Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Hình ảnh tượng nhà mồ tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.97 MB, 39 trang )

Lời Cảm Ơn
Sau khoảng thời gian bốn năm theo học tại Khoa Sư phạm
Mỹ thuật trường Đại học Nghệ thuật Huế, tôi cũng đã hoàn thành
chương trình học tập với năng lực và sự cố gắng của mình. Những
kết quả ngày hôm nay mà tôi thu được đó là nhờ sự hướng dẫn tận
tình và nghiêm khắc của các thầy cô trong trường, đặc biệt là các
quý thầy cô trong Khoa Sư phạm Mỹ thuật. Tôi xin tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đối với các quý thầy cô.
Tôi xin cảm ơn các giáo viên hướng dẫn trong Hội đồng
hướng dẫn tốt nghiệp của Khoa Sư phạm Mỹ thuật đã nhiệt tình
chỉ bảo và cho tôi nhiều kinh nghiệm trong quá trình học tập và
thực hành tại Khoa.
Đặc biệt,trong suốt thời gian thực hiện tác phẩm tốt nghiệp
mang tên “ Tượng nhà mồ” của mình, tôi xin gửi tới thầy Lê
Nguyễn Đăng Gioan- Giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp của tôi lời
cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên trong nhà trường
đã cùng phối hợp và giúp đỡ tôi trong các công việc và hoạt động
tại trường.
Đây là khoá luận tốt nghiệp của tôi, được thực hiện trong thời
gian 5 tuần nên còn nhiều điều hạn chế. Vì vậy không tránh khỏi
những thiếu sót nên tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của quý Thầy cô trong Hội đồng hướng dẫn Tốt
nghiệp, các thầy cô trong Khoa và thầy cô trong nhà trường.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2


4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................2
5. Cấu trúc của TL-KL............................................................................................................2

CHƯƠNG I..................................................................................................................3
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ- THU THẬP DỮ LIỆU..................................................3
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU...............................................................................................3
1.1.Thâm nhập thực tế.............................................................................................................3
1.2. Thu thập dữ liệu...............................................................................................................3
1.2.1. Nguồn cảm xúc.........................................................................................................3
1.2.2. Tư liệu, dữ liệu........................................................................................................10
1.3.Những sự ảnh hưởng đến sáng tạo..................................................................................15
1.4. Phân tích dữ liệu.............................................................................................................18
1.4.1. Phân tích nội dung...................................................................................................18
1.4.2. Phân tích hình thức..................................................................................................19
1.4.3. Phân tích kỹ thuật....................................................................................................19

CHƯƠNG II............................................................................................................... 23
SÁNG TẠO TÁC PHẨM..........................................................................................23
2.1. Quy trình thực hiện phác thảo........................................................................................23
2.2. Vật liệu-dụng cụ.............................................................................................................25
2.3. Sáng tạo tác phẩm..........................................................................................................28
2.3.1. Lựa chọn phác thảo –phác thảo chình thức.............................................................28
2.3.2. Thực hiện tác phẩm.................................................................................................28

CHƯƠNG III.............................................................................................................34
PHÁT TRIỂN TÁC PHẨM......................................................................................34
3.1. Cảm xúc tâm đắc của tác phẩm “Tượng nhà mồ”..........................................................34
3.2. Vận dụng các yếu tố thị giác vào tác phẩm....................................................................34
3.3. Kỹ thuật, chất liệu và hiệu quả đạt được........................................................................34
3.4. Phân tích sự khác biệt với các tác phẩm khác................................................................34


Bởi vậy, vận dụng vốn hiểu biết của mình, tôi đưa vào tác phẩm của mình là cả
tâm huyết và hiểu biết Tây Nguyên. Tác phẩm “Tượng nhà mồ Tây Nguyên”
( hay gọi tắt là “Tượng mồ Tây nguyên”) đặc tả hình ảnh những thân tượng nhà
mồ thô sơ, mục nát với chất gỗ sần sùi, thể hiện một hình ảnh “ Đất nước đứng
lên” mạnh mẽ, kiên cường qua những thân tượng với những dáng đứng ngồi


nhấp nhổm trong cái nắng chiều “như lửa đốt lòng nhau” của vùng đất đỏ Bazan
màu mỡ, của một vùng lửa thiêng anh hùng được thể hiện qua những đường nét
mạnh mẽ, rắn rỏi và qua gam màu rực rỡ của “ Lửa” Tây Nguyên......................34
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................36


