BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM 1.
CÁC MỐC CHÍNH TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI ĐỂ ÁP DỤNG
THĂM KHÁM LÂM SÀNG VÀ NHÂN TRẮC.
* Khái niệm về lâm sàng và nhân trắc:
- Lâm sàng là nói triệu chứng của bệnh phát hiện được ngay trên giường bệnh bằng giác quan của
thầy thuốc. Ví dụ: nghe, sờ, nhìn, gõ.
- Nhân trắc học là môn khoa học nghiên cứu về hình thể của con người và phương
pháp đo đạc trên cơ thể con người.
I. Xương đầu mặt:
- Thóp (ở trẻ em)
- Củ lồi cầu xương hàm dưới
- Xương trán, xương chẩm
1. Khám thóp trẻ em:
-
Dùng để xác định trán và chẩm.
- Khám và đo thóp: xác định bệnh còi xương, hội
chứng não bé, tăng áp lực sọ…
2. Thăm khám chấn thương sai khớp:
- Thăm khám củ lồi cầu xương hàm dưới
3. Đo vòng đầu trẻ em:
Dựa vào mốc xương trán và xương chẩm:
- Phía trước: Sát cung lông mày (xương trán).
- Hai bên: Sát mép vành tai.
- Phía sau: Qua ụ chẩm (xương chẩm).
Thăm khám bệnh: Còi xương, ứ nước não thất...
4. Một số mốc khác:
- Lỗ hàm dưới: Gây tê để nhổ răng.
- Xương sụn phía trên xương lá mía: Chỉnh hình
- Sự chảy máu của các hốc tự nhiên: Thăm khám, chuẩn đoán…..
II. Xương thân mình:
- Gai chậu, mào chậu..
- Đốt sống cổ số VII.
- Đốt sống lưng L4
1. Thăm khám đốt sống cổ:
Đốt sống cổ số VII: Có mỏm gai dài nhất, lồi về phía sau (nhất là khi cúi đầu).
Làm mốc xác định các đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng để thăm khám.
2. Chọc dò thắt lưng và gây tê ngoài màng cứng:
- Chọc dò ở vị trí trên hoặc dưới mỏm gai L4 – ngang mức mào chậu (xương chậu).
Lấy mẫu dịch tuỷ hoặc gây tê tuỷ sống.
- Ngoài ra, xương chậu có các mốc chính: Gai chậu, mào chậu, mỏm nhô, ụ
ngồi….
Đó là các mốc chính để đo khung chậu nữ trong thai sản giúp bác sĩ đánh giá kỹ để tiên
lượng cuộc đẻ
III. Xương chi trên:
Các mốc xương thường là các mỏm, lồi củ nhô lên dưới da hoặc khe khớp sờ thấy
được như:
- Mỏm cùng vai
- Mỏm trên lồi cầu.
- Mỏm khuỷu.
- Chỏm xương quay
- Mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ…
- Xác định xương đòn để thăm khám: Từ mỏm cùng vai đến
- Đo độ rộng của vai: Khoảng cách giữa mỏm cùng vai trái và
xương ức.
mỏm cùng vai phải.
- Thăm khám bệnh: Gãy mỏm trên ròng rọc, trật khớp khuỷu, gãy mỏm trên lồi cầu, gãy cổ xương quay.
Mỏm trên ròng rọc, mỏm khuỷu, mỏm trên lồi cầu
+ Khi duỗi: 3 mốc này nằm trên 1 đường thẳng ngang.
+ Khi gấp 90 độ: 3 mốc tạo tam giác cân đỉnh ở dưới
Nếu có sự sai khác thì có thể xương bị gãy hoặc trật khớp.
- Mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ:
+ Bình thường: mỏm trâm quay thấp hơn mỏm trâm trụ 1-1.5cm.
+ Bất thường: mỏm trâm quay ngang bằng hoặc cao hơn mỏm trâm trụ.
Có thể chuẩn đoán: gãy đầu dưới xương quay, gãy xương cẳng tay……
- Đo chiều dài chi trên:
+ Cánh tay: Mỏm cùng vai đến trên mỏm lồi cầu
ngoài.
+ Cẳng tay: Từ mỏm khuỷu đến mỏm trâm
trụ
IV. Xương chi dưới:
Có các mốc chính:
- Mào chậu, gai chậu trước trên.
- Hai lồi cầu.
- Mấu chuyển lớn.
- Mắt cá trong, mắt cá ngoài….
1. Mào chậu và gai chậu trước trên:
+ Mào chậu: Đường nối 2 mào chậu là một đường thẳng nằm
ngang. (vuông góc với trục cột sống ở L4, L5).
+ Gai chậu trước trên: Đường nối 2 gai chậu trước trên nằm
ngang.
Khi đường nối giữa 2 điểm không nằm ngang thì xương có
những bất thương.
2. Thăm khám xương bánh chè:
Xương bánh chè nằm giữa lồi cầu ngoài và lồi cầu trong (hố
gian lồi cầu) nên ta dễ dàng xác định được vị trí xương bánh chè
để thăm khám.
3. Khám mắt cá chân:
Mắt cá chân ngoài thấp hơn mắt cá trân trong 1-1,5cm. Nếu
có sự thay đổi có thể nguyên nhân là do gãy mắt cá chân.
4. Đo chi dưới:
Từ mấu chuyển lớn đến mắt cá ngoài.
Thanks for watching and listening.
The End.