Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.9 KB, 31 trang )

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
Họ và tên sinh viên :
Lớp

:

Khoa

:

Trường thực tập

: THPT Phú Lộc

Thời gian thực tập

:

I. Phương pháp tìm hiểu
1. Nghe báo cáo
Đoàn sinh viên thực tập nghe báo cáo về lịch sử, cơ sở vật chất, tình hình
giáo dục của trường THPT Phú Lộc. Dặn dò công tác thực tập của sinh viên, do
thầy Nguyễn Khả - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường trình bày.
Tình hình công tác dạy và học của trường, nội quy, quy chế của trường do
cô Trần Thị Hồng Hạnh – Phó bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng nhà trường.
Số lượng sinh viên nghe báo cáo: 38 sinh viên của trường Đại học Sư phạm
Huế, trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng và trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng.
Tại phòng hội trường.
Ngày 15/02/2016
2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu


- Sổ chủ nhiệm của giáo viên hướng dẫn lớp 11A1.
- Báo cáo tự đánh giá của trường THPT Phú Lộc năm 2014
- Trang web của trường THPT Phú Lộc: thpt-ploc.thuathienhue.edu.vn
- Hồ sơ số sách của lớp chủ nhiệm(sơ yếu lí lịch, số đầu bài…).
- Các thông báo hoạt động đoàn, công tác tháng, tuần.
1


3. Điều tra thực tế
- Khảo sát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện nhà trường.
- Văn phòng Đoàn thanh niên.
II. Kết quả tìm hiểu
1. Tình hình giáo dục ở địa phương
Trường THPT Phú Lộc đóng trên địa bàn thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên - Huế; cách trung tâm thành phố Huế về phía Nam 40 km.
Trường có khuôn viên đẹp ít bị ảnh hưởng của tác động bên ngoài. Cơ sở
vật chất tuy chưa đồng bộ, khang trang nhưng đã thu xếp, sắp đặt gọn gàng đảm
bảo ngăn nắp thuận tiện; cảnh quan vườn trường xanh, sạch, đẹp. Đội ngũ giáo
viên đoàn kết, năng động, nhiệt tình trong công tác dạy học; tích cực đổi mới
phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học hiện nay. Kết quả
chất lượng văn hóa đại trà, mũi nhọn ngày càng tăng là niềm tin để thực hiện
nhiệm vụ năm học tiếp theo. Các tổ chức, đoàn thể làm tốt chức năng nhiệm vụ
của mình, hoạt động có hiệu quả - luôn đạt Trong sạch vững mạnh nhiều năm
liền. Tuy nhiên trường cũng gặp phải một số khó khăn như: Địa bàn tuyển sinh
hạn chế - ngày càng thu hẹp (Thị Trấn Phú Lộc và Xã Lộc Trì), hầu hết học sinh các
trường trên địa bàn tuyển sinh đều được học, nên tỷ lệ yếu kém còn cao. Tỷ lệ học
sinh chuyển trường, bỏ học còn nhiều, một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đúng
mức, quản lý con em chưa chặt chẽ
Trường THPT Phú Lộc được thành lập năm 1983, tiền thân là trường Lộc
Trì A sau đó là trường cấp 2- 3 Phú Lộc vào năm 1983 (năm có lớp 10 đầu tiên)

- do nhu cầu học hành của nhân dân địa phương khu Trung tâm và khu II huyện
Phú Lộc - trường cấp 2-3 Phú Lộc được hình thành. Năm 1985 mới có 5 lớp cấp
3 với 158 học sinh. Năm 1999 trường được tách thành trường THPT Phú Lộc
với 14 lớp cấp 3 và 693 học sinh. Trường đã được đầu tư xây mới với 19 phòng
học và một số phòng chức năng khác trên diện tích 20470m2 (có sân chơi bãi
2


