Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn ở vùng hạ lưu sông thạch hãn, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng
ngập mặn ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị

Sinh viên thực hiện : Trần Tuấn Anh
Lớp

: Quản lý TNR & MÔI TRƯỜNG 45A

Thời gian thực tập

: 04/01 – 08/05

Địa điểm thực tập

: Xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Võ Thị Minh Phương
Bộ môn

: Quản lý tài nguyên rừng và môi trường

Năm 2015



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Quảng Trị nằm ở phía nam của vùng Bắc trung Bộ, với tổng chiều dài 75
km đường bờ biển và là vùng có giá trị quan trọng về phát triển kinh tế biển.
Rừng ngập mặn ở Quảng Trị luôn có vai trò quan trọng đối với người dân sống ở
các vùng ven biển, đặc biệt là các vùng cửa sông, nó không những góp phần
giảm thiểu thiệt hại của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra mà còn góp phần
phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng vùng biển đảo.Tuy nhiên, do
cuộc chiến khóc liệt tại Quảng Trị trước đây và định hướng phát triển kinh tế
không bền vững trong thời gian sau chiến tranh đã tác động đến hệ sinh thái
rừng ngập mặn của tỉnh Quảng Trị và thực tế trong những năm gầy đây RNM
đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp về diện tích và suy thoái về đa dạng sinh
học do tình trạng phá rừng để nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi mục đích sử dụng
đất không theo quy hoạch. Vì vậy, việc phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn
không những có ý nghĩa về mặt bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên ven
biển mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc ứng phó BÐKH và phát triển
kinh tế biển đảo trong chiến lược mới đây của cả nước nói chung và tỉnh Quảng
Trị nói riêng. Đó là lý do chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ngập mặn ở vùng
hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị”.
Mục tiêu của đề tài là cung cấp cơ sở khoa học, các thông tin về thành phần
cây ngập mặn và kỹ thuật gây trồng các loài cây này ở địa bàn nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn một cách hiệu
quả nhằm ứng phó với hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp như: tình hình phát
triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện Gio Linh, lập ô tiêu chuẩn,
phỏng vấn, khảo sát hiện trường để nêu lên thực trạng rừng ngập mặn.
Qua khảo sát chúng ta thấy rằng sự phân bố của rừng ngập mặn trải dài từ
cửa sông nơi có nền bùn tương đối nhão lên tới các vùng ít bị ảnh hưởng bởi
thủy triều. Sự phân bố của rừng ngập mặn chịu tác động của nhiều nhân tố sinh

thái.Trong đó độ mặn và thổ nhưỡng giữ vai trò quan trọng nhất đối với sự phân
bố của các loài cây ngập mặn. Thành phần loài cây có sự thay đổi, tại vùng cửa
sông có quần xã Dừa nước (Nypa fruticans), các vùng có bãi bồi do tỷ lệ cát cao
hơn nên Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) thích nghi, còn ở những nơi đất ngập
triều cao thì có quần xã Giá (Excoecaria agallocha) là điển hình, lên càng xa
vùng các cửa sông thì độ mặn giảm nên có các quần xã Bần (Sonneratia ovata)
sinh sống và phát triển phù hợp.


Đa dạngsố lượng loài thực vật bắt gặp cây rừng ngập mặn ở vùng hạ lưu
sông Thạch Hãn là khoảng 10 loài, trong số đó có 8 loài (80%) thực vật ngập
mặn chính thức và 2 loài (20%) thực vật tham gia ở rừng ngập mặn, thuộc 9 họ
thực vật được tìm thấy ở RNM của 3 xã Gio Việt, Gio Mai huyện Gio Linh và
xã Triệu Phước huyện Triệu Phong thuộc tỉnh Quảng Trị, điều này chứng tỏ tính
đa dạng loài không cao, có thể do sự suy thoái về diện tích. Căn cứ vào phương
pháp đánh giá đơn giản nêu trên, thì rừng ngập của vùng hạ lưu sông Thạch Hãn
có độ đa dạng trung bình bởi vì số loài thực vật chính trong rừng khoảng dưới
10 loài cây ngập mặn. Tuy nhiên trong đó có các loài cây ngập mặn như Mắm
(Avicenniaofficinali)s, Bần (Sonneratia caseolaris), Vẹt dù (Bruguiera
gymnorrhiza), Dừa nước (Nypa fruticans), Ngọc nữ biển (Clerodendrum
inerme), Giá (Excoecaria agallocha) là những loài cây thân gỗ khác nhau và
chiếm phần lớn trong tổ thành tạo nên sự tập trung đa dạng của rừng ngập mặn ở
Quảng Trị. Nguyên nhân làm suy thoái diện tích rừng ngập mặn ở Quảng Trị là
do: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển nuôi trồng thủy sản là 2
nguyên nhân cơ bản. Khai thác cây rừng ngập mặn cho các mục đích dân sinh
(kè chắn, chuồng gia súc…) cũng là nguyên nhân quan trọng. Năng lực quản lý
của cán bộ cấp xã, thôn và nhận thức của cộng đồng về lợi ích của RNM còn ít
đối với họ, nên trách nhiệm quản lý chưa cao cũng là những nguyên nhân và cần
có chiến lược nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò của RNM trong xu
thế biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Trị.

Phương thức quản lý và phát triển RNM dựa trên nguyên tắc tiếp cận đồng
quản lý, trong đó chú trọng nâng cao vai trò cộng đồng trong quản lý bền vững
rừng ngập mặn ở vùng ven biển tỉnh Quảng Trị.


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người đang đối mặt với hàng loạt vấn đề môi trường trên toàn cầu như
suy thóa đất, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái nguồn tài nguyên nước và
tầng ôzôn bị phá hũy, vì vậy hậu quả của biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ tác động
không nhỏ đến cuộc sống của con người.
Theo kịch bản mới nhất về biến đổi khí hậu do Ủy ban liên chính phủ về
BĐKH và Ngân hàng thế giới đã chỉ ra rằng Việt Nam là một trong năm quốc
gia bị ảnh hưởng nhiều nhất do nước biển dâng cao và sự gia tăng về cường độ
cũng như tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nếu nước biển dâng chỉ cần
tăng thêm 1m thì Việt Nam sẽ mất hơn 65% diện tích rừng ngập mặn (RNM) và
đa dạng sinh học sẽ giảm nhiều về cả số lượng và chất lượng vùng ven biển. Để
ứng phó với các tác động do biến đổi khí hậu gây ra bảo vệ và phát triển RNM
là một ưu tiên hàng đầu của các nướcven biển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Vai trò của rừng ngập mặn ngày càng được khẳng định trên phạm vi toàn
cầu. Trong nhiều thế kỷ, các hệ sinh thái rừng ngập mặn đã cung cấp hàng hóa
và dịch vụ cho cả cộng đồng, ở cấp quốc gia và toàn cầu. Rất nhiều các sản
phẩm được cung cấp cho đời sống của các cộng đồng dân cư bao gồm các vật
liệu xây dựng, nhiên liệu, thức ăn… Rừng ngập mặn cũng cố định đất (Thom,
1967)và chống xói mòn ven biển (Davis, 1940). Rừng ngập mặn bảo vệ các
nguồn nước ngọt chống lại sự nhiễm mặn, bảo vệ đất đai khỏi sự xói mòn bởi
sóng, gió và góp phần ổn định bờ biển (Semesi, 1998). Rừng ngập mặn không
những có giá trị về cung cấp lâm sản như gỗ, than, củi, tanin, thức ăn, …mà còn
là nơi sinh sống và cư ngụ của nhiều loài hải sản, chim và nhiều động vật khác
(Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1996; Nguyễn Hoàng Trí, 1999).

