Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và của một số giống dưa chuột lai f1 trồng tại gia lộc hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 108 trang )

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------


NGUYỄN THỊ LAN


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG
DƯA CHUỘT LAI F1 TRỒNG TẠI GIA LỘC, HẢI DƯƠNG
VỤ ĐÔNG 2007 VÀ XUÂN HÈ 2008



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG



HÀ NỘI, 2008
i
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Lan















ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Trần Thị Minh Hằng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp

đỡ với tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi
hoàn thành luận án này.
TS. Đào Xuân Thảng và bộ môn Rau Viện CLT - CTP đã giúp đỡ và
chỉ bảo tôi trong suất quá trình làm đề tài tại viện.
Tập thể Thầy, Cô giáo khoa Nông Học, đặc biệt các Thầy, Cô giáo
trong Bộ môn Rau – Quả của trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội đã trực
tiếp giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và
người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành đề tài.

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2008
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Lan


iii
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 3
1.2.1. Mục đích 3
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa chuột 4

2.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột 5
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của cây
dưa chuột 6
2.3.1. Nhiệt độ 6
2.3.2. Ánh sáng 8
2.3.3. Nước 9
2.3.4. Quan hệ với điều kiện dinh dưỡng khoáng 10
2.4. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trong và ngoài nước 12
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới 12
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột ở trong nước 19
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Vật liệu và địa điểm bố trí thí nghiệm 25
3.1.1. Vật liệu 25
3.1.2. Địa điểm bố trí thí nghiệm 25
3.1.3. Thời gian nghiên cứu 25
3.2. Nội dung nghiên cứu 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu 25
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 25
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 27
iv
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 30
3.3.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột 30
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
4.1. Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột ở vụ đông 2007 và xuân hè
2008 32
4.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống dưa chuột ở vụ đông
2007 và xuân hè 2008 32
4.1.2. Động thái ra lá của các giống 37
4.1.3. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống 42
4.2. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống dưa chuột 45

4.3. Đặc trưng hình thái thân, lá của các giống dưa chuột 51
4.3.1. Lá dưa chuột 51
4.3.2. Thân cây dưa chuột 53
4.4. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các giống dưa chụôt 53
4.5. Tình hình sâu bệnh trên các giống dưa chuột 57
4.5.1. Về sâu hại 57
4.5.2. Về bệnh hại 57
4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa chuột
trồng ở vụ đông 2007 và xuân hè 2008 60
4.6.1. Số quả trên cây 60
4.6.2. Khối lượng trung bình quả 61
4.6.3. Năng suất cá thể của các giống dưa chuột 61
4.6.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thương phẩm 61
4.7. Chất lượng quả dưa chuột 64
4.7.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc quả dưa chuột 64
4.7.2. Chất lượng hoá sinh và cảm quan của các giống dưa chuột 67
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
5.1. Kết luận 70
5.2. Đề nghị 71

v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AVRDC Asian Vegetable Development Center
(Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu á)
Viên CLT- CTP :
ViÖn c©y L−¬ng thùc – C©y thùc PhÈm
FAO Food and Agriculture Orangition
(Tổ chức nông lương của Liên Hợp Quốc)
CS Cộng sự

TGST Thời gian sinh trưởng
NSTP Năng suất thương phẩm
BVTV Bảo vệ thực vật





vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa chuột ở vụ
đông 2007
34
4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa chuột ở vụ
xuân hè 2008
35
4.3. Động thái ra lá của các giống dưa chuột ở vụ đông 2007 39
4.4. Động thái ra lá của các giống dưa chuột ở vụ xuân hè 2008 40
4.5. Đặc điểm sinh trưởng của các giống dưa chuột ở vụ đông 2007 43
4.6. Đặc điểm sinh trưởng của các giống dưa chuột ở vụ xuân hè 2008 43
4.7. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống dưa chuột ở
vụ đông 2007
48
4.8. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống dưa chuột ở
vụ xuân hè 2008
49
4.9. Đặc điểm hình thái thân, lá của các giống dưa chuột 52
4.10. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các giống dưa chuột ở vụ đông 2007 55

4.11. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các giống dưa chuột ở vụ xuân hè
2008
55
4.12. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa chuột ở vụ đông 2007 58
4.13. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa chuột ở vụ xuân hè2008 59
4.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa
chuột ở vụ đông 2007
62
4.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa
chuột ở vụ xuân hè 2008
63
4.16. Đặc điểm hình thái, cấu trúc quả của các giống dưa chuột vụ đông
2007
65
4.17. Đặc điểm hình thái, cấu trúc quả của các giống dưa chuột vụ xuân
hè 2008
66
4.18. Một số chi tiêu sinh hoá của các giống dưa chuột trong vụ xuân hè 2008 69
vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT Tên hình Trang

4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa
chuột trong vụ đông 2007
36
4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa
chuột ở vụ xuân hè 2008
36
4.3. Động thái ra lá của các giống dưa chuột ở vụ đông 2007 41
4.4. Động thái ra lá của các giống dưa chuột ở vụ xuân hè 2008 41




