Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống và chăm sóc cây con ba kích tím (morinda offcinalis how) có xuất xứ thừa thiên huế tại vùng cát nội đồng tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.66 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống và chăm sóc cây con Ba
kích tím (Morinda offcinalis How) có xuất xứ Thừa Thiên Huế tại
vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện

: Trần Đăng Quý

Lớp

: QLR45B

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Nguyễn Hợi

Bộ môn

: QLTNR&MT

NĂM 2015


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên cây thuốc rất


phong phú và đa dạng. Theo thống kê của Viện Dược liệu (2003), đã ghi nhận
được 3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữa bệnh, trong đó chữa được cả
những bệnh nan y hiểm nghèo. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây nước ta đang
phải đối mặt với tình trạng suy giảm trầm trọng nguồn dược liệu do hoạt động
khai thác, buôn bán và sự quản lý kém hiệu quả tại nhiều địa phương. Nhất là
hiện nay nhu cầu của con người về nguồn dược liệu ngày càng tăng đang gây lên
áp lực lớn với vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây dược liệu.
Thực tế hiện nay,việc tiến hành tuyển tập các giống, loài, xuất xứ khác nhau,
khảo sát các đặc điểm phân biệt cũng như khả năng cung cấp sản phẩm và khả
năng gây trồng theo hướng cung cấp nguyên liệu và một việc làm rất cấp thiết
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như nâng cao hiệu quả bảo tồn được loài
ngoài tự nhiên. Trước thực trạng trên việc thực hiện đề tài” Nghiên cứu đặc
điểm sinh thái nơi phân bố và kĩ thuật gây trồng cây Ba kích tím (Morinda
offcinalis How.) tại Thừa Thiên Huế. ” là rất cấp thiết và thiết thực.
Nội dung nghiên cứu: Xác định các đặc điểm sinh thái nơi phân bố của loài
tại khu vực nghiên cứu: các chỉ tiêu về thổ nhưỡng, thực vật, địa hình, ánh sáng,
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây con ở giai đoạn
vườn ươm.
Phương pháp nghiên cứu : Thừa kế số liệu thứ , thu thập số liệu sơ cấp bằng
việc điều tra ngoài thực địa, thu thập các thông tin về đặc điểm sinh thái của loài nơi
có sự phân bố, phương pháp bố trí thí nghiệm về độ che bóng và giá thể ruột bầu.
Kết quả: Đề tài đã tìm hiểu và xác định được đặc điểm hình thái, vùng phân
bố và đặc điểm sinh cảnh sống của loài Ba kích tím có xuất xứ ở Thừa Thiên
Huế. Thông qua nguồn vật liệu giống thu thập được, đề tài đã tiến hành thí
nghiệm giâm hom cành loài Ba kích tím xuất xứ Thừa Thiên Huế dưới ảnh
hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA ở các nồng độ khác nhau từ 0ppm
đến 800ppm. Kết quả cho thấy tỷ lệ ra rễ của hom giâm là khá cao từ 50 – 70%,
mặc dù có sự sai khác về mặt quan sát, các công thức ở nồng độ 600ppm và
800ppm cho kết quả tốt hơn các công thức có nồng độ thấp tuy nhiên chưa có sự
khác biệt đáng kể về mặt thống kê.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến
sinh trưởng chiều cao của cây con Ba kích kết quả cho thấy sau 2 tháng đầu tiên
cây con sinh trưởng chiều cao bình quân 2cm, sinh trưởng chậm ở tháng đầu tiên


và có dấu hiệu sinh trưởng nhanh vào tháng thứ 2. Mặc dù có sự khác nhau về
khả năng sinh trưởng chiều cao của cây con được trồng trên các giá thể khác
nhau tuy nhiên do hạn chế về thời gian nên sự khác biệt này là chưa đáng kể.
Bên cạnh nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, đề tài còn tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng đến khả năng sinh trưởng chiều cao của cây
con. Kết quả nghiên cứu cho thấy về mặt trực quan sự sinh trưởng chiều cao của
cây con tốt ở các chế độ che bóng 50% và 75% và sinh trưởng có phần hạn chế
ở các chế độ che bóng 0% và 25%. Tuy nhiên chưa đánh giá được sự ảnh hưởng
của chế độ che bóng đến sinh trưởng của cây con về mặt thống kê.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng các loài đất theo nguồn gốc phát sinh trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.................................................................................................24
Bảng 4.2. Tăng trưởng GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 2010.....................................................................................................................27
Bảng 4.3. Vốn thu hút đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 2010.....................................................................................................................28
Bảng 4.4. Tỷ lệ ra rễ của hom Ba kích sau thời gian 1 tháng......................40
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của giá thể ruột bầu đến sự sinh trưởng chiều cao của
cây con Ba kích(cm)..........................................................................................42
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng chiều cao của
cây con Ba kích .................................................................................................44
(Đvt: cm).............................................................................................................44


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Ba kích tím lá trơn............................................................................37
Hình 4.2: Đặc điểm sinh cảnh nơi phân bố của loài Ba kích tím..................38
Hình 4.3. Đặc điểm phân bố cá thể..................................................................38
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn sự sinh trưởng chiều cao của cây con theo thời
gian (cm).............................................................................................................41
Hình 4.5: Biểu đồ sinh trưởng chiều cao theo thời gian dưới các chế độ che
bóng khác nhau (cm).........................................................................................43


