ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Khoa Luật - ĐHQGHN
BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH MÔN
LUẬT DÂN SỰ
Giảng viên: Bùi Thị Thanh Hằng
Nhóm :
• Hoàng Thị Thu Hà
• Đàm Thị Hương Quỳnh
• Nguyễn Thu Trang
• Lê Sơn Tùng
• Lê Huy Bằng
• Ngô Phúc Tuấn Anh
• Hoàng Anh
• Nguyễn Thành Đạt
• Nguyễn Duy Khương
• Trần Hữu Tuấn
Đề tài: Những vấn đề về cá nhân trong bộ luật dân sự
Việt Nam.
MỤC LỤC:
• Khái niệm, xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan
hệ pháp luật dân sự
• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
• Khái niệm
• Đặc điểm
• Nội dụng
• Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
• Khái niệm
• Đặc điểm
• Nội dung
• Quyền nhân thân
• Hộ tịch nơi cư trú của cá nhân
• Hộ tịch
• Nơi cư trú của cá nhân
• Giám hộ
• Khái niệm
• Điều kiện của cá nhân để trở thành người giám hộ
• Các hình thức giám hộ
• Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
• Quản lý tài sản của người được giám hộ
• Thay đổi và chấm dứt giám hộ
• Giám sát việc giám hộ
• Hậu quả chấm dứt việc giám hộ
• Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Tuyên bố mất
tích. Tuyên bố chết.
• Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
• Tuyên bố mất tích
• Tuyên bố chết
• Khái niệm, xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan
hệ pháp luật dân sự.
- Theo pháp luật dân sự Việt Nam, thì có sáu loại chủ thể của quan hệ
pháp luật Dân sự. Đó là: cá nhân, pháp nhân, các tổ chức, cơ quan công
quyền, hộ gia đình và tổ hợp tác.
- Khái niệm “cá nhân” trong pháp luật Dân sự Việt Nam được dùng để
chỉ “con người”, là cách để phân biệt với chủ thể “pháp nhân”.
- Cá nhân bao gồm cả công dân, người nước ngoài, người không có quốc
tịch, trong đó công dân là loại chủ thể cá nhân chủ yếu của quan hệ pháp
luật dân sự.
- Việc xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật
Dân sự dựa - Tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng giữa NLPL và
NLHVDS của cá nhân có giới hạn rõ nét:
• Thời điểm phát sinh:
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không có ngay khi cá nhân sinh
ra mà phải đạt đến độ tuổi nhất định (6 tuổi) mới bắt đầu có năng lực
hành vi dân sự.
• Tính chất
- Pháp luật ghi nhận mọi công dân có năng lực pháp luật dân sự như
nhau. Bộ luật dân sự quy định "mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật
dân sự như nhau nghĩa là có tính bình đẳng về năng lực pháp luật dân
sự giữa các cá nhân".
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là cá nhân tự tạo ra quyền,
nghĩa vụ và có trách nhiệm về hậu quả. Năng lực hành vi của cá nhân
phụ thuộc vào độ tuổi khả năng nhận thức, khả năng làm chủ hành vi,
vì vậy mà pháp luật không công nhận sự bình đẳng về năng lực hành
vi.
• Vị trí, vai trò trong năng lực chủ thể
- Năng lực pháp luật dân sự là điều kiện "cần" để cá nhân tham gia
vào các quan hệ dân sự. Năng lực hành vi dân sự là điều kiện đủ.
- Năng lực pháp luật dân sự mới là khả năng hưởng quyền còn năng
lực hành vi dân sự là "cầu nối" giữa năng lực pháp luật dân sự và
quyền dân sự hiện thực hoá các nội dung của năng lực pháp luật dân
sự.
Liên quan đến NLPL cá nhân, BLDS đã quy đinh một số trường hợp
ngoại lệ trong quan hệ thừa kế:
• Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành
thai trước khi người để lại di sản chết thì được xác định là người thừa
kế.
• Cá nhân chỉ có thể tự mình, tức là bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự khi cá nhân đó là người thành niên, tức là
người từ đủ 18 tuổi trở lên mà không bị mất NLHVDS hoặc bị hạn
chế NLHVDS.
