Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm thảo dược CP4 với liều lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.9 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Khoa Chăn nuôi Thú y

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm thảo dược CP4 với
liều lượng khác nhau đến sức sản xuất trứng của gà Hyline nuôi
tại Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện

: Trương Sỹ Khánh

Lớp

: Chăn nuôi thú y 45

Thời gian thực tập

: 05/01/2015 - 08/05/2015

Địa điểm thưc tập

: Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Đức Hưng
Bộ môn



: Chăn nuôi chuyên khoa

NĂM 2015


Lời Cảm Ơn
Sau thời gian học tâp, rèn luyện tại Trường Đại Học Nông Lâm Huế và
thực tập tốt nghiệp tại trang trại gà Chương Trang, xã Quảng Vinh, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã hoàn thành đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của chế phẩm thảo dược CP4 với liều lượng khác nhau đến
sức sản xuất trứng của gà Hyline nuôi tại Thừa Thiên Huế”
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Huế, cán bộ viên chức và giảng
viên Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi hoàn
thành khoá luận này.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Đức Hưng đã hướng dẫn tận tình giúp, đỡ tôi thực hiện và
hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những thành viên tại trại gà Chương Trang
đã giúp đỡ về vật chất cũng như động viên về tinh thần, chia sẽ kiến thức,
kỹ năng cho tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Tôi xin dành lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình đã giúp
đỡ, cổ vũ, động viên tôi về vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Huế.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Huế, ngày 17 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Trương Sỹ Khánh



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

CRD

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính

2

CP4

Chế phẩm 4

3

CSHD

4

CS

Cộng sự


5

DC

Đối chứng

6

KS

Kháng sinh

7

KPCS

Khẩu phần cơ sở

8

NST

Năng suất trứng

9

I, II, III, IV, V

10




11

TĂĂV

Thức ăn ăn vào

12

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

Chỉ số hình dạng

Nghiệm thức thí nghiệm
Thức ăn


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1: SỐ LƯỢNG ĐÀN GIA CẦM Ở CÁC CHÂU LỤC NĂM 2009-2013[15]...................................................3
BẢNG 2.2: SẢN LƯỢNG THỊT GIA CẦM CỦA THẾ GIỚI NĂM 2009-2013[15]......................................................4
BẢNG 2.3: SẢN LƯỢNG TRỨNG GÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM 2009-2013[15]...................................................4
BẢNG 2.4: SỐ LƯỢNG GÀ CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á NĂM 2009-2013[15]...................................................6
BẢNG 2.5: SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM TRONG NƯỚC NĂM 2008-2013[17].............................................7
BẢNG 2.6: SỐ LƯỢNG GIA CẦM THEO KHU VỰC TỪ NĂM 2009-2013[17]........................................................8
BẢNG 3.1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHẾ PHẨM CP4 CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC..........................................26
BẢNG 3.2: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA KHẨU PHẦN CƠ SỞ..................................................................26
BẢNG 3.3: BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM..................................................................................................................... 27

BẢNG 4.1: KHỐI LƯỢNG GÀ TRƯỚC VÀ SAU THÍ NGHIỆM.............................................................................31
BẢNG 4.2: LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO CỦA GÀ THÍ NGHIỆM QUA CÁC TUẦN TUỔI.........................................32
BẢNG 4.3: TỶ LỆ ĐẺ CỦA GÀ THÍ NGHIỆM QUA CÁC TUẦN TUỔI....................................................................33
BẢNG 4.4: NĂNG SUẤT TRỨNG CỦA GÀ QUA CÁC TUẦN TUỔI.......................................................................34
BẢNG 4.5: TỶ LỆ TRỨNG CHỌN CỦA GÀ THÍ NGHIỆM QUA CÁC TUẦN TUỔI...................................................35
BẢNG 4.6: KHỐI LƯỢNG TRỨNG TRUNG BÌNH CỦA GÀ THÍ NGHIỆM QUA CÁC TUẦN TUỔI............................36
BẢNG 4.7: CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TRỨNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM QUA CÁC THÁNG..........................................38
BẢNG 4.8: TIÊU TỐN THỨC ĂN CHO 10 QUẢ TRỨNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM QUA CÁC TUẦN TUỔI...................39
BẢNG 4.9: TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ QUA CÁC TUẦN TUỔI..........................................................................40


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1
1
2

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................................................ 3
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM
3
2.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới...........................................................................................3
2.1.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm trong nước.............................................................................................7
2.1.3. Lịch sử hình thành của cơ sở thực tập.................................................................................................9
2.2. Ý NGHĨA CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
10
2.2.1. Tỷ lệ đẻ...............................................................................................................................................10

2.2.2. Khối lượng trứng................................................................................................................................10
2.2.3. Một số chỉ tiêu phẩm chất trứng.......................................................................................................11
2.2.4. Tỷ lệ sống...........................................................................................................................................12
2.3. BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN TÍNH
12
2.3.1. Nguyên nhân......................................................................................................................................12
2.3.2. Những phương thức lây truyền bệnh................................................................................................12
2.3.3. Triệu chứng........................................................................................................................................13
2.3.4. Mổ khám bệnh tích............................................................................................................................15
2.3.5. Phòng và trị bệnh...............................................................................................................................15
2.4. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA KHÁNG SINH
16
2.4.1. Khái niệm...........................................................................................................................................16
2.4.2. Cơ chế tác động.................................................................................................................................16
2.4.3. Hiệu quả của sử dụng kháng sinh......................................................................................................17
2.4.4. Hạn chế của việc sử dụng kháng sinh................................................................................................17
2.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
18
2.6. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT CHẤT CỦA THẢO DƯỢC
19
2.6.1. Xạ Can................................................................................................................................................19
2.6.2. Dâu Tằm.............................................................................................................................................21
2.6.3. Bọ Mắm.............................................................................................................................................23
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ............................................................................................................ 26
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................................... 26
3.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
26
3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu......................................................................................................26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................................26
3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27
3.2.1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................................................27
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................27
3.2.3. Quy trình chăm sóc............................................................................................................................27
3.3. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
28
3.3.1. Khối lượng gà (kg/con)......................................................................................................................28
3.3.2. Lượng thức ăn ăn vào (TĂĂV)............................................................................................................28
3.3.3. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng...............................................................................................................28
3.3.4. Tỷ lệ trứng chọn.................................................................................................................................28
3.3.5. Khối lượng trung bình của trứng:......................................................................................................29
3.3.6. Một số chỉ tiêu phẩm chất trứng:......................................................................................................29
3.3.7. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (Kg/10 quả trứng):.....................................................................30
3.3.8. Tỷ lệ nuôi sống (%).............................................................................................................................30
3.3.9. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp (%).................................................................................................................30
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
30
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................................................ 31