DANH MỤC BIỂU ĐỒ
4.1 TỶ LỆ ĐẬU QUẢ CỦA CÁC GIỐNG DƯA CHUỘT 56
4.2 Số hoa cái trên cây của các giống dưa chuột 56
4.3 Năng suất cá thể của các giống dưa chuột 62


DANH MỤC ẢNH
1 Một số giai đoạn sinh trưởng của dưa chuột thí nghiệm 50
4.2 Đặc điểm quả của các giống dưa chuột trong thí nghiệm 69



1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu được trong cơ cấu bữa ăn hàng
ngày của con người trên khắp hành tinh. Đặc biệt khi lương thực và các thức
ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về sồ lượng và chất lượng rau lại
càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo
dài tuổi thọ, rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng như: protein,
lipit, muối , axit hữu cơ, chất thơm và đặc biệt rau có ưu thế hơn cây trồng
khác về vitamin: A, B1, B2, C, E... và các chất khoáng Ca, Fe…thông qua
bữa ăn hàng ngày của mỗi người. Đó là những chất cần thiết cho sự tồn tại
và phát triển của cơ thể [15].
Trong quyết định 6182/1999/QĐ/TTG của thủ tướng chính phủ phê
duyệt “ Đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010” đã xác
định mục tiêu phấn đấu đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người 85 kg rau/năm,

kim ngạch xuất khẩu đạt mức tiêu thụ 960 triệu USD [4]. Dưa chuột là một
trong số những cây được ưu tiên phát triển ở nhiều địa phương. Dưa chuột là
loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn trồng được nhiều vụ trong năm,
đồng thời lại có tiềm năng năng suất cao (trung bình đạt 40-60 tấn/ha), nên
dưa chuột là một trong những loại rau chủ lực trong cơ cấu thâm canh tăng vụ
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người
lao động. Dưa chuột được sử dụng rộng rãi trong mỗi bữa ăn hàng ngày với
nhiều hình thức chế biến như: ăn tươi, muối mặn, đóng hộp, dầm giấm…làm
phong phú và tăng chất lượng rau ăn hàng ngày, đồng thời giải quyết được
tình trạng rau giáp vụ.
Về mặt dinh dưỡng, xét trên kết quả phân tích hoá sinh trong quả dưa
chuột [37] thành phần hóa học: Nước 95g%; protit 0.8g%; glucid 3g%;
xenlulo 0.7g%; tro 0.5g% và theo mg%: Ca 23mg; P 27mg; Fe 15mg; Các
vitamin A, B1, B2, PP và C. Trong 100g quả dưa chuột tươi cung cấp cho cơ
2
thể 16 calo.
Ngoài giá trị dinh dưỡng dưa chuột cũng mang lại giá trị kinh tế cao:
dưa chuột là nguồn nguyên liệu phong phú cho các nhà máy chế biến. Đặc
biệt dưa chuột muối đóng hộp là loại mặt hàng chủ lực trong số các món rau
quả được chế biến xuất khẩu mà thế giới quan tâm.
Hiện nay dưa chuột được trồng ở khắp nơi, đứng thứ 6 trong số các rau
trồng trên thế giới. Theo tổng kết của FAO năm 1993 diện tích trồng dưa
chuột trên thế giới là 1.178.000ha, năng suất 15,56 tấn/ha và sản lượng đạt
1.832.968 tấn. ở Việt Nam trong những năm gần đây, cây dưa chuột đã trở
thành cây rau quan trọng trong sản xuất. Mặc dù sản phẩm dưa chuột chế biến
đang có thị trường rộng lớn trên thế giới nhưng thực tế nghề sản xuất dưa
chuột của nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do người nông dân thiếu bộ giống tốt cho
các vùng sinh thái. Các giống dưa chuột hiện trồng phổ biến trong sản xuất
chủ yếu là các giống địa phương như Tam Dương, Phú Thịnh, Yên Mỹ, Nam

Hà… với năng suất thấp (15-25 tấn/ha) quả nhỏ lại chóng ngả màu vàng, dễ
nhiễm sâu bệnh hại. Đồng thời các giống này lại được người dân tự sản xuất
và để giống trong một thời gian dài nên rất dễ bị thoái hoá. Một vài năm gần
đây, việc chuyển sang trồng giống dưa chuột ưu thế lai F1 đã khắc phục được
những nhược điểm của các giống địa phương nhưng giá thành giống rất đắt và
không thích ứng rộng với các thời vụ trồng và các vùng sinh thái khác nhau.
Việc nghiên cứu để chọn tạo bộ giống dưa chuột tốt, có năng suất cao chất lượng
tốt, đạt tiêu chuẩn cho chế biến là yêu cầu cấp thiết của sản xuất. Xuất phát từ
yêu cầu của thực tiễn sản xuất, trên cơ sở một số giống dưa chuột lai F1 mới
được chọn tạo tại Viện Cây LT-TP chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số
giống dưa chuột lai F1 trồng tại Gia Lộc, Hải Dương vụ đông 2007 và xuân
hè 2008”
3


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Chọn được giống dưa chuột thích hợp cho gieo trồng ở vụ đông và
xuân hè trên đất Gia Lộc để giới thiệu cho sản xuất nhằm phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng quả tươi của thị trường.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu
sâu bênh hại của các giống dưa chuột ở vụ đông 2007 và xuân hè 2008.
Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Đánh giá chất lượng quả của các giống dưa chuột.
Chọn ra được giống dưa chuột thích ứng với từng vụ phục vụ cho tiêu
dùng quả tươi.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

Tìm ra được giống có khả năng thích ứng rộng có thể trồng nhiều vụ và
nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Qua đánh giá về đặc điểm nông sinh học của các giống có thể phát hiện được
các tính trạng quý (năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh hại, chịu
nóng, chịu rét) phục vụ cho công tác chọn tạo giống dưa chuột chất lượng cao.






