Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nghiên cứu ẩm thực “ Bánh Chưng “ – một món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 22 trang )

Lời Mở Đầu
Ẩm thực hay nói cách khác là ăn và uống, đây vốn là chuyện diễn ra hàng
ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn
uống lại được quan tâm với những mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta
đã rất coi trong việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu: “có thực mới vực
được đạo”, “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”,...
Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một
cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hoàn thiện hơn. Vượt ra khỏi giới
hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp”. Ẩm thực đã không còn đơn
thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa
đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là
cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy.
Qua đó góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng
ta. Nước Việt Nam hình chữ “S”, trải dài trên nhiều vĩ độ, chia làm ba miền Bắc,
Trung, Nam. Mỗi miền có những đặc trưng riêng về đặc điểm tự nhiên, sinh
hoạt, sản xuất và phong tục tập quán. Từ đó hình thành nền văn hóa ẩm thực
riêng cho từng miền, mỗi miền có những cách chế biến, cách thưởng thức món
ăn khác nhau, điều này càng tạo cho ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng
hơn.

1


Chương 1 : Tổng quan
Khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam ta không thể không nhắc đến “ Bánh Chưng
“ – một món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Hình 1.1 : Bánh chưng đã được luộc chin
Truyền thuyết kể rằng sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc
gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi hai vị quan lang và
công chúa lại mà phán rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và


có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho” [1]. Các người con của vua Hùng đã đua
nhau làm ra những món lạ từ những vật liệu sơn hào hải vị quý hiếm khắp nơi.
Riêng người con thứ 18 là Lang Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, vì cô
đơn mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở nên đêm ngày lo lắng, mộng
mị bất an. Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời
đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe
mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem
gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi
dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của
cha mẹ”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”.
Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm và đặt tên là bánh chưng. Đến kỳ,
vua vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu
thức gì. Người con Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh
ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon
miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi
2


chọn món bánh Lang Liêu được để cúng tế trời đất. Đến ngày Tết, vua thường
lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ lấy làm bắt chước về sau.

Hình1. 2: Bánh chưng sau khi gói xong
Để làm bánh chưng dù miền Bắc hay miền Trung thì nguyên liệu vẫn giống
nhau gồm : lạt, lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ (thịt sấn hoặt thịt dọi), cho
thêm một ít muối tinh, dầu lạc, ngũ vị hương, rượu, vừng trắng…là những thứ
cần thiết để gói nên chiếc bánh

3



Nguyên liệu gói bánh chưng :
- Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ ( không quá già hoặc quá non) thì
mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp, khổ lá rộng vừa phải, mỗi bánh
chọn 4 chiếc lá. Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to
chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho
sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Sau đó dùng khăn khô và
sạch lau lá cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá cho lá mềm, dễ gói,
rồi mới bắt đầu gói bánh

- Lạt : Lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai.
Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ
thập ( 2 lạt ) hay hình vuông ( 4 lạt ) trên bánh

4


- Gạo nếp : Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái
hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất
thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo
nước trước khi gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo,
tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.

5


- Đỗ xanh : Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm
ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch
vỏ xanh, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là 8
phần gạo : 2 phần đỗ.


- Thịt lợn : làm nhân khá cầu kì, chọn loại thịt ba chỉ thượng thặng
nửa nạc nửa mỡ, không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái
thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối, tiêu,
hành củ thái lát cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh, trộn thành
“ngũ hương” là một bước then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị
bánh.
Bánh chưng là món ăn dân gian truyền thống, nhà nào cũng có bí quyết
pha trộn riêng, khác với loại có ngũ vị hương mua ngoài chợ.

6


Cách gói bánh bánh chưng:
- Lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt
lợn để phía trước.
- Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá hướng
xuống dưới. Xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá
không có gân quay lên trên.

-

Cho 1 bát gạo nếp vào giữa lá trên cùng

7


- Tiếp theo là đậu xanh và thịt. Xếp một nửa đỗ, nhân thịt lợn , rồi
cho tiếp nửa đỗ.

8



-

Sau đó là nửa gạo cuối cùng

Dùng tay đậy mép lá thừa lên bánh, nắn cho bánh bằng mặt một
chút.

9


- Một tay giữ bánh, tay kia luồn lạt xuống và buộc lạt lại, đừng siết
chặt quá bánh sẽ không đẹp. Buộc 2 lạt cho 1 bán

-

10


- Bẻ lá dư của 1 đầu bánh vào. Xếp 2 bên rồi xếp phần nhọn vào.
Xếp khéo cho bánh được vuông cạnh.
- Dựng bánh lên và xếp đầu còn lại .

11


Cuối cùng là buộc 2 sợi lạt vào dọc thân bánh. Khi gói bánh, phải
gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo, không bị thấm nước vào bên trong.
Tuy nhiên góc bánh sẽ không được vuông so với gói khuôn.