4.1. KHỐI LƯỢNG GÀ
4.2. LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO
4.3. TỶ LỆ ĐẺ
4.4. NĂNG SUẤT TRỨNG
4.5. TỶ LỆ TRỨNG CHỌN
4.6. KHỐI LƯỢNG TRỨNG
4.7. CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TRỨNG
4.8. TIÊU TỐN THỨC ĂN CHO 10 QUẢ TRỨNG (KG/10 QUẢ TRỨNG)
4.9. TỶ LỆ NUÔI SỐNG
4.10. TỶ LỆ MẮC BỆNH HÔ HẤP


31
31
33
34
35
35
36
38
39
40

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 41
5.1. KẾT LUẬN
5.2. KIẾN NGHỊ

41
41

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 42


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và sự phát triển của kinh tế xã hội, thu
nhập và mức sống của con người ngày càng tăng làm tăng nhu cầu thực phẩm
sạch, chất lượng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu cung cấp cho cuộc sống hằng
ngày của con người là thịt, trứng và sữa. Chăn nuôi gia cầm với các lợi thế của
nó đã góp phần không nhỏ đưa ngành chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp.

Ở nước ta ngành chăn nuôi gia cầm là một ngành sản xuất truyền thống từ
lâu đời và giữ vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn
nuôi trong nước. Trứng gia cầm trong đó trứng gà là một trong những thực
phẩm thiết yếu cho nhu cầu của con người. Để đáp ứng nhu cầu lớn về trứng gà
cho con người thì việc tăng khả năng phòng bệnh cho gà bằng cách dùng kháng
sinh để nâng cao sức sản xuất cho gà trứng gây ra hậu quả lạm dụng kháng sinh
làm mất kiểm soát về chất lượng. Vì vậy việc đưa ra giải pháp thay thế kháng
sinh bằng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược là điều cần được nghiên cứu
nhằm phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng an toàn và bền vững.
Chăn nuôi gà đẻ trứng đang phát triển mạnh ở miền Trung nói chung và
Thừa Thiên Huế nói riêng. Tuy nhiên do điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nên
dịch bệnh nhiều, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp ở gà. Để giải quyết vấn đề
bệnh thì người chăn nuôi chỉ có duy nhất biện pháp là dùng kháng sinh liều cao,
thậm chí không ai kiểm soát được. Việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc
thảo dược nhằm khống chế, hạn chế bệnh và đảm bảo an toàn cho vật nuôi và
cho người là hướng nghiên cứu, ứng dụng mới đang được quan tâm. Các chế
phẩm có nguồn gốc thảo dược do Phân viên chăn nuôi Nam Bộ nghiên cứu đã
được thử nghiệm trên lợn và gà ở miền Nam, nhưng miền Trung thì chưa được
nghiên cứu. Với ý nghĩa đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của chế phẩm thảo dược CP4 với liều lượng khác nhau đến sức sản xuất
trứng của gà Hyline nuôi tại Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định hiệu quả của chế phẩm CP4 có nguồn gốc thảo dược với 3 liều
lượng khác nhau tác động đến các chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả chăn nuôi, đặc
biệt tác động đến hội chứng hô hấp ở gà đẻ trứng tại Thừa Thiên Huế.
1


1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Xác định hiệu quả của chế phẩm CP4 có nguồn gốc thảo dược với 3 liều

lượng khác nhau tác động đến sức sản xuất trứng của gà. Từ đó xác định liều
lượng thích hợp cho gà trứng.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm
2.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học di truyền, chọn lọc, lai tạo giống,
dinh dưỡng thức ăn, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và sản xuất hàng
hóa. Cùng với sự phát triển đồng thời và bổ trợ của các ngành khoa học khác,
ngành chăn nuôi trên thế giới nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng
có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó cũng xuất
hiện sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ con người.
Trong các năm qua, dịch bệnh xảy ra nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là
dịch cúm gia cầm bùng phát nhưng số lượng và sản lượng thịt đàn gia cầm
vẫn ổn định.
Số lượng vật nuôi thế giới: Theo số liệu thống kê của Tổ Chức Nông
Lương thế giới – FAO năm 2013 số lượng đầu gia súc và gia cầm thế giới như
sau: Tổng đàn trâu 193,8 triệu con, gia cầm là 22,9 tỷ con. Tốc độ tăng về số
lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian qua tăng đều và ổn định.
Số lượng đàn gia cầm ở các châu lục được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Số lượng đàn gia cầm ở các Châu lục năm 2009-2013[15]
Đơn vị: nghìn con
Năm

2009


2010

2011

2012

2013

Thế giới

21.712.965 22.254.649 21.909.209

22.457.70
3

22.906.883

Châu Phi

1.689.953

1.784.758

1.775.383

1.832.101

1.872.066

Châu Mỹ


5.462.691

5.608.386

5.619.830

5.633.935

5.639.753

Châu Á

12.337.219

12.588.43
4

12.171.88
9

12.628.50
7

12.927.017

Châu Âu

2.098.752


2.161.028

2.221.922

2.231.769

2.338.550

124.349

112.044

120.185

131.391

129.498

Châu Đại Dương

(Nguồn: FAO, 2013)
Qua bảng 2.1 cho thấy, số lượng đàn gia cầm trên thế giới tăng đều qua
3


từng năm. Châu Á có số lượng đàn gia cầm lớn nhất qua tất cả các năm, năm
2013 với số lượng đàn gia cầm là 12.927 triệu con chiếm 56,43% số lượng đàn
gia cầm thế giới. Số lượng đàn gia cầm lớn thứ hai là châu Mỹ chiếm 24,63%
năm 2013, thấp nhất là Châu Đại Dương với 129.498 nghìn con năm 2013 chỉ
chiếm 0,57% so với tổng đàn gia cầm thế giới.