4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định thời vụ trồng thích hợp cho các giống dưa chuột đồng thời
chọn được giống có tính thích ứng rộng với nhiều thời vụ nhằm đáp
ứng nhu cầu rải vụ, kéo dài thời gian cho thu hoạch của sản xuất.
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung các giống chất lượng cao vào cơ
cấu giống dưa chuột ở vùng Đồng Bằng sông Hồng nhằm tăng năng suất, chất
lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.





















5
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa chuột
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí và là một loại rau
truyền thống. Cây dưa chuột được khoa học xác nhận có nguồn gốc ở Việt
Nam, tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm nay [5]. Trong quá trình giao lưu buôn
bán nó được trồng phổ biến sang Trung Quốc và từ đây chúng được phát triển
sang Nhật Bản và lên Châu Âu hình thành dạng dưa chuột quả dài, gai trắng
màu xanh đậm. Nhóm thứ hai mang đặc trưng của vùng nguyên sản được phát
triển sang lục địa Ấn Độ hơn 2000 năm trước. Hiện nay dưa chuột được trồng
khắp nơi, từ xích đạo tới 63
0
vĩ bắc.
Theo bảng phân loại của Gabaev X (1932) các loài C. sativus L.(2n =
24) được chia thành 3 loài phụ sau:
Loài phụ đôngÁ: ssp. Rigidus Gab
Loài phụ Tây Á: ssp. Graciolor Gab.
Dưa chuột hoang dại: ssp. Agrotis Gab., var. hardwickii ( Royla) Alef
Bảng phân loại này về cơ bản là hợp lý, song khó sử dụng. Trên cơ sở
các nghiên cứu sự tiến hoá sinh thái loài, FIlov A. (1940) chia C. sativus

thành 7 loại phụ. Trong số này ssp. Agrostis Gab. Là dưa chuột hoang dại
đứng riêng, còn lại 6 loại phụ khác thuộc dạng cây trồng.
1.ssp. Europaeo - americanus Fil.- loại phụ Âu Mỹ, có diện phổ
biến rộng nhất.
2.ssp. Occidentali - asiaticus Fil - Tây Á, phổ biến ở Trung và Tiểu Á:
Iran, Apganixtan, Azecbaigian.
3.ssp. Chinensio Fil. - Trung Quốc, được trồng nhiều trong nhà kính ở
6
Châu Âu, dạng quả ngắn thụ phấn nhờ côn trùng và quả dài không qua thụ phấn.
4.ssp. Indico - japonicus Fil: Ấn Độ - Nhật Bản, các giống dưa chuột
Việt Nam thuộc nhóm này.
5.ssp. Himalaicus Fil., Himalaia.
6.ssp. Hermaphroditus Fil.- dưa chuột lưỡng tính.
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột
Cây dưa chuột là cây một năm, thân thảo, thân leo hay bò, có phủ
lớp lông dày. Chiều cao cây thay đổi rất lớn phụ thuộc vào giống và điều
kiện trồng trọt.
Rễ cây dưa chuột: cây dưa chuột có rễ phát triển yếu, trong đất có thành
phần cơ giới trung bình chỉ dài 10–15 cm. Hệ rễ chiếm 1,5% toàn bộ trọng
lượng cây, với hệ thống rễ phân bố trên bề mặt rộng chừng 60-90 cm. Ở nhóm
có thời gian sinh trưởng dài, bộ rễ cùng các cơ quan trên bề mặt đất phát triển
mạnh hơn. Tuy nhiên, ở các giống lai F1 tất cả các pha sinh trưởng bộ rễ phát
triển mạnh và có khối lượng lớn hơn so với các cặp bố mẹ. Do vậy, mức độ
phát triển bộ rễ ở giai đoạn đầu là một trong những tính trạng có tương quan
chặt chẽ tới năng suất cây sau này [25].
Lá dưa chuột có bản lá hình trái tim có xẻ thuỳ nông sâu khác nhau tuỳ
từng loại giống, ở các kẽ lá có tua cuốn. Trong quá trình dịch chuyển từ vùng
nhiệt đới ẩm tới vùng đồng bằng, sa mạc và canh tác trong nhà kính, khả năng
ra tua cũng yếu hơn. Quy trình tiến hoá này kéo dài hàng ngàn năm. Cùng với
sự đột biến tự nhiên và phương thức trồng trọt, dạng dưa chuột bụi không leo,

