Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

5 Khớp lớn và Ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 26 trang )

5 Khớp lớn và Ứng dụng
1.Khớp thái dương hàm dưới (articulation temporoman-dibularis)
2.Khớp vai-cánh tay (articulation humer)
3.Khớp khuỷu (articulation cubitis)
4.Khớp hông (articulation coxae)
5.Khớp gối


1.Khớp thái dương hàm dưới
1.a. Đặc điểm
+ Cấu tạo: Khớp động lưỡng cầu lồi do lồi cầu và ổ chảo xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới tạo
thành
+ Sinh lý: Khớp quan trọng trong đọng tác nhai
+ Bệnh lý: thường hay xảy ra sai khớp
- Lồi cầu ổ chảo xương thái dương
- Lồi cầu xương hàm dưới
- Sụn chêm


1.Khớp thái dương hàm dưới
1.b.Phương tiện nối khớp
+ Bao khớp là một bao sợi bao quanh khớp có 2 loại sợi
- Sợi nông
- Sợi sâu
+ Dây chằng: các dây chằng bên là chính
rất chắc còn các dây chằng khác chỉ là dây chằng phụ
- Dây chằng bên ngoài
- Dây chằng bên trong
- Dây chằng phụ :D/c bướm hàm, D/c trâm hàm
D/c chân bướm hàm



1.c.Bao hoạt dịch có 2 bao cho mỗi tầng ở khớp và
Không thông với nhau
1.d.Liên quan : Phía trước dưới ống tai ngoài có tuyến
Nước bọt mang tai nằm áp vào ngành lên xương hàm dưới
1.e.Động tác: há ngậm miệng


• Ứng dụng
- Trật khớp thái dương hàm: Giai đoạn trật khớp thái dương hàm là tình trạng bệnh lý do sự di lệch kéo dài, không hồi phục một hay cả hai bên

Nguyên nhân: Sau một vài vận động há miệng quá mức (ngáp, khi chữa răng kéo dài, khi đặt nội khí quản......) thì bệnh nhân không thể ngậm
miệng lại được và thấy đau khớp. lồi cầu kẹt phía trước chỏm thái dương (lồi cầu thái dương) và không trở lại ổ khớp được, do co thắt cơ và do đĩa
khớp chèn phía sau lồi cầu
Cách chữa trị: Trong trật khớp thật sự thì sờ trước bình tai thấy ổ khớp rỗng. Với thủ thuật nắn chỉnh thông thường (thủ thuật Nelaton) đẩy hàm
xuống dưới sau đó ra sau lên trên đưa vào đúng khớp thì bệnh nhân sẽ hết đau ngay lập tức.


Dùng thuốc giãn cơ hoặc an thần liều thấp hoặc trung bình vì còn cần bn
hợp tác trước khi thực hiện
Bệnh nhân ngồi thoải mái, khớp gối và hai bàn chân chạm nhau. Nhân
viên y tế đứng trước mặt bệnh nhân


Đặt hai miếng gạc lên mặt nhai hai nhóm răng hàm
dưới bên Phải và bên Trái
Articular eminence: Mô khớp hay chỗ nhô của khớp
TD-H
Ấn toàn bộ khối xương hàm dưới bằng hai ngón cái ấn
xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp hoặc cả

hai bên nếu trật khớp TD-H hai bên theo hướng xuống
dưới và ra sau một cách tích cực, liên tục, kiên trì, một
lần là tốt nhất


Nếu thấy cảm giác xương hàm dưới lỏng ra, chuyển động
dễ dàng tức là xương hàm đã về đúng khớp thì chi bn nghỉ
nghơi, hạn chế nói và há miệng


Trước hết cần nắn bóp nhè nhẹ chỗ khớp bị thương, xoa nắn
cơ nhai cho mềm dịu, rồi tùy bệnh trạng mà ấn vào trong hay
đẩy ra ngoài, nghe một tiếng “cụp” vang lên nơi khớp bị trật
tức là đã ăn khớp lại rồi, răng môi bấy giờ đã hợp lại nguyên
trạng. Sau đó dùng thuốc hay cao dán rồi băng lại.


