Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.79 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM NGỌC THỊNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ
LAI TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM NGỌC THỊNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ
LAI TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng

Thái Nguyên - 2015



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nào khác.
Tác giả

Phạm Ngọc Thịnh


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học, Phòng Đào tạo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích
lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các cộng sự trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận văn./.
Tác giả

Phạm Ngọc Thịnh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ...................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam ........................................ 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới ............................................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam.................................................................. 9
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Bắc Kạn................................................................ 13
1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội huyện, xã nơi làm
thí nghiệm ......................................................................................................................... 15
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Na Rì ......................................... 15
1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Kim Lư ............................................ 18
1.4. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và ở Việt Nam ... 21
1.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới............................. 21
1.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ............................. 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29
2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 29
Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển; tính chống chịu; các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của các giống ngô lai thí nghiệm. ........................ 29
2.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 31



iv
2.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 31
2.3.2. Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................... 31
2.3.3. Các biện pháp áp dụng cho thí nghiệm .......................................................... 32
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá.......................................... 33
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 38
3.1. Thời gian sinh trưởng và các thời kỳ phát dục của các giống ngô lai tham
gia thí nghiệm .................................................................................................................. 38
3.2. Đặc điểm hình thái của các giống ngô trong thí nghiệm .............................. 40
3.2.1. Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm ............................................... 40
3.2.2. Chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm .................................... 42
3.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống ngô thí nghiệm ........................... 45
3.3. Khả năng chống chịu một số sâu, bệnh hại chính và chống đổ của các
giống ngô trong thí nghiệm .......................................................................................... 46
3.3.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô tham gia thí nghiệm
............................................................................................................................................. 48

3.3.2. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm ............................ 53
3.3.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí nghiệm
vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 ......................................................................... 46
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô trong thí
nghiệm vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân 2015................................................. 53
3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................ 57
3.4.1. Năng suất lý thuyết ............................................................................................. 61
3.4.2. Năng suất thực thu .............................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 63
1. Kết luận ......................................................................................................................... 63
2. Đề nghị .......................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nào khác.
Tác giả

Phạm Ngọc Thịnh


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới giai đoạn 2003 - 2013 ........... 6
Bảng 1.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên Thế giới năm 2012 ................. 7
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, gạo lúa của Thế
giới năm 2013 .................................................................................... 8
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2013......... 10
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2013 ................................ 11
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại Bắc Kạn 5 năm 2010 - 2014 ................ 13
Bảng 1.8: Diễn biến thời tiết khí hậu huyện Na Rì Bắc Kạn năm 2014 và
6 tháng đầu năm 2015 ...................................................................... 17
Bảng 2.1. Nguồn gốc và đặc điểm của các giống ngô lai ............................... 29
Bảng 2.2. Sơ đồ Bố trí thí nghiệm .................................................................. 31
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm vụ
Thu Đông 2014 và Xuân năm 2015 tại Na Rì - Bắc Kạn ................ 38
Bảng 3.2: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm
vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Na Rì - Bắc Kạn .................. 41

Bảng 3.3: Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ
Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Na Rì – Bắc Kạn .................. 44
Bảng 3.4: Tình hình nhiễm sâu hại của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Na Rì - Bắc Kạn .......................... 49
Bảng 3.5: Tình hình nhiễm bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm vụ
Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Na Rì - Bắc Kạn................... 51
Bảng 3.6: Khả năng chống đổ, gãy của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Na Rì – Bắc Kạn ......................... 53
Bảng 3.7: Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống
ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Na Rì
– Bắc Kạn......................................................................................... 47


vii
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất giống ngô lai trong thí nghiệm
Vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015 .............................. 54
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất giống ngô lai trong thí nghiệm
vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015............................... 57
Bảng 3.10: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô lai
trong vụ Thu Đông năm 2014 và vụ xuân năm 2015 ...................... 59


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông
2014 và vụ Xuân 2015 tại Na Rì - Bắc Kạn ...................................... 42
Hình 3.2: Chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Na Rì - Bắc Kạn .................................43
Hình 3.3. Năng suất lý thuyết của các giống ngô trong thí nghiệm vụ thu

