản lý).
- Pháp luật yêu cầu công tý quản lý quỹ phải ban hành các qui định về kiểm soát nội
bộ và đề ra tiêu chuẩn, đạo đức hành nghề đối với nhân viên của công ty, phải đảm bảo
có ít nhất một người chuyên trách công tác kiểm soát nội bộ với quyền hạn và trách
nhiệm cụ thể.
- Đối với thành viên hội đồng quản trị, người quản lý và nhân viên của công ty quản
lý quỹ, nếu có các giao dịch chứng khoán đều phải báo cáo và quản lý tập trung tại công
ty quản lý quỹ và được giám sát bởi bộ phận giám sát nội bộ.
1.2.4 Chức năng hoạt động
Quản lý quỹ đầu tư
-Huy động,quản lý vốn và tài sản.
-Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư
-Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
-Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng
-Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính
-Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư
Nghiên cứu

13



-Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính, giá trị đầu
tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên. Cơ chế giám
sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng.
- Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
(UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt
động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô.
- Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán
và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
- Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được
nêu trong cáo bạch của quỹ.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ định nghĩa về công ty quản lý quỹ đầu tư là
công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức
dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay
người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư
của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng
khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới
hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
1.2.5 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư
Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,công ty đầu tư chứng khoán
Công ty quản lý quy thực hiện việc huy động vốn,lập và quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
Quản lý danh mục đầu tư:
Chiến lược đầu tư:
+ Trước khi đưa ra chiến lược đầu tư hoặc thực hiện việc đầu tư cho nhà đầu tư ủy
thác, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ thu thập và nhà đầu tư có nghĩa vụ cung cấp các
thông tin cá nhân có liên quan của nhà đầu tư nhằm tìm hiểu khả năng tài chính, thời hạn
đầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư và các yêu
cầu đầu tư khác của nhà đầu tư ủy thác. Định kỳ hàng năm và trong trường hợp cần thiết,
công ty quản lý quỹ phải cậ nhật lại các thông tin trên.
+ Chiến lược đầu tư mà công ty triển khai thực hiện để quản lý tài sản nhà đầu tư ủy

thác phải phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư trên cơ sở các thông tin do nhà đầu tư cung
cấp. Chiến lược đầu tư phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể, đảm bảo nhà đầu tư ủy thác có đầy
14


đủ thông tin về mức độ rủi ro, các loại hình rủi ro ảnh hưởng tới khả năng sinh lời, các
chi phí đầu tư phát sinh khi triển khai thực hiện và các thông tin quan trọng phát sinh khi
triển khai thực hiện và các thông tin quan trọng khác có liên quan. Chiến lược đầu tư là
một phần không tách rời của hợp đồng quản lý đầu tư và phải được nhà đầu tư ký và xác
nhận là phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư.
+ Trường hợp nhà đầu tư ủy thác không muốn cung cấp đầy đủ và cập nhật các
thông tin cho công ty quản lý quỹ thì hợp đồng quản lý đầu tư giữa công ty quản lý quỹ
và nhà đầu tư ủy thác phải nêu rõ chi tiết này và công ty quản lý quỹ có quyền từ chối
không cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư này.
Hợp đồng quản lý đầu tư:
+ Công ty quản lý quỹ được nhận ủy thác quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư
trên cơ sở hợp đồng quản lý đầu tư. Ngoài các nội dung do 2 bên thỏa thuận phù hợp với
quy định của pháp luật, hợp đồng quản lý đầu tư phải quy định rõ trách nhiệm và nghĩa
vụ của công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký đối với nhà đầu tư ủy thác trong quá trình
thực hiện quản lý tài sản của nhà đầu tư ủy thác.
+ Nhà đầu tư ủy thác hoạt động đầu tư tài sản của mình cho công ty quản lý quỹ trên
cơ sở hợp đồng quản lý đầu tư. Hợp đồng quản lý đầ tư phải đảm bảo không có các quy
định:
• Nhằm tạo điều kiện cho công ty quản lý quỹ có thể trốn tránh nghĩa vụ pháp lý do
sự cẩu thả có chủ ý của công ty, làm ảnh hưởng tới quyền lợi nhà đầu tư.
• Nhằm hạn chế phạm vi bồi thường, trách nhiệm tài chính của công ty quản lý quỹ
mà không có lý do chính đáng hoặc chuyển rủi ro từ công ty quản lý quỹ sang nhà đầu tư.
• Nhằm buộc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách không công bằng.
• Nhằm gây bất lợi một cách không công bằng cho nhà đầu tư hoặc sự thiên vị, mất
bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

