Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây lim xanh (erythrophleum fordii oliver) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Lim
xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn vườn ươm tại
tỉnh Thừa - Thiên Huế

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Việt

Lớp

: Quản lý TNR & môi trường 45B

Thời gian thực tập

: Từ 05/01 đến 08/05/2015

Địa điểm thực tập

: Công ty TNHH DV & TV NLN Đồng Tiến

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Hồ Đăng Nguyên
Bộ môn


: QL TNR & môi trường

NĂM 2015


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tân
tình của các cá nhân và tập thể, trong thời gian thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Lâm
Nghiệp cùng toàn thể thầy cô giáo trong trường Đại học Nông
Lâm Huế đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức cần thiết
cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến thầy
giáo Th.S Hồ Đăng Nguyên – người đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới lãnh đạo và ban giám đốc Công ty
Lâm Nghiệp Đồng Tiến. Đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
để tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin cám ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Báo cáo được hoàn thành trong thời gian có hạn, bên cạnh đó
thì do trình độ, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên
Báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp
ý kiến từ thầy cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Việt



DANH MỤC BẢNG
BẢNG 3.1. BỐ TRÍ CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM.....................................................................................19
BẢNG 3.2. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG.......................................................................20
BẢNG 4.1. KÍCH THƯỚC HẠT GIỐNG LIM XANH........................................................................................24
BẢNG 4.2. ĐỘ THUẦN HẠT GIỐNG....................................................................................................................25
BẢNG 4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ XỬ LÝ HẠT ĐẾN KHẢ NĂNG NẢY MẦM CỦA HẠT
GIỐNG..........................................................................................................................................................................26
BẢNG 4.4. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ XỬ LÝ HẠT GIỐNG
........................................................................................................................................................................................26
BẢNG 4.5. BIỂU THỊ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÔNG THỨC PHÂN CHUỒNG.................................................28
BẢNG 4.6. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG ĐẾN TỈ LỆ SỐNG CỦA HÀM
LƯỢNG PHÂN CHUỒNG HOAI............................................................................................................................29
BẢNG 4.7. BIỂU THỊ ĐƯỜNG KÍNH GỐC TRUNG BÌNH CỦA HÀM LƯỢNG PHÂN CHUỒNG.......29
BẢNG 4.8. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG ĐẾN SINH TRƯỞNG ĐƯỜNG
KÍNH GỐC HÀM LƯƠNG PHÂN CHUỒNG HOAI..........................................................................................30
BẢNG 4.9. BẢNG BIỂU THỊ CHIỀU CAO TRUNG BÌNH CỦA HÀM LƯỢNG PHÂN CHUỒNG HOAI
........................................................................................................................................................................................31
BẢNG 4.10. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI
CHIỀU CAO HÀM LƯỢNG PHÂN CHUỒNG....................................................................................................32
BẢNG 4.11. BẢNG BIỂU THỊ SỐ LÁ TRUNG BÌNH CỦA CÔNG THỨC PHÂN CHUỒNG..................32
BẢNG 4.12. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI SỐ
LÁ HÀM LƯỢNG PHÂN CHUỒNG......................................................................................................................33
BẢNG 4.13. BIỂU THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG SUPER LÂN TỚI TỈ LỆ SỐNG....................33
BẢNG 4.14. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG ĐẾN TỈ LỆ SỐNG CỦA HÀM
LƯỢNG PHÂN SUPER LÂN...................................................................................................................................34
BẢNG 4.15. BIỂU THỊ ĐƯỜNG KÍNH GỐC TRUNG BÌNH CỦA HÀM LƯỢNG PHÂN SUPER LÂN 35
BẢNG 4.16. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ LOẠI ĐƯỜNG KÍNH GỐC HÀM LƯỢNG PHÂN
SUPER LÂN.................................................................................................................................................................36
BẢNG 4.17. BẢNG BIỂU THỊ CHIỀU CAO TRUNG BÌNH CỦA HÀM LƯỢNG PHÂN SUPER LÂN.37

BẢNG 4.18. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG CHIỀU CAO CÔNG THỨC
PHÂN SUPER LÂN....................................................................................................................................................37
BẢNG 4.19. BẢNG BIỂU THỊ SỐ LÁ TRUNG BÌNH CỦA HÀM LƯỢNG PHÂN SUPER LÂN............38
BẢNG 4.20. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG SỐ LÁ HÀM LƯỢNG PHÂN
SUPER LÂN.................................................................................................................................................................38
BẢNG 4.21. BIỂU THỊ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÔNG THỨC CHE BÓNG........................................................39
BẢNG 4.22. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ CÁC BIẾN ĐỘNG ĐẾN TỈ LỆ SỐNG CHẾ ĐỘ
CHE BÓNG..................................................................................................................................................................40
BẢNG 4.23. BẢNG BIỂU THỊ ĐƯỜNG KÍNH GỐC TRUNG BÌNH CỦA CHẾ ĐỘ CHE BÓNG............40
BẢNG 4.24. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ĐƯỜNG KÍNH GỐC CỦA CHẾ ĐỘ CHE BÓNG.......41
BẢNG 4.25. BẢNG BIỂU THỊ CHIỀU CAO TRUNG BÌNH CỦA CHẾ ĐỘ CHE BÓNG.........................41
BẢNG 4.26. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI CHIỀU CAO CHẾ ĐỘ CHE BÓNG...............................42
BẢNG 4.27. BẢNG BIỂU THỊ SỐ LÁ TRUNG BÌNH CỦA CHẾ ĐỘ CHE BÓNG.....................................43


BẢNG 4.28. BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI CHIỀU CAO CHẾ ĐỘ CHE BÓNG...............................43


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
HÌNH 2.1. CÂY LIM XANH VÀ HẠT LIM XANH...............................................................................................3
BIỂU ĐỒ 4.1. BIỂU THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC ẤM TỚI TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG. .26
BIỂU ĐỒ 4.2. BIỂU THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG PHÂN CHUỒNG TỚI SINH TRƯỞNG
ĐƯỜNG KÍNH GỐC..................................................................................................................................................30
BIỂU ĐỒ 4.3. BIỂU THỊ ẢNH HƯỞNG HÀM LƯỢNG PHÂN SUPER LÂN TỚI SINH TRƯỞNG
ĐƯỜNG KÍNH GỐC..................................................................................................................................................35
BIỂU ĐỒ 4.4. BIỂU THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC CHE BÓNG TỚI SINH TRƯỞNG CHIỀU
CAO...............................................................................................................................................................................42
HÌNH 4.1. THUỐC TRỪ SÂU EAGLE 50WDG...................................................................................................45

DANH MỤC HÌNH VẼ

HÌNH 2.1. CÂY LIM XANH VÀ HẠT LIM XANH...............................................................................................3
HÌNH 4.1. THUỐC TRỪ SÂU EAGLE 50WDG...................................................................................................45