động 2014 và vụ xuân 2015. ............................................................. 60
Hình 3.4. Năng suất thực thu của các giống ngô trong thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và vụ Xuân 2015............................................................. 60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một loại ngũ cốc quan trọng đứng thứ ba sau
lúa mì và lúa gạo. Ngô không chỉ cung cấp lương thực cho con người và thức
ăn trong chăn nuôi mà còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp
lương thực - thực phẩm - dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hiện nay, ngô đang
được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu
sinh học.
Là cây lương thực, góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn Thế
giới, cùng với tính thích ứng rộng và tiềm năng năng suất cao, cây ngô được
hầu hết các quốc gia trên Thế giới gieo trồng (166 nước) và diện tích ngày
càng mở rộng. Năm 2013, sản xuất ngô Thế giới đạt diện tích 185,99 triệu ha,
năng suất 54,99 tạ/ha và sản lượng 1018,11 triệu tấn. Năm 2013, diện tích
trồng ngô Thế giới đạt kỷ lục (FAOSTAT, 2014) [16].
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng thứ 2 sau lúa gạo. Diện tích
gieo trồng và năng suất, sản lượng ngô tăng mạnh tịnh tiến theo từng năm, từ
hơn 200 nghìn ha với năng suất 1 tấn/ha (năm 1960), đến năm 2013 đã đạt
1,170 triệu ha với năng suất 44,4 tạ/ha. So với các nước thì năng suất ngô ở
nước ta vẫn thuộc loại khá thấp. Đặc biệt tại một số địa phương miền núi
vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam,
Lâm Đồng, Hà Giang… một số đồng bào dân tộc ít người sử dụng ngô là
nguồn lương thực chính, sử dụng các giống ngô địa phương và tập quán canh
tác lạc hậu nên năng suất ngô ở đây chỉ đạt trên dưới 1 tấn/ha.

Hiện tại và trong những năm tiếp theo, ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai trò
quan trọng ở nước ta. Ngô có nhiều công dụng, tất cả các bộ phận của cây ngô
từ hạt, đến thân, lá đều có thể sử dụng được để làm lương thực, thực phẩm


2

cho người, thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp (rượu ngô,
sản xuất ethanol để chế biến xăng sinh học, thậm chí còn chế biến tạo ra một
số vật dụng đồ dùng như điện thoại, đồ trang sức của phụ nữ…), một số bộ
phận của ngô có chứa một số chất có vai trò như một loại thuốc chữa bệnh, làm
chất đốt…
Việt Nam tuy có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất ngô, nhưng những
năm qua sản lượng ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mà còn phải
nhập khẩu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: Điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, giống, kỹ thuật canh tác của người dân và vấn đề
nguồn vốn, thị trường tiêu thụ... Trong đó chưa có bộ giống tốt và các biện
pháp kỹ thuật áp dụng trên đồng ruộng chưa khoa học, hợp lý là một trong
những nguyên nhân quan trọng.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam với
trên 70% diện tích đất nông lâm nghiệp, có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất
ngô. Năm 2013, diện tích trồng ngô của tỉnh Bắc Kạn là 16,41 nghìn ha, năng
suất bình quân đạt 40,78 tạ/ha, thấp hơn so với năng suất trung bình của cả
nước (44,3 tạ/ha). Thời gian qua tỉnh luôn chú trọng tập trung đầu tư, phát
triển nông lâm nghiệp, tuy nhiên tình hình sản xuất ngô tại Bắc Kạn hiện nay
vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Để đáp ứng nhu cầu về ngô ngày
càng tăng của tỉnh và các vùng khác trong cả nước và tiến tới cho xuất khẩu,
cần thiết phải đưa thêm vào sản xuất các giống ngô lai mới có năng suất cao,
có thời gian sinh trưởng trung bình sớm phù hợp với điều kiện sinh thái và cơ
cấu mùa vụ của tỉnh Bắc Kạn.

Na Rì là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, cây ngô là cây
lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa. Khí hậu huyện Na Rì chịu ảnh
hưởng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam kết hợp với điều kiện địa hình