không hình thành tua là đỉnh cao nhất của sự tiến hoá loài cucumis sativus.
Thân dưa chuột: Thuộc dạng thân leo, trên thân chính hình thành nhánh
cấp 1 và cấp 2. Độ dài thân chính khoảng 2-3 m.
Hoa dưa chuột: cây dưa chuột có hoa thuộc dạng đơn tính cùng gốc tức
là trên cây có hoa đực và hoa cái riêng biệt (monoecious) song trong quá trình
7
tiến hóa lâu dài và do tác động của con người trong công tác giống, dưa chuột
xuất hiện nhiều dạng hoa mới.
- Cây hoàn toàn hoa cái ( gynoecious)
-Cây có hoa lưỡng tính ( hermaphroditus)
-Cây có hoa lưỡng tính và đơn tính cùng gốc (gynoandromonoecious)
Trong các dạng hoa nói trên, cây hoàn toàn hoa cái và hoa lưỡng tính
có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo và sản xuất hạt lai F1.
Hoa dưa chuột có 4-5 đài, 4-5 cánh hợp, màu vàng. Hoa đực mọc đơn
lẻ hoặc từng trùm nhỏ hơn hoa cái, có 4-5 nhị đực hợp nhau. Hoa cái bình
thường có 3-4 noãn, núm nhụy phân nhánh hoặc hợp.
Quả dưa chuột: Quả từ non đến chín chuyển từ màu xanh đến xanh
trắng, hoặc vàng nâu, điều này phụ thuộc vào màu gai của quả. Quả có gai
màu trắng và quả xanh nâu, quả không bị biến vàng khi chín cũng như khi
bảo quản. Khi chín có màu xanh trắng, quả có gai màu đen hoặc nâu khi chín
có màu vàng hoặc nâu.
Trong quả có hạt, hạt dưa chuột màu vàng.
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của
cây dưa chuột
Theo Taracanov G. Và CS [48] điều kiện môi trường tác động đến sinh
trưởng của cây trồng bao gồm: khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ), thổ
nhưỡng, yếu tố sinh vật và tác động của con người. Về mặt sinh lý học, cây
dưa chuột phản ứng rất mạnh với tác động của điều kiện ngoại cảnh.
2.3.1. Nhiệt độ
Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương giá

đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 0
0
C có tuyết và khi nhiệt độ về ban đêm trong
khoảng 3-4
0
C [9]. Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt, yêu cầu khí hậu ấm áp
và khô ráo để sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh
trưởng và phát triển là từ 25-30
0
C. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho cây ngừng
8
sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ từ 35-40
0
C cây sẽ chết [35]. Nhiệt độ
dưới 15
0
C cây sẽ bị rối loạn quá trình đồng hóa và dị hóa, cây sinh trưởng kém,
nhiệt độ thấp kéo dài các giống sinh trưởng rất khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa
đực màu nhạt, vàng úa. Ở 5
0
C hầu hết các giống dưa chuột bị chết rét, khi nhiệt
độ lên tới 40
0
C cây ngừng sinh trưởng hoa cái không xuất hiện, lá bị héo [5]. Hạt
dưa chuột có sức sống cao, khỏe, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp từ 12-13
0
C.
Nhiệt độ đất tối thiểu phải đạt 16
0
C, ở nhiệt độ này hạt có thể nảy mầm sau 9-16

ngày, nếu nhiệt độ đất khoảng 21
0
C thì hạt sẽ nảy mầm sau 5-6 ngày.
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Nhiệt độ
thích hợp cho cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt độ càng
thấp thời gian này càng kéo dài. Tổng tích ôn từ lúc hạt nảy mầm đến thu quả
đầu tiên ở các giống địa phương là 900
0
C, đến kết thúc là 1650
0
C [35].
Ở nhiệt độ dưới 15
0
C cây mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị
hóa. Do nhiệt độ thấp làm phá vỡ quá trình trao đổi chất thông thường và một
số quá trình sinh hóa bị ngừng trệ, toàn bộ chu trình sống bị đảo lộn làm cho
cây tích lũy các độc tố. Trong trường hợp bị lạnh kéo dài số lượng độc tố
tăng làm chết các tế bào [32].
Ngoài ra, nhiệt độ thấp còn làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây ở
các giai đoạn khác nhau từ sự phát triển cá thể đến giới tính, tốc độ lớn của
quả và năng xuất cá thể.
Về đặc điểm sinh lý có liên quan đến tính chịu lạnh của dưa chuột, các
nhà nghiên cứu có đề cập tới độ nhớt đậm đặc của nguyên sinh chất, sức sống
của tế bào và tính hút nước của nó. Khi bị lạnh độ nhớt của nguyên sinh chất
giảm, lượng diệp lục và khả năng hút nước cũng giảm theo, ở các giống dưa
chuột phương bắc chứng tỏ khả năng chịu lạnh của chúng cao hơn các giống
phía Nam châu Âu. Qua nghiên cứu ở Việt Nam trong điều kiện làm lạnh
nhân tạo ở nhiệt độ 5-10
0
C trong vòng 10 ngày, các giống dưa chuột Việt

Nam và Trung Quốc có sức chịu lạnh cao hơn các giống Châu Âu và Châu
9
Mỹ [32].