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên, vùng đất bazan màu mỡ là nơi có những bản sắc văn hóa dân tộc có
từ lâu đời, nó mang những nét đặc sắc và độc đáo rất riêng biệt của con người nơi đây.
Và khi tình cờ xem được bộ phim truyền hình “Đất nước đứng lên” và ký sự dài
tập “Tây Nguyên miền mơ tưởng” của Nguyễn Trung Thành, cảm xúc trong tôi dấy
lên niềm tự hào về dân tộc và những con người ở nơi đây. Nhưng dường như chưa có
một đề tài nào làm tôi thực sự ấn tượng và có cảm xúc mạnh mẽ như tượng nhà mồ
Tây Nguyên khi tôi được tiếp xúc và nói chuyện với họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn về tượng
nhà mồ và bắt gặp những pho tượng mồ ở quán cà phê Eva- những thân tượng thô sơ,
cũ kĩ và mục nát nhưng lại mang vẻ đẹp rực rỡ, đậm chất văn hóa độc đáo riêng biệt
của con người nơi đây. Lớn lên từ vùng đất Tây Nguyên, tôi- một cô sinh viên năm
cuối của Khoa Sư phạm Mỹ thuật trường Đại học Nghệ thuật Huế mang trong mình
bao cảm xúc và tự hào về nơi mình lớn lên. Để chuẩn bị cho tác phẩm tốt nghiệp của
mình, tôi quyết định đi sâu vào tìm hiểu về bản sắc văn hóa ở vùng đất mà mình đang

sinh sống.
Concept
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, Tây Nguyên trong tôi là niềm tự hào dân
tộc và cộng đồng con người và tượng nhà mồ Tây Nguyên là một nét văn hóa phồn
thực đặc sắc và độc đáo, thế nên tôi chọn đó làm đề tài cho concept của mình- Tượng
nhà mồ Tây Nguyên.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu về tác phẩm mỹ thuật có nội dung đề cập đến “Hình ảnh Tượng nhà
mồ Tây Nguyên ” ở Kon Tum vẽ về những thân tượng nhà mồ cũ kĩ, mục nát. Thông
qua đó nói lên vẻ đẹp của tượng nhà mồ- một nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của các
dân tộc Tây Nguyên ở Kon Tum.
- Để thể hiện hình thức tác phẩm bằng kỹ thuật sơn mài.
- Thể hiện theo phong cách hiện thực.

1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tượng nhà mồ Tây Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung : Các hình ảnh về những thân tượng nhà mồ Tây Nguyên ở
Kon Tum. Thông qua đó khắc họa vẻ đẹp thô sơ, giản dị trong chất gỗ mục nát của
những pho tượng mồ.
+ Phạm vi hình thức: Bằng những đường nét đơn giản, màu sắc thiên về gam
nóng, tôi muốn lột tả được hết vẻ đẹp, cái rực rỡ ẩn dấu bên trong vẻ thô sơ, mộc mạc,
giản dị, cũ kĩ và mục nát của tượng nhà mồ và trên hết là ngợi ca vẻ đẹp của tượng
nhà mồ Tây Nguyên.
+ Phạm vi kỹ thuật: chất liệu sơn mài.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu hình ảnh thông tin, điền dã, thâm nhập thực tế, ký

họa. phác thảo.
- Thể hiện tác phẩm bằng chất liệu sơn mài.
5. Cấu trúc của TL-KL
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, TL gồm 3 chương....
- Chương 1 : quá trình thâm nhập thực tế, nghiên cứu tư liệu.
- Chương 2 : quá trình sáng tạo tác phẩm.
- Chương 3 : quá trình phát triển tác phẩm.

2


CHƯƠNG I
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ- THU THẬP DỮ LIỆU
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1.1. Thâm nhập thực tế
Địa điểm thâm nhập thực tế: Kon Tum.
1.2. Thu thập dữ liệu
1.2.1. Nguồn cảm xúc
Vào một ngày mùa thu, tôi cùng với thầy Nguyễn Ngọc Trung- một giáo viên
dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học Lơku thuộc xã Lơku, huyện Kbang, tỉnh Gia Laicũng là người đã đưa tôi đến với ngành Hội họa, hai thầy trò chúng tôi quyết định làm
một chuyến đi thực tế đến Kon Tum để giúp tôi có thể tìm ra hướng đi và nguồn cảm
xúc thực tế cho bài thi tốt nghiệp sắp tới của mình.