MỤC LỤC
CHƯƠNG I..........................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
CHƯƠNG II.........................................................................................................2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................2
2.1. Tổng quan vê cây thuốc trên thế giới..........................................................................................2
2.1.1. Lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc trên thế giới.....................................................................2
2.1.2. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc trên thế giới.......................................................................2
2.1.3. Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc..............................................................................4
2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam...............................................................5
2.2.1. Vài nét về y học cổ truyền Việt Nam.....................................................................................5
2.2.2 Lược sử các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam.....................................................................6
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam......................................................................11
2.2.4. Tiềm năng và tình hình khai thác sử dụng cây thuốc nam..................................................12
2.2.5. Khả năng khai thác trong tự nhiên......................................................................................13
2.2.6. Một số thông tin về cây Ba kích và tình hình gây trồng......................................................14
2.2.6.1. Đặc điểm của cây Ba kích............................................................................................14
2.2.6.2. Công dụng của cây Ba kích...........................................................................................14
2.2.6.4. Đặc điểm sinh thái học cây ba kích..............................................................................15
2.2.6.5. Hoạt động gây trồng cây Ba kích tím............................................................................16


CHƯƠNG III.....................................................................................................17
ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG.....................................18
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................18
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................18
3.1.1. Mục tiêu chung...................................................................................................................18
3.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................18
3.2 Nội dung nghiên cứu...................................................................................................................18
3.3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................18


3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................19
3.4.1. Thừa kế số liệu thứ cấp.......................................................................................................19
3.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp........................................................................................................19
3.4.3. Xử lí và phân tích số liệu....................................................................................................20

CHƯƠNG IV.....................................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................21
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................................21
4.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................................21
4.1.1.2. Địa hình, địa thế...........................................................................................................21
4.1.1.3. Khí hậu thủy văn..........................................................................................................22
4.1.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng – thảm thực vật..........................................................................24
4.1.1.5. Đặc điểm nhóm cồn cát và đất cát biển ở T.T Huế.......................................................25
4.1.1.6. Thực trạng đất đồi núi và đất cát chưa sử dụng chưa quy hoạch cho lâm nghiệp.......26
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................................26
4.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động...........................................................................................27
4.1.2.2. GDP.............................................................................................................................27
4.1.2.3. Tổng vốn thu hút đầu tư..............................................................................................27
4.1.2.4. Kim ngạch xuất - nhập khẩu........................................................................................28

4.1.2.5. Lượng khách du lịch.....................................................................................................29
4.1.2.6. Khu kinh tế, khu công nghiệp.......................................................................................29
4.1.2.7. Các ngành kinh tế mũi nhọn........................................................................................30
4.1.2.8. Công nghiệp.................................................................................................................35
4.1.2.9. Nông, lâm, ngư nghiệp................................................................................................35
4.2. Đặc điểm hình thái, sinh cảnh phân bố của loài Ba kích tím xuất xứ Thừa Thiên Huế...............36
4.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân giống bằng phương
pháp giâm hom.................................................................................................................................39
4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm.............41


4.5. Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến khả năng sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm
..........................................................................................................................................................43

CHƯƠNG V.......................................................................................................46
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ..........................................................46
5.1. Kết luận......................................................................................................................................46
5.2. Tồn tại........................................................................................................................................46
5.3. Kiến nghị....................................................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................48


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên cây thuốc rất
phong phú và đa dạng. Theo thống kê của Viện Dược liệu (2003), đã ghi nhận
được 3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữa bệnh, trong đó chữa được cả
những bệnh nan y hiểm nghèo. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây nước ta đang
phải đối mặt với tình trạng suy giảm trầm trọng nguồn dược liệu do hoạt động

khai thác, buôn bán và sự quản lý kém hiệu quả tại nhiều địa phương. Nhất là
hiện nay nhu cầu của con người về nguồn dược liệu ngày càng tăng đang gây lên
áp lực lớn với vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây dược liệu.
Ba kích (Morinda spp.) là dạng cây thân thảo sống lâu năm, có rễ củ dùng
làm thuốc. Rễ củ của Ba kích có tác dụng ôn thận, tráng dương, chống viêm,
tăng cường sức đề kháng…(theo Thuốc Đông dược). Ngoài tự nhiên cung như
thói quen của người dân đang khai thác và sử dụng khá nhiều giống loài khác
nhau để làm thuốc với nhiều cái tên khác nhau như Ba kích tím, Ba kích lông,
Ba kích vàng, Ba kích trắng…để chỉ các giống loài khác nhau theo kinh nghiệm
dân gian nhưng lại thiếu các thông tin về mặt khoa học. Mặt dù vậy, đây cũng là
loài dược liệu được người dân quen dùng nhiều như một loại sâm vì vậy nó
không chỉ có ý nghĩa về mặt y học mà còn có giá trị kinh tế, rễ Ba kích trên trên
thị trường có giá từ 300 – 500 nghìn đồng/kg. Hiện nay, Ba kích là loài đang bị
đe dọa nghiêm trọng ngoài tự nhiên do khai thác chưa chú trong đến việc nhân
giống và gây trồng.
Thực tế hiện nay,việc tiến hành tuyển tập các giống, loài, xuất xứ khác
nhau, khảo sát các đặc điểm phân biệt cũng như khả năng cung cấp sản phẩm và
khả năng gây trồng theo hướng cung cấp nguyên liệu và một việc làm rất cấp
thiết nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như nâng cao hiệu quả bảo tồn được
loài ngoài tự nhiên. Trước thực trạng trên việc thực hiện đề tài” Nghiên cứu kĩ
thuật nhân giống và chăm sóc cây con Ba kích tím (Morinda offcinalis How) có
xuất xứ Thừa Thiên Huế tại vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế. ” là rất cấp
thiết và thiết thực.