Việt Nam với bờ biển dài 3260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
hằng năm thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão và triều cường gây thiệt
hại lớn. Đặc biệt trong những năm gần đây thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra
gây thiệt hại to lớn về sinh mạng và tài sản của người dân.
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại trong thế kỉ 21 và hiện đang đe dọa toàn bộ các hệ sinh thái trên trái đất.
Ngoài những giá trị về kinh tế và đa dạng sinh học thì rừng ngập mặn còn giữ một
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, điều hòa khí hậu, hạn chế
xói lở, ổn định đất phù sa mới bồi, hạn chế sự xâm nhập mặn, bảo vệ đê điều,
nước biển dâng.Quảng Trị nằm ở phía nam của vùng Bắc trung Bộ, với tổng chiều
4


dài 75 km đường bờ biển và là vùng có giá trị quan trọng về phát triển kinh tế
biển. Rừng ngập mặn ở Quảng Trị luôn có vai trò quan trọng đối với người dân
sống ở các vùng ven biển, đặc biệt là các vùng cửa sông, nó không những góp
phần giảm thiểu thiệt hại của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra mà còn góp phần
phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng vùng biển đảo.
Tuy nhiên, do cuộc chiến khóc liệt tại Quảng Trị trước đây và định hướng
phát triển kinh tế không bền vững trong thời gian sau chiến tranh đã tác động đến
hệ sinh thái rừng ngập mặn của tỉnh Quảng Trị và thực tế trong những năm gầy
đây RNM đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp về diện tích và suy thoái về đa
dạng sinh học. Vì vậy, việc phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn không những
có ý nghĩa về mặt bảo tồn đa dạng sinh học nguồn tài nguyên ven biển mà còn có
ý nghĩa quan trọng đối với việc ứng phó BÐKH và phát triển kinh tế biển đảo
trong chiến lược mới đây của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.
Ngoài ra mất rừng ở khu vực thượng nguồn và suy thoái rừng là những lý
do chính gây nên hiện tượng suy kiệt đất, tạo nên hàng loạt các tác động tiêu cực
như lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng, diện tích và chất lượng rừng ngập mặn ngày
càng giảm. Các nguồn lợi thủy sản củng đang suy giảm, đặc biệt là các hệ sinh

thái thủy sinh gần bờ, đe dọa tới sự tồn tại của một số loài. Với tình trạng diển ra
như trên sẽ làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và có thể dẫn tới mất
cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, để bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập
mặn cần có sự quan tâm và hỗ trợ của nhiều tổ chức cũng như cán bộ nhân dân
các địa phương.
Để góp phần vào nguồn tư liệu khoa học về RNM ở tỉnh Quảng Trị chúng
tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng
ngập mặn ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị”.

5


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm chung

2.1.1. Khái niệm đất ngập nước
Năm 1971, hội thảo quốc tế về đất ngập nước được tổ chức tại Iran đã cho
ra đời công ước Ramsar. Công ước này đã phân chia đất ngập nước thành các
loại hình khác nhau dựa trên các đặc điểm hệ thống sử dụng đất và đề xuất các
biện pháp quản lý, bảo vệ cho từng loại hình ngập nước. Theo công ước này thì
vùng ven biển nói chung và vùng ven biển nhiệt đới nói riêng là loại hình đất
ngập nước được xếp ở tầm quan trọng cần được quan tâm bảo vệ.
Theo công ước Ramsar thì “Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy,
đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng
ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước
ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá
6m khi thủy triều thấp”.
2.1.2. Khái niệm rừng ngập mặn
Tổ chức nông lương thế giới (FAO) đả đưa ra định nghĩa về rừng ngập mặn

(RNM) như sau: “Rừng ngập mặn là những dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của
vùng duyên hải nhiệt đới bảo vệ bờ, gồm các loại rừng: rừng bờ biển (Coastal
woodland), rừng thủy triều (Tidal forest) và rừng ngập mặn (Mangrove forest)”.
Theo quan điểm của Hogarth năm 1999 thì Rừng ngập mặn (RNM) được
hiểu là những cây thân gỗ hay cây bụi mà phát triển trong môi trường sống ngập
mặn.Với những vai trò to lớn như vậy bảo tồn rừng ngập mặn là một vấn đề
quan trọng để duy trì cân bằng hệ sinh thái và cải thiện chất lượng nước vùng
ven biển. Ðồng thời, hệ sinh thái này cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc ứng phó biến đổi khí hậu (BÐKH). Rừng ngập mặn bảo vệ các nguồn nước
ngọt chống lại sự nhiễm mặn, bảo vệ đất đai khỏi sự xói mòn bởi sóng và gió và
góp phần ổn định bờ biển (Semesi, 1998).
Ngập mặn là môi trường sống độc nhiệt đới và thủy triều.
Theo quan điểm của giáo sư Phan Nguyên Hồng (Trung tâm nghiên cứu hệ
sinh thái RNM Việt Nam) thì rừng ngập mặn là kiểu rừng phát triển trên vùng
đất lầy, ngập mặn vùng cửa sông, ven biển dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có
nước lợ do thủy triều lên xuống hằng ngày. RNM phát triển mạnh ở vùng nhiệt
đới có khí hậu nóng ẩm và một ít ở vùng cận nhiệt đới. Khác với cây rừng trên
6


đất liền và cây nông nghiệp chỉ sống ở những nơi nước ngọt, cây ngập mặn
(CNM) sống trên nền đất lầy ngập nước mặn định kỳ nên có tên gọi là CNM.
Hệ sinh thái là đơn vị chức năng cơ bản trong sinh thái học, trong đó bao
gồm các thành phần sinh vật và hoàn cảnh vô sinh, giữa các thành phần đó luôn
có ảnh hưởng qua lại đến tính chất của nhau và đều cần thiết cho nhau để giữ gìn
sự sống dưới dạng như đã tồn tại trên trái đất. Các hệ sinh thái là những hệ thống
mở (hở) trong quan hệ vật chất đi vào và đi ra, vì vậy đầu ra và đầu vào hệ sinh
thái là thành phần rất quan trọng.
Khái niệm hệ sinh thái rất rộng và phức tạp, nó giải thích mối quan hệ bên
trong các thành phần sinh vật và hoàn cảnh vật lý trong hệ trao đổi năng lượng

mặt trời và sự tuần hoàn vật chất. Xét về mặt cơ cấu, có thể phân chia hệ sinh
thái ra các thành phần sau đây:
1. Những chất vô cơ (C, N, CO2, H2O v.v…) tham gia vào chu trình tuần
hoàn vật chất.
2. Những chất hữu cơ (Protein, glucid, lipid, các chất mùn v.v…) liên kết
các phần hữu sinh và vô sinh.
3. Chế độ khí hậu bao gồm nhiệt độ…và các yếu tố vật lí khác
4. Sinh vật là thành phần sống của hệ sinh thái. Dựa vào đặc điểm hệ sinh
thái người ta chia ra những nhóm sinh vật sau đây: Sinh vật tự dưỡng (sinh vật
sản xuất): chủ yếu là thực vật màu xanh, nó có khả năng tạo ra thức ăn cho bản
thân mình từ những vật chất vô cơ đơn giản, khi nó sử dụng năng lượng mặt trời
để quang hợp. Sinh vật dị dưỡng: Chức năng cơ bản của chúng là sử dụng, sắp
xếp lại và phân hủy các chất hữu cơ phức tạp. Sinh vật dị dưỡng chia thành 2
nhóm: Sinh vật tiêu thụ: chủ yếu là động vật, nó ăn các sinh vật khác hoặc
những phần nhỏ các vật chất hữu cơ, bản thân nó không thể tự tạo ra nguồn thức
ăn cho mình.Sinh vật hoại sinh: chủ yếu là vi sinh vật và nấm, nó phân giải, phá
hủy các chất hữu cơ phức tạp do các sinh vật thải ra và các xác chết của các sinh
vật, đồng thời nó giải phóng ra các vật chất vô cơ đơn giản, những chất này
được sử dụng làm thức ăn.
Như vậy hệ sinh thái là một tập hợp các nhóm sinh vật khác nhau và hoàn
cảnh xung quanh, mà chúng được thống nhất bằng dòng năng lượng và bằng các
quá trình tuần hoàn vật chất sinh vật.
Lâm sinh học hiện đại thường xem rừng như là một hệ thống sinh học tự
nhiên tự điều hòa và tự phục hồi (S.V. Bêlốp 1982). Chúng ta nên hiểu hệ thống
7