Bảng 2.2: Sản lượng thịt gia cầm của thế giới năm 2009-2013[15]
Đơn vị: Tấn
Năm
Thế giới
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương

2009
2010
2011
95.110.88
99.256.804 102.965.315
0
4.477.628 4.776.489
4.800.830
40.449.567 42.375.367 43.775.466
33.726.82 35.005.77
36.378.517
5
1
16.007.38
15.424.765
16.763.216
0
1.032.095 1.091.797
1.247.286


2012
106.084.97
7
4.891.994
44.268.998

2013
108.669.146
5.029.713
45.632.482

37.915.011

38.561.149

17.734.268

18.149.114

1.274.706

1.296.688

(Nguồn: FAO, 2013)
Sản lượng thịt gia cầm: Qua bảng 2.2 cho thấy sản lượng thịt gia cầm thế
giới tăng đều qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của con người.
Cụ thể sản lượng thịt năm 2010 là 99.256.804 tấn tăng 4,36% so với năm 2009,
sản lượng thịt năm 2013 đạt 108.669.146 tấn tăng 2,44% so với năm 2012. Qua
bảng 2.2 cho thấy sản lượng thịt tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ, năm
2013 châu Á chiếm 35,49% và châu Mỹ chiếm 42% sản lượng thịt của thế giới,

Châu Đại Dương có sản lượng thịt thấp nhất chỉ chiếm 1,19% so với sản lượng
thịt gia cầm của thế giới.
Tuy nhiên, có thể thấy sự chênh lệch giữa số lượng gà và sản lượng thịt ở
các châu lục, lấy ví dụ số lượng gia cầm của Châu Á đứng đầu thế giới nhưng
sản lượng thịt lại chỉ đứng thứ 2 thế giới sau Châu Mỹ. Nguyên nhân là do Châu
Á chủ yếu là những nước đang phát triển do đó trình độ phát triển khoa học kỹ
thuật chưa thể đạt được những thành tựu như các nước phát triển ở Châu Mỹ.
Bảng 2.3: Sản lượng trứng gà thế giới qua các năm 2009-2013[15]
Năm

2009

2010

2011

2012

Đơn vị: Tấn
2013
4


Trứng gia cầm

230.702

248.457

278.318


291.332

318.131

Trứng gà

227.394

245.070

274.931

287.944

314.743

(Nguồn: FAO, 2013)

5


Về sản lượng trứng từ năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008, từ năm 2009
đến 2013 sản lượng trứng tăng đều và ổn định. Tổng sản lượng trứng gia cầm
năm 2013 là 318.131 tấn trong đó trứng gà chiếm 98,93%.
Về chăn nuôi gà ở một số nước Châu Á năm 2013 như sau: Đứng đầu là
Trung Quốc có 5.712 triệu con gà, Indonesia 1.843,9 triệu con, Ấn Độ với 731
triệu con và Nhật Bản 319,2 triệu con gà. Nhìn chung số lượng đàn gia cầm ở
các nước tăng đều theo từng năm, Trung Quốc là nước có số lượng gia cầm lớn
nhất năm 2013 là 5.712 triệu con chiếm 24,94% so với tổng đàn gia cầm thế

giới. Từ năm 2008 đến 2010 đàn gia cầm Trung Quốc tăng đều đến năm 2011
do dịch bệnh làm giảm số lượng gia cầm của nước này từ 6.312 triệu con xuống
còn 5.554 triệu con năm 2011 và tăng 5.804 triệu con năm 2012 rồi giảm xuống
5.712 triệu con năm 2013, điều này là do tình hình dịch cúm diễn ra phức tạp tại
Trung Quốc thời gian vừa qua. Xếp thứ 2 về tổng đàn gia cầm ở Châu Á là
Indonesia, năm 2010 tổng đàn gia cầm của nước này cũng giảm sau đó thì tăng
đều, đến năm 2013 đạt 1.844 triệu con. Việt Nam về chăn nuôi gà năm 2013 có
314,76 triệu con chiếm 1,37% so với tổng đàn gia cầm thế giới và chiếm 2,44%
so với tổng đàn gia cầm Châu Á.
Bảng 2.4: Số lượng gà của một số nước Châu Á năm 2009-2013[15]
(Đơn vị: nghìn con)
Năm

2009

2010

2011

2012

2013

Thế giới

21.712.965 22.254.649 21.909.209 22.457.703 22.906.883

Trung Quốc

6.174.000


6.312.000

5.554.327

5.804.420

5.712.330

Indonesia

1.430.127

1.393.928

1.610.455

1.706.979

1.843.953

Nhật Bản

285.352

286.003

178.549

177.610


306.411

Thái Lan

244.686

261.355

273.108

280.422

293.467

Malaysia

249.468

265.428

281.770

301.158

319.243

Việt Nam

272.566


286.834

322.600

308.461

314.755

Philippin

170.215

170.222

173.909

175.178

174.491

Myanma

154.040

172.912

195.015

198.703


208.853

Lào

25.939

28.405

30.307

32.284

33.556

Ấn Độ

673.740

688.600

703.500

716.185

731.700

(Nguồn: FAO, 2013)
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba
6



hình thức cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ
cao, chăn nuôi trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và
quảng canh.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm trong nước
Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất truyền thống và quan trọng
của nước ta, trong đó ngành chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gà nói riêng có tỷ
trọng cao trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Hàng năm cung cấp
khoảng 350-450 ngàn tấn thịt và 2,5-3,5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà
của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng xuất thấp,
dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hóa còn nhỏ bé. Bình quân sản lượng thịt xẻ,
trứng/người chỉ đạt 4,5-5,4 kg/người/năm và 3,5 trứng/người/năm.
Sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu
cầu xã hội, một lượng sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ nước ngoài về dù
thuế suất nhất định nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh
một phần thị trường Việt Nam.
Bảng 2.5: Số lượng gia súc và gia cầm trong nước năm 2008-2013[17]

Năm

Trâu



Lợn

Dê, cừu

Nghìn con


Gia cầm
Triệu con

2008

2897,7

6337,7

26701,6

1483,4

248,3

2009

2886,6

6103,3

27627,7

1375,1

280,2

2010


2877,0

5808,3

27373,3

1288,4

300,5

2011

2712,0

5436,6

27056,0

1267,8

322,6

2012

2627,8

5194,2

26493,9


1343,6

308,5

2013

2559,5

5156,7

26261,4

1345,4

314,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2013)
Theo tổng cục thống kê, Năm 2013 đàn trâu có 2.559,5 nghìn con giảm
2,6% so với cùng kỳ năm 2012, tổng số đàn bò 5156,7 nghìn con giảm 0,8% so
với năm 2012. Chăn nuôi gia cầm phục hồi ổn định, số lượng gia cầm năm 2013
là 314,8 triệu con tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2012. Chăn nuôi lợn năm
2013 giảm 0,9% so với năm 2012, Số lượng đàn dê cừu vẫn ổn định tăng nhẹ
0,1% so với năm 2012.
Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối tốt do dịch cúm gia cầm đã được
7


khống chế, thời gian nuôi ngắn nên việc khôi phục, phát triển đàn khá thuận lợi.
Tuy nhiên, hiện tại thời tiết nắng nóng cũng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,
phát triển của đàn và là nguy cơ tiềm ẩn gây bùng phát dịch bệnh.

