Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài tập tình huống môn luật kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.18 KB, 15 trang )

Trường Đại học Nha Trang
Khoa Kinh tế

Luật Kinh Doanh
Bài Tập Tình Huống

GV hướng dẫn: Hoàng Thu Thủy


Danh sách nhóm:
Phan Thị Mỹ Quyên
Nguyễn Như Quỳnh
Hà Thụy Huyền Khanh
Nguyễn Khang Ninh
Trần Kim Tá
Nguyễn Thái Bảo Lâm
Nguyễn Hoàng Thiện


Tình huống 4:
1. Căn cứ Điều 46 LDN: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một
thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn
mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu
cầu quản trị công ty”.
Công ty TNHH Phát Đạt có đầy đủ các chức danh chủ tịch HĐTV, TGĐ,
phó TGĐ và có ít hơn 11 thành viên nên không thành lập ban kiểm soát.
Hải có tỷ lệ góp vốn nhiều nhất nên sẽ giữ chức danh chủ tịch HĐTV,
Tuấn làm TGĐ và Thìn làm PGĐ kiêm kế toán trưởng.
Mặt khác, căn cứ Đ57 LDN, khoản 1, quy định về tiêu chuẩn và điều


kiện làm GĐ hay TGĐ: “Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối
tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Là cá nhân sở
hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên,
có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc
trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều lệ
khác quy định tại Điều lệ công ty”. Cho nên Tuấn đủ điều kiện làm TGĐ.
Vậy bộ máy quản lý, điều hành công ty TNHH là phù hợp.
2. QĐ 1: Cách chức TGĐ của Tuấn và bổ nhiệm Thìn làm TGĐ mới là sai.
• Căn cứ khoản 2 Điểm 49 LDN về các quyền và nghĩa vụ của chủ
tịch HĐTV, trong đó không có quy định về việc bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, cách chức hay bổ nhiệm GĐ hoặc TGĐ.
• Mặt khác, theo điểm đ khoản 2 Điều 47 LDN và khoản 1 Điều 52
LDN quy định về việc bầu, miễn nhiệm, bổ nhiệm cách chức GĐ
hoặc TGĐ phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp
HĐTV. Ở đây, Hải đã không đưa việc cách chức Tuấn ra HĐTV
mà tự ý quyết định nên đã vi phạm luật.
QĐ 2: Khai trừ Tuấn ra khỏi công ty là sai.
Căn cứ Khoản 2 Điều 47 LDN quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ
tịch HĐTV không có điều lệ nào quy định về việc chủ tịch HĐTV có quyền
khai từ 1 thành viên ra khỏi công ty. Vì vậy quyết định này là sai.
QĐ 3: Khởi kiện Tuấn ra tòa & đòi Tuấn bồi thường thiệt hại là đúng.
• Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 56 LDN quy định về nghĩa vụ
của TGĐ: “trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu
công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của
công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để
tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”. Tuấn
lại đem số tiền vay ngân hàng để sử dụng vào mục đích riêng.
→ Tuấn vi phạm luật.
• Và căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 41 LDN quy định về việc
thành viên công ty có quyền: “khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc



hoặc Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt
hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định của
pháp luật”.
→ Hảo có quyền kiện Tuấn ra tòa và đòi Tuấn bồi thường.
3. Theo khoản 2 Điều 36 LDN quy định: “con dấu là tài sản của doanh
nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng cong dấu theo quy định
của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan
cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai”. Ở đây, Tuấn là người
giữ con dấu nên Tuấn là người đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Căn cứ điểm e, khoản 2, Điều 55 LDN: “Giám đốc hay Tổng giám đốc
có quyền ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên”.
Tuấn vẫn là người đại diện theo pháp luật của công ty nên việc
Tuấn nhân danh công ty đi vay là hợp pháp. Nhưng ở đây số tiền vay là
300 triệu đã lớn hơn 50% tổng tài sản của công ty là 500 triệu nên muốn
vay phải thông qua HĐTV.
Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 47 LDN HĐTV có quyền:
“quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công
nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc
lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời
điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy
định tại Điều lệ công ty”. Tuấn đã kí hợp đồng có giá trị hơn 50% mà
không thông qua HĐTV nên hợp đồng vay tiền sẽ vô hiệu lực.
Tình huống 5:
1. Theo Điều 13, khoản 1 LDN 2005
Tổ chức cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài. Có
quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của
luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.