tập, nhà ở giáo viên,... ). Sau 30 năm, nhà trường không ngừng phát triển đi lên
cả về quy mô trường lớp, học sinh, đội ngũ ngày càng tăng, cơ sở vật chất được
đầu tư đầy đủ, đồng bộ. Trường hiện có khoảng 29 phòng học, có đầy đủ các
phòng thực hành - thiết bị, phòng học bộ môn, thư viện có số lượng bản sách
giáo khoa, sách tham khảo đảm bảo đầy đủ đáp ứng nhu cầu tham khảo cho giáo
viên và học sinh. Ngoài ra còn có sân vận động, khu tập thể giáo viên và hội
trường…Trường trang bị 2 tivi màn hình lớn và 5 tivi 52 inch hỗ trợ cho việc
giảng dạy sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên. Hệ thống máy tính làm
việc và giảng dạy đều được trang bị đầy đủ, nối mạng internet toàn trường.
Trường có khu Hiệu bộ đầy đủ các phòng làm việc của BGH, Công đoàn và
Đoàn thanh niên, văn thư, tài vụ đảm bảo cho hoạt động giáo dục.
Xác định vị thế của trường còn nhiều khó khăn, địa bàn hẹp, so với 3
trường trên địa bàn thì chất lượng còn thấp. Tuy nhiên, toàn thể đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên đoàn kết một lòng để nâng cao chất lượng dạy và học, từng
bước xây dựng nhà trường khẳng định chất lượng và hiệu quả mọi mặt. Sau 30
năm xây dựng, Trường THPT Phú Lộc luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ
của mình trong quản lý và hoạt động chuyên môn; tổ chức tốt các phong trào thi
đua; thực hiện tốt các cuộc vận động có hiệu quả, chất lượng dạy và học được
duy trì, kết quả thi tốt nghiệp THPT, Đại học, học sinh giỏi tỉnh năm sau cao
hơn năm trước. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ tốt nghiệp nhiều
năm đạt cao, đặc biệt năm học 2011-2012 đạt 100%, tỷ lệ chuyển cấp (hoặc thi
đỗ vào các trường đại học, cao đẳng) ngày càng tăng lên. Thành quả ấy đã khiến

phụ huynh yên tâm và vị thế của trường ngày càng được khẳng định. Các tổ
chức, đoàn thể ngày càng củng cố, kiện toàn, được cấp trên công nhận vững
mạnh; số lượng Đảng viên không ngừng phát triển; tổ chức Công đoàn, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh luôn phát huy vai trò và trách nhiệm, làm nòng cốt cho mọi
phong trào. Công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường hoạt động ngày càng
có hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động dạy và học.

3


2. Đặc điểm tình hình nhà trường
Năm học 2015 - 2016 Trường THPT Phú Lộc có 25 lớp với 825 học sinh,
trong đó khối 12 có 9 lớp, khối 11 có 9 lớp, khối 10 có 7 lớp.Tổng số cán bộ
giáo viên nhân viên của trường là 76, trong đó có 04 cán bộ quản lý (01 Hiệu
trưởng Thầy Nguyễn Khả, 03 Phó Hiệu trưởng: Cô Trần Thị Hồng Hạnh – PHT
phụ trách chuyên môn, thầy Lê Văn Hà - PHT phụ trách HĐNGLL, thầy Hồ
Ngọc Thạch -PHT phụ trách CSVC), 67 giáo viên, 05 nhân viên; 100% cán bộ
giáo viên nhân viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 06 Thạc sĩ, 02
đang theo học Thạc sĩ quản lý. Đảng bộ trường THPT Phú Lộc có 05 chi bộ trực
thuộc với 37 đảng viên( Thầy Nguyễn Khả - BTĐB, cô Trần Thị Hồng Hạnh –
P.BTĐB) trong đó 03 dự bị và 19 nữ chiếm 53,6% toàn trường. Năm 2015 kết
nạp được 03 đồng chí (kết nạp ngày 26/2/2015).
Cơ sở vật chất: Trường THPT Phú Lộc có diện tích 20470m 2 với 29 phòng
học, 4 phòng bộ môn toán, lý hóa, phòng thực hành sinh, 2 phòng tin học, thư
viện, sân chơi và khu nhà ở giáo viên. Trường trang bị 2 tivi màn hình lớn và 5
tivi 52 inch hỗ trợ cho việc giảng dạy sử dụng công nghệ thông tin của giáo
viên. Trang thiết vẫn đang được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới ngày càng
khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, nuôi dưỡng học sinh của
nhà trường.
Số lượng học sinh: năm học 2015-2016 có 831 học sinh với 25 lớp. Trong

