Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suấtvà lượng ăn vào một số giống cỏ hòa thảo được trồng tại xã nhơn tân, thị xã an nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi – Thú y

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suấtvà lượng ăn vào
một số giống cỏ hòa thảo được trồng tại xã Nhơn Tân, thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định

Sinh viên thực hiện

: Vũ Thị Ly

Lớp

: Chăn nuôi Thú y 45

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Xuân Bả
Bộ môn

: Chăn nuôi chuyên khoa

NĂM 2015


Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi


còn nhận được nhiều sự giúp đỡ trong quá trình thực tập.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô khoa
Chăn nuôi Thú y – Trường Đại Học Nông Lâm Huế đã trang bị cho sinh viên
chúng tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin
chân thành bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Xuân Bả người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể anh chị em Trung tâm
nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền Trung; tôi xin chân thành cảm ơn ông
Jeff người đã tận tình hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật để tôi có thể tiến hành
làm thí nghiệm thuận lợi hơn; tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo,
cán bộ xã Nhơn Tân, huyện Phù cát, gia đình anh Hồ Sĩ Lượng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt đợt thực tập
cuối khóa cũng như quá trình hoàn thành bài khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và năng lực còn nhiều hạn
chế khóa luận khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự
góp ý của quý thầy cô, và các bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh
hơn.
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Vũ Thị Ly


DANH MỤC BẢNG BIỂU


MỤC LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PGS.TS

Phó Giáo Sư.Tiến Sĩ

GSNL

Gia súc nhai lại

TATX

Thức ăn thô xanh

TAX

Thức ăn xanh

TA

Thức ăn

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển triển nông thôn


UBND

Ủy ban Nhân dân

VCK

Vật chất khô

LMLM

Lở mồm long móng

CS

Cộng sự

NQ – CP

Nghị quyết – Chính phủ


Phần1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi trâu bò là một trong những ngành sản xuất có vai trò quan
trọngcho phép khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế
- xã hội. Ngành chăn nuôi trâu bò cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị cao;
đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất khác như
ngành trồng trọt và chế biến.
Ở nước ta hiện nay chăn nuôi các loại gia súc ăn cỏ vẫn chủ yếu tận dụng

các bãi tự nhiên, đất trống, đồi trọc, ven rừng, đê, ven sông các bờ kênh mương,
đồng ruộng sau vụ gặt … Sản lượng cỏ trồng thâm canh hiện chỉ mới đáp ứng
được gần 10% nhu cầu thức ăn thô xanh (TATX). Tình trạng thiếu TATX cho
chăn nuôi là một trong những nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng. Trong hoàn cảnh diện tích bãi chăn ngày càng
bị thu hẹp, việc trồng cỏ thâm canh là cách giải quyết tốt nhất để chủ động (thức
ăn xanh) TAX quanh năm cho gia súc (Cục chăn nuôi, 2010) [5].
Diện tích cỏ tự nhiên Việt Nam hiện nay chưa được đánh giá đầy đủ cũng
như khai thác hợp lý để phát triển chăn nuôi GSNL một cách hiệu quả. (Đào
Huyên, 2001) [40] cho biết nước ta có khoảng 5.026.400 ha đồng cỏ cỏ tự nhiên.
Tuy nhiên, nhiều nơi hoàn toàn không được sử dụng cho chăn thả gia súc do địa
hình khó khăn hoặc khu dân cư không chăn nuôi trâu bò. Vì vậy, việc trồng cỏ
rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện đất hạn hẹp như nước ta.
Để từng bước giải quyết khó khăn về thức ăn thô xanh, nhà nước đã chủ
trương chuyển đổi các diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cỏ, đồng thời
chỉ đạo việc nhập và nghiên cứu chọn lọc các giống cỏ phù hợp để đưa vào nhân
rộng trong các nông hộ và trang trại chăn nuôi. Đây là định hướng ưu tiên Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNN) trong chiến lược phát triển
chăn nuôi gia súc nhai lại từ nay đến 2020.
Kể từ năm 1960, chúng ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu về thích nghi,
năng suất và cách sử dụng cây thức ăn gia súc trên các vùng sinh thái khác nhau,
kết quả đã chỉ ra một số giống cỏ thích hợp để đưa vào sản xuất (Nguyễn Thị
Mùi và CS, 2010 [15]; Nguyễn Ngọc Hà và CS, 1995 [11].
Bình Định là tỉnh thuộc Duyên Hải Nam Trung Bộ, có địa hình phức tạp,
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn,…nền kinh tế phụ thuộc
1


chủ yếu vào trồng trọt chăn nuôi. Để khắc phục khó khăn và đáp ứng nhu cầu
của người chăn nuôi bò nơi đây, cần tập trung cải thiện chế độ dinh dưỡng cho

gia súc, thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có và phát triển cây
thức ăn (Nguyễn Xuân Bả và CS, 2010) [2].
Chính vì vậy, dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn – PGS.TS : Nguyễn
Xuân Bả và sựhỗ trợ nguồn kinh phí từ dự án ACIAR, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài : “Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất và lượng ăn vào một số giống
cỏ hòa thảo được trồng tại xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”.
1.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả chăn nuôi thông qua chọn các giống cỏ có năng suất,
chất lượng cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo nghiệm khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống cỏ hòa
thảo được trồng tại xã Nhơn Tân – thị xã An Nhơn – tỉnh Bình Định.
- Đánh giá lượng ăn vào của bò với ba giống cỏ VA06, TD58, Mulato II.

2


Phần 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.Tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu
2.1.1. Điều kiên tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã An Nhơn
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã An Nhơn
* Vị trí địa lý: Thị xã An Nhơn nằm về phía nam của tỉnh Bình Định, có toạ
độ địa lý 13042 đến 13049 vĩ độ bắc và 109000 đến 109011 kinh độ đông; phía
bắc giáp huyện Phù Cát; phía nam giáp huyện Vân Canh và Tuy Phước; phía tây
giáp các huyện Tây Sơn và Vân Canh; phía đông giáp huyện Tuy Phước.
* Đặc điểm khí hậu: An nhơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, được chia làm
hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió tây và
gió tây nam. Từ tháng 5 đến tháng 8 có gió nam khô, nóng. Mùa mưa từ tháng 9

đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Hằng năm, thường có mưa
nhiều vào tháng 10, tháng 11, chiếm 60% lượng mưa cả năm. Tổng số ngày mưa
trong năm là 130 ngày, độ ẩm tương đối trung bình 81%. Số giờ nắng trung bình
trong năm là 2500 giờ. Số giờ nắng trung bình ngày từ 6-8 giờ. Nhiệt độ trung
bình trong năm là 26,80C.
* Đặc điểm địa hình – thủy văn: Là thị xã đồng bằng có xu hướng nghiêng
từ tây sang đông với độ dốc không đáng kể, độ cao trung bình là 20m so với
mực nước biển. Mạng lưới thuỷ văn tự nhiên phân bố khá đều với mật độ cao.
Hệ thống hạ lưu sông Kôn chia thành hai nhánh Nam phái và Bắc phái, tiếp với
sông An Tượng chia thành năm nhánh phân bố đều trên địa bàn thị xã, cùng với
Hồ Núi Một và mạng lưới kênh mương nhân tạo đã tạo nên cảnh quan đa dạng,
thuận lợi cho quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.
2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thị xã An Nhơn
*Diện tích tự nhiên:
Tổng diện tích tựnhiên toàn thị xã

: 24.264,36 ha

Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp

: 11.241,55 ha

- Đất lâm nghiệp

: 3.833,49 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản

: 16,50 ha

3


- Đất nông nghiệp khác

: 267,15 ha

- Đất ở

: 866,18 ha

- Đất chuyên dùng

: 2.289,76 ha

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng

: 32,89 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

: 715,65 ha

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

: 1.198,76 ha

- Đất phi nông nghiệp khác

: 6,54 ha


- Đất chưa sửdụng

: 3.795,89 ha.

*Dân số - Lao động – Đơn vị hành chính:
- Dân số trên địa bàn thị xã năm 2013 là 178.817 người. Mật độdân sốtrung
bình 1.112 người/km2.
- Tổng dân số trong độ tuổi lao động 107.556 người, chiếm tỷ lệ 55,6%.
Trong đó, lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tếlà
103.691 người; lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 12.235 người,
chiếm tỷ lệ 11,8%. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tăng cả về số lượng và
chất lượng, số người có trình độ từ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học là 2.269
người, chiếm 2,3% trong tổng số lực lượng lao động; Thạc sĩ và đang học Thạc
sĩlà 60 người, chiếm 2,6% trong tổng số người có trình độ Cao đẳng, Đại học và
trên Đại học; sốcán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục và đào tạo có
trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 70,73%.
- Thị xã có 15 đơn vị hành chính; 108 thôn; 47546 hộ với 178817 nhân khẩu.
* Hệ thống giao thông:An Nhơn có hệ thống giao thông rất thuận lợi: có
đường quốc lộ 1A, quốc lộ 9 và đường sắt Bắc - Nam đi xuyên qua, tạo điều
kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài tỉnh.
*VềCơ cấu kinh tế: Thị xã An Nhơn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao,
năm 2008 đến 2010 tăng bình quân 14,71%; Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo
hướng tích cực: tỷ trọng giá trị nông – lâm nghiệp giảm từ 50,36% năm 2008
xuống 44% năm 2010; công nghiệp – xây dựng tăng từ 34,31% năm 2008 lên
38% năm 2010 và thương mại – dịch vụ tăng từ 15,33% năm 2008 lên 18% năm
2010. Thu nhập bình quân đầu người từ 9,4 triệu đồng năm 2008 lên 16 triệu
đồng năm 2010. Cơ cấu kinh tế của thị xã là công nghiệp – xây dựng: 53%, dịch
vụ - thương mại: 18%, nông – lâm nghiệp: 29%.
4



- Công nghiệp – xây dựng:có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất Công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 329,32 tỷ đồng, tăng 12,4% so với
năm 2009 gấp 1,5 lần so với năm 2005.
Trong những năm qua, thị xã đã xây dựng 6 cụm công nghiệp với tổng vốn
đầu tư 76.891 triệu đồng, quy mô diện tích trên 70,5 ha. Giá trị sản xuất công
nghiệp từ các cụm công nghiệp tạo ra khoảng 110 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 33,3% so
với toàn thị xã, giải quyết việc làm cho 3.713 lao động.
Hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn của thị xã được quan tâm đầu tư xây
dựng, trong 3 năm (2008 – 2010) đã có 195 dự án công trình hạ tầng kỹ thuật,
chỉnh trang đô thị và phát triển nông thôn được đầu tư xây dựng mới với tổng
vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
- Dịch vụ - du lịch - thương mại: Tăng trưởng bình quân trong 3 năm 2008
– 2010 trên 24 %/năm.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có bước tăng trưởng lớn về số lượng và chất
lượng. Năm 2010, toàn thị xã có 14.353 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, gấp
1,04 lần so với năm 2008.
* Giáo dục và đào tạo: Nhìn chung mạng lưới trường, lớp học đã được bố
trí đều khắp, thuận lợi cho việc đi lại học tập của học sinh và giáo viên. Đội ngũ
cán bộ, giáo viên các cấp học là 2.221 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn các cấp
chiếm tỷ lệ cao trên 97%.
*Y tế: 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế và trạm y tế có bác sĩ
(21 bác sĩ/15 trạm Y tế). Cơ sở vật chất phục vụ cho y tế từ huyện đến cơ sở
được tăng cường đầu tư.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Nhơn Tân
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Nhơn Tân
* Thời tiết, khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm


: 27°C

- Độ ẩm tương đối

: 80%

- Lượng mưa trung bình

: 2.450 mm

- Số giờ nắng trong ngày

: 2193 giờ

* Địa hình: Vùng dự án có độ cao dưới 100m so với mặt nước biển, độ dốc
< 10% thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi trồng trọt.
5


* Thổ nhưỡng: là vùng đất thịt nhẹ, pha cát thích hợp với thâm canh trồng
cỏ và trồng cây công nghiệp
* Thủy văn: Khu Nhơn Tân nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng của mưa bão
và lũ lụt. Cơn mưa cao nhất năm 1999 cũng không ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên,
vào mùa mưa đồng ruộng bị ngập úng nếu không chủ động dữ trữ thì đàn bò sẽ
thiếu thức ăn.
* Thủy lợi: Do nằm dưới hồ Núi Một có dung tích nước 110 m3 nên mạch
nước ngầm rất nông, thay đổi theo mùa vụ. Các thông số về pH, độ cứng đảm
bảo cho chăn nuôi và sinh hoạt.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Nhơn Tân
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 của UBND xã Nhơn Tân