này là một thể bất kỳ của các mối quan hệ lẫn nhau giữa các thành phần của
rừng, mà các thành phần này luôn luôn có sự biến đổi về số lượng theo thời gian
và không gian. Các cây rừng, cây tái sinh, tầng cây bụi thảm tươi, động vật và vi

sinh vật, đất đai, tiểu khí hậu được gọi là các thành phần của rừng.
2.1.3. Khái niệm đa dạng sinh học
Đa dạng sinh họcđược định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống
ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và
các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật
là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác
nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau.
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa
học Norse và McManus vào năm1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có
liên quan với nhau là:đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặtdi truyền trong một
loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Cho đến
nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học" này. Trong đó,
định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc) cho rằng: "đa
dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ
hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái"
Các giá trị của đa dạng sinh học:
- R.Patrick,1983 cho rằng: Đa dạng sinh học gồm tính đa dạng, trạng thái
khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng của sinh vật.
-

-

Sự đa dạng và tính khác nhau của các loài sinh vật sống và các phức hệ sinh
thái mà chúng tồn tại trong đó. Tính đa dạng có thể hiểu là một số lượng xác
định các đối tượng khác nhau và tần số xuất hiện tương đối của chúng. Đối với
đa dạng sinh học, những đối tượng này được tổ chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ
sinh thái phước tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử của vật chất di
truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác
nhau và sự phong phú tương đối của chúng. (theo OTA, 1987).
Đa dạng sinh học còn là sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự

đa dạng về di truyền của chúng và các dạng tổ hợp. Đây là một thuật ngữ khái
quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và sức khoẻ
của con người. Khái niệm này bao hàm mối tương tác qua lại giữa các gen, các
loài và các hệ sinh thái (như quan niệm của Reid & Miller, 1989).

8


2.2. Tổng quan nghiên cứu rừng ngập mặn trên thế giới
Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới
và một vài loài ở vùng Á nhiệt đới (FAO, 1994).Rừng ngập mặn được ước tính
chiếm 75% của các bờ biển nhiệt đới trên toàn thế giới (McGill, 1959;
Chapman, 1976), nhưng dưới áp lực của con người đã giảm đến dưới 50% của
tổng số đó (Saenger và cộng sự, 1983; WCMC, 1994; Spalding và cộng sự,
1997). Những tổn thất phần lớn đều do các hoạt động của con người như khai
thác gỗ và sản xuất củi đốt (Walsh, 1974; Hussein, 1995; Semesi, 1998), cải tạo
nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng hồ muối (Terchunian và cộng sự, 1986;
Primavera, 1994). Khai thác, ô nhiễm và đắp đập ngăn sông đã làmthay đổi mức
độ mặn của nước (Lewis, 1990; Wolanski, 1992).Các sự cố tràn dầu đã ảnh
hưởng đáng kể rừng ngập mặn trong vùng biển Caribe (Ellison và Farnsworth
1996), tuy nhiên ít có các tài liệu đề cập tới vấn đề này trên thế giới (Burns và
cộng sự, 1994).

Các nhà nghiên cứu thế giới đã xác định thành phần thực vật tạo nên rừng
ngập mặn gồm khoảng 80 loài thực vật thuộc 30 chi, hơn 20 họ trong đó 59 loài
cây ngập mặn chính thức, 21 loài gia nhập rừng ngập mặn. Đây là những thực
vật có những đặc điểm thích nghi hình thái, sinh lý, sinh sản phù hợp với môi
trường hết sức khó khăn là ngập mặn, thiếu không khí và đất không ổn định.
RNM có vai trò to lớn trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái cho vùng đất
ngập nước ven biển đồng thời bảo vệ sự ổn định của đới bờ biển, vì vậy việc bảo

tồn và phát triển RNM vừa là điều kiện, vừa là yêu cầu cấp thiết nhất trong thời
gian biến đổi khí hậu lớn trên toàn cầu như hiện nay.
RNM phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới, chỉ có một
vài loài ở Á nhiệt đới. Theo tác giả Wahsh (1974) phân chia thảm cây ngập mặn
thế giới thành 2 nhóm chính:
-

Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương gồm: Nam Nhật Bản, Philippins, Đông Nam
Á, Ấn Độ, Bờ biển Hồng Hải, Đông Phi, Australia, New Zealand, quần đảo phía
Nam Thái Bình Dương tới tận đảo Xamoa

-

Khu vực Tây Phi, Châu Mỹ bao gồm bờ biển Châu Phi phía Đại Tây Dương,
đảo Galapagos và Châu Mỹ.
RNM chỉ có thể mọc tốt ở những vùng có khí hậu ấm và ẩm, không sống
được ở những vùng lạnh. Trên thế giới có khoảng 16.670.000ha RNM với hơn
100 loài cây, trong đó châu Á chiếm 41% diện tích (khoảng 7 triệu ha), Châu
9


Mỹ có 5.781.000ha và Châu Phi có 3.402.000ha. Hai nước có diện tích RNM
lớn nhất là Inđônexia và Braxin (mỗi nước rộng hơn 3 triệu ha) (Phan Nguyên
Hồng và cộng sự, 1997).
Trước năm 1969, trong số hơn 5000 thư mục nghiên cứu RNM thế giới
(Rollet, 1981) chưa có một tài liệu nào đề cập đến vai trò của RNM đối với hải
sản W.E. Odum là nhà khoa học người Mỹ đầu tiên tìm ra chuỗi thức ăn trong
dòng năng lượng ở vùng cửa sông Nam Florida khi trình bày luận án tiến sĩ ở
trường Đại học Miami (1969). Sau đó, Odum cùng với Heald (1972), Snedaker
và Lugo (1973) tiếp tục công bố một số tài liệu về vai trò của mùn bã thực vật

trong mạng lưới thức ăn của quần xã RNM vùng cửa sông.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng việc đánh bắt thủy sản có năng suất
cao chủ yếu ở các vùng nước nông, ven bờ, cửa sông có rừng ngập mặn. Có thể
giải thích rằng vùng ngày là nơi tập trung các chất dinh dưỡng do sông mang từ
nội địa ra và triều mang từ biển vào. Có một mối liên quan giữa sản lượng và
các loài thủy sản đánh bắt được ở rung ngập mặn. Ở miền Tây Australia, người
ta đánh giá là 67% toàn bộ các loài thủy sản có giá trị thương mại đánh bắt được
đều phụ thuộc vào rừng ngập mặn ở vùng cửa sông. Hamilton và Snedaker
(1984) cho rằng 90% các loài sinh vật biển sống ở vùng cửa sông RNM trong
suốt một hoặc nhiều giai đoạn trong chu trình sống của chúng; đối với loài thủy
sản, mối quan hệ đó là bắt buộc.
Rừng ngập mặn tác động đến điều hòa khí hậu trong vùng. Blasco (1975)
nghiên cứu khí hậu và vi khí hậu rừng đã có nhận xét: Các quần xã rừng ngập
mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên
độ nhiệt. Trên thế giới có rất nhiều ví dụ điển hình về việc mất rừng ngập mặn
kéo theo sự thay đổi vi khí hậu của khu vực…sau khi thảm thực vật không còn
thì cường độ bốc hơi nước càng tăng làm cho độ mặn của nước tăng theo. Có
nơi, sau khi rừng ngập mặn bị phá hủy, tốc độ gió của khu vực tăng lên đột ngột,
gây ra hiện tượng sa mạc hóa do cát di chuyển vùi lấp kinh rạch và đồng ruộng.
Tốc độ gió tăng lên gây ra sóng lớn làm vỡ đê đập, xói lở bờ biển. Mất rừng
ngập mặn sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa của tiểu khu vực.
Ấn Độ - Malaysia được xem là hai khu vực có nhiều loài cây ngập mặn
phong phú có chất lượng. Các cây gỗ có chất lượng nhất là Đước, Vẹt, Bần, Dà.
RNM phong phú nhất ở Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam vì
nơi đây mưa lớn, nhiều phù sa, ít sóng gió.
10