đó:
- Khối 10: 7 lớp bao gồm 272 học sinh.
- Khối 11: 9 lớp bao gồm 271 học sinh.
- Khối 12: 9 lớp bao gồm 288 học sinh.
Ba khối lớp này được chia làm 2 ca :
- Ca sáng gồm 9 lớp 12 (12A1, 12A2, 12B1, 12B2, 12B3, 12B4, 12B5,
12B6, 12B7) và 7 lớp 10(10A1, 10A2, 10B1, 10B2, 10B3 và 10B4, 10B5).
- Ca chiều gồm 9 lớp 11 (11A1, 11A2, 11B1, 11B2, 11B3, 11B4, 11B5,
11B6, 11B7).
4


Thành tích, kết quả học tập của học sinh: chất lượng giáo dục của nhà
trường trong những năm gần đây có tăng. Trong học kì I năm học 2015 – 2016
có thành tích như sau:
- Về hạnh kiểm
Tổng

Lớp

Tốt

tố HS

Khá

Trung bình

Yếu


SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

10

272

180

66,2

67

24,6

25


9,2

0

0

11

271

211

77,9

54

19,9

4

1,5

2

0,7

12

288


216

75,0

58

20,1

11

3,8

3

1,0

TT

831

607

73,0

179

21,5

40


4,8

5

0,6

- Về học lực
Lớp

Tổng

Giỏi

số

Khá

Trung

Yếu

bình

Kém

HS

SL

TL


SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

10

272

17

6,3

77

28,3

97


35,7

70

25,7

11

4,0

11

271

31

11,4

90

33,2

95

35,1

53

19,6


2

0,7

12

288

6

2,1

102

35,4

127

44,1

53

18,4

0

0

831


54

6,5

269

32,4

319

38,4

176

21,2

13

1,6

Toàn
trường

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được xác định là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, suốt đời của mỗi một cán bộ giáo viên, công
nhân, viên chức. Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành “Mỗi thầy cô giáo
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhiệm vụ “Xây dựng trường học
5



thân thiện, học sinh tích cực”, tham gia có hiệu quả các phong trào hoạt động
của Ngành, huyện tổ chức, có nhiều đóng góp cho hoạt động phong trào của địa
phương. Trong những năm học gần đây, trường đều đạt danh hiệu Tiên tiến xuất
sắc cấp Tỉnh. Trong quá trình xây dựng và phát triển trường đã giáo dục, đào tạo
nhiều thế hệ học sinh trưởng thành và tham gia xây dựng đất nước, đặc biệt là
nhiều em đã thành đạt và trở thành cán bộ phục vụ nhiều ngành nghề ở địa
phương. Trường đã có học sinh giỏi 12 môn văn Quốc gia, học sinh giỏi tỉnh
môn Sử, môn Toán.
Trường đã tham gia nhiều hoạt động văn hoá xã hội của địa phương, nên đã
có tác dụng tích cực trong việc giáo dục học sinh. Đã được 05 cơ quan tặng bằng
khen trong việc tìm hiểu pháp luật, Trung ương Đoàn tặng bằng khen về hoạt
động Đoàn, các tổ chức khác đều đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Các hội
nghị giáo dục đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học THPT của Sở đều có báo
cáo điển hình của trường.
3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường
- Ban giám hiệu: gồm 04 người
+ Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Khả - Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách chung.
+ Phó Hiệu trưởng: Cô Trần Thị Hồng Hạnh – Lĩnh vực phụ trách: Phụ
trách chuyên môn
+ Phó hiệu trưởng: thầy Lê Văn Hà – Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
+ Phó hiệu trưởng: Thầy Hồ Ngọc Thạch – Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách
cơ sở vật chất
- Các tổ chức đoàn thể
+ Công đoàn: Thầy Trần Minh Cường làm chủ tịch công đoàn
+ Chi bộ Đảng (35 đảng viên): Thầy Nguyễn Khả là Bí thư Đảng ủy, cô
Trần Thị Hồng Hạnh là Phó bí thư đảng ủy, thầy Lê Văn Hà là Đảng ủy viên và
thầy Hồ Ngọc Thạch là UVTV Đảng ủy.
6