những ghi nhận về điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương được thống kê như sau:
* Điều kiện kinh tế:Năm 2013 giá trị sản xuất ước tính đạt 86,4 tỷ đồng bằng
101,25% kế hoạch năm, tăng 11,91% so với năm 2012. Trong đó, nông lâm nghiêp
thủy sản đạt 102,6 % so với kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2012; công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp đạt 97,65% kế hoạch, tăng 11,11% so với năm 2012; thương
mại – dịch vụ đạt 101,05% kế hoạch năm, tăng 23,87% năm 2012. Về cơ cấu kinh
tế, tỷ trọng trong ngành nông nghiệp chiếm 54,63%, công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp chiếm 23,15%, thương mại – dịch vụ chiếm 22,22%.
* Điều kiện xã hội: Dân số toàn xã năm 2010 là 7.789 người; 100% là dân
tộc kinh. Số người trong đô tuổi lao động là 4.169 người, toàn xã có 05 thôn.
Kết quả điều tra năm 2013 trên toàn xã có 198 hộ nghèo với 536 nhân khẩu,
chiếm tỷ trọng 9,25%, giảm 1,87% so với năm 2012.
2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam và Tỉnh Bình Định
2.2.1.Phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
2.2.1.1. Lịch sử phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam [7]
Xét ở góc độ con giống, phương thức và mục đích chăn nuôi, thị trường sản
phẩm, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một nền chăn nuôi bò thịt đúng
nghĩa. Nghiên cứu lai tạo bò thịt ở nước ta có thể còn sớm hơn so với nghiên
cứu lai tạo bò sữu. Ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã có một bước tiến dài
hơn so với ngành chăn nuôi bò thịt.
Nghiên cứu lai tạo bò thịt ở Việt Nam bắt đầu cách đây hơn 80 năm. Mốc
đang ghi nhận nhất là vào những năm 20 của thế kỷ 20 giống bò Red Sindhi
6


được nhập vào nước ta từ Pakistan sau đó lai tạo nên giống bò lai Sind hiện nay
đã được nuôi phổ biến ở các tỉnh trong nước. Từ phía Nam các giống bò U lần
lượt du nhập vào nước ta. Con lai giữa bò Vàng với các giống bò U vượt trội
hơn so với bò Vàng về các tính trạng sản xuất.
Từ năm 1980, nước ta nhập từ Pakistan hàng trăm con bò Red Sindhi và

Sahiwal. Những con đực xuất sắc thuần chủng của giống này sinh ra ở Việt Nam
được chọn lọc để sản xuất tinh ở Mocada (Ba Vì). Đến cuối những năm 1980
đàn bò lai đã lên đến khoảng 10% tổng đàn. Từ năm 1994 – 1998 chương trình
Sind hóa (U hóa) đàn bò được tài trợ của Ngân hàng Thế giới đã nâng tỷ lệ bò
lai lên 25% tổng đàn.
Năm 1975, nước ta bắt đầu có những nghiên cứu lai tạo bò địa phương (bò
vàng và bò lai Zebu) với bò thịt chuyên dụng. Tinh của những giống bò thịt ôn
đới nổi tiếng như Charolais, Hereford, Limousin, Senta Gertrudis đã được sử
dụng phối cho đàn bò cái lai Sind.
Từ năm 1995 đến năm 2000, nhiều đơn vị nghiên cứu đã quan tâm lai tạo
bò thịt. Chương trình hợp tác với ACIAR – Úc (Viện chăn nuôi, 1997 - 2000) đã
nghiên cứu sử dụng tinh giống bò thịt nhiệt đới của Úc như Red Brahman,
Droughtmaster phối cho bò cái địa phương để tạo con lai F1.
Đầu năm 2007, trong Hội nghị tổng kết Bình Dương cho biết cả nước có
1620 trang trại bò thịt, chủ yếu là trang trại nhỏ. Quy mô tổng đàn dưới 100 con
chiếm 1269 trang trại, chỉ có 28 trang trại có quy mô tổng đàn từ 200 con trở lên
(Báo cáo của Cục Chăn nuôi tháng 3 - 2007). Tỷ lệ Bò vàng và bò Lai Sind
được nuôi trên 60%, chỉ có một tỷ lệ nhỏ giống thuần Brahman, Droughtmaster.
Nhìn chung, so với ngành chăn nuôi khác như chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa thì
chăn nuôi bò thịt đang ở trình độ thấp hơn đáng kể.
Để có một nền chăn nuôi bò thịt theo đúng nghĩa thì cần phải thay đổi toàn
diện từ con giống, phương thức nuôi dưỡng, tổ chức sản xuất hợp lý gắn với thị
trường tiêu thụ phù hợp.
Nhà nước với các chương trình Sind hóa bò Vàng, các dự án phát triển nông
thôn và phát tiển chăn nuôi bò trong những năm gần đây là dấu hiệu khởi đầu cần
thiết để phát triển ngành chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong tương lai.

7



2.2.1.2. Phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
 Số lượng và sản lượng
Bảng 2.1: Số lượng và sản lượng bò tại thời điểm 1/10/2013 và 1/10/2014
1/10/201
4

% năm
2014 so
với năm
2013

ĐVT

1/10/201
3

Tổng số bò

Con

5,156,727 5,234,298 77,571 101.50

Số con xuất chuồng

Con

1,510,624 1,537,714 27,091 101.79

Sản lượng thịt xuất chuồng


Tấn

285,442

292,901

Tăng

7,458

102.61

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015) [32]
Từ số liệu thống kê của bảng 2.1, cho thấy so với thời điểm 1/10/2013 thì
cùng thời điểm này năm 2014 số bò xuất chuồng tăng 77571 con, tăng 101,50 %
so cùng kỳ năm 2013. Sản lượng thịt xuất chuồng 1/10/2014 cũng tăng tỷ lệ
thuận cùng với số con xuất chuồng, tăng 101,79 % so với cùng kỳ năm 2013.
Bảng 2.2: Diễn biến sản lượng thịt bò giai đoạn 2006 – 2013
Năm
Sản lượng (tấn)

2007

2008

2009

2010

2011


2012

2013

206145 227196 278911 278169 287169 293969 285410
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2014) [31]

Từ bảng 2.2 cho thấy, sản lượng thịt bò trong giai đoạn 2006 – 2013 có
nhiều biến động. Từ giai đoạn 2006 – 2009, sản lượng thịt bò tăng mạnh đặc biệt
là giai đoạn 2008 – 2009 tăng 51715 tấn, giai đoạn 2007 – 2008 tăng 21051
tấn. Tuy nhiên, giai đoạn 2009 – 2010 sản lượng thịt bò lại giảm xuống 742 con.
Từ giai đoạn 2010 – 2012 sản lượng lại có xu hướng tăng trở lại từ 278169 tấn
năm 2010 lên 293969 tấn năm 2012; giai đoạn 2012 – 2013 sản lượng thịt bò lại
giảm xuống và giảm 8559 tấn năm 2013 so với năm 2012. Kết hợp với bảng 2.1,
thấy sản lượng thịt bò năm 2014 lại có xu hướng tăng lên.
Qua hai bảng số liệu thống kê trên, cho thấy ngành chăn nuôi của nước ta
nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng nhìn chung đang trên đà phát triển, tăng
về cả số lượng và sản lượng thịt xuất chuồng; tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất
ổn.Từ đó mở ra một định hướng mới cho ngành chăn nuôi nước ta là cần thúc
đẩy phát triển chăn nuôi bò thịt để nước ta trở thành một nước có một ngành
8


chăn nuôi bò thịt theo đúng nghĩa. Do vậy, cần có những nhận định đúng đắn về
hiện trạng chăn nuôi bò thịt để từ đó đưa ra chiến lược phát triển phù hợp cho
giai đoạn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội; đồng thời giải
quyết những vấn đề đang tồn tại khiến ngành chăn nuôi chưa phát triển xứng
tầm với tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước.
 Phân bố đàn