3

nên mùa khô (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ
không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9)
nóng ẩm, mưa nhiều, đôi khi xảy ra mưa đá. Lượng mưa trung bình hằng năm
thấp 1.115mm/năm. Điều kiện trên đã ảnh hưởng đến cơ cấu thời vụ trồng
ngô. Tại đây, người dân chủ yếu trồng ngô vào vụ Xuân và ngô được trồng
chủ yếu trên đất không chủ động nước (đất một vụ lúa, đất đồi bãi và đất
trồng màu). Bên cạnh đó các biện pháp kĩ thuật trong sản xuất ngô chưa phù
hợp, các giống ngô hiện có chưa thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của bà
con nông dân. Giống ngô lai tuy có tiềm năng suất cao nhưng phải được trồng
ở những nơi đất tốt, đầu tư đúng mức thì mới cho năng suất và hiệu quả cao,
phải thay giống hàng vụ. Những nguyên nhân, hạn chế trên ảnh hưởng tới khả
năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô, dẫn đến sản xuất ngô chưa
đáp ứng được nhu cầu và tiềm năng của huyện. Vì vậy, việc nghiên cứu lựa
chọn giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, thích ứng với
điều kiện địa phương là công việc rất cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai tại huyện Na
Rì, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định được giống ngô lai có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất
cao phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Sáu giống ngô lai: LVN61, H119, H818, LVN092, H111 và NK4300
(đối chứng).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng
suất của 6 giống ngô lai theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học, Phòng Đào tạo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích
lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các cộng sự trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận văn./.
Tác giả

Phạm Ngọc Thịnh


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong những năm gần đây sản xuất ngô ở Việt Nam tăng lên nhanh nhờ
sự thúc đẩy của ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó là sự
phát triển, ứng dụng khoa học trong việc lai tạo các giống ngô lai mới có năng

suất cao, chất lượng tốt đưa vào trồng trên diện rộng.
Bắc Kạn là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất ngô, tuy nhiên
năng suất bình quân lại đạt thấp hơn so với năng suất trung bình của cả nước.
Hiện nay, trong tỉnh một số nơi còn sử dụng giống ngô địa phương năng suất
không cao. Các giống ngô lai được trồng trong tỉnh chủ yếu có nguồn gốc từ
các công ty nước ngoài như Mosanto, Syngenta, Bioseed… nên khả năng
thích ứng của các giống ở mỗi vùng sinh thái sẽ khác nhau. Trước khi đưa các
giống ngô lai mới vào sản xuất đại trà tại một vùng nào đó, phải tiến hành
đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và tính thích
ứng với điều kiện sinh thái của vùng đó. Vì vậy, khảo nghiệm là một trong
những khâu rất quan trọng trong công tác giống.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, mặc dù chỉ
đứng thứ ba về diện tích sau lúa nước và lúa mì, nhưng ngô lại dẫn đầu về
năng suất và sản lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao
nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
giai đoạn 2003 - 2013 được trình bày trong bảng 1.1.


6

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới giai đoạn 2003 - 2013

Chỉ tiêu

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2003

114,67

44,60

645,23

2004

147,47

49,45

729,21

2005

147,44

48,42

713,91

2006


148,61

47,53

706,31

2007

158,60

49,63

788,11

2008

161,01

51,09

822,71

2009

156,93

50,04

790,18


2010

162,32

51,55

820,62

2011

170,39

51,84

883,46

2012

177,39

49,16

872,06

2013

185,12

54,99


1018,11

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [16].
Từ bảng 1.1 cho chúng ta thấy, về diện tích năm 2003, diện tích ngô trên
toàn thế giới 114,67 triệu ha, thì sau 6 năm con số này đã tăng hơn 46 triệu
ha, lên 161,01 triệu ha. Năm 2009 thì lại giảm xuống hơn 4 triệu ha, còn
156,93 triệu ha. Đến năm 2013 so với năm 2003 thì diện tích trồng ngô trên
thế giới tăng hơn 71 triệu ha, lên 185,12 triệu ha. Năm 2003 năng suất tăng
44,60 tạ/ha đến năm 2013 là 54,99 tạ/ha tăng lên hơn 10,39 tạ/ ha. Năm 2013
tăng lên 54,99 tạ/ha. So sánh giữa sản lượng và diện tích ta thấy, từ năm 2003
tới năm 2013 diện tích tăng hơn 71 triệu ha, thì sản lượng tăng hơn 372 triệu
tấn. Năm 2013 năng suất và sản lượng ngô trên thế giới đều tăng so với năm
2012 khi đạt 54,99 tạ/ha và 1018,11 triệu tấn. Chính từ điều nay mà càng
khẳng định thêm vai trò và vị trí của cây ngô. Trên thế giới vẫn còn có nhiều
quốc gia, châu lục trồng ngô.