+ Trường hợp nhà đầu tư ủy thác là tổ chức, người đại diện ký hợp đồng thay mặt tổ
chức này phải có giấy ủy quyền hợp pháp để ký hợp đồng quản lý đầu tư.
+ Trường hợp nhà đầu tư ủy thác là công ty bao hiểm, ngoài các quy định của pháp
luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, việc ủy thác vốn và tài sản có nguồn gốc từ
hoạt động bảo hiểm cho công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định pháp luật liên
quan trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Công ty quản lý quỹ phải gửi cho ủy ban

15


chứng khoán nhà nước hợp đồng ủy thác đầu tư ký giữa công ty bảo hiểm và công ty
quản lý quỹ để báo cáo.
Phân bố tài sản giữa các hợp đồng quản lý đầu tư:
+ Trong trường hợp công ty quản lý quỹ mua hoặc bán chứng khoán hoặc các tài
sản khác đồng thời tại cùng một thời điểm cho nhiều hợp đồng quản lý đầu tư, công ty
phải có chính sách và quy trình phân bố chứng khoán cho từng hợp đồng một cách hợp
lý, đảm bảo việc phân bố tài sản giữa các hợp đồng là công bằng. Chứng khoán và các tài
sản sau giao dịch phải được phân bố theo cùng một tỉ lệ cho các nhà đầu tư ủy thác có
mức chấp nhận rủi ro tương đương. Trường hợp chứng khoán được mua hoặc bán tại các
mức giá khác nhau, công ty quản lý quỹ phải sử dụng mức giá bình quân gia quyền để
phân phối.
+ Công ty quản lý quỹ phải quy định cụ thể trong hợp đồng quản lý đầu tư và cung
cấp cho nhà đầu tư ủy thác thông tin về phương pháp lựa chọn tài sản đầu tư, phương
pháp phân bố chứng khoán cho tài khoản đầu tư của công ty và cho tài khoản của nhà đầu
tư ủy thác. Công ty quản lý quỹ phải đảm bảo các giao dịch đầu tư được thực hiện mọt
cách công bằng, không thiên vị hoặc có những sự ưu tiên quyền lợi cho công ty, người có
liên quan hoặc bất kỳ nhà đầu tư ủy thác nào.
Thực hiện đầu tư cho hợp đồng quản lý đầu tư:
+ Trước khi thực hiện các giao dịch cho nhà đầu tư ủy thác, công ty quản lý quỹ
phải đảm bảo đủ tiền và tài sản trên tài khoản của nhà đầu tư ủy thác để có thể thực hiện

giao dịch đó theo quy định của pháp luật.
+ Công ty quản lý quỹ được phép thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản đầu tư
giữa các danh mục đầu tư của các nhà đầu tư ủy thác do mình quản lý nếu giao dịch đáp
ứng các điều kiện sau đây:
• Giao dịch phù hợp với mục tiêu, chính sách đầu tư và quyền lợi của các bên tham
gia giao dịch.
• Các điều khoản giao dịch và các thông tin có liên quan tới giao dịch này phải được
cung cấp đầy đủ, chính xác và chi tiết định kỳ hàng tháng cho nhà đầu tư ủy thác. Tài liệu
giải trình về lý do giao dịch, chứng từ giao dịch phải được lập và lưu trữ đầy đủ chi tiết
để cung cấp cho nhà đầu tư ủy thác khi có yêu cầu.