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................................................3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH VẼ...............................................................................................................................................5
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................................6
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................................................................8
PHẦN 1...........................................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................................1
PHẦN 2...........................................................................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................................3
2.1. CÂY LIM XANH VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI.....................................................................................................3
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÂY LIM XANH..............................................................................................................................4
2.2.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................................................................4
2.2.2. Đặc điểm sinh thái.................................................................................................................................5
2.3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG............................................................................................................................................5
2.4. CƠ SƠ LÝ LUẬN , THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU CÂY LIM XANH............................................................................6
2.4.1. Trên thế giới...........................................................................................................................................6
2.4.2. Ở Việt Nam.............................................................................................................................................6
2.4.3. Thực trạng những năm gần đây.............................................................................................................6
2.5. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NHÂN GIỐNG TỪ HẠT.................................................................................................8
2.6. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HẠT GIỐNG KHI NẢY MẦM..............8
2.7. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NHÂN GIỐNG TỪ HẠT................................................................10
2.7.1. Nhân tố ngoại sinh...............................................................................................................................10
2.7.2 Nhân tố nội sinh....................................................................................................................................11
2.7.2.1 Thành phần các chất có trong hạt........................................................................................................................11
2.7.2.2 Khả năng thấm của vỏ hạt...................................................................................................................................11


2.7.3 Kỹ thuật xử lý hạt giống, gieo ươm cây Lim xanh................................................................................11
PHẦN 3.........................................................................................................................................................................13
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG.............................................................................................13
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................................................13
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................................................................13
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................................................................................13
3.2.1. Thời gian nghiên cứu...........................................................................................................................13
3.2.2. Không gian nghiên cứu........................................................................................................................13
3.2.3. Giới hạn nghiên cứu.............................................................................................................................13
3.3. MỤC TIÊU.....................................................................................................................................................13
3.3.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................................................13
3.3.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................................................14
3.4. NỘI DUNG.....................................................................................................................................................14
3.4.1. Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống.....................................................................................14
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây con ở giai
đoạn vườn ươm..............................................................................................................................................14
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................................................14
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................................................................14
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................................................................14
3.5.2.1. Phương pháp xác định điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu........................................................................14
3.5.2.2. Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống..................................................................................................14
3.5.2.3. Phương pháp chuẩn bị giá thể và bố trí thí nghiệm..........................................................................................16

3.5.3. Tiến hành xử lý số liệu.........................................................................................................................19


PHẦN 4.........................................................................................................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................................................................................22
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................................22

4.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................................................22
Lịch sử hình thành..........................................................................................................................................22
4.1.3. Vài nét về kinh tế của Thị xã Hương Thủy...........................................................................................22
4.1.4 Địa điểm bố trí thí nghiệm....................................................................................................................23
4.1.4.1. Xã Thủy Bằng - Thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế....................................................................23
4.1.4.2. Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch Vụ và Tư Vấn Nông Lâm Nghiệp Đồng Tiến......................................23

4.2. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT GIEO ƯƠM CỦA HẠT GIỐNG CÂY LIM XANH............................................................24
4.2.1. Kích thước của hạt...............................................................................................................................24
4.2.2. Độ thuần, khối lượng hạt.....................................................................................................................24
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ XỬ LÍ HẠT GIỐNG................................................................................................25
4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ CHẾ ĐỘ CHE BÓNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY LIM
XANH GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM..............................................................................................................................27
4.4.1. Sự ảnh hưởng của các hàm lượng phân chuồng hoai đến sinh trưởng cây Lim xanh tại vườn ươm. .27
4.4.1.1. Ảnh hưởng của hàm lượng phân chuồng tới tỉ lệ sống......................................................................................28
4.4.1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng phân chuông hoai tới sinh trưởng chiều cao.........................................................31
4.4.1.4. Ảnh hưởng của hàm lượng phân chuồng hoai tới sinh trưởng số lá.................................................................32

4.4.2. Ảnh hưởng của hàm lượng phân super tới sinh trưởng cây Lim xanh giai đoạn vườn ươm...............33
4.4.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng phân super lân tới tỉ lệ sống...................................................................................33
4.4.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng phân super lân tới sinh trưởng đường kính gốc....................................................34
4.4.2.3. ảnh hưởng của hàm lượng super lân tới sinh trưởng chiều cao.........................................................................36
4.4.2.4. ảnh hưởng của hàm lượng phân super lân tới sinh trưởng về số lá...................................................................37

4.4.3. Ảnh hưởng của chế độ che bóng tới sinh trưởng cây Lim xanh trong giai đoạn vườn ươm...............39
4.4.3.1. Ảnh hưởng của chế độ che bóng tới tỉ lệ sống...................................................................................................39
4.4.3.2. Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng đường kính gốc...................................................................40
4.4.3.3. Ảnh hưởng của các chế độ che bóng đến sinh trưởng chiều cao......................................................................41
4.4.3.4. Ảnh hưởng của các chế độ che bóng tới sinh trưởng số lá................................................................................43


4.5. CHĂM SÓC CÂY CON Ở VƯỜN ƯƠM..............................................................................................................44
PHẦN 5.........................................................................................................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................................................46
5.1 KẾT LUẬN......................................................................................................................................................46
5.2. TỒN TẠI........................................................................................................................................................46
5.3. KIẾN NGHỊ....................................................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................48


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trước những yêu cầu về thực tế, của xã hội và nghành Lâm nghiệp. Về việc
cung cấp nguồn giống, cây giống đặc biệt là cây bản địa ngày càng cao trên địa
bàn. Đề tài nghiên cứu một phần nào đó giúp người dân tìm ra phương thức hiệu
quả để nhân giống cây Lim xanh từ hạt. Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các hộ gia
đình, các công ty Lâm Nghiệp.Từ những vấn đề trên tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophleum
fordii Oliver) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Thừa - Thiên Huế’’.
Đề tài gồm hai mục tiêu chung một là nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ
hạt cây Lim xanh, hai là những yếu tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng tới sinh
trưởng của con Lim xanh tại giai đoạn vườn ươm. Mục tiêu cụ thể của đề tài
là:Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt cây Lim xanh với các công thức nước
ấm khác nhau từ đó tìm ra công thức để hạt nảy mầm với tỷ lệ cao nhất.Nghiên
cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng (ánh sáng), thành phần phân bón đến sinh
trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Từ đó tìm ra công thức để cây
con sinh trưởng tốt nhất trong giai đoạn vườn ươm.
Phương pháp thu thập số liệu của đề tài là thu thập và kế thừa các tài liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các trang mạng, báo khoa học, các nghiên cứu
báo cáo có liên quan đến đề tài. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp đo đếm
nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống và chỉ tiêu hạt giống Lim xanh.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước ấm tới khả năng nảy mầm của hạt

giống. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng và hàm lượng phân bón đến
sinh trưởng của cây Lim xanh giai đoạn vườn ươm. Phương pháp xử lý số liệu
của bài gồm có, tính tổng và tính trung bình tìm ra kích thước bình quân của hạt
giống, phương pháp đo đếm, ghi chép số liệu vào phiếu lập sẵn, tính tổng và
phân tích phương sai một nhân tố đối với các thí nghiệm về nảy mầm của hạt,
ảnh hưởng của chế độ che bóng tới sinh trưởng, ảnh hưởng của hàm lượng phân
tới sinh trưởng, so sánh tiêu chuẩn t (student).
Những kết quả nổi bật trong quá trình nghiên cứu như sau. Đã tìm ra kích
thước bình quân, độ thuần của hạt giống Lim xanh, mùa thu hái và bảo quản.
Qua nghiên cứu đã tìm ra công thức xử lý nước ấm tốt nhất cho hạt giống nảy
mầm với tỉ lệ cao nhất. Với kết quả của việc nghiên cứu về sinh trưởng của cây
Lim xanh tại vườn ươm. Đã tìm ra công thức phân và chế độ che bóng hợp lý để
cây Lim xanh sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó tìm ra những khó
khăn khi gieo ươm và chăm sóc cây con Lim xanh ở giai đoạn vườn ươm.