Bảng 2.1. Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới
Diện tích rừng ngập mặn


Tỷ lệ

(km2)

(%)

Nam và Đông Nam Á

75.173

41,5

Austrailia

18.789

10.4

Châu Mỹ

49.096

27.1

27.999,5

15.5

Đông Phi và Trung Đông


10.024

5.5

Tổng cộng

181.077

100

Vùng

Tây Phi

(Nguồn: Spalding, Blasco, Field, 1997)
2.3. Tổng quan nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam

2.3.1. Diện tích rừng ngập mặn
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở vùng đất ngập
nước nói chung và hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng đã được các nhà khoa
học nghiên cứu từ những năm 1943. Theo Maurand tổng diện tích rừng ngập
mặn ở Việt Nam vào năm 1943 là 400.000 ha. Theo dự án “Đánh giá tài nguyên
rừng nhiệt đới” do FAO và UNEP thực hiện đã công bố diện tích rừng ngập mặn
của Việt Nam năm 1965 là 320.000 ha (FAO, UNEP, 1981).
Năm 1971 S.Granich, Kelly và Ngyễn Hữu Ninh, trong tài liệu báo cáo về
sự ấm lên toàn cầu và Việt Nam cho biết diện tích rừng ngập mặn Việt Nam còn
295.877 ha.
Năm 1983, Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản trong cuốn “Rừng ngập
mặn Việt Nam” công bố rừng ngập mặn Việt Nam có diện tích 252.500 ha. Kết

quả này củng giống với kết quả công bố của M.L.Wilkie và cs.(2003) trong báo
cáo “Sự thay đổi diện tích rừng ngập mặn thế giới”.
Năm 1987, theo kết quả của M.D.Spalding, F.Blasco và C.D.Field, thuộc tổ
chức hệ sinh thái rừng ngập mặn thế giới (ISME) rừng ngập mặn Việt Nam có
diện tích 272.300 ha.
Năm 1991, Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam công bố diện tích rừng
ngập mặn Việt Nam là 260.000 ha.
Năm 1995, các tác giả G.Kelleher, C.Bleakley và S.Well đả báo cáo diện
tích rừng ngập mặn Việt Nam hiện có 200.000 ha.
11


Năm 1996, tại hội nghị cấp vùng ECOTONE V: Sự tham gia của cộng đồng
bảo tồn, sử dụng bền vững và phục hồi rừng ngập mặn ở Đông Nam Á. Trong
báo cáo của Mai Sĩ Tuấn về “Xây dựng chiến lược quản lý rừng ngập mặn ở
Việt Nam” đả ghi nhận diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đến năm 1996 có
154.000 ha.
2.3.2. Phân bố vùng rừng ngập mặn
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về đặc điểm của các kiểu rừng ngập mặn,
điều kiện tự nhiên, địa lý và kinh tế xã hội, để thuận lợi trong việc quản lý và
thực hiện đề án “Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008
– 2015”, vùng ven biển nước ta có thể chia thành 5 vùng:
-

Vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng Bắc Bộ (QN&ĐBBB) gồm 5 tỉnh
(Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình).

-

Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB) gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế).

-

Vùng ven biển Nam Trung Bộ (NTB) gồm 6 tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên và khánh Hòa).

-

Vùng ven biển Đông Nam Bộ (ĐNB) gồm 4 tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà
Rịa – Vũng Tàu và Thành Phố Hồ Chí Minh).

-

Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 7 tỉnh (Tiền Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau).
Phân bố diện tích quy hoạch cho mục đích phát triển RNM theo các vùng
thống kê tại bảng sau:
Bảng 2.2. Diện tích và phân bố rừng ngập mặn Việt Nam
Đơn vị: ha

TT

Địa danh

Chưa

RNM

Diện tích RNM


Tổng
diện
tích

Tổng
cộng

RTN

RT

1

Quảng Ninh và ĐBBB

88.340

37.651

19.745

17.905

50.689

2

Bắc Trung Bộ


7.238

1.885

564

1.321

5.353

3

Nam Trung Bộ

743

2

2

4

Đông Nam Bộ

61.110

41.666

14.898


5

Đồng Bằng sông Cửu Long

166.28

128.537 22.400

12

741
26.768

19.444

106.137 7.745


2
Toàn Quốc

323.71
2

209.741

57.610 152.131 113.972

(Nguồn: Rà soát, quy hoạch rừng phòng hộ ven biển – viện ĐTQHR – 2006)
Rừng ngập mặn Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông

Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh ven biển châu thổ
sông Hồng. Trong đó rừng ngập mặn phân bố và phát triển tốt ở các tỉnh phía
Nam, đặc biệt ở bán đảo Cà Mau. Ở các tỉnh phía bắc cây RNM tuy thấp và nhỏ
nhưng có giá trị phòng chống thiên tai rất lớn, đặc biệt tỷ trọng rừng tự nhiên
ngập mặn khá cao.
2.2.3. Cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng ngập mặn
Những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về cấu trúc của RNM.
Trong các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, Phan Nguyên Hồng (1993) đã
công bố 77 loài cây ngập mặn thuộc 2 nhóm được phân chia theo các điều kiện
môi trường và dạng sống khác nhau. Nhóm 1 có 35 loài cây ngập mặn thuộc 20
chi của 16 họ, nhóm này thường được gọi là cây ngập mặn “thực thụ”. Nhóm 2
có 42 loài thực vật thuộc 36 chi của 28 họ, nhóm này bao gồm các loài cây gia
nhập rừng ngập mặn thường ở các rừng thứ sinh và rừng trồng trên đất cao. Sự
phân bố địa lý rừng ngập mặn cũng thể hiện sự khác nhau giữa hai miền Nam và
miền Bắc. Ở miền Nam có 69 loài, trong khi ở miền Bắc chỉ có 34 loài.
Vũ Đoàn Thái (2005) khi nghiên cứu khả năng chắn sóng, bảo vệ bờ biển
một số kiểu cấu trúc RNM trồng ven biển Hải Phòng kết luận: RNM có tác dụng
làm giảm đáng kể độ cao của sóng trong bão. Mức độ giảm độ cao sóng trong
bão khi đi qua rừng vào bờ phụ thuộc vào kiểu cấu trúc loại RNM và hướng
sóng truyền. Đối với rừng Trang hệ số suy giảm sóng cao hơn so với rừng Bần
(rừng Trang giảm từ 80 – 88%, rừng Bần giảm từ 77 – 81%)
Hoàng Văn Thơi (2005) trong đề tài “Nghiên cứu cấu trúc RNM và mối
liên hệ giữa phân bố thực vật ngập mặn với tần suất ngập triều RNM Cà Mau”
đã đưa ra những kết luận về cấu trúc RNM ở đây: Thành phần loài thực vật ngập
mặn gồm 72 loài của 40 họ. Trong đó, nhóm cây ngập mặn chính thức bao gồm
23 loài của 12 họ và nhóm cây tham gia RNM gồm 49 loài thuộc 28 họ. Bần
trắng và Mắm đen là những loài chiếm ưu thế. Có 12 quần xã thực vật RNM ở
khu vực nghiên cứu, trong có quần xã Đước có diện tích lớn nhất và Đước là
loài có trị số giá trị của loài cao nhất, chúng quyết định cấu trúc của 7 quần xã
13