+ Đoàn thanh niên: Ban chấp hành Đoàn trường gồm 15người, trong đó 10
giáo viên và 5 học sinh. Thầy Bùi Ngọc Thành là Bí thư Đoàn thanh niên, thầy
Hoàng Như Trí và thầy Nguyễn Mỹ Phong là phó bí thư Đoàn thanh niên.
+ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam: Thầy Nguyễn Quang Thân là chủ
tịch hội

- Các tổ chuyên môn:
+ Tổ Toán: gồm 11 giáo viên, trong đó thầy Trần Minh Cường là tổ trưởng,
thầy Trương Anh Tùng làm tổ phó.
+ Tổ Tin – Thư viện: gồm 4 giáo viên, trong đó thầy Lê Văn Đống là tổ
trưởng.
+ Tổ Lý – KTCN: gồm 8 giáo viên, trong đó thầy Nguyễn Phạm A Thái là
tổ trưởng.
+ Tổ Hóa học: gồm 7 giáo viên, trong đó cô Lê Thị Soa là tổ trưởng.
+ Tổ Sinh – KTNN: gồm 5 giáo viên, trong đó thầy Vương Đình Sanh là tổ
trưởng
+ Tổ Ngữ văn: gồm 9 giáo viên, trong đó cô Trương Thị Thu Thủy là tổ
trưởng.
+ Tổ Sử - Địa – GDCD: gồm 9 giáo viên, trong đó cô Nguyễn Thị Thúy là
tổ trưởng, thầy Nguyễn Đăng Huy là tổ phó.
+ Tổ Ngoại ngữ: gồm 7 giáo viên, trong đó cô Đặng Thị Hằng là tổ trưởng,
cô Nguyễn Thị Quỳnh Như là tổ phó.
+ Tổ Thể dục – GDQPAN: gồm 5 giáo viên, trong đó thầy Lê Ngọc bách là
tổ trưởng.
+ Tổ văn phòng: gồm 6 cán bộ, trong đó ông Võ Quang Minh làm tổ
trưởng.
4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường
a. Giáo viên bộ môn

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, xây dựng tập thể học sinh.
- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy
thực hành, thí nghiệm, kiểm tra đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ

7


đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà
trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.
- Tham gia các công tác phổ cập giáo dục ở địa phương.
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để
nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
- Thự hiện Điều lệ của nhà trường; thực hiện quyết định của hiệu trưởng,
chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học
sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các
quyền lợi và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Giảng dạy, giảng lý thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, kiểm tra
chất lượng, đánh giá học sinh.
- Giáo dục lao động cho học sinh, cùng học sinh tham gia sản xuất.
- Soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng học tập.
- Đánh giá, xếp loại học sinh (làm sổ điểm, phê học bạ ….).
- Tham gia các lớp bồi dưỡng tập trung, tham gia các công tác xã hội khác.
Như vậy, nhiệm vụ chính của giáo viên bộ môn là giảng dạy về chuyên
môn, bên cạnh đó giáo viên bộ môn còn là một nhân tố quan trọng trong quá
trình giáo dục học sinh, là một nhịp cầu, một thành viên trong tập thể sư phạm

để phối hợp giáo dục các em có hiệu quả.
b. Giáo viên chủ nhiệm
- Chức năng:
+ Giảng dạy: Giáo viên chủ nhiệm là người giảng dạy văn hóa ở lớp.
+ Giáo dục: Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc hình
thành “nhân cách” cho học sinh lớp mình.
+ Tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động giáo dục của lớp.
+ Là người cố vấn cho tập thể học sinh ở lớp.
- Nhiệm vụ: ngoài các nhiệm vụ quy định cho giáo viên bộ môn còn có
những nhiệm vụ sau đây:
+ Dạy và tổ chức các hoạt động học tập trong và ngoài giờ lên lớp của học
sinh.
+ Nắm vững kế hoạch giảng dạy, kế hoạch triển khải của đoàn trường.
8