7

Có được kết quả trên, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế
lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác. Đặc biệt, từ năm 1996 đến nay, cùng với những thành tựu mới
trong chọn tạo giống ngô lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công
nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp
phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước. Tình hình
sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013 được trình bày trong
bảng 1.2.

Bảng 1.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên Thế giới năm 2013

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Châu Á

57,6

50,2

288,8

Châu Mỹ

67,7

61,8

418,2

Châu Âu

18,32


51,7

94,7

Châu Phi

33,7

20,7

51,7

Khu vực

(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [16].
Qua bảng 1.2 cho thấy Châu Mỹ là khu vực có diện tích trồng ngô lớn
nhất Thế giới với 67,7 triệu ha, đồng thời đây cũng là châu lục có năng suất
và sản lượng ngô cao nhất. Năm 2013 năng suất ngô đạt 61,8 tạ/ha, trong khi
năng suất bình quân của Thế giới chỉ bằng 79,54% năng suất của châu lục
này. Sản lượng đạt 418,2 triệu tấn - chiếm hơn 47,95% sản lượng ngô trên
toàn Thế giới. Sau Châu Mỹ là Châu Á có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 với
57,6 triệu ha, nhưng năng suất của khu vực này chỉ đạt 50,2 tạ/ha, thấp hơn so
với năng suất trung bình của Thế giới, sản lượng của Châu Á cũng đứng thứ 2


8

sau Châu Mỹ. Châu Âu đứng thứ 2 trên thế giới về năng suất đạt 51,7 tạ/ha
nhưng lại là khu vực có diện tích trồng ngô thấp nhất (chỉ đạt 18,32 triệu ha),

Châu Phi có diện tích đứng thứ 3 trên thế giới nhưng có năng suất ngô rất
thấp, chỉ đạt 20,7 tạ/ha, thấp hơn gần 3 lần so với năng suất bình quân của thế
giới, do đó sản lượng ngô của khu vực này cũng thấp nhất. Nguyên nhân của
sự phát triển không đồng đều giữa các châu lục trên Thế giới là do sự khác
nhau rất lớn về trình độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế chính trị… Ở Châu Mỹ có trình độ khoa học phát triển cao trong khi Châu
Phi nền kinh tế kém phát triển cộng thêm tình hình chính trị an ninh không
đảm bảo đã làm cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực này tụt hậu so với nhiều
khu vực trên thế giới (Nguồn: FAOSTAT, 2014) [16].
Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, gạo lúa của thế giới năm
2013 được trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, gạo lúa
của Thế giới năm 2013

Loại cây trồng

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Ngô

185,12

54,99


1018,11

Lúa mì

219,04

3,26

715,69

Gạo lúa

165,16

4,48

740,09

(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [16].
Có thể nói việc chọn ra giống cây trồng mới như giống thụ phấn tự do
cải tiến và giống lai, đồng thời việc áp dụng thành công những tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới, đã dần dần thay thế các giống cũ trong sản xuất từ nửa cuối
thế kỷ trước đến nay, làm thay đổi căn bản ngành sản xuất ngô trên thế giới.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ...................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam ........................................ 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới ............................................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam.................................................................. 9
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Bắc Kạn................................................................ 13
1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội huyện, xã nơi làm
thí nghiệm ......................................................................................................................... 15
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Na Rì ......................................... 15
1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Kim Lư ............................................ 18
1.4. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và ở Việt Nam ... 21
1.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới............................. 21
1.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ............................. 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29
2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 29
Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển; tính chống chịu; các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của các giống ngô lai thí nghiệm. ........................ 29
2.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 31



10

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2013

Chỉ tiêu

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2003

912,7

34,4

3.136,3

2004

991,1

34,6

3.430,9


2005

1.052,6

36,2

3.787,1

2006

1.033,1

37,3

3.854,5

2007

1.096,1

39,3

4.303,2

2008

1.140,2

40,2


4.573,1

2009

1.086,8

40,8

4.431,8

2010

1.126,9

40,9

4.606,3

2011

1.081,0

46,8

4.684,3

2012

1.118,2


42,9

4.803,2

2013

1.177,5

44,1

5191,7

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [16].
Số liệu bảng 1.4 cho thấy sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh về diện
tích, năng suất và sản lượng trong giai đoạn 2003 - 2008. Năm 2013 diện tích
tăng so với năm 2012 đạt 1.177,5 nghìn ha. Năm 2003 cả nước trồng được
912,7 nghìn ha, năm 2013 là 1.177,5 nghìn ha, tăng hơn 264,8 nghìn ha so
với năm 2003. Việc tăng cường sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết
hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng những thành tựu
khoa học đã khiến cho năng suất ngô liên tục tăng trong giai đoạn 2003 - 2013
(từ 34,4 tạ/ha lên 44,1 tạ/ha). Sản lượng ngô năm 2013 đã tăng so với năm
2012 lên mức 5191,7 nghìn tấn. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng ngô
của chúng ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chung của thế giới và
khu vực thì năng suất ngô của nước ta còn thấp (năm 2013 năng suất ngô của