(Nguồn: Niên giám thống kê, 2014)[31]
Biểu đồ 2.1: Phân bố đàn bò trong cả nước năm 2013
Từ biểu đồ thống kê, cho thấy sự phân bố của đàn bò ở nước ta có sự chênh
lệch lớn giữa các tỉnh thành. Đàn bò tập trung nhiều nhất ở tỉnh như Nghệ An,
tiếp đến là các tỉnh như Gia lai, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa; đặc biệt rất
thấp ở một số tỉnh như Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang. Sở dĩ đàn
bò có sự phân bố không đồng đều là do ảnh hưởng chính của điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của từng vùng.
2.2.1.3. Phương thức chăn nuôi
* Phương thức chăn nuôi quảng canh:
Đây là phương thức chăn nuôi dựa hoàn toàn vào tự nhiên, gia súc được
chăn thả hoàn toàn trên đồng cỏ, không được bổ sung thức ăn tại chuồng, nguồn
thức ăn chính là cỏ mọc tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp, quy mô trung
9


bình 1 – 3 con/hộ.
Phương thức chăn nuôi này có ưu điểm phù hợp với giống bò địa phương
của nước ta, ít tốn công chăm sóc, chí phí đầu từ thấp, nhưng nhược điểm là đầu
ra thấp, khó áp dụng khoa học – kỹ thuật, không phù hợp với xu hướng cải tạo
đàn bò và nhu cầu phát trển xã hội.
* Phương thức chăn nuôi bán thâm canh:
Tại các vùng có truyền thống nuôi trâu bò thì đây không còn là phương
thức mới mẻ nữa mà đã được áp dụng từ lâu, như khu vực đồng bằng song
Hồng, Duyên hải miền Trung…Phương thức này phổ biến trong chăn nuôi nông
hộ, với quy mô đàn từ 3 – 5 con.
Phương thức này có nhiều ưu điểm, dễ áp dụng trong điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của nước ta. Với phương thức này, bò được thả ngoài bãi chăn,
sườn đồi, ven đê…và khoảng 50 – 60% khẩu phần sẽ được bổ sung tại chuồng,

bao gồm cắt cỏ, thức ăn tinh và các loại phụ phẩm nông nghiệp. Phương thức
này là cơ sở tốt để áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất ở mức độ nhất định.
Ưu điểm của phương thức này là tận dụng nguồn cỏ tự nhiên đồng thời
đảm bảo dinh dưỡng cho gia súc bằng cách bổ sung thức ăn tại chuồng, tiết kiệm
nhân công. Nuôi bò bán chăn thả có hạn chế là khó mở rộng quy mô và vẫn tốn
nhiều thời gian cho ăn, canh giữ.
* Phương thức chăn nuôi bò bán thâm canh:
Đây là phương thức chăn nuôi bò tiên tiến, kỹ thuật cao. Bò được nuôi nhốt
hoàn toàn ở chuồng, các loại thức ăn tinh, thô xanh được cung cấp tại chỗ. Hoặc
gia súc được chăn thả hoàn toàn trên các cánh đồngcỏ trồng theo hình thức luân
phiên, đảm bảo nguồn thức ăn tốt nhất (Vũ Kim Thoa và Khổng văn Đỉnh.
1999)[23]. Các cơ sở chăn nuôi theo phương thức này thường nuôi giống bò
chuyên thịt hoặc sữa, bò sinh sản hoặc vỗ béo, sử dụng khẩu phần ăn hoàn
chỉnh, có đồng cỏ luân phiên thâm canh và hệ thống chuồng trại hiện đại
(Davies, 1970) [34].
Ở nước ta, chăn nuôi bò thâm canh đã và đang phát triển. Theo báo cáo sơ
bộ của Tổng cục thống kê 2013, cả nước có 5156 nghìn con bò. Tại khu vực
miền Trung cũng có một số nông hộ áp dụng phương thức chăn nuôi thâm canh
để vỗ béo bò trong thời gian ngắn, đạt hiệu quả nhất định (Vũ Duy Giảng và CS,
2008) [13]; Viện chăn nuôi, 2008 [21]; Đinh Văn Cải, 2007 [8].
Ưu điểm của phương thức này là hiệu quả chăn nuôi cao, chất lượng đầu ra
10


đảm bảo, tiết kiệm thời gian và nhân công. Nó có nhược điểm là đòi hỏi chi phí
đầu tư lớn, trình độ quản lý cao và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật cao.
2.2.1.5. Những tồn tại và giải pháp trong chăn nuôi trâu bò ở Việt Nam
 Những tồn tại:
- Chăn nuôi trang trại hình thành và phát triển thiếu sự quy hoạch tổng thể và
lâu dài của các địa phương. Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch, kế

hoạchđể phát triển trang trại dẫn đến tình trạng các trang trại được xây dựng
manh mún, thiếu sự đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chưa hình thành liên vùng sản
xuất hàng hoá tập trung. Một số tỉnh bước đầu thực hiện quy hoạch nhưng còn
gặp nhiều khó khăn trong quá trình dồn điền đổi thửa và giải phóng mặt
bằng. Thời gian, thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư.
Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận trang trại theo Nghị quyết 03/NQ-CP ngày
02/02/2000 của Chính phủ trong quá trình triển khai còn gặp khó khăn; việc cấp
giấy chứng nhận trang trại cũng chỉ mang tính hình thức vì không có giá trị thế
chấp.
- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển chăn nuôi rất lớn, trong khi đó khả năng
tiếp cận nguồn vốn của người gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do tài sản thế
chấp của người chăn nuôi là đất đai. Giá trị đất đai ở những nơi đầu tư chăn nuôi
thường có giá trị thấp, những tài sản khác như thiết bị, con giống thường không
được ngân hàng chấp nhận nên khả năng vay bằng tài sản thế chấp bị hạn chế rất
nhiều. Thời gian vay vốn ngắn chưa phù hợp với chu kỳ chăn nuôi, gây khó
khăn cho người chăn nuôi khi định hướng phát triển lâu dài.
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất của hầu hết người chăn nuôi
còn hạn chế.
- Hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi mặc dù đã được hình thành nhưng
còn manh mún, chưa phát triển bền vững. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi được tiêu
thụ thông qua thương lái, cho nên nhiều cơ sở chăn nuôi gặp tình trạng ép giá gây
thua thiệt cho người chăn nuôi. Giá cả sản phẩm chăn nuôi còn biến động lớn.
- Do sự hình thành và phát triển chăn nuôi thâm canh thiếu quy hoạch
khiến một số vùng bị ô nhiễm môi trường. Một số cơ sở chăn nuôi chưa đầu tư
thoả đáng cho hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng mà thải trực
tiếp ra ao, hồ, đồng ruộng, gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh. Một số cơ
sỏ chăn nuôi mặc dù có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng do chưa bảo đảm
đúng quy trình nên hiệu quả xử lý chất thải chưa triệt để.
11



