Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng luksvaxi thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.56 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG LUKSVAXI
THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trương Quang Dũng
Sinh viên thực hiện

: Trần Hà Bảo Uyên

Lớp

: K45 - TNMT

Khóa học: 2011 - 2015


Lời Cảm Ơn
Sau 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Kinh tế Huế, được
sự dìu dắt và tận tình chỉ bảo của các thầy cô giáo, tôi đã thu nhận được nhiều kiến
thức cơ bản, đó là cơ sở để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ Trung tâm Tài nguyên môi
trường và Công nghệ sinh học Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập tại đây.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Th.s Trương Quang
Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.


Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Trần Hà Bảo Uyên


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

MỤC LỤC
Lời Cảm Ơn.............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU....................................................................................vi
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................viii
1.Lý do chọn đề tài........................................................................................................viii
2.Mục đích nghiên cứu...................................................................................................ix
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................ix
1.1.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................ix
1.2.Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................ix
4.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................x
1.3.Thu thập số liệu.....................................................................................................x
1.4.Xử lý số liệu...........................................................................................................x
1.5.Hạn chế của đề tài................................................................................................xi

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................xii
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................xii
1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................xii
1.1.Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường......................................................xii

1.1.1.Sự cần thiết của việc đánh giá tác động môi trường.........................................xii
1.1.2.Khái niệm.......................................................................................................... xii
1.1.3.Mục đích của đánh giá tác động môi trường....................................................xiii
1.1.4.Ý nghĩa của đánh giác tác động môi trường.....................................................xiii
1.1.5.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường...............................................xiv
1.1.5.1.Các phương pháp để đánh giá tác động...................................................xiv
1.1.5.2.Chỉ số đánh giá chất lượng môi trường......................................................xv
1.2.Những vấn đề chung về tài nguyên môi trường.....................................................xvii
1.2.1.Khái niệm tài nguyên và phân loại tài nguyên.................................................xvii
1.2.1.1.Khái niệm tài nguyên................................................................................xvii

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

1.2.1.2.Phân loại tài nguyên.................................................................................xvii
1.2.2.Các khái niệm về môi trường..........................................................................xviii
1.2.2.1.Khái niệm môi trường và vai trò của môi trường......................................xviii
1.2.2.2.Các thành phần môi trường.......................................................................xix
1.2.2.3.Khái niệm ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn môi trường..........................xix
1.3.Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................xix
1.3.1.Tình hình sản xuất xi măng trên thế giới..........................................................xix
1.3.2.Tình hình sản xuất xi măng ở Việt Nam............................................................xx
1.3.3.Tình hình sản xuất xi măng ở Thừa Thiên Huế................................................xxi


Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................xxiii
NHÀ MÁY XI MĂNG LUKSVAXI..................................................................xxiii
2.1. Giới thiệu sơ lược về nhà máy xi măng Luksvaxi.................................................xxiii
2.1.1. Lịch sử hình thành nhà máy..........................................................................xxiii
2.1.2. Vị trí địa lý......................................................................................................xxiv
2.1.3. Quy trình khai thác xi măng Luks..................................................................xxiv
2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực quanh nhà máy xi măng Luksvaxi.......xxvii
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn................................................xxvii
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước..........................................................................xxix
2.2.3. Hiện trạng môi trường đất.............................................................................xxxi
2.2.4. Hiện trạng môi trường sinh vật......................................................................xxxi
2.2.5. Hiện trạng chất thải rắn................................................................................xxxii
2.2.6. Đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội khu vực quanh nhà máy....................xxxiii
2.2.6.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế...................................................xxxiii
2.2.6.2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng...................................xxxv
2.2.6.3. Đặc điểm dân số và lao động................................................................xxxvi
2.2.6.4. Đặc điểm giáo dục – y tế......................................................................xxxvii
2.3. Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng Luksvaxi........................xxxviii
2.3.1. Thông tin về người dân được điều tra........................................................xxxviii
2.3.2. Đánh giá quy mô tác động môi trường của nhà máy...................................xxxix

