Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đánh giá một số giống bông thuần chín sớm có triển vọng trong vụ khô có tưới tại nha hố, ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Nông Học

KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá một số giống bông thuần chín sớm có triển vọng
trong vụ khô có tưới tại Nha Hố, Ninh Thuận

Sinh viên thực hiện

: PHẠM THANH THÁI

Lớp

: Khoa học cây trồng 45A

Thời gian thực hiện

: 1/2015 – 5/2015

Địa điểm thực hiện

: Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông
nghiệp Nha Hố - Ninh Thuận

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Lê Văn Chánh
Bộ môn

: khoa học cây trồng


Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi,
các kết quả của đề tài được trình bày trong khóa luận là trung
thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
khóa luận đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa
luận này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, ngày 15tháng 5 năm 2015.
Tác giả khóa luận.
Phạm Thanh Thái


Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá một số giống
bông thuần chín sớm có triển vọng trong vụ khô có tưới tại
Nha Hố, Ninh Thuận”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán
bộ, chuyên viên, nhân viên ; tập thể lãnh đạo Viện Nghiên
Cứu Bông và Phát Triển Nông Nghiệp Nha Hố, Phòng Nghiên
cứu Di Truyền và Chọn Tạo Giống đã hỗ trợ kỹ thuật, tạo điều
kiện về đất đai, dụng cụ lao động để tôi hoàn thành tốt công
việc của mình. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành vì sự giúp
đỡ đó.
Tôixin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo
viên hướng dẫn, thầy giáo, Th.s Lê Văn Chánh – thầy giáo
trực tiếp hướng dẩn và chỉ bảo tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận này.
Huế, ngày 15tháng 5 năm
2015.
Tác giả khóa luận.
Phạm Thanh Thái


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng bông của một số nước qua các năm................................7
Bảng 2.2 : Diện tích - Năng suất - Sản lượng bông vải của Việt Namtrong 10
niên vụ, từ 2003 đến 2013..................................................................................11
Bảng 3.1: Danh sách và nguồn gốccác giống tham gia thí nghiệm trong vụ
khô năm 2015, tại Nha Hố - Ninh Thuận........................................................18
Bảng 3.2: Liều lượng phân bón cho 1 hecta....................................................20
Bảng 3.3: Diển biến thời tiết từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015....................24
tại Nha Hố, Ninh Thuận....................................................................................24
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và đặc điểm thực vật học của các giống
tham gia thí nghiệm trong vụ khô năm 2015, tại Nha Hố, Ninh Thuận.......26
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu về thân cành của các giống tham gia thí nghiệm
trong vụ khô năm 2015, tại Nha Hố, Ninh Thuận..........................................28
Bảng 4.3: Khả năng kháng một số sâu bệnh hại chính các giống tham giống
tham gia thí nghiệm trong vụ khô năm 2015, tại Nha Hố, Ninh Thuận.......29
Bảng 4.4: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tham
gia thí nghiệm trong vụ khô năm 2015, tại Nha Hố, Ninh Thuận.................30
Bảng 4.5: Chất lượng xơ của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ khô
2015 tại Nha Hố, Ninh Thuận...........................................................................33
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu chính của các dòng/giống bông thuần chín sớm có
triển vọng chọn lọc trong vụ khô 2015 tại Nha Hố, Ninh Thuận..................34



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sản lượng bông thế giới trong 10 năm.........................................6
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sản xuất bông trên thế giới...............................................6
Biểu đồ 2.3 Sản lượng bông xơ trong 10 niên vụ gần đây ở nước ta...............9


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Từ viết tắt

CCC

Chiều cao cây



Cành đực

CQ

Cành quả

DN

Dài nhất

FAO


[Food and Agriculture Organization of the United Nations] Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

KL

Khối lượng

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

NSLT

Năng suất lý thuyết.

NSTT

Năng suất thực thu.

TB

Trung bình

TGST

Thời gian sinh trưởng.

UHML
USDA

ICAC

[Upper Half Mean Length]
chiều dài trung bình nửa trên.
[United States Department of Agriculture]
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ.
ICAC [International Cotton Advisory Committee]
Ủy Ban Tư Vấn Bông Quốc Tế.


MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................3
2.1. Nguồn gốc, phân loại......................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc...........................................................................................3
2.1.2 Phân loại...............................................................................................3
2.2 Tình hình sản suất, tiêu thụbông trên Thế giới và Việt Nam..........................5
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bông trên Thế giới................................5
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bông ở Việt Nam..................................8
2.3. Công tác nghiên cứu và tình hình sử dụng giống bông chín sớm trên thế giới
và Việt Nam.........................................................................................................12
2.3.1 Vai trò của giống với sản xuất bông...................................................12
2.4.2 Đặc điểm chín sớm của cây bông.......................................................13
2.4.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống bông chín sớm trên Thế giới
.....................................................................................................................14

2.4.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống chín sớm tại Việt Nam.......15
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................18
3.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................18
3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................18
3.3.Phương pháp nghiên cứu...............................................................................19
3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................19
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm...........................................................19
3.3.3. Kỹ thuật canh tác và BVTV..............................................................19
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.........................................................21
3.4.1. Thời gian phát dục qua các giai đoạn................................................21
3.4.2. Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng............................................................21


3.4.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh..........................................................22
3.4.4. Nhóm chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.........22
3.4.5. Nhóm chỉ tiêu về hạt, tỷ lệ xơ và chất lượng xơ...............................23
3.4.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu..............................................23
3.5 Diễn biến thời tiết trong trong thời gian thực hiện thí nghiệm tại Nha Hố,
Ninh Thuận..........................................................................................................23
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................25
4.1.Thời gian sinh trưởng và đặc điểm thực vật học của các giống....................25
4.2 Sâu bệnh hại chính của các dòng/giống tham gia thí nghiệm.......................28
4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống........................30
4.4 Chất lượng xơ của các giống tham gia thí nghiệm........................................31
4.5. Một số giống bông thuần chín sớm có triển vọng chọn lọc.........................33
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................35
5.1 Kết luận........................................................................................................35
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................37



PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết
Cây Bông (Gossypium spp.) thuộc họ Cẩm quỳ(Malvaceae), có nguồn gốc
ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Bông là cây lấy sợi quan trọng nhất cung
cấpxơ cho ngành công nghiệp dệt may. Hiện nay, ngoài xơ bôngngười ta còn tận
dụng sợi vỏ thân bông, vỏ hạt bông, hân hạt bông, lá bông một cách triệt để. Xơ
bông rất được ưa chuộng để dệt các loại mặt hàng may mặc. Xơ bông có nhiều
đặc tính tốt như: Giữ được nhiệt, xoăn tự nhiên, co giản và bền, thấu khí, khả
năng hút và thấm nước rất cao. Sợi bông có tiếng là thân thiện với da người và
không tạo ra các nguy cơ bi dị ứng. Với những ưu điểm vượt trội đó khiến việc
khiến cho người ta ưa chuộng các trang phuc, vật liệu làm từ sợi bông hơn so
với các loại sợi nhân tạo và sợi tự nhiên khác.
Hiện nay trên thế giớibông được trồng rộng rãi ở hơn 90 nước trên thế giới,
với diện tích trồng trọt lên tới trên 32.7 triệu ha. Hàng năm ngành công nghiệp
bông đã đóng góp vào nền kinh tế thế giới khoảng 20 tỉ USD với việc sản xuất
khoảng 116,14 triệu kiện bông xơ [13]. Ngành sản xuất sợi bông trong thời gian
gần đây đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng chính sự phát triển nhanh chóng
của công nghiệp sợi hiện đại đã đòi hỏi nguyên liệu bông ngày càng tốt hơn. Do
vậy, việc cải tiến các đặc tính di truyền về năng suất và chất lượng sợi luôn là
những mục tiêu hàng đầu của các chương trình chọn giống bông trên toàn thế giới.
Hiện tại, sản xuất bông Việt Nam chỉ mới đáp ứng 3 - 5% nhu cầu nguyên
liệu xơ sợi cho ngành Dệt May, còn lại là sản xuất sợi từ các cây khác chủ yếu phục
vụ nhu cầu truyền thống của người dân. Năng suất bông bình quân cả nước thấp
(440 – 460kg xơ/ha) và tăng chậm. Hơn nữa, chi phí sản xuất cao, ước tính 11 – 12
triệu đồng/ha (570 – 600 USD/ha). Trung bình chi phí khoảng 1,1USD/1kg xơ[18],
thuộc nhóm nước có chi phí sản xuất cao nhất và đang có xu hướng tăng theo giá
cả vật tư, nhân công... Chính vì thế, các đơn vị sản xuất khó có thể dùng biện pháp
tăng giá mua để kích thích người trồng, đồng thời, hiệu quả sản xuất bông thấp, rủi
ro cao, cây bông mất ưu thế cạnh tranh so với cây trồng khác. Một trong những hạn

chế năng suất bông Việt Nam và làm tăng chi phí đầu vào là sâu hại (sâu đục quả,
chích hút) và bệnh hại như đốm lá, phấn trắng...
Trước thực tế này, để tăng giá trị đầu ra của sản phẩm bông và giảm chi phí
sản xuất đầu vào hợp lý là giải pháp quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh của
cây bông nhằm khôi phục và phát triển bông trong nước. Theo đó, song song với
bảo tồn và khai thác nguồn gen hiện có, cần thu thập bổ sung nguồn gen bông
1


kháng sâu - rầy, chín sớm, bất dục đực và xơ màu nhằm giảm chi phí vật tư
nông nghiệp, công lao động, giảm chi phí chế biến...
Để nhằm tìm ra một số dòng thuần có triển vọng về năng suất cao, khả
năng kháng sâu bệnh, chất lượng xơ tốt, chín sớm. Tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá một số giống bông thuần chín sớm có triển vọng trong vụ khô
có tưới tại Nha Hố, Ninh Thuận”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
+ Đánh giá một số giống bông thuần có triển vọng phục vụ công tác chọn
tạo giống.
+ Tuyển chọn được các giống bông thuần chín sớm đạt yêu cầu về năng
suất, khả năng kháng sâu bệnh, chất lượng xơ đảm bảo phục vụ sản xuất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin về cơ cấu giống, góp
phần bổ sung, hoàn thiện về hệ thống giống bông.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tin cậy cung cấp những đặc
trưng, đặc tính của các giống bông mới làm cở sở cho công các chọn tao giống
về sau.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Chọn được một số giống bông thuần mới có các đặc trưng, đặc tính phù
hợp với tình hình sản xuất bông trong nước cũng như thế giới nhằm hạn chế tối

đa chi phí sản xuất.
+ Tìm được các giống có đặc điểm tốt chuẩn bị cho các đề tài lai tạo về
sau.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, phân loại
2.1.1. Nguồn gốc
Cây bông nguyên sản từ vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. ngày nay người ta
tìm thấy chủng bông dại ở Nam Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, quần đảo
Hawai và một số đảo khác. Những chủng bông dại và nữa dại này đều thuộc loại
hình cây lâu năm, về sau được đưa dần lên trồng ở các vĩ độ cao, qua chọn lọc
và thích ứng lâu đời, biến thành lọa hình cây hằng năm. Song nếu được trồng
trong điều kiện ấm áp thì chúng phục hồi tập tính lưu niên.
Bông vải được loài người sử dụng rất sớm. Trong các ngôi mộ cổ ở Ấn Độ
đã phát hiện thấy vải dệt bằng bông vải 5.000 năm trước đây, ở Pakistan còn
sớm hơn (khoảng 3.000 năm trước Công nguyên). Người Ả Rập đã có công
nghệ dệt vải bông từ thế kỷ X đến XIII. Vào thế kỷ thứ XVIII nước Mỹ bắt đầu
nhập nội cây bông ở Nam châu Mỹ. Các nước cộng hòa Liên Xô cũ cũng phát
hiện vải dệt bông từ 1.200 năm trước đây, và có tốc độ phát triển nhanh nhất thế
giới. Ở Trung Quốc thì vùng biên cương trồng bông khá sớm nhưng vùng nội
địa thì sau thế kỷ XII mới trồng. Từ thế kỷ XIII đến XIV ở lưu vực sông Trường
Giang đã trồng với chủng bông cỏ (Gossypium arboreum) và phát triển dần lên
phía bắc, còn chủng bông luồi (Gossypium hirsutum) thì mới nhập nội từ Mỹ
vào cuối thế kỷ XIX. Sau giải phóng, nghề trồng bông ở trung quốc phát triển
nhanh về diện tích thay bằng giống bông tốt [15].
2.1.2 Phân loại
Cây bông thuộc bộ Gossypyeae, họ Malvaceae, chi Gossypium. Cây bông