1


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vê cây thuốc trên thế giới

2.1.1. Lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc trên thế giới
Từ thời cổ xưa, loài người đã biết khai thác và sử dụng cây thuốc vào công
tác chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu của cuộc sống.
Theo Aristote (384 – 322 trước Công nguyên) đã tổng kết trên 4.000 năm
trước, các dân tộc ở vùng Trung Cận Đông đã biết đến cả ngàn cây thuốc, sau
này người Ai Cập đã biết cách chế biến và sử dụng chúng (dẫn từ Võ Văn Chi
và Trần Hợp, 1999).
Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc rút lại cho biết người Ai
Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để điều trị bệnh và ướp xác
các vua chúa hoặc làm nước thơm từ hơn 4.000 năm trước Công nguyên. Người
Nhật Bản đã biết sử dụng cây Bạc hà làm thuốc trị bệnh từ 2.000 năm trước
đây… (dẫn từ Lã Đình Mỡi và các nnk., 2001).
Nền y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ đều được ghi nhận trong lịch sử
về việc sử dụng cây cỏ làm thuốc cách đây khoảng 3.000 – 5.000 năm (dẫn từ
Trần Văn Ơn). Từ thời xa xưa, thực vật làm thuốc đóng một vai trò quan
trọngđối với người dân nhiều nước ở châu Á. Tuy nhiên người dân chủ yếu khai
thác cây thuốc từ thiên nhiên hoặc được trồng với mục đích phục vụ trong gia
đình, trừ các các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và Nepal là trồng
chúng với mục đích thương mại. Tuy vậy các quốc gia này cũng chỉ trồng với
quy mô nhỏ và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.
Qua các nghiên cứu về lịch sử sử dụng cây thuốc can các dân tộc trên thế
giới cho thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tri thức sử dụng cây thuốc để
chữa bệnh từ lâu đời và đặc sắc tuỳ thuộc vào từng nền văn hoá.
2.1.2. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 1985, trên toàn
thế giới đã biết tới trên 20.000 loài thực vật bậc thấp và bậc cao (trong tổng số
250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp làm thuốc hay có xuất xứ
cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R Farnsworth và D.D.Soejarto, 1985).
Theo Napralert, năm 1990 con số này được ước tính từ 30.000 – 70.000 loài cây
2



thuốc. Trong đó ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000 loài thực vật được xem là
loài cây thuốc, Ấn Độ có hơn 6.000 loài, vùng nhiệt đới Đông – Nam Á khoảng
6.500 loài…( dẫn từ Nguyễn Tập, 2007).
Theo Lewington (1993) đã thống kê trên thế giới có hơn 35.000 loài thực
vật đang được sử dụng trong các nền văn hoá khác nhau vào mục đích chữa
bệnh. Nhiều loài trong số chúng là đối tượng không thể kiểm soát được trong
các hoạt động buôn bán ở quy mô địa phương hoặc quốc tế (dẫn từ Phạm Văn
Điển và Phạm Minh Toại, 2005).
Nguồn gen cây thuốc đang ở trong tình trạng bị đe doạ do mất môi trường
sống, nạn phá rừng, thiên tai, sự khai thác cạn kiệt,… Có rất nhiều bằng chứng chỉ
ra rằng sự đa dạng nguồn gen thực vật, bao gồm cả cây thuốc, đang bị suy giảm
một cách trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới. Tình trạng này càng trở nên trầm
trọng ở những nơi có mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hoá nhanh, và nạn phá rừng
thường xuyên xảy ra, đặc biệt là các nước Nam và Đông Nam châu Á. Những
quốc gia có nguồn gen cây thuốc phong phú cần phải nổ lực hơn nữa để sưu tập,
giữ gìn và bảo tồn nguồn gen quý này để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và sử
dụng chúng một cách có hiệu quả ( Md Mamtazul Haque, 2004).
Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do các hoạt động
khai thác bừa bãi của con người nên chúng đã dần cạn kiệt và có nhiều loài đã bị
tuyệt chủng. Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hơn 100
năm trở lại đây có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000
loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại của chúng là rất mong manh vào giữa thế
kỷ tới, nếu chiều hướng này vẫn cứ tiếp tục thì các loài thực vật này càng có
nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng, trong số này có nhiều cây được dùng làm thuốc.
Ví dụ ở Banglades có loài Tylopora cindica (Bunrm.F.) Mer. dùng để chữa bệnh
hen, loài Zanonia indica L. dùng để tẩy xổ trước đây có rất nhiều nhưng do khai
thác quá mức nên hiện nay chúng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng
(Islam A.S, 1991). Loài Ba gạc (Rauvofia serpentine (L.) Bennth. Ex Kurz)

hàng chục năm liền bị khai thác ở Ấn Độ, Srilanka, Banglades, Thái Lan,… với
khối lượng 400 – 1.000 tấn vỏ, rể mỗi năm để xuất khẩu sang các thị trường Âu
- Mỹ, hiện nay đã trở nên cạn kiệt, thậm chí một số bang ở Ấn Độ, Chính phủ đã
đình chỉ chính thức khai thác loài cây này. Một số các loài cây thuốc khác có ở
vùng Đông Bắc Ấn Độ là Coptis teeta, trước kia cũng thường thu hái để bán
sang các nước Đông Á, song do khai thác quá mức nên loài cây này đang bị đe
doạ. Vì vậy song song với nghiên cứu về sử dụng cây thuốc thì một vấn đề cấp
bách khác được đặt ra là phải bảo tồn các loài cây thuốc. Tại Hội nghị Quốc tế
3