Hình 1.1: Cây niêu trong lễ hội cồng chiêng

3


Hình 1.2: Lễ hội cồng chiêng
Buổi chiều đó, chúng tôi chọn điểm dừng chân nơi quán cà phê Eva (Kontum).

Vào bên trong, bắt gặp ngay trước mắt tôi, ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc bởi những
pho tượng nhà mồ “ như đang run rẩy” đầy cảm xúc. Tự lúc nào tôi tách ra , cứ một
mình mê mải lang thang, ngắm nhìn và ghi lại những hình ảnh ấy. Cái nắng quái
buổi chiều cứ rờn rợn nhưng lại như mê hoặc khiến tôi cứ tìm đường mà vào thám
hiểm khu vườn đầy bí ẩn ấy. Lang thang một lúc thì chỉ còn mỗi tôi trong cái “khu
nhà mồ ấy”, vội quay ngược ra, trong đầu tôi chợt nhớ đến câu thơ của nhà văn Văn
Công Hùng:
“Chiều như lửa đốt lòng nhau
Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người”

4


Hình 1.3; Hình 1.4: Những pho tượng mồ ở cà phê E-va.
Sau buổi thực tế đến Kom Tum, tôi bị ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc bởi những
pho tượng nhà mồ như đang phập phồng thở, như đang tâm tình, đang nói chuyện,
đang ưu tư ấy…
“Cái ấn tượng buổi chiều với nắng rười rượi ma quái ấy, cái hoang mang khi một
mình lạc trong “khu nhà mồ” mà như người đang sống ấy, cái ám ảnh thân phận, kiếp
người, tình yêu… đeo đẳng tôi từ lâu rồi, giờ có dịp bùng lại. Chỉ nửa ngày sau tôi viết
xong bài thơ Tượng Mồ, và may mắn, nó được nhiều người chấp nhận:
Chiều như lửa đốt lòng nhau
Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người
Đã đành hồn đã rong chơi
Đã đành xác sẽ tơi bời gió sương
Mà còn đây nỗi vấn vương
Mà còn đây nhớ với thương một đời
Nỗi đau khóc chẳng thành lời
Lặn vào thớ gỗ ru người người ơi
Hoang sơ chiều rót tràn vai

5


Ché và chiêng và đầy vơi rượu cần
Nằm đây một nắm xương tàn
Đứng đây tượng hát một ngàn lời yêu
Chiều ơi chiều chiều ơi chiều
Cho tôi cùng hát tình yêu một đời…
Biển đông 03/5/2013- phòng IIE34, tàu HQ 996.
VĂN CÔNG HÙNG”
Ở đây, tôi gặp Họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn, một người chuyên nghiên cứu và đẽo
tượng nhà mồ.

Hình 1.5. Gặp gỡ và trao đổi với Họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn tại Kon Tum

6


Hình 1.6; Hình 1.7 Một số tác phẩm tượng nhà mồ của Họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn
Sau trao đổi và trò chuyện cùng họa sĩ, tôi được hiểu nhiều hơn về tượng nhà mồ.
Pho tượng mồ tưởng như vô tri vô giác kia, té ra quá nhiều chuyện để nói. Trên hết nó
là tài năng tuyệt vời của người nghệ nhân dân gian không tuổi không tên, nhưng bằng
sự dấn thân đến tận cùng số phận, tận cùng cõi sống, anh cho ra đời một tuyệt tác mà
anh không hề biết rằng nó là tuyệt tác, bởi, pho tượng ấy, sau khi dựng quanh nhà mồ,
mọi người sẽ quên ngay, tác giả của nó cũng sẽ quên ngay, coi như đã chính thức lìa
xa nhau, mặc nắng mặc mưa, mặc gió mặc bão, người sống lại về với công việc hàng
ngày với tất cả những bề bộn lo toan, người chết đã có bức tượng bầu bạn, cùng dìu
nhau lên một cõi vô cùng khác, ở đó, lộng lẫy và trong veo, tinh khiết và công bằng, ở
đó, có thể lại bắt đầu một tình yêu mới… Với người Tây Nguyên, chết chưa phải là
hết, mà chết là một trạng thái nghỉ, chuyển từ trạng huống sống này sang trạng huống

sống khác, đấy là thế giới của A Tâu, của một tầng trời vĩnh hằng khác. Ở đó, con
người luôn mơ về, dù không ai hình dung ra hình hài nó thế nào, và vì thế mà nó luôn
lung linh, luôn luôn đẹp…