Năm 2013 số lượng đàn gia cầm khu vực Đồng bằng sông Hồng là 87.885
nghìn con chiếm 27,92% đàn gia cầm của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long
chiếm 18,65% với số lượng 58.703 nghìn con, khu vực Bắc trung bộ và duyên
hải miền Trung với 65.484 nghìn con chiếm 20,8%, Trung du và miền núi phía
Bắc có 63.229 nghìn con chiếm 20,08% tổng đàn gia cầm cả nước. Nhưng trên
cả nước vẫn còn chăn nuôi nuôi nhỏ lẻ và sẽ khó có thể chuyển chăn nuôi nông
hộ sang chăn nuôi quy mô lớn cho tới năm 2030. Những hộ chăn nuôi này cần
sự hỗ trợ của nhà nước về phương thức sản xuất, giống, thú y…để có thể tồn tại
trước sự cạnh tranh khốc liệt của thịt nhập khẩu.
Bảng 2.6: Số lượng gia cầm theo khu vực từ năm 2009-2013[17]
Đơn vị: Nghìn con
Khu vực

2009

2010

2011

2012

2013

Cả nước

280.18
1

300.49
8


322.569

308.46
1

314.755

Đồng bằng sông Hồng

72.524

76.535

83.165

81.344

87.885

Trung du và miền núi phía Bắc

61.224

67.002

65.927

62.526


63.229

Bắc trung bộ và duyên hải miền
61.094
Trung

64.188

68.726

66.175

65.484

Tây nguyên

11.894

11.591

14.268

13.754

14.374

Đông Nam Bộ

17.645


20.480

24.121

23.335

25.081

Đồng bằng sông Cửu Long

55.800

60.703

66.361

61.327

58.703

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2013)
Định hướng của ngành chăn nuôi trong thời gian tới là chuyển quy mô chăn
nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa. Chọn
giống có năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả sử dụng thức ăn cao. Cải tiến
phương thức chăn nuôi truyền thống và phát triển phương thức chăn nuôi công
nghiệp hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển bền vững hướng
tới xuất khẩu. Hạn chế chăn nuôi nhỏ lẽ, phân tán chuyển sang chăn nuôi tập
trung có quy hoạch và định hướng, kiểm soát đảm bảo vệ sinh môi trường và an
toàn thực phẩm. Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ, các ngành công
nghiệp phụ trợ như chế biến phân bón, sản xuất điện từ chất thải của chăn nuôi

8


nhằm cung cấp các sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị và hạn
chế tối đa lãng phí trong quá trình chăn nuôi kết hợp với phát triển thị trường
bền vững.
2.1.3. Lịch sử hình thành của cơ sở thực tập
Trang trại gà Chương Trang là trang trại thuộc quyền sở hữu tư nhân, chủ
trang trại là ông Trần Thiện Chương. Trại được thành lập năm 2001 tại xã
Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trang trại chủ yếu nuôi gà hướng thịt và các giống gà hướng trứng như
Isa Brown và Hyline, ngoài ra còn có nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt, ngan
và cá rô phi.
Trang trại gồm có 2 công nhân vừa sản xuất, vừa bảo trì cho hệ thống trang
trại, ngoài ra còn có công nhân theo mùa vụ khi cần thiết. Cơ sở vật chất và
trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh:
- Chuồng trại
Trang trại gồm có 4 dãy chuồng nuôi gà và 1 dãy chuồng nuôi lợn thịt và 1
chuồng lợn sinh sản, được phân ra thành 1 dãy chuồng nuôi gà úm, một dãy
chuồng nuôi gà hậu bị đẻ, 1 dãy chuồng nuôi gà đẻ, 1 dãy chuồng nuôi gà thịt.
Trại nuôi gà úm có diện tích 170 m2 , các trại còn lại có diện tích 200 m2.
Chuồng nuôi gà úm và gà hậu bị đẻ, gà được nuôi trên nền lót trấu dày 5-10 cm.
Chuồng nuôi gà đẻ có 2 dãy chuồng nằm hai bên, mỗi dãy có 3 tầng xếp
bậc thang, mỗi tầng có 99 ô lồng. Máng hứng trứng được thiết kế theo chiều dài
của mỗi dãy tầng, sàn lồng nuôi có độ nghiêng 2,5% để trứng lăn xuống màng
hứng trứng.
Mối dãy lồng được lắp một máng ăn bằng máng nhựa kéo dài; hệ thống
nước bằng ống nhựa có gắn núm uống, mỗi lồng nuôi có một núm uống.
- Công trình khác
Trang trại có một nhà ở phục vụ cho sinh hoạt của chủ trại và công nhân.

Một kho chứa thức ăn cho lợn và gà có diện tích 30 m 2, một kho chứa trứng có
diện tích 20 m2, một nhà kho đựng dụng cụ sản xuất và các trang thiết bị thay
thế 20 m2. Một máy đập bột để trộn thức ăn cho gà thịt.
Mỗi dãy chuồng nuôi có một máy bơm nước, một bể chứa nước dung
tích 300 lít.
- Quy trình vệ sinh thú y
9


Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc tiêu độc khử trùng
được tiến hành 2 lần mỗi tuần bằng thuốc Bekocid hoặc Cloramine B. Thực hiện
quy trình vaccine phòng bệnh cho gia cầm như: Gumboro, Newcastle, viêm phế
quản truyền nhiễm, Đậu, Cúm H5N1.
Bổ sung Bcomplex, vitamin, khoáng khi thời tiết thay đổi, chuyển đàn, bị
stress do tiêm phòng để nâng cao sức đề kháng cho đàn gà.
Phối hợp với cán bộ thú y của huyện Quảng Điền để hạn chế dịch bệnh khi
có dịch xảy ra. Hạn chế việc ra vào trại và thực hiện quy trình sát trùng đầy đủ.
2.2. Ý nghĩa các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.1. Tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ đẻ được biểu thị qua số trứng chia cho số gà có mặt được tính theo tỷ
lệ %. Tỷ lệ đẻ thường phụ thuộc vào dinh dưỡng, di truyền và các yếu tố môi
trường như: nhiệt độ, thời tiết, thời gian chiếu sáng trong ngày, các yếu tố như âm
thanh lạ, màu sắc lạ… Ngoài ra tỷ lệ đẻ còn phụ thuộc vào tình hình cảm nhiễm
bệnh như các bệnh CRD, viêm thanh khí quản, viêm phế quản truyền nhiễm,… và
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chất lượng và vệ sinh của thức ăn, nước uống. Nếu
một trong các điều kiện trên không thuận lợi sẽ làm giảm tỷ lệ đẻ.
2.2.2. Khối lượng trứng
Khối lượng trứng: Khối lượng trứng của gia cầm mái được xác định bằng
khối lượng trứng trung bình/năm(g/quả) hoặc khối lượng trứng sản xuất ra từ
một gia cầm mái/năm (kg trứng). Khối lượng trứng thường được xác định ở các

thời điểm: Khối lượng quả trứng đẻ đầu tiên; Khối lượng quả trứng đẻ lúc 32
tuần tuổi; Khối lượng quả trứng đẻ lúc 52 tuần tuổi[5].
Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, hướng sản xuất,
cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái... Sản lượng trứng có
hệ số di truyền tương đối cao (h2>0,6)[4].
Trong một đời gà đẻ, khối lượng trứng tăng dần từ khi đẻ bói, cho đến khi
đẻ đỉnh cao thì ổn định, vì vậy để xác định khối lượng trứng của một giống, tốt
nhất là xác định ở thời điểm 28-32 tuần tuổi đối với gà hướng trứng, 30-34 tuần
tuổi đối với gà hướng thịt, tức là khi gà đã đẻ đỉnh cao. Mỗi lần cân ít nhất 30
quả/lô bằng cân có độ sai số 0,1g[4].

10


2.2.3. Một số chỉ tiêu phẩm chất trứng
Phẩm chất trứng thể hiện ở nhiều chỉ tiêu: phẩm chất bên ngoài và phẩm
chất bên trong. Các chỉ tiêu bên ngoài của trứng đó là: chỉ số hình dạng, màu sắc
vỏ trứng, độ dày vỏ. Chỉ số bên trong đó là tỷ lệ thành phần cấu tạo trứng, chỉ số
lòng đỏ trứng, chỉ số lòng trắng trứng, độ đậm của lòng đỏ, tổng hợp chỉ quan hệ
giữa khối lượng và chiều cao và lòng trắng trứng là chỉ số Haugh.
Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng trong việc ấp trứng cũng như trong
vận chuyển bảo quản trứng thương phẩm. Hình dạng trứng được đánh giá qua
chỉ số hình dạng trứng. Chỉ số hình dạng trứng (I) là tỷ lệ giữa đường kính lớn D
và đường kính nhỏ d của trứng. Đường kính lớn và đường kính nhỏ của trứng
được đo bằng thước kẹp. Trứng gà có chỉ số 1,3-1,4 (hoặc 0,73-0,74) là thích
hợp, có tỷ lệ dập vỡ thấp nhất trong quá trình bảo quản, vận chuyển và cho tỷ lệ
ấp nở cao.
Độ dày vỏ trứng thu hút sự chú ý lớn của các nhà chăn nuôi vì nó liên
quan đến tỷ lệ dập vỡ và tỷ lệ ấp nở. Trứng có độ dày từ 0,25-0,58 mm; phụ
thuộc vào loài, giống, cá thể, điều kiện nuôi dưỡng, bệnh tật. Hệ số di truyền

của độ dày vỏ trứng ở mức thấp (0,15-0,3). Phương pháp xác định thông qua
đo độ dày vỏ bằng thước kẹp. Đo độ dày vỏ trứng trên 3 vị trí: đầu nhọn, giữa,
đầu tù của trứng rồi lấy giá trị trung bình. Độ giày của vỏ trứng tỷ lệ thuận với
khối lượng trứng.
Màu sắc vỏ trứng được quyết định bởi yếu tố di truyền mạnh hơn là dinh
dưỡng. Ngược lại độ đậm nhạt của lòng đỏ là do sắc tố trong thức ăn quyết định.
Để thay đổi màu vỏ trứng phải thông qua việc tạo ra các tổ hợp gen mới, còn để
thay đổi màu sắc lòng đỏ trứng chỉ cần thay đổi thành phần khẩu phần ăn. Xu
hướng hiện nay là tạo ra gia cầm lai đẻ trứng có vỏ màu (nâu hồng, nâu sẫm,…)
thay cho trứng có vỏ trắng. Vỏ trứng màu thường gắn với bộ lông màu và
thường di truyền liên kết với giới tính.
Chỉ số Haugh của trứng: Chỉ mối quan hệ giữa khối lượng trứng với chiều
cao lòng trắng đặc của trứng, do Haugh xác định và đưa ra công thức tính đầy đủ:
HU = 100 log (H + 7,57 – 1,7 W0,37) (Raymond Haugh, 1937)
Chỉ số lòng trắng của trứng (I): Chỉ số lòng trắng trứng là mối quan hệ giữa
chiều cao lòng trắng đặc (H) và trung bình giữa đường kính lớn (D) và đường
kính nhỏ (d) của lòng trắng đặc. Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất
càng tốt.
11