- Một số dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, LMLM … chưa được kiểm soát,
làm giảm hiệu quả sản xuất và tính bền vững của ngành chăn nuôi GSNL.
- Hệ thống tổ chức quản lý ngành chăn nuôi, thú y và kiểm soát chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm thịt, sữa còn thiếu và chưa đáp ứng được với yêu cầu
quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
-Thiếu đồng cỏ và TATX, chất lượng thức ăn còn thấp, chưa đảm bảo được
nhu cầu cả về số lượng và chất lượng cho đàn trâu bò trong nước.
 Một số giải pháp:
- Chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi:
Phát triển chăn nuôi bò thịt bán thâm canh: Chủ yếu tiến hành ở các tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên nơi có tiềm năng về đất đai, bãi chăn tự nhiên, kết
hợp với trồng cỏ thâm canh và bổ sung thức ăn tinh tại chuồng ; đồng thời tận
dụng tốt các nguồn phụ phẩm nông nghiệp và tiến hành vỗ béo bò trước khi xuất
chuồng.
Phát triển bò thịt bán thâm canh: Chủ yếu ở những khu vực đất đai không
ưu đãi tuy nhiên có trình độ chăn nuôi cao, con giống tốt và nhất thiết phải có
đất trồng cỏ và nguồn phụ phẩm dồi dào. Với hình thức này thì bò nuôi nhốt
hoàn toàn.
- Giải pháp về con giống: Giống là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chăn
nuôi trâu bò. Cần song song giải quyết ba vấn đề đó là đẩy mạnh chương trình
cải tạo đàn bò địa phương; lai tạo giống bò thịt chất lượng cao của Việt nam có
tỷ lệ máu ngoại từ 75% trở lên; chọn lọc nhân thuần các giống cao sản phù hợp
với điều kiện khí hậu từng vùng.
- Giải pháp thức ăn: Phát huy tối đa tiềm năng con giống thông qua cân đối
về dinh dưỡng và thức ăn; chủ động TAX bằng cách trồng cỏ thâm canh có năng
suất cao, kết hợp cả cỏ hòa thảo và cỏ bộ đậu; tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm,
chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng; xây dựng các khẩu phần thức ăn tinh theo
giai đoạn sinh trưởng và vỗ béo.

- Chính sách – hỗ trợ : Đẩy mạnh các chương trình khuyến nông nhằm đưa
các tiến bộ kỹ thuật đến với người dân. Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò thịt
và vỗ béo bò trước khi xuất chuồng .
- Vệ sinh – phòng dịch: Tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch và nâng cao
ý thức của người chăn nuôi trong vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng cho gia súc.
12


- Về chính sách của nhà nước: Nên tạo điều kiện hơn nữa cho ngành chăn
nuôi bò thịt phát triển.
2.2.1.4. Định hướng phát triển chăn nuôi trâu bò ở Việt Nam
Trước xu hướng tiêu dùng thịt bò trong nước ngày một cao, nhưng sản
lượng thịt bò mới chiếm hơn 5.2% tổng sản lượng thịt hơi, trong khi đó tại các
nước trên thế giới từ 25 – 30%. Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định phê duyệt
chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đưa ra quan điểm, định hướng và
mục tiêu phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng. Trong đó
xác định chuyển hướng chăn nuôi bò truyền thống sang bán thâm canh và thâm
canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao (Thủ tướng chính phủ, 2008) [24].
Tại hội nghị triển khai chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Bộ
NN và PTNT đã xác định tỷ trọng của ngành chăn nuôi chiếm trên 42% vào năm
2020, như vậy ngành chăn nuôi phải tăng trọng hàng năm đạt bình quân từ 5% 7%. Phấn đấu từ nay đến năm 2020, đàn bò thịt tăng 4%, đạt 12,46 triệu con với
tỷ lệ bò lai trên 50%, sản lượng thịt bò đạt 424,9 ngàn tấn/năm.
Chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ thâm canh và
các loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các giống năng suất cao, giàu
đạm (Đinh Văn Cải, 2007) [7]. Định hướng trong thời gian tới phải chọn lọc
nhiều giống cỏ có chất lượng cao đưa vào sản xuất đại trà để người dân có thể
lựa chọn giống cỏ phù hợp với điều kiện của mình.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi và định hướng phát triển chăn nuôi bò tỉnh
Bình Định
 Hiện trạng :

Đàn bò tỉnh Bình Định hiện có 246723 con; trong đó, bò lai 175086
con,tăng 4,5% so với năm 2012, tăng 19,7% so với năm 2007 (Tổng cục thống
kê, 2013) [30].
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ với tổng diện tích
tự nhiên 605058 ha, trong đó đất nông nghiệp 442939 ha, đất trồng cỏ dùng vào
chăn nuôi 37 ha; thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò.
Đối với ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định, chăn nuôi là ngành sản xuất có
vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh (năm 2012 chiếm
49,5%). Trong ngành chăn nuôi của tỉnh, chăn nuôi bò chiếm vị trí số 2 chỉ sau
chăn nuôi lợn.. Huyện có tỷ lệ đàn bò lai cao nhất là: Vĩnh Thạnh 87,2%, tiếp
đến là huyện Tây Sơn 85,0%, thị xã An Nhơn 79,0%, Hoài Nhơn 77,1%, Phù
13


Mỹ 76,7%. Đó là kết quả đáng khích lệ của chương trình cải tạo đàn bò cỏ
“Sind hóa” và “Zebu hóa”.
Đàn bò lai Zebu của tỉnh chủ yếu là lai Brahman và lai Sind được tạo ra do
thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò Zebu và sử dụng bò đực lai Zebu (từ 75% máu bò
Zebu trở lên) phối giống trực tiếp có khả năng tăng trọng nhanh, thích nghi tốt
với điều kiên khí hậu và hình thức chăn nuôi bán chăn thả của tỉnh. Đàn bò Zebu
là nguyên liệu quý để chọn lọc và tiếp tục lai tạo bò thịt chất lượng cao. Đây
cũng là nền tảng để phát triển chăn nuôi bò thịt vỗ béo tại Bình Định.
Bảng 2.3: Đàn bò tỉnh Bình Định qua các năm
(Đơn vị tính: Con)
Chỉ tiêu
Tổng đàn

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

335618 307477 288372 276848 251811 246253 246723

Trong đó: Bò lai 172283 169112 173023 179951 156196 163708 175086
Tỷ lệ bò lai (%)