+ Là cố vấn cho học sinh, là người giúp đỡ và định hướng tích cực cho học
sinh, rèn luyện cho học sinh tính tự giác, năng động, sáng tạo.
+ Hiểu rõ, nắm bắt tâm lý của từng học sinh để có phương pháp giáo dục
phù hợp.
+ Chỉ đạo, đánh giá học sinh khách quan.
+ Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
- Công tác chủ nhiệm
+ Chuẩn bị chủ nhiệm: Giáo viên dựa vào học bạ của học sinh để phân loại
học lực và hạnh kiểm của học sinh; dựa vào sơ yếu lí lịch của học sinh để biết
được hoàn cảnh, nghề nghiệp của bố mẹ, sở thích, nguyện vọng, năng khiếu…
của từng học sinh để từ đó giáo viên hiểu thêm về học sinh và có phương pháp
dạy học phù hợp.
+ Chọn ban cán sự lớp phù hợp, hợp lí. Đây là lực lượng nòng cốt của lớp
nên chọn những em có học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt, là Đoàn viên, có cuộc

sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu tình hình lớp có nhiều đặc điểm dặc biệt như
lười học, nhiều học sinh quậy phá,... thì giáo viên có thể linh hoạt chọn một số
em đó vào thành phần ban cán sự lớp để em đó thấy mình có trách nhiệm hơn,
nhưng giáo viên chủ nhiệm phải theo sát và quản lý chặt chẽ. Giáo viên chủ
nhiệm phải phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng thành viên trong ban cán sự
lớp, tránh chồng chéo hay bỏ trống công việc, theo dõi, đôn đốc. Ngoài ra, giáo
viên chủ nhiệm cũng phải liên kết chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên giám
thị, phụ huynh học sinh.
+ Giáo dục học sinh: Đây là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và phức tạp mà
người giáo viên chủ nhiệm cần phải có những kinh nghiệm, phương pháp riêng
phù hợp thì mới có thể thành công.
c. Giáo viên thỉnh giảng
Thực hiện các nhiệm vụ quy định cho giáo vien bộ môn Điều này và các
quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.
d. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

9


Là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn
trong nhà trường.
5. Các loại hồ sơ của học sinh
a. Sổ gọi tên – ghi điểm
Sổ gọi tên, ghi điểm được sử dụng ngay từ những ngày đầu của năm học do
Văn phòng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý.
Phần Sơ yếu lý lịch học sinh phải ghi thống nhất với hồ sơ tuyển sinh đã
được Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường
THCS) phê duyệt, chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, phần sơ
yếu lý lịch học sinh được lập xong và ghi đầy đủ vào sổ. Việc này do chính giáo

viên chủ nhiệm thực hiện với yêu cầu chính xác, rõ ràng và sạch đẹp. Nội dung
của các trang tiếp theo được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo tiến trình năm học.
Điểm kiểm tra phải được cập nhật thường xuyên, điểm kiểm tra của môn
học nào phải do chính giáo viên đảm nhận môn học đó ghi vào sổ.
Cuối mỗi tháng phải thống kê số nghỉ học có phép, không phép của cả lớp.
Sổ gọi tên, ghi điểm để ở bàn giáo viên mỗi buổi học, trao trả về văn phòng
vào cuối buổi học.
Cuối năm học, sổ gọi tên, ghi điểm phải được đưa vào hồ sơ lưu trữ của
nhà trường.

b. Sổ ghi đầu bài
Sổ ghi đầu bài do Văn phòng nhà trường trực tiếp quản lý và được giao cho
từng lớp vào các ngày học cùng với sổ gọi tên, ghi điểm.

10


Lớp trưởng và Giáo viên bộ môn điền các thông tin vào sổ đầu bài theo quy
định, những nhận xét - đánh giá của giáo viên bộ môn về tiết học phải chính xác,
công bằng, khách quan và có tác dụng giáo dục.
Các buổi, các tiết nghỉ theo kế hoạch trường hoặc của riêng giáo viên phải
do giáo viên chủ nhiệm ghi, ký tên và nêu rõ lý do. Các tiết dạy bù, dạy thay…
vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan.
c. Sổ Đăng bộ
Các thông tin quy định đối với mỗi học sinh do Văn phòng nhà trường trực
tiếp ghi.
Sổ đăng bộ không mang khỏi Văn phòng nhà trường nếu không có ý kiến
của Hiệu trưởng và sự giám sát của cán bộ làm nhiệm vụ quản lý. Không được
sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung khi chưa xác minh sự chính xác của thông tin,
chưa báo cáo và được sự đồng ý của Hiệu trưởng.