16


+ Trường hợp cơ cấu danh mục đầu tư của nhà đầu tư ủy thác vượt quá các hạn chế
đầu tư đã quy định tại hợp đồng quản lý đầu tư do lỗi của công ty quản lý quỹ phải điều
chỉnh lại cơ cấu danh mục đầu tư trong thời gian ngắn nhất. Công ty quản lý quỹ không
được phép thu phí quản lý đối với hợp đồng quản lý danh mục được lập ra không đúng
với hợp đồng quản lý đầu tư và phải chịu mọi chi phí giao dịch liên quan tới việc điều
chỉnh lại danh mục cũng như mọi chi phí phát sinh khác.
+ Trường hợp công ty quản lý quỹ không thực hiện đầu tư theo chiến lược đầu tư
nêu trên và gây tổn thất cho nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ có trách nhiêm bồi thường
tổn thất cho nhà đầ tư. Mức đền bù tổn thất phải được nhà đầu tư chấp nhận bằng văn
bản.
Quản lý tài sản của nhà đầu tư ủy thác.
+ Khi thực hiện quản lý danh muc đầu tư, công ty quản lý quỹ phải mở tài khoản
lưu ký đứng tên công ty quản lý quỹ tại ngân hàng lưu ký thay mặt cho nhà đầu tư ủy
thác.
+ Tài sản của từng nhà đầu tư ủy thác phải được quản lý trên các tài khoản tách biệt
theo quy định trong hợp đồng quản lý đầu tư và được nhà đầu tư ủy thác chấp thuận. Hợp

đồng quản lý đầu tư cũng phải nêu rõ về các quan hệ liên quan ( nếu có ) của công ty
quản lý quỹ với ngân hàng lưu ký cũng như chi phí và các phí tổn phải trả cho ngân hàng
lưu ký để khách hàng xem xét và quyết định.
+ Công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo định kỳ nêu chi tiết về danh mục đầu tư,
kèm theo các thông tin khác có liên quan tới hoạt động đầu tư danh mục và gửi cho từng
nhà đầu tư ủy thác.
Chế độ báo cáo đối với nhà đầu tư ủy thác.
+Định kỳ hàng tháng, quý, năm, công ty quản lý quỹ phải báo cáo cho nhà đầu tư ủy
thác về tình hình danh mục đầu tư của mình.
+ Báo cáo phải bảo gồm các thông tin và bản thuyết minh báo cáo các nội dung sau:
• Loại hình, khối lượng và giá trị đầu kỳ các loại tài sản trong danh mục.
• Các giao dịch mua và bán trong ký, loại hình, khối lượng và giá trị từng giao dịch,
loại tài sản.
• Tình hình thu thập và chi phí trong kỳ.
• Loại hình, khối lượng và giá trị cuối kỳ các loại tài sản trong danh mục

17


PHẦN 2:THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
2.1 Một số quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam là một thị trường mới được hình thành và phát
triển trên môi trường đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thiện đặc biệt là vấn đề hành lang
pháp lý cho nhà đầu tư. Do vậy, quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hầu hết là các quỹ
đóng: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam – VFMVF1, Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam- VFMVF4, Quỹ đầu tư cân bằng Prudential- PRUBF1, Quỹ đầu tư Tăng
trưởng Manulife-MAFPF1…
* Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam- VFMVF1 có vốn điều lệ là
1000,000,000,000đ được cấp giấy phép thành lập và phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra

công chúng vào ngày 24/3/2014 bởi UBCKNN căn cứ theo Nghị định 144-2003/NĐ-CP
ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK và các văn bản pháp lý có liên quan. Quỹ đầu
tư VF1 là một quỹ đóng và hoạt động với tư cách pháp lý trên cơ sở của Nghị định về
chứng khoán và TTCK và các hệ thống pháp lý trên cơ sở của Nghị định về chứng khoán
và TTCK và các hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong thời gian 90 ngày kể từ
ngày Quỹ đầu tư VF1 được UBCKNN cấp phép, công ty quản lý quỹ VFM với tư cách là
đại diện phát hành của Quỹ đầu tư VF1 sẽ tiến hành việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư
ra công chúng.
-Công ty bắt đầu niêm yết với mã VFMVF1 ngày 8/11/2014 trên sàn giao dịch
chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Kiểm toán độc lập: công ty TNHH Ernst & Young Việt
Nam.
Ngành nghề kinh doanh:
-Ngành nghề chế biến nông lâm thuỷ sản
-Ngành tài chính ngân hàng
-Ngành du lịch và khách sạn
-Ngành giáo dục và y tế
-Ngành hàng tiêu dùng
-Ngành vận tải hàng hoá
-Ngành tiện ích công cộng
-Bất động sản
18