Qua những nghiên cứu đề tài có kết luận bám sâu vào thực tế làm đề tài. Về
kết luận; Từ việc đo đếm các chỉ tiêu hạt giống ta tìm ra kích thước bình quân
của hạt giống Lim xanh, có chiều dài bình quân là 1,49cm, chiều rộng bình
quân là 1,11cm và có bề dày bình quân là 0,51cm.Qua đó ta tìm ra công thức xử
lý hạt giống tốt nhất với mức nhiệt độ 550C đến 650C với tỉ lệ nảy mầm là
78,67%. Thời gian hạt bắt đầu nảy mầm khi ủ hạt là ngày thứ 3, thời gian hạt
nảy mầm nhiều nhất ngày thứ 7 đến thứ 8 và thời gian không còn này mầm kể từ
ngày thứ 13. Qua đề tài đã tìm ra công thức phân tốt cho sinh trưởng đường kính
gốc là công thức phân 20% phân chuồng + 80% đất đồi núi, công thức phân 4%
super lân + 96% đất đồi núi. Ta tìm ra chế độ che bóng tốt nhất cho sinh trưởng
chiều cao cây là chế độ che bóng từ 50% - 75%.
Qua đó cũng có những kiến nghị những điều không và chưa làm được ở đề
tài. Đối với các kết quả thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cần làm
lại các thí nghiệm này theo hướng mở rộng dung lượng cũng như các khoảng

cách giữa các thang công thức thí nghiệm. Cần phải nghiên cứu thêm phương
pháp giâm hom chồi ngọn để nâng cao khả năng nhân giống cho cây Lim xanh.
Đồng thời nghiên cứu thêm về phương pháp xử lý hạt giống bằng hóa chất làm
cơ sở cho việc xử lý hạt giống tốt hơn, nâng cao tỷ lệ nảy mầm. Lim xanh loài
cây có giá trị kinh tế rất và rất phù hợp trong quá trình trồng xen canh hay trồng
xen dưới tán rừng nghèo. Việc này rất tốt cho việc nâng cao giá trị cho các khu
rừng nghèo. Lim xanh là loài cây rất dễ sâu gây hại, nên phải tiến hành theo dõi
sâu thường xuyên, phòng trừ kịp thời.


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Cây Lim Xanh còn có tên khoa học là erythrophleum fordii oliver theo
Gane (1908), còn được gọi với tên khác là “Lim hoặc Thiết lim” thuộc phân họ
Vang - Họ vang (ceasalpiniacece). Là cây thân gỗ lớn chiều cao đạt từ 37 - 45m,
đường kính thân đạt đạt 200 - 250cm. Lá lúc non võ có màu xanh xám bạc với
các vệt màu nâu nhạt, khi già có màu nâu sẫm, nứt ô vuông bong vẩy, có nhiều
bì không nổi rõ. Gốc có bạnh vè nhỏ, tán lá phát triển xanh rậm quanh năm,
cành nhánh cong queo có nhiều nhánh mắt. Lim xanh có thể tái sinh trong tự
nhiên nhưng rất ít và Lim xanh có thể trồng bằng nhiều cách như trồng cây con
tái sinh trong tự nhiên, bằng cách ươm từ hạt hay trồng cây tái tái sinh cấy vào
bầu trong vườn ươm và giâm hom từ hom ngọn của cây Lim xanh [18].
Lim xanh là loài cây gỗ quý là một trong tứ thiết (4 loại gỗ quý của Việt
Nam là: Đinh, Lim, Sến, Táu ) gỗ giác của cây Lim xanh khi mới chặt hạ có màu
xanh vàng để lâu chuyển dần màu nâu sẫm. Gỗ giác của cây Lim xanh rất cứng ít
bị mối mọt nên được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà chùa, đền thờ...,võ cây
Lim xanh còn được coi là giàu tanin chứa khoảng 15,21%, chất tanin có chức
năng liên kết với các protein làm cho da thú ko bị hỏng và bảo quản được lâu hơn.
Rễ cây Lim xanh còn có nốt sần có chức năng cố định đạm tăng dinh dưỡng cho
đất, ngoài ra khi chết rễ cây Lim xanh phân hủy tạo giá thể tốt cho Nấm Lim xanh

(Ganoderma lucida) một loài nấm thuốc bổ rất quý phát triển. Cây Lim xanh có
tán rộng nên rất thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ, rừng bảo về nguồn nước.
Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian cho biết, gỗ lim khá độc nên thường không
dùng làm giường ngủ vì sẽ làm đau mình mẩy. Từ những ưu điểm là loài cây bản
địa có giá trị về gỗ cao, nó còn có giá trị về công nghiệp, giá trị về phòng hộ đa
dạng thành phần loài và hơn hết là góp phần rất lớn vào xóa đói giảm nghèo cho
người dân, bởi giá trị kinh tế nó mang lại là rất lớn.
Tuy nhiên việc nhân giống của loài cây này còn gặp rất nhiều khó khăn,
nguồn cây giống thông qua tái sinh tự nhiên còn rất ít mà việc gieo ươm từ hạt gặp
rất nhiều khó khăn và chưa có được kĩ thuật một cách tốt nhất. Việc phát triển và
trồng cây Lim xanh ở các tỉnh miền trung và đặc biệt ở Tỉnh Thừa-Thiên Huế sẽ
góp phần rất lớn vào việc xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội ở những khu vực này
và hơn hết nữa là bảo về được giống cây trồng có giá trị cao. Nó đòi hỏi số lượng
cao về cây giống Lim xanh trên địa bàn tỉnh, và khu vực miền trung.
Hơn nữa là loài cây bản địa nên Lim xanh có khả năng thích ứng với điều
1