- Vậy là công đoạn gói bánh đã được hoàn thiện.

- Luộc bánh chưng : Lót đáy nồi bằng một ít lá nhỏ, cuống lá. Bánh xếp
từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và bắt đầu luộc
chừng 10 đến 14 giờ đồng hồ.

12


- Bánh chín, vớt ra, rửa sạch. Xếp bánh lên bàn, dùng tấp ván đặt lên trên,
đè thêm một số vật nặng để bánh ráo hết nước, để lâu không bị mốc.

13


Chương 2 : Thực trạng
Bánh chưng là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối
với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ
“ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch
sử cho tới muôn sau.
Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã,
gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền
Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác
đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc
bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng
hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để
dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất,
truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Ngày tết, ăn
một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian,
không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh,

mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và
giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt.
Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh
và văn hoá ẩm thực Việt Nam.
Ngày nay do cuộc sống hiện đạ hóa, do ở thành phố nhà cửa, đất đai cũng
không rộng để có thể đun bánh chưng nên bánh chưng đã ít người tự gói, thay
vào đó, thường là mua sẵn. Số lượng mua cũng chỉ khoảng dăm ba cái, đủ để
bày trên bàn thờ. Các gia đình nông thôn cũng gói với số lượng ít hơn, không
nhiều như trước đây. Trước đây, do bối cảnh sản xuất nông nghiệp, Tết là tiết
nghỉ ngơi, là dịp vui chơi, quần tụ trong khi đời sống khó khăn nên bánh chưng
(là thức ăn ngon) phải gói nhiều để ăn trong nhiều ngày, đó cũng là một cách
biểu hiện sự sung túc trong ngày Tết. Gắn với bánh chưng với công đoạn gói là
hình ảnh những đứa trẻ xum xúm bụng như mở cờ, với công đoạn nấu là hình
ảnh cả nhà quần tụ bên nồi bánh để đun, canh. Đặc biệt, trẻ em ngày ấy rất háo
hức với món bánh chưng con (là bánh chưng có kích thước nhỏ hơn bánh chưng
thông thường) bởi vì đó là món ngoại lệ, được ăn ngay khi chín, không phụ
thuộc vào việc cúng gia tiên, trời, Phật. Có những đứa trẻ rất thích món bánh
chưng con nên dè sẻn không dám ăn, trước là dùng làm đồ chơi, đến khi chơi
chê chán thì bóc bánh ăn. Với trẻ con ngày ấy, bánh chưng con thực sự là một
phần của Tết. Ngày nay, hình ảnh này hầu như không xuất hiện nữa. Gói bánh
chưng dịp Tết là phong tục đẹp, đã tồn tại qua nhiều đời ở nước ta, nhưng cũng
dần mai một ở nhiều thành phố lớn do điều kiện kinh tế, xã hội đổi khác .

14


Dường như vì nhiều lí do khác nhau gói bánh chưng ngày Tết đang xa dần
với chúng ta đặc biệt là với số đông các bạn trẻ ở thành phố, nghĩ về những
chiếc bánh chưng nhiều người sẽ không có được những hình ảnh đẹp về
những bếp lửa cháy hồng, những chiếc bánh xanh ri màu lá, tỏa khói nghi

ngút … “ Trông bánh chưng chờ trời sáng, đỏ hây hây đôi má đào” . Phải
chăng cuộc sống công nghiệp hóa làm cho con người xa dần với những nét
truyền thống.

Tết cổ truyền và hình ảnh những chiếc bánh chưng xanh mãi là nét đẹp truyền
thống văn hoá của dân tộc, hướng mỗi người dân Việt Nam tưởng nhớ về cội
nguồn, về sự tích “Bánh chưng, bánh dày” từ đời Vua Hùng.

15


Và còn do nhiều yếu tố tác động lai tạp nhiều các loại bánh thông thường , do
nhu cầu của người dùng bánh chưng đã có cải cách, thay đổi màu sắc cho chiếc
bánh chưng trở nên mới mẻ mà vẫn giữ được nét truyền thống. Đó là lí do mà
chị Nguyễn Ngọc Hà (Đại La, Đống Đa), đã bỏ thời gian và công sức để thử
nghiệm và làm ra chiếc “ bánh chưng ngũ sắc” .