• Đối với người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự phải được người địa diện theo pháp luật đồng ý, trừ
các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hành ngày phù hợp với
lứa tuổi. Đối với trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
có tại sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
VD: theo Điều 652 khoản 2, di chúc của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 phải
được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
• Mọi giao dịch của người không có năng lực hành vi dân sự hoặc
người mất NLHVDS đều phải do người đại diện theo pháp luật xác
lập, thực hiện.
• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
• Khái niệm
Theo khoản 1 điều 14 của BLDS 2005 quy định: năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân là khả năng cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân là điều kiện cần để cá nhân
có thể tham gia các quan hệ pháp luật Dân sự và trở thành chủ thể của quan
hệ đó.
• Đặc điểm (4 đặc điểm )
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là sự phản ánh địa vị pháp lý của cá
nhân trong xã hội được nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Địa
vị pháp lý là thứ bậc vị trí của cá nhân trong một xã hội có nhà nước , địa
vị đó do nhà nước quy định mà thông qua đó các cá nhân được hưởng những
quyền nhất định. Được ghi nhân từ điều 14 đến điều 16 BLDS 2005
• Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự
Khoản 2 điều 14 BLDS quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp
luật dân sự như nhau” , không phân biệt tôn giáo, giới tính, thành phần xã
hội…nói cách khác , mọi cá nhân đều có khả năng như nhau về quyền và
nghĩa vụ dân sự, không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào .
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân
sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiền đề để cho công dân có các quyền
dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng quyền thì
cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.
• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính không thể tách rời
, nó phát sinh vào thời điểm người đó sinh ra và chấm dứt khi người
đó chết ( khoản 3 điều 14 BLDS 2005)
Mặc dù năng lực dân sự cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt
khi người đó chết (Khoản 3 điều 14 ) nhưng có một số trường hợp được
pháp luật quy định người chưa sinh ra (bào thai) đã được hưởng một số
quyền dân sự nhất định.
VD: theo điều 635 BLDS 2005: người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống và
thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai sau khi người để lại di sản chết.
• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phụ thuộc vào độ tuổi,
khả năng nhận thức, lý trí… mà nó gắn bó suốt đời mỗi cá nhân từ khi
sinh ra cho đến khi chết đi.
VD: một người cho dù bị mất năng lực hành vi dân sự, thì họ vẫn có các quyền
đối với họ tên, xắc định giới tính, quyền sở hữu tài sản,
• Điều 16 BLDS 2005 quy định: “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
không hề bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định”
Mọi giao dịch dân sự nhằm mục đích hạn chế hoặc hủy bỏ năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân đều bị xem là vô hiêu, trừ trường hợp pháp luật
quy định. Có 2 trường hợp bị hạn chế :
• Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được
tham gia các quan hệ dân sự cụ thể.
VD: người nước ngoài không có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán
nhà ở Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điều 125, 126 Luật nhà ở về quyền sở hữu
nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
• Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
VD: tòa án ra quyết định cấm cư trú đối với một người nào đó trong khoảng thời gian xác
định. Tuy nhiên đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là tạm định
chỉ khả năng này. Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là
năng lực pháp luật dân sự nói chung.
• Nội dung
Điều 15 BLDS 2005 quy định nội dung NLPLDS của cá nhân, theo đó cá
nhân có các quyền và nghĩa vụ như sau :
1- Quyn nhân thân không gn vi ti sn v quyn nhân thân gn vi
ti sn
Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật quy định. Quyền nhân
thân được quy định từ điều 24 đến 52 BLDS 2005. Theo đó, quyền
nhân thân được chia làm 2 nhóm :
• Quyền nhân thân không gắn với tài sản như quyền đối với họ tên, hình
ảnh, quyền xác định giới tính, quyền giữ bí mật về đời tư, danh dự
nhân phẩm…
• Quyền nhân thân gắn với tài sản là những quyền có thể mang lại lợi
ích vật chất nhất định cho các cá nhân như quyền tác giả, quyền sở
hữu trí tuệ…
Cá nhân không được lạm dụng quyền nhân thân để xâm phạm tới lợi
ích nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích của cá nhân khác.