11


Việt Nam 44,1 tạ/ha, bằng 98,21% năng suất bình quân của Thế giới). Điều
này đặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức và khó khăn
to lớn, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, đòi hỏi
đội ngũ chuyên môn cũng như các nhà khoa học trong cả nước tiếp tục lỗ
lực, nghiên cứu ra những giống ngô và biện pháp kỹ thuật canh tác hiệu
quả để nâng cao năng suất và chất lượng của sản xuất ngô Việt Nam, góp
phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam (Nguồn:
FAOSTAT, 2014) [16].
Tình hình sản xuất ngô ở các vùng trong năm 2013 được trình bày ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2013

Diện tích Năng suất Sản lượng
(nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn)

Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Tây nguyên
Đông Nam bộ
ĐB sông Cửu Long

88,3

46,1

407,1

504,5


37,6

1 899,1

125,6

40,9

513,5

251,7

51,8

1 302,9

79,8

58,0

462,6

40,1

56,8

227,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2014) [14].
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy diện tích sản xuất ngô lớn nhất

(504,5 nghìn ha) nhưng năng suất lại thấp nhất trong cả nước (37,6 tạ/ha).
Ngược lại vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích sản xuất nhỏ nhất (40,1
nghìn ha), nhưng lại cho năng suất gần cao nhất (56,8 tạ/ha). Sự trái ngược này
có thể được giải thích do nhiều nguyên nhân: Vùng Trung du và miền núi phía
Bắc tuy có diện tích lớn song chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi, diện tích
rải rác nhỏ lẻ thuộc các vùng dân tộc ít người. Họ không có đủ điều kiện đầu tư


12

về vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp mà chủ yếu canh tác
theo lối truyền thống lạc hậu. Cộng thêm vào đó là các điều kiện đất đai có độ
dốc lớn, bị chia cắt mạnh, nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt như hạn hán
và rét kéo dài vào mùa Đông, lượng mưa phân bố không đều trong năm dẫn tới
năng suất thấp. Tuy nhiên, với ưu thế về diện tích (chiếm 38,3% diện tích của cả
nước) nên sản lượng chung của vùng vẫn cao hơn các vùng khác, đạt 1.899,1
nghìn tấn trở thành một trong những vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấp
lượng ngô lớn nhất cả nước.
Vùng Đông Nam Bộ có năng suất cao nhất đạt 58 tạ/ha bằng 130,6%
năng suất trung bình của cả nước do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù
hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô như: nhiệt độ bình quân
cao 25 - 30oC, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu
tưới tiêu, nền đất có độ phì nhiêu cao. Tất cả các điều kiện tự nhiên kết hợp
với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đã dẫn tới sự tăng vọt năng suất
trung bình của vùng.
Tây Nguyên cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước với
diện tích 251,7 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Năng suất trung bình đạt 51,8 tạ/ha. Đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long. Do có diện tích và năng suất khá cao nên sản
lượng ngô năm 2013 thu được là 1.302,9 nghìn tấn đứng thứ hai của cả nước.

Các giống ngô nếp có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát
triển ở những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng
đất tốt như: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh
tác chủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do
chiếm ưu thế và chiếm một diện tích khá lớn.