về bảo tồn quỹ gen cây thuốc họp từ ngày 21 đến 27 tháng 3 năm 1993 tại
Chieng Mai, Thái Lan, hàng loạt các công trình nghiên cứu về tính đa dạng và
việc bảo tồn nguồn cây thuốc được đặt ra một cách cấp thiết.
Ngày nay, đã là thời điểm báo động về hậu quả mất đi nhanh chóng tính đa
dạng của nguồn tài nguyên sinh học, trong đó có nguồn cây thuốc của mỗi quốc
gia. Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số
43.000 loài thực vật mà tổ chức này thông tin, thì có gần 30.000 loài được coi là
bị đe doạ tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong tài liệu “ Các loài thực vật
bị đe doạ ở Ấn Độ” xuất bản từ năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần
lớn số loài là cây thuốc. Trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư ” ( sách đỏ
về thực vật của Trung Quốc ), năm 1996 cũng giới thiệu gần 200 loài được sử
dụng làm thuốc, cần được bảo vệ (dẫn từ Nguyễn Văn Tập, 2007).
Các nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên cây thuốc được xác
định là:
Tàn phá thảm thực vật
Hoạt động du canh du cư
Khai thác quá mức và sử dụng lãng phí tài nguyên cây thuốc
Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên
Khai thác không có kế hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng

Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hoá và bị thất truyền
2.1.3. Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc
Bảo tồn nguyên vị (In-situ conservation): Chỉ có một số nước tham gia.
Một trong những nước này là Sri Lanka, với 50 khu bảo tồn cây thuốc. Tại Ấn
Độ có 30 trung tâm bảo tồn nguyên vị. Tại Trung Quốc các khu bảo tồn tài
nguyên cây thuốc cũng được thành lập.
Bảo tồn chuyển vị ( Ex-situ conservation): Năm 1989, tổ chức bảo tồn các
vườn thực vật Quốc tế (BGCI) đã phối hợp với UICN và WWF xây dựng “
chiến lược bảo tồn ở các vườn thực vật”. Trên thế giới có khoảng 1.500 vườn
thực vật đã xây dựng, trong đó có khoảng 152 vườn can 33 quốc gia chuyên
trồng cây thuốc hay trồng kết hợp với các cây kinh tế khác. Vườn thực vật ở
Tokyo có khoảng 1.600 loài, vườn thực vật Mêxico, vườn thực vật ở Bungari,
Séc, Ba Lan cũng rất lớn và có nhiều loài được gây trồng.

4


Đã có một số nước gây trồng cây thuốc với quy mô lớn phục vụ y tế và
công tác bảo tồn như Trung Quốc, Ấn Độ (Trần Văn Ơn, 2003).
Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn cây thuốc nói riêng
đang được nhiều quốc gia và các tổ chức quôc tế quan tâm.
2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
2.2.1. Vài nét về y học cổ truyền Việt Nam
Y học cổ truyền (YHCT) Viêt Nam ra đời rất sớm và gắng liền với sự phát
triển của lịch sử và truyền thống văn hoá dân tộc (YHCT bao gồm YHCT chính
thống và YHCT bản địa của các dân tộc thiểu số). Trải qua hàng ngàn năm lịch
sử YHCT Việt Nam đã đúc kết dược nhiều kinh nghiệm phòng bệnh có hiệu quả
trong suốt những năm 1884 – 1945, y học hiện đại xâm nhập vào Việt Nam qua
người Pháp. Y học hiện đại được sự bảo trợ, ủng hộ của chính quyền thực dân,
trong khi YHCT bị coi thường khinh rẻ nên YHCT hầu như không được quan

tâm thích đáng và bị gạt bỏ khỏi vị trí chính thống cho dù nó vẫn luôn đem lại
giá trị chữa bệnh cho nhân dân. Sau Cách mạng tháng Tám, Đảng và nhà nước
rất quan tâm đến việt kế thừa, phát huy, phát triển YHCT với phương châm xây
dựng một nền Y học hiện đại – dân tộc và đại chúng. Hiện nay nhà nước ta đã có
nhiều nỗ lực cho công tác điều tra nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa, phục vụ
cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân ngày một tốt hơn.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã từng bước lồng ghép Y dược cổ truyền
vào hệ thống Y tế quốc gia, phát huy được vai trò to lớn của Y dược cổ truyền.
Đường lối phát triển Y dược học cổ truyền Việt Nam đã được khẳng định nhất
quán trong nhiều năm qua là: Kế thừa, phát huy, phát triển y dược học cổ truyền,
kết hợp với y học hiện đại. Y học cổ truyền Việt Nam với các phương pháp
phòng và chữa bệnh đã phục vụ hiệu quả cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân từ xưa tới nay.
Nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, bấm
huyệt, khí công, dưỡng sinh... không chỉ người dân Việt Nam ưa chuộng sử
dụng chữa bệnh mà người dân nhiều nước trên thế giới cũng rất tin tưởng và ưa
thích, nó trở thành phương pháp chữa bệnh độc đáo trên thế giới. Theo Tổ chức
Y tế thế giới đánh giá Việt Nam là một trong năm nước hàng đầu thế giới có hệ
thống y học cổ truyền phát triển lâu đời và đóng góp tích cực vào sự nghiệp
chăm sóc sức khỏe nhân dân

