Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

ĐIỀU KIỆN THẮT MẠCH MÁU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 14 trang )

ĐIỀU KIỆN THẮT MẠCH MÁU
NHÓM 3





Các mạch máu là một phần của hệ tuần hoàn vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Có ba loại mạch 
máu chính: động mạch mang máu đi từ trái tim, các mao mạch giúp việc trao đổi nước và các 
chất giữa máu và các mô, và các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch về phía tâm.



Mạch máu giữ vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển và duy trì sự sống nên khi bị
tổn thương ( đứt, giập,…) sẽ gây ra mất máu và các hậu quả nghiêm trọng. Do đó cần sơ cứu và
phẫu thuật kịp thời. Một trong những thủ thuật phẫu thuật đó là thắt mạch máu.


Trong vết thương mạch máu, việc thắt động mạch là một điều bất đắc dĩ vì có thể dẫn đến thiếu máu cấp tính vùng tổ chức do động mạch đó 
chi phối. Thường chỉ định dùng phương pháp này trong các trường hợp sau:
- Vết thương bị ô nhiễm nặng kèm theo gẫy xương lớn, mất nhiều tổ chức phần mềm và dự kiến nếu khâu nối hoặc ghép phục hồi động mạch 
sẽ không đủ cân cơ để che phủ.
- Toàn trạng bệnh nhân quá nặng không chịu được một phẫu thuật kéo dài để khâu nối hoặc ghép mạch, nên phải kết thúc nhanh chóng cuộc 
mổ bằng cách thắt mạch.
- Khi đã thực hiện phẫu thuật phục hồi động mạch nhưng bị thất bại gây chảy máu thứ phát do nhiễm trùng vết mổ.
- Trong điều kiện phải xử trí khẩn cấp, cơ sở trang bị phương tiện kỹ thuật không đầy đủ, xa các trung tâm điều trị lớn và vận chuyển bệnh nhân 
khó khăn.

CHỈ ĐỊNH



Điều kiện để thắt mạch máu







Mạch máu thắt không phải là mạch tận
Bên dưới chỗ thắt máu vẫn lưu thông
Phải có nhiều mạch cùng nuôi 1 cơ quan
khi có tuần hoàn màng hệ
Có tuần hoàn bên để đảm bảo cấp máu không bị đình trệ


Những mạch máu có thể thắt:
Những mạch máu không thể
thắt


Các kiểu thắt mạch máu





Cắt lọc vết thương và thắt các đầu mạch máu bị đứt ở ngay vết thương. Phương
pháp này chỉ được áp dụng ở các mạch máu không quan trọng, hoặc đầu ngoại vi
của mạch máu bị tổn thương máu đỏ tươi phun lên tốt khi ta kẹp thử đầu trên của
mạch máu bị tổn thương lại (nghiệm pháp Lexer - Kenen - Henler dương tính). Với

điều kiện vết thương sạch, nạn nhân được đưa tới sớm trong phạm vi 12 giờ đầu khi
vết thương chưa bị nhiễm trùng.
Thắt mạch máu ở xa chỗ bị thương. Phương pháp này được áp dụng khi nạn nhân
được đưa tới muộn, vết thương bị nhiễm trùng rõ rệt. Thắt hay khâu mạch máu
ngay tại chỗ bị thương, trong trường hợp này có nhiều nguy hiểm (vì có thể gây
chảy máu thứ phát do thành mạch bị hoại tử). Trong vết thương bị nhiễm trùng
không thắt tĩnh mạch cùng tên đi cùng động mạch vì rất dễ bị viêm tắc
(Thrombophlebite). Thắt mạch máu ở xa chỗ bị thương còn áp dụng trong trường
hợp ở nơi khó cầm máu (vết thương vùng hàm mặt).


Thắt mạch máu đưa lại hậu quả nghiêm trọng nhất là
hoại tử (không kể tới một số mạch máu khi thắt gây tử
vong như động mạch cảnh gốc, động mạch cảnh trong).
Khi thắt mạch máu bao giờ cũng thắt cả hai đầu. Nếu là
vết thương bên sau khi thắt phải cắt đôi mạch máu đó ra
để tránh co kéo. Phải thắt bằng chỉ không tiêu. Nếu là
mạch máu lớn thì phải thắt hai lần, lần thứ hai có khâu
xuyên qua mạch máu. Thắt mạch máu là biện pháp cầm
máu tốt, nhưng không phải hết nguy cơ chảy máu thứ
phát. Theo L.M.Ratner: tính chất nguy hiểm của từng
mạch máu khi bị thắt như sau:


* Những động mạch khi thắt nguy hiểm ít:
- Động mạch cảnh ngoài và nhánh của nó.
- Động mạch hạ vi.
- Động mạch đùi sâu.
- Động mạch cánh tay sâu.
- Động mạch chày.

- Động mạch mác.
- Động mạch quay.
- Động mạch trụ.








* Những động mạch khi thắt nguy hiểm 
vừa:
- Động mạch dưới đòn.
- Động mạch đùi, dưới chỗ phân nhánh 
động mạch đùi sâu.
- ĐM cánh tay, dưới chỗ phân nhánh ĐM 
cánh tay sâu.
- Động mạch cột sống.












* Những động mạch khi thắt rất nguy
hiểm.
- Động mạch cảnh gốc.
- Động mạch cảnh trong.
- Động mạch nách.
- ĐM cánh tay, trên chỗ phân nhánh ĐM
cánh tay sâu.
- Động mạch chậu ngoài.
- Động mạch đùi, trên chỗ phân nhánh
động mạch đùi sâu.
- Động mạch khoeo. ( trên động mạch
khớp gối)




Bộc lộ và thắt động mạch cảnh ngoài và cảnh trong.
+ Thì 1 thắt động mạch cảnh ngoài :
Rạch da 6 - 8 cm trên đường chuẩn đích bắt đầu từ sau góc xương hàm
dưới 1cm tới trên sụn giáp trạng 1cm. Điểm giữa đường rạch ngang sừng
to xương móng kéo sang. Gặp tĩnh mạch cảnh ngoài, banh ra sau hoặc
kẹp cắt giữa 2 kìm, buộc cầm máu.
+ Thì 2 thắt động mạch cảnh ngoài :
Rạch bao cơ ức đòn chũm, cân cổ giữa. Banh rộng vết mổ, tìm bó mạch
+ Thì 3 thắt động mạch cảnh ngoài :
Tách trần động mạch, làm phẫu thuật chính thức. Cần phân biệt được
động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong dựa vào các đặc điểm
giải phẫu đã mô tả.
- Vị trí thắt động mạch cảnh ngoài: ở khoảng giữa động mạch
giáp trạng trên và động mạch lưỡi.

- Nếu có chỉ định thắt động mạch cảnh trong: thắt cao trên hành
cảnh 1 - 2 cm và dùng phương pháp Maltas.
+ Thì 4: Khâu phục hồi vết mổ




Thắt tĩnh mạch


Kĩ thuật

- Bộc lộ rõ chỗ động mạch bị tổn thương. Dùng kìm cầm máu kẹp cả đầu phía trung 
tâm và đầu phía ngoại vi của chỗ động mạch bị thương.
- Thắt đầu động mạch phía trung tâm: thường dùng phương pháp thắt hai mối. Mối 
thắt thứ nhất nằm sâu hơn về phía trung tâm. Mối thắt thứ hai nằm gần về phía đầu 
động mạch bị tổn thương: dùng kim khâu xuyên chỉ qua động mạch để thắt lại theo 
kiểu số tám. Cách thắt động mạch này đảm bảo không bao giờ bị tuột mối thắt.



×