Hình 4 : Bánh chưng ngũ sắc
Khi chưa bóc lá, bánh trông bình thường như bao loại khác, nhưng khi bóc ra
thì bên trong bánh có 5 màu. 5 màu này gồm trắng, đỏ, tím, xanh, vàng tượng
trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được cho là mang lại sự may
mắn, bình an vào dịp năm mới. Tại cửa hàng chị Hà, một cặp bánh chưng ngũ
sắc có giá 300.000 đồng.
Do độc lạ, màu sắc bắt mắt lại có ý nghĩa nên chị Hà cho hay khá nhiều người
tìm đến tận nhà để đặt mua . Làm một chiếc bánh chưng ngũ sắc mất rất nhiều
thời gian và yêu cầu kỹ thuật cầu kỳ. Gói một chiếc bánh dạng này mất hơn 30
phút, trong khi với loại thông thường chỉ vài phút. Gạo nếp phải được ngâm
trong nước tạo màu tự nhiên từ 2 đến 3 tiếng rồi đồ đỗ chín, chuẩn bị nguyên
liệu, màu sắc của bánh được chị làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên. Gạo
màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của

gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm. Tuy nhiên, để bánh có màu
đẹp, người làm phải khéo léo trong quá trình pha nước màu, ngâm gạo. Người
thợ làm bánh cũng phải khéo léo, đổ gạo vào khuôn sao cho các màu không bị
lẫn. Khi gói, chỉ cần người thợ lỏng tay một chút là các màu sẽ trộn vào nhau,
bánh không đạt chất lượng.
16


Ngoài bánh chưng ngũ sắc ra người đời còn sáng tạo ra bánh chưng gấc. Bánh
chưng gấc vừa dẻo, có vị mặn ngọt và màu đỏ cực đẹp. Cách gói bánh chưng
gấc giống như gói bánh chưng xanh, nhưng khi bóc ra, ruột bánh chưng gấc đỏ
au, quan niệm rằng màu đỏ vốn mang lại may mắn cho dịp Tết

Hình 5 : Bánh chưng gấc
Cũng không thể không kể đến bánh chưng nếp cẩm

Hình 6 : bánh chưng nếp cẩm

17


Điểm độc đáo nhất mà ta có thể thấy ở loại bánh chưng tết này đó là vỏ bánh
có màu đen tím như ta có thể thấy ở hạt nếp cẩm. Vỏ bánh khi ăn rất mềm và
dẻo, ăn vào có cảm giác thanh – mát. Nhân của bánh có vị rất mới lạ, được trộn
thêm hành vào nhân thịt mỡ, với hạt tiêu vỡ được bọc trong vỏ ngoài là đậu
xanh. Giá bánh chưng loại này khá đắt vì nguyên liệu tuy dễ kiếm nhưng phải
được lựa chọn một cách kĩ càng và không phải lúc nào cũng có sẵn để mua. Món
ăn này rất giàu dinh dưỡng đặc biệt tốt cho người gầy muốn tăng cân. Đặc biệt
nếp cẩm còn rất tốt cho tim mạch bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Bạn có thể
kết hợp món ăn này với một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc… để

có thể đạt được hiệu quả cao hơn.
Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị vì thế
đi kèm với sự đậm đà, ngậy béo của bánh chưng, thịt mỡ... không thể thiếu món
dưa hành, củ kiệu hay dưa món thanh thanh, chua mát.

Hình 7 : Dưa hành
Không những thế, loại thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ
thể. Bên cạnh đó, vị chua dịu, cay nhẹ và thơm của dưa hành, củ kiệu sẽ giúp gia
tăng hương vị của những món ăn khác, đặc biệt kích thích tiêu hóa khi bạn ăn
thực phẩm nhiều đạm, lipid, chất béo... như bánh chưng

18


Chương 3 : Các giải pháp
Ngày nay chỉ ở nông thôn người ta còn gói bánh chưng, chứ người ở thành
phố có quá nhiều công việc cần giải quyết trong những ngày cận Tết, vả lại việc
gói bánh, luộc bánh không phải ai cũng có thể làm được, nên đa số các gia đình
thường mua bánh được bán sẵn cho tiện lợi. Một mối lo của bánh chưng bán
sẵn, đó là hiện nay rất phổ biến tình trạng bánh chưng được luộc "siêu tốc", tiết
kiệm thời gian và nhiên liệu bằng cách cho một quả pin vào nồi luộc bánh. Theo
một người chuyên nghề làm bánh chưng, bình thường để luộc chín một mẻ bánh
mất khoảng thời gian từ 8-10 giờ, nhưng chỉ cần cho một cục pin vào nồi bánh
thì chỉ khoảng 1 giờ là bánh đã rền. Để phân biệt bánh chưng luộc thông thường
với bánh chưng “siêu tốc”, người có kinh nghiệm khuyên không nên chọn bánh
chưng có màu xanh mướt vì đây chính là bánh luộc bằng pin, bởi chất kiềm có
trong pin là dung môi khiến hợp chất tạo màu xanh của lá dong được xanh
hơn.Bởi vậy, trước khi mua, người tiêu dùng nên quan sát kỹ màu sắc bánh,
bánh luộc bằng phương pháp truyền thống sau 8-10 giờ đun nấu, lá bánh thường
ngả sang màu vàng, không thể xanh mướt được.Ngoài ra, với những loại bánh