5


Hiện đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại
đang là mục tiêu và yêu cầu phát triển của thời đại. Việc tìm ra những phương
hướng thích hợp để hiện đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y
học hiện đại mang đậm đà bản sắc dân tộc là vấn đề mang tính chiến lược hiện nay.
Riêng lĩnh vực châm cứu, nước ta có lịch sử lâu đời nhất, có tổ chức, thầy
thuốc chuyên ngành, biên soạn tài liệu châm cứu sớm nhất trên thế giới. Châm

cứu Việt đã có hàng nghìn năm lịch sử, từ thực tiễn đúc rút thành lý luận. Những
người thầy thuốc châm cứu tiếp tục phát huy vốn quý đó của y học cổ truyền,
kết hợp y học hiện đại xây dựng nền y học có đầy đủ tính chất khoa học, dân
tộc, đại chúng.
2.2.2 Lược sử các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam
Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài
thực vật đã ghi nhận cho Việt Nam là 10.500 loài, ước đoán hệ thực vật Việt Nam
có khoảng 12.000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm
khoảng 30%. Kết quả điều tranguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn
2001-2005 của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật
bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm thực vật bậc
cao có mạch có 3.870 loài. Những cây thuốc cógiá trị sử dụng cao, có khả năng
khai thác trong tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây thuốc
và vị thuốc thiết yếu của Bộ Ytế cũng như những cây thuốc đang được thị trường
dược liệu quan tâm gồm có 206 loài cây thuốc có khả năng khai thác.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên
sinh vật đa dạng và phong phú, có khoảng 10% số loài đặc hữu, được xếp thứ 16
trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh vật cao nhất thế giới.Đó là chưa kể
đến những cây thuốc gia truyền của 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam mà cho đến
nay chúng ta mới chỉ biết được một phần. Phần lớn cây thuốc dân tộc ở Việt
Nam chưa được thống kê, không có trong các sách về cây thuốc đã xuất bản.
Ngay cả các chuyên gia về cây thuốc cũng không biết có bao nhiêu loài, nhưng
chắc chắn đó là một con số không nhỏ. Ngoài thực vật hoang dã, các nhà khoa
học nông nghiệp đã thống kê được 1.066 loài cây trồng, trong đó cũng có 179
loài cây làm thuốc.
Với một hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây thuốc cũng rất phong
phú và đa dạng. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở các trung tâm đa dạng sinh
vật, trong đó có khu vực dãy Trường Sơn. Cho đến nay, chúng ta chưa có danh
sách đầy đủ về số loài, sự phân bố và trữ lượng của cây thuốc ở khu vực rộng
6



lớn này. Các số liệu điều tra thực vật suốt thời gian qua còn nằm rải rác trong hồ
sơ của các cơ quan nghiên cứu, các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn tự nhiên.
Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá toàn diện giá trị của cây thuốc trong
khu vực dãy Trường Sơn, để phục vụ cho việc bảo tồn, khai thác bền vững và sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
Theo kết quả điều tra của Viện dược liệu trong thời gian 2002-2005, số loài
cây thuốc ở một số vùng núi trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy Trường Sơn
như sau: Đắc Lắk (751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (841 loài), Lâm Đồng
(756 loài). Gần đây, Hội Đông y huyện M’Đrắc (tỉnh Đắc Lắk), đã phát hiện tại
vùng rừng núi của các xã Ea M’Đoan, Ea Mlay, Krông Á và Ea Trang có khá
nhiều loại cây thuốc phân bố khá tập trung như Thạch xương bồ (Acorus
gramineus), Thổ phục linh (Smilax glabra), Kim ngân (Lonicera spp), Hoàng
đằng (Fibraurea recisa), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Củ bình vôi
(Stephania spp), Cẩu tích (Cibotium barometz), Riềng rừng (Alpinia sp), Thiên
niên kiện (Homalomena occulta), vv... Ở khu vực Chư Yang Sin (huyện Krông
Bông và Lắc), người ta cũng đã phát hiện một số loài cây thuốc như Kê huyết
đằng, Nhân trần (Adenosma caerulea), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera spp),
Sa nhân (Amomum villosum), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Ba gạc hoa đỏ
(Rauvolfia serpentina) và đặc biệt cây Ngũ vị tử Ngọc Linh (Schisandra
sphenanthera).
Từ trước đến nay, nhiều địa phương trong nước ta đã có truyền thống trồng
cây thuốc, như Quế (ở Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi…), Hồi
(ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu), Hoè (ở Thái Bình), vv... Có
những làng chuyên trồng cây thuốc như Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn
Lâm, Hưng Yên). Gần đây, nhiều loài cây thuốc ngắn ngày cũng được trồng
thành công trên quy mô lớn như Ác ti sô, Bạc hà, Cúc hoa, Địa liền, Gấc, Hương
nhu, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Mã đề, Sả, Thanh cao hoa vàng, Ý dĩ, vv...
Một trong những cây thuốc đang được trồng ở miền núi phía Bắc là Thảo

quả (ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang). Theo thống kê chưa đầy đủ, đến năm
2002, tổng diện tích rừng có trồng Thảo quả ở Việt Nam là 1.626 ha. Trong đó,
riêng tỉnh Lào Cai có 1.500 ha. Trung bình, mỗi hecta trồng Thảo quả cho 250
Kg/năm; giá bán như hiện nay khoảng 60.000 đến 70.000 đ/Kg, thì thu được
khoảng 15 - 17,5 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập từ Thảo quả của một hộ gia đình
ở Bản Khoang vào khoảng 5.170.000 đồng/năm, tương đương 345 USD (2001).
Nguồn thu nhập này chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của hộ. Đó cũng là một
khoản thu nhập đáng kể của người dân ở miền núi.
7