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng


2.3.2.1. Đánh giá của người dân về tác động của nhà máy...............................xxxix
2.3.2.2. Đánh giá theo ma trận đơn giản................................................................xlii
2.3.3. Đánh giá mức độ tác động môi trường của nhà máy......................................xliv
2.3.3.1. Đánh giá của người dân về mức độ tác động..........................................xliv
2.3.3.2. Đánh giá mức độ tác động theo ma trận định lượng.................................xlv
2.3.4. Các nguồn thải gây tác động đến môi trường của nhà máy..........................xlvii
2.3.4.1. Nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải...................xlviii
(Nguồn: Số liệu điều tra 2015).............................................................................xlviii
2.3.4.2. Nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải.............xlviii
Nguồn tác động do nước rửa trôi bề mặt............................................................xlviii
2.3.5. Một số ý kiến đánh giá của người dân quanh khu vực nhà máy.....................xlix

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC...................................lii
VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI MÔI TRƯỜNG..........lii
3.1. Các biện pháp nhà máy xi măng Luks đã thực hiện................................................lii
3.2. Đề xuất một số giải pháp.........................................................................................lii
3.2.1. Giảm thiểu nước thải.........................................................................................lii
3.2.2. Giảm thiểu môi trường khí................................................................................liv
3.2.3. Biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn...........................................................lv
3.2.4. Biện pháp khống chế ô nhiễm tiếng ồn và độ rung...........................................lvi
3.2.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt................................................................lvii
3.2.6. Biện pháp cải thiện vi khí hậu và làm đẹp cảnh quan nhà máy.......................lvii
3.2.7. Biện pháp hạn chế tác động đến kinh tế - xã hội và nhân văn.........................lvii

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................lix
1.Kết luận...................................................................................................................... lix
2.Kiến nghị..................................................................................................................... lx
2.1.Đối với chính quyền và các ban ngành có liên quan.............................................lx
2.2.Đối với nhà máy xi măng LUKSVAXI....................................................................lx


TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................lxiii

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNSH

: Công nghệ sinh học

ĐGTĐMT

: Đánh giá tác động môi trường

ĐHH

: Đại học Huế

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

LUKS


: Nhà máy xi măng Luksvaxi

NM

: Mẫu nước mặt

NN

: Mẫu nước ngầm

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐC

: Tái định cư

TNMT

: Tài nguyên môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân


SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 12: Diện tích dân số khu vực nhà máy..................................................xxxvi
Bảng 13: Thông tin về người dân được điều tra..........................................xxxviii
Bảng 14: Tác động môi trường tự nhiên của nhà máy Luks thông qua đánh giá
của người dân.........................................................................................................xl
Bảng 15: Tác động môi trường xã hội của nhà máy Luks thông qua đánh giá
của người dân.......................................................................................................xlii
Bảng 16: Ma trận đánh giá đối tượng bị tác động và quy mô tác động của nhà
máy.......................................................................................................................xliii
Bảng 17: Tỷ lệ người dân đánh giá mức độ tác động của các tác nhân gây ô
nhiễm.................................................................................................................... xliv
Bảng 18: Ma trận tổng hợp đánh giá mức độ tác động môi trường của nhà máy
.............................................................................................................................. xlvi
Bảng 19: Nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải...........xlviii

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

v


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt
động sản xuất xi măng đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất
nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang
phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường do hoạt động sản xuất gây ra và
đang là những vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị hiện nay.
Nhà máy xi măng Luksvaxi với công suất 1.500 tấn clanhke/ngày có thể
đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ xây dựng cho các tỉnh miền Trung và
Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn nhà máy
đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với nhà máy và các cơ quan quản lý môi
trường. Yêu cầu cần có những giải pháp tích cực về các vấn đề môi trường
của dự án.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng Luksvaxi Thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu:
•Khái quát những vấn đề lý luận về đánh giá tác động môi trường của
nhà máy.
•Mô tả hiện trạng môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn khu vực
nhà máy xi măng Luks.
•Đánh giá tác động của sự thay môi trường đất, nước, không khí và tiếng
ồn do nhà máy xi măng Luks gây ra đến các hộ dân xung quanh.
•Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu của nhà máy
với môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn.
Phương pháp nghiên cứu:
•Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
•Phân tích, tổng hợp thông tin

•Phương pháp so sánh
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

•Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích tài liệu
Kết quả nghiên cứu:
•Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về công tác đánh giá tác động môi
trường.
•Cải thiện chất lượng môi trường và giảm bớt thiệt hại do việc sản xuất
gây ra.
•Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác đánh giá tác
động môi trường.
•Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo vệ môi
trường khu vực.