Khi nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển,
ra hoa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ tinh
thụ phấn [22]. Theo Yoshihari Ono hoa bắt đầu nở ở nhiệt độ 15
0
C (sáng
sớm) và bao phấn mở ở nhiệt độ 17
0
C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm
của hạt phấn 17-24
0
C, nhiệt độ quá cao, hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ
này đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó cũng chính là nguyên nhân gây giảm
năng suất của giống.
2.3.2. Ánh sáng
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn, độ dài chiếu sáng
thích hợp cho cây sinh trưởng phát dục là 10-12 giờ/ngày. Phản ứng của dưa
chuột đối với ánh sáng còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng [5].
Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây trồng nói
chung và dưa chuột nói riêng. Cường độ sáng thích hợp cho dưa chuột sinh
trưởng, phát triển, giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất
lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng từ 15000-17000 lux
[34,35].
Độ dài ngày và cường độ chiếu sáng không phải là chỉ tiêu duy nhất
đặc trưng cho ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động sống của cây. Công
trình nghiên cứu của nhiều tác giả cho phép rút ra kết luận rằng chiếu sáng bổ
sung tia hồng ngoại lên cây sẽ kích thích sự phát triển của cây ngày dài và ức

chế cây ngày ngắn. Ngược lại, tia cực tím có bước sóng ngắn lại kích thích sự
phát triển của cây ngày ngắn và ức chế cây ngày dài [22].
Các tác giả hiệp hội khoa học trồng trọt Mỹ (1997) [42] cũng đã chứng
minh sự biến động thời hạn sử dụng của quả dưa chuột trồng trong nhà kính
đã được cải thiện bằng việc tỉa thưa và che bóng cho quả. Kết quả cho thấy
việc tỉa thưa và che bóng đã ảnh hưởng đến động thái tăng chiều dài quả, màu
10
sắc quả lúc thu hoạch và phổ diệp lục của vỏ quả.
Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp cây sinh trưởng phát triển yếu
và thậm chí rất khó phục hồi mặc dù sau đã được cung cấp đầy đủ ánh sáng
[44]. Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây sinh trưởng và phát triển kém, ra hoa
cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng, năng suất quả thấp,
chất lượng quả giảm, hương vị kém [5]. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ
cao (t > 30
0
C) sẽ thúc đẩy phát triển thân lá, hoa cái xất hiện muộn. Nghiên
cứu về phản ứng ánh sáng của dưa chuột với độ dài ngày (dẫn theo Trần Khắc
Thi, 1985) [31] đã xếp giống địa phương Quế Võ - Việt Nam là giống phản
ứng ngày ngắn điển hình. Khi chiếu sáng 16 giờ liên tục trong thời gian thí
nghiệm cây của giống này không có khả năng hình thành hoa cái, hoa đực
xuất hiện rất muộn khi mà ở các cây có thời gian chiếu sáng cho hoa đực sớm
hơn 1 tháng [48].
Mức độ phản ứng của cây với thời gian chiếu sáng trong quá trình phát
sinh cá thể cũng khác nhau. Qua thí nghiệm đã kết luận rằng dưa chuột ở tuổi
cây 20-25 ngày sau nảy mầm có phản ứng thuận với độ dài chiếu sáng dưới
12 giờ [29]. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả cho biết dưa
chuột ở giai đoạn cây con có mức độ mẫn cảm hơn cây lớn [47].
Cường độ và số giờ chiếu sáng có tương quan thuận tới quá trình lớn
của quả. Trong thí nghiệm vào tháng 12, lúc cường độ ánh sáng trung bình
trong ngày khoảng 140 lux, số giờ chiếu sáng liên tục.

2.3.3. Nước
Dưa chuột là cây vừa kém chịu hạn lại kém chịu úng, vì dưa chuột có
nguồn gốc ở vùng ven rừng ẩm ướt, bộ rễ phát triển kém, hệ rễ phân bố ở tầng
đất mặt [33]. Trong thân cây nước chiếm 91,3%, trong quả có chứa tới 93-
95% nước, bộ lá dưa chuột to, hệ số thoát hơi nước lớn nên dưa chuột yêu cầu
độ ẩm cao, là cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu bí, độ ẩm đất thích
hợp cho cây dưa chuột là: 85-90%, độ ẩm không khí:90-95%. Trong giai đoạn
11
ra quả phải giữ ẩm thường xuyên từ 90-100% độ ẩm đồng ruộng. Dưa chuột
kém chịu hạn, nếu thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà còn tích
lũy chất cucurbitancin gây đắng trong quả [1]. Chất này thường tập chung
nhiều ở phần cuối thân và dưới lớp vỏ cây. Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ
xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng và cây dễ bị nhiễm virus. Thời kỳ cây ra
hoa tạo quả yêu cầu lượng nước cao nhất. Hạt nảy mầm, yêu cầu lượng nước
bằng 50% khối lượng hạt.
Trong suất quá trình sinh trưởng phát triển, dưa chuột yêu cầu một
lượng nước khá lớn vì vậy cần cung cấp đủ và kịp thời nước cho cây đặc biệt
là ở thời kỳ khủng hoảng nước của cây (giai đoạn cây con và khi cây ra hoa
hình thành quả, quả rộ).
2.3.4. Quan hệ với điều kiện dinh dưỡng khoáng.
Như đã nói ở trên cây dưa chuột có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ẩm
nên cây đã quen thích nghi với điều kiện dinh dưỡng đầy đủ trên bề mặt của
lớp đất rừng nhiệt đới ẩm. Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thu của rễ lại yếu
nên dưa chuột có yêu cầu nghiêm khắc về đất hơn các cây khác trong họ. Đất
trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ,
độ pH thích hợp từ 5,5-6,5. Trong nghiên cứu của mình Flatocovva B. (1958)
đã xác định nồng độ trung bình của các nguyên tố khoáng trong dịch bào để
cây cho năng xuất cao là: 2.500-3.500 mg/ kg nitơ; phốt pho từ 150- 225; kali
4.500-6000; magiê: 300-400; clo: gần 200, khi so sánh với các cây trồng khác
tác giả đã khẳng định nồng độ dịch bào bình thường của dưa chuột cao hơn