kiện tự nhiên ở địa phương. Việc gây trồng loài cây này sẽ có nhiều thuận lợi,
không mất nhiều thời gian để nghiên cứu mà có thể chỉ qua thực nghiệm để rút
ra biện pháp kỹ thuật phù hợp để phát triển ra quy mô lớn. Tuy nhiên đối với
loài Lim xanh việc gây trồng loài cây này lại gặp nhiều khó khăn từ khâu bảo
quản, chọn giống đến khâu tạo cây con , chăm sóc…Đã có nhiêu người quan
tâm đến vấn đề này nhưng cho đến nay vẫn chưa có một thông tin kỹ thuật nào
về đặc tính sinh học, kỹ thuật cất giữ, xử lý hạt giống, gieo ươm, hay chăm sóc
cây con…
Cây Lim xanh là một loài cây có giá trị cao nhưng ngày càng khan hiếm
trong tự nhiên, nguồn giống cây con rất khó khăn và đặc biệt là chưa có một quy
trình kĩ thuật cụ thể hoặc có thì vẫn chưa rõ về việc gieo trồng cây Lim xanh phù
hợp vơi kiều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa-Thiên Huế. Với việc nghiên cứu về hạt

giống và sử dụng phương gieo ươm hạt giống của cây Lim xanh ở vườn ươm,
tôi hi vọng sẽ đưa ra quy trình kỉ thuật hợp lý cho việc gieo ươm cây Lim xanh.
Qua đó sẽ là cơ sở hợp lý và tin cậy cho những hộ nông dân quan tâm tới nguồn
cây giống Lim xanh. Từ đó có thể mở ra bước tiến mới trong việc gieo ươm cây
Lim xanh. Qua đây tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng nảy mầm và
sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn
vườn ươm tại tỉnh Thừa - Thiên Huế’’. Chúng tôi hy vọng rằng với những kết
quả có được sau khi hoàn thành đề tài sẽ góp một phần nào đó giải quyết vấn đề
khó khăn trong khâu tạo giống loài cây này.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cây Lim xanh và hệ thống phân loại
Cây Lim xanh: Erythrophleum fordii Oliver.
Tên khác: Lim, Thiết Lim.
Phân họ vang: Caesalpinioideae
Họ vang: Caesalpiniaceae
Bộ đậu: Fabales

Hình 2.1. Cây Lim xanh và hạt Lim xanh
Tổng quan về Phân họ Vang (Caesalpinioideae) là một phân họ trong bộ
lớn là bộ Đậu (Fabales). Tên gọi của nó được tạo thành từ tên của họ
Vang (Caesalpinia).
Phân họ Caesalpinioideae chủ yếu là cây thân gỗ phân bố trong vùng ẩm
ướt của khu vực có khí hậu nhiệt đới nhiệt độ trung bình cao và lượng mưa lớn.
Hoa của phân họ này chủ yếu là loại đối xứng hai bên, nhưng hay biến đổi.
Các nốt sần cố định đạm trên rễ của các loài trong phân họ này là rất hiếm và ở

những loài có các nốt sần thì chúng cũng có cấu trúc hết sức nguyên thủy.
Sự miêu tả và tình trạng của phân họ này hiện đang có sự tranh cãi nhỏ.
Mặc dù phân họ này như đã miêu tả ở trên được công nhận khá nhiều, nhưng
vẫn có một số chi mà việc đưa chúng vào (phân họ này, hoặc một trong hai phân
họ khác) vẫn chưa có sự thừa nhận chung. Trong một số hệ thống phân loại, ví
3


dụ trong hệ thống phân loại thực vật có hoa, phân họ này được công nhận như
một họ của họ Vang (Caesalpiniaceae). Các nghiên cứu hệ thống hóa gần đây,
sử dụng các dữ liệu phân tử, đã chỉ ra rằng nhóm này bao gồm nhiều phân họ
với nhau khi xem xét trong mối quan hệ với hai phân họ đậu và phân họ Vang.
Việc chia tách đang được nghiên cứu [21].
Tổng quan về Bộ đậu (Fabales) là một bộ thực vật có hoa. Nó nằm trong
nhóm hoa hồng rosids của thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots) trong hệ thống
phân loại của APG II. Trong hệ thống phân loại này bộ đậu bao gồm các họ như
Fabaceae (bao gồm các phân họ như Caesalpinioideae, Cercideae, Faboideae,
Mimosoideae), họ Polygalaceae (bao gồm các phân họ Carpolobieae,
Moutabeae, Polygaleae-(họ viễn chí) và Xanthophylleae) và họ Surianaceae.
Trong hệ thống Cronquist năm 1981 và một số hệ thống phân loại thực vật khác,
bộ Đậu chỉ chứa mỗi họ Đậu (Fabaceae) còn các họ khác mà APG II (hệ thống
phân lại sinh học thực vật hiện đại) xếp vào bộ này được xếp vào các họ khác
nhau, chẳng hạn theo Cronquist đã xếp họ Polygaleae-(họ viễn chí) vào trong
một họ của bộ đậu, còn hai họ Quillajaceae và Surianaceae nằm trong
bộ Rosales (hoa hồng) [21].
Bộ Đậu chiếm khoảng 9,6% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự
(Magallón và ctv. 1999). Wikstrom và ctv. (2001) cho rằng bộ này đã xuất
hiện khoảng 94 - 89 triệu năm trước, sự đa dạng hóa của bộ bắt đầu khoảng
79-74 Ma [21].
2.2. Đặc điểm cây Lim xanh

2.2.1. Đặc điểm hình thái
Lim xanh là một cây gỗ lớn thường xanh, có khả năng đạt chiều cao từ 3745m, và đường kính 200-250 cm. Gốc có bạnh vè. Thân cây tròn với vỏ màu
nâu đậm, có vết nứt vuông, có nhiều khí khổng dễ thấy và có thể bị bong vảy
lớn. Có tán lá dày và xanh quanh năm.
Lá của cây Lim xanh là lá kép lông chim hai lần và hình trứng. Mặt trên
của lá là màu xanh đậm, trong khi mặt dưới là màu xanh lá cây nhạt với tĩnh
mạch dễ thấy.
Hoa của cây Lim xanh là cụm hoa mọc thành chùm ở đỉnh sinh trưởng, dài
20 - 30cm, hoa nhỏ màu trắng nở vào tháng tư.
Quả của cây Lim xanh là quả thuỗn dài 20 cm, rộng 3-4 cm, trong đó có
chứa 6 - 12 hạt. Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhau, có lớp vỏ chất sừng,
cứng và đen, bảo vệ chắc nên tồn tại lâu trong đất, dễ bảo quản [8].
4