-Các công cụ thị trường tiền tệ
*Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam- VFMVF4
Có vốn điều lệ 806,406,000,000đ được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép
phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng theo giấy phép số 04/UBCK-GCN vào
ngày 18/12/2007 và được UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ số 11/UBCKGCN vào ngày 29/2/2008.
-Quỹ đầu tư VF4 là quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng, thực hiện chào bán chứng
chỉ quỹ ra công chúng được công tu quản lý quỹ quản lý trong suốt thời hạn hoạt động,

trừ trường hợp Quỹ được chuyển giao cho công ty quản lý quỹ khác quản lý hoặc bị giải
thể trước hạn theo quyết định của Đại hội Nhà đầu tư.
-Thời hạn hoạt động của Quỹ là 10 năm kể từ ngày UBCKNN cấp giấy phép thành
lập và hoạt động.Thời hạn hoạt động có thể được gia hạn thêm phụ thuộc vào đề nghị của
Công ty quản lý quỹ và sự chấp thuận của Đại hội Nhà đầu tư và UBCKNN.
*Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential-PRUBF1.
Có vốn điều lệ là 500,000,000,000đ được Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư số 06/UBCK-ĐKQĐT vào ngày 5/10/2006.
Thời gian hoặt động của Quỹ là 7 năm kể từ ngày 5/10/2006 do công ty TNHH Quản lý
Quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý và ngân hàng
giám sát là Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải- Chi nhánh TP.HCM. Đây là loại hình
quỹ đóng nghĩa là Quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ do Quỹ phát hành theo yêu
cầu của nhà đầu tư trong suốt thời gian hoạt động của quỹ.
-Vào ngày 22/11/2006 , Chủ tịch UBCKNN đã cấp Giấy phép niêm yết số
02/UBCKNN-GPNY cho phép Quỹ đầu tư cân bằng Prudential ( Quỹ PRUBF1) niêm yết
bằng chứng chỉ quỹ trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Kiểm toán độc lập:
công ty TNHH KPMG Việt Nam.
*Quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife-MAFPF1
Có vốn điều lệ là 250,000,000đ được UBCKNN cấp phép phát hành chứng khoán
lần đầu ra công chúng theo giấy phép số 03/UBCK-DKCCCCQ và tổng số vốn dự kiến
huy động từ công chúng là 250 tỷ đồng Việt Nam với 25 triệu đơn vị Quỹ có mệnh giá
10.000đ/đơn vị quỹ.

19


-Quỹ tiến hành huy động vốn từ ngày 19/7/2007 và kết thúc đợt huy động vào ngày
14/9/2007. Tổng vốn huy động được từ công chúng là 214,095,300,000đ tương ứng với
số lượng đơn vị quỹ là 21,409,530 đơn vị.
Khi đầu tư vào bất kỳ quỹ đầu tư nào nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến một chỉ tiêu

luôn luôn gắn liền với hoạt động của quỹ đầu tư đó, đó là giá trị tài sản ròng của quỹ
(NAV). Nó cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chúng và là
cơ sở cho việc định giả mua và giả bán chứng chỉ quỹ trên thị trường. NAV của quỹ được
xác định bằng hiệu số giữa tổng số giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả
của quỹ. NAV của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được xác định bằng cách chia NAV của quỹ
cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ chứng khoán.
Chỉ tiêu