2- Quyn s hu, quyn tha k v cc quyn khc đ!i vi ti sn.
Quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một
chủ thể thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong
những trường hợp nhất định.Quyền sở hữu là một trong những quyền
đặc biệt quan trọng của cá nhân vì thông qua đó cá nhân có thể thỏa
mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Các cá nhân có quyền
sở hữu đối với tài sản hợp pháp của chính mình và được pháp luật tôn
trọng, bảo vệ.
Cá nhân có quyền để lại di sản cũng như hưởng di sản thừa kế theo di
chúc và theo quy định của pháp luật.
• NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN
• Khái niệm
Theo điều 17 BLDS 2005: “ Năng lực hành vi dân sự cá nhân là khả năng
của cá nhân bằng hành vi của mình xắc lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân
sự ”.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng thực tế của chủ thể nhằm
thực hiện nội dung năng lực pháp luật của chủ thể. Đây là điều kiện quan
trọng để một cá nhân có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
• Đặc điểm
• Năng lực hành vi thể hiện qua :
- Khả năng thực hiện quyền.
- Khả năng thực hiện nghĩa vụ.
• Năng lực hành vi có 3 đặc điểm:
• Tính điều kiện
NLHVDS của cá nhân không mặc nhiên xuất hiện khi cá nhân được sinh ra.
NLHVDS của cá nhân chỉ có được khi đáp ứng những điều kiện nhất định.
Theo BLDS2005, dựa trên những điều kiện nhất định mà một cá nhân có thể
có NLHVDS đầy đủ , một phần, NLHVDS bị hạn chế hoặc không có
NLHVDS.
• Tính có thể ủy quyền
Khác với NLPLDS, NLHVDS của cá nhân có thể tách rời với cá nhân. Đối
với những người có NLHVDS một phần hoặc bị hạn chế NLHVDS , thì
NLHVDS của các cá nhân đó được ủy quyền cho người khác – người đại
diện theo pháp luật. Mọi giao dịch không phù hợp với khả năng của người
có NLHVDS một phần,NLHVDS hạn chế mà không được sự đồng ý của
người đại diện thì giao dịch đó có thể bị TA tuyên bố là vô hiệu theo yêu cầu
của người đại diện theo pháp luật.
• Tính bảo vệ
Việc quy định NLHVDS của cá nhân nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi ích
hợp pháp cho cá nhân trong giao dịch dân sự:
+ Đối với người có NLHVDS một phần, NLHVDS hạn chế, mất NLHVDS:
tránh sự lợi dụng cúa cá nhân , tổ chức khác nhằm chiếm đoạt tài sản khi có
những căn cứ tuyên bố hạn chế, mất NLHVDS đối với một cá nhân.
+ Đối với những người có quyền, lợi ích liên quan đến người có NLHVDS
một phần, NLHVDS hạn chế: đảm bảo quyền , lợi ích liên quan của họ đến
người có NLHVDS một phần, NLHVDS hạn chế, tránh sự phá tán tài sản
chung của gia đình.
• Nội dung:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố:
• Độ tuổi
• Khả năng nhận thức
• Tình trạng sức khỏe thể chất
BLDSVN 2005 đã quy định về các mức năng lực hành vi dân sự như sau:
• Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
• Người có năng lực hành vi không đầy đủ
• Người không có năng lực hành vi dân sự
• Người mất năng lực hành vi dân sự
• Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Xét theo độ tuổi thì điều 18 BLDS 2005 quy định “Người từ đủ mười tám
tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa
thành niên.”
• Người có đủ NLHVDS
Cá nhân có NLHVDS đầy đủ là những người đã phát triển hoàn chỉnh
về mặt thể chất lẫn trí tuệ, không mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khiến
người đó không còn khả năng nhận thức. Điều 18 BLDS quy định: “người
đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa
thành niên.
VD: một cá nhân sinh ngày 10/10/1992 thì 18 năm sau đến ngày 10/10/2010 cá
nhân đó mới được coi là người đủ 18 tuổi, là người thành niên.