2.2.2. Đặc điểm sinh thái
Lim xanh là loài cây ưa sáng, thường chiếm tầng trên của rừng, lúc còn nhỏ
chịu bóng. Có thể trồng trong các trạng thái tự nhiên có độ tàn che 0,3 - 0,7.
Được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc [8].
Lim xanh có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau của đá mẹ như sa
thạch, đá phiến sét, đá phiến mica và thậm chí đất có thành phần cơ giới khác
nhau, từ nhẹ đến nặng. Nó có thể chịu được độ ẩm cao, trung bình đến nơi có
tính axit cao, và các điều kiện trong đó có một lớp đất ẩm và sâu. Nó thường
phát triển với nhiều loài cây lá rộng khác trong một môi trường rừng nhiều tầng,
nơi cây cối là giàu (FSIV và JICA 2003) [25].
Lim xanh là cây lá rộng thường xanh, mùa ra hoa vào khoảng tháng 3 tháng 4 và mùa quả chín vào khoảng tháng 12 và tháng 1 hàng năm.
2.3. Giá trị sử dụng
Gỗ lim xanh là một loại gỗ quý, nó có tĩnh mạch tốt, cứng, mạnh, bền, chịu
được thời tiết và ít bị cong hoặc nứt. Gỗ có độ bền kết cấu cao và được ưa
chuộng để sử dụng làm ván sàn và trong xây dựng cũng như cơ sở hạ tầng và

giao thông vận tải. (FSIV và JICA 2003) [25].
Lim xanh được coi là một cây giàu tanin, vỏ cây chứa khoảng 15,21%
tanin. Trong thời Pháp thuộc đã có xí nghiệp sản xuất tanin ở Yên Cát (Thanh
Hoá) với nguyên liệu chủ yếu là vỏ lim. Sau này vì rừng lim ở vùng Tây Thanh
hoá bị suy thoái, không còn vỏ đẻ cung cấp, nên xí nghiệp thiếu nguyên liệu và
đã đóng cửa.
Gỗ lim có dác lõi phân biệt, dác màu xám nhạt hay vàng nâu; lõi khi mới
chặt màu xanh vàng sau chuyển màu nâu sẫm, rất cứng, thuộc loại tứ thiết; một
trong những loại gỗ tốt nhất của Việt Nam. Gỗ có tỷ trọng 0,94; lực kéo ngang
thớ 29 kg/cm2; nén dọc thớ 608 kg/cm2, oằn 1,546 kg/cm2; hệ số co rút 0,47
-0,61. Gỗ lõi không bị mối mọt, rất bền nên được dùng trong các công trình xây
dựng lâu dài như đền chùa, nhà thờ..., hoặc dùng đóng đồ đạc, làm cửa, ván sàn,
tà vẹt và đồ trang trí trong nhà. Nhưng theo kinh nghiệm nhân dân, gỗ lim khá
độc nên thường không dùng làm giường ngủ vì sẽ làm đau mình mẩy. Nhiều
nguồn tin cho rằng, vùng rừng lim có khí hậu và nguồn nước suối độc (Cần kiểm
tra lại các thông tin trên). Rễ cây có nốt sần cố định đạm làm tăng độ phì của đất.
Khi cây bị chết, rễ mục là giá thể tốt nhất cho loài nấm linh chi (Ganoderma
lucida), một loài nấm làm thuốc bổ rất quí phát triển. Cây có tán lá dậm nên là đối
tượng rất thích hợp trồng ở các khu rừng phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn nước.
5


2.4. Cơ sơ lý luận , thực tiễn nghiên cứu cây Lim xanh
2.4.1. Trên thế giới
− Trên thế giới, lim xanh được phân bố trên toàn miền Nam Trung Quốc
(bao gồm cả phía đông Đài Loan), phía bắc của Camphuchia, Lào và phía bắc
của Việt Nam. Nó sống độ cao 300 - 900m [25].
− Cây Lim xanh là một loài cây bản địa ở khu vực Đông nam á, là loài cây
cho giá trị sử dụng gỗ cao và đang bị khai thác một cách quá mức. Việc khai
thác quá mức đang đe dọa tới loài cây này. Hiện nay đã có những dự án chú

trọng tới việc gieo ươm và trồng cây Lim xanh ở khu vực phân bố. Những
nghiên cứu của Cộng hòa Liên Bang Đức, của Đại học California của Mĩ... [25].
− Lim xanh là loài cây đang nằm trong sách đỏ của thế giới, vì việc khai
thác một cách quá mức của nhưng khu vực phân bố cây Lim xanh. Việc quản lí
và bảo vệ cây Lim xanh ở các nước có phân bố cây Lim xanh đang được chú
trọng nhiều. Những dự án và nguồn vốn của các nước phát triển cũng đã đầu tư
cho việc quản lí, bảo về và phát triển cây Lim xanh ở khu vực bản địa như Lào
và Việt Nam [25].
2.4.2. Ở Việt Nam
− Cây Lim xanh là bản địa Việt Nam và được phân bố Bắc Giang, Hà Tây,
Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam,
Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Thanh Hoá,
Tuyên Quang, tỉnh Vĩnh Phúc, Yên Bái, và cũng được tìm thấy ở Hàm Tân (tỉnh
Bình Thuận). Nó phát triển từ 10 ° 47 'N, 23 ° N, và 102 ° - 108 ° E, nhưng phân
bố tập trung ở 17 ° - 23 ° N (FSIV và JICA 2003) [25].
− Những nghiên cứu gần đây của Việt Nam về việc phát triển cây Lim
xanh nói riêng và cây bản địa nói chung đang được chú trọng mạnh mẽ. Những
dự án của Bộ nông nghiệ và phát triển nông thôn Việt Nam, của các sở và phòng
nông nghiệp và phát triển nông các tỉnh như Phú Thọ, Thừa Thiên Huế đang đầu
tư rất nhiều. Các nguồn vốn, các chương trình hỗ trợ ngoài nước từ Cộng Hòa
Liên Bang Đức, các tổ chức phi chính phủ. Đã đua ra các biện pháp kĩ thuật gieo
ươm và trồng rừng cây Lim xanh ở Việt Nam [11].
− Cây Lim xanh là cây gỗ có giá trị cao việc khai thác quá mức cây Lim
xanh ở Việt Nam đang trở nên là vấn nạn đang đươc báo động. Cây Lim xanh
đang nằm trong sách đỏ của Việt Nam và là nhóm gỗ thuộc nhóm IIA nhóm gỗ
nguy cấm cấm khai thác ở Việt Nam.
2.4.3. Thực trạng những năm gần đây
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi những điều kiện thuận lợi cho cây trồng
6