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 10 năm tới
là tập trung đưa nền kinh tế vượt qua những thách thức trong quá trình hội
nhập kinh tế với khu vực cũng như trên thế giới, giữ được nhịp độ tăng trưởng
kinh tế ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đổi mới cơ bản
về cơ cấu kinh tế, cơ cấu và trình độ công nghệ tiên tiến theo hướng xây dựng
nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để thực hiện đường lối trên, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
nước ta trong giai đoạn tới sẽ có bước phát triển mạnh và đồng bộ trên mọi
lĩnh vực. Điều này làm cho nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng lên đáng kể. Do vậy
ước tính nhu cầu xi măng của nước ta hằng năm sẽ tăng khoảng 20% và đến
năm 2020 nhu cầu này sẽ lên tới khoảng 18 – 20 triệu tấn/năm.
Thị trường xi măng của nhà máy Luksvaxi tập trung phân phối cho các
tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, nhà máy sản xuất với công suất 1.500 tấn
clanhke/ngày tương ứng với 1,2 triệu tấn xi măng/năm. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những vấn
đề về môi trường do hoạt động sản xuất gây ra. Quá trình sản xuất xi măng
phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xung
quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khói bụi, tiếng ồn và
nước thải…làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã được hình thành từ
nhiều năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường là vấn đề cấp bách
mang tính chất xã hội và chính trị hiện nay.
Đáng kể là hoạt động sản xuất xi măng để lại nhiều hậu quả về mặt môi
trường nhưng công tác quản lý và bảo vệ môi trường vẫn còn mang tính đối
phó, hình thức, việc ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định vẫn chưa được
thực hiện triệt để, công ty quản lý, giám sát bảo vệ môi trường theo quy định
vẫn chưa được thực hiện đúng theo yêu cầu, vai trò giám sát của các tổ chức
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên


viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

xã hội, cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế. Trong quá trình sản xuất xi
măng nhà máy chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, thiếu trách
nhiệm đối với các yêu cầu về giảm thiểu bụi, tiếng ồn, xử lý nước thải…
Bước đầu của việc đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư đã được
thực hiện. Tuy nhiên, hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn khu vực
quanh nhà máy đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với nhà máy và các cơ
quan quản lý môi trường. Yêu cầu cần có những giải pháp tích cực về các vấn
đề môi trường của nhà máy.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng Luksvaxi Thị xã
Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khái quát những vấn đề lý luận về đánh giá tác động môi trường đất,
nước, không khí và tiếng ồn của nhà máy xi măng.
Mô tả hiện trạng môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn xung
quanh nhà máy xi măng Luks.
Đánh giá tác độngcủa môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn do
nhà máy xi măng Luks đến đời sống người dân xung quanh.
Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của nhà
máy đối với môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1.Đối tượng nghiên cứu
- Nhà máy xi măng Luks.

- Các hộ dân sống xung quanh nhà máy xi măng.
1.2.Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Thị trấn Tứ Hạ, phường Hương Văn, phường Hương Vân,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian: Số liệu điều tra năm 2015.

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

4. Phương pháp nghiên cứu
1.3.Thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp
Đây là các số liệu từ các nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào
mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của
các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn
tài liệu này bao gồm: Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các
chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố
của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài
liệu trên internet...
b. Số liệu sơ cấp
Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp, quan trắc, hiệu chỉnh số liệu nhằm chính
xác hóa các thông tin về môi trường không khí và tiếng ồn, môi trường nước,
môi trường đất, môi trường sinh vật, chất thải rắn, môi trường kinh tế - xã hội
để kết luận về hiện trạng và đánh giá các tác động của nhà máy đến môi