trong tổng số 12 quần xã ở khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu của Đào Văn Tấn (2005) về “Đặc điểm cấu trúc của một số
quần xã thực vật RNM tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” đã thống kê được
tổng số có 40 loài thuộc 37 chi và 24 họ thực vật có mạch phân bố trong RNM
xã Diễn Kim, Diễn Bích và Diễn Vạn, trong có có 9 loài cây ngập mặn thực sự
và 31 loài cây tham gia và di cư vào RNM. Về công dụng có 20 loài làm dược
liệu, 16 loài có khẳ năng cho gỗ củi, 7 loài cho mật nuôi ong, 18 loài cho giá trị
bảo vệ môi trường, 2 loài ăn được và 3 loài có thể sử dụng vào công dụng khác.
Lê Văn Hiển và Mai Sỹ Tuấn (2003) trong đề tài “Bước đầu nghiên cứu
năng suất rơi rụng và cấu trúc rừng tự nhiên tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy,
Giao Thủy, Nam Định” đã đưa ra một số nhận xét. Năng suất rơi rụng phụ thuộc
rất lớn vào thời tiết, năng suất của Bần chua luôn cao hơn mắm biển.Các loài
cây ngập mặn ra hoa và kết quả vào mùa mưa (tháng 5 – 9), để thuận lợi cho quá
trình nảy mầm của hạt. Tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy có 12 loài thực vật thuộc
9 họ, trong đó có 6 họ thuộc cây ngập mặn thực thụ và 3 họ thuộc cây tham gia
RNM. Mật độ cây rừng là 2,38 cây/m2 độ tàn che là 0,96 với loài cây chủ yếu
quyết định năng suất sinh học của rừng là Bần chua, Mắm biển, Sú và Trang.
Ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và trên phù sa màu mỡ nên cây RNM thường
lớn nhanh và đạt kích thước to lớn tới hàng chục mét, trử lượng rừng lên tới
hằng trăm m3/ha. Ngược lại ở những vùng Á nhiệt đới, trên đất xấu RNM
thường có dạng trảng cây bụi với chiều cao cây rừng giới hạn ở mức độ một vài
mét và tổng sinh khối không vượt quá 50 tấn/ha. Tốc độ sinh trưởng cây RNM
trong những năm đầu thường tăng lên, đến khoảng năm thứ 10 – 15 tăng trưởng
ổn định và lại bắt đầu giảm dần. Vào khoảng 35 – 40 tuổi cây rừng chuyển sang
tuổi thành thục tự nhiên, kích thước cây rừng không tăng nữa và nó bắt đầu già
cỗi, gẫy đổ (Phan Nguyên Hồng, 1987; Lee, S.Y., 1999; Đỗ Đình Sâm, 2005).
Đa dạng sinh học cây RNM ở Việt Nam được nghiên cứu từ lâu và gắn liền
với những giai đoạn phát triển. Một số công trình tiêu biểu có:

Hoàng Đức Đạt (1997), thống kê động thực vật RNM Cần Giờ gồm khu hệ
động vật không xương sống thủy sinh là 74 loài, thuộc 44 họ, 19 bộ, 6 lớp, 5
nghành; Khu hệ cá có 137 loài thuộc 39 họ, 13 bộ; Khu hệ lưỡng thê và bò sát
có 9 loài lưỡng thê, 31 bò sát trong đó có 11 loài quý hiếm; Khu hệ chim có 133
loài thuộc 47 họ, 17 bộ trong đó có 6 loài quý hiếm; Khu hệ thú có 19 loài thuộc
13 họ, 7 bộ, trong đó có 4 loài thú quý hiếm.
14


Phan Nguyên Hồng và Nguyễn Hoàng Trí (1999), các tác giả đả chú trọng
đến vai trò của RNM và xem RNM là một hệ sinh thái có năng suất cao, đặc
trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà
còn đóng vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu, lưu giử phân hủy các chất ô
nhiễm, làm sạch môi trường biển, chống gió biển, chống bảo, hạn chế xói lở, giữ
phù sa, tạo điều kiện mở rộng đất liền lấn ra biển. Scbastian Buckton và Nguyễn
Cử (1999), đã đánh giá và kết luận rằng: Nhiều vùng RNM ở đồng bằng sông
Cửu Long hiện là vùng rừng trồng thuần túy, rất hạn chế về giá trị bảo tồn. Tuy
nhiên, vùng Cần Giờ ở Thành Phố Hồ Chí Minh và vùng Duyên Hải thuộc tỉnh
Trà Vinh là nơi có RNM trồng có độ thành thục, có tầm quan trọng lớn về mặt
đa dạng sinh học.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999) đã giới thiệu các yếu tố và 10 nguyên tắc bảo
tồn của đa dạng sinh học tại RNM Cần Giờ.
Trần Hợp và Trần Hậu Giao (2001), đã khẳng định khu hệ RNM Cần Giờ
nếu được tôn tạo và bảo vệ trong khuôn khổ một khu rừng đặc dụng sẽ là một
mẫu chuẩn về RNM nhiệt đới, không những có ý nghĩa trong nước mà còn là
một đóng góp cho thế giới về chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là đối
với vùng đất ngập nước.
Lê Trình và Nguyễn Tất Đắc (2001), chứng minh và kết luận rằng: tất cả
các con sông ở khu vực Cần Giờ hiện nay đang trong tình trạng ô nhiễm chất
hửu cơ ở mức trung bình, nồng độ BOD5 trong khoảng từ 7 – 8,5 mg/L.

Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2004), đã đề cập tới con người và sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, các loài động thực vật… Chính con người
đã chuyển đổi nhiều diện tích đất và không gian vốn là nơi cư trú của động vật
hoang dã thành đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, làm nhà ở, do vậy chỉ
tính riêng gia tăng dân số cũng là nguyên nhân của sự mất mát đa dạng sinh học.
Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2004) thống kê được 51 loài cây ngập mặn
và cây tham gia RNM cùng 133 loài cây nội địa chuyển ra ven biển.
Lê Đình Thủy (2004) khi nghiên cứu về khu hệ chim ở khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Ramsar Xuân Thủy đã kết luận đây là nơi dừng chân và trú
đông quan trọng của các loài chim nước di cư, hiện nay đã quan sát được 136
loài chiếm 16,4% tổng số loài chim Việt Nam (828 loài), 31 họ chiếm 38,27%
tổng số họ chim Việt Nam (81 họ) và 14 bộ chiếm 73,68% tổng số bộ chim Việt
Nam (19 bộ). Có 79 loài chim định cư chiếm 58% tổng số loài, có 57 loài di cư
15


chiếm 42% tổng số loài, trong khu bảo tồn cũng ghi nhận 9 loài chim bị đe dọa
và sắp đe dọa ở mức toàn cầu.
Đỗ Văn Nhượng (2001) nghiên cứu về thành phần loài động vật đáy ở
RNM cửa sông Hồng nói chung trong đó có Giao Thủy – Nam Định bao gồm
138 loài. Mật độ và sinh khối của động vật đáy ở trong RNM đa dạng và phong
phú hơn phía ngoài RNM.
Theo số liệu của Viện Lâm Nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy
tính đa dạng sinh học cao với 98 loài cây RNM; ngoài ra ở các hệ sinh thái đất
ngập nước có đến 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư;
vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản. So với nghiên cứu hệ sinh
thái rừng nói chung thì RNM chưa được chú trọng nghiên cứu cũng như chưa
hiểu biết hết các giá trị cũng như tiềm năng của hệ sinh thái rừng nhạy cảm này.
2.3.4. Diễn biến rừng ngập mặn
Phá RNM và đắp bờ kè làm đầm nuôi trồng thủy sản ngăn cản sự lưu thông