sinh trưởng phát triển và nhiều loại cây gỗ rất quý hiếm, có giá trị về mọi mặt.
Chính vì thế mà nhiệm vụ của khoa học kỹ thuật trồng rừng là phải nắm vững các
điều kiện tự nhiên đi sâu vào nghiên cứu đặc tính sinh thái của từng loài cây mới
tìm ra hệ thống các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cây trồng cụ
thể. Những cây trồng mục tiêu quan trọng đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Với xu thế gần đây chiến lược toàn cầu bảo vệ môi trường, tài nguyên, các
chương trình hành động đối với môi trường nhiệt đới, bảo vệ nguồn gen đa dạng
sinh học, chiến lược gây trồng cây bản địa được đặt ra cấp bách. Để nhằm giảm
thiểu những biến động về số lượng cây bản địa trong tự nhiên.
Trên quan điểm sinh thái nhân văn và quan điểm kinh tế sinh thái. Hiện nay
rừng bị tàn phá nặng nề kéo theo đó đa dạng sinh học bị giảm xuống, thảm họa
tự nhiên ngày càng tăng, hơn thế nữa khí hậu toàn cầu đang ngày càng thay đổi.
Một sinh vật hay một cây rừng khi phát hiện là quý sẽ được con người chú ý
khai thác và sự tác động đó của con người đến một lúc nào đó nó sẽ rơi vào tình
trạng khan hiếm và rồi nó sẽ là đối tượng được con người chú ý hơn. Nhằm để
bảo về loài đó trước những mối đe dọa từ con người và thiên nhiên.
Giải pháp hiệu quả nhất để bảo tồn một loài khi đáp ứng nhu cầu loài đó
thoã mãn nhu cầu con người. Giải pháp hữu hiệu là tạo ra thật nhiều sản phẩm
của loài đó, làm giảm tình trạng khan hiếm thì cân bằng sẽ được lập lại.
Với tính chất là tài nguyên sinh vật nếu chúng ta chỉ biết khai thác mà
không chú ý đến tái tạo chúng thì sẽ mất khả năng phục hồi dẫn đến nguồn tài
nguyên sẽ mất đi vĩnh viễn. Nhưng nếu chúng ta biết nhìn nhận vấn đề đúng lúc,
có kế hoạch và hành động bảo tồn, tái tạo kịp thời vẫn có thể phục hồi và phát
triển các nguồn tài nguyên sinh học này bền vững, đáp ứng nhu cầu của con
người trong tương lai.
Ngày nay nhận thức được những lợi ích to lớn mà rừng mang lại, nhu cầu
trồng rừng ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu được đáp ứng về giống cây trồng
ngày càng nhiều. Việc nghiên cứu để tạo ra giống cây con đa dạng về chủng loại
và có chất lượng tốt càng trở nên bức thiết.

Với việc ngày càng khan hiếm về giống các loài cây bản địa, việc nghiên
cứu về khả năng nhân giống từ hạt hay giâm hom là một vấn đề rất bức thiết.
Tuy nhiên việc chất lượng của hạt giống, hạt giống nảy mầm một cách tốt cũng
là quá trình ảnh hưởng quan trọng trong khau nhân giống.

7


Cây Lim xanh là loài cây bản địa thích nghi rất tốt trong nhiều điều kiện tự
nhiên. Hơn nữa Lim xanh là loài cây có giá trị cao, việc bị xâm hại nghiêm trọng
tự nhiên. Để đáp ứng nhu cầu về giống cây con Lim xanh cho việc trồng rừng
hiện nay. Cần có nhiều cơ sở nghiên cứu đưa ra quy trình và kĩ thuật nhân giống
cây Lim xanh và hơn nữa là cây bản địa.
2.5. Cơ sở khoa học của nhân giống từ hạt
Khái niệm về sự nảy mầm: Theo ASOA (1981) “Sự nảy mầm là hoạt động
tiếp tục sinh trưởng của phôi khi vỏ hạt thoái hoá và cây con nhú lên”. Đây là
định nghĩa tiếp tục sinh trưởng của hạt đã ngủ nghỉ sau khi hình thành và phát
triển. Trong quá trình ngủ nghỉ của hạt không hoạt động trao đổi chất và năng
lượng hay hoạt động này diễn ra rất thấp.
Các yếu tố bên ngoài cần cho sự nẩy mầm của hạt chủ yếu là nước và nhiệt
độ. Hạt muốn nẩy mầm trước hết phải hút nước, đồng thời có nhiệt độ thích hợp,
chủ yếu là không được lạnh giá. Sau khi hút đủ nước và có nhiệt độ thích hợp,
các tế bào chồi mầm và rễ mầm bắt đầu hoạt động và phát triển. Như vậy việc
ngâm ủ hạt giống ở nhiệt độ 60 oC - 80oC và việc tác động vào võ hạt là động tác
kích thích chồi mầm, rễ mầm “thức giấc” hay nói theo thuật ngữ khoa học là để
phá vỡ tính miên trạng của hạt giống. Ánh sáng không cần thiết cho sự nẩy mầm
của hạt, nhưng khi cây đã có lá thật thì cần ánh sáng để quang hợp.
Sau khi ngâm ủ hạt giống tức là ta đã cung cấp đủ nước và nhiệt độ cho
chúng, các phản ứng hóa học trong hạt được tiến hành, từ đó sinh ra các
hormone kích thích các tế bào ở chồi và rễ mầm phát triển. Các hornmone là yếu

tố bên trong, bao gồm chất Auxin, Gibberellin, Cytokinin. Để giúp hạt mau nảy
mầm, người ta thường ngâm hạt giống vào trong dung dịch các chất này để bổ
sung thêm chất kích thích cho hạt [4].
Quá trình hạt nảy mầm mất một khoảng thời gian nhất định đối với cây
Lim xanh khoảng thời gian đó khoảng bắt đầu ngày thứ 4 và kết thúc ngày thứ
15. Trong quá trình đó chúng ta cần nên tiến hành rửa chua thường xuyên ngày
từ 1 đến 2 lần. Hạt nào đã nảy mầm ta tiến hành gieo vào bầu ngay.
2.6. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển của hạt giống
khi nảy mầm
Trồng cây trong giá thể là kỹ thuật trồng cây không dùng đất, cây được
trồng trực tiếp trên các giá thể hữu cơ hay giá thể trơ cứng có tưới dung dịch
dinh dưỡng. Hay nói cách khác giá thể là môi trường rắn cho rễ cây đâm xuống
8


mà không phải là đất. Các loại giá thể thường gặp như giá thể hữu cơ tự nhiên
bao gồm: than bùn (được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau do quá
trình phân hủy yếm khí), mùn cưa (mùn cưa là phế phẩm trong chế biển sản xuất
các sản phẩm gỗ có khả năng giữ ẩm tốt, thành phần chủ yếu là xenlulo dễ phân
hủy, độ thông thoáng khí thấp), vỏ cây, xơ dừa, trấu hun,.. giá thể trơ cứng bao
gồm: cát sỏi, pirlite (là dẫn xuất của núi đá lửa chứa silic, có khả năng thông
thoáng, tiêu nước tốt, ổn định về tính chất vật lý và tính trơ về hóa học, giá thể
hữu cơ tổng hợp (là những chất liệu hữu cơ nhân tạo có tính trơ hóa học),... dung
dịch dinh dưỡng và một số giá thể được phối trộn theo các công thức khác nhau.
Giá thể được xem như là sự thay thế hoàn hảo cho đất trong phương pháp
thủy canh. Là nơi tạo điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, là chỗ bám
vững chắc cho sự hình thành rễ cây [22].
Ngày nay, việc sử dụng giá thể có sự khác biệt khá nhiều, giá thể được
dùng phổ biến hơn cho tất cả các phương pháp trồng cây. Ở các nước đang phát
triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn có sẵn ở dạng sử dụng được

cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho đất. Thực tế, môi trường nhiệt đới có
rất nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp bầu trong vườn ươm. Hỗn hợp
bầu trong vườn ươm cần đảm bảo khả năng giữ nước và làm thoáng khí, khả
năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sạch bệnh. Hỗn hợp bầu vườn ươm
được sử dụng có rất nhiều công thức phối trộn, dựa vào khả năng có sẵn của
nguyên vật liệu có tỷ lệ là 1: 1: 1 là cát rây + đất vườn + phân hữu cơ, đất vườn
+ bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ dừa. Những
vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất cây con trong khay đã góp phần cải tiến kỹ
thuật vườn ươm, nó trở thành một nghề kinh doanh, một số nông dân sản xuất
cây con với số lượng lớn để bán cho nông dân khác [18].
Và theo kết quả điều tra của Viện thổ nhưỡng Nông hóa (2003), việc
nghiên cứu và sử dụng giá thể cho cây con giai đoạn vườn ươm ở Việt Nam trên
đối tượng cây lâm nghiệp: tỷ lệ đất là 100%, do vậy độ pH khá thấp và giá thể
rất nặng, khả năng giữ ẩm và sức chứa ẩm tối đa không cao, dung trọng lớn
nhưng độ trương lại nhỏ, cacbon tổng số (OC) thấp và N-P-K ít [20].
Một số yêu cầu sử dụng giá thể trong ươm cây như sau:
− Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí.
− Hỗ trợ độ pH thay đổi theo thời gian.
− Thấm nước dễ dàng.
9


− Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.
− Giá thành hợp lý mà thị trường chấp nhận được.
− Tính ổn định của các nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà sản xuất để có
thể sản xuất theo hướng công nghiệp.
− Tính chất vật lý và hóa học của các thành phần nguyên liệu rõ ràng.
Phẩm chất vệ sinh tốt, đảm bảo không có tuyến trùng hoặc tác nhân gây
bệnh ở rễ khác, không gây bệnh cho người và động vật [6].



− Các loại giá thể trên được sử dụng trong trồng cây nông nghiệp, trong
ươm giống một số cây lâm nghiệp như keo, thông,... việc sử dụng các loại giá
thể trên để ươm nhân giống cây Lim xanh đỏ ở Việt Nam vẫn chưa được sử
dụng, và chưa có nghiên cứu nào về việc nhân giống lim xanh từ hạt trên giá thể
với công thức phối trộn từ đất đồi núi tầng trên, phân chuồng hoai và super lân
để rút ngắn thời gian sinh trưởng cho cây con.
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống từ hạt
2.7.1. Nhân tố ngoại sinh
Nhân tố môi trường bên ngoài gồm nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng
không hề nhỏ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con. Bởi vậy cần
tạo điều kiện thuận lợi, thích hợp nhất để cây con có thể phát triển tốt.
Với lượng nước tưới: hàng ngày tưới nước đủ ẩm trên luống gieo cây và
cây con với liều lượng 4 - 5 lít/m2.
Nhiệt độ không khí và nhiệt độ giá thể đến hạt giống: Nhiệt độ thích hợp
cho nhiều loài cây từ 25 0 C - 300 C. Thường các loài cây nhiệt đới yêu cầu nhiệt
độ không khí cao hơn các loài cây ôn đới.
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể: Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể giữ
cho hạt giống và chồi cây không bị khô héo và cung cấp nước cho hom quang
hợp trong quá trình ra rễ.
Và đặc biệt riêng đối với độ ẩm giá thể: Nếu độ ẩm giá thể thấp sẽ làm khô
héo chồi cây, nếu quá cao sẽ làm cho hạt giống,chồi hay rễ cây con bị thối rữa. Nên
sử dụng hệ thống phun sương mù để duy trì độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể.
Ánh sáng: ánh sáng là nhân tố không thể thiếu được khi gieo hạt, ánh sáng
tán xạ khoảng 40 - 50%, có những loài từ 50% - 70% của ánh sáng toàn phần sẽ
thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của hạt giống khi nảy mầm.
10


Các loài cây khác nhau yêu cầu ánh sáng khác nhau: Những cây ưa sáng

yêu cầu ánh sáng cao hơn những loài cây chịu bóng [9].
2.7.2 Nhân tố nội sinh
2.7.2.1 Thành phần các chất có trong hạt
Sự hấp thụ nước là một quá trình sinh lý không phụ thuộc vào năng lượng trao
đổi chất mà liên quan đến đặc điểm của tính keo có mặt trong mô hạt. Điều này đã
được chứng minh bằng sự hấp thụ nước như nhau của cả hạt sống và hạt chết.
Thành phần cơ bản tạo ra sự hút nước của hạt là protein. Protein hiện mang
âm và dương có tính hút cao các cực phân tử nước. Sự hút nước khác nhau do
lượng chứa protein trong hạt so với tinh bột được chứng minh bởi hai loại hạt
đậu tương và ngô.
Chất khác trong hạt đóng góp vào khả năng nước là chất nhày của nhiều
loại hạt, khi cellulose và pectins cố định trên tế bào.
Tinh bột chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến sự hút nước, ngay cả khi số lượng lớn,
bởi vì nó có cấu trúc vật không màng nên chỉ hút nước ở độ pH thấp hoặc sau
khi xử lý nhiệt độ cao mà điều đó không xảy ra trong tự nhiên [2].
2.7.2.2 Khả năng thấm của vỏ hạt
Nước đi vào hạt bị ảnh hưởng rất lớn của vỏ hạt.
Cấu trúc vỏ hạt sự thấm nước tự nhiên rất lớn ở lỗ noãn nơi vỏ hạt khá
mỏng. Rốn của nhiều loại hạt cũng cho phép nước đi vào dễ dàng.
Hạt của nhiều loài có mô đặc biệt ngăn cản nước tự nhiên vào hạt, nước đi
đến phần vỏ cứng gây ngủ cho hạt, một số nước vào hạt có đóng góp vào sự
thấm nước của vỏ hạt [2].
2.7.3 Kỹ thuật xử lý hạt giống, gieo ươm cây Lim xanh
Quá trình xử lý hạt giống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nảy mầm của
hạt giống nếu trong điều kiện xử lý không phù hợp hạt giống sẽ không nức nanh
và làm cho hạt bị hư và không có khả năng nảy mầm.
Muốn nâng cao tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ sống của cây con, cần tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho hạt giống nảy mầm và phát triển.
Về kỹ thuật xử lý hạt giống: Ngâm hạt trong nước nóng 3 sôi 2 lạnh (nhiệt
độ khoảng 600C), sau đó dùng vật sắc cắt vào cạnh của võ hạt khoảng 1- 2cm,

cuối cùng đem ủ hạt giống vào túi vãi, hàng ngày rửa chua bằng nước ấm hoặc
11


nước lã, khi rửa hạt xong phải vớt ra hong khô cho vào lại túi vải (nếu còn nhiều
nước trong quá trình ủ hạt sẽ bị chua, nhanh hỏng). Sau 2 - 3 ngày, một số hạt sẽ
bắt đầu nức nanh (4 - 5%), có thể chọn hạt nứt nanh đem gieo thẳng vào bầu đã
đóng sẵn hoặc gieo tập trung trên khay, trên luống đất hoặc trên cát. Hạt còn lại
tiếp tục ủ [17].
Kỹ thuật chăm sóc: sau khi gieo ươm hạt giống cần tưới nước đủ ẩm để cây
sinh trưởng và phát triển tốt. Có chế độ che bóng phù hợp trong thời kỳ đầu khi
vừa mới gieo hạt giống.
Kỹ thuật che tủ cho cây con: Che tủ mặt đất là biện pháp để giữ ẩm thường
xuyên cho đất sau khi tưới.Với vườn ươm có nhà kính, có trang thiết bị đầy đủ,
có hệ thống phun sương định kỳ thì không cần che tủ mặt đất. Tuy nhiên nước
quá nhiều trong đất cũng không tốt, vì sẽ làm cho đất thiếu không khí, hạt giống
phía dưới nền đất dễ bị thối, nước quá nhiều trong đất cũng cản trở việc sinh
trưởng của cây con [9].