Người có NLHVDS có đầy đủ tư cách chủ thể, có quyền tham gia vào
các quan hệ PLDS với tư cách chủ thể độc lập, tự chịu trách nhiệm về những
hành vi của bản than và trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà
người đó tham gia.
Người có NLHVDS đầy đủ có quyền tự do giao kết hợp đồng dân sự,
có thể là người đại diện theo PL hoặc ủy quyền cho hộ gia đình, tổ chức
tham gia giao kết dân sự, có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của
mình…
• Người có NLHVDS một phần
Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao
dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc
pháp luật có quy định khác (theo khoản 1 điều 20 BLDS 2005 của Việt
Nam). Đây là nhóm đối tượng thuộc độ tuổi chưa thành niên có thể thực
hiện một số giao dịch có sự đồng ý của người đại diện( cha, mẹ hoặc người
giám hộ.)
VD: một người đủ 16 tuổi và có có đủ số tiền trả cho suất ăn trưa tại trường thì người
đó có thể tự thực hiện được giao dịch.
• Người không có NLHVDS
Theo điều 21 BLDS 2005 của Việt Nam thì ”Người chưa đủ sáu tuổi không
có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi
phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
Những người chưa đủ 6 tuổi hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự vì
chưa thật sự nhận thức được hành vi của mình. Để bảo vệ quyền và lợi ích
của họ luật quy định người không có khả năng tự mình thực hiện các quyền
và nghĩa vụ dân sự nhất thiết phải được đại diện trong quá trình xác lập và
thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.
• Người mất NLHVDS
“Mất” NLHV được hiểu là đã có NLHV nhưng sau đó, sau một sự kiện
vào đó khiến cho người đó không còn có NLHV nữa.
Một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan. Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng
lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Mọi giao
dịch dân sự của người mất NLHVDS đều do người đại diện hợp pháp xác
lập và thực hiện.
Người bị tòa án quyết định mất NLHVDS phải có người giám hộ
(khoản 1, điều 22 BLDS 2005) người giám hộ đương nhiên của người mất
NLHVDS được quy định tại điều 62 BLDS2005. Trong trường hợp không
có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã, phường, thị trấn có trách
nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị cử một tổ chức đảm nhiệm việc giám
hộ. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất NLHVDS thì theo yêu
cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án
quyết định hủy bỏ tuyên bố mất NLHVDS.
Hậu quả pháp lý: mọi giao dịch dân sự của người này đều do người đại
diện hợp pháp xác lập và thực hiện.
• Người bị hạn ch NLHVDS
Theo điều 23 BLDS 2005 thì người bị hạn chế NLHVDS là người nghiện
ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu
quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
Người đại diện không được thực hiện các giao dịch dân sự có liên quan đến
tài sản của người được đại diện, trong trường hợp người đại diện thực hiện
giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn của người được đại diện thì
phải được sự đồng ý của người giám sát người giám hộ
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
• Quyền nhân thân
Với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân có hàng loạt các
dấu hiệu và thuộc tính tự nhiên và xã hội mà trên cơ sở đó, phân biệt các cá
nhân với nhau và đồng thời có ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của cá nhân đó.
Các thuộc tính đó là: họ tên, quốc tịch, độ tuổi, tình trạng gia đình,… Từ
những thuộc tính này, luật quy định mỗi người tham gia vào quan hệ pháp
luật với một tên (họ), nhất định (nhân danh mình) với quốc tịch, độ tuổi và
giới tính đã xác định. Các thuộc tính này được xác định ngay từ khi sinh ra
cùng với việc đăng kí khai sinh.
Các thuộc tính này gắn với nhân thân cá nhân và được pháp luật ghi nhận,
trở thành các quyền nhân thân của mỗi con người.
Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy
định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Quyền nhân thân là một khái niệm pháp lý chỉ quyền năng dân sự của cá
nhân được pháp luật ghi nhận, gắn liền với những giá trị tinh thần của con
người và về nguyên tắc không thể chuyển giao cho người khác.