Chỉ số lòng đỏ của trứng (I): Chỉ số lòng đỏ trứng là mối quan hệ giữa
chiều cao (h) và đường kính lòng đỏ (D). Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm
chất càng tốt.
Phương pháp xác định: đập trứng ra đĩa petri đo đường kính và chiều cao.
2.2.4. Tỷ lệ sống
Tỷ lệ nuôi sống ở gia cầm có ý nghĩa hết sức quan trọng phản ánh sức sống
của gia cầm trong điều kiện của môi trường. Tỷ lệ nuôi sống ở gia cầm là tính
trạng số lượng và có hệ số di truyền thấp (h 2 = 0.03)[4]. Tỷ lệ sống phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như chất lượng con giống, khí hậu của môi trường nuôi, chăm

sóc và chế độ dinh dưỡng.
2.3. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính
Chăn nuôi gà đang phát triển mạnh ở các tỉnh miền Trung nhưng thường
gặp khó khăn do gà thường bị các bệnh như cúm gia cầm, các bệnh về đường hô
hấp, tiêu chảy, tụ huyết trùng, cầu trùng… Do thời tiết khắc nghiệt và biến đổi
thất thường làm tăng tỷ lệ chết ở gà.
Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính hay còn gọi là CRD. Bệnh do vi khuẩn
Mycoplasma gây viêm xoang mặt, xoang mũi, phế quản và túi khí. Gà có triệu
chứng khó thở, khò khè, ho, giảm tăng trọng và giảm đẻ. Đồng thời còn tạo điều
kiện thuận lợi cho các vi khuẩn khác như E.Coli, Salmonella, Pasteurella,
Staphylococcus v.v… xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, làm tăng tỷ lệ thiệt hại cho
đàn gà.
2.3.1. Nguyên nhân
Do vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum gây nên. Đây là một loại vi khuẩn
kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn các loại vi khuẩn thường thấy, nhưng lớn hơn các
loại virut. Nó ít mẫn cảm với các loại kháng sinh thông thường nên điều trị bệnh
phải chọn kháng sinh đặc trị.
Do có nhiều Serotype khác nhau nên bệnh lý thay đổi không hoàn toàn
giống nhau giữa các đàn gà bị nhiễm bệnh này. Có loại bệnh tích gây viêm
đường hô hấp, có loại gây viêm túi khí và có loại gây viêm khớp v.v…
2.3.2. Những phương thức lây truyền bệnh
- Lây qua trứng từ những đàn gà bố mẹ bị nhiễm bệnh.
Vi khuẩn xâm nhập vào phôi và gây chết phôi. Vi khuẩn có
thể xâm nhập ngay trong lúc mới nở do vi khuẩn có sẵn ở
12


ngoài vỏ trứng và vào gà con qua đường hô hấp.
- Lây nhiễm từ những đàn gà khác có nhốt chung hoặc ở
gần đó (vi khuẩn lây nhiễm từ đàn cũ qua đàn mới hoặc

ngược lại).
- Lây nhiễm qua các dụng cụ chăn nuôi và cán bộ thú y
đã nhiễm bệnh đi qua đi lại, mầm bệnh lây nhiễm vào không
khí, vào thức ăn nước uống.
- Khi gà con trưởng thành con đường xâm nhập của vi
khuẩn chủ yếu qua không khí vào đường hô hấp. Từ đó các
vi khuẩn khác lây nhiễm kế phát qua vết thương làm cho
bệnh phát ra trầm trọng với nhiều triệu chứng và bệnh tích
khác nhau gây khó chẩn đoán.
- Bệnh nếu chỉ có một mình loại Mycoplasma gây bệnh
thì nhẹ nhưng nếu kế phát thì nặng hơn. Hoặc bệnh phát ra
trong điều kiện mới tiệm phòng các bệnh khác hay môi
trường ẩm thấp, dơ bẩn, khí ammoniac (NH3) trong chuồng
nuôi quá cao thì bệnh sẽ phát nặng hơn. Đặc biệt nếu ghép 3
bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (do virut), viêm phế
quản truyền nhiễm (do virut) và bệnh cúm (do virut vi + vi
khuẩn Haemophylus) thì bệnh càng trầm trọng kéo dài và
không chữa trị được.
2.3.3. Triệu chứng
Bệnh thường xảy ra trong những tháng mùa đông (tháng 9, 10, 11, 12) và
đầu xuân (tháng 1, 2) khi mà thời tiết lạnh cùng với gió và mưa làm giảm sức đề
kháng của gà. Bệnh xảy ra ở cả gà con và gà lớn.
Triệu chứng ở gà con:
- Trong những ngày đầu nhiễm bệnh thấy nước dịch
chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu trong và loãng sau đặc và nhầy
trắng.
- Gà ho hay thở khò khè về ban đêm và sáng.
- Gà ít ăn, chậm lớn, chết ít (3-5%). Nếu có kế phát với
các bệnh khác với chết cao (10-15%).
Đối với gà lớn và gà đẻ:

- Gà lớn tăng trọng chậm và cũng thở khò khè.
- Gà đẻ những ngày đầu thấy trứng giảm (tỷ lệ có thể
giảm từ 5-50% tuỳ theo mức độ bệnh). Đôi khi cũng có con
13


thở khò khè. Trứng đổi màu, vỏ xù xì. Nếu có ghép bệnh
E.Coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt màu đỏ lấm tấm.
- Trứng đem ấp tỷ lệ nở thấp do phôi thường bị chết
trong trường hợp bị ứ nhớt trong đường khí quản nên không
thở được.

14


2.3.4. Mổ khám bệnh tích
- Trong giai đoạn cấp tính khi mổ ra thấy:
+ Xoang mũi và khí quản tích đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi vàng.
+ Màng túi khí đục nhẹ và tăng sinh mé bên trong (phần tiếp giáp với các
cơ quan phủ tạng).
- Trong giai đoạn mãn tính mổ ra thấy:
+ Màng túi khí dày và đục trắng giống như chất bã đậu nhão. Nếu có kế
phát các bệnh khác như E.Coli thì trên bề mặt gan, màng ngoài bao tim và
màng bao xoang phúc mạc đều thấy tăng sinh trắng đục hoặc viêm dính vào
tim, gan, ruột.
+ Trong những phôi bị chết do lấy trứng ấp từ những con gà giống bị
nhiễm CRD. Phôi thường chết trước khi nở, ở túi khí của phôi có những chất
dịch nhầy như bã đậu màu trắng.
2.3.5. Phòng và trị bệnh
Hiện nay trong chăn nuôi người ta chủ yếu sử dụng một số loại kháng sinh