nước mặn làm chết cây trong RNM xảy ra khá phổ biến tại hầu hết các tỉnh có
RNM trong toàn quốc. Điển hình một số vụ việc gần đây tại các địa phương
như: huyện Kim Sơn (Ninh Bình), các huyện An Biên và An Minh (Kiên
Giang), huyện Hòa Bình (Bạc Liêu)…Chỉ tính riêng diển biến diện tích rừng
2005 – 2006, có hơn 4.000 ha RNM là rừng tự nhiên bị mất, trong đó hơn 50%
là do chặt phá RNM làm đầm nuôi thủy sản.
Gió bão, sóng biển tàn phá rừng sụt lở. Tại nhiều địa điểm ven biển hiện
tượng sạt lở do sóng biển, hải lưu đặc biệt là ảnh hưởng của bão gây sạt lở bờ
biển, đánh bật gốc cây và đặc biệt là cây mới trồng, rừng trồng bằng trụ mầm…
Khai thác gổ củi và tài nguyên thủy sản bị lạm dụng quá mức.
Ô nhiễm môi trường do chịu ảnh hưởng nặng nề của việc thải bừa bãi các
chất thải rắn, chất thải lỏng trong sinh hoạt và công nghiệp, một số lượng lớn
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trong nông nghiệp đã đổ vào sông rạch
ảnh hưởng xấu đến RNM.
Chưa có chính sách tạo động lực thu hút người dân và cộng đồng địa
phương tham gia vào việc bảo vệ và phát triển RNM.
Theo Paul Maurand (1943), rừng ngập mặn ở Việt Nam phân bố khá rộng ở
vùng ven biển và cửa sông từ Bắc vào Nam, trừ một số đoạn bờ biển dốc, ít phù
sa ở miền Trung. Diện tích trước chiến tranh Đông Dương (1943) là 408.500ha,
16


phân bố chủ yếu ở Nam Bộ (329.000ha). Hai vùng có rừng ngập mặn tập trung
là bán đảo Cà Mau (150.000ha) và rừng Sát thuộc Biên Hòa – Sài Gòn
(40.000ha). Đến năm 1962, diện tích RNM giảm xuống còn 290.000 ha (Rollet,
1981). Năm 1982, sau 20 năm diện tích giảm còn 252.000 ha (Viện điều tra quy
hoạch rừng, 1983).

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ diện tích rừng ngập mặn qua các năm
(Nguồn: Paul Maurand, 1943; Rollet, 1981; Viện ĐTQHR, 1983, 2001,

2006;Đỗ Đình Sâm, 2005)
Có nhiều nguyên nhân làm cho diện tích rừng bị giảm sút, trong đó nguyên
nhân chủ yếu là do chiến tranh, phá rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp và gần
đây là để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên rừng ngập mặn chỉ thực sự tàn phá
trong những năm gần đây khi nghề nuôi tôm xuất khẩu trở thành mũi nhọn trong
kinh tế thị trường. Theo số liệu của Phân viện ĐTQHR Nam Bộ, tính đến 1993
diện tích rừng ngập mặn tại bán đảo Cà Mau chỉ còn 43.000ha, trong đó diện
tích các vuông tôm từ 3.000 ha năm 1983 lên gần 200.000 ha năm 1993. Hầu hết
các vuông tôm này đều có nguồn gốc từ rừng ngập mặn. Đến năm 1999 diện tích
suy giảm tới 62% so với năm 1982.
2.3.5. Công tác quản lý rừng ngập mặn
Năm 1996, Viện nuôi trồng thủy sản II trong chương trình phối hợp với Úc
đã thực hiện chương trình PN12, trong đó kết hợp giữa nuôi tôm và trồng RNM.
Chương trình đã khảo sát đánh giá về chất lượng nước và môi trường tại 12
17


điểm theo phương thức Lâm – Ngư kết hợp ở RNM đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu này tập trung vào phân tích về các yếu tố gây ô nhiễm môi trường,
còn các vấn đề liên quan đến đặc điểm tình hình rừng, các diễn biến lâm sinh,
tình hình kinh tế - xã hội và hiệu quả của nó trong phương thức lâm ngư kết hợp
chưa được quan tâm đầy đủ.
Trung tâm nghiên cứu RNM Cà Mau thuộc Viện Khoa Học Lâm Nghiệp
phía Nam cũng đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu về giao đất giao rừng, xây
dựng mô hình sản xuất kết hợp rừng – tôm. Các phương án và dự án được triển
khai và đã có một số thành công nhất định trong thực hiện phục hồi rừng và
quản lý tài nguyên rừng. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều tác giả thì nhiều
chương trình dự án quản lý dự án RNM chưa thành công. Nguyên nhân được
đưa ra đó là việc quy hoạch sử dụng đất mang tính chủ quan, nguồn vốn ít, cùng
với chủ trương chính sách của địa phương chưa đồng bộ…đã dẫn đến thất bại

của công tác quy hoạch RNM ở nhiều địa phương.
Nguyễn Hoàng Trí (1995), nghiên cứu cấu trúc chức năng hệ thống tự
nhiên và vai trò của cộng đồng trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn lợi RNM
trong khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy và những vấn đề kinh tế xã hội hổ
trợ việc xây dựng các phương án bảo vệ và quản lý RNM sau khi rừng được
phục hồi lại.
Năm 1996, Hội thảo Quốc Tế (UNESCO, MaB, Trung tâm nghiên cứu hệ
sinh thái RNM Đại Học Quốc Gia Hà Nội) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh
bàn về vấn đề “Cộng đồng nông thôn tham gia vào bảo tồn, sử dụng bền vững
và phục hồi RNM ở Đông Nam Châu Á”.
Năm 2001 ICLARM (Trung tâm thủy sản Thế Giới) đã xuất bản tài liệu
tổng hợp giới thiệu bức tranh tổng quát về quản lý thủy sản và nguồn tài nguyên
RNM ven biển Đông Nam Châu Á.
Từ năm 2002 – 2004 Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và phân
viện ĐTQHR II thuộc Bộ NN & PTNT đã thực hiện đề án nghiên cứu về pháp
luật, định chế, chính sách và giá trị kinh tế tài nguyên đất ngập nước. Tỉnh Sóc
Trăng, các hợp đồng bảo vệ rừng được tiến hành giữa năm 2000 và 2007 với các
hộ gia đình riêng lẻ với các địa phương (xã An Thạnh Nam), tiền chi trả hằng
năm là 50.000 đồng/ha. Hình thức quản lý RNM này không chỉ không thành
công mà còn không bền vững về mặt tài chính. Đồng thời tác giả giới thiệu đồng
quản lý như một hình thức mới cho quản lý RNM. Đồng quản lý dựa trên hợp
đồng tiến hành với các nhóm người hơn là các hộ gia đình riêng lẻ.
18


Trong những năm gần đây, nhiều nơi đả áp dụng các phương thức quản lý
rừng cộng đồng và đồng quản lý rừng vào quản lý RNM, thành công nhất là vườn
Quốc Gia Xuân Thủy (Nam Định). Kết quả cho thấy theo phương thức đồng quản
lý, chẳng những RNM được quản lý bảo vệ tốt hơn mà đời sống người dân vùng
rừng cũng được nâng lên nhờ khai thác bền vững các nguồn lợi từ rừng.