Từ
1/1/2014
31/12/2014
Vốn điều lệ
99.574.822.600
Giá tài sản ròng tại 31/12 (đồng)
85.144.431.750
Số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu 7.175.245,67
hành tại 31/12
Giá trị tài sản ròng trên đơn vị quỹ 11.866,4
tại 31/12 (đồng)
Giá trị tài sản ròng trên đơn vị quỹ 11.983,2
thấp nhất trong 12 tháng (đồng) (*)
Chi phí hoạt động quỹ (% giá trị tài 2,11
sản ròng bình quân) (**)
Vòng quay danh mục đầu tư (%) 248,76
(***)
Tăng trưởng NAV/ccq trong năm 15,74
hoạt động (%)
Tăng trưởng NAV/ccq từ khi bắt 18,66
đầu hoặt động (%) (****)
Bảng 1: Lợi nhuận ròng VFMVF1


tới Từ 10/6/2013
31/12/2013
99.574.822.600
73.265.782.705
7.145.780,29

Chỉ tiêu

tới Từ 10/6/2013
31/12/2013
2,89
1,38
(0,87)
0,48

Từ
1/1/2014
31/12/2014
Thu nhập từ lãi trái phiếu ( tỷ đồng) 4,79
Thu nhập từ lãi tiền gửi ( tỷ đồng)
1,65
Lãi (lỗ) đã thực hiện (tỷ đồng)
7,82
Chênh lệch đánh giá trái phiếu chưa (0,49)
thực hiện (tỷ đồng)
20

tới


10.253,01
9.369,3
2,29
221,56
2,53
2,53

tới


Thu nhập khác (tỷ đồng)
0,17
Lãi từ hoạt đồng đầu tư ( tỷ đồng)
13,94
Chi phí (tỷ đồng)
(2,42)
Lãi ròng cảu quỹ (tỷ đồng)
11,52
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VFMVFB

0
2,88
(1,96)
1,92

Ghi chú:
(*) Giá trị tài sản ròng trên đơn vị quỹ thấp nhất trong năm 2013 không phản ánh chính
xác giá trị thực tế trên mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ tại thời điểm báo cáo ngày 9/8/2013 do
việc định giá trái phiếu đang nắm giữ trong danh mục tại thời điểm trên được thực hiện
theo giá giao dịch bất thường trên thị trường chứng khoán theo các quy định tại sổ tay

định giá của quý. Tuy nhiên giá giao dicgh sử dụng để đinh giá không phản ánh đúng mặt
bằng giá thị trường của trái phiếu tại thời điểm định giá do tác động bất thường của tính
chất giao dịch. Sau ngày 1/11/2013, điều khoản về định giá trái phiếu trong sổ tay đinh
giá quý VFMVFB đã được ban đại diện quý sửa đổi để đảm bảo loại trừ trường hợp nêu
trên và pahrn ánh chính xác giá trị thị trường của các tài sản đầu tư.
(**) Chi phí của quý năm 2014 giảm so với năm 2014 do năm 2013 phát sinh chi phí bất
thường để tổ chức đại hội thành lập quỹ theo luật định
(***) Vòng quay của quý trong giai đoạn từ 1/1/2014 cho tới 31/12/2014 là 240,9% cho
thấy quý đã tuân thủ chiến lược đầu tư năng động với việc tăng trưởng mua và thanh toán
các trái phiếu đầu tư tại các thời điểm phù hợp để tìm kiếm lợi nhuận cho quý.
(****) Quỹ VFMVFB bắt đầu hoạt động từ 10/6/2013, tăng trưởng bình quân cho giai
đoạn từ khi hoạt động tới ngày 31/12/2014 sẽ là 11,9%/ năm.
2.2 Đánh giá chung về hoạt động công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt
Nam
2.2.1 Quy mô hiện nay
Trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK từ năm 2000 đến năm 2005, chỉ có 6 công
ty quản lý quỹ được thành lập. Tuy nhiên, số lượng các công ty quản lý quỹ tăng nhanh
kể từ năm 2006. Cho đến tháng 5/2013, UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 49 Cty
quản lý quỹ, tuy nhiên cũng đã thu hồi Giấy phép hoạt động của 2 công ty (năm 2008,
2009), do đó, tính đến thời điểm tháng 5/2013, còn 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt
động với tổng số vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2012 là 3.098 tỷ đồng.