2.Khớp vai-cánh tay
2.a.Đặc điểm
Khớp vai là: khớp chỏm điển hình nấp dưới vòm cùng vai đòn,
khi cắt tháo khớp cần phải xoay xương cánh tay để bật chỏm xương
cánh tay ra ngoài và khi cắt đoạn thì phải rạch vòm ở phía trước
2.b.Diện khớp
- Chỏm xương cánh tay chiếm 1/3 khối cầu, ngẩng lên trên và vào
trong
- Ổ chảo xương vai so với chỏm xương cánh tay thì nông và bé
- Sụn viền:


2.c.Nối khớp

- Bao khớp
- Dây chằng
+ Dây chằng quạ cánh tay
+ Dây chằng ổ chảo cánh tay
2.d.Bao hoạt dịch: là bao thanh mạc lót mặt trong bao khớp, tiết
ra chất dịch đổ vào ổ khớp có tác dụng làm cho các diện khớp
trượt lên nhau dễ dàng.
2.e.Liên quan chủ yếu với dây thần kinh mũ chi phối vận động cảm giác
Cho khu vực, cơ Delta ôm lấy khớp vai tạo thành ụ vai
2.f.Động tác: rộng rãi


• Ứng dụng
- Trật khớp vai:Trật khớp là một tổn thương khi đó đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường của khớp.
Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng,
đưa ra sau, và xoay ngoài.
Triệu chứng
+ Khớp bị biến dạng.
+ Sưng tấy.
+ Đau khi vận động.
+ Đau dữ dội hoặc nhói buốt, tê gần vùng bị tổn thương…


Điều trị
- Vô cảm cần gây mê để nắn, thêm thuốc dãn cơ, nắn nhẹ nhàng quan trọng hơn là nắn cố lấy được. - Nắn
+ Phương pháp Hypocrat bệnh nhân nằm ngửa, người nắn ngồi bên cạnh, độn gót chân vào nách, đạp chân tựa vào thành
ngực kéo cánh tay dạng 20 độ, từ từ, có thể kèm xoay nhẹ (hình 7). Theo Bohler gần 100 trường hợp chỉ mấy lần thất bại
do mẩu xương, gân bị kẹt vào hõm khớp.

+ Phương pháp Kocher không dùng cho nắn trật lần đầu, vì làm hỏng phần mềm do lực đòn bẩy có hại. Nay còn dùng cho

trật tái diễn đã nhiều lần, có thể tự nắn, gây tê tại chỗ. Nắn theo 4 thì (hình 8)
Thì 1: kéo thẳng cánh tay.
Thì 2: xoay cánh tay ra ngoài bằng cách đưa cẳng tay ra ngoài tối đa.
Thì 3: khép cánh tay vào thân mình bệnh nhân.
Thì 4: đưa cánh tay lên trên và vào trong, bàn tay sờ được tai đối diện.


3.Khớp Khuỷu
3.a. Đặc điểm
Là một khớp gấp duỗi cẳng tay và sấp ngửa bàn tay,
Do 3 khớp nhỏ tạo thành
-khớp cánh tay trụ là khớp ròng rọc
-khớp cánh tay quay là khớp lồi cầu
-khớp quay trụ trên là khớp trục
3.b.Diện khớp
-đầu dưới xương cánh tay
-đầu trên xương trụ
-chỏm xương quay


3.c.Nối khớp
-Bao khớp
-Dây chằng:
D/c khớp cánh tay trụ quay
+ dây chằng bên quay
+ dây chằng bên trụ
+ dây chằng sau và dây chằng trước
D/c Khớp quay trụ trên có 2 dây
+D/c vòng
+D/c vuông

3.d. Bao hoạt dịch: là một bao thanh mạc lót mặt trong bao khớp và dính vào hai đầu xương ở xung quanh sụn bọc
3.e. Liên quan ở mặt trước khớp khuỷu liên quan với hai rãnh nhị đầu trong và màng nhị đầu ngoài và các bó mạch thần
kinh lướt qua
3.f.Động tác gấp duỗi cẳng tay, sấp ngửa cẳng tay, bàn tay
3.g.Đường vào khớp : Đường rạch giữa sau (dọc giữa mỏm khuỷu)


• Ứng dụng
Trật khớp khuỷu
Phân loại
-Trật ra sau:

Chiếm khoảng 90%, đầu trên 2 xương cẳng tay bật ra khỏi khớp bị kéo lên trên ở mặt sau đầu dưới xương cánh tay. Nếu 2 xương không bị kéo thẳng
lên trên mà lại nghiêng sang bên sẽ tạo nên kiểu trật ra sau và lệch vào bên trong hoặc bên ngoài.
Thường tất cả các dây chằng đều bị rách trừ dây chằng vòng. Khi dây chằng vòng bị đứt chỏm xương quay sẽ bật hẳn ra xa, trật khớp sẽ phức tạp
hơn.
-Trật ra trước:
Chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt (trừ dây chằng vòng) các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị
đụng giập hoặc rách. Thần kinh trụ cũng có thể bị thương tổn.