chưng lạ như bánh chưng cốm, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng đen (còn gọi là
bánh chưng cẩm), người tiêu dùng cũng nên thận trọng khi mua, bởi rất có thể
người sản xuất dừng các phẩm màu công nghiệp để nhuộm bánh.
Bên cạnh đó món ăn truyền thống của dân tộc cũng được biết đến bởi không
nhiều người dân, không phải ai cũng làm được món này.
- Chị Thanh Trầm ( Thanh Xuân- Hà Nội ) cho biết : “ Tôi sinh ra
trong một gia đình ở Hà Nội. Gia đình tôi không gói bánh chưng vào mỗi
dịp Tết, tôi thường theo mẹ đến những cửa hàng quen thuộc để đặt bánh
vậy nên tôi chưa gói bánh chưng bao giờ cũng như chưa biết phải chuẩn
bị những nguyên liệu gì, mua ở đâu và phải gói như nào “
- Anh Tùng ( Hoài Đức ) cho hay vì lí do ở tầng 3 khu trung cư dù có
biết làm bánh chưng chăng nữa nhưng cũng không biết phải luộc bánh ở
đâu. [2]
Phải chăng cuộc sống công nghiệp hóa làm cho con người xa dần với những
nét truyền thống. Cuộc sống ngày nay tuy có bận rộn hơn, sung túc hơn nhưng
truyền thống văn hoá ẩn sâu trong chiếc bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao
truyền lại cho giới trẻ để phong tục tập quán cũng như nét đẹp văn hóa ẩm thực
Việt không bị mai một.

19


Và hầu hết các nguyên liệu của món bánh chưng lấy nguyên liệu từ môi
trường chính vì vậy mà ban chỉ đạo cần đưa ra các biện pháp thiết thực để tuyên
truyền cho người dân có ý thức nhiều hơn trong việc bảo vệ môi trường sống
cũng chính là bảo vệ nguồn nguyên liệu tự nhiên quý giá mà thiên nhiên ban
cho. Bên cạnh việc phải bảo vệ nguồn nguyên liệu tự nhiên thì việc bảo tồn
hương vị và cách làm món ăn cũng quan trọng không kém .Hiện nay thì đã có
rất nhiều cách chế biến các món ăn để phù hợp với khẩu vị cũng như làm phong
phú thêm món ăn, tạo cho người dùng có thêm sự lựa chọn cho mình.Tuy nhiên

thì dù có sáng tạo như nào thì hương vị của món ăn cũng cần phải được giữ gìn
không nên làm quá khác biệt so với hương vị nguyên sơ của nó.

20


Chương 4 : Kết Luận
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử có lúc đau thương
nhưng cũng không thiếu những tháng ngày oai hùng, oanh liệt. Trải qua suốt
thời gian ấy, dân tộc ta không ngừng đúc kết, vun đắp cho riêng mình một nền
văn hóa ẩm thực mang đầy chất Việt vô cùng đặc sắc và phong phú. Năm tháng
xưa đã qua đi nhưng những tinh hoa trong ẩm thực mà cha ông đã để lại vẫn
luôn thôi thúc người nay tìm hiểu về chúng.
Câu tổng kết ngắn gọn, độc đáo về ẩm thực của Việt Nam ấy là: “ lấy tự nhiên
làm
gốc, vừa ngon, vừa lành”. nét đẹp của văn hóa ẩm thực Việt Nam đã bắt đầu
từ những điều giản dị như thế. Đối với dân tộc Việt Nam hạt gạo được tôn vinh
là ngọc thực, là thứ nguyên liệu mà chàng Lang Liêu khi xưa đã chọn để tạo ra
những thứ tượng trưng cho trời và đất.
Trong suốt thời gian tìm kiếm cho bài tiểu luận này, em đã mở rộng được tầm
mắt cũng như nâng cao khẩu vị đối với món ăn Việt rất nhiều. Đồng thời đúng
với những gì đã đề ra ở phần mở đầu ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị
vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên
dáng và cốt cách.
Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể
hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy. Từng nét đẹp trong văn hóa
đã mở ra qua món ăn, thức uống…. nhắc nhở chúng ta phải hết sức nâng niu ,
bảo tồn và phát huy, đưa ẩm thực Việt vượt tầm ra khỏi đất nước, đến với bạn bè
khắp nơi trên thế giới.


21


Tài liệu tham khảo :
- [1] : Sách giáo khoa Ngữ Văn 6
- [2] : chị Thanh Trầm và anh Tùng - người dân Hà Nội
- Nguồn tham khảo Internet và một số bài báo ( baodautu.vn, kenh14.vn….)

22



×