Hàng năm, học sinh mới trúng tuyển vào trường, học sinh chuyển trường
hoặc đi trường khác phải được kịp thời ghi tên hoặc xóa tên trong sổ đăng bộ.
d. Học bạ
Tất cả học bạ của học sinh mới tuyển và học sinh cũ do Văn phòng nhà
trường quản lý, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng và bảo
quản. Cách ghi và sử dụng học bạ theo đúng hướng dẫn tại trang cuối mỗi học
bạ.
Toàn bộ học bạ của học sinh phải hoàn tất trước ngày 31 tháng 5 hàng năm.
Những học sinh sau khi thi lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm được xét lên lớp
hay phải học lại phải được ghi rõ và Hiệu trưởng ký xác nhận vào học bạ cuối
tháng 8 hàng năm.
Đối với học sinh mới tuyển vào đầu cấp, học sinh mới chuyển trường sau
khi đã bố trí vào lớp ổn định, Hiệu trưởng giao cho giáo viên chủ nhiệm tiến
11


hành lập học bạ. Công việc này phải hoàn tất chậm nhất là cuối tháng 11 của
năm học đó.
e. Hồ sơ tuyển sinh
Thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ sau:
1. Danh sách học sinh trúng tuyển vào lớp đầu cấp đã được Sở Giáo dục và
Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt (bản chính).
2. Danh sách học sinh chuyển đến vào đầu cấp học.
3. Danh sách phân bổ học sinh các lớp đầu cấp.
4. Các loại biên bản, quyết định liên quan công tác tuyển sinh.
5. Các văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh năm học của cơ quan cấp
trên.
f. Hồ sơ lên lớp – học lại
1. Biên bản của hội đồng nhà trường kèm theo danh sách xét học sinh lên
lớp, thi lại, lưu ban cuối năm học.

2. Biên bản xét duyệt học sinh thi lại hoặc đã rèn luyện trong hè - được xét
được lên lớp, lưu ban sau khi tổ chức thi lại và kiểm tra rèn luyện trong hè.
g. Sổ theo dõi học sinh chuyển đi - chuyển đến
Khi thiết lập sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến cần có những
thông tin tối thiểu sau đây:
1. Danh sách học sinh chuyển đi: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, lớp đang
học, ngày chuyển đi, nơi chuyển đến, lý do, các hồ sơ chuyển đi, người nhận hồ
sơ (họ tên, chữ ký), người cấp, ngày cấp…
2. Danh sách học sinh chuyển đến: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, nơi học
trước khi chuyển đến (lớp, trường, tỉnh thành phố…) ngày chuyển đến, người ký
và cơ quan cấp giấy chuyển đến, các hồ sơ chuyển đến gồm có (hồ sơ đã có, hồ
12


sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, ngày gia hạn bổ sung nếu có) người nhận hồ sơ
(họ tên và chữ ký), ngày nhận hồ sơ, bố trí vào lớp nào…
h. Kế hoạch cá nhân
Cần có các nội dung sau:
- Các nhiệm vụ được giao (chuyên môn, chủ nhiệm, đoàn thể, các công tác
khác…)
- Đặc điểm tình hình trường, lớp có liên quan đến nhiệm vụ được giao.
- Các chỉ tiêu phấn đấu trong học kỳ I, cả năm đối với các nhiệm vụ được
giao.
- Các biện pháp triển khai thực hiện để đạt được các chỉ tiêu phấn đấu (học
kỳ I, cả năm) về chính trị, chuyên môn – nghiệp vụ, chủ nhiệm, các công tác
khác…
- Sáng kiến - kinh nghiệm, Giải pháp hữu ích về đổi mới trong quản lý,
giảng dạy, công tác khác…(đây là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên, mỗi
cán bộ quản lý) cần được đăng ký ở đầu năm và hoàn thành vào cuối năm học
i. Sổ chủ nhiệm

- Ghi trích dẫn lý lịch, tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện, những vi phạm
của học sinh trong từng học kì.
- Công tác chủ nhiệm tuần, tháng, năm…
6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
a. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở
(THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) bao gồm: Đánh giá, xếp loại