7


Trong thời gian ấy, người sống vẫn thường xuyên ra thăm người chết trong mồ.
Cái mồ ấy khi chôn người ta vẫn để hở một lỗ phía trên, và người sống mang cơm
nước thức ăn ra bón cho người chết qua lỗ thông hơi ấy. Người ta còn chia của cho
người chết. Trong nhà có gì đều được chia đều cho người ngoài mồ, nhưng để phân
biệt thì người ta đục thủng hoặc làm hỏng đồ vật ấy đi, rồi mang ra chất xung quanh
nhà mồ.
Cho đến khi đã đủ điều kiện, cả về kinh tế và thời gian thì người ta làm một cái lễ
bỏ mả (Pơ Thi). Và sau đó, khu nhà mồ và những bức tượng đó bị mọi người bỏ hoang
và quên bẳng đi mất.
Các điều kiện tiên quyết để có lễ bỏ mả là: kinh tế, phải có bò gà dê lợn, ít nhất
mỗi thứ một con. Có rượu, ít thôi, vì bà con dân làng sẽ mang đến…
Nhưng cái quan trọng là nhà mồ và tượng mồ.

Hình 1.8. Dựng nhà mồ (Nguồn: Internet)
Tượng mồ là những cây gỗ tươi nguyên trong rừng, được những trai tráng khỏe
mạnh trong làng đi hàng tháng trời trong rừng, đốn và khiêng về.
Còn lại là việc của nghệ nhân.
Không phải ai cũng đẽo được tượng mồ, mà mỗi làng chỉ có vài ba người làm
được việc này.
8


Hình 1.9. Đẽo tượng nhà mồ

Không phải lúc nào cũng có thể đẽo được tượng mồ. Mà phải chọn và biết cách
làm cho cảm xúc thăng hoa nhất, nói nôm na là… Giàng nhập.
Và, chỉ một con rựa, một cái rìu, người nghệ nhân tài hoa ấy “Đẽo đi những phần
thừa” để còn lại là một pho tượng mồ sống động, cô đọng tinh hoa của con người.
Chưa hết, chưa đủ, không chỉ tinh hoa, mà nó là cảm xúc, là toàn bộ tình yêu của
người sống đối với người đã mất.
Nhưng cái còn lại là tình yêu của con người. Mãi mãi, còn lại tình yêu trên cõi
đời này. Tất cả mọi thứ rồi sẽ mất đi, kể cả những thứ tưởng như vĩnh hằng nhất, như
Thái Sơn, như vườn treo Babilon, như tháp Ephel, như Vạn Lý trường thành… nhưng
tình yêu thì không thế, nó mãi mãi thổn thức cùng con người, song hành cùng con
người, kể cả khi con người đã mất đi, thì tình yêu vẫn còn ở lại.
Tượng mồ của người Tây Nguyên mang thông điệp ấy.
Nó là khát vọng tình yêu của con người, là cái còn lại cuối cùng của con
người, gửi cho con người, gửi cho chúng ta. Bởi ở đây là cái vô hình vô lượng, vô
ảnh, vô thanh, vô khứ, vô tại, nhưng tràn đầy cảm xúc, dâng đầy năng lượng yêu và
nó hiện hữu...

9


Họa sĩ Xu Man bảo “khi người thân mất, người Tây Nguyên ít khóc than, mà họ
dùng những cách bày tỏ sự tiếc thương ấy rất ấn tượng và… bạo lực. Ấy là lấy dao cứa
vào da thịt, là lấy thanh củi đang cháy dí vào ngực vào đùi- ngực và đùi ông Xu Man
chằng chịt sẹo là thế- và cao hơn, họ dồn tình yêu ấy vào tượng mồ…”. Nhưng trước
khi mãi mãi quên nhau, mãi mãi mỗi người một phía, mỗi người một miền mặt trăng
mặt trời, một giấc mơ riêng, một hơi thở riêng… ta làm cái tượng mồ, để nó thay ta,
mang theo tình yêu của ta, đi cùng mình, mãi mãi… Và dường như nó không đơn
thuần chỉ là tượng nhà mồ.
1.2.2. Tư liệu, dữ liệu
Để xây dựng và phát triển ý tưởng này, tôi khởi đầu bằng cách thu thập các hình

ảnh thông qua cách làm việc trực quan: ký họa, khảo họa về hình tượng Tượng nhà mồ
của các dân tộc Tây Nguyên ở một số tỉnh Tây Nguyên và đăc biệt là Kon Tum.
- Các hình thực tế về đề tài:

Hình 1.10; Hình 1.11

+Một số ký họa tượng nhà mồ.
10


Hình 1.12. Ký họa màu bột cảnh bên ngoài khu nhà mồ Làng Nák

Hình 1.13

Hình 1.14

Hình 1.15

11


Hình 1.16

Hình 1.18

Hình 1.17

Hình 1.19
12



- Các tư liệu ảnh chụp.