Theo kinh nghiệm ở Sa Pa, thu nhập từ trồng cây thuốc đạt 14-24 triệu
đồng/ha/năm, trong khi thu nhập từ cây lương thực chỉ đạt 2,4-4,8 triệu
đồng/ha/năm
Việc bảo tồn nguồn gen cây thuốc được tiến hành dưới hình thức bảo tồn
đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn,...
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và khí hậu đã tạo nên mức độ đa
dạng sinh học về khu phân bố, chủng loại tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam.
Từ 1997, Bộ Y tế hàng năm cấp kinh phí cho “Dự án Bảo tồn cây thuốc cổ
truyền” trong khuôn khổ “Chương trình hỗ trợ hoạt động của ngành”. Kết quả
của chương trình này đã ghi nhận tại một số địa phương nhiều loài cây thuốc
mới cùng với tri thức y học cổ truyền của đồng bào dân tộc.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, kinh nghiệm dân gian về sử dụng thuốc
ở Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiệu nghiệm, gắn liền với tên tuổi của
nhiều vị danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông. Tuệ Tĩnh đã viết
nhiều sách thuốc và phương pháp chữa bệnh. Rất tiếc, nhiều công trình quý giá
của ông đã bị mai một, hiện chỉ còn sót lại hai bộ Nam dược thần hiệu đề cập
đến 496 vị thuốc nam và bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư gồm 600 vị thuốc ở Việt
Nam và cách sử dụng.
Kế thừa Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh vào thế kỷ XVII Lê Hữu Trác

(Hải Thượng Lãn Ông) đã bổ sung thêm 329 vị thuốc nam nữa làm thành bộ
sách "Lĩnh nam bản thảo". Với sự nghiệp y học vĩ đại, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng
Lãn Ông đã được người đời nay tôn vinh và những "ông tổ" của nền y dược học
Việt Nam.
Sau Hải Thượng Lãn Ông, từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19, dưới triều vua
Quang Trung và triều Nguyễn cũng đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về
cây thuốc Việt Nam, trong đó, hiện còn lưu lại được những cuốn như Nam dược
và Nam dược chỉ danh truyền của Nguyễn Quang Tuân đã ghi chép tỷ mỉ về 500
vị thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian, hoặc cuốn Nam dược tập nghiệm quốc
âm của Nguyễn Quang Lượng, hay Nam thiên đức bảo toàn thư của Lưu Ðức
Huệ, v.v...
Với chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền của
dân tộc, đặc biệt là tri thức bản địa của các cộng đồng người dân tộc trong sử
dụng cây cỏ làm thuốc bồi bổ cơ thể và thuốc chữa bệnh, ngay sau hòa bình lập
lại ở miền Bắc (1954) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975),
chúng ta đã có nhiều nỗ lực, đầu tư điều tra, nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc
8


nhằm khai thác, sử dụng phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Hiện nay, xu hướng sử dụng cây thuốc chữa bệnh theo y học dân tộc cổ
truyền ở Việt Nam đang ngày càng được nhiều tầng lớp nhân dân tin dùng.
Ðảng, Nhà nước, Chính phủ cũng rất quan tâm. Mặc dù vậy, việc sưu tầm những
kinh nghiệm dân gian trong sử dụng cây thuốc phục vụ cuộc sống con người
chưa được tiến hành có hệ thống, nhiều bài thuốc hay, nhiều cây thuốc quý có
thể đã bị thất truyền. Sự thất truyền cũng dễ xảy ra khi những người biết cây
thuốc không chịu truyền cho người khác, ngay cả cho con cháu trong dòng họ.
Hiện đã tập hợp được 39.381 bài thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền
của 12.531 lương y. Nhiều dược phẩm được phát triển gần đây dựa trên tri thức
sử dụng của cộng đồng như Ampelop, dựa trên tri thức sử dụng cây Chè dây

(Ampelopsis cantoniensis Hook. Et Arn.) để chữa bệnh của người Tày ở Cao
Bằng; cây Tật lê (Tribulus terrestris L.), dựa trên tri thức sử dụng của người
Chăm, vv. Trong các nền y học nhân dân, mỗi cộng đồng miền núi (cấp xã)
thường biết sử dụng từ 300 - 500 loài cây cỏ sẵn có trong khu vực để làm thuốc.
Mỗi gia đình biết sử dụng từ vài đến vài chục cây để chữa các chứng bệnh thông
thường ở cộng đồng đó. Mỗi cộng đồng thường có 2 - 5 thầy Lang có kinh
nghiệm sử dụng và sử dụng số loài nhiều hơn.
Năm 1962, GS Đỗ Tất Lợi đã cho công bố bộ sách Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam (hay Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam). Đây là một bộ
sách lớn, lần xuất bản đầu tiên (1962-1965) được in 10.000 cuốn, chia làm 6 tập,
tổng cộng dày 1.494 trang và được tái bản nhiều lần. Bộ sách đã giới thiệu hơn
750 vị thuốc, gồm 164 cây thuốc, 77 vị thuốc động vật, 20 vị thuốc khoáng vật.
Mỗi loại đều có tên khoa học, tên tiếng Việt và tên chữ Hán, những đặc tính
chung, mô tả quá trình phân phối, thu hoạch, chế biến, thành phần hoá học và
công dụng, liều dùng. Cuốn sách bao gồm cả những loại thuốc mà các nhà khoa
học đã xác minh cơ chế, lẫn cả những loại được kiểm chứng hiệu nghiệm trong
thực tế nhưng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
GS.TS Võ Văn Chi là tác giả và đồng tác giả của hàng loạt tác phẩm như:
Từ điển Cây thuốc Việt Nam (NXB Y học - 1997) giới thiệu hơn 3.000 cây
thuốc, Từ điển Thực vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam (NXB Y học 1998), Từ điển Thực vật thông dụng (2 tập, NXB Khoa học - 2003, 2004), Cây
cỏ có ích ở Việt Nam (NXB Giáo dục, 1999 - 2001), Sách tra cứu tên cây cỏ
Việt Nam (NXB Giáo dục, 2007), Cây rừng chữa bệnh, Hệ cây thuốc Tây
Nguyên, Cây thuốc Đồng Tháp Mười và cách dùng để trị bệnh thông thường,
9


Cây rau làm thuốc, Rắn làm thuốc và điều trị rắn cắn, 200 cây thuốc thông
dụng, Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam ...
Tác giả cũng đã xây dựng và xuất bản cuốn Dược liệu Việt Nam (1969 1972) gồm 341 dược liệu trong nước, 74 dược liệu nhập ngoại, 3 chuyên luận
chung về trồng cây thuốc, chế biến, bào chế, bảo quản thuốc cổ truyền dân tộc.