đã được Linné đưa vào hệ thống phân loại từ năm 1753. Tiếp đó có rất nhiều
nhà khoa học đề ra nhiều phương pháp khác nhau. Theo F.M Mauer nhà phân
loại học nổi tiếng của Liên Xô(cũ), sau 30 năm nghiên cứu đã xếp thành 4 loại
phụ với 50 loài, trong đó có 6 chủng bông trồng có giá trị là:
Gossypium hirsutum (bông luồi)
G.arboreum (bông Cỏ châu Á )
G.Barbadense (bông Hải Đảo )
G.herbaceum (bông Cỏ châu Phi)
3


G.tricuspidatum.
G.perriri.
Ở Việt Nam có trồng phổ biến 3 chủng trên.
+ Chủng Gossypium hirsutum: Ở nước ta gọi là bông Luồi, bông Tàu,
bông Cao Miên. Thân, cành to, bậm, cành lá ít. Tế bào thời kỳ đơn nguyên có 26
nhiễm thể thuộc loại tứ bội (2n = 52 ). Thân, cành, lá có ít lông, ít khi nhẵn. lá
khía 3-5 thùy thường có chấm đỏ ở chổ phiến giáp cuống. Lá bắc có 7-12 răng
nhọn. Hoa nở tràng hoa trắng sữa. Quả lớn hình trứng hoặc tròn, vỏ láng, tuyến
dầu không rõ, có 4-5 ngăn, mỗi múi có 5-11 ánh, xơ trắng, một số ít giống xơ
xanh hoặc nâu [15].
Chủng Gossypium hirsutumcó nguồn gốc châu Mỹ, nay lan rộng khắp thế
giới. Thích hợp vùng khô ráo, đất trung tính hoặc hơi kiềm. Chống hạn và gió
nóng nhưng kém chịu ẩm thấp. Nhiều sâu bệnh, quả vỏ dày khó nở, chín hợi
muộn, tỷ lệ xơ cao, xơ dài, mịn do đó năng suất cao, phẩm chất tốt. Ở ta có các
giống được đưa ra sản xuất như: Luồi Thanh Hóa, Thận Hải 1,2, Đại tự miên 15,
Quầy vịt, LRA, KK1543, MCU9, AK.235, TH2, TM1, D16-2, C118… . Hiện
nay có giống bông lại năng suất khá cao, phẩm chất tốt, tính kháng sâu bệnh
khỏe, tỏ ra thích nghi ở một số vùng bông nước ta như: L19, VN20, VN35.
+ Chủng Gossypium barbadense: Ở ta gọi là bông Hải đảo, bông hạt nhẵn,

bông cây. Cây tương đối cao to, cành lá nhiều. Tế bào thời kỳ đơn nguyên có 26
nhiểm thê, thuộc loài tứ bôi (2n = 52). Lá to khía tương đối sâu, xanh đậm và
bóng. Thân cành lá hầu như không có lông. Cành hoa to xếp xoáy ốc, vàng diêm
sinh, chân cánh màu tía. Quả bé, vỏ có điểm dầu lõm rõ. Hạt thường nhẵn. Xơ
dài, mịn màu trắng sữa có khi có màu cà phê sữa [15].
Chủng Gossypium barbadensecó nguồn gốc ở Nam Mỹ, nhưng nhờ phẩm
chất tốt hiện nay được trồng rộng rải ở nhiều nước. Là chủng bông chịu nóng
khỏe, dài ngày, phản ứng ánh sáng mạnh. Chịu hạn và chịu nóng kém. Sâu
loang, rệp hại ít hơn bông Luồi, nhưng bọ nhảy và bệnh giác ban nặng hơn.
Năng suất tuy thấp hơn bông Luồi nhưng phẩm chất tốt hơn. Ở ta có các giống:
Trường nhung số 3, Menufi, C 6002…
+ Chủng Gossypium arboreum: Ở ta gọi là bông Cỏ châu Á, bông Sẽ, bông
đồi. Cây cao thấp tùy giống. Tế bào thời kỳ đơn nguyên có 13 nhiểm sắc thể,
thuộc loài đơn bội (2n = 26). Cành quả yếu, lá bé, cây thoáng. Trên thân, cành
có nhiều hạch đen lấm tấm. Cuống hoa dài, mãnh, rũ xuống. Lá bắc ít lông và
dính nhau ở phía gốc. Cánh hoa vàng, có khi phớt đỏ, hoặc màu kem, có vết đỏ
4


ở chân cánh hoa đây là dấu hiệu mang tính hoang dại. Bao phấn và hạt phấn
màu da cam. Quả nhọn, điểm đầu lỏm rõ, có 3 – 4 múi. Hạt ít khi nhẵn, xơ trắng
hoặc nâu [15].
Nguồn gốc chủng bông này ở Tây Nam Ấn Độ, được lan sang các nước
Đông Nam Á có gió mùa, khí hậu ẩm và thường trồng ở đồng bằng hoặc núi
cao, có khi đến 1500 – 2000mm, chịu mưa và ẩm độ không khí cao, chịu hạn
kém, vỏ quả mỏng dễ nỡ. Chín sớm, chống bệnh giác ban, rệp, bọ nhảy, sâu
loang khỏe hơn bông Luồi. Xơ ngắn, thô, tỷ lệ xơ thấp. Hiện nay diện tích trồng
bông Cỏ ngày càng thu hẹp.
2.2 Tình hình sản suất, tiêu thụbông trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bông trên Thế giới

