ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VI THỊ ĐẶNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN
SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SA MỘC DẦU (Cunninghamia konishii Hayata)
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
THÁI NGUYÊN – 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VI THỊ ĐẶNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN
SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SA MỘC DẦU (Cunninghamia konishii Hayata)
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Lớp
: K43 - QLTNR - N02
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lương Thị Anh
THÁI NGUYÊN – 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VI THỊ ĐẶNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN
SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SA MỘC DẦU (Cunninghamia konishii Hayata)
GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Lớp
: K43 - QLTNR - N02
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lương Thị Anh
THÁI NGUYÊN – 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập cuối khóa có một ý nghĩa quan trọng đối với mối sinh viên đây
là giai đoạn giúp cho sinh viên nâng cao năng lực tri thức và khả năng sáng tạo
của mình, đồng thời giúp cho sinh viên có khả năng tổng hợp được kiến thức
đã học và áp dụng thực tiến một cách hiệu quả hơn. Nhằm hoàn thiện mục tiêu
đào tạo kĩ sư quản lý tài nguyên rừng có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ
trong công tác làm việc sau này. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây Sa
mộc dầu(Cunninghamia konishii Hayata) giai đoạn vườn ươm tại Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” vườn ươm Trường ĐHNL-Thái Nguyên.
Để hoàn thành đề tài này tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy cô giao ThS.Lương Thị Anh người đã hướng dẫn chỉ bảo cho tôi tận
tình để hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin chân thanh cám ơn ban quản lý vườn
ươm Trường ĐHNL đã quan tâm tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Với kiến thức và thời gian có hạn, chắc chẵn đề tài này của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình,
đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài này của tôi được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày …..tháng …..năm 2015
SINH VIÊN
Vi Thị Đặng
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm ........................................... 13
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn , Doo , chất lượng của cây con Sa mộc
dầu ở các công thức thí nghiệm ............................................................ 16
Bảng 3.3: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố ........ 17
Bảng 3.4: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA ............................. 20
Bảng 4.1: Kết quả về tỷ lệ sống của cây Sa mộc dầu ở các công thức thí
nghiệm giai đoạn vườn ươm ................................................................. 22
Bảng 4.2: Sắp xếp các chỉ số quan sát về tỷ lệ sống của cây Sa mộc dầu trong
phân tích phương sai một nhân tố ......................................................... 24
Bảng 4.3: Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống .................... 24
của cây Sa mộc dầu ......................................................................................... 24
Bảng 4.4: Bảng sai dị từng cặp
xi
- xj về tỷ lệ sống .................................... 25
của cây Sa mộc dầu giai đoạn vườn ươm ....................................................... 25
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng H vn của cây Sa mộc dầu ở các công thức thí
nghiệm giai đoạn vườn ươm ................................................................. 27
Bảng 4.6: Sắp xếp các chỉ số quan sát về chiều cao của cây Sa mộc dầu trong
phân tích phương sai một nhân tố ......................................................... 28
Bảng 4.7: Phân tích phương sai một nhân tố.................................................. 29
đối với chiều cao của cây Sa mộc dầu ............................................................ 29
Bảng 4.8: Bảng sai dị từng cặp
xi
- xj về chiều cao của cây Sa mộc dầugiai
đoạn vườn ươm ..................................................................................... 29
Bảng 4.9: Kết quả sinh trưởng D oo của cây Sa mộc dầu ở các công thức thí
nghiệm trong giai đoạn vườn ươm ....................................................... 31
iv
Bảng 4.10: Sắp xếp các chỉ số quan sát về đường kính của cây Sa mộc dầu ở
các công thức thí nghiệm trong phân tích phương sai một nhân tố...... 32
Bảng 4.11: Phân tích phương sai một nhân tố đối với đường kính của cây Sa
mộc dầu ................................................................................................. 32
Bảng 4.12: Bảng sai dị từng cặp
xi
- xj cho sinh trưởng đường kính cây Sa
mộc dầugiai đoạn vườn ươm ................................................................ 33
Bảng 4.13: Chất lượng và cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Sa mộc dầu34
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của cây Sa mộc dầu ở các công thức thí
nghiệm về chế độ tưới nước. ................................................................ 23