21


2.2.2 Về cơ cấu sở hữu của các công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ có cơ cấu sở hữu rất đa dạng, bao gồm cả hình thức sở hữu của
các cá nhân, tổ chức, tổ chức kinh doanh chứng khoán trong và ngoài nước. Trong 47
Công ty quản lý quỹ, có 25 công ty có vốn góp của các tổ chức tài chính trong nước, 02
công ty có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa và 22 công ty không có

vốn góp từ bất kỳ tổ chức tài chính nào, kể cả trong nước hay ngoài nước (xem Biểu đồ
1).
Các công ty có vốn góp từ các tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh chứng
khoán nước ngoài thể hiện được năng lực kinh doanh vượt trội so với các công ty thuộc
sở hữu của các thành phần khác (xem Bảng 1).
2.2.3 Về nhân sự hành nghề
Tính đến hết năm 2012, nhân sự làm việc trong các Công ty quản lý quỹ là khoảng
900 người, trong đó có khoảng 350 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản
hiện đang làm việc tại các Công ty quản lý quỹ. So với tổ chức kinh doanh chứng khoán
khác như công ty chứng khoán, nhân sự của ngành quản lý quỹ biến động không đáng kể
và tương đối ổn định. Đáng chú ý là nhân viên các Công ty quản lý quỹ nhìn chung là có
chất lượng tốt, được đào tạo, một phần do yêu cầu về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
quản lý quỹ cao, ngoài ra điều kiện kinh doanh có mức độ chuyên nghiệp cao cũng đòi
hỏi nhân sự của ngành quản lý quỹ phải có trình độ chuyên môn, năng lực kinh doanh tốt.
2.2.4 Về quản trị điều hành
Quản lý quỹ là một lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao về đạo đức nghề nghiệp
cũng như trình độ chuyên môn. Phần lớn các Công ty quản lý quỹ Việt Nam, đặc biệt là
các công ty có vốn góp của các tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức kinh doanh chứng
khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, đã nhanh chóng tiếp cận và thực hiện quản trị Công ty,
quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế.
Cho đến nay, các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ
tương đối chặt chẽ, dựa trên những thông lệ quốc tế tốt nhất, vì vậy, đã tránh được các
xung đột lợi ích, đồng thời cũng phần nào hạn chế được thiệt hại trong quá trình hoạt
động. Tuy vậy, do sự phức tạp của hoạt động đầu tư tài chính nên công tác quản trị điều
hành của Công ty quản lý quỹ vẫn còn một số vấn đề bất cập như:
22


- Do tồn tại nhiều mô hình pháp lý công ty khác nhau: công ty TNHH trực thuộc các

NHTM, tập đoàn, công ty nhà nước, mô hình công ty cổ phần riêng lẻ, nên mức độ quản
trị cũng có khác nhau và khả năng tuân thủ các thông lệ quốc tế còn hạn chế; tiềm ẩn
xung đột lợi ích trong quá trình quản trị công ty, đặc biệt ở mô hình NHTM, công ty tài
chính, tập đoàn, công ty sở hữu công ty quản lý quỹ trực thuộc.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ ở một số công ty còn mang tính hình thức, chưa giúp
được cho Ban điều hành phát hiện các sai phạm, cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra.
2.2.5 Về kết quả hoạt động
Sự tăng trưởng của ngành quản lý quỹ có thể được đánh giá là tương đối nhanh
trong thời gian vừa qua, tuy nhiên vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng phát triển cũng
như nhu cầu của TTCK Việt Nam. Kể từ thời điểm Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên
được cấp phép thành lập tháng 5/2004 đến 31/12/2012, có 13 công ty thực hiện quản lý
23 Quỹ đầu tư, trong đó có 17 Quỹ thành viên và 06 Quỹ đại chúng (các Quỹ đại chúng
đều đã được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Tp. Hồ Chí Minh
(PRUBF1, MAFPF1, VF1,VF4, VFA, ACBGF). Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của các
Quỹ tại thời điểm 31/12/2012 là 9.523 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản quản lý
(xem Bảng 2).
Ngoài ra, các Công ty quản lý quỹ còn thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư
cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tại thời điểm 31/12/2012, tổng số hợp
đồng quản lý danh mục đầu tư cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài là
307 hợp đồng với quy mô vốn ủy thác là 77.146 tỷ đồng. Như vậy, tại thời điểm
31/12/2012, các Công ty quản lý quỹ quản lý khối lượng tài sản khoảng 86.669 tỷ đồng
(tương đương hơn 4 tỷ USD).
Về kết quả hoạt động kinh doanh, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các
Công ty quản lý quỹ là tương đối ổn định do doanh thu chủ yếu là cung cấp dịch vụ.
Doanh thu của ngành là 700 tỷ đồng, lãi (sau thuế) năm 2012 là 93 tỷ đồng, trong đó, 25
công ty có lãi. Có những công ty đạt các chỉ tiêu ROA, ROE trên 20%, thậm chí tới gần
30%. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các Công ty quản lý quỹ là không đồng đều
và đang có sự phân hóa rõ rệt. Hiện nay mới chỉ có 13 công ty huy động được Quỹ. Các
công ty có liên quan tới các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán và thành
lập trước năm 2008 nhìn chung có lợi thế hơn rất nhiều so với các công ty thành lập sau