51,5

55,0

60,0

65,0

62,0

66,5

71,0


Tốc độ pháttriển
tổng đàn (Năm 100,0
trước = 100)(%)

91,6

93,8

96,0

91,0

97,8

100,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) [30]
Tổng đàn bò Bình Định có đến 01/10/2013 là 246723 con, tăng 0,2% so với
thời điểm 01/10/2012 là năm đàn bò có sự tăng nhẹ sau 6 năm giảm liên tục
(2007-2012); tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2008 - 2013 là 5%/năm. Trong đó
bò lai 175086 con, chiếm 71%, tăng 4,5% so với cùng kỳ, tăng 19,7% so với
năm 2007.
Giai đọan 2001- 2005 đàn bò tăng liên tục, tốc độ tăng bình quân hàng năm
là 3,9%/năm; song giai đoạn 2006 – 2013 đàn bò có xu hướng giảm dần, năm
2013 (246723 con). Đàn bò có số lượng lớn nhất vào năm 2006 (34028 con) và
giảm dần từ năm 2007. Tốc độ giảm đàn bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là
0,89%/năm. Nguyên nhân đàn bò giảm do diện tích trồng rừng tăng nhanh nên
bãi chăn thả này càng bị thu hẹp, dịch LMLM, mặt khác sự phát triển các khu,
cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh đã thu hút một lượng lớn lao động trẻ, do
thiếu lao động chăn dắt nên người chăn nuôi không tăng quy mô đàn.


14


 Định hướng phát triển:
Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt tỉnh Bình Định giai đoạn 20142020 là tận dụng tối đa các tiềm năng, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên,
huy động tối đa các nguồn lực, đưa chăn nuôi bò thịt thành vật nuôi sản xuất
hàng hóa trong ngành chăn nuôi của tỉnh nhà, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao về số lượng và chất lượng cho tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất
khẩu. Muốn làm được điều đó, cần phải tổ chức chăn nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải
thiện điều kiện an sinh xã hội, hình thành các vùng chăn nuôi bò trang trại, gia
trại với quy mô hợp lý. Khuyến khích phát triển chăn nuôi bò theo hướng trang
trại công nghiệp với quy mô sản xuất hàng hóa đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện
cho hộ chăn nuôi bò chuyển dần phương thức chăn nuôi tự túc sang chăn
nuôisản xuất hàng hóa. Cùng với việc xây dựng thương hiệu và bảo hộ nhãn
hiệu bò thịt Bình Định góp phần quan trọng nâng cao giá trị cạnh tranh bò Bình
Định và tạo thế ổn định bền vững cho chăn nuôi tỉnh nhà, có tác động trực tiếp
đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, góp phần giải quyết việc
làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân ở tỉnh nhà.
2.3.Nguồn thức ăn xơ thô cho gia súc nhai lại
2.3.1.Thức ăn thô xanh
Đây là nguồn thức ăn rất phong phú ở nước ta, bao gồm thân lá của một số
cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên trên cạn hoặc dưới nước và là nguồn cung cấp
thức ăn quan trọng cho gia súc ở nước ta. Loại thức ăn này chứa hầu hết các chất
dinh dưỡng mà vật nuôi cần như protein, vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng
thiết yếu, các chất có hoạt tính sinh học cao đồng thời có tỷ lệ tiêu hóa cao, thay
đổi tùy theo giống, giai đoạn thu hoạch, điều kiện thời tiết, dinh dưỡng.
Đây cũng là loại thức ăn chiếm phần lớn trong cơ cấu khẩu phần GSNL hiện
nay ỏ nước ta, gồm: cây cỏ tự nhiên và cỏ trồng. Nhóm cây hòa thảo như cỏ ở bãi

chăn, cỏ trồng, thân lá cây ngô; nhóm cây họ đậu như cỏ stylo, keo dậu; một số
loại khác như rau lấp, bèo, thân chuối, rau muống, rau khoai…. Đây là nguồn
cung cấp thức ăn rẻ tiền mà lại đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng cho GSNL. Tuy
nhiên, để đảm bảo việc phát triển nguồn TAX này đòi hỏi nhiều yếu tố:
- Có giống cây TAX thích hợp với điều kiện sinh thái
- Đáp ứng tốt về mặt diện tích để lượng cây cỏ trồng lên cung cấp đủ cho
đàn gia súc
15


- Có đủ trình độ quản lý, chăm sóc nguồn giống, giúp duy trì được lâu và
năng suất ổn định
- Đảm bảo thời gian thu cắt nhằm tận dụng tối đa khả năng thu nhận của
gia súc và hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong cây thức ăn (Moran, 2005)
[36].
2.3.2. Các nguồn phụ phẩm
Bên cạnh việc khai thác cỏ tự nhiên, cỏ trồng làm TAX, việc sử dụng và
nâng cao giá trị dinh dưỡng các loại phụ phẩm cũng được quan tâm. Ngoài
những giờ chăn thả thức ăn được bổ sung chính vẫn là phụ phẩm nông nghiệp.
Hàng năm nước ta có khoảng gần 40 triệu tấn rơm rạ, 3 triệu tấn ngọn lá mía,
0.5 triệu tấn dây lá bạc, 0.6 triệu tấn thân ngô, 0.2 triệu tấn thân lá rau khoai
lang. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng phụ phẩm làm thức ăn cho chăn nuôi mới chỉ đạt
khoảng 18% (Vũ Duy Giảng và CS., 2008)[13]. Nguyên nhân chính là do hầu
hết các phụ phẩm này đều mang tính thời vụ, dễ ứ động trong một thời gian
ngắn, trong khi các phương pháp bảo quản, chế biến dự trữ thì lại chưa phổ biến
rộng rãi, do đó chúng thường bị bỏ phí làm phân hữu cơ ngay trên đồng ruộng
( Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)[28].
Bên cạnh phụ phẩm từ trồng trọt, chúng ta còn có một nguồn phụ phẩm từ
công nghiệp chế biến khá lớn như bã bia, rỉ mật, cám gạo, bã sắn, khô dầu.Đây
là nguồn phụ phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng khả năng bảo quản

kém hơn so với phụ phẩm trồng trọt. Bã bia, bã đậu nành, rỉ mật là những loại
phụ phẩm có hàm lượng đường, protein cao, tại những vùng có cơ sở chế biến,
chúng nên được sử dụng như nguồn cung cấp năng lượng và protein cho GSNL,
kết hợp với khẩu phần nhiều TATX để kích thích tiêu hóa chất xơ. Đối với cám
gạo, bã sắn, bã dứa… thì lại chứa nhiều chất xơ, do đó việc bổ sung cần tính
toán cụ thể và có mức cho ăn trong khẩu phần hạn chế, tránh tác dụng ngược
làm giảm hiệu suất ăn vào của gia súc (Bùi Hữu Đoàn và CS, 2009 [25];
Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006) [28].
2.4. Chiến lược giải quyết nguồn thức ăn xơ thô cho trâu bò
Giải quyết nguồn thức ăn xơ thô có tốt hay không là bước quyết định sự
thành công hay thất bại của chăn nuôi trâu bò. Trong báo cáo tổng kết năm 2010
và phương hướng sản xuất năm tiếp theo, Bộ NN và PTNT đã chú trọng việc mở
rộng diện tích trồng cây thức ăn, tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm và cải tiến
phương pháp bảo quản, chế biến nguồn thức ăn xơ thô nhằm phục vụ tốt nhất
mục tiêu phát triển chăn nuôi GSNL.
16