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn chiều cao trung bìnhcủa cây Sa mộc dầu ở các
công thức thí nghiệm về chế độ tưới nước. .......................................... 27
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn đường kính trung bình của cây Sa mộc dầu ở các
công thức thí nghiệm về chế độ tưới nước. .......................................... 31
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây Sa mộc dầu
ở các công thức thí nghiệm ................................................................... 34
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Sa mộc
dầu ở các công thức thí nghiệm. ........................................................... 35
vi
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài............................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu ................................................................ 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................... 5
2.3. Tình hình nghiên cứu Việt Nam ........................................................ 5
2.4. Một số thông tin về loài cây Sa mộc dầu ........................................... 7
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu........................................................ 10
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 12
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 12
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 12
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 12
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 12
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 13
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 16
3.4.4. Phương pháp kế thừa và chọn lọc số liệu ..................................... 21
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................... 22
4.1. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống của cây Sa mộc dầu dưới ảnh hưởng
của các công thức tưới nước ................................................................... 22
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày thángnăm 2015
Người viết cam đoan
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!
Vi Thị Đặng
ThS. Lương Thị Anh
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là di sản của mỗi quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
con người. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, củi và dược liệu,… Rừng còn có vai
trò to lớn trong việc bảo vệ đât, nước, không khí và tạo nên sự cân bằng sinh
thái và sự phát triển bền vững của sự sống trên trai đât. Đất nước Việt Nam
trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh
thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt
đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự
phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại
rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng
trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa,
rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,...
Bảo vệ và phát triển rừng có vai trò rất quan trọng trong việc chống
biến đổi khí hậu và hạn chế các thiên tai của tự nhiên.Bên cạnh vấn đề trồng
rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Chúng ta cũng cần chú ý đến việc
bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen quý hiếm. Sa mộc
dầu(Cunninghamia konishii Hayata) là nguồn gen quý hiếm được phân hạng
ở cấp VUtrong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và xếp nhóm 2 trong danh lục
thực vật rừng động vật rừng nguy cấp quý hiếm của Nghị định số
32/2006/ND/CP của Chính phủ. Loài cây này không chỉ có ý nghĩa về mặt
khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ Sa mộc dầu (Cunninghamia
konishii Hayata) là loại bền, ít mối mọt, có hoa vân, màu sắc rất đẹp và rất
được ưa dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, làm các vật dụng trong gia
đình, làm nhà nên đang là đối tượng bị khai thác mạnh và đang đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên nếu không có biện pháp bảo tồn kịp thời.
2
Để bảo tồn loài quý hiếm này cần thiết phải có những nghiên cứu sâu
về đặc điểm hình thái, sinh thái học và vật hậu, đặc biệt là việc nghiên cứu
ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây Sa mộc dầu giai
đoạn vườn ươm, góp phần giải quyết các các vấn đề cung cấp được loại giống
tốt nhất mà cây giống không bị bệnh, sâu hai, tỷ lệ sông cao hay tỷ lệ xuất
vườn cao đang đặt ra cho công tác bảo tồn một loài quý hiếm, đặc hữu, có giá
trị về nhiều mặt nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.Vì vậy tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến
sinh trưởng của cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) giai
đoạn vườn ươm tại Trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho sản xuất cây con phục vụtrồng rừng
nhằm phát triển loài cây Sa mộc dầu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được chế độ tưới nước phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây
Sa mộc dầu giai đoạn vườn ươm.
1.4.Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
+ Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa to lớn trong việc áp dụng lý thuyết
đã học vào thực tiễn, đây là một phương pháp hệ thống củng cố những kiến
thức đã học trong mấy năm qua.
+ Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có
điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành lâm nghiệp nước nhà.
+ Giúp cho sinh viên bước đầu làm quen,hiểu thêm về kiến thức phục
cho công tác điều tra ngoài thực tế,vận dụng cả lý thuyết và thực hành nhằm
đạt kết quả và chất lượng cao trong quá trình học tập tại nhà trường.
3
+ Qua nghiên cứu đề tài để làm tiền đề cho mỗi sinh viên sau khi ra
trường nắm được một số kiến thức vững vàng bước sang giai đoạn phục vụ
Đảng,Nhà nước trên các cương vị khác nhau.
* Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
+ Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công
tác nghiên cứu khoa học.
+ Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về việc nghiên cứu chuyên
sâu loài cây quý hiếm Sa mộc dầu.
+ Qua kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn tỷ lệ sống, tỷ
lệ xuất vườn cây sa mộc dầu.
1.5. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Áp dụng kết quả nghiên cứu để đưa ra chế độ tưới nước hợp lý nhất
trong chăm sóc cho loài cây Sa mộc dầu trong giai đoạn vườn ươm, giúp cho
cây sinh trưởng nhanh, đảm bảo số lượng, chất lượng cây con, góp phần tăng
tỷ lệ xuất vườn, giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu
Vai trò của nước đối với cây
Nước là thành phần quan trọng cấu trúc nên chất nguyên sinh. Nước
chiếm trên 90% khối lượng của chất nguyên sinh và nó quyết định tính ổn
định của cấu trúc keo nguyên sinh chất. Bình thường chất nguyên sinh ở trạng
thái sol biểu hiện hoạt động mạnh.Nếu mất nước thì hệ keo nguyên sinh chất
có thể chuyển sang trạng thái solchuyển sang gel làm giảm mức độ hoạt động
sống của tế bào và của cây.
Nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tất cả các cơ
thể sống. Với thực vật, khi hàm lượng nước trong tế bào giảm, một loạt chức
năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp sẽ bị kìm hãm và do đó ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây. Nước không chỉ đóng vai trò như một dung
môi, một chất phản ứng mà nước còn tham gia vào cấu trúc của tế bào. Ngoài
những vai trò quan trọng trên, nước còn là một yếu tố nối liền cây với môi
trường bên ngoài và điều hoà nhiệt độ của cây
Nước tham gia và các phản ứng hóa sinh, các biến đổi chất trong tế
bào. Nước là dung môi đặc hiệu cho các phản ứng, vừa tham gia trực tiếp vào
các phản ứng trong cây. Nước cung cấp điện tử H+ cho việc khử CO2 trong
quang hợp, tham gia oxy hóa nguyên liệu hô hấp, tham gia quá trình phản ứng
thủy phân…
Nước hòa tan các chất hữu cơ và các chất khoáng rồi vận chuyển đến
tất cả các cơ quan cần thiết trong toàn cơ thể và tích lũy vào cơ quan dự
trữ. Có thể nói nước là mạch máu lưu thông đảm bảo khâu điều hòa và
phân phối vật chất trong cây, quyết định việc hình thành năng suất và kinh
tế của cây trồng.
5
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai đoạn
vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng.
Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây con. Hệ rễ cây con
trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, Sa mộc dầu phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan và
Lào.Năm 1950 tại Đài Loanđã có một số nghiêm cứu gây trồng câyvê cây Sa
mộc dầu. Từ đó đến nay, các kỹ thuật gây trồng đã được các nhà khoa học
Đài Loan nghiên cứu một cách hệ thống. Tính chất cơ lý và sử dụng gỗ của
loài cây này cũng được nghiên cứu.
Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của cây đã được đề cập ở
mức độ tế bào trong những nghiên cứu của Kramer (1983), Wang và cộng sự
(1988), Sands và Mulligan (1990) vv… Về mặt hình thái, Boyer (1968) cho
rằng sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với chế độ tưới nước, khi thiếu nước lá
cây thường nhỏ. Tổng trọng lượng khô của của Bạch đàn Eucalyptus
globulus bị giảm nhiều trong điều kiện thiếu nước, nguyên nhân do sự phát
triển của lá mới bị hạn chế dẫn đến tổng diện tích lá giảm (Metcalfe và cộng
sự, 1989). Đối với loài thông đỏ sự nảy chồi và tỷ lệ sống bị giảm rất nhiều
trong điều kiện độ ẩm không khí thấp. Rễ của loài này cũng có xu hướng
ngừng phát triển khi bị thiếu nước (Wilcox, 1968) [13].
2.3. Tình hình nghiên cứuViệt Nam
Ở Việt Nam Sa mộc dầu được tìm thấy ở Hà Giang (TâyCônLĩnh),
Thanh Hoá (Xuân Liên) và NghệAn (Pù Hoạt, Pù Huống, Pù Mát, Kỳ Sơn).
Sơn La (Xuân Nha).
Ngoài tập “Sách đỏViệt Nam - phần thực vật” thống kê số loài có nguy
cơ tuyệt chủng của cả nước [2], thì các công trình nghiên cứu về loài có nguy
cơ tuyệt chủng ở từng vùng và khu vực cụ thể còn rất ít. Một số công trình
đáng chú ý là: Nguyễn Thị Yến [11] khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính
6
đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân
Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý
hiếm,trong đó có 15 loàiở mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp dựa
theo những thứ hạng và tiêu chuẩn của sách đỏViệt Nam (2007) và IUCN.
Hoàng Thị Thanh Thúy[9] khi nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật ở khu
Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê và lập danh mục số
loài thực vật quý hiếm ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
gồm có 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 22 loài có tên trong nghị
định số 32/2006/ND-CP. Tại Nghệ An nghiên cứu đã được tiến hành để xác
định toàn bộ khu vực phân bố của loài Sa mộc dầu trong tỉnh và nghiên cứu
cácđặcđiểm sinh học và sinh thái của loài. Nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Pù
Mát, Nghệ An cho thấy tình hình tái sinh của Sa mộc dầu rất kém. Ở Việt
Nam, cây Sa mộc dầu có kích thước quần thể nhỏ, phân bố hạn chếở các tỉnh
miền núi phía Bắc và việc phá rừng làm nương rẫy thời gian trước đây đã
khiến cho loài này trở nên nguy cấp. Do kích thước các quần thể nhỏ, phân bố
hạn chếở một sốđịa điểm tại ba tỉnh và và các khu rừng này bị phá do phát
nương làm rẫy nên loài này đáp ứng tiêu chuẩn IUCN 2001 ở mức sắp bị
tuyệt chủng. Tómlại, nhữngnghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy
cơ tuyệt chủng ở nước ta còn rất ít. Do nhiều nguyên nhân khác nhaumà số
lượng các loài động thực vật có giá trị đang bị giảm sút, bị đe dọa và có nguy
cơ tuyệt chủng.
Ở nước ta, mối quan hệ giữa nước và thực vật cũng đã được nghiên cứu
(Hoàng Xuân Tý, 1998; Nguyễn Văn Vụ, 1989). Năm 1976, Nguyễn Ngọc
Tân đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đối với sinh trưởng của cây hồi
(Illicium verum Hook). Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa nhiều, đặc biệt
trong hoàn cảnh hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào nghiên
cứu ứng dụng [13].
7
2.4.Một số thông tin về loài cây Sa mộc dầu
- Sa mộc dầu được xếp vào Nhóm IIA trong Danh mục các loài động
vật và thực vật quí hiếm và việc sử dụng bị hạn chế[1].