Điều 12, Khoản 1 NĐ102/2010/NĐ-CP
Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa
chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch,
nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của LDN, đều
có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo
quy định của LDN.
Điều 84 BLDS 2005
Mọi tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện
sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp.
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.


3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản đó.
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc
lập.
QĐ 58/2010/QĐ-TTg ban hành ngày 22/9/2010 đại học công lập
là cơ quan hành chính sự nghiệp có thu, được phép thành lập DN phù
hợp với ngành nghề đào tạo của trường.
Theo Điều 63 LDN
Điều 9 khoản 1 QĐ số 58/2010/QĐ-TTg
Trường đại học được mở các ngành đào tạo, ngành, chuyên
ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (gọi chung là mở ngành đào tạo) đã có
trong danh mục ngành đào tạo của nhà nước khi có đủ các điều kiện
theo quy định tại điều lệ này. Trường đại học được đề xuất với bộ giáo
dục và đào tạo của giáo dục đại học chưa có trong danh mục ngành đào
tạo của nhà nước.
Vậy trường ĐH BK có quyền thành lập công ty TNHH 1 thành

viên với điều kiện công ty phải kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào
tạo của trường.
Công ty phải có cơ cấu tổ chức quản lý
Theo điều 67, khoản 3, LDN.
Trường hợp có ít nhất 2 người được bổ nhiệm làm đại diện theo
ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng
thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, và kiểm sát viên, trong
trường hợp này hội đồng thành viên gồm tất của người đại diện theo ủy
quyền.
• Điều 71 LDN
• Điều 68, khoản 3 LDN, vì trường BK đã cử ra 3 người làm đại
diện theo ủy quyền. Ta có cơ cấu tổ chức quan lý sau:


Chủ
sở
hữu
Hội
đồn
g
thà
nh
viên

Kiể
m
soát
viên

Giám

đốc
(Tổng
giám)
đôc)

2. Theo Điều 64, khoản 1, điểm h LDN 2005
Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:
h. Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty, chuyển nhượng 1
phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
Vậy việc, trường BK muốn chuyển nhượng một phần vốn đầu tư trong
công ty A cho bà Mai là hoàng toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành.
Vì công ty A đã chuyển nhượng một phần vốn đầu tư của mình cho chị
Mai nên theo khoản 1, Điều 66 LDN 2001 và ND 162/2011 Điều 31, khoản 2,
3 thì công ty A phải chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty
TNHH hai thành viên trở lên. Và phải hộp hồ sơ chuyển đổi tai cơ quan đăng kí
kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí về đầu tư đã cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp chuyển đổi công ty
TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thực hiện
theo khoản 1, điều 23 – NĐ 43/2010/NĐ – CP ngày 15 tháng 4 năm 2010
Bà Nguyễn Thị Mai được bổ nhiệm làm giám đốc công ty A theo điểm
b, khoản 2, Điều 13 LDN 2005


Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam:
b. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công
chức.
Theo điểm b, khoản 1 Điều 37 luật phòng chống tham nhũng 2005