Hình 1.20; Hình 1.21: Nhà rông và ký họa nhà rông của người Ba-na ở Làng
ĐắkHro, huyện Mang Yang

Hình 1.22. Tượng nhà mồ ở cà phê Eva Kom Tum

13


Hình 1.231; 1.24: Nhà mồ các dân tộc Tây Nguyên ở Kon Tum
Ngoài hình ảnh và ký họa, việc tiếp cận các dữ liệu lý thuyết có liên quan đến
việc hỗ trợ, phát triển đề tài là hết sức cần thiết trong sự hình thành ý tưởng và tham
khảo các tác phẩm của các nghệ sĩ khác trong giai đoạn đầu của hoạt động sáng tạo.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã đặt nền
móng cho đề tài với nhiều nội dung kiến thức cơ bản và chuyên sâu, dẫn chứng sinh
động, cung cấp có hệ thống những quan điểm lý luận phổ quát. Tóm tắt như sau:
- Tham khảo, nghiên cứu Sách vở, giáo trình: Cuốn sách Người Ba-na ở Kon
Tum nguyên tên là Mọi Kontum, là tác phẩm viết chung của hai anh em Bác sĩ
Nguyễn Kinh Chi và Giáo sư Nguyễn Đổng Chi vào năm 1933-1636 và in năm 1937.
Sau khi ra đời, sách được giới học giả quan tâm và trong vòng gần mười năm qua,
Viện Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội đã cho dịch một cách cẩn trọng ra Pháp ngữ
(do dịch giả Nguyễn Văn Ký) và Nhà xuất bản Tri thức phát hành bằng hai thứ tiếng
vào năm 2011.
Tác giả : Andrew Hardy - Viện Viễn Đông bác cổ Pháp Tại Hà Nội (1)
Người dịch: Nguyễn Hoàng Diệu Thủy và Đào Hùng
Nguồn:

14



Hình 1.25. Cuốn sách Người Ba-na ở Kon Tum (nguyên tên là Mọi Kontum)
- Các bài viết nghiên cứu của Nhà văn Văn Công Hùng : “ Tây Nguyên áo váy và
ngực trần”; “Tượng nhà mồ Tây Nguyên”.
1.3. Những sự ảnh hưởng đến sáng tạo
Một sồ tác phẩm của các họa sĩ trong và ngoài nước.
- Nguyễn Thanh Sơn,Lễ hội Tây Nguyên, Tranh sơn dầu

Hình 1.26. Tranh “Lễ hội Tây Nguyên” của Họa sĩ Nguyễn Thanh Sơn

15


- Ám ảnh của lời nguyền

Hình 1.27. Tranh “Ám ảnh của lời nguyền”
- Nguyễn Thanh Sơn, Hành trình Âm dương

Hình 1.28. Tranh “Hành trình Âm dương” của Họa sĩ Nguyễn Thanh Sơn

16


- Một số tác phẩm của các họa sĩ khác

Hình 1.29.

Hình 1.30
17



1.4. Phân tích dữ liệu
1.4.1. Phân tích nội dung
- Bước đầu tổng hợp các thông tin dữ liệu, hình ảnh, tư liệu liên quan đến chủ đề
tượng nhà mồ Tây Nguyên, chọn lọc các thông tin dữ liệu có tác động thúc đẩy cảm
hứng sáng tạo.
- Phân tích các tư liệu, xác định chủ đề (concept), tiếp tục bổ sung tư liệu, hình
ảnh, ký họa trực quan về hình ảnh tượng nhà mồ với nhiều góc độ.
- Xác định ý tưởng có nội dung về “Tượng nhà mồ”, xếp đặt bố cục, thử nghiệm
một số kỹ thuật và lựa chọn chất liệu thể hiện phù hợp