Một xã hội càng tiến bộ, phát triển bao nhiêu thì quyền nhân thân của cá
nhân càng được pháp luật tôn trọng và mở rộng bấy nhiêu. Cùng với sự phát
triển của đất nước, quyền nhân thân của cá nhân cũng ngày càng được công
nhận và bảo vệ cao hơn trong pháp luật Việt Nam. Từ Bộ luật Dân sự 1995
đến BLDS 2005, pháp luật đã mở rộng thêm quyền nhân thân của cá nhân từ
20 quyền lên thành 26 quyền nhân thân trong đó bổ sung thêm các quyền
như quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, hiến các bộ phận trên cơ thể
sau khi chết; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới
tính… Có thể nói đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tôn
trọng và bảo vệ quyền nhân thân của con người. Tuy nhiên các quyền này
chỉ được thực hiện trong y học, khám chữa bệnh mà không mang mục đích
kinh doanh, thương mại, tránh tình trạng biến các bộ phận cơ thể người
thành hàng hóa
Tha nhận quyn hin xc; hin v nhận cc bộ phận cơ thê
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, để duy trì sự sống, rất nhiều
người bệnh cần phải thay hay ghép một số bộ phận cơ thể (ví dụ như
thay thận, ghép gan…) nên Điều 33 và 34 của BLDS đã cho phép cá
nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, hiến
xác, hiến bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh
cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.
Hóa gii mâu thuẫn gia luật v tập qun
Đối với quyết định cho phép mổ tử thi cần phải được sự đồng ý của cha
mẹ, người giám hộ của người quá cố. Hơn nữa, khái niệm “người thân
thích” được quy định tại khoản 5 Điều 32 BLDS năm 1995 lại có thể
hiểu theo nghĩa rất rộng và chưa có văn bản nào giải thích cụ thể nên vừa
gây khó khăn, ách tắc cho ngành y và cả với những gia đình có yêu cầu.
Để khắc phục bất cập, khoản 4 Điều 32 BLDS mới đã quy định các
trường hợp cụ thể được phép giải phẫu tử thi như sau:
“Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người
giám hộ khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết;
c) Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong trường hợp cần thiết”.
Gii tính - chỉ được xc định lại, không được chuyên đổi
Việc chuyển đổi giới tính là vấn đề mới và rất phức tạp về mặt xã hội,
mới chỉ xảy ra rất ít trường hợp, chưa có tính phổ biến và chưa phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, từ thực tiễn
là trong thời gian gần đây, một số nơi ở nước ta (ví dụ như TP.HCM) có
nhiều cuộc phẫu thuật nhằm xác định lại giới tính dẫn đến một yêu cầu
bức xúc về việc phải có pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Đáp ứng
thực tiễn đó, Điều 36 BLDS đã quy định về việc xác định lại giới tính
như sau:
“Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới
tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người
đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự
can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Quy định này là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế và truyền thống
đạo đức của xã hội ta hiện nay. BLDS đã bổ sung quyền thay đổi họ, tên
trong trường hợp cá nhân đã thay đổi giới tính tại điều 27 như sau: Cá
nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc
thay đổi họ, tên trong trường hợp cá nhân đó đã được xác định lại giới
tính.
Căn cứ vào nội dung các quyền nhân thân, quyền nhân thân của cá nhân có
thể được phân loại thành hai nhóm, phân loại này được thể hiện tại khoản 1
Điều 15 BLDS 2005.
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản (phi tài sản)
Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định từ Điều 26
đến Điều 51 BLDS 2005. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần
của chủ thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người
đó và không dịch chuyển được sang chủ thể khác như quyền đối với họ tên,
hình ảnh, quyền xác định giới tính, quyền giữ bí mật về đời tư, danh dự,
nhân phẩm,…
Ngược lại, các quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự
hình thành của một tài sản vô hình (như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây
trồng, …). Đây là quyền nhân thân của chủ thể đối với tài sản vô hình mà
người đó sáng tạo ra. Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2
Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS 2005. Trong số các quyền này
có một quyền có thể chuyển giao được sang cho chủ thể khác – đó là quyền
công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm theo quy định tại
Khoản 1 Điều 742 BLDS 2005: “Công bố hoặc cho phép người khác công
bố tác phẩm”
Quyền nhân thân mang những giá trị xã hội và có những đặc điểm nhất
định :
1. Quyền nhân thân thuộc về cá thể từ khi sinh ra hoặc do pháp luật quy
định. Trong thực tế tất cả mọi người đều có quyền này. Đây là một đặc điểm
khác biệt để phân biệt quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân
được quy định như một thực tế chứ không phải sự thể hiện của “khả năng”
dân sự.