để phòng và trị bệnh CRD như: Tiamulin, Tylosin, Spectinomycin, Spiramycin,
Lincomycin, Gentamycin, Chlotetracyclin, Oxytetracyclin, Inoxyl, Norfloxillin,
Tri-alplucine[2].
Trong chăn nuôi việc sử dụng kháng sinh là cần thiết để phòng và trị bệnh
cho gia súc, gia cầm nhưng thực tế hiện nay thuốc kháng sinh được sử dụng
không đúng nguyên tắc làm cho vật nuôi không khỏi bệnh mà còn trầm trọng
hơn. Thời gian điều trị kéo dài khiến vi khuẩn trong cơ thể vật nuôi trở nên nhờn
thuốc, hiện tượng kháng sinh thuốc làm cho điều trị khó khăn. Ngoài ra còn gây
tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi thịt, trứng, sữa… gây hại cho
sức khoẻ con người. Lượng kháng sinh khá lớn hiện nay không dùng để trị bệnh
cho vật nuôi mà trộn vào thức ăn chăn nuôi với mục đích phòng bệnh cho vật
nuôi để giảm chi phí cho người chăn nuôi.
Nhằm phát triển nghành chăn nuôi thân thiện với môi trường và cung cấp
ra thị trường các sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao
của con người thì các giải pháp để thay thế kháng sinh được đưa ra.
Giải pháp khá phổ biến đang được nhiều nước sử dụng có hiệu quả và được
đưa vào Việt Nam là dùng vi khuẩn hữu ích probiotic. Probiotic được hiểu một
cách đơn giản là những vi sinh vật sống hữu ích được đưa trực tiếp vào cơ thể
15


vật chủ qua con đường miệng, khi cung cấp với số lượng đầy đủ thì nó có hiệu
quả sức khoẻ tốt cho vật chủ. Probiotic giúp cải thiện chức năng tiêu hoá thức
ăn trong đường ruột, ức chế vi khuẩn lên men thối mà phần lớn vi khuẩn lên
men thối có liên quan tới vi khuẩn gây bệnh. Nếu loại vi khuẩn lên men thối
không bị ức chế sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Giải pháp sử dụng chế phẩm thảo dược. Theo GS Đỗ Tất Lợi[8](Những
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) thì trong Đông Y có nhiều loại thảo dược được
dùng phổ biến giúp tăng cường sức đề kháng với các bệnh đường hô hấp, tăng
cường tiêu hoá, giảm trướng bụng khó tiêu, ức chế vi khuẩn lên men thối, kiềm

chế các vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng kết hợp các thảo dược này trong chăn nuôi
tạo thành các chế phẩm giàu kháng thể và các chất như acid hữu cơ, enzyme,…
Những chất này có tác dụng tốt trong việc giúp vật nuôi tăng trưởng, tăng khả
năng hấp thụ thức ăn, giảm bệnh tật. Sử dụng những thảo dược này không gây
hại cho con người, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ. Vì vậy việc sử dụng
chế phẩm thảo dược thay thế cho kháng sinh là hướng đi bền vững cho nghành
chăn nuôi ở nước ta.
2.4. Cơ chế tác động của kháng sinh
2.4.1. Khái niệm
Thuốc kháng sinh là tất cả những chất hoá học, không kể nguồn gốc (từ vi
sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn
chuyển hoá cần thiết của vi sinh vật.
2.4.2. Cơ chế tác động
Kháng sinh phân loại dựa trên cơ chế tác động khác nhau bao gồm:
- Tác động lên thành tế bào vi khuẩn: penicillin,
cephalosporin, imipenemm, moxalctam, vancomycin,
bacitracin…
- Tác động lên sự tổng hợp acid nucleic: quinolone,
rifampicin…
- Ức chế tổng hợp protein nhân: tetracyclin,
chloramphenicol, macrolid, lincosamid và aminoglycoside…
- Ức chế chuyển hoá: co trimoxazol…
- Tác động lên màng tế bào chất làm thay đổi tính thấm
của màng tế bào: polymyxin, amphotericin…
Theo tác động kháng khuẩn thì gồm:
- Kháng sinh kìm khuẩn không có tác dụng huỷ diệt
16



mầm bệnh mà chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của chúng.
- Kháng sinh sát khuẩn có hoạt tính diệt khuẩn.
Kháng sinh nào cũng có tác dụng kìm khuẩn và sát khuẩn tuỳ theo liều
lượng cung cấp. Tuy nhiên kháng sinh chỉ có tác dụng sát khuẩn ở nồng độ rất
cao trong máu (có thể gây độc tính hoặc tai biến) thì chỉ được sử dụng với mục
đích kìm khuẩn ở liều thấp hơn.
Kháng sinh hiện nay được sử dụng trong thức ăn như chất kích thích tăng
trưởng có tác động kiểm soát bệnh tật, tiết kiệm chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến
trao đổi chất, ảnh hưởng đến khả năng thu nhập thức ăn và nước uống, tăng khả
năng tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng.
2.4.3. Hiệu quả của sử dụng kháng sinh
- Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia
cầm.
- Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Nâng cao chất lượng sản phầm (giảm tỷ lệ mỡ, tăng tỷ
lệ nạc, làm cho thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm
bệnh).
- Phòng các bệnh mãn tính và ngăn chặn xẩy ra những
dịch bệnh cho vi trùng.
- Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
2.4.4. Hạn chế của việc sử dụng kháng sinh
Hiện trạng kháng sinh trộn vào thức ăn có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh
vật trong đường ruột, rối loạn tiêu hoá gây hiện tượng tiêu phân sống. Số vi
khuẩn bảo vệ cơ thể luôn cao hơn vi khuẩn gây bệnh và có thể tiêu diệt cả vi
khuẩn có ích gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột qua đó tạo điều kiện
cho vi khuẩn Clostridium sinh trưởng quá mức sản xuất nhiều độc tố trong ruột.
Độc tố này có thể gây tiêu chảy cho vật nuôi buộc người chăn nuôi phải dùng
kháng sinh để trị bệnh.
Sử dụng kháng sinh thường xuyên gây tồn dư kháng sinh trong các sản
phẩm thịt, trứng, sữa qua đó ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, giảm hiệu quả

điều trị của kháng sinh do liều kháng sinh thấp không giết hết vi khuẩn, từ đó
tạo ra nhiều dòng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây khó khăn cho điều trị.
Những vi khuẩn kháng sinh có độc lực cao như Salmonella, E.Coli,
C.perfringrns, Klebsiella, Shigella, Proteus, Campylobater có thể lây truyền
giữa động vật với động vật, giữa động vật với người và cuối cùng giữa người
với người. Kháng khuẩn diện rộng dễ gây ra đại dịch.
17