Xác định việc nâng cao nguồn thức ăn xơ thô là một phần quan trọng trong
chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Bộ NN và PTNT đã đặt ra những
mục tiêu chính: (i) cải tiến số lượng và chất lượng tức ăn, (ii) mở rộng khu vực
sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chế biến thức ăn, (iii) sử dụng hợp lý
nguồn thức ăn chăn nuôi nhằm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đồng
thời, bộ đã đề ra giải pháp chiến lược tập trung vào các vấn đề như: khuyến
khích trồng cỏ, các cây TATX khác làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ trên cơ sở mở
rộng diện tích, sử dụng giống mới năng suất cao và mở rộng các đồng cỏ hỗn
hợp với các giống hòa thảo và họ đậu.
Do hầu hết các cây TAX chỉ phát triển mạnh vào mùa mưa, mát mẻ, còn
mùa khô cho năng suất rất thấp. Vì vậy, cần phổ biến các giống cỏ có năng suất
cao, chất lượng tốt, và phù hợp với từng vùng sinh thái. Đặc biệt cần chọn lọc

các giống cỏ có khả năng chịu hạn, chịu rét để trồng vào mùa khô tại miền trung
và mùa đông tại vùng núi phía Bắc.
Nhà nước tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị nghiên cứu
về giống cỏ, lai tạo chọn lọc các giống có năng suất, chất lượng cao.
Tiếp tục cải tiến và phổ biến kỹ thuật sử dụng có hiệu quả phụ phẩm công
nông nghiệp như rơm, rạ, cây ngô, lạc, bã mía.bã sắn….Hướng dẫn chế biến,
bảo quản TATX trong mùa giáp hạt, mùa khô và mùa mưa. Tránh tình trạng
người dân đốt rơm rạ hoặc bỏ lại trên đồng ruộng trong khi gia súc thiếu dinh
dưỡng (Trần Thị Hoan và CS, 2007 [15]; Từ Quang Hiển, 2002) [16].
2.5. Tình hình nghiên cứuvà phát triển cây thức ăn gia súc
2.5.1. Tình hình trồng cỏ và một số kết quả nghiên cứu phát triển cây thức ăn
ở nước ta
Từ khi bắt đầu có chủ trương phát triển chăn nuôi GSNL từ thập niên 60
của thế kỷ trước, chúng ta đã đầu tư chọn tạo và phát triển các đồng cỏ trồng.
Năm 1960, chúng ta chỉ có 96 ha cỏ trồng ở miền Bắc, 2 năm sau đã tăng lên
687ha (Thái Đình Dũng và Đặng Đình Liệu, 1979) [11].
Trong chiến lược chọn lọc giống cỏ (Lục văn Ngôn, 1970) [20] đã nghiên
cứu so sánh năng suất và khả năng sống qua đông của một số giống cỏ trồng
nhập nội trên đất đồi Thái Nguyên cho thấy cỏ voi, Panicum maximum có năng
suất cao và có khả năng phát triển trong mùa đông.
Đoàn Ân và Võ Văn Trị (1976) [1] qua thử nghiệm trồng và thu cắt các
giống cỏ như Pangola, Stylo...đã cho biết nếu chỉ cắt 3 – 4 lứa/năm thì năng suất
đạt 50 – 60 tấn chất xanh/năm trong khi cây cỏ qua 3 – 4 năm vẫn phát triển tốt.
17


Nguyễn Ngọc Hà và CS (1995) [14] cho biết năng suất chất khô của cỏ voi
địa phương (King grass) đạt 28,05 tấn/ha/năm, cỏ sả TD 58 đạt 17,8 tấn/ha/năm.
Dương Quốc Dũng và CS (1999) [13] đã nghiên cứu nhân giống hữu tính
cỏ Ruzi và phát triển chúng vào sản xuất tại một số tỉnh phía Bắc và miền trung

cho kết quả tốt, phù hợp với chăn thả và chịu được khí hậu vào mùa khô.
Theo Trương Tấn Khanh (1999) [18], giống cỏ ruzi, cỏ sả lá lớn, cỏ
Paspalum attratum được trồng trên vùng đất Mdrac cho năng suất chất
xanh/ha/năm theo thứ tự là 62,68; 67,95 và 55,43 tấn.
Nguyễn Thu Hồng và CS (2006) [17] đã tiến hành thí nghiệm trồng cỏ tại
vùng khô cạn tỉnh Ninh Thuận. Các tác giả cho biết các hòa thảo như cỏ Voi, cỏ
Sả, cỏ Ruzi và Paspalum atratum đều có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong
điều kiện khô nóng tại Ninh Thuận. Trong điều kiện tưới nước đầy đủ, bón
phân, năng suất có thể đạt 100 – 150 tấn/ha/năm.
Năm 2007, cục Chăn nuôi cho biết nước ta có 19 giống cỏ khác nhau được
trồng phổ biến. Năng suất một số giống cỏ như cỏ Voi 150 – 350 tấn/ha/năm; cỏ
Ghinê 80 – 100; cỏ Ruzi 60 – 90 tấn/ha/năm. Tuy nhiên ở các vùng khác nhau
năng suất biến đổi nhiều (Cục chăn nuôi 2007) [4].
Khi khảo nghiệm năng suất các giống cỏ tại Quảng Trị năng suất chất xanh
của cỏ một số giống cỏ: VA 06 từ 176 – 330 tấn/ha/năm, cỏ Ruzi từ 142 – 184
tấn/ha/năm, cỏ Sả lá lớn TD 58 từ 61 – 81 tấn/ha/năm, cỏ Paspalum atratum từ
63 – 95 tấn/ha/năm (Nguyễn Xuân Bả và CS, 2009)[2].
Nguyễn Xuân Bả và CS (2010) [2] nhằm đánh giá năng suất chất xanhvà
thành phần hóa học một số giống cỏ trồng ở vùng cát Duyên hải Nam Trung bộ
cho biết ở Bình Định năng suất chất xanh của 4 giống cỏ Mulato 2, VA 06, TD
58, Paspalum là 25,5 - 39,9 tấn/ha/năm .
Nguyễn Văn Quang và CS (2010) [34] khảo nghiệm các giống cỏ tại hai
vùng của tỉnh Lai Châu cho biết năng suất chất khô của các giống cỏ: Mulato II
từ 22,83 – 25,18 tấn/ha/năm; cỏ TD 58 từ 21,5 – 24,39 tấn/ha/năm; cỏ Paspalum
từ 17,3 – 19,37 tấn/ha/năm; cỏ VA 06 từ 29,4 – 32,99 tấn/ha/năm.
Nguyễn Thị Mùi và CS (2011) [19] khảo sát tiềm năng năng suất chất
khô/năm của các giống cỏ tại đồng bằng Bắc bộ, vùng núi phía Bắc, Duyên hải
miền Trung và Đông Nam Bộ cho biết cỏ VA06 cho năng suất từ 41,56 đến
49,43 tấn, cỏ TD58 từ 24,82 đến 37,32 tấn; cỏ Paspalum từ 35,42 đến 42,71 tấn,
cỏ Mulato từ 30,75 đến 49,28 tấn và cỏ Stylo CIAT 184 cho năng suất từ 9,83