trường tự nhiên, xã hội trong khu vực.
1.4.Xử lý số liệu
c. Phương pháp thống kê mô tả
•Tổng hợp dữ liệu khí tượng, thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn, động
thực vật,…quanh khu vực nhà máy.
•Công tác khảo sát thực địa bao gồm xác định những nguồn gây ô nhiễm
chủ yếu và thứ yếu do hoạt động sản xuất gây tác động môi trường.
•Thu thập các tài liệu quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn, môi
trường nước, môi trường đất…đã thực hiện tại khu vực.
•Điều tra xã hội học để phân tích những tác động tích cực và tiêu cực
đến cộng đồng dân cư khu vực xung quanh.
d. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường
không khí và tiếng ồn, môi trường nước, môi trường đất theo các TCCP như
TCVN 1995, TCVN 1998, TCVN 2002, TCVN 2005.
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

e. Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích tài liệu
Thu thập thông tin tài liệu từ các nguồn cung cấp thông tin là các văn
bản, báo cáo, các tài liệu thống kê có liên quan đến đánh giá tác động và công
tác bảo vệ môi trường, các thông tin liên quan trên sách báo và trang mạng
internet.
1.5.Hạn chế của đề tài

Tác động là các hoạt động của con người gây ra các biến đổi về môi
trường ở cả hai phương diện lợi và hại. Khí đánh giá tác động của một nhà
máy hay một hoạt động phát triển thì phải đánh giá trên cả hai phương diện:
tác động tích cực và tác động tiêu cực. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu,
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu về khía cạnh tác động tiêu cực của
nhà máy đối với môi trường trong khu vực mà chưa xét đến các tác động tích
cực của dự án một cách đầy đủ. Dó đó, đề tài còn nhiều hạn chế như:
•Nhìn nhận chưa đầy đủ về các tác động của dự án.
•Phạm vi đánh giá trên nhiều phương diện (môi trường tự nhiên và môi
trường kinh tế - xã hội) nên việc phân tích, đánh giá còn chưa cụ thể và đi sâu
vào từng vấn đề.
•Đánh giá chủ yếu dựa trên việc khảo sát thực địa, tham khảo ý kiến của
dân nên các kết luận có thể thiếu chính xác với các chứng cứ khoa học.
•Các câu hỏi nghiên cứu được trả lời mang tính chất định tính nên không
thể đánh giá trên các số liệu cụ thể, mà chỉ có thể đánh giá một cách đơn giản,
dựa trên cảm nhận của người dân (người trả lời phỏng vấn).
•Do những hạn chế về những kiến thức liên quan như hóa học, vật lý,
sinh học, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường nên việc đánh giá còn
chưa đảm bảo tính chính xác cao.

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường
1.1.1.Sự cần thiết của việc đánh giá tác động môi trường
Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội
như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy sản, du lịch – dịch vụ, đô thị
hóa... nhằm đáp ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú
ý đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường, thay đổi khí hậu toàn cầu... ngày càng nghiêm trọng.
Khi một nước đang phát triển thì ảnh hưởng lên môi trường càng mạnh.
Ở những nước nghèo, vì quá chú tâm vào mục tiêu phát triển kinh tế, môi
trường rất dễ bị quên lãng, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc xem xét
các vấn đề môi trường và các chương trình phát triển nhằm làm cho hoạt động
đầu tư bền vững hơn và tạo ra lợi ích lớn hơn cho đất nước nói chung. Làm
tốt công tác môi trường ngay từ đầu thường đem lại hiệu quả trong việc tiết
kiệm chi phí và kinh phí cho việc ngăn chặn và giảm thiểu tác động đối với
môi trường.
Vì vậy, để quản lí môi trường được thắt chặt hơn, đánh giá tác động môi
trường đã được đưa vào trong khuôn khổ Luật chính sách môi trường Quốc
gia đầu tiên ở Mỹ và sau đó lan tỏa ra nhiều nước khác trên thế giới, trong đó
có Việt Nam.
1.1.2.Khái niệm
Khái niệm về đánh giá tác động môi trường rất rộng và hầu như không
có định nghĩa thống nhất. Cho đến nay có nhiều định nghĩa về đánh giá tác
động môi trường được nêu:

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

Theo Uỷ Ban kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương: ĐTM bao
gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một
chính sách đến môi trường.
Theo Luật BVMT của Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày
27/12/1993 và được ban hành theo lệnh số 29-L/CTN của Chủ tịch nước ngày
10/1/1994 định nghĩa rằng:” ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh
hưởng tới môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học, kỹ thuật, y tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp
thích hợp về BVMT”.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng
việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động
lựa chon những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất
cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào.
1.1.3.Mục đích của đánh giá tác động môi trường
Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường là:
- Nhằm khuyến khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong việc
lập quy hoạch hoặc ra quyết định đối với các dự án, các hoạt động phát triển.
- Hỗ trợ cho việc ra quyết sách.
- Giảm bớt những thiệt hại về mặt môi trường.
- Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển.
- Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội.
- Là công cụ phục vụ cho sự phát triển bền vững.
1.1.4.Ý nghĩa của đánh giác tác động môi trường

ĐGTĐMT khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ
lưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐGTĐMT sẽ
giúp cho dự án hoạt động hiệu quả hơn.
ĐGTĐMT có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong phát triển dài
hạn. Qua các nhân tố môi trường được xem xét trong quá trình ra quyết định ở
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xiii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và chính phủ tránh được những chi phí
không cần thiết và đôi khi tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắc
phục trong tương lai.
ĐGTĐMT giúp cho nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ
chặt chẽ hơn. Những đóng góp của cộng đồng địa phương trước khi dự án
được đầu tư, hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo
hiệu quả đầu tư. Thực hiện công tác ĐGTĐMT tốt có thể đóng góp cho sự
phát triển bền vững trong tương lai. Thông qua các kiến nghị, việc sử dụng tài
nguyên sẽ thận trọng và giảm được sự đe dọa của suy thoái môi trường, đến
sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Những lợi ích của ĐGTĐMT bao gồm:
+ Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án.
+ Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định.
+ Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển.
+ Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó.
+ Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội.

+ Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.
1.1.5.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường
1.1.5.1. Các phương pháp để đánh giá tác động
Phương pháp danh mục câu hỏi: là phương pháp sử dụng các câu hỏi liên
quan tới khía cạnh môi trường cần được đánh giá và là phương pháp sử dụng
rộng rãi trong ĐGTĐMT. Để đánh giá tác động môi trường nhà máy xi măng
Luksvaxi đến môi trường xung quanh, chúng tôi đã soạn thảo những câu hỏi
đơn giản, dễ hiểu, đối với mỗi câu hỏi đều có câu trả lời sẵn và ghi sau câu
hỏi về các hạng mục chung như các yếu tố môi trường tự nhiên, hệ sinh thái,
các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa, sức khỏe cộng đồng... Ngoài
phần trả lời câu hỏi, người được phỏng vấn sẽ cho biết các thông tin về bản
thân như nơi cư trú, tuổi, trình độ học vấn... để các câu trả lời được đánh giá
chính xác hơn.
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xiv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA): là
phương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức thực
hiện trong cộng đồng nhằm khai thác thông tin về các tác động, các vấn đề
môi trường liên quan và phát triển dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng kết
hợp với kiểm tra thực địa và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phương
pháp này đã được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra năm 1982 về đánh giá
nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất.
Phương pháp so sánh: dựa vào bảng tiêu chuẩn cho phép về chất lượng

môi trường để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại như: chất lượng
nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, tiếng ồn...
Phương pháp ma trận môi trường: là phương pháp phối kết hợp liệt kê
các hành động hay tác nhân của các hoạt động phát triển với liệt kê những
nhân tố môi trường bị tác động vào một ma trận. Trong ma trận bao gồm các
hàng ngang và hàng dọc, trong đó các hoạt động của dự án được liệt kê theo
cột ngang của trục hoành còn các nhân tố môi trường chịu tác động được liệt
kê vào cột dọc của trục tung hoặc ngược lại. Có ba loại ma trận môi trường:
ma trận môi trường, ma trận theo bước và ma trận định lượng. Trong bài
nghiên cứu, chúng tôi dùng ma trận đơn giản để đánh giá quy mô tác động
của các hoạt động dự án đối với từng nhân tố môi trường như thế nào cũng
như để thấy được các nhân tố chịu tác động trong phạm vi nào, ma trận định
lượng được dùng để đánh giá mức độ tác động của các tác nhân gây ô nhiễm
đồng thời để đánh giá được từng nhân tố môi trường chịu tác động ở mức độ
nào đối với từng tác nhân gây ô nhiễm khác nhau.
1.1.5.2. Chỉ số đánh giá chất lượng môi trường
Để đánh giá chất lượng môi trường khu vực dự án, hệ thống chỉ số được
sử dụng lá các chỉ số về môi trường là giá trị được tính toán trong một điều
kiện môi trường nào đó ( không khí, đất, nước ) theo một thông số môi trường
có ở môi trường đó ( thông số môi trường là những đại lượng vật lý, hóa học,
sinh học cụ thể đặc trưng cho môi trường có khả năng phản ánh tính chất của
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng


môi trường ở trạng thái nghiên cứu). Các chỉ số này được đánh giá, so sánh
với các tiêu chuẩn môi trường tương ứng.
- Các chỉ số về môi trường không khí như nồng độ bụi, khí thải đánh giá
theo TCVN 5937: 2005do Ban kỹ thuật TCVN/TC 146 “chất lượng không
khí” biên soạn, tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa
học và Công nghệ ban hành. Tiêu chuẩn quy định về giá trị giới hạn các thông
số cơ bản gồm lưu huỳnh dioxit(SO2) các, cacbon oxi (CO), nitơ oxit (NOx),
ôzôn (O3), bụi lơ lửng và bụi PM10 (bụi <= 10µm) và chì (Pb) trong môi
trường không khí xung quanh.
- Các chỉ số về môi trường nước :
+ Nước mặt được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lương nước mặt TCVN
5942: 1995, cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác
ngoài nước dùng cho sinh hoạt, quy định giới hạn thông số và nồng độ cho
phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt như pH, oxy hòa tan (DO) , COD ,
BOD5 , chất rắn lơ lửng (TSS), coliform, đồng (Cu), mangan (Mn), kẽm
(Zn).... Tiêu chuẩn này còn dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn
nước mặt.
+ Chỉ số về môi trường nước ngầm đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng
nước ngầm TCVN5944: 1995, quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho
phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm để đánh giá chất lượng của một
nguồn nước ngầm và để giám sát tình trạng ô nhiễm nước ngầm trong một
khu vực xác định. Các thông số quy định giới hạn nhu pH, chất rắn tổng hợp,
clorua (Cl), chì (Pb), crom IV ( Cr+6), đồng (Cu), kẽm (Zn), sunfat ( SO4-2 ),
coliform ....
+ Chỉ số chất lượng nước biển được đánh giá theo TCVN 5943: 1995,
tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ, quy định giới hạn cá thông số và
nồng độ các chất ô nhiễm trong nuuwocs biển ven bờ như pH, CO, BOD, chất
rắn lơ lửng, Cu, Fe, Zn, sunfua, coliform, fenol tổng số, dầu tổng số ...

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên


xvi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

- Các chỉ số về môi trường đất như lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hàm
lượng các kim loai nặng (As, Cd, Cu, Fe, Pb, Zn ...) có trong đất được đánh
giá theo TCVN 7209: 2005 quy định giới hạn tối đa cho phép của kim loại
nặng trong đất và TCVN 5941: 1995 quy định giới hạn tối đa cho phép dư
lượng hóa chất còn lại trong đất.
- Các hệ thống chỉ số đánh giá tác động đối với môi trường kinh tế - xã
hội bao gồm diện tích đất nông nghiệp bị mất đi, số lượng người dân phải di
dời TĐC, số việc làm được tạo ra, thu nhập của người dân, chất lượng đường
xá, nhà ở, sức khỏe cộng đồng ... mà dự án có ảnh hưởng xấu đến đời sống
kinh tế - xã hội của người dân trong khu vực.
1.2.Những vấn đề chung về tài nguyên môi trường
1.2.1.Khái niệm tài nguyên và phân loại tài nguyên
1.2.1.1. Khái niệm tài nguyên
- Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, khái
niệm về tài nguyên được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực của con người. Với
nhận thức mới nhất hiện nay, theo tailieu.vn định nghĩa: ” Tài nguyên là tất cả
các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật
chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người “ .
- Như vậy theo quan niệm mới này, tài nguyên là đối tượng sản xuất con
người. Xã hội loại người càng đang phát triển, số loại hình tài nguyên và số
lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.
1.2.1.2. Phân loại tài nguyên