Hiện nay, cây bông vải được trồng rộng rãi trên90 quốc gia với diện tích là
32.7 triệu ha, trong đó các nước có diện tích trồng bông đứng đầu thế giới là: Ấn
độ (9300 nghìn ha), Trung Quốc (5433 nghìn ha), Mỹ (4246 nghìn ha), Pakistan
(3260 nghìn ha), Uzbekistan (1450 nghìn ha), Brazil(1109,9 nghìn ha) và Thổ
Nhĩ Kỳ (735 nghìn ha) [17].
Từ biểu đồ trên ta thấy từ năm 2003, sản lượng bông tăng mạnh vào năm
2004. Nhưng từ năm 2005 đến 2007 thì sản lượng bông tăng nhẹ chỉ ở ngưỡng
25 tiệu tấn. Từ năm 2007 đến 2009 thì sản lượng bông giảm mạnh còn 20 triệu
tấn. Từ năm 2009 đến 2012 sản lượng lại tăng vọt trở lại đạt ngưỡng 26 triệu tấn
cao nhất từ trước tới nay. Nhưng từ đó trở đi sản lượng bông giảm dần và chưa
có dấu hiệu dừng lại năm 2013 là 24,5 triệu tấn.
Theo USDA dự báo sản lượng bông trên toàn cầu trong niên vụ 2014/2015
giảm mùa thứ 3 liên tiếp, đạt 118 triệu kiện, giảm 8,6 triệu kiện so với mức sản
lượng niên vụ 2011/2012. Mặc dù diện tích trồng bông niên vụ 2014/2015 được
dự báo đạt 34,1 triệu ha (tăng 4% so với niên vụ trước) nhưng mức năng suất
trồng bông dự kiến giảm xuống, đã dẫn đến dự báo sản lượng bông toàn cầu
giảm [19].
Trong khi đó, mức tiêu thụ bông trên toàn cầu trong niên vụ 2014/2015
được USDA dự báo đạt 112,1 triệu kiện, tăng 4% so với mức 108 triệu kiến
trong niên vụ 2013/2014. Tổng giá trị sản xuất bông trên toàn thế giới đạt 20 tỷ
USD, trong đó các nước đang phát triển chiếm 70% [19].

5


Biểu đồ 2.1. Sản lượng bông thế giới trong 10 năm
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sản xuất bông trên thế giới
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)

Theo biểu đồ trên thì sản xuất bông tập trung chủ yếu ởChâu Á và đang dẩn
đầu thế giới chiếm 70,8% sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Châu Mỹ chiếm
18,1%, Châu Phi chiếm 6%, Châu Đại dương 3,7% và Châu Âu chiếm 1.4%.

6


Hiện tại Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản lượng bông xơ (6,2
triệu tấn), đứng thứ 2 là Ấn Độ(6 triệu tấn), kế tiếp là Mỹ (2,8 triệu tấn) và các
nước khác như Pakistan (2,1 triệu tấn), Brazil (1,1 triệu tấn) [17].
Bảng 2.1: Sản lượng bông của một số nước qua các năm
Sản lượng(1.000 tấn)

Quốc gia
2010

2011

2012

2013

Trung Quốc

5.970

6.588,9

6.835,9


6.298,9

Ấn Độ

5.683

5.984

5.817,4

6.052

3.941,7

3.412,5

3.770

2.842

Pakistan

1.869

2.312

2.215

2.171,3


Uzbekistan

1.136

1.135

1.126

1.094,0

Brazil

973,4

1.673,3

1.639,7

1.127,6

Thổ Nhĩ Kỳ

795,5

954,6

858,4

832,5


Việt Nam

4,162

4,259

2,940

1,082

Thế Giới

23.590,5

26.130,2

26.531,7

24.543,5

Mỹ

(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Qua bảng trên có thể thấy sản lượng bông trên thế giới liên tục tăng từ năm
2010 đến 2012. Đặc biệt là Trung Quốc với sản lượng đạt mức kỷ lục 6,8 triệu
tấn bông năm 2012, tăng 12% so với năm 2010. Nhình chung năm 2011 – 2012
là 2 năm mà sản lượng bông của các nước đạt mức cao nhất. Nhưng từ năm
2013 thì sản lượng bắt đầu giảm một cách rõ rệt. Riêng Ấn Độ là nước duy nhất
tiếp tục tăng sản lượng trong năm 2013 (6 triệu tấn).
Báo cáo đánh giá triển vọng năm 2013 là báo cáo đầu tiên mà tổ chức FAO

đề cập đến những dự báo về thị trường bông thế giới - một mặt hàng nông
nghiệp quan trọng đối với các nước đang phát triển và phát triển. Dự báo sản
lượng bông thế giới tăng 1,6%/năm ở mức 27,2 triệu tấn, tăng chậm hơn so với
mức tiêu thụ 1,7%/năm trong năm 2012, thời điểm mà lượng bông dự trữ toàn
cầu đạt mức kỷ lục tích lũy trong giai đoạn 2011- 2013 có xu hướng giảm dần.
Sản lượng bông của Trung Quốc dự kiến giảm gần 17% dưới tác động của
những chính sách nhà nước, trong khi sản lượng của Ấn Độ tăng khoảng 25%
do năng suất tăng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với thập niên trước. Thông qua
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong canh tác, các nước kém phát
triển tại khu vực cận Sahara Châu Phi sẽ có điều kiện để mở rộng diện tích gieo
7


trồng và gia tăng năng suất cho cây bông. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng về
tiêu thụ bông dự báo sẽ thấp hơn mức trung bình trong dài hạn cho đến 2022 và
tiếp tục mất thị phần cho sản phẩm bông nhân tạo. Ấn Độ là quốc gia có sức tiêu
thụ bông lớn nhất trên thế giới; và trong 10 năm tới, dự báo ngành dệt may nước
này sẽ lập được thế cân bằng, bắt kịp với nền công nghiệp dệt của Trung Quốc
[17].
Tính tới năm 2014, tổng sản lượng bông toàn cầu là 120 triệu kiện/năm
riêng Trung Quốc và Ấn Độ mỗi nước sản xuất 30-31 triệu kiện. Hiện toàn thế
giới lượng dự trữ bông đang thừa 48 tuần trong đó riêng Trung Quốc sản lượng
thừa 1,5 năm. Do vậy, trong tương lai gần giá bông sẽ tiếp tục giảm.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bông ở Việt Nam
Nghề trồng bông ở Việt Nam có từ bao giờ thì hiện nay chưa có đầy đủ tài
liệu để xác minh, theo tài liệu của Trung Quốc thì nghề trồng bông có thể từ Ấn
Độ qua Miến Điện, Việt Nam rồi tràn sang Trung Quốc ( từ thời Hán Vũ Đế),
như vậy ở Việt Nam đã có trồng bông trên 2.000 năm nay với chủng bông cỏ
hoặc bông lâu năm. Còn chủng bông luồi thì mới nhập nội trên một thế kỷ nay,
có thể là từ Campuchia sang miền Nam nước ta rồi lan dần lên phía Bắc [5].