2.4. Vai trò về sự đa dạng sinh học ven biển
Rừng ngập mặn có nhiều thức ăn cho động vật nên có nhiều loài động vật
quý. Nhiều tài liệu cho thấy rừng ngập mặn Cà Mau trước đây có nhiều hươu,
nai, rắn, kì đà phong phú vì chúng thích ăn trứng chim và chim non, khỉ sống
thành từng đàn trong rừng.
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái rất hữu ích, nó tạo ra vật chất hữu cơ để cung
cấp cho nhiều loài sinh vật (Odum and Heald, 1975; Lee, 1989). Các vật chất hữu
cơ này có thể có ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn vùng ven biển (Alongi, 1990).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sản phẩm phân hủy từ vật rụng rừng ngập
mặn có thể là nguồn cung cấp cacbon chính cho chuỗi thức ăn vùng ven biển
nhiệt đới và cận nhiệt đới (Odum và Heald, 1972; Malley, 1978; Robertson và
Daniel, 1989; Daniel và Robertson, 1990).
Rừng ngập mặn là nơi thu hút nhiều loài chim nước và chim di cư, tạo
thành các sân chim lớn với hàng vạn con dơi quạ, trong mùa sinh sản. Ở tỉnh Cà
Mau có 10 sân chim, dơi quạ, trong đó sân chim lớn nhất là Tân Khánh rộng 130
ha được coi là sân chim lớn nhất Đông Nam Á. Rừng ngập mặn Việt Nam có
nhiều loài chim quý hiếm của thế giới như các loài Cò thìa, Già dẫy, Hạc cổ
trắng…(Võ Quý, 1984).
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng, là
nguồn cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất vùng ven biển, là nơi sinh đẻ, nuôi
dưỡng, hoặc nơi sống lâu dài cho nhiều hải sản có giá trị như tôm, cá, cua, sò.
RNM được sử dụng làm củi đốt, vật liệu làm nhà ở nông thôn, và quan
trọng hơn đây chính là nơi sinh sản, nuôi dưỡng, và cung cấp thức ăn cho nhiều
loài tôm cá có giá trị thương phẩm cao (Lee, 1995; Rasolofo, 1997; Slim và
cộng sự, 1997; Athithan và Ramadhas, 2000). Những nghiên cứu gần đây nhất
cho thấy rằng RNM góp phần gia tăng sản lượng của nhiều quần thể thủy sinh
vật sống gần dãy san hô ngầm (Mumby và cộng sự, 2004). RNM còn cung cấp
chất hữu cơ và dinh dưỡng như chất đạm và lân cho vùng ven biển từ sự phân
hủy của vật rụng, từ đây hình thành chuỗi thức ăn từ những mảnh vỡ vụn của vật
19



rụng, và chuỗi thức ăn này là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các loài thủy
sản ven biển (Alongi, 1990). Do vậy, vai trò của rừng ngập mặn đối với hệ sinh
thái ven biển chính là nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản nhất là tôm và
cá, và chắc chắn rằng sản lượng khai thác thủy sản tại đây phụ thuộc vào diện
tích rừng ngập mặn trong vùng.
Nguồn thức ăn đầu tiên, phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài thủy
sản là mùn bã hữu cơ. Đó là sản phẩm của quá trình phân hủy xác thực vật, bao
gồm lá, cành, chồi, rễ của rừng ngập mặn. Theo Snedaker (1978) lượng rơi của
cây ngập mặn ở Nam Florida là 10.000 – 14.000kg/khô/ha/năm, riêng lá chiếm
79,71%. Hàng năm rừng Đước ở Cà Mau cung cấp cho hệ sinh thái rừng ở đây
8.400 – 12.000kg/lá/ha (Phan Nguyên Hồng và Nguyễn Hoàng Trí, 1986). Khi
lá còn ở trên cây đã có một số loài nấm sống trên đó, một số chui sâu vào biểu
bì, một số sống trên mặt lá. Khi lá rụng xuống sau 24 giờ ngập nước triều đầu
tiên, lá đã bị các vi sinh vật phân hủy. Trong quá trình phân hủy, lượng đạm trên
các mẫu lá tăng 2,2 lần so với ban đầu (Kaushik và Hynes, 1971).
Khi nghiên cứu về vi sinh vật ở miền nam Thái Lan, Chalermpongse
(1989) đã phát hiện 59 loài nấm tham gia phân hủy vật rơi rụng của cây ngập
mặn ở Ranong.
Rừng ngập mặn vừa cung cấp thức ăn trực tiếp (mùn bã, lá, quả rụng) vừa
gián tiếp qua các động vật ăn mùn làm mồi cho các loài cá lớn và một số động
vật ăn thịt khác. Do đó, thành phần hệ động vật trong rừng ngập mặn phong phú
và đa dạng. Qua điều tra sơ bộ vùng rừng ngập mặn Minh Hải có 64 loài cá
thuộc 35 họ (Yên, 1986), 25 loài tôm (Thương, 1990), 9 loài lưỡng cư, 22 loài
bò sát (Sáng và Cúc, 1987), 67 loài chim, 21 loài thú (Dực, 1989).
Jeyaseelan (1998) đã điều tra, nghiên cứu, mô tả đặc điểm sinh học, sinh
thái, phân bố địa lý và nơi đánh bắt của 57 loài cá đẻ trứng và có ấu trùng sống
trong vùng kênh rạch RNM châu Á, trong số đó chúng tôi đã liệt kê được 39 loài
tìm thấy ở Việt Nam (Hồng (chủ biên), 1999).

Với vai trò vừa là nơi bảo vệ, nuôi dưỡng con non, con giống vừa cung
cấp thức ăn, RNM đóng góp một cách đáng kể vào sản lượng thủy sản.
Quanh năm lá rơi xuống kênh rạch và trên sàn rừng, rồi lại được nước triều
mang đi, quá trình phân hủy cũng diễn ra liên tục, kể cả mùa khô, mùa mưa.
Ở những vùng đất cao, lá rơi xuống chưa được nước triều mang đi ngay
thì chúng lại bị phân hủy tại chỗ, phần lớn do các loài động vật đất (ốc, sò,
20


còng…) trên sàn rừng. Sản phẩm của quá trình phân hủy này hầu hết là các chất
hữu cơ dễ tan, tập trung ở các lớp đất mặt. Sau một thời gian, lá tiếp tục rơi và
các hợp chất hữu cơ tăng lên dần. Cuối cùng khi toàn bộ khu vực ngập nước
triều, các chất hữu cơ này theo nước triều tràn ra kinh rạch, cửa sông, làm giàu
thêm nguồn thức ăn cho cả một vùng cửa sông và vùng biển nông.
Chỉ trong vài chục năm trở lại đây, một diện tích đáng kể rừng ngập mặn
ở Cà Mau đã bị khai phá làm đầm tôm quảng canh. Hậu quả là vẻ đẹp cảnh quan
mất đi kèm theo hang chục ngàn ha đất bị hoang hóa. Nhiều kênh rạch trước đây
là nơi cung cấp thức ăn, nơi nuôi dưỡng ấu trùng tôm cá, nay bị cát vùi lấp, khí
hậu oi bức và khắc nghiệt cùng nạn ô nhiễm bao trùm cả một vùng rộng lớn.
Một ví dụ điển hình là việc mất rừng do chất độc hóa học của Mỹ đối với rừng
ngập mặn ở miền Nam Việt Nam. Hàng chục ngàn ha rừng bị phá trụi, đất bị
phơi dưới ánh nắng mặt trời, nồng độ muối trên lớp đất mặt Cần Giờ có nơi lên
đến 35 – 40%. Thảm thực vật rừng mất đi ảnh hưởng đến toàn bộ sinh thái, các
điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu của khu vực. Sau khi phục hồi rừng, cảnh
quan và khí hậu để thay đổi theo chiều hướng tốt và thành phố Hồ Chí Minh coi
đây là lá phổi của thành phố.
Sự phát triển của rừng ngập mặn và mở rộng diện tích đất bồi là 2 quá
trình luôn luôn đi kèm nhau, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nhìn chung những
bãi bồi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, có nguồn giống và được bảo
vệ đều có cây ngập mặn. Các dãy rừng ngập mặn đều có thể thấy trên đất bùn

mềm, đất sét pha cát, cát và ngay cả trên các vỉa san hô (Snedaker, 1978, 1982).
Ở những vùng đất mới bồi có độ mặn cao, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các
thực vật tiên phong thuộc chi mắm, bần ổi. Tại những vùng cửa sông có độ mặn
thấp hơn thường là Bần chua.
Rễ cây ngập mặn đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày
đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Chúng vừa ngăn chặn có
hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm trầm
tích lắng đọng. Mặt khác, rừng ngập mặn có tác động hạn chế xói lở và các quá
trình xâm thực bờ biển.
Ở Việt Nam, trong các loài cây ngập mặn đã được thống kê, một số loài
có thể sắp xếp vào các nhóm công dụng chủ yếu sau (Phan Nguyên Hồng và
Hoàng Thị Sản, 1984, 1993). Trong rừng ngập mặn có đến 30 loài cây cho gỗ,
than củi; 14 loài cây cho Tanin; 24 loài cây làm phân xanh, cải tạo đất hoặc giữ
21