2. Quyền nhân thân không nằm trong tài sản của cá nhân. Tài sản ở đây
được hiểu là các vật mặc định hoặc tiền, các giấy tờ khác.
3. Quyền nhân thân về nguyên tắc không thể bị định đoạt và vì vậy không
thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, có quyền nhân thân thành quyền nhân thân
gắn với tài sản và quyền nhân thân phi tài sản.
4. Về nguyên tắc, quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người khác,
trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.
5. Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng
nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ
khác nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện
pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật. Trong các biện pháp bảo vệ quyền
nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền
nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất. Các biện pháp dân sự
bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm được quy định trong
pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền
nhân thân bị xâm phạm được áp dụng các biện pháp dân sự sau để bảo vệ
quyền nhân thân của mình như tự cải chính; yêu cầu người vi phạm chấm
dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi
thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi
phạm bồi thường thiệt hại.
• HỘ TỊCH VÀ NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁ NHÂN
• Hộ tịch
Đăng kí hộ tịch là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự
kiện sinh, tử, kết hôn ,ly hôn ,giám hộ, nuôi con nuôi , thay đổi họ tên,quốc
tịch ,xác định dân tộc, cải chính hộ tịch,và theo những quy định khác của
pháp luật về hộ tịch. Đây là những sự kiện pháp lý quan trọng đẻ xác lập
,thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa
vụ của cá nhân như quyền sở hữu, quyền thừa kế
Về khai sinh bộ luật dân sự quy định mọi người sinh ra đều có quyền
được khai sinh, không phân biệt con trong giá thú hay ngoài giá thú ,để bảo
đảm mọi người được khai sinh của trẻ sơ sinh, pháp luật quy định cha, mẹ
hoặc những người thân thuộc khác của trẻ sơ sinh co trách nhiệm khai sinh
cho trẻ sơ sinh ,trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi thì cá nhân ,tổ chức nhận
nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ sơ sinh.
Việc khai tử ,bộ luật dân sự xác định nguyên tắc khi có người chết ,thì
người thân thích ,chủ nhà đó,đơn vị cơ quan , tổ chức nơi có người chết phải
khai tử cho người đó. Trong trường hợp trẻ sơ sinh ,nếu chết sau khi sinh thì
phải dược khai sinh và khai tử ; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết
ngay ,thì không phải khai sinh và khai tử.
• Nơi cư tr& c'a cá nhân theo quy định c'a pháp lu/t hiện h0nh
Trong luật dân sự có ba cách thức xác định nơi cư trú được quy định cụ
thể trong điều 48 – luật dân sự, đó là:
a. Nơi cư trú của một cá nhân được xác định theo nơi người đó
thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú.
b. Trong trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú và
không có nơi thường xuyên sinh sống, thì nơi cư trú của người
đó là nơi tạm trú hoặc có đăng kí tạm trú.
c. Khi không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo hai cách
trên thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc
nơi có tài sản hoặc nơi có phần lớn tài sản.
- nơi cư trú được xác định theo đơn vị hành chính . Việc xác định nơi
cư trú của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện và bảo
vệ quyền cá nhân , thực hiện và đảm bảo sự ổn định các quan hệ dân
sự và quản lý của nhà nước với từng cá nhân
- nơi cư trú không đồng nghĩa với nơi làm việc
• Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ)
được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Người được giám hộ bao gồm:
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ
hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều
kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu
cầu;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Người chưa đủ mười lăm tuổi, người được quy định tại mục 2 trên đây
phải có người giám hộ.