này. Cụ thể, 10 Công ty hàng đầu quản lý tới 90% tổng tài sản toàn ngành, và phần lớn
23


đều có liên quan tới các TCTD, tổ chức kinh doanh chứng khoán và đặc biệt là các doanh
nghiệp bảo hiểm (xem Biểu đồ 2). Lợi thế của các công ty trực thuộc các doanh nghiệp
bảo hiểm là rất rõ ràng khi các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư lớn chủ yếu là ký với
công ty mẹ là tổ chức bảo hiểm để quản lý phần bảo phí và phần vốn đối ứng của vốn chủ
sở hữu. Nhìn chung, các Công ty quản lý quỹ không trực thuộc tổ chức tài chính nào hoạt
động tương đối khó khăn do không có được lợi thế từ công ty mẹ.
2.3.Hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán – công ty VFM
Nhìn lại toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, không thể
không nhắc đến CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) - công ty quản lý quỹ đầu
tiên của Việt Nam gắn liền với Tổng giám đốc Trần Thanh Tân.
Năm 1994, ông Tân cùng một nhóm anh em, trong đó có ông Dominic Scriven tách
ra thành lập Công ty Quản lỹ quỹ đầu tư Dragon Capital với số vốn ban đầu khoảng 20
triệu USD. Quỹ đầu tiên do Dragon Capital quản lý là VEIL, quản lý 16 - 17 triệu USD.
Lúc này, vai trò của ông Tân tại Dragon Capital là phụ trách mảng cổ phần hoá.
Ông giữ chức vụ Giám đốc phụ trách đầu tư từ năm 1994 đến năm 2003. Song song đó,
Công ty Dragon Capital cũng như cá nhân ông Tân tiếp tục đóng góp với khả năng có thể
cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong những công việc liên quan để chuẩn bị thành
lập Trung tâm GDCK đầu tiên của Việt Nam tại TP. HCM.
Trên thực tế, chương trình cổ phần hoá là bước chuẩn bị để tạo cơ sở hàng hoá trong
tương lai cho TTCK Việt Nam. Ông Tân nằm trong nhóm tư vấn chương trình cổ phần
hóa cho các DNNN, thực hiện tư vấn cổ phần hóa cho hơn 20 doanh nghiệp, trong đó có
5 công ty thí điểm đầu tiên gồm REE, GMD, LAF, Vifooco và Xí nghiệp Giày Hiệp An.
Sau đợt thí điểm, chương trình cổ phần hóa DNNN được thúc đẩy mạnh hơn, nhưng
các quỹ đầu tư vào Việt Nam không có nhiều việc để làm, vì luật chưa cho phép người
nước ngoài mua cổ phần.
Năm 1997, khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra, khiến toàn bộ các quỹ đầu tư nước

ngoài đều rút vốn khỏi Việt Nam, ngoại trừ Dragon Capital với tư cách là doanh nghiệp
đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII).
Sau khủng hoảng, Dragon Capital bước vào chặng đường phát triển tốt hơn, vốn rót
vào Quỹ VEIL nhiều hơn và Công ty bắt đầu tham gia các thương vụ cổ phần hoá và đầu
tư vào doanh nghiệp niêm yết khi TTCK Việt Nam được thành lập vào năm 2000.
24