đất; 21 loài dung làm thuốc; 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 21 loài cây cho mật
ong nuôi; 1 loài cho nhựa sản xuất nước giải khát, đường, cồn.
Ngoài ra còn một số loài cây sử dụng cho công nghiệp như làm nút chai, cốt
mũ, cho sợi. Cũng còn một số công dụng chưa được chú ý như làm giấy, ván ép.
Trong số những loài cây cho gỗ, thường người ta chỉ tính đến 5 – 6 loài
phổ biến và cho trữ lượng lớn như các chi đước, mắm, vẹt, cóc. Nhưng cũng tùy
từng vùng, điều kiện sinh thái và kích thước của cây khác nhau nên sử dụng
cũng khác nhau. Nhiều loài cho vỏ có thể làm ván ép.
Ở Ngọc Hiển (Cà Mau) Đước là nguồn gỗ có giá trị. Trữ lượng trong các
rừng đước tự nhiên của Ngọc Hiển, ở tuổi 30 là 210 m 3/ha; có những khu vực
đạt tới 450 – 600 m3/ha (Viện ĐTQHR, 1985). Các tài liệu nghiên cứu bước đầu
về tăng trưởng cho thấy rằng các loài Đước ở Cà Mau, lượng tăng trưởng bình
quân về đường kính là 0,6 – 0,7 cm/năm, về chiều cao là 0,6 – 0,8 m/năm, về thể
tích là 7,2 m3/ha/năm. Đối với Mắm trong các rừng tự nhiên ở tuổi 20 - 30,

lượng tăng trưởng bình hằng năm là 4 – 6 m 3/ha/năm. Loài Vẹt tách tăng trưởng
về đường kính là 0,48 cm/năm, chiều cao là 0,64 m/năm (Viện ĐTQHR, 1985).
Nhìn chung các lâm phần tự nhiên có mật độ cây cao thì lượng tăng trưởng hàng
năm cũng đạt tới 15 – 20 m3/ha/năm.
Các loại gỗ của rừng ngập mặn thích hợp với nhiều công dụng: phần lớn
được dùng làm cột kèo, xẻ ván làm sàn nhà, đóng các đồ dùng thông thường của
địa phương. Ở nhiều nước cũng dùng làm gỗ tà vẹt, chống lò.
Than Đước, Vẹt được ưa chuộng, phần lớn than đều ít khói, nhiệt lượng
cao: 1kg than đước cho 6.675 kcal và than Vẹt là 6.375 kcal. Than Đước còn
được dùng trong kĩ nghệ luyện kim. Loại than cốc vàng được dùng để chạy máy
tàu trong thời đại chiến thế giới thứ II.
Các cây ở rừng ngập mặn cũng cung cấp một lượng củi quan trọng, nhiều
loại cho củi tốt, nhiệt lượng cao ít khói. Trước đây nhân dân vùng ven biển
Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình thường dùng củi lấy từ rừng
ngập mặn. Như ở Hải Phòng năm 1960 đã khai thác 18.000 tấn củi từ RNM ở
đảo Đình Vũ và vùng lân cận. Việc phát triển trồng rừng ở bãi lầy ngập mặn ven
biển sẽ tạo ra một nguồn cung cấp củi đáng kể. Từ năm 1978 đến nay ngành
Lâm Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã trồng được 20.000ha rừng Đước trên
đất bị chất độc hóa học tàn phá, không những đã cải tạo môi trường ở đây mà

22


còn cùng cấp một lượng lớn củi cho nhân dân thành phố, bình quân mỗi ha rừng
10 tuổi tỉa thưa lấy được 6 – 7 ster củi và gỗ.
Một sản phẩm quan trọng khác của rừng là Tanin. So với các loài thực vật
khác, lượng Tanin của vỏ nhiều cây ngập mặn khá cao và chất lượng tốt. Tỉ lệ
Tanin ở các loài biến động từ 4,6 – 35,5%. Tanin được dùng trong công nghệ
thuộc da, nhuộm vải sợi, nhuộm lưới đánh cá, làm keo dán, trong công nghệ
dược phẩm, kỹ nghệ in…tùy từng vùng mà khai thác các loại vỏ khác nhau.

Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng chủ yếu khai thác các loại vỏ Vẹt,
Trang, Sú còn ở Nam Bộ khai thác vỏ Đước, Dà (Nguyễn Hoàng Trí, 1986). Vỏ
của một số loài cây có khả năng phục hồi rất nhanh, nên có thể bóc vỏ lâu dài,
khoảng cách giữa hai lần bóc vỏ là 5 năm. Ngoài những cây chủ yếu cung cấp
gỗ, than, củi, tannin, còn phải kể đến Dừa nước. Giá trị của Dừa nước từ bao đời
nay người dân vùng ven biển, cửa sông đã biết dùng lá dừa nước để lợp nhà, làm
vách, các dụng cụ trong gia đình như chổi, gàu múc nước, giỏ, túi xách…
Thực vật làm dược liệu: Nhân dân Việt Nam và các nước có rừng ngập
mặn từ lâu đời đã sử dụng cây ngập mặn làm thuốc nam chữa các bệnh thông
thường, đặc biệt là trong hai chiến tranh. Nhờ sử dụng thuốc từ các cây trong
rừng ngập mặn nên phát hiện ra nhiều loài cây chữa bệnh giá trị.

23


PHẦN 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu chung
Cung cấp cơ sở khoa học, các thông tin về thành phần cây ngập mặn và kỹ
thuật gây trồng các loài cây này ở địa bàn nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
quản lý bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn một cách hiệu quả nhằm ứng phó
với hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hiện trạng phân bố, sinh cảnh rừng ngập mặn trên địa bàn nghiên cứu.


-

Xác định thành phần các loài cây ngập mặn trên địa bàn nghiên cứu.

-

Nắm được các kỹ thuật đã gây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây ngập mặn như tác động người dân, các yếu tố tự nhiên, các
yếu tố khác…

-

Đề xuất biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển RNM tại hạ lưu sông Thạch
Hãn
3.2. Nội dung nghiên cứu

-

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu (vị trí địa lí, khí hậu, địa
hình, đất đai, tài nguyên…).

-

Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu (dân số, tình hình sản xuất
nông lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng, nguồn thu nhập của người dân…).

-

Đặc điểm rừng ngập mặn vùng hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị


+

Đặc điểm phân bố

+

Cấu trúc tổ thành

+

Cấu trúc mật độ

+

Cấu trúc tầng thứ.

-

Đa dạng thành phần các loài cây ngập mặn tại địa bàn nghiên cứu:
24


+

Đa dạng loài

+

Đa dạng về dạng sống.


-

Thực trạng gây trồng các loài cây ngập mặn tại địa bàn nghiên cứu.

-

Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn tại địa
bàn nghiên cứu.
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Thảm thực vật rừng ngập mặn tại khu vực hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng
Trị.
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về thời gian:Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ
ngày 05/01/2015 đến 08/05/2015
b. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại khu vực hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.
3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
-

Thu thập thông tin, kế thừa các tài liệu đã có về rừng ngập mặn.

-


Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu
vực nghiên cứu và các tài liệu tham khảo có liên quan khác.

-

Lịch sử nghiên cứu và các tài liệu liên quan về đối tượng nghiên cứu.

-

Số liệu về môi trường tự nhiên như diện tích đất, mặt nước.

-

Thu thập các tài liệu có liên quan, các chính sách về quản lý bảo vệ tài nguyên
rừng tại địa bàn nghiên cứu…
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a. Thu thập thông tin các loài nghiên cứu trước khi khảo sát thực địa bao
gồm các phương pháp

-

Điều tra quan sát thực địa.

-

Thừa kế số liệu của các nghiên cứu trước đây.
25



×