4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể
được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông,
bà theo quy định về giám hộ đương nhiên.
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các
tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của
người khác;
+ Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả
cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế
quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục
người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
+ Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả
hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả
không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người
giám hộ;
+ Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột
không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích
này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người
giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
+ Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người
giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
+ Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một
người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm
người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không
có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
+ Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có
vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm
người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Cử người giám hộ
Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
không có người giám hộ đương nhiên theo quy định thì ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người
giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
+ Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do
cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài
sản của người được giám hộ.
+ Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm
người giám hộ.
Nghĩa vụ của người giám hộ
1. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười
lăm tuổi
Người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường
hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự;
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
Người giám hộ của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có
các nghĩa vụ sau đây:
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường
hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
3. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực
hành vi dân sự
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau
đây:
+ Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Quyền của người giám hộ
Người giám hộ có các quyền sau đây:
+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho
những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ;
+ Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người
được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao
dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Quản lý tài sản của người được giám hộ
+ Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ
như tài sản của chính mình.
+ Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của
người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi,
cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch
khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng
ý của người giám sát việc giám hộ.
+ Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng
cho người khác.
+ Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên
quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao
dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của
người giám sát việc giám hộ.
Thay đổi người giám hộ
+ Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
- Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định;
- Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức
làm giám hộ chấm dứt hoạt động;
- Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
- Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám
hộ.
+ Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người
khác được quy định là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người
giám hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện việc cử
người giám hộ theo quy định.
+ Thủ tục thay đổi người giám hộ được cử được thực hiện theo quy định.
1.1. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư tr&
a) Sự biệt tích (vắng mặt) của một người
Khi một người đi khỏi nơi cư trú của mình và không ai biết người đó đang ở đâu,
còn sống hay đã chết thì pháp luật xem đây là trường hợp “biệt tích” (vắng mặt tại nơi cư
trú). Khi một người “biệt tích” 6 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên
quan (gọi chung là người liên quan) có quyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người
vắng mặt tại nơi cư trú của họ.
b) Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 75)
Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án giao tài sản của người vắng
mặt tại nơi cư trú cho những người sau đây quản lý:
• Ðối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ
quyền tiếp tục quản lý;
• Ðối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
• Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ
hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
Trong trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Ðiều này thì
Toà án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư
trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý
tài sản.
c) Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú(Điều
76)
• Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình;
• Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;
• Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng
tài sản của người đó theo quyết định của Toà án;
• Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho
Toà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
d) Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 77)
• Quản lý tài sản của người vắng mặt;
• Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,
nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt;
• Ðược thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản.
1.2. Tuyên bố mất tích
a) Về việc mất tích
Một người được xem là mất tích khi trong suốt một thời gian dài không ai biết
người đó đang ở đâu, đang sống hay đã chết. Tuy vậy, về mặt pháp lý, chỉ có tòa án là nơi
duy nhất có quyền phán quyết (tuyên bố) một người nào đó có mất tích hay không, theo
những thủ tục chặt chẽ.
b) Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích
• Quy định chứng cứ bắt buộc cho thủ tục này là chứng cứ chứng minh người bị
yêu cầu tuyên bố mất tích “đã biệt tích 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác
thực về việc người đó còn sống hay đã chết” và chứng minh cho việc “người yêu
cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm”.
• Khác với thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thủ tục giải
quyết yêu cầu tuyên bố mất tích cũng có việc thông báo (được thực hiện theo
đúng quy định tại Điều 327 và Điều 328 BLTTDS) nhưng là thông báo trước khi
mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý, Toà án
phải ra quyết định thông báo tìm kiếm và thời hạn thông báo là 4 tháng.
c) Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích ( Điều 79)
• Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản
1 Ðiều 75 của Bộ luật tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà án
tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Ðiều 76 và Ðiều 77 của
Bộ luật.
• Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất
tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc
cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho
người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì
Toà án chỉ định người khác quản lý tài sản.
d) Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất tích
Việc tuyên bố một người mất tích có ý nghĩa khá quan trọng vì sẽ dẫn đến những
hậu quả pháp lý liên quan đến việc giải quyết tài sản, quan hệ nhân thân…của người đó.