cả. Dưa chuột là cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ẩm, thích nghi với
các loại đất có dinh dưỡng đầy đủ trên bề mặt của lớp đất rừng nhiệt đới [33].
Hơn nữa về mặt thực vật học, dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn, bộ rễ
kém phát triển, phần thân lá trên mặt đất lớn, tốc độ hình thành các cơ quan
sinh dưỡng cao do đó khi được trồng trọt, dưa chuột đòi hỏi cung cấp dinh
dưỡng nhiều. Để cho 1 tấn sản phẩm dưa chuột lấy từ đất khoảng 0,8- 1,36 kg
12
đạm; 0,27-0,9kg P
2
O
5
và 1,36-2,3kg K
2
O. Dưa chuột sử dụng kali có hiệu quả
nhất, sau đó đến đạm và cuối cùng là lân, khi bón 60 đạm, 60 lân, 60 kali thì
dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33% lân và 100% kali [1]. Bên cạnh các nguyên
tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi bổ
sung các nguyên tố vi lượng vào dung dịch phân đa lượng bón cho cây sẽ thu
được quả có chất lượng cao, đặc biệt trộn hạt dưa chuột với phân vi lượng
trước khi gieo sẽ làm tăng năng suất từ 50 - 60 tạ/ha [10]. Dưa chuột không
chịu được nồng độ phân cao nhưng lại phản ứng rõ rệt với hiện tượng thiếu
dinh dưỡng, phân hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất dưa chuột rõ rệt
[32]. Kali và lân có vai trò quan trọng trong việc tạo quả có chất lượng, còn
đạm làm màu quả đẹp. Ở thời kì đầu của sự sinh trưởng cây dưa chuột cần
nhiều đạm và lân. Ở giai đoạn cuối cây không cần nhiều đạm, nếu giảm cung
cấp đạm sẽ làm tăng thu hoạch một cách đáng kể [5][34].
Sự thiếu hụt một vài yếu tố dinh dưỡng ở dưa chuột đã được nghiên
cứu và rút ra kết luận như sau:
- Thiếu đạm cây bắt đầu có màu xanh nhạt, sinh trưởng chậm, lá già có
màu trắng bợt bắt đầu từ mép lá hướng vào trong.

- Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, lá xanh nhạt bề mặt lá xuất hiện
những đám màu xanh, trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục.
- Thiếu Magiê: Cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, rải rác những đốm lá
chết trên phiến lá. Sau những đốm lá chết đó lan rộng ra và kết hợp với nhau
làm lá khô, cuối cùng chết cả lá.
- Thiếu lưu huỳnh: Lá cuối cùng có màu xanh nhạt, những lá dưới có
màu xanh bình thường.
- Thiếu lân: Cây sinh trưởng chậm, lá chuyển từ màu xanh đậm sang
màu ghi làm lá khô và chết.
- Thiếu canxi: Cây sinh trưởng bình thường, lá ít màu xanh (ít diệp lục)
mép lá xoăn, khô cứng.
13
- Thiếu Bo: Cây sinh trưởng chậm, lá trở nên dày, xanh đậm, đỉnh ngọn
khô héo, những lá gốc chuyển màu nâu và xoăn mép lá lại [1].

2.4. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trong và ngoài
nước
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới
Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là cây rau
truyền thống nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thông dụng
của nhiều nước.
Công tác nghiên cứu về cây dưa chuột đã được nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới quan tâm. Đặc biết là công tác chọn tạo giống đã thu hút
được sự tham gia của một số lượng khá lớn các nhà khoa học. Bởi vì
giống là tiền đề cho hiệu quả kinh tế cao ở một vùng sinh thái nhất định.
Chọn giống là tạo ra sự tiến hoá có định hướng làm thay đổi các vật liệu
có sẵn trong tự nhiên theo ý muốn của con người, hình thành nên kiểu di
truyền mới đạt hiệu quả cao hơn.
Hiện nay, đã giải quyết nhu cầu của sản xuất và xuất khẩu dưa
chuột, mục tiêu của các cơ quan khoa học là tập trung vào nghiên cứu