Trước thời thuộc pháp, nước ta đã sản xuất bông để mặc. Đầu thế kỷ XX
nước ta đã có bông xuất khẩu. Nhưng về sau, do các công ty dệt của người Pháp
(ở Nam Định, Hải Phòng) nhận thấy nhập bông ngoại lớn hơn, do đó nghề trồng
bông sa sút. Trong thời kỳ chống Pháp, các nơi đã phát triển diện tích trồng
bông để tự túc: Liên khu năm đạt khoảng 10.000 ha và liên khu 4 khoảng 13.000
ha vượt xa thời thuộc Pháp. Sau ngày giải phóng miền Nam, với điều kiện thiên
nhiên thuận lợi, có nhiều vùng đất đai và khí hậu thích hợ với cây bông. Nhà
nước ta chủ trương phát triển nghề trồng bông mạnh mẽ để tiến tới tự túc phần
lớn nguyên liệu dệt. Nhiều vùng trồng bông mới đã tạo lập ở Trung Bộ, Tây
Nguyên, miền Đông Nam Bộ, nhiều giống bông mới có triển vọng được phát
triển, nhiều biện pháp thâm canh và phòng chống sâu bệnh được khuyến cáo áp
dụng, và nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, đóng góp hữu hiệu cho phát triển nghề trồng bông ở nước ta.

8


Biểu đồ 2.3 Sản lượng bông xơ trong 10 niên vụ gần đây ở nước ta
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, Tổng cục thống kê, 2013)
Sản lượng bông xơ của nước ta trong niên vụ 2003 – 2004 là cao nhất đạt
10,2 nghìn tấn, từ niên vụ 2004/2005 đến niên vụ 2006/2007 sản lượng bông xơ
giảm đáng kể chỉ còn 6,4 nghìn tấn. Đặc biêt niên vụ 2007/2008 sản lượng bông
sụt giảm mạnh chỉ còn 2,7 nghìn tấn. Từ niên vụ 2008/2009 trở đi sản lượng
bông từng bước được cải thiện, đến niên vụ 2012/2013 là 4,5 nghìn tấn.
Ngày 08 tháng 01 năm 2010. Chính phủ đã ban hành Quyết định số:
29/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015 sẽ đạt diện
tích khoảng 30.000 héc ta, năng suất bình quân đạt 1,5 đến 2 tấn/ha, và đến năm
2020 diện tích sẽ tăng lên hơn gấp đôi, với 76.000 ha, năng suất cũng tăng lên từ
2 đến 2,5 tấn/ha [11].

Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2020 là diện tích trồng bông trong nước
sẽ đạt 76.000 ha dự kiến sẽ khó mà đạt được vì tính đến thời điểm hiện tại con
số này mới chỉ là 10.000 ha (chỉ bằng hơn 1/3 mức chi tiêu đề ra cho năm 2015
là 30.000 ha), tổng sản lượng bông xơ cũng chỉ đạt xấp xỉ 5.000 tấn (bằng ¼ so
với chỉ tiêu đặt ra cho năm 2015 là 20.000 tấn theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ). Diện tích trồng bông tăng chỉ tập trung tại một số vùng chính như
vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên[11].
9


Hoạt động sản xuất bông tại Việt Nam rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết.
Chính vì thế, sản lượng bông dao động khá nhiều giữa năm này với năm khác.
Hơn 90% vùng trồng bông tại Việt Nam phụ thuộc vào mưa, với thời gian gieo
trồng bắt đầu từ tháng 5/6 cho đến tháng 8 và thời gian thu hoạch từ tháng 10
đến tháng 12. Ở những vùng có lợi thế về thủy lợi, bông có thể trồng vào mùa
khô (tháng 11 hoặc tháng 12), và được thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 5 [10].
Do lượng bông sản xuất trong nước còn hạn chế, nên ngành bông nước ta
phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Ước tính tổng lượng bông sản xuất trong
nước mùa vụ 2012/13 vào khoảng 4.590 tấn (tương đương 21.000 kiện). Lượng
bông nhập khẩu trong mùa vụ 2012/13 cũng được điều chỉnh tăng lên 14%, đạt
405.000 tấn.Trong năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 757.800 tấn bông (tương
đương 3.476 nghìn kiện) với trị giá 1,45 tỉ USD, tăng 30% về lượng và 24% về
trị giá so với cùng kỳ năm trước đó. Nhập khẩu bông từ Mỹ chiếm 29% trong
tổng nhập khẩu. Nhập khẩu bông trong năm 2014/15 của Việt Nam sẽ tiếp tục
tăng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Tăng trưởng tiêu thụ bông của Việt
Nam dự kiến sẽ chậm lại trong năm 2015/16, chủ yếu do nhập khẩu sợi của
Trung Quốc giảm[1].
Ngành công nghiệp dệt may tiếp tục mở rộng và nhu cầu về sợi trong và
ngoài nước cũng tăng mạnh đã khiến sức tiêu thụ về bông tại Việt Nam tăng
mạnh. Cả nước hiện có 100 nhà máy kéo sợi với tổng công suất 680.000 tấn sợi

bông nhân tạo (tương đương 5,1 triệu cọc). Tiêu thụ bông tại Việt Nam cũng
tăng dần trong vòng 5 năm trở lại đây với tốc độ trung bình từ 7-8%/năm. Ước
tính tiêu thụ bông mùa vụ 2012/13 khoảng 392.400 tấn (tương đương 1,8 triệu
kiện) [1].
Sau khi đạt đỉnh vào tháng 4 năm 2011, với mức giá kỷ lục trên 5 USD/kg
trong lịch sử 150 năm giao dịch bông trên thị trường thế giới, bông vải đã làm
điêu đứng đầu vào cho ngành dệt may. Song từ đó đến nay, giá bông lại trên đà
tụt dốc. Giá bông nhập khẩu trung bình năm 2012 là 2,09USD/kg, giảm 35% so
với mức giá trung bình năm 2011 [1].
Từ số liệu bảng 2.2 có thể thấy từ niên vụ 2003/2004 đến 2007/2008 diện
tích bông giảm dần từ 23.633 ha còn 7.446 ha kéo theo đó là sản lượng bông
giảm theo một cách rõ rệt, sản lượng bông xơ niên vụ 2003/2004 (10.237 tấn)
đến niên vụ 2007/2008 (2.709 tấn) .

10


Bảng 2.2 : Diện tích - Năng suất - Sản lượng bông vải của Việt Namtrong 10
niên vụ, từ 2003 đến 2013
Tổng số

Niên vụ

Sản lượng
Sản lượng bông bông xơ
hạt (Tấn)

Diện Tích
(ha)


Năng suất
(Tạ/ha)

2003-2004

23.633

12,12

28.650

10.237

2004-2005

20.260

9,55

19.358

6.913

2005-2006

23.098

9,20

21.254


7.558

2006-2007

15.445

11,20

17.300

6.400

2007-2008

7.446

9,83

7.324

2.709

2008-2009

8.671

12,16

10.550


3.903

2009-2010

10.470

10,65

11.150

4.070

2010-2011

9.800

13,10

12,900

4.684

2011-2012

10.600

13,40

14,200


5.184

2012-2013

9.840

12,8

12.850

4.591

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, Tổng cục thống kê, 2013)[12]; [13]; [14].
Từ năm 2008 trở đi thì diện tích trồng bông có tăng nhưng dao động trong
ngưỡng 10.000 ha. Và năng suất khá cao so với các năm trước, niên vụ
2012/2013 (13,40 tạ/ha). Tuy nhiên diện tích, năng suất, sản lượng không có sự
thay đổi trong 4 niên vụ gần nhất. Mặc dù nhà nước có chính sách mở rộng diện
tích trồng tới năm 2015 là 30.000 ha và năm 2020 là với 76.000 ha. Theo Công
ty Bông Việt Nam, thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng có 5 nguyên
nhân chính sau[7]:
i) Năng suất thấp nhưng giá mua bông hạt lại thấp;
ii) Khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường đối với vụ bông trồng nhờ nước trời;
iii) Những hạn chế về kỹ thuật và lao động;
iv) Một số hạn chế trong thực hiện các dự án quy hoạch phát triển bông vải;
v) Chính sách chưa khuyến khích sản xuất bông phát triển.

11



2.3. Công tác nghiên cứu và tình hình sử dụng giống bông chín sớm trên thế
giới và Việt Nam
2.3.1 Vai trò của giống với sản xuất bông
Giống, trong điều kiện canh tác và những biện pháp kỹ thuật có quan hệ
mật thiết với nhau. Chỉ có những giống thích hợp với những kỹ thuật hợ lý mới
có thể khai thác hiệu quả những điều kiện sản xuất cụ thể[9].
Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông
sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.Đặc biệt đối với cây bông cũng vậy.
+ Sử dụng giống thích hợp là biện pháp nhanh nhất, kinh tế nhất để nâng
cao năng suất bông.
Giống, thời vụ, nước, phân bón và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc bảo
vệ,.. là những yếu tố quyết định năng suất bông. Tùy mức độ đáp ứng của các
yếu tố mà ta có năng suất khác nhau, trong đó giống giư vai trò hết sức quan
trong. Khi đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố thâm canh, phát huy hết tiềm năng năng
suất của giống thì thay giống mới là biện pháp duy nhất để tăng năng suất và sự
ra đời giống mới với tiềm năng năng suất cao hơn lại tạo ra một khả năng mới
để đầu tư thâm canh. Như vậy, những bước nhảy vọt về năng suất luôn gắn liền
với sự thay đổi giống mới[10].
+ Giống quyết định chất lượng nông sản, với cây bông là xơ bông và hạt
bông. Những tính trạng xác định chất lượng xơ bông như độ dài, độ mịn, độ
chín, độ bền,… phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền của giống. Các yếu tố
kỹ thuật canh tác có thể góp phần nâng cao chất lượng trong phạm vi nhất định
tức là có thể cải thiện lượng : xơ dài hơn, bền hơn, chín hơn một ít nhưng giống
quyết định về chất của chất lượng: mịn, thô, ngắn, dài, bền nhiều hay ít… Hàm
lượng các chất trong hạt bông hoàn toàn phụ thuộc vào giống, đặc biệt hàm
lượng gossypol.
+ Giống hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Để hạn chế phun thuốc hóa
học, bảo tồn được quần thể thiên địch, giữ cân bằng tự nhiên, kìm hãm sự bùng
phát của sâu hại, an toàn môi sinh, việc dụng các thuốc kháng rầy cùng với việc
áp dụng những biện pháp mới trong phòng trừ tổng hợp đã giúp ngành bông ổn

định và từng bước phát triển. Việc dùng một giống liên tục trong nhiều năm,
không chọn lọc sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa giống mà một trong những biểu
hiện thoái hóa là việc xuất hiện sâu bệnh trong sản xuất và năng suất giảm rõ rệt.
Việc thường xuyên thay đổi giống sẽ hạn chế việc xuât hiện bệnh.
12


+ Giống là yếu tố quan trọng trong việc bố trí cây trồng. Tùy điều kiện
canh tác của vùng có thể bố trí các giống bông ngắn ngày, giống chịu ẩm hoặc
chịu hạn, chịu mặn,… vào cơ cấu luân xen canh, gối vụ các cây trồng khác[16].
Ngoài ra, trong những trường hợp nhất định giống có thể quyết định sự tồn
tại của một ngành trồng trọt. Ở Liên Xô, trong đầu năm 60, khi bệnh Wilt hại rất
nặng giống 108F(giống phổ biến ở các nước trồng bông Liên Xô), việc đưa ra
giống Taskent 1, và sau này một số giống kháng bệnh Wilt đã cứu nguy cho
nghề trồng bông Liên Xô. Ở Việt Nam vào đầu những năm 80 cũng xảy ra hoàn
cảnh tương tự khi sử dụng các giống nhiểm rầy [10].
2.4.2 Đặc điểm chín sớm của cây bông
Chín sớm là đặc tính sinh học và kinh tế quý của cây bông. Đặc tính chín
sớm rất phức tạp về cấu trúc và được xác định bằng hàng loạt thành phần: Thời
gian sinh trưởng dinh dưỡng (mọc mầm đến ra nụ), thời gian các giai đoạn cần
thiết chuyển từ nụ đến nở hoa và từ bầu quả một ngày đến nở quả. Các đại lượng
trên xác định bằng thời gian bắt đầu và 50% nụ, hoa và nở quả. Một tính trạng
về hình thái có liên quan đến tính chín sớm là vị trí cành quả thứ nhất. Đặc tính
quan trọng đối với tính chín sớm là tốc độ ra nụ, hoa và nở quả tập trung, các
tính trạng vừa nêu được xác định bởi thời gian ra nụ, hoa và nở quả từ cành này
đến cành khác và từ mắt cành quả này đến mắt cành quả khác và nó được quy
định bởi cả một hệ thống gen. Chín sớm biến động rất lớn dưới sự tác động của
điều kiện đất đai, khí hậu và canh tác. Nếu tăng lượng đạm và tưới thừa so với
nhu cầu của cây sự nở quả cây bông bị kéo dài ra [15].
Biến đổi của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tính chín sớm trong điều kiện canh

tác khác nhau cũng khác nhau: Một số chỉ tiêu như vị trí cành quả 1 hay thời
gian từ nụ đến hoa ít bị biến đổi bởi điều kiện ngoại cảnh, các chỉ tiêu khác như
thời gian từ hoa – nở quả biến đổi rất lớn và phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ,
chiếu sáng sự thoáng cho cây … Sự biến đổi tính chín sớm trong phạm vi giống
và quẩn thể lai là kết quả của sự biến dị di truyền và không di truyền phải được
xác định bằng phân tích di truyền.
Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng giai đoạn sinh trưởng di dưỡng (từ mọc
mầm đến nụ) được quy định bởi một số ít gen, trong đó tính hoàn toàn sớm giai
đoạn, trội so với tính hoàn toàn muộn giai đoạn. Giai đoạn sinh trưởng dinh
dưỡng tương quan thuận với vị trí cành quả thứ 1. Vị trí cành quả 1 càng cao thì
cây ra nụ càng muộn [4].
13


• Phân nhóm thời gian chín của bông vải
Có thể chia làm 3 nhóm: chín sớm, trung bình, muộn. Hệ thống phân loại
của Mỹ dựa trên thời gian thu hoạch ít nhất 90% lượng quả thu hoạch được, bao
gồm [6]:
+ 135 – 165 ngày: chín sớm.
+ 165 – 190 ngày: trung bình.
+ 200 ngày trở lên: chín muộn.
2.4.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống bông chín sớm trên Thế giới
Để tăng tính cạnh tranh của cây bông so với cây trồng khác, phải giảm chi
phí đầu vào và tăng chi phí đầu ra. Giảm chi phí đầu vào thông qua cải tiến năng
suất và chất lượng xơ. Tăng chi phí đầu ra thông qua chọn giống chín sớm (tiết
kiệm chi phí nông nghiệp, công lao động, hạn chế rủi ro). Giống chín sớm tạo cơ
chế trốn tránh rủi ro do áp lực sâu bệnh gây hại tích luỹ cao vào cuối vụ đặc biệt
là sâu hồng đục quả (Pectinophora gossypiella). Do đó, chọn tạo giống chín sớm
có khả năng giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, nước tưới và phân bón. Với nhiều
ưu điểm như vậy nhiều nước trên thế giới đã đi vào nghiên cứu và chọn tạo

nhiều giống bông chín sớm.
Giống bông thuần, chín sớm đã sớm được khai thác vào những năm 1957
tại Mỹ, giống bông Rex có tiềm năng cho năng suất cao cũng như đề kháng với
bọ trĩ, héo Fusarium, cháy lá. Nó đã được phát triển nói chung ở Arkansas và từ
Texas đến bờ Đại Tây Dương, và một thời gian ngắn, nó đã được sản xuất đứng
thứ hai tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên giống bông này sớm bị thay thế do phần lớn phải
cạnh tranh từ các giống sớm phát triển khác sau Rex.
Tiếp sau đó năm 2013, giống bông mới Deltapine 444 BT / RR được
nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và khuyến nông Tennessee, Mina Belle là
một giống chín sớm, năng suất cao, chất lượng xơ được cải thiện tuy nhiên
giống này bị bọ trĩ gây hại nặng.
Trung tâm nghiên cứu cây bông Viện Sakrand, Pakistand đã phát triển
thành công năm giống năng suất cao và chín sớm, CRIS-9 (1992), Marvi (2001),
CRIS-134 (2004), CRIS-467 (2004) và CRIS-121 (2006). Các giống này đang
được trồng thành công trong Sindh. Hiện nay, CRIS-467 và CRIS-468 cả hai
đều cho năng suất cao, chín sớm và chịu bệnh cháy lá.
Nhiều nghiên cứu ở Pakistanđã chỉ ra rằng để sản xuất cây trồng chín sớm
cần phải dựa vào đặc điểm hình thái học (vị trí cành quả đầu tiên/thân, số cành
quả/cây, ngày ra hoa đầu tiên, ngày nở quả đầu tiên).

14


Theo nghiên cứu của Ch. R. Ali và ctv (2003), từ kêt quả thử nghiệm về
chọn giống chín sớm của 14 giống (mười ba từPunjabvà một từtỉnh Sindh) đã có
thể kết luận rằng giống CIM-443 có vị trí cành quả đầu tiên/ thân thấp nhất (4.6)
tiếp theo là CIM-240 và Karishma (5.7). Trong khi vị trí cành quả đầu tiên/thân
của CIM-1100 là cao nhất. Thời gian nở quả đầu tiên là giống CIM-443 tiếp
theo CIM-240, trong khi đó giống CIM-1100 có thời gian nở quả muộn nhất. Vì
vậy, có thể kết luận rằng CIM-443 là chín sớm nhất trong tất cả 14 giống tham

gia thí nghiệm.
2.4.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống chín sớm tại Việt Nam
Tại Việt Nam, giống cây trồng chín sớm cũng đang được chú trọng nghiên
cứu và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tháng 6 năm 1997, Viện Bảo vệ
thực vật đã nhập nội và tiến hành trồng thử nghiệm nhiều giống cây ăn quả ôn
đới có giá trị tại các điểm Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai) trong đó
có giống đào chín sớm ĐCS1 (Earlygrande). Đây là giống đào do Texas A và M
Universiry (Hoa Kỳ) lai tạo, đưa ra sản xuất từ năm 1992. Qua 7 năm trồng thử
nghiệm cho thấy giống đào Early grande có yêu cầu thấp về độ lạnh (khoảng
150 CU) phù hợp với các vùng có độ cao từ 800-1.200m ở miền Bắc nước ta,
đặc biệt là các vùng sinh thái như Mộc Châu (Sơn La) và các vùng có điều kiện
tương tự. Giống đào Earlygrangde dễ trồng, sớm ra hoa, đậu quả, thích hợp cho
việc rải vụ của các vùng trồng cây ăn quả ôn đới. Theo TS Lê Đức Khánh thì
đây là giống chín sớm ngoài ý nghĩa rải vụ thu hoạch, nó còn tránh được sự gây
hại của các đối tượng ruồi đục quả vì ruồi thường xuất hiện từ tháng 6 trở đi để
gây hại các giống đào, lê của ta. Quả đào ĐCS1 khá to, bình quân 85-90g/quả và
có khoảng 30% số quả đạt từ 100-110g/quả, năng suất cây 7 tuổi đạt tới
35kg/cây (14 tấn/ha).
Không chỉ riêng cây bông. Tại một số vùng phía Bắc của nước ta, giống
cam chín sớm CS1 đang chiếm ưu thế về cả diện tích và sản lượng.Hiện nay địa
bàn thị trấn Cao Phong – Hòa Bình đã mở rộng diện tích trồng giống cam chín
sớm lên tới 70ha/400ha tổng diện tích trồng cam của cả vùng. CS1 là giống cam
không chỉ thích hợp trồng ở Cao Phong mà còn thích hợp trồng ở một số vùng
như Bắc Giang, Nghệ An.., góp phần làm phong phú chủng loại sản phẩm, đáp
ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế[2].
Bên cạnh đó, cây bông cũng đang được nghiên cứu theo hướng chọn tạo
giống chín sớm và bước đầu cho ra nhiều giống chín sớm như:

15



+ Giống D16 – 2:
- Thuộc loài bông luồi G. hirsumtum chon từ giống CEA s48 của Nicaragua
nhập nội năm 1987. Quá trình chọn lọc liên tục từ 1988 – 1990, tham gia các thí
nghiệm khảo nghiệm và sản xuất thử từ năm 1991, được công nhận là giống
quốc gia năm 1994.
- Đặc điểm chín của giống: Giống có thời gian sinh trưởng trung bình từ
100 – 110 ngày. Thời gian từ gieo tới tận thu là 140 – 145 ngày. Dạng cây khỏe,
nhiều cành quả, nhiều chồi nách, thân lá có lông trung bình, lá hơi to có màu
xanh thẫm và không có tuyến mật, cây sinh trưởng mạnh, có 1- 2 cành đực. Hoa
to trung bình có màu trắng, phấn hoa màu kem, quả to trung bình 4 - 4,5 gam.
Giống ra hoa và đậu quả muộn vào gian đoạn sau, tỷ lệ đậu quả cao. Năng suất
ổn định, tiềm năng cho sản xuất từ 1,8 – 2,5 tấn/ha. Giống có tỷ lệ xơ cao 39 –
40%, chiều dài xơ 28 – 29mm, độ mịn 4,0 – 4,3 M, độ bền khá tốt 19 – 21 g/tex,
độ đều 46 – 48%, độ chín > 90% [8].
+ Giống bông luồi LRA – 5166:
- Thuộc loài bông luồi G. hirsumtum, có nguồn gốc Ấn Độ. Năm 1983, sau
giai đoạn chọn lọc, thuần hóa đưa khảo nghiệm và khu vực hóa năm 1991, công
nhận là giống quốc gia năm 1994.
- Giốngbông luồi LRA – 5166 có thời gian sinh trưởng trung bình sớm từ
105 – 110 ngày, thời gian gieo đến 50% nở quả 110 – 120 ngày, dạng cây hình
tháp thoáng có nhiều lông, thân nhở mang nhiều cành quả, cành quả vương khá
dài, góc cành quả trung bình, cành quả mảnh. Câu có 1 – 1,5 cành đực. Lá nhỏ
có nhiều lông, thân lá có màu xanh nhạt, hoa nhỏ màu trắng, phấn vàng quả nhỏ
núm quả nhọn. Trọng lượng quả 3,5 g. Giống có năng suất cao và ổn định, bảo
vệ tốt có thể đạt 20 – 25 tạ/ha. Tỷ lệ xơ 34 – 35%, chiều dài xo 27 – 28 mm, độ
mịn khá 4 – 4,2 M, độ bền 20 – 22 g/tex, độ chín >90% [8].
+Giống AK.235:
- Thuộc loài bông cỏ G .arboreum, có nguồn gốc từ Ấn Độ, được chọn
lọc dòng và khảo nghiệm khu vực hóa từ năm 1988, công nhận giống quốc

gia năm 1992.
- Giống AK.235 sinh trưởng khá mạnh. Chiều cao cây có thể đạt 1,2 – 1,5
m, giống chín sớm nhưng không tập trung, thời gian sinh trưởng khoảng 100 –
105 ngày. Thời gian từ gieo đến tận thu khoảng 140 ngày. Cây phát triển theo
chiều cao, tán hẹp, cành quả vươn vừa, số cành đực từ 1,2 – 1,5 cành. Lá nhỏ,
chia thùy sâu, có lông ở hai mặt lá và thân, quả nhỏ núm quả nhọn. Hoa quả
16


thường cụp xuống phía dưới. Trọng lượng quả đạt 2,2 – 2,5 gram. Giống cho
năng suất cao có thể đạt năng suất trên 20 tạ/ha. Tỷ lệ xơ cao 37 – 38%, chiều
dài xơ 23 – 24 mm, độ bền 18 – 20 g/tex, độ đều 50 – 51%, độ chín > 95%, tuy
nhiên xơ bông còn thô [8].
Hiện nay, trong công tác chọn tạo giống bông ở nước ta, thành tựu quan
trọng nhất là phát triển các giống bông lai F1 từ năm 1995 đến nay. Loại hình
giống này có ưu thế lai về sinh trưởng, năng suất, có chất lượng xơ tốt, kháng
cao với các loại sâu đục quả, sâu chích hút (như VN15, VN01-2, VN04-4,
VN35KS…). Tuy nhiên, hạn chế trong sử dụng giống lai là giá thành hạt giống
cao và thời gian sinh trưởng dài (150 - 170 ngày), yêu cầu cao về độ phì nhiêu
đất, nước tưới, dinh dưỡng…nên chi phí đầu vào cao và tính rủi ro cao. Trong
khi đó, các giống bông thuần chủ yếu được sử dụng trước năm 1995 với một số
giống bông quốc gia như TH1, TH2, MCU9, M456-10, D16-2, C118… Nhược
điểm của các giống bông thuần này là khả năng kháng đối với một số loại sâu
hại kém. Gần đây, 02 giống bông thuần TM1KS và VN36PKS đã được công
nhận cho sản xuất thử ở các vùng trồng bông với tính kháng sâu được cải thiện.
Tuy nhiên, tất cả chúng đều thuộc nhóm chín trung bình hoặc chín muộn (thời
gian sinh trưởng > 150 ngày). Trước thực tế đó việc triển khai đề tài “Đánh giá
một số giống bông thuần chín sớm có triển vọng trong vụ khô có tưới tại Nha
Hố, Ninh Thuận” là hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất bông
hiện nay.


17


×