Cụ thể: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly
hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Tài sản của người mất tích sẽ được quản lý như
trường hợp người vắng mặt theo điều 75,76,77,79 của Bộ luật Dân sự về quản lý tài sản
của người bị tuyên bố mất tích.
Người bị tuyên bố mất tích sẽ tạm thời bị đình chỉ tư cách chủ thể tuy nhiên
không bị cấm dứt tư cách chủ thể. Sau đó, nếu quá 3 năm kể từ ngày Tuyên bố mất tích
mà vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống thì cũng theo yêu cầu của
những người có quyền lợi, nghĩa vũ liên quan Tòa án sẽ xem xét và tuyên bố “đã chết”.
Lúc này, tài sản của người mất tích sẽ trở thành tài sản của người đã chết - trở thành di
sản và được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp một người đã tuyên bố là mất tích (hay thậm chí là
đã chết) lại trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống. Khi đó theo yêu cầu của
người đó hoặc người của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án sẽ ra quyết định hủy
bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích trước đây. Lúc này người bị tuyên bố mất tích
trở về được nhận lại tài sản của mình. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị
tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức
xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Hai
người muốn tiếp tục là vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn lại.
e) Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích ( Điều 80)
• Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn
sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan,
Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
• Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản
chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
• Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn
thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn
sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
f) Kết luận
Sự phát triển của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về tuyên bố một người mất tích
đã giúp cho việc giải quyết các vụ án về tuyên bố mất tích thuận lợi hơn như BLDS năm
2005 đã quy định cụ thể việc tính thời gian để Tòa có đủ điều kiện tuyên bố một người
mất tích. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thưc hiện và áp dụng luật pháp còn nhiều điểm cần
phải bàn lại. Các vụ việc nhiều khi đã được toà giải quyết nhưng vẫn để lại dư luận vì
chưa có những căn cứ pháp luật thật rõ ràng khi xét xử. Thiết nghĩ, biện pháp trước mắt
Toà án nhân dân Tối cao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để việc giải
quyết của Toà án đối với các vụ việc tương tự được thống nhất, khách quan. Mặt khác về
lâu dài cần phải có các chế định, quy định rõ ràng nhằm tránh việc lợi dụng việc tuyên bố
mất tích vào các mục đích trốn tránh pháp luật.
1.3. Tuyên bố chết
a) Tuyên bố một người là đã chết
Bất kỳ ai sinh ra rồi cũng đến ngày qua đời (chết). Tuy nhiên, chính vì con người
là một sự tổng hòa của rất nhiều mối quan hệ, nên khi một người chết đi sẽ phát sinh rất
nhiều các sự kiện, vấn đề pháp lý – liên quan đến nhiều người khác (có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan). Chính vì vậy, Tòa án chỉ ra quyết định tuyên bố một người là đã “chết” khi
có yêu cầu của người liên quan.
b) Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
• Quy định về chứng cứ bắt buộc xuất trình với thủ tục này là các chứng cứ để
chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 91 Bộ luật Dân sự.
• Thủ tục này không có hình thức thông báo tìm kiếm mà Toà án căn cứ vào các
quy định tại Điều 91 nêu trên.
• Đồng thời với việc chấp nhận yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Toà án phải
xác định ngày chết và hậu quả pháp lý theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Bộ
luật Dân sự.
• Thủ tục huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết cũng được quy định
giải quyết như một việc dân sự mới.
c) Điều kiện tuyên bố một người là đã chết
Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố
một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
• Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp
luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
• Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống;
• Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm
hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác;
• Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn
này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này.
• Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết
căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Ðiều 81.
d) Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã
chết ( Điều 82)
• Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì
quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được
giải quyết như đối với người đã chết.
• Quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối
với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp
luật về thừa kế.
e) Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết (Điều 83)
f) Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó
còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
g) Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra
quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau
đây:
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo
quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực
pháp luật;
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì
việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
- Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã
nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này
còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài
sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.