Vì bà Mai là một chuyên viên làm việc tại phòng Đào tạo của trường
nên sẽ không được phép tham gia quản lí, điều hành công ty TNHH. Việc bổ
nhiệm và Mai làm giám đốc là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Tình huống 6:
1. CTCP ĐD đã hành động không đúng thẩm quyền, vi phạm pháp luật
trong quản lý và điều hành công ty: không hợp ĐHĐCĐ năm 2007,
2008 (Điểm 97, khoản 1, 2 LDN); không thông qua và công bố báo
cáo tài chính cho các cổ đông các năm 2007, 2008 (Điều 96, khoản
2, điểm e; Điều 97, khoản 2, LDN); chia cổ tức không thông qua
ĐHĐCĐ (điểm n, khoản 2, Điều 108); tự ý mua sắm tài sản giá trị
lớn thuộc thẩm quyền của mình (Điều 102, khoản 2, 3).
2. Điều 79, khoản 1, điểm a LDN: quy định cổ đông PT có quyền
“tham dự và phát biểu trong các ĐHCĐ và thực hiện quyền biểu
quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần
phổ thông có một phiếu biểu quyết”.
Tất cả các cổ đông PT của công ty hoàn toàn có quyền được tham dự
cuộc họp ĐHĐCĐ. Cổ đông nào của công ty không tham dự hay ủy quyền cho
người khác là quyền của cổ đông đó. Do đó, việc HĐQT ra thông báo yêu cầu
các đơn vị phải bầu chọn thành viên cử đi tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ là không
hợp pháp. Cấn xem xét một số vấn đề khác để công ty có những cân nhắc và
sửa đổi cho phù hợp với LDN.
3. Điều 79, khoản 1, điểm c “được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán
tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công
ty”, Điều 81, 82,83 “Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ
đông ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đại cổ tức và quyền của cổ đông
ưu đãi cổ tức; Cổ đông ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi
hoàn lại”. Toàn bộ các cổ đông trong công ty là cổ đông phổ thông.
Tỉ lệ cổ phần tương ứng mà các cổ đông PT được mua có nghĩa là tỉ
lệ % tương ứng với VĐL. Trước đây, cổ đông sở hữu 1% tổng VĐL
cũ thì nay được mua tương ứng tỉ lệ % tổng số VĐL mới. Thành viên

HĐQT cũng như vậy. Trường hợp cổ đông nào khước từ quyền của
mình thì số cổ phần đó cũng được chào bán cho tất cả các cổ đông
trong công ty và các cổ đông đều có quyền mua theo tỉ lệ số cổ phần
của mình như trong điều lệ. Nếu việc phát hành cổ phiếu được tiến


hành theo phương án của công ty thì tỉ lệ cổ phần của thành viên
HĐQT tăng lên, còn tỉ lệ cổ phần của tất cả các cổ đông khác giảm
xuống. Vì vậy, xâm phạm đến quyền lợi của các cổ đông khác không
phải là thành viên HĐQT. Vậy kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu
mới vi phạm quy định của LDN.
4. Điều lệ quy định: “ĐHĐCĐ hoặc ĐH đại biểu cổ đông là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty” quy định này trái với LDN. (Điều
96 quy định CTCP chỉ có 1 cơ quan là ĐHĐCĐ).
Điều lệ quy định: “Trường hợp công ty tổ chức ĐH đại biểu cổ đông
thì cổ đông sở hữu cổ phần chiếm ít nhất 1% VĐL là đại biểu đương
nhiệm. Các cổ đông khác tự tập hợp thành một nhóm để có phiếu đủ
tiêu chuẩn 1% VĐL để cử người đi họp” cho nên đã vi phạm Điều
79, khoản 1 LDN theo đó tất cả các cổ đông có quyền “tham dự và
phát biểu trong các ĐHCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp
hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có
một phiếu biểu quyết.”
Điều lệ quy định: “ tiêu chuẩn của thành viên HĐQT là phải sở hữu
6% tổng VĐL trở lên” hoàn toàn không trái với QĐ của pháp luật
Điều 110, Điều 111, LDN. Những tiêu chuẩn đó có giá trị bắt buộc
khi được đưa vào điều lệ công ty và điều lệ đó được ĐHĐCĐ thông
qua một cách hợp pháp.
Tình huống 7:
1. DNTn được coi là tài sản của chủ DNTN cụ thể ở đây là DNTN
Hùng Mạnh được xem là tài sản của ông Hùng. Khi chủ DNTN là

ông Hùng bị tai nạn giao thông mất, không để lại di chúc, thì vợ (bà
Lan) và hai người con là anh Hải và chị Hạnh sẽ được hưởng thừa kế
theo pháp luật. Vì vậy cả 3 người đều có quyền thừa kế DNTN.
Theo điều 13, khoản 2, điểm b LDN 2005
Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam:
b. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức.
Theo Điều 37, khoản 1, điểm b luật phòng chống tham nhũng 2005
Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau
đây:
Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành
doanh nghiệp TH, công ty TNHH, công ty hợp danh, hợp tác xã,
bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứ khoa học tư, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.


