Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

CHƯƠNG IV: HỆ TUẦN HOÀN-Chủ đề 3:Nêu điều kiện thắt một mạch máu(Cho ví dụ và giải thích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.87 KB, 16 trang )

Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên
Bộ môn Giải Phẫu Học

CHƯƠNG IV: HỆ TUẦN HOÀN

Chủ đề 3:
Nêu điều kiện thắt một mạch máu
(Cho ví dụ và giải thích)


Hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ
thể.
Vai trò chính:
1. Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong
cơ thể.
2. Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan
bài tiết.
3. Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn.
4. Vận chuyển hormone.


Mạch máu



Các mạch máu là một phần của hệ tuần
hoàn vận chuyển máu đi khắp cơ thể.

Động mạch


3 loại

Tĩnh mạch
Mao mạch

Tạo thành một mạng lưới thống nhất.


Có nhiều phương pháp xử trí vết thương mạch máu lớn.
1. Phẫu thuật khâu kín vết rách thành mạch:
Chỉ định : Dùng khi động mạch chỉ bị rách nhỏ ở một phần thành mạch.

2. Phẫu thuật khâu nối động mạch kiểu tận-tận:
Chỉ định: Dùng khi mất đoạn mạch không quá 2 cm (sau khi cắt lọc đoạn mạch tổn thương).

3. Phẫu thuật ghép mạch máu:
Chỉ định: Dùng khi mất đoạn mạch lớn hơn 2 cm (sau khi cắt lọc đoạn mạch tổn thương).

4. Thắt mạch máu.


Thắt một mạch máu



Đây là phương pháp cầm máu chắc chắn nhưng chỉ định ngày càng
hạn chế.




Việc thắt mạch có thể dẫn đến thiếu máu cấp tính vùng tổ chức do
mạch đó chi phối.


Chỉ định thắt mạch máu

1.

Vết thương bị ô nhiễm nặng kèm theo gẫy xương lớn, mất nhiều tổ chức phần mềm và dự kiến
nếu khâu nối hoặc ghép phục hồi mạch sẽ không đủ cân cơ để che phủ.

2.

Toàn trạng bệnh nhân quá nặng không chịu được một phẫu thuật kéo dài để khâu nối hoặc
ghép mạch, nên phải kết thúc nhanh chóng cuộc mổ bằng cách thắt mạch.

3.

Khi đã thực hiện phẫu thuật phục hồi mạch nhưng bị thất bại gây chảy máu thứ phát do nhiễm
trùng vết mổ.\

4.

Trong điều kiện phải xử trí khẩn cấp, cơ sở trang bị phương tiện kỹ thuật không đầy đủ, xa các
trung tâm điều trị lớn và vận chuyển bệnh nhân khó khăn.


VD1: Thắt ĐM cảnh

-Thắt ĐM cảnh ngoài: để khống chế chảy máu trong các vết thương hoặc các phẫu

thuật vùng hàm hầu, lưỡi, tuyến mang tai, amydal.
-Thắt ĐM cảnh gốc và ĐM cảnh trong: để xử trí vết thương mạch máu hoặc di chứng
vết thương mạch máu (phồng động mạch, thông động - tĩnh mạch ...).


Sự nguy hiểm sau thắt các ĐM cảnh.
+ Thắt ĐM cảnh ngoài ít nguy hiểm.
+ Thắt ĐM cảnh trong là rất nguy hiểm (50 - 80% là tử vong hoặc liệt 1/2 người).
+ Thắt ĐM cảnh gốc đôi khi cũng nguy hiểm như thắt ĐM cảnh trong.
Nên người ta thường dùng phương pháp Maltas. (ấn chẹn ngón tay lên động mạch nhiều lần 
trước khi thắt. Thắt từ từ để giảm bớt tai biến thiếu máu não đột ngột).


Vị trí thắt:





Thắt ĐM cảnh gốc: thắt xa dưới hành cảnh 1,5 - 2 cm bằng phương pháp Maltas.
Thắt ĐM cảnh ngoài: ở khoảng giữa động mạch giáp trạng trên và động mạch lưỡi.
Thắt ĐM cảnh trong: thắt cao trên hành cảnh 1 - 2 cm và dùng phương pháp Maltas.


VD1: Thắt ĐM của chi trên

- Khi thắt ĐM nào của chi trên, cần cân nhắc đến hậu quả của thắt đến các đoạn chi
ở xa hơn chỗ thắt (bằng cách dựa trên các tiếp nối ĐM).
-Nếu thắt ĐM nách ở giữa các nguyên ủy của các ĐM dưới vai và mũ cánh tay sẽ
nguy hiểm cho chi trên.



Sự nguy hiểm sau thắt các ĐM chi trên
+Khi thắt ĐM cánh tay có thể cẳng tay không hoại tử nhưng chuyện co quắp ngón tay
rất dễ xảy ra.


Vị trí thắt:



ĐM nách: Vòng nối phong phú nên
thắt được động mạch.

- Vị trí thắt: trên động mạch dưới vai.
- Vị trí thắt nguy hiểm: giữa động
mạch vai dưới và động mạch mũ.


Vị trí thắt:



ĐM cánh tay:

-Vị trí thắt: dưới động mạch cánh tay
sâu, tốt nhất dưới động mạch bên trụ
trên.
-Vị trí thắt nguy hiểm: trên động mạch
cánh tay sâu.



VD1: Thắt ĐM của chi dưới

˗
˗

Thắt ĐM đùi sâu: nguy hiểm nhất (Vì ĐM đùi sâu cấp máu cho toàn bộ đùi).
Tỷ lệ hoại tử sau thắt là 81,1%. Biến chứng này phụ thuộc vào vị trí thắt
mạch.
Thắt động mạch khoeo: rất nguy hiểm vì những nhánh nối phần nhiều là
mảnh và chạy trên nền xương sợi nên khả năng giãn nở kém. Nếu phải thắt
ĐM khoeo thì thì phải thắt trên nhánh gối trên và phải thắt cả TM.


Vị trí thắt:



ĐM đùi sâu:

- Vị trí thắt:
+ Dưới ĐM đùi sâu.
+ Nếu phải thắt trên ĐM đùi sâu thì thắt xa chỗ
phân chia ĐM đùi sâu.
- Vị trí thắt nguy hiểm: Ở phân chia của ĐM đùi
sâu vì máu cục sẽ hình thành dưới nút thắt và
bít tắc vào mạch này làm gián đoạn sự tái lập
tuần hoàn.



Nhóm 3:

Cảm ơn
Thầy Cô và Các bạn!




×