18


đến 16,56 tấn, năng suất protein của cỏ Mulato từ 2,98 đến 5,57tấn và cỏ stylo
CIAT 184 đạt từ 1,96 đến 2,53 tấn/ha/năm.
Mặc dù diện tích cỏ trồng thâm canh đã tăng rất mạnh với tốc độ tăng bình
quân 48% năm, từ chỗ chỉ có 4,68 nghìn ha vào năm 2001 đến nay cả nước có
khoảng 200 nghìn ha đồng cỏ trồng thâm canh. Tuy nhiên sản lượng này chỉ đáp
ứng được gần 10% nhu cầu TATX của các loại gia súc ăn cỏ (Cục chăn nuôi,
2010)[6].
2.5.2. Định hướng phát triểntrồng cỏ và giải quyết thức ăn xơ thô cho chăn
nuôi trâu bò ở nước ta
Để ngành chăn nuôi GSNL phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả Nhà nước ta
cần có định hướng phát triển cây thức ăn gia súc, để đáp ứng nhu cầu về số
lượng và chất lượng thức ăn cho GSNL, đặc biệt là trâu bò.
 Tăng diện tích đất trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi
Chủ trương phát triển sản xuất TATX là chủ trương mới và rất quan trọng
của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay. Đối với những vùng phát triển
mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, cỏ phải được coi là cây trồng chính và trồng cỏ
phải được coi là hướng chuyển dịch tới thâm canh. Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn đã đề ra mục tiêu đưa diện tích trồng cỏ lên 290 000 ha vào năm
2010 và 500 000 ha vào năm 2020. Bộ cũng yêu cầu các địa phương xây dựng
quy hoạch phát triển đồng cỏ, đồng thời có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nông
dân phát triển trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp cũng
đang xây dựng chính sách khuyến khích chuyển đổi từ 2 – 5% tổng diện tích đất
sản xuất nông nghiệp sang trồng cỏ(Cục chăn nuôi, 2008)[5].
Song song, thì ngành chăn nuôi sẽ tăng cường công tác nghiên cứu, chọn
tạo và phát triển giống cỏ mới năng suất cao chất lượng tốt trong nước. Nhập
thêm một số giống cỏ có năng suất cao, đặc biệt là giống cỏ họ đậu. Chọn tạo,
phục tráng tập đoàn cây thức ăn họ đậu có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với các

vùng sinh thái.
 Sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp
Theo Chủ tịch hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cả nước có gần 4 triệu
ha canh tác lúa, mỗi năm cho phụ phế phẩm 40 triệu tấn rơm rạ, gần 12 triệu tấn
thân cây lạc tươi, nhưng phần lớn khối lượng này được bỏ lại ngoài đồng làm
phân bón, một phần được dùng làm chất đốt, quá lãng phí. Do vậy, Chính phủ
cần phải xây dựng một chương trình kinh tế xã hội về sử dụng phụ phế phẩm
19


trong nông nghiệp, ngăn cấm người dân đốt rơm rạ, và phải thúc thẩy chế biến
bảo quản rơm rạ thành thức ăn cho đại gia súc. Hoàn thiện công nghệ thu gom,
phơi sấy khô, đóng bánh, bảo quản để nâng cao giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm
nông nghiệp sau thu hoạch như thân cây ngô già, rơm,…theo phương pháp công
nghiệp và dự trữ bảo quản sau chế biến (Cục chăn nuôi, 2010)[6].
2.6. Giới thiệu về các giống cỏ khảo sát
2.6.1. Cỏ VA 06
Cỏ VA06 là tên viết tắt của cỏ Vaisme số 6 là dòng lai giữa giống cỏ voi và
cỏ đuôi sói của Châu Mỹ và được đánh giá là “Vua của các loài cỏ.
 Nguồn gốc và phân bố
Có nguồn gốc từ Nam Phi, phân bố rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam đây
là giống cỏ có tiềm năng lớn và được ưu tiên trồng nhiều ở các vùng trong cả
nước bởi cho năng suất cao trong điều kiện thâm canh.
 Đặc điểm sinh vật học
Cỏ VA-06 là cỏ hòa thảo, có hình dạng dạng như cây trúc, thân thảo, cao
lớn, dạng bụi. Cây mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm
và có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều nước, vị ngọt, hệ số tiêu hóa cao, là thức
ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ.
• Đặc điểm sinh thái học
Cỏ VA 06 có tốc độ tăng trưởng nhanh, tái sinh mạnh, quanh năm. Cây có

thể cao tới 6m, đường kính thân 2 – 4cm, thân có long đốt như cây mía, nhiều lá
và còn giứ được lá xanh khi cây đã cao, đẻ nhánh khỏe, một cây có thể cho từ 35
– 60 nhánh. Bộ rễ phát triển khỏe, có thể dài tới 3 -5 m, chịu hạn tốt. Tỷ lệ
lá/toàn thân biến động rất lớn. Tái sinh sau 30 ngày.
Cỏ VA 06 phát triển mạnh ở những vùng đất tốt và đủ ẩm. Không thích
hợp với chân ruộng chua, phèn, mặn và đất nghèo dinh dưỡng. Không chịu được
bóng râm. Thích hợp cho việc thu cắt cho ăn tươi hay ủ ướp. Tuy nhiên, nếu
không thu cắt kịp, thân hóa gỗ cứng, giảm độ ngon miệng và tỉ lệ lơi dụng thấp (
Lê Đức Ngoan và CS, 2006) [22].
Yêu cầu số ngày nắng trong một năm trên 100 ngày, độ cao so với mực
nước biển dưới 1.500 m, nhiệt độ bình quân trên 15 0C, lượng mưa/năm trên 800
mm, số ngày không sương muối/năm 300 ngày.
Do phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt, nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất
cao; ngay trên vùng đất thấp, ẩm ướt và rét, tỷ lệ sống vẫn trên 98%.
20


×