Sử dụng kháng sinh gây hậu quả xấu về môi trường như phá vỡ hệ sinh thái vi
sinh vật đất và sự luân chuyển của nguồn gen kháng kháng sinh trong môi trường.
2.5. Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi
Trên thị trường hiện nay có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn
nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, kích thích sinh
trưởng, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh, tăng cường chức năng miễn dịch nhằm
thay thế kháng sinh và hocmon tăng trưởng nhờ đó giảm ô nhiễm môi trường.
Các chế phẩm sinh học hiện nay có nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm có công
dụng khác nhau, khi sử dụng nên chọn lựa nhóm thích hợp như nhóm chế phẩm
cung cấp enzyme (giúp tiêu hoá tốt, tăng trưởng), nhóm chứa hỗn hợp tế bào
nấm men giúp tăng trưởng, có lợi cho đường ruột, vô hiệu hoá độc tố trong thức
ăn, chuyển hoá thức ăn nhanh.
Các nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi, gừng và nghệ lên khả năng kháng bệnh
và sức tăng trưởng heo con 30-90 ngày tuổi của Nguyễn Thị Kim Loan và
CS(2012) thì chế phẩm thảo dược có hoạt tính sinh học cao như allicin có trong
tỏi, zingerol và shogaola có trong gừng, curcumin có trong nghệ… các hoạt chất
này có tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch, cải thiện tăng
trọng, giảm tiêu tốn thức ăn từ đó giảm giá thành sản phẩm, phòng và chữa một
số bệnh cho người và động vật. Kết quả cho thấy số lượng hồng cầu, bạch cầu,
tỷ lệ bạch cầu lympho, tỷ lệ bạch cầu trung tính thực bào và chỉ số thực bào,
protein tổng số ở các lô bổ sung bột tỏi, gừng và nghệ cao hơn lô đối chứng. Tỷ

lệ bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân ở các lô bổ sung tỏi, gừng và nghệ
thấp hơn lô đối chứng. Tăng trọng tuyệt đối cao nhất ở lô bổ sung 0,2% bột nghệ
(608,3 g/ngày) và thấp nhất ở lô bổ sung 0,1% bột gừng (447,3 g/ngày). Lượng
thức ăn bình quân và hệ số chuyển biến thức ăn cao nhất ở lô bổ sung 0,1%
gừng và thấp nhất ở lô 0,2% gừng[7].
Nguyễn Quang Tínhvà CS[13] bào chế thử nghiệm chế phẩm thảo dược
PTLC có thành phần cây Tô Mộc và cây Mộc Hương và có thêm mật ong và tá
dược sử dụng để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn và gà.
PGS.TS Lã Văn Kính và CS[6] đãnghiên cứu bào chế chế phẩm thảo dược
dùng để thay thế kháng sinh nhằm kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu
chảy cho lợn, gà. Kết quả đã đưa vào các chế phẩm là: IAS-1 (9,3% Xuyên Tâm
Liên, 10,2% dây Cóc, 5,5% Gừng và 75,0% tá dược) và chế phẩm IAS-2 (5,4%
Bọ Mắm, 12,8% dây Cóc, 6,8% Gừng và 75,0% tá dược).
Kết quả nghiên cứu trên gà cho thấy khi bổ sung 0,375% chế phẩm thảo
dược IAS-1 vào khẩu phần gà cải thiện tăng trọng được 9,8%, giảm 7,1% tiêu
18


tốn thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu chảy 43%. Tỷ lệ bổ sung tối ưu chế phẩm thảo dược
IAS-2 vào khẩu phần thức ăn cho gà thịt là 0,12%.
Đối với lợn cai sữa thì khẩu phần có bổ sung chế phẩm thảo dược IAS-1 ở
mức 0,375% đã cải thiện tăng trọng 8%, giảm tỷ lệ tiêu chảy 72% ở lợn con sau
cai sữa. Bổ sung chế phẩm thảo dược IAS-2 mức 0,12% vào khẩu phần ăn cho
lợn con sau cai sữa đã cải thiện tăng trọng 3%, giảm 10% tiêu tốn thức ăn, giảm
284% tỷ lệ tiêu chảy và giảm 240% tỷ lệ ho.
Kết quả trên lợn thịt cho thấy ở mức bổ sung 0,375% IAS-1 hoặc 0,12%
IAS-2 cũng mang lại năng suất cao và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.
2.6. Thành phần hoá học và hoạt chất của thảo dược
Theo kinh nghiệm dân gian của cha ông ta khi sử dụng các thảo dược có
nguồn gốc tự nhiên có tác dụng tăng cường sức đề kháng với các bệnh đường hô

hấp, tăng cường tiêu hoá, kiềm chế các vi khuẩn gây bệnh… Các thảo dược giàu
kháng thể, acid hữu cơ, enzyme…có nguồn gốc tự nhiên thân thiện với môi
trường. Sử dụng kết hợp tạo ra chế phẩm nhằm thay thế kháng sinh mà không
gây hại cho con người và môi trường.
Các thảo dược này đã được sử dụng có hiệu quả trên người và được các
nhà khoa học nghiên cứu về thành phần và ảnh hưởng đến con người. Sử dụng
thảo dược lên vật nuôi là điều hoàn toàn tốt nếu như sử dụng một cách khoa học.
2.6.1. Xạ Can
Tên khoa học Belamcanda sinensis(L) DC.(Pardanthus sinensis Ker, Ixia
sinensis Murr). Thuộc họ Lay ơn Iridaceae.
Xạ Can (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây rẽ quạt.
- Mô tả cây
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,5-1m. Thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều.
Thân ngắn bao bọc bởi những bẹ lá. Lá hình dải, dài 30cm, rộng 2cm, gốc ốp lên
nhau, đầu nhọn, gân song song, hai mặt nhan, gần như cùng màu, toàn bộ các lá
xếp thành một mặt phẳng và xoè ra như cái quạt. Cụm hoa phân nhánh, dài 3040cm, lá bắc dạng vảy, hoa có cuống dài, xếp trên nhánh như những tán đơn,
màu vàng cam, điểm những đốm tía, đài có răng nhỏ hình mũi mác, tràng có
cánh rộng và dài hơn lá đài, nhị 3, đính ở gốc cánh hoa, bầu 3 ô. Quả nang, hình
trứng, hạt nhiều, màu đen bóng.
- Phân bố sinh thái
19


×