- Hiện nay theo quan điểm của nhà kinh tế học môi trường đều thống
nhất phân loại tài nguyên môi trường theo khả năng tái sinh hoặc không có
khả năng tái sinh.
- Tài nguyên có khả năng tái sinh là những tài nguyên có thể tự duy trì
hoặc bổ sung một cách liên tục khi được sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, nếu
không sử dụng hợp lý tài nguyên này cũng có thể bị cạn kiệt và không thể tái
sinh nữa. Ví dụ: các giống loài động vật, thực vật bị giảm sút và tuyệt chủng.
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xvii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

- Tài nguyên không có khả năng tái sinh là nguồn tài nguyên có một mức
độ giới hạn nhất định trên trái đất, chúng ta chỉ được khai thác chúng ở dạng
nguyên khai một lần, đối với các loại tài nguyên này được chia làm 3 nhóm :
+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh,
Ví dụ như đất, nước tự nhiên ....
+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tái tạo. Ví dụ như kim
loại,

thủy tinh chất dẻo ....
+ Tài nguyên cạn kiệt, Ví dụ như than đá, dầu khí ....
1.2.2.Các khái niệm về môi trường
1.2.2.1. Khái niệm môi trường và vai trò của môi trường
Điều 3, luật bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa: “ Môi trường bao gồm


các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người và sinh vật”.
Như vậy, môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểm
trong không gian và thời gian, là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng,
điều kiện tác động lên đời sống, tính chất, hành vi, sự sinh trưởng, phát triển
và trưởng thành của các cơ thể sống.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người.
Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài
nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Môi
trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình
sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử
dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này
bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi
sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên, chức năng là nơi chứa đựng
chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này
thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xviii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

1.2.2.2. Các thành phần môi trường
Có thể chia làm 3 thành phần môi trường chính như sau:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học,
sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu chi phối
bởi con người.

- Môi trường xã hội là đồng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con
người.
- Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do
con người tạo nên và chịu sự chi phối bởi con người.
1.2.2.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn môi trường
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 định nghĩa như sau:
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật.
- Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường.
1.3.Cơ sở thực tiễn
1.3.1.Tình hình sản xuất xi măng trên thế giới
Nền kinh tế thế giới trong những năm qua (2000 - 2007) bước vào giai
đoạn phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu
dùng xi măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và là
động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số
nước đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... (trên
thế giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các
nước có ngành công nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc
về Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực Đông Nam Á là Thái
Lan và Indonesia).
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xix


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng hàng
năm 3,6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các khu
vực trên thế giới: (nhu cầu các nước đang phát triển 4,3% năm, riêng châu Á
bình quân 5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm. Ngoài ra tình trạng
dư thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông Nam Á
(Thái Lan, ngược lại ở Bắc Mỹ).
Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua phải kể đến: Trung
Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin,
Iran, Mê hy cô, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Đức.....
1.3.2.Tình hình sản xuất xi măng ở Việt Nam
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm
nhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).
Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của
ngành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng.
Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và
phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên
thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công
ty nhỏ và các trạm nghiền khác.
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào
tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế
Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát
triển kinh tế.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn ở Việt Nam củng như trên toàn thế giới . Trong đó , tình
trạng nóng lên toàn cầu là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất mà
nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí. Trên các phương tiện thông
tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh,

những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi
bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xx