- Tên thường gọi: Sa mộc dầu
- Tên khác: Sa mộc quế phong, Ngọc am
- Tên khoa học: Cunninghamia konishii Hayata
- Thuộc họ Hoàng đàng- Cupressaceae
Hiện trạng bảo tồn:
Hiện trạng quốc tế sắp bị tuyệt chủng A1c
Hiện trạng quốc gia hiện tại hiếm
Hiện trạng quốc gia đề xuất qua đánh giá đang bị tuyệt chủng A2c,
B2ab (i-v) Ở trên thế giới Sa mộc dầu được đánh giá ở mức Sắp bị tuyệt
chủng A1c, tuy nhiên hiện trạng quốc tế này được nghiên cứu đánh giá lại
trong tài liệu này là Đang bị tuyệt chủng A1c. Ở Việt Nam do kích thước các
quần thể nhỏ, phân bố hạn chế ở một số địa điểm tại ba tỉnh và và các khu
rừng này bị phá do phát nương làm rẫy nên loài này đáp ứng tiêu chuẩn IUCN
2001 ở mức Sắp bị tuyệt chủng.
Mô tả:
Họ Hoàngđàn bao gồm các loài cây thân gỗ hay cây bụi, có cơ quan
sinh dục hoặc làđơn tính cùng gốc, hoặc là đơn tính cận khác gốc, đôi khi là
đơntínhkhácgốc,caotừ 1-116m.Vỏ câycủa các cây trưởng thànhnói chung có
màu từ nâu da cam tới nâuđỏ với kết cấu có thớ, thường bong ra hay dễ lột
theo chiều dọc, nhưng lại trơn, xếp vảy hoặc cứng và dễ vỡ thành miếng hình
vuông ở một số loài.
Lá của chúng hoặc là mọc thành vòng xoắnốc, theo các cặp chéo chữ
thập (các cặp đối, mỗi cặp cách cặp trước 90°) hoặc thành vòng xoắn chữ thập
gồm 3 hay 4 lá, phụ thuộc vào từng chi. Trên các cây non các lá có hình kim,
8
trở thành các lá giống như vảy nhỏ trên các cây trưởng thành của nhiều chi
(nhưng không phải tất cả);một số chi và loài duy trì các lá hình kim trong suốt
cuộc đời chúng. Các lá già phần lớn không rụng riêng lẻ, mà thường rụng
dưới dạng các cành lá nhỏ(cladoptosis); các ngoại lệ là các lá trên các cành
non đã phát triển thành cành lớn, chúng cuối cùng rụng một cách riêng rẽkhi
vỏ cây bắt đầu bong ra. Phần lớn là cây thường xanh với các lá tồn tại từ 2-10
năm, nhưng có 3 chi (Glyptostrobus, Metasequoia, Taxodium) là các loài cây
sớm rụng lá hoặc bao gồm các loài có lá sớm rụng.
Quả nón của chúng hoặc là dạng gỗ, dai như da, hoặc (chi Juniperus) là
dạnggiống như quả mọng và nhiều thịt, với một hoặc nhiều noãn trên một
vảy. Các lá bắc (vảy bắc) và lá noãn (vảy noãn) hợp nhất cùng nhau, ngoại trừ
ở phầnđỉnh,tạiđócáclábắcthườngđượcnhìn thấynhư làmộtgaingắn (mấu lồi)
trên lá noãn. Giống như cách sắp xếp của bộ lá, các vảy của nón hoặc là sắp
xếp thành vòng xoắn ốc chữ thập (đối) hoặc thành vòng xoắn, phụ thuộc vào
từng chi. Các hạt phần lớn là nhỏvà hơi dẹp, với hai cánh hẹp, mỗi bên hạt có
một cánh; ít khi (chẳng hạn chi Actinostrobus) có tiết diện tam giác với ba
cánh;ở một số chi (như Glyptostrobus, Libocedrus) thì một cánh lớn hơnđángkể
so với cánhkia, và ở một số chi (như Juniperus, Microbiota, Platycladus,
Taxodium) thì hạ lớn hơn và không có cánh. Các cây giống non thường có 2 lá
mầm, nhưngở một vài loài có thể có tới 6 lá mầm.Cácnón chứa phấn làđồng nhất
hơn về cáu trúcchọ,chúng dài khoảng 1-20 mm, với các vảy cũng sắp xếp theo
các kiểu tương tự nhưở các nón cái và phụ thuộc theo từng chi; chúng hoặc là
mọcđơn lẻởđỉnh cành (phầnlớncácchi) hay ở nách lá (chi Cryptomeria), hoặc
mọc thành cụm (chi Cunninghamia và loài Juniperusdrupacea),hoặc là trên các
cành non riêng biệt, dài giống như các chùy rủ xuống(các chi Metasequoia,
Taxodium). HọCupressaceae là họ phân bố rộng khắp nhất trong các họ thực
vật hạt trần thuộc ngành Thông.