Trong bước này đã thống nhất chọn tên chính, tên khoa học, tên khác của cây
thuốc hoặc bộ phận dùng làm thuốc, mô tả, hình vẽ bộ phận dùng của dược liệu,
tính vị, công dụng, liều dùng, cách dùng... Cuốn Dược liệu Việt Nam đã được
xuất bản 2 lần, lần thứ nhất là 5.000 cuốn và lần thứ hai là 12.000 cuốn.
Trần Công Khánh với công trình "150 loài cây thuốc độc ở Việt Nam" đã
mô tả đặc điểm nhận biết để phân biệt các loài cây độc này cũng như đặc điểm
phân bố và khả năng sử dụng chúng trong vấn đề chữa bệnh hay làm thuốc trừ
sâu bệnh hại cho cây trồng.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp (1998) với công trình “Góp phần điều tra
cây thuốc của người Dao ở Vườn quốc gia Ba Vì” đã đưa ra được danh lục một
số loài cây thuốc chủ yếu mà người Dao thu hái, nhưng chủ yếu là tên địa
phương và tác giả đã đi sâu phân tích quy trình chế biến thuốc từ vật liệu là cây
rừng đã thu được.
Trần Văn Ơn (1999) đã đưa ra kết quả tổ chức chọn lọc một số hộ tham gia
sưu tầm hom giống cây thuốc từ rừng về ươm tại nhà với sự hỗ trợ của dự án
cây thuốc (Báo cáo về “Thử nghiệm nhân giống cây thuốc bằng hom tại Ba Vì”)
Trần Khắc Bảo (1994) trong “Phát triển cây dược liệu ở Lào Cai và Hà
Giang” đã đề cập đến các vấn đề về chế biến, bảo quản và phát triển cây thuốc ở
địa bàn nghiên cứu.
Mai Văn Phô, Lê thị Hồng Nguyệt (2001) và Trần Thiện Ân, Huỳnh Văn
Kéo (2005) đã tiến hành nghiên cứu về kiến thức bản địa trong việc sử dụng tài
nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Cơtu và dân tộc Mường tại vùng đệm
VQG Bạch Mã thuộc hai huyện Nam Đông và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mới đây tại Thừa Thiên Huế đã phát hiện 130 loài thuốc nam có giá trị.
Đây là kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Huế trong quá trình
triển khai mô hình phát triển cây thuốc nam trên đất rừng được giao tại huyện
Nam Đông, thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã. Tuy nhiên, người dân địa
phương hiện mới chỉ biết sử dụng 62 loài làm dược liệu. Nhằm bảo tồn và phát
huy nguồn dược liệu có giá trị phục vụ chữa bệnh tại chỗ, sử dụng làm hàng hóa
và nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Nông - Lâm Huế bước đầu chọn 28 hộ

10


gia đình có vườn, rừng thuộc xã Hương Phú (Nam Đông) để phát triển mô hình,
gắn với mục đích nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân vùng núi.
Năm 2006, nhóm tác giả Lê Thị Diên, Trần Minh Đức, Đỗ Xuân Cẩm,
Dương Viết Tình, Nguyễn Viết Tuân ở Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học
Nông Lâm Huế biên soạn cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng và bảo tồn một số loài
cây thuốc nam” nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu, cung cấp cho người
dân những thông tin về đặc điểm nhận biết, kỹ thuật gây trồng cũng như sơ chế
một số loài cây thuốc Nam có giá trị kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập
từ rừng.
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên cây thuốc rất phong phú
và đa dạng nhưng Việt Nam lại đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm trầm
trọng nguồn dược liệu do hoạt động khai thác và buôn bán tự phát tại nhiều địa
phương. Điều đáng ngại hơn cả là tình trạng nhiều thương lái trong và ngoài
nước lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con ở vùng sâu, vùng xa để thu gom và
bán số lượng lớn cây thuốc qua biên giới với giá rẻ mạt. Hoạt động này không
chỉ đơn thuần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên vốn dồi dào mà còn làm mất đi
nhiều giá trị tri thức bản địa quý giá, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với quốc gia
và địa phương.
Theo tài liệu từ Viện Dược liệu Trung ương, Bộ Y tế, hiện chúng ta đã phát
hiện được hơn 3.900 loài cây thuốc, trong đó có 144 loài cây thuốc quý hiếm
được đưa vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, nhiều loài đồng thời còn được
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Đặc biệt có một số loài được ghi trong Nghị định
số 32/2006/CP của Chính phủ như: Bắc xanh, Pơmu, Du sam núi đá, Thông đỏ
Bắc, Sa mộc dầu, các loài Tế tân, Tam thát hoang, Vù hương, Hoàng đằng, Thổ
Hoàng Liên…
Tuy nhiên, “nguồn “vàng xanh” của chúng ta ngày càng bị thất thoát và có

nguy cơ cạn kiệt. Chỉ tính riêng tại một số điểm giáp biên thuộc tỉnh Cao Bằng,
mỗi năm có ít nhất từ 300.000 đến 500.000 tấn dược liệu bị khai thác và bán qua
biên giới, chủ yếu là bán sang Trung Quốc. Và trong hơn 20 năm qua, số dược
liệu tươi và khô chảy qua biên giới đã lên tới trên dưới 10 triệu tấn” – Bác sĩ
Hoàng Văn Bé, Chủ tịch Hội Đông y Cao Bằng cho biết.