Đến năm 2003, Dragon Capital cùng đối tác là Sacombank thành lập Công ty liên doanh
Quản lý quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Ngày 15/7/2003, công ty quản lý quỹ đầu
tiên tại Việt Nam ra đời (đến tháng 1/2009 chuyển đổi từ công ty liên doanh sang công ty
cổ phần) và ông Tân là người nhận chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ đầu tiên.
Quỹ đầu tiên do VFM quản lý là VF1, có số vốn ban đầu 300 tỷ đồng, quỹ này tăng
vốn vài lần sau đó, hiện đạt 1.000 tỷ đồng. Nắm bắt được thị hiếu của NĐT, VF1 ban đầu
là quỹ đầu tư mạo hiểm, dù có cơ cấu đầu tư khá an toàn.Nhớ lại thời điểm huy động
vốn, ông Tân kể lại, cả Công ty từ giám đốc đến nhân viên lái xe cùng thực hiện vận
động, chứ không chỉ riêng bộ phận huy động vốn như bây giờ. Bên cạnh đó, VFM tổ
chức nhiều buổi giới thiệu, hội thảo, hội nghị để truyền bá kiến thức đến công chúng đầu
tư. Mỗi lần tổ chức như vậy, VFM đón nhận cả ngàn người đến tham dự và cao điểm có
tới 15.000 NĐT bỏ vốn vào VF1.
Quỹ thứ hai do VFM quản lý là Quỹ hạ tầng VF2, trong bối cảnh các NĐT quan
tâm nhiều tới phát triển hạ tầng. Sau đó, thị trường quan tâm tới việc hình thành quỹ hưu
trí và nghiên cứu của VFM cho thấy, Bắc Mỹ và châu Âu chưa có chính phủ nào quản lý
hiệu quả quỹ hưu trí và có xu hướng chuyển qua cho các công ty quản lý quỹ quản lý.
Tuy nhiên, do pháp lý chưa hoàn thiện nên kế hoạch cho ra đời Quỹ VF3 là quỹ hưu trí
bổ sung của VFM chưa thực hiện được. Khi NĐT hiểu biết hơn về TTCK, nhu cầu đầu tư
phong phú hơn, trong đó xuất hiện xu hướng đầu tư cổ phiếu blue-chips, đã dẫn đến sự ra
đời của Quỹ đầu tư hàng đầu Việt Nam VF4. Cứ như thế, nương theo xu hướng thị
trường, VFM xây dựng phương thức đầu tư cho từng quỹ, phù hợp với nhu cầu của đa
dạng NĐT.

Tuy nhiên, mô hình quỹ đóng và hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng khiến NĐT
không hài lòng. Trước thực tế này, VFM đã chuyển tất cả quỹ đóng sang quỹ mở để NĐT
có thể rút vốn. Thời gian đầu, khá nhiều NĐT tiến hành rút vốn, nhưng sau đó giảm dần
và đến nay có sự đầu tư trở lại vào quỹ. Theo ông Tân, động thái rút vốn buộc công ty
quản lý quỹ phải có trách nhiệm nhiều hơn, năng động hơn, chuyên nghiệp và hiệu quả
hơn mới có thể giữ được NĐT.
Từ ngày 1/9/2013, các quy định pháp lý cho phép thành lập quỹ hoán đổi danh mục
(ETF). Trong năm 2014 vừa qua, Quỹ hoán đổi danh mục ETF VFMVN30 mô phỏng
gần nhất biến động của chỉ số tham chiếu VN30 chính thức được VFM thành lập. Đây là
quỹ ETF đầu tiên tại Việt Nam. Ông Tân chia sẻ: “Tôi cảm thấy tự hào khi VFM gắn liền
25


×