13

Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở
Việt Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng định
sản xuất ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 đến nay đã có
sự phát triển vượt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớn trong
phát triển sản xuất ngô là do Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn thấy được vai trò của cây ngô trong nền kinh tế và kịp thời đưa ra những
chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Bắc Kạn
Cùng với sự phát triển ngô trong cả nước, tỉnh Bắc Kạn trong những năm
gần đây cũng rất quan tâm phát triển sản xuất ngô và đã thu được một số kết
quả nhất định. Do đặc thù về điều kiện khí hậu và hạn chế việc tưới tiêu, giao
thông đi lại khó khăn cùng với tập quán canh tác lạc hậu...do vậy, việc trồng
ngô chưa được chú trọng. Trong 6 năm gần đây được sự quan tâm của các cấp
chính quyền trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nhờ có các thành tựu
khoa học kỹ thuật mới, được nông dân ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất ngô
cho nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên địa bàn toàn tỉnh tăng nhanh
trong những năm gần đây. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.6.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại Bắc Kạn 5 năm 2010 - 2014

Năm

2010
2011
2012
2013
2014

Diện tích
(nghìn ha)
15,9
16,9
16,54
16,41
16,6

Năng suất
(tạ/ha)
36,0
38,8
37,1
40,78
38,2

Sản lượng
(nghìn tấn)
57,3
65,5
61,3
66,9
63,4


(Nguồn: Cục thống kê Bắc Kạn 2014)[2].
Số liệu bảng 1.6 cho thấy, tổng diện tích trồng ngô của Bắc Kạn qua
các năm không có sự biến động nhiều, năm 2014 đạt 16,6 nghìn ha. Diện
tích trồng ngô tập trung ở các huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Chợ Mới, Na Rì,


iv
2.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 31
2.3.2. Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................... 31
2.3.3. Các biện pháp áp dụng cho thí nghiệm .......................................................... 32
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá.......................................... 33
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 38
3.1. Thời gian sinh trưởng và các thời kỳ phát dục của các giống ngô lai tham
gia thí nghiệm .................................................................................................................. 38
3.2. Đặc điểm hình thái của các giống ngô trong thí nghiệm .............................. 40
3.2.1. Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm ............................................... 40
3.2.2. Chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm .................................... 42
3.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống ngô thí nghiệm ........................... 45
3.3. Khả năng chống chịu một số sâu, bệnh hại chính và chống đổ của các
giống ngô trong thí nghiệm .......................................................................................... 46
3.3.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô tham gia thí nghiệm
............................................................................................................................................. 48

3.3.2. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm ............................ 53
3.3.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí nghiệm
vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 ......................................................................... 46
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô trong thí
nghiệm vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân 2015................................................. 53
3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................ 57

3.4.1. Năng suất lý thuyết ............................................................................................. 61
3.4.2. Năng suất thực thu .............................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 63
1. Kết luận ......................................................................................................................... 63
2. Đề nghị .......................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64


15

1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội huyện, xã nơi
làm thí nghiệm
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Na Rì
Na Rì là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc
Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300 ha, chiếm 17,54 % tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh, trong đó: đất lâm nghiệp chiếm 78,54%, đất sản xuất nông nghiệp
chiếm hơn 90 % diện tích tự nhiên, bao gồm 22 đơn vị hành chính với 233
thôn, bản. Dân số toàn huyện (tháng 01/2014) có 40.281 người, gồm các dân
tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông và một số ít dân tộc thiểu số. Na Rì nằm
trong hệ toạ độ từ khoảng 21o55’ đến 22o30’ vĩ độ Bắc và 105o58’ đến
106o18’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới.
- Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.
- Phía Đông giáp huyện Tràng Định và huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Huyện có 21 xã và thị trấn Yến Lạc, đây là trung tâm kinh tế - chính trị
của huyện, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 70km.
Là huyện có địa hình phức tạp có độ cao trung bình toàn huyện là 500 m
so với mực nước biển, nơi cao nhất là núi Phyia Ngoằm thuộc xã Cư Lễ
(1.193m) và nơi thấp nhất ở xã Kim Lư (250m). Nhìn chung địa hình của

huyện thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc.
Tuy nằm cách trung tâm tỉnh khoảng 70 km và cách đường quốc lộ 3 tới
50 km nhưng có thể nói tới nay hệ thống đường giao thông đi lại từ trung tâm
huyện tới tỉnh và các huyện khác rất thuận lợi. Từ trung tâm huyện có thể nối
với đường quốc lộ 3 theo 3 con đường (đường qua đèo Áng Toòng, đường ra
Ngân Sơn và đường ra Chợ Mới), và đường nối với huyện Bình Gia, huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Việc hình thành các con đường giao thông mới
(đường ra Tân Sơn, Chợ Mới) sẽ tạo điều kiện cho việc thông thương thuận
lợi hơn, hàng hoá lưu thông tốt hơn. Điều này sẽ kích thích sản xuất hàng hoá
phát triển.


×