11


Từ năm 1960 đến nay, hàng năm có tới hơn 200 loài cây thuốc được
thương mại hóa. Chúng được khai thác từ nguồn tự nhiên hay trồng trọt với khối
lượng lên tới 100.000 tấn/năm. Một số địa phương như Phú Thọ, Vĩnh Phúc
những năm trước đây thường xuyên thu mua 10 loại dược liệu là Ba kích, Sa
nhân, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Chân chim, Lạc tiên, Thổ phục linh, Dạ cẩm,
Thảo quyết minh, Ích mẫu, Nhân trần, Bồ bồ. Nhiều trong số các loài cây thuốc
vừa nêu, không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương, trung ương mà còn xuất khẩu
qua Trung Quốc.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu dược liệu từ nguồn cây thuốc trong nước, hằng
năm nhiều loại dược liệu và tinh dầu quý như Sa nhân, Thảo quả, Quế, Hồi, Ba
kích, Sả, Hương nhu, Bạc hà, Màng tang, v.v... thường xuyên được xuất khẩu
với giá trị từ 30-50 triệu USD/năm.
Cho dù con số thống kê về số loài cây thuốc, số lượng dược liệu được khai
thác hàng năm cũng như giá trị kinh tế do nguồn cây thuốc mang lại chưa thật
chính xác, nhưng rõ ràng ở nước ta cây thuốc đã có một vị trí hết sức quan trọng
trong việc cung cấp thuốc chữa bệnh cho nhân dân (nhất là đồng bào các dân tộc
thiểu số ở vùng sâu, vùng xa), đặc biệt là trong những năm chiến tranh chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Từ nhiều năm nay, nhất là những năm gần đây, trong cơ chế thị trường, rất
nhiều loài cây thuốc quý của nước ta đã bị khai thác quá mức, bán bừa bãi ra
nước ngoài. Người dân miền núi, những chủ nhân của các nguồn tài nguyên đó

chẳng những không được hưởng lợi một cách xứng đáng, mà ngay cả những
hiểu biết có tính gia truyền - những tri thức bản địa của họ cũng bị xâm phạm.
Nếu so với toàn bộ nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam thì cây thuốc là
nhóm bị đe dọa gay gắt nhất. Ðối chiếu với "Sách Ðỏ Việt Nam" tập II - Phần
thực vật, 1996, số loài cây thuốc đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc sắp bị đe
dọa tuyệt chủng cũng chiếm tỷ lệ khá cao.
2.2.4. Tiềm năng và tình hình khai thác sử dụng cây thuốc nam
Lãnh thổ đất liền Việt Nam hẹp chiều ngang và dài chiều dọc với toạ độ
8 30’ đến 23O22’ vĩ Bắc và 102o10’ đến 109o24’ kinh Đông, diện tích gần 1/3
triệu km2 ( 331.688 km2). Có bờ biển dài hơn 3000km với lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế trên 1 triệu km 2. Địa hình 3/4 là đồi núi, đỉnh núi cao nhất là
Fansipan: 3.143 m, là đỉnh núi cao nhất Đông Dương. Diện tích đồi núi chủ yếu
là đồi núi thấp, độ cao từ 500m trở xuống chiếm tới 70%, độ cao 1000m trở
xuống chiếm tới 85% và chỉ có 15% diện tích lãnh thổ cao trên 1.000m và 1%
o

12


cao trên 2000m. Về khí hậu, Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm
mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm trên 1.500mm, thuận lợi cho cây cỏ phát
triển quanh năm.
Theo báo cáo của Viện Dược liệu (2007) cho thấy:
Nhu cầu sử dụng dược liệu cần 59.548 tấn , trong đó: Phục vụ cho công
nghiệp Dược : 20.986 tấn (chiếm 35,0 %); phục vụ Y học cổ truyền : 18.452 tấn
( chiếm 31,0 %); phục vụ xuất khẩu (kể cả chiết xuất và tinh dầu): 20.110 tấn
(chiếm 34.0%)
Và khả năng cung cấp dược liệu hiện nay là : Khai thác trong tự nhiên
(10% trữ lượng): 12.100 tấn (chiếm 20%); từ nuôi trồng (136 loài): 15.606 tấn
(chiếm 26%); từ nhập khẩu: 31.842 tấn ( chiếm 54%).

Từ đây cho thấy việc khai thác, nuôi trồng nguồn nguyên liệu trong nước
đang có xu hướng suy giảm, thiếu một chính sách chiến lược. Nhu cầu sử dụng
chủ yếu là nhập khẩu, trong đó nhập lậu rất phổ biến.
2.2.5. Khả năng khai thác trong tự nhiên
Nguyên liệu cây thuốc tự nhiên ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng, bao
gồm các loài cây cỏ, động vật khoáng chất, côn trùng và thuỷ sản. Các cây cỏ tự
nhiên có thể làm nguyên liệu sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng có ở rải
rác khắp các vùng, từ đồng bằng đến miền núi. Song trữ lượng và chủng loại rất
phân tán và ít ỏi, ví dụ như: cỏ xước, rau sam, rau má, bông mã đề, nhân trần,
thảo quyết minh…
Một số vùng có nguyên liệu tự nhiên phong phú hơn tập trung ở Hoàng
Liên Sơn, Ba Vì, Tam Đảo, Lào Cai, Quảng Nam, Đà Lạt, Hoà Bình, Sapa, Bắc
Kạn, Thái Nguyên… Trong số cây thuốc hoang dại, xác định còn 206 loài còn
khả năng khai thác với sản lượng ước tính 121.000 tấn/năm, và đánh giá thấy
rằng có 136 loài cây thuốc hiếm