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập cuối khóa có một ý nghĩa quan trọng đối với mối sinh viên đây
là giai đoạn giúp cho sinh viên nâng cao năng lực tri thức và khả năng sáng tạo
của mình, đồng thời giúp cho sinh viên có khả năng tổng hợp được kiến thức
đã học và áp dụng thực tiến một cách hiệu quả hơn. Nhằm hoàn thiện mục tiêu
đào tạo kĩ sư quản lý tài nguyên rừng có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ
trong công tác làm việc sau này. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây Sa
mộc dầu(Cunninghamia konishii Hayata) giai đoạn vườn ươm tại Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” vườn ươm Trường ĐHNL-Thái Nguyên.
Để hoàn thành đề tài này tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy cô giao ThS.Lương Thị Anh người đã hướng dẫn chỉ bảo cho tôi tận
tình để hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin chân thanh cám ơn ban quản lý vườn
ươm Trường ĐHNL đã quan tâm tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Với kiến thức và thời gian có hạn, chắc chẵn đề tài này của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình,
đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài này của tôi được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày …..tháng …..năm 2015
SINH VIÊN
Vi Thị Đặng
10
Phân bố:
Ở Việt Nam Sa mộc dầu được tìm thấy ở Hà Giang (Tây Côn Lĩnh),
Thanh Hoá (Xuân Liên) và Nghệ An (Pù Hoạt, Pù Huống, Pù Mát, Kỳ Sơn).
Loài này còn được thông báo là có ở các khu vực biên giới lân cận phía bên
Lào (Hửa Phần) và ở Đài Loan.
Thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Lào.
Giá trị:
Gỗ nhẹ, hơi thơm, ít bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng
gia đình và áo quan. Vỏ có nhiều nhựa
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu
- Vị trí địa lý:
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc -Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Nằm cách thành phố
Thái Nguyên khoảng 3 km về phía Tây. Căn cứ vào bản đồ Thành phố Thái
Nguyên thì xác định được vị trí như sau:
Phía Bắc giáp với phường Quan Triều
Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
Phía Tây giáp xã Phúc Hà
Phía Đông giáp khu dân cư và khu kí túc xá thuộc trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
- Đất đai, địa hình:
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung
bình là 10 - 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là đất Feralit phát triển trên
đá sa thạch .
Độ PH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây là đất chua.
11
Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp chứng tỏ đất nghèo
dinh dưỡng.
Thí nghiệm thực hiện trong khu vực của Trung tâm nghiên cứu Lâm
nghiệp vùng núi phía Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết:
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho
thấy Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết
chia làm 4 mùa; Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, cụ thể:
- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng
nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 250C. Chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39oC,
nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3oC.
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ
yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó
tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn
chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa
mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch
độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa
Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết
Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão.
12
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loài cây Sa mộc dầu, (Cunninghamia konishii
Hayata),được gieo ươm từ hạt.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các chế độ tưới nước khác nhau
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm:
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng
núi phía Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - xã Quyết Thắng Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu:
Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2015đến tháng 5/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu, đề tài thực hiện một số nội dung sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ tưới nước đến tỷ lệ sống của
cây Sa mộc dầu ở giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ tưới nước đến sinh trưởng về
đường kính gốc của cây Sa mộc dầu ở vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ tưới nước đến sinh trưởng về
chiều cao của cây Sa mộc dầu ở vườn ươm.
-Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đếntỷ lệ xuất vườn cây
Sa mộc dầu ở vườm ươm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Để theo dõi ảnh hưởng của chế độ nước tới các chỉ tiêu sinh trưởng tôi
bố trí thí nghiệm là một luống với 450 bầu (mỗi hàng 10 cây). Mỗi thí nghiệm
13
này tôi bố trí thành 5 công thức và 3 lần nhắc lại, tất cả là 15 ô thí nghiệm, các
công thức thí nghiệm được bố trí cách nhau 0,5m. Mỗi công thức thí nghiệm có
90 cây, dung lượng mẫu quan sát là 30 cây trong 1 ô.
Bảng 3.1 : Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm
Số lần nhắc lại
1
2
3
CT1
CT2
CT3
CT3
CT4
CT2
CTTN
CT2
CT5
CT1
CT5
CT1
CT4
CT4
CT3
CT5
Công thức 1: thí nghiệm với 60ml nước/lần/ngày tưới 2 lần/ chậu.
Công thức 2: thí nghiệm với 70ml nước/lần/ngày tưới 1 lần/chậu.
Công thức 3: thí nghiệm với 80ml nước/lần/hai ngày tưới 1 lần/chậu.
Công thức 4: thí nghiệm với 90ml nước/lần/ba ngày tưới 1 lần/chậu.
Công thức 5 (đối chứng): thí nghiệm với tưới bằng ô roa(120ml) / ngày
tưới 1 lần.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Thu thập số liệu
Quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tỷ lệ
sống, tỷ lệ cây xuất vườn, đường kính (Doo) chiều cao (Hvn) đến sự sinh
trưởng của cây Sa mộc dầu, tại mỗi công thức tiến hành theo dõi trực tiếp ở
tại khu con cây theo các chỉ tiêu đã định. Quan sát bằng mắt thường đo, đếm
số liệu cần theo dõi thông qua chỉ tiêu sinh trưởng vào cuối đợt thí nghiệm.
3.4.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu về sinh trưởng:
Trên mỗi ô thí nghiệm theo dõi tình hình sinh trưởng của cây con ở tất
cả các cây vào cuối đợt thí nghiệm với các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ sống(%): Đếm số cây sống
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc cây con trên mặt bầu đến đỉnh sinh trưởng.
- Đường kính cổ rễ (cm): Đo đường kính tại điểm sát mặt bầu phần tiếp
xúc giữa rễ cây và thân cây con
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm ........................................... 13
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn , Doo , chất lượng của cây con Sa mộc
dầu ở các công thức thí nghiệm ............................................................ 16
Bảng 3.3: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố ........ 17
Bảng 3.4: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA ............................. 20
Bảng 4.1: Kết quả về tỷ lệ sống của cây Sa mộc dầu ở các công thức thí
nghiệm giai đoạn vườn ươm ................................................................. 22
Bảng 4.2: Sắp xếp các chỉ số quan sát về tỷ lệ sống của cây Sa mộc dầu trong
phân tích phương sai một nhân tố ......................................................... 24
Bảng 4.3: Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống .................... 24
của cây Sa mộc dầu ......................................................................................... 24
Bảng 4.4: Bảng sai dị từng cặp
xi
- xj về tỷ lệ sống .................................... 25
của cây Sa mộc dầu giai đoạn vườn ươm ....................................................... 25
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng H vn của cây Sa mộc dầu ở các công thức thí
nghiệm giai đoạn vườn ươm ................................................................. 27
Bảng 4.6: Sắp xếp các chỉ số quan sát về chiều cao của cây Sa mộc dầu trong
phân tích phương sai một nhân tố ......................................................... 28
Bảng 4.7: Phân tích phương sai một nhân tố.................................................. 29
đối với chiều cao của cây Sa mộc dầu ............................................................ 29
Bảng 4.8: Bảng sai dị từng cặp
xi
- xj về chiều cao của cây Sa mộc dầugiai
đoạn vườn ươm ..................................................................................... 29
Bảng 4.9: Kết quả sinh trưởng D oo của cây Sa mộc dầu ở các công thức thí
nghiệm trong giai đoạn vườn ươm ....................................................... 31
15
lại, tất cả là 15 ô thí nghiệm, các công thức thí nghiệm được bố trí cách nhau
10cm, dung lượng mẫu quan sát là 30 cây trong một ô, tổng toàn bộ thí
nghiệm để theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng là 450 cây. Thí nghiệm được
bố trí theo sơ đồ nói trên.