theo định hướng sau:
- Khảo nghiệm tập đoàn giống nhập nội, xác định giống thích hợp,
phục vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu.
- Lai tạo chọn lọc các giống mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu
thụ, xuất khẩu: chọn giống dưa chuột cho chế biến (quả nhỏ), chọn giống
dưa chuột cho ăn tươi (quả dài). Việc chọn tạo giống dưa chuột phục vụ
cho chế biến và suất khẩu đã và đang được nhiều người quan tâm và tập
trung nghiên cứu.
Ngày nay, giống đóng lọ cả quả thường được định hướng là những
giống leo giàn, quả ngắn hơn giống ăn tươi và có nhiều quả.
14
“Balam khira” của Saharanpur (UP) là giống tương tự với dạng đóng lọ
nhỏ hơn và ít hạt hơn, đây là một đặc điểm quan trọng trong việc đóng lọ có
dung dịch muối. Trong giai đoạn hiện nay giống dùng cho chế biến yêu cầu
nghiêm ngặt về màu sắc quả, quả sau khi chế biến phải giữ nguyên được màu
sắc. Đặc điểm này có liên quan đến gen quy định màu quả khi chín hoàn toàn.
Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận là giống có gai quả màu trắng giữ được
màu sắc sau chế biến tốt hơn giống có gai màu vàng đậm. Tất cả các giống
dưa cắt lát của Tây Âu và Mỹ đều có gai màu trắng. Các giống dưa chuột của
Châu Âu trồng trong nhà kính có đặc điểm khác nhau như: Dạng dưa của Anh
có quả to; Giống của Nga có quả ngắn, dày và có sọc nâu; Giống ở Pháp quả
to, dày, hình dạng thay đổi theo mục đích thương mại. Trong khi đó ở đông
Nam Á và cận đông Châu Á dạng quả xanh bóng có sọc là phổ biến, ở Nhật
Bản người tiêu dùng thích giống cắt lát có dạng quả nhỏ.
Giống dưa chuột có gai đen chuyển màu da cam khi chín hoàn toàn, có
xu hướng chuyển màu trước khi chín ở điều kiện nhiệt độ cao (cả trên đồng
ruộng và trong quá trình bảo quản, vận chuyển). Còn đối với giống dưa chuột
dùng cho chế biến cắt lát thì giống có gai quả màu đen thích hợp hơn giống có
gai quả màu trắng vì chúng có màu sắc hấp dẫn hơn sau khi ngâm trong lọ có
dung dịch muối.

Giống dưa chuột lai hiện nay có giá trị kinh tế cao, rất nhiều ưu điểm
trong việc tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cao, thời gian cho thu hoạch dài,
khi trồng trong nhà kính ở các nước Tây Âu, đậu quả tập trung thích hợp cho
thu hoạch bằng máy và chống được nhiều loại bệnh. Tất cả các giống lai hiện
nay đều là giống 100% hoa cái và không có hạt (trong trường hợp trồng trong
nhà kính ở Tây Âu) và chống được rất nhiều bệnh.
Sau đây là một số giống dưa chuột ở Ấn Độ:
+ Giống Straight Eight: là một giống chín sớm thích hợp với vùng cao,
gai trắng, quả dài trung bình, dày, giòn, tròn, màu xanh vừa, cũng được tạo ra
15
từ trung tâm vùng IARI, Katrai ( thung lũng Kuhy) [22].
+ Giống Pointette: Giống này có quả màu xanh đậm dài 20-25 cm.
Nguồn gốc từ Nam Carolina của Mỹ chống được bệnh phấn trắng, sương mai,
thán thư và đốm lá [22].
Công tác khảo nghiệm các tập đoàn giống để xác định ra các giống
thích hợp, phục vụ cho sản xuất đã được nghiên cứu nhiều như:
- Tại học viện nông nghiệp Jimiriazep từ những năm 60 của thế kỷ XX
trở lại đây đã tiến hành thu thập và nghiên cứu một tập đoàn hết sức phong
phú (khoảng 8000 mẫu giống). Mục đích là nghiên cứu và khai thác nguồn
gốc, sự tiến hoá, đặc điểm sinh thái, sinh lý, miễn dịch của tập đoàn dưa
chuột. Dựa trên những kết quả thu được Viện sỹ Taraconov.G đã tạo ra các
giống dưa chuột lai TCXA nổi tiếng và có năng suất kỷ lục 25-40 kg/m
2

trong nhà ấm [48].
- Ở Liên Xô cây dưa chuột được xếp là cây rau đứng thứ 3 sau cải bắp
và cà chua. Trong các nhà ấm trồng rau, diện tích dưa chuột lên tới 80- 90%.
Ngay từ đầu thành lập Viện cây trồng liên bang Nga đã xúc tiến kế hoạch
nghiên cứu và thu thập các nguồn gen dưa chuột trên khắp thế giới. Viện sỹ
Vavilov và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo ra những loại hình