13


hạnh kiểm; đánh giá, xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại; trách
nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh các trường THCS, trường THPT;
học sinh cấp THCS và cấp THPT trong trường phổ thông có nhiều cấp học; học
sinh trường THPT chuyên; học sinh cấp THCS và cấp THPT trong trường phổ
thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.
b. Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại
1. Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm
học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập.
2. Căn cứ đánh giá, xếp loại của học sinh được dựa trên cơ sở sau:
a) Mục tiêu giáo dục của cấp học;
b) Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học;
c) Điều lệ nhà trường;
d) Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
3. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng
trong đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh.

c. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
- Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ
và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ,
công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn
lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của
trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
- Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội
dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ
thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
14


2. Xếp loại hạnh kiểm:
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu
(Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu
căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
d. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
1. Loại tốt:
- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy
định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh
với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
- Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ
các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị,
khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
- Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong
cuộc sống, trong học tập;
- Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
- Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ

chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống
theo nội dung môn Giáo dục công dân.
2. Loại khá:
Thực hiện được những quy định ứng với hạnh kiểm tốt kể trên nhưng chưa
đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi
thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
3. Loại trung bình:
15


Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định ứng với hạnh
kiểm tốt kể trên nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo
dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4. Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm
sau đây:
- Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc
thực hiện quy định tại phần 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên,
nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người
khác;
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
- Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi
phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
e. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
- Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục
trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;

- Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu
(Y), kém (Kém).
f. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học
1. Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng
nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
16


Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình
giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết
quả các bài kiểm tra theo hai mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội
dung trong bài kiểm tra;
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu
chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối
với môn Giáo dục công dân:
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến
thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy
định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện
đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định
trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm học.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo

đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo
viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
c) Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại.
d) Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10;
nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này.
17


2. Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình môn
học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học;
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi
học kỳ, cả năm học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ);
nhận xét về năng khiếu (nếu có).
g. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
- Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1
tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
- Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực
hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:
- Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường
xuyên tính hệ số 1, điểmkiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ
số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
- Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các
bài kiểm tra đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ.
h. Số lần kiểm tra và cách cho điểm

1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra
các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KT tx của từng
môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
18


a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại
phần 1, 2 điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một
số bài kiểm tra đối với môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KT tx theo
hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KT đk là số nguyên hoặc
số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
5. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại phần 1, 2
điều này phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến
thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh
không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho
điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ (đối với những môn học đánh giá bằng nhận
xét). Kiểm tra bù được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc cuối năm học.
i. Kiểm tra, cho điểm các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các môn học
1. Môn học tự chọn:
Việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm
trung bình các môn học thực hiện như các môn học khác.
2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
Các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì kiểm tra, cho điểm và tham
gia tính điểm trung bình môn học đó.
j. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học

1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:
a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của điểm các
bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số đã được quy định:
19


ĐTBmhk =

TĐKTtx+ 2 x TĐKTđk+ 3 x ĐKThk
Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3

- TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KT tx
- TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KT đk
- ĐKThk: Điểm bài KThk
b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTB mcn) là trung bình cộng của ĐTB mhkI
với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:
ĐTBmcn=

ĐTBmhkI+ 2 x ĐTBmhkII
3

c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số
thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
a) Xếp loại học kỳ:
- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các phần 1, 2, 3
Điều 8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài
kiểm tra học kỳ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Xếp loại cả năm:

- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ,
học kỳ II xếp loại Đ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp
loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ.
c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận
xét vào học bạ.

20


3. Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp
loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
k. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTB hk) là trung bình cộng của điểm
trung bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTB cn) là trung bình cộng của
điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số
thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
l. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật,
phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN)
1. Học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật
trong chương trình giáo dục nếu gặp khó khăn trong học tập môn học nào đó do
mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.
2. Hồ sơ xin miễn học gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án
hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai
nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật
hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học.
4. Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục,

môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong một học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được
miễn học cả năm học thì môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực
của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học một học kỳ thì lấy kết quả
đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá, xếp loại cả năm học.
5. Đối với môn GDQP-AN:

21


Thực hiện theo Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh
giá kết quả học tập môn GDQP-AN
Các trường hợp học sinh được miễn học phần thực hành sẽ được kiểm tra
bù bằng lý thuyết để có đủ cơ số điểm theo quy định.
m. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình
của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp
chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn
chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình
của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp
chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn
chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình
của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp
chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn
chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
22


c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học
nào điểm trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các phần 1, 2
điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho
loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn
học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn
học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn
học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn
học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
n. Đánh giá học sinh khuyết tật
1. Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích
sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính.
2. Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình
giáo dục THCS, THPT được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với
học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập.
3. Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương

trình giáo dục THCS, THPT được đánh giá dựa trên sự nỗ lực, tiến bộ của học
sinh và không xếp loại đối tượng này.
7. Các hoạt động GD trong nhà trường
a. Tháng 02/2016
23


- Ổn định nề nếp sau tết
- Tổ chức vòng loại Hội thi duyên dáng học đường lần thứ hai
- Phát động phong trào đăng kí công việc tốt
- Tổ chức giao lưu công đoàn giáo viên – đoàn sinh viên thực tập
- Mở lớp cảm tình Đoàn đợt 2
b. Tháng 03/2016
- Tập huấn kĩ năng hoạt động thanh niên cho các lớp
- Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường tổ chức các hoạt động chảo
mừng ngày 8/3
- Phát động phong trào đăng kí tuần học tốt – tiết dạy tốt – công việc tốt
- Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh 26/3
- Kết nạp Đoàn viên mới đợt 2
- Chung kết Hội thi “Duyên dáng học đường”
- Phối hợp với Hội chữ thập đỏ, công đoàn, GSTT triển khai hoạt động giao
lưu tặng quà tại các xã vùng sâu
8. Điều lệ trường thực tập, các chế độ, chính sách đối với ngành giáo dục và
đối với giáo viên
a. Nôi quy học sinh
III Những bài học sư phạm sinh viên thu nhận được
Được về trường THPT Phú Lộc tham gia đợt thực tập sư phạm là một điều
may mắn đối với am vì từ truyền thống của nhà trường, bề dày kinh nghiệm của
thầy cô sẽ giúp em học hỏi thêm được nhiều điều.

Tuy thời gian thực tập không lâu nhưng em đã rút ra được một điều thực
sự có ý nghĩa đối với bản thân, đó là trước tiên muốn hoàn thành tốt công tác
của mình người giáo viên phải thật sự cảm thấy gắn bó với nghề và thật yêu
nghề để những gì mình đã lựa chọn và đang bước tới thật sự là một niềm vui,
một sự say mê,... Có yêu nghề, yêu trò thì khi đó chúng ta mới có thể tâm huyết
với công việc giảng dạy. Đặc biệt, đối với những thầy cô “tập sự” như chúng em
thì cần phải nêu cao yếu tố đó, phải luôn tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiện đối
với học sinh.

24


Được sự giúp đỡ của BGH nhà trường THPT Phú Lộc và các thầy cô giáo
trong trường, đặc biệt là cô ….. – hướng dẫn chủ nhiệm (11A1) và cô …. hướng dẫn giảng dạy em đã đúc kết cho mình được rất nhiều kinh nghiệm, cụ
thể là:
- Về công tác chuyên môn: Trước hết phải thấy được nhiệm vụ quan trọng
của người giáo viên không chỉ là truyền đạt tri thức mà còn giúp học sinh hình
thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Do đó người giáo viên phải chọn cho
mình phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng điều kiện, từng đối tượng học
sinh. Người giáo viên phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, tri thức, rèn
luyện nhân cách, đạo đức, lý tưởng sống... Đó là nền tảng, gốc rễ để chi phối
hoạt động cho một người giáo viên
- Về công tác chủ nhiệm: Phải thể hiện được vai trò quản lý, luôn là người
công tâm trong việc phê bình, nhận xét, đánh giá học sinh. Giáo viên chủ nhiệm
phải là người luôn biết lắng nghe và chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm với
học sinh; là người cố vấn, giúp đỡ học sinh hình thành và hoàn thiện nhân cách,
đạo đức, hình thành tính độc lập, tự giác.
Phú Lộc, ngày tháng năm
Sinh viên thực tập


BCĐ NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM

25


×