Bước 4: Xử lý và kích thích hạt giống.
Ngâm hạt trong nước nóng 400C để nguội dần từ 4- 6 giờ, sau đó vớt ra
để ráo nước rồi cho vào túi vải ủ thúc mầm, hàng ngày rửa chua 1 lần bằng
nước ấm. Sau 4-5 ngày, hạt nứt nanh đều thì ngừng rửa chua và tiến hành gieo.
Bước 5: Tra hạt vào bầu
Trước khi tra hạt vào bầu tưới nước đủ ẩm trên mặt luống, sau khi tưới
xongdùng que cấy nhọn chọc giữa bầu một lỗ nhỏ 1.5cm và đồng thời tra một
đến 2 hạt vào bầu, lấp đất kín hạt,sau khi tra hạt xọng làm dàn che dùng lưới
đen che, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào luống bầu gây ảnh hưởng đến nhú
mần của hạt, trong quá trình này tôi luôn tưới đủ ẩm thường xuyên cho luống
cây không nên tưới quá sũng nước.
Bước 6; Chăm sóc cây con
Sau khi cây nảy mầmvà cây bắt đầu ổn định cho sinh trưởng trong
vườn ươm sau 15 ngày kể từ khi nảy mầm, bắt đầu tiến hành tưới nước theo
các công thức tưới nước như trên.
+ Nhổ cỏ phá váng
Trước khi nhổ cỏ phá váng cho cây thí nghiệm.
Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng
bằng một que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10 15 ngày/1lần.
+ Sâu bệnh hại
Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm định kì phun thuốc phòng bệnh
cho cây.
16
Bước 7:Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu.
Thời gian đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng được tiến hành vào
cuối đợt thí nghiệm. Trong mỗi ô tiêu chuẩn theo dõi điều tra 30 cây được
đánh số từ cây 1 đến cây 30.
Cách đo: Đo từng cây một lần lượt theo thứ tự đến hết.
Đo cao: Sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là ± 0,1cm. Đặt
thước sát miệng bầu đến hết ngọn cây.
Đo đường kính cổ rễ (Doo): Dùng thước kẹp đo đường kính tính Doo.
Kết quả được ghi vào bảng sau:
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn , Doo , chất lượng của cây con Sa
mộc dầu ở các công thức thí nghiệm
Ngày điều tra………………………….
CTTN:
STT
Cây sống
Lần lặp:
Doo
Hvn
Chất lượng
Tốt
TB
Xấu
Ghi chú
1
….
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được phân tích và xử lý trên máy tính với sự hỗ trợ của chương
trình Excel.
Từ số liệu thu thập qua điều tra các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, chiều cao,
đường kính cổ rễ ở các công thức thí nghiệm, tôi tiến hành tổng hợp và
phân tích kết quả thí nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học trong
lâm nghiệp.
Sử dụng phương pháp tính toán thông thườngđể tính tỷ lệ sống chiều
cao vút ngọn trung b́ nh, đường kính cổ rễ trung bình thông qua các công thức:
H vn =
1 n
∑ Hi
n i =1