Nếu bà Lan là giáo viên cơ hữu của trường đại học công lập A thì
bà Lan đã là viên chức nhà nước. Theo luật bà Lan không được phép
làm chủ doanh BTN.
Anh Hải hiện là Thư kú Tòa Án Nhân Dân thì chắc chắn rằng
Anh Hải là cán bộ công chức. Vậy cho nên cả Anh Hải cũng không
được phép là chủ DNTN. Chị Hạnh không thuộc trường hợp bị cấm
tại Điều 13, khoản 2, LDN; người đương nhiên là chủ DNTN là chị
Hạnh.
2. DNTN do ông Hùng làm chủ khác với DNTN do chị Hạnh làm chủ.
Vì khoản nợ 500 triệu đồng được ông Hùng kí trước khi mất. Theo
Điều 637 LDS sau khi hưởng di sản, các khoản nợ đó sẽ do những
người thừa kế chịu trách nhiệm trả nợ cho ông Hùng, sau đó họ sẽ
được hưởng phần còn lại của tài sản mà họ được nhận. Chị Hạnh

muốn làm chủ mới thì phải lên cơ quan ĐKKD để đăng kí lại chủ sở
hữu mới.
3. Theo khoản 2, Điều 143 LDN 2005; chủ DNTN có thể trực tiếp hay
thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường
hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ
doanh nghiệp Tn phải đăng ký với cơ quan đăng kí kinh doanh và
vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nên ông An là người đại diện ủy quyền hợp pháp của DNTN, có quyền
nhân danh DN kí kết các giao dịch liên quan đến DN
TH1: Nếu Hợp đồng nằm trong phạm vi ủy quyền cho phép thì hợp
đồng do ông An kí với công ty TNHH Ánh Sao vẫn có hiệu lực pháp lí. Công
ty Ánh Sao có quyền yêu cầu chủ DNTN phải trả 1 tỷ.
TH2: Nếu giá trị Hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền cho phép. Nên
hợp đồng do ông An kí kết không làm phát sinh nhiệm vụ của chủ doanh
nghiệp. DNTN không phải chịu trách nhiệm, cho nên chủ DNTN không cần
phải trả.
Tình huống 8:
Theo Điều 12, khoản 2 NĐ 102/2010/NĐ-CP
Điều 133, khoản 1 LDN 2005
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân
hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, từ trường hợp đc
sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Vì thành viên A đang là thành viên hợp danh của công ty hợp
danh, nên việc A thành lập doanh nghiệp tư nhân là không đúng với quy
định của pháp luật.
Theo Điều 138, khoản 3, điểm b. LDN 2005


Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường

hợp sau đây:
b. Vi phạm quy định tại điều 133 của luật này.
Điều 135, khoản 3, điểm d. LDN 2005
Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh
doanh của công ty. Nếu điều lệ công ty không quy định thì quyết định
các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp
danh chấp thuận:


d. Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết
định khai từ thành viên.
Như vậy, việc thành viên A lập doanh nghiệp TN nên được xếp
vào thành viên hợp danh bị khai trừ. Nhưng việc khai trừ chỉ do hai
thành viên B và C quyết định thì chỉ chiếm 2/3 tổng số thành viên hợp
danh chấp nhận trong HĐTV. Nên việc quyết định khai trừ thành viên A
là không đúng với luật DN 2005.
Tình huống 9:
Từ các yêu cầu của Bình, Hưng, Hòa thì loại hình công ty thích hợp cho
3 người này là công ty hợp danh. Vì:
Theo khoản 3 Điều 133 LDN 2005
Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hay toàn bộ
phần vốn góp của mình lại công ty cho người khác nếu không được sự chấp
nhận của các thành viên hợp danh còn lại.
Nếu 1 người khác muốn được vào công ty thì phải được sự chấp nhận
của các thành viên còn lại, chỉ cần 1 thành viên không đồng ý thì người ngoài
vẫn không được là thành viên hợp danh của công ty. Như vậy sẽ hạn chế người
ngoài thâm nhập vào công ty.
Theo khoản 1, 2 điều 137 LDN 2005, khi một số hoặc tất cả thành viên
hợp danh cùng thực hiện 1 số công việc kinh doanh thì quyết định được thông
qua theo nguyên tắc đa số. Vì thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm bằng

toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (điểm b, khoản 1, điều
130 LDN 2005) nên quyền quyết định giữa các thành viên là như nhau không
phụ thuộc vào vốn góp.
2. Điều kiện để thành lập được công ty hợp danh của Bình, Hưng, Hòa là cả
Bình, Hưng, Hòa đều không thuộc các đối tượng cấm thành lập và quản lý
công ty quy định tại Điều 13 LDN.
Theo khoản 1, Điều 130 LDN 2005
Thì phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Cho
nên có thể cả 3 người đều chấp nhận là thành viên hợp danh của công ty hoặc
chỉ có 2 người là thành viên hợp danh và người còn lại sẽ là thành viên góp
vốn.
Khi đã là thành viên hợp danh thì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Nếu là thành viên góp vốn thì sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn
đã góp vào công ty theo điều 24.
Họ định thành lập công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán, đây là ngành
nghề kinh doanh không bị cấm (Điều 7 – NĐ 102/2010 NĐ – CP)
Công ty phải có tên theo đúng quy định các điều 31, 32, 33, 34 của
LDN. Có trụ sở chính heo quy định tại khoản 1 Điều 35 luật DN. CÓ đủ hồ sơ


đăng kí kinh doanh hợp lệ theo quy định pháp luật (tại điều 17, LDN) nộp đủ lệ
phí đăng kí kinh doanh.
Sau khi có đủ điều kiện thì tiến hành đến cơ quan đăng ký kinh doanh
làm thủ tục để thành lập công ty.


Câu 1: Tại sao công ty TNHH 1 thành viên chỉ được tăng chứ không được giảm
vốn điều lệ?
Vì theo khoản 1, Điều 63 LDN, trong công ty TNHH các thành viên chỉ

chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Tức là đối với công ty TNHH 1 thành
viên, chủ công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ. Như vậy,
nếu cho công ty TNHH 1 thành viên quyền được giảm vốn điều lệ thì sẽ rất bất
lợi cho các chủ nợ. Quyền lợi của chủ nợ sẽ không được đảm bảo trong trường
hợp công ty gặp rủi ro hoặc đoán trước được sẽ bị thua lỗ. Khi đó, nếu luật quy
định cho công ty TNHH 1 thành viên có thể giảm vốn điều lệ thì có thể họ sẽ
tìm mọi cách để thực hiện điều này và qua đó làm giảm trách nhiệm của mình.
Dự đoán được điều này, để bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ, các nhà làm luật đã
quy định không cho công ty TNHH 1 thành viên giảm vốn điều lệ.
Câu 2: Tại sao cổ đông sáng lập không được quyền chuyển nhượng cổ phần ưu
đãi biểu quyết trong 3 năm đầu? Tại sao cổ phần phổ thông của cổ đông sáng
lập lại bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm đầu?
- Cổ đông sáng lập không được quyền chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu
quyết trong 3 năm đầu. Căn cứ khoản 1 Điều 81 LDN “Cổ phần ưu đãi biểu
quyết từ là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của
cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hằng năm
gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào
kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức
xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức”
và khoản 3 Điều 78 LDN: chỉ có tổ chức được chính phủ ủy quyền và cổ
đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Có nghĩa, cổ
đông nào nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có quyền biểu quyết cao
hơn các cổ đông nắm giữ cổ phần khác.
Mặt khác, nếu cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu
quyết trong 3 năm đầu cho người khác thì sẽ dễ bị các đối thủ cạnh tranh lợi
dụng điểm này xâm nhập và gây hại cho bộ máy công ty.
- Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập lại bị hạn chế chuyển nhượng
trong 3 năm đầu.
LDN đã hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng

lập tịa khoản 5, Điều 84 LDN “Trong thời hạn ba năm , kể từ ngày công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền
tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập
khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho
người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội
đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ


phần không có quyền biểu về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người
nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty”.
Luật quy định như vậy nhằm bảo vệ lợi ích của những người đến mua cổ
phần sau khi công ty thành lập. Nếu cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ
phần phổ thông trong 3 năm đầu thì bộ máy quản lý công ty sẽ không được
chặt chẽ, những thành viên đến sau sẽ gặp thiệt thòi.
Bên cạnh đó, nếu cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần
phổ thông cho người khác thì cổ đông đó cũng đã có ý định rời khỏi công
ty. Nhưng các cổ đông sáng lập ra công ty phải có trách nhiệm gắn bó với
công ty, không được tùy ý rời bỏ công ty. Việc 1 cổ đông sáng lập rời khỏi
công ty trong 3 năm đầu thành lập sẽ làm cho bộ máy điều hành của công ty
không chặt chẽ, các cổ đông sáng lập khác gặp khó khăn.
Câu 3: Tại sao trong công ty hợp danh thì thành viên hợp danh được điều hành
công ty, còn thành viên góp vốn thì không?
Thành viên góp vốn không được điều hành công ty vì
Theo Điều 134, khoản 2 điểm đ: “Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán
hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số
nợ của công ty”. Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng
toàn bộ tài sản nên thành viên hợp danh quản lý công ty hợp danh sẽ hạn chế
rủi ro và thận trọng trong việc kinh doanh. Còn thành viên góp vốn theo Điều
130, khoản 1 điểm c LDN, họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đã
góp nên họ không thận trọng đến mức tối đa dẫn tới ảnh hưởng tới lợi ích của

công ty và thành viên hợp danh.
Ngoài ra, thành viên góp vốn có thể tham gia vào các công ty khác còn
thành viên hợp danh thì bị hạn chế ở vấn đề này nên nếu thành viên góp vốn
điều hành sẽ có rủi ro lớn.
Câu 4: Trong công ty hợp danh Giám đốc có thể được đi thuê để điều hành
công việc kinh doanh hàng ngày của công ty không?
Không được thuê. Căn cứ pháp lý khoản 2 Điều 137 LDN
Trong điều hành hợp đồng kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh
phân công nhau đảm nhiệm các chức năng quản lý và kiểm soát công ty nên
việc công ty thuê giám đốc để điều hành công việc kinh doanh hàng ngày là vi
phạm luật định.
Ngoài ra, theo khoản 1, Điều 135 LDN: “Tất cả thành viên hợp lại thành
HĐTV. HĐTV bầu một thành viên hợp danh là Chủ tịch HĐTV, đồng thời
kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy
định khác”, có nghĩa ở công ty hợp danh, chủ tịch HĐTV kiêm cả giám đốc


hay tổng giám đốc hoặc theo điều lệ công ty mà không được quyền thuê giám
đốc điều hành khác.
Câu 5: Hộ KD, DNTN, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên,
Công ty TNHH 1 thành viên có được tham gia làm xã viên HTX hay không?
Căn cứ vào khoản 2, Điều 17 Luật HTX có quy định Hộ gia đình, pháp
nhân có thể trở thành xã viên theo quy định của Điều lệ HTX. Khi tham gia
HTX, hộ gia định, phấp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối
với cá nhân tham gia (khoản 1, Điều 12 Luật HTX).
Như vậy, hộ gia đình, DNTN, Công ty hợp danh, công ty TNHH 2 thành
viên trở lên, Công ty TNHH 1 thành viên được quyền tham gia làm xã viên
HTX.
Câu 6: Tại sao mức vốn góp của xã viên không được vượt quá 30% vốn điều lệ
của HTX?

• Về mức vốn góp tối đa của 1 xã viên không vượt quá 30% vốn điều
lệ , có quy định ở khoản 2, Điều 14 NĐ177 và khoản 2, Điều 19 Luật
HTX. Việc quy định mức góp vốn như vậy để giúp khẳng định bản
chất khác biệt của mô hình HTX là đề cao nguyên tắc bình đẳng
trong quản ký HTX.
• Ngoài ra, nếu không khống chế mức vốn góp rối đa, xã viên có mức
góp vốn cao sẽ được chia lãi nhiều hơn theo tỷ lệ vốn góp và về lý
thuyết có thể đc chia gần như toàn bộ lợi nhuận mà HTX có được.
Như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc phục vụ từng thành viên không phụ
thuộc số vốn góp (không phải phục vụ cổ đông) của HTX.



×