dưa chuột có ưu điểm tốt để phổ biến trong sản xuất. Nhà chọn tạo nổi tiếng
Teachenko năm (1967) đã sử dụng tập đoàn dưa chuột của Nhật Bản, Ấn Độ,
Trung Quốc trong công tác chọn tạo giống [22].
Một số nghiên cứu của tạp trí nông nghiệp Sarhad (Pakistan) cho thấy
các giống dưa chuột lai trồng trong nhà nilon cho năng suất cao. Thí nghiệm
gồm 11 giống dưa chuột có tên là Dala, Luna, Belcanto, Benlland, Safa,
Mubis, Jaha, Pigan, Maram, Donna, Nibal. Các giống trên được trồng ở điều
kiện bình thường trong nhà nilon vào mùa thu và mùa xuân. Vào mùa xuân
giống Jaha, Luna và Dala sinh trưởng tốt, cho năng suất 55,8 tấn/ha; 41,8
tấn/ha; 41,7 tấn/ha. Trong mùa thu có các giống Dala, Mubis và Luna cho
16
năng suất lần lượt là 24,8 tấn/ha; 23,0 tấn/ha; 22,4 tấn/ha.
Năng suất và chất lượng của dưa chuột phụ thuộc vào giống và phương
pháp gieo trồng. Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng để thu được năng suất
cao như trồng trong nhà nilon, trong nhà lưới, trong nhà kính (trồng trên đất
và trồng không dùng đất).
Ngoài việc tạo ra giống dưa chuột có năng suất cao, các giống chống
chịu được sâu bệnh hại cũng là một định hướng quan trọng của công tác
chọn tạo giống dưa chuột. Một trong những đối tượng bệnh nguy hiểm nhất
đối với dưa chuột là bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk và
Curt) [24].
Cũng ở Mỹ (tháng 7, 8 năm 1997), đã làm thí nghiệm kiểm tra tính
chống bệnh sương mai của tập đoàn dưa chuột mục đích là đánh giá những
dòng lai của dưa chuột đối với việc chống lại bệnh sương mai ở Bắc Carolina.
Các giống thuần được thử làm hai năm với hai lần nhắc lại trong điều kiện
nguồn bệnh tự nhiên như trên đồng ruộng. Tỷ lệ bệnh hại thay đổi từ 1,3 – 9,0
trên thang điểm từ 0-9, có 9 giống có tính chống chịu cao và được phổ biến
rộng rãi [ 49].
Số liệu nghiên cứu qua nhiều năm cho thấy các giống Gy4, Clinton,
galay, M21, M27, Poisett có khả năng chống chịu sương mai tốt.

Ngoài bệnh sương mai, phấn trắng cũng là bệnh gây nguy hiểm không
ít cho sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột. Có nhiều ý kiến của các nhà
khoa học về bản chất di truyền khả năng chống chịu bệnh phấn trắng của cây
dưa chuột, đặc tính này mang tính lặn đa gen và đã đưa ra khẳng định rằng
tính chống chịu này ít nhất có hai gen lặn sph và e quyết định, trong nhiều
trường hợp có các gen bổ sung như sph-1, sph-2, l-1, l-2…[46].
Để tăng cường sức mạnh cho AND của dưa chuột, Jack Staub, một nhà di
truyền thực vật thuộc Sở nghiên cứu nông nghiệp-Bô nông nghiệp Mỹ đang tìm
cách tăng cường cho cơ sở di truyền của dưa chuột. Nhìn bên ngoài thì dưa chuột
17
có cơ sở di truyền hạn chế khiến loại cây này dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh
hay các bệnh tự nhiên. Phương pháp của Staub là đưa thêm nhiều đặc tính hoang
dã vào ADN của dưa chuột. Ông Staub và các nhà khoa học Trung Quốc cũng
đã lai chéo thành công các giống dưa chuột hoang dã của Trung Quốc với một
giống đang canh tác. Giống dưa chuột hoang dã này có tính kháng bệnh héo
thân, có thể kháng cả giun tròn và một số loại virus khác [50].
Năng suất của dưa chuột phụ thuộc vào yếu tố cơ bản là di truyền và
điều kiện ngoại cảnh trong đó điều kiện ngoại cảnh hết sức quan trọng, một
giống có tỷ lệ hoa cái cao nhưng tỷ lệ đậu quả không cao cũng cho năng
suất thấp.
Giới tính và đặc điểm nở hoa của dưa chuột: Bất kỳ loài thực vật
nào có sinh sản hữu tính cũng biểu hiện đặc điểm giới tính riêng biệt của
mình. Nghiên cứu dạng hoa, mức độ biểu hiện giới tính và giới hạn biến đổi
đặc tính này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tế to
lớn. Trong việc giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng sản phẩm các cây
trồng trong đó có cây dưa chuột [20].
Ở dưa chuột, tỷ lệ hoa đực/cái là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc
hình thành năng suất. Sự thay đổi tỷ lệ này khống chế bởi nhiều yếu tố bên
trong và bên ngoài. Vì thế mà người làm công tác giống phải tìm hiểu chi tiết
nhằm tăng hiệu quả của công việc.

Dưa chuột thuộc dạng cây đơn tính cùng gốc (monoecious) nghĩa là
trên cây đồng thời có cả hoa đực và hoa cái. Tuy nhiên trong quá trình tiến
hóa và do tác động sâu sắc của con người trong công tác giống đặc điển nay
bị phá vỡ; nhiều dạng hoa mới đã xuất hiện làm phong phú thêm tính di
truyền của cây này.
Hoa của dưa chuột nói riêng và của cây thuộc họ bầu bí nói chung
thường nở vào khoảng 40-50 ngày sau mọc. Sự thay đổi thời gian này còn
phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Số đốt xuất hiện hoa đầu tiên là chỉ tiêu rất

×