12


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tên khoa học: erythrophleum fordii oliver.
Tên Việt Nam: Lim Xanh.
Tên gọi khác : Thiết Lim
Phân họ vang: Caesalpinioideae

Họ vang: Caesalpiniaceae
Bộ đậu: Fabales
Lớp Ngọc Lan: Magnoliopsida
Ngành hạt kín: Magnoliophyta
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu.
Từ ngày 05/01/2015 đến 05/05/2015.
3.2.2. Không gian nghiên cứu
Vườn ươm Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch Vụ và Tư Vấn Nông
Lâm Nghiệp Đồng Tiến.
Xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.3. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu những ảnh hưởng của phân bón và điều kiện ánh sáng (che
bóng) tới phát triển cây Lim xanh trong việc nhân giống từ hạt tại vườn ươm.
3.3. Mục tiêu
3.3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu kỉ thuật nhân giống từ hạt cây Lim xanh.
Những yếu tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng tới sinh trưởng của con Lim
xanh tại giai đoạn vườn ươm.

13


3.3.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt cây Lim xanh với các công thức thí
nghiệm khác nhau từ đó tìm ra công thức để hạt nảy mầm với tỷ lệ cao nhất.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng (ánh sáng), thành phần phân
bón đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Từ đó tìm ra công
thức để cây con sinh trưởng tốt nhất trong giai đoạn vườn ươm.
3.4. Nội dung

3.4.1. Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống
Nghiên cứu một số chỉ tiêu về phẩm chất của hạt giống.
Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống tương ứng với các biện pháp
xử lý hạt giống.
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và chế độ bón phân đến
sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ che bóng đến sinh trưởng của cây con ở giai
đoạn vườn ươm.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân super lân đến sinh trưởng của cây con ở
giai đoạn vườn ươm.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân chuồng hoai đến sinh trưởng của cây con
ở giai đoạn vườn ươm.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông qua các tài liệu đã sẵn đã có từ trước, thu thập các thông tin thứ cấp về
các bản báo cáo, văn bản khoa học, các số liệu thống kê liên quan đến vấn đề gieo
ươm cây Lim xanh từ hạt. Đồng thời tìm hiểu về điều kiện tự nhiên ở xã Thũy
Bằng, thị xã Hương Thủy nơi tiến hành nghiên cứu nhân giống cây Lim xanh.
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.5.2.1. Phương pháp xác định điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
3.5.2.2. Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống
Nghiên cứu một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt giống:
14


+ Dụng cụ và vật liệu chuẩn bị.
Hạt giống, thước kẹp panme, kéo cắt đầu nhọn, nhiệt kế 1000C, xô, chậu,
túi vãi.
+ Xác định chỉ tiêu kích thước, độ dày bình quân của hạt giống: Trong lô

hạt giống, tiến hành lấy ngẫu nhiên 3 lần lặp, mỗi lần lấy 50 hạt giống. Sử dụng
thước kẹp panme để đo kích thước hạt giống. Tiến hành giải phẩu 50 hạt, sau đó
dùng thước đo đường kính để đo độ dày của vỏ hạt.
+ Xác định chỉ tiêu độ thuần hạt giống: Trong lô hạt giống, lấy ngẫu nhiên
500g hạt giống. Tiến hành tách hạt giống khỏi các tạp chất. Sau khi tách được
hạt khỏi các tạp chất tiến hành cân lại với độ chính xác 0,01 g. Độ thuần của lô
hạt giống được tính theo công thức:

+ Xác định chỉ tiêu số hạt trong 1 kg: Từ mẫu cân độ thuần 500 g hạt, ta
có số lượng hạt thuần trong 500 g thì ta tính được hạt trong 1.000g (1kg)
theo công thức:

− Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống:
Hạt giống trước khi đem gieo được xử lý bằng biện pháp cơ giới có gia
nhiệt. Dùng kéo sắc, nhọn chặt vào cạnh hạt để làm nứt vỏ, ngâm hạt vào nước
nóng ở các khoảng mức nhiệt khác nhau (350C-450C; 550C-650C; 750C-850C)
trong 12 đến 14 giờ. Sau đó, rửa hết lớp keo bám quanh hạt, ngâm trong nước lã
14 đến 16 giờ. Vớt ra cấy vào bầu để kiểm tra khả năng nảy mầm của hạt giống.
Mỗi biện pháp xử lý được thực hiện với 50 hạt giống và lặp lại 3 lần.
+ Xác định tỉ lệ nảy mầm (G%):
Tỉ lệ nảy mầm được tính theo công thức:

15


+ Số ngày nảy mầm trung bình (D):
Đây là chỉ tiêu thể hiện số ngày bình quân cần thiết để hạt nảy mầm và
được tính theo công thức:

Trong đó:

D: Số ngày nảy mầm trung bình
d: ngày nảy mầm thứ d
n: Số hạt nảy mầm tại ngày d
+ Xác định tỉ lệ sống của cây con theo công thức xữ lý hạt giống. C%
Công thức xác định:

3.5.2.3. Phương pháp chuẩn bị giá thể và bố trí thí nghiệm
− Dụng cụ và vật liệu chuẩn bị:
Đất bầu, bầu cây kích thước 8 - 12cm, phân chuồng hoai, phân super lân,
cây gỗ làm giàn che bóng.
Giàn che bóng được tính theo công thức.
Khi đó ta tính được kích thước các ô trong các công thức che bóng là:
Công thức che bóng 25% x = 6,4cm.
Công thức che bóng 50% x = 2,3cm.
Công thức che bóng 75% x = 1,4cm.
− Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của cây con ở
giai đoạn vườn ươm.
Ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của cây Lim xanh ở giai đoạn
vườn ươm được thực hiện với 5 công thức: (1) đối chứng (không che bóng); (2)
che bóng 25%; (3) che bóng 50%; (4) che bóng 75%; (5) che bóng 100%. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3
lần lặp lại. Mỗi công thức được tiến hành trên 40 cây. Thời gian theo dõi và
đánh giá được tiến hành trong 3 tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Sử dụng thước kẻ
đơn vị milimet để đo chiều cao vút ngọn, thước kẹp kính banme để đo đường
kính cổ rể cây con. Kết quả đo đếm ghi vào phiếu lập sẵn để xử lý, so sánh và
16


×