Hình 1.31: Thử nghiệm với chất liệu sơn dầu

18


Hình 1.32: Thử nghiệm với chất liệu sơn mài
1.4.2. Phân tích hình thức
- Đường nét phóng khoáng, có nét thanh nét đậm
- Sử dụng các yếu tồ tạo hình(ngôn ngữ thị giác), các nguyên tắc bố cục, xây
dựng bồ cục tác phẩm hài hòa, phù hợp với nội dung thể hiện.
1.4.3. Phân tích kỹ thuật
Trong quá trình thực hiện tác phẩm của mình, tôi có sử dụng một số kỹ thuật
tạo chất.
- Kỹ thuật cẩn trứng

Hình 1.33

19



- Đi màu và tạo ma che

Hình 1.34
- Phủ bạc

Hình 1.35
20


- Tạo chất bằng dầu hỏa trên lớp phủ cánh gián

Hình 1.36
Yếu tố góp phần lớn trong việc tạo nên giá trị và vẻ đẹp của tác phẩm là các yếu
tố kỹ thuật, tạo chất trực tiếp để phẩn ánh rõ phong cách hiện thực và một só yếu tố thị
giác khác. Kỹ thuật và phương pháp được tôi sử dụng như một phương tiện để diễn
đath rõ rang nội dung và hình thức trong tác phẩm của mình. Tôi tin rằng qua những
nghiên cứu và sự lựa chọn kỹ thuật phù hợp sẽ mang đến một tác phẩm có giá trị nghệ
thuật và cảm xúc cao cho tác phẩm “ Tượng nhà mồ” của mình.
Tiểu kết:
Sau quá trình nghiên cứu và thu thập các thông tin dữ liệu cảm xúc ban đầu, thu
thập các hình ảnh thực tế, các ký họa về tượng nhà mồ và sự tổng hợp các kiến thức tư
duy và cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện. Tôi đã tìm được cho
bản thân một nguồn cảm xúc cùng tư duy kinh nghiệm để có thể đưa ra phương pháp
để có thể tạo ra một tác phẩm có hệ thống các bước với các hình thức và kỹ thuật thể
hiện để có thể chuyển tải và khắc họa roc nội dung tư tưởng và cảm cúc cho tác phẩm
nghệ thuật của mình.
21



Nội dung tư tưởng tác phẩm “Tượng nhà mồ”:
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và sang lọc. nội dung ý tưởng về đề tài
“tượng nhà mồ” đã dần dần được hình thành. Lúc này, hình ảnh những pho tượng
nhà mồ trong tôi biểu tượng cho một “Đất nước đứng lên” huy hoàng và rực rỡ.
Thông qua đó, tôi muốn lột tả được vẻ đẹp thô sơ, mộc mạc và giản dị ẩn dấu sau
cái lớp gỗ sần sùi tưởng như vô tri vô giác kia. Và, trên hết là ngợi ca vẻ đẹp của
tượng nhà mồ Tây Nguyên, ngợi ca tài năng của những người nghệ nhân vô danh
và của những con người nơi đây.
Hình thức thể hiện:
Tôi chọn phong cách hiện thực cho tác phẩm của mình, chú ý diễn tả sâu chất
liệu gỗ sần sùi, lồi lõm và gam màu nóng chủ đạo trong bài, nhấn mạnh trọng tâm là
những pho tượng mồ. Hình tượng được thực hiện hóa một cách rõ ràng và cụ thể.
Màu sắc sử dụng gam nóng chủ đạo, bên cạnh đó tạo điểm nhấn bằng những gam
màu lạnh và trầm của miền đất Tây Nguyên nhằm thể hiện một không gian màu sắc,
hương vị của miền đất này.
Dụng cụ, thiết bị, truyền thông:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng một số thiết bị sau:
- Máy ảnh dùng để chụp ảnh và các tư liệu càn thiết cho quá trình thực hành
sáng tạo.
- Máy tính dung để phân tích, tìm kiếm các thông tin lien quan và viết lại quá
trình thực hành sánh tạo.
- Một số đồ dung càn thiết cho quá trình thực hiện sáng tác tác phẩm bằng chất
liệu sơn mài.
Qua thử nghiệm, sàng lọc và dưới sự góp ý của các thầy cô trong Hội đồng
hướng dẫn, các kỹ thuật và các yếu tố trong tác phẩm đã được thông qua và lựa
chọn kỹ lưỡng để có thể tiến hành cho ra đời một tác phẩm mới- Tác phẩm “ Tượng
nhà mồ”.

22



×