Triệu chứng lâm sàng
Khuỷu sưng to và sưng rất sớm (vì các dây chằng bị rách gây tụ máu). Cẳng tay ở tư thế gấp 400, hơi sấp trông cẳng tay như bị ngắn đi. Cánh tay
trông như dài ra.
Mất cơ năng hoàn toàn, làm động tác thụ động thấy gấp bị hạn chế (thường chỉ tới 900). Động tác duỗi thì bình thường, đặc biệt có các động tác
bên.Trục cẳng tay lệch vào trong hoặc ra ngoài so với trục cánh tay.
Sờ được rõ 3 đầu xương: Mỏm khuỷu nhô ra sau, đầu dưới xương cánh tay nhô ra trước, đầu trên xương quay lồi ra sau và ra ngoài. Cần chụp X
quang khớp khuỷu thẳng, nghiêng để chẩn đoán xác định và tìm thêm các thương tổn phối hợp ở xương.


Nguyên tắc điều trị

Cần gây mê sau đó cho bệnh nhân nằm ngửa, luồn một băng vải vòng qua giữa cánh tay giao cho một
người kéo lại, hoặc buộc vào 1 móc ở tường.
Người phụ, tay phải nắm lây ngón tay cái và tay trái nắm lấy các tay còn lại kéo thẳng theo trục cẳng tay.
Người nắn dùng các ngón cái đẩy mỏm khuỷu và chỏm xương quay ra trước đồng thời các ngón tay giữa
kéo đầu dưới xương cánh tay ra sau.
Sau nắn bó bột cánh-cẳng- bàn tay rạch dọc, khuỷu gấp 900 cẳng tay để ngửa, thời gian giữ bột 3 tuần.
Cần chụp X quang kiểm tra sau bó bột vì trật khớp khuỷu có thể trật tái phát trong bột. Sau tháo bột cho
bệnh nhân tập chủ động gấp duỗi khuỷu, không được xoa nắn vùng khuỷu vì sợ vôi hóa cạnh khớp.


Khớp hông


Cấu
tạo,
đặc
điểm

• Là một khớp chỏm điển hình tiếp nối
xương đùi và chậu hông. Khớp hông
nằm giữa bẹn và mông có nhiều cơ
che phủ nên phẫu thuật khó khăn.


Liên kết giữa
Vận
động
Nâng đỡ
xương chậu
với xương đùi


Chức
năng


Ứng
dụn
g

• Là một khớp chỏm điển hình có động
tác rất rộng rãi hay bị chấn thương.
• Có nhiều cơ che phủ, khó phẫu thuật.
• Đường rạch vào khớp an toàn thuận
lợi là đường rạch từ gai chậu trước
dưới dọc theo bờ ngoài của cơ may để
vào ổ khớp


Khớp gối


• Là một khớp động lưỡng lồi cầu,
một trục.

Cấu
tạo,
đặc
điểm

• Khớp ở nông nên hay bị chạm

thương.
• Khớp có một bao hoạt dịch rộng nên
dễ bị sưng phồng


gập duỗi, động tác xoay hạn chế Liên kết đùi và cẳng chân

Chứ
c
năng


Ứng
dụng

• Hai sụn dính vào bao khớp và liên quan đến
gân cơ gáp và duỗi nên sụn chêm trượt ra
sau khi duỗi chân và xô ra trước khi gấp
chân, nếu động tác quá mạnh đột ngột sụn
chêm có thể bị rạn hay rách, lúc đó sẽ trở
thành chướng ngại gây ra hạn chế cử động
khớp
• Để tháo mủ dẫn lưu khớp thì đường rạch an
toàn thuận lợi nhất là đường rạch ngang dây
chằng bánh chè, cách đều đỉnh xương bánh
chè và lồi củ trước xương chày


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×