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

vậy việc nghiên cứu, đánh giá lại thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở
nước ta nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là một vấn đề rất thiết
thực và cấp bách .
Ô nhiễm không khí xuất phát từ nhiều nguồn và lĩnh vực khác nhau
nhưng chủ yếu vẫn là do hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra và nó luôn là
vấn đề được quan tâm và đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học. Theo WHO, sản xuất công nghiệp của thế giới đã thải vào không
khí 25% khí NO2,40-50% khí SO2 đồng thời gây ô nhiễm cho người lao
động cũng như dân cư tiếp giáp xung quanh.
1.3.3.Tình hình sản xuất xi măng ở Thừa Thiên Huế
Đối với Thừa Thiên Huế, kết quả phân tích số liệu về chất lượng môi
trường không khí tại các điểm ở khu công nghiệp Chân Mây, Phú Bài và Tứ
Hạ cũng như các số liệu khảo sát của Viện Tài nguyên môi trường và Công
nghệ sinh học – Đại học Huế rải rác từ năm 2002 đến nay cho thấy: Môi
trường không khí ở thành phố Huế, các khu công nghiệp và vùng phụ cận
trong thời kỳ 2002 đến nay đã bắt đầu ô nhiểm đến mức nghiêm trọng , đặc
biệt là bị ô nhiểm nặng bởi bụi lắng và bụi lơ lửng, thậm chí còn cao hơn Đà
Nẵng. Trung bình hàng năm có trên 75 tấn bụi lắng rơi trên 1 km2 tại thành
phố Huế, trong khi đó bụi lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép.

Tác động của ô nhiểm không khí thể hiện rõ ràng nhất tại khu vực xung
quanh nguồn gây ô nhiểm như ở nhà máy xi măng thuộc công ty hữu hạn xi
măng Luks Việt Nam (gọi tắt là nhà máy xi măng Luks), bụi ảnh hưởng đến
sức khỏe, nhà cửa, cây ăn quả, hoa màu... Các số liệu quan trắc cho thấy tại khu
vực dân cư nồng độ bụi lơ lửng đã vượt mức cho phép từ 3-6 lần, tình trạng ô
nhiểm bởi khí độc như CO, NO2, SO2 đều đang ở mức xấp xỉ ngưỡng này .Có
thể xem nhà máy xi măng Luks ở khu công nghiệp Tứ Hạ là một điểm nóng về
vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại Thừa Thiên Huế, bởi thực tế đã có
nhiều ý kiến, bài báo đăng tải, đơn tranh chấp khiếu kiện của người dân về tình
hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng do hoạt động của nhà máy này.
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xxi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

Do vậy, việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do nhà máy Luks gây
ra và củng như đề xuất các giải pháp nhằm tạo cơ sở cho công tác quản lý cũng
như cải thiện chất lượng môi trường không khí tại những điểm nóng ô nhiễm là
một việc làm cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay.

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xxii


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trương Quang Dũng

Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
NHÀ MÁY XI MĂNG LUKSVAXI
2.1. Giới thiệu sơ lược về nhà máy xi măng Luksvaxi
2.1.1. Lịch sử hình thành nhà máy
Nhà máy xi măng Luks là đơn vị liên doanh giữa tập đoàn Luks (Hồng
Kông) và tỉnh TT Huế, bắt đầu hoạt động từ năm 1996; Là một trong những
công ty có 100% vốn đầu tư của nước ngoài đầu tiên của Việt Nam, đã tham
gia sản xuất xi măng từ trên 10 năm.
Sự có mặt của Công ty trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lại
nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần khai thác sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu hút một lượng lao động khá lớn trên địa bàn
toàn tỉnh (gần 1.000 công nhân). Hiện nay công ty có 4 dây chuyền sản xuất
xi măng (1 dây chuyền sản xuất mới sẽ đi vào hoạt động trong quý III/2008)
với tổng sản lượng xi măng lên đến gần 2.600.000 tấn/năm và dự kiến sau khi
dây chuyền 4 đi vào hoạt động sẽ nộp ngân sách nhà nước gần 120 tỷ
đồng/năm so với 40 tỷ đồng/năm hiện nay. Nhu cầu xi măng của thị trường
(thị trường xi măng của nhà máy Luks tập trung phân phối cho các tỉnh miền
Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) đang tăng mạnh, nên trong tương lai còn
có một số dự án mở rộng sản xuất của nhà máy cũng được xác định trong
“Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020” Quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt
tại quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002. Sau đây là các bước
phát triển của nhà máy và chiến lược phát triển trong tương lai:
- Từ năm 1992 đến 2004 là công ty liên doanh giữa tập đòan Luks Hồng
Kông và công ty sản xuất vật liệu xây dựng Thừa Thiên Huế. Giai đoạn này
có công suất 50 - 80 triệu tấn/ năm.


SVTH: Trần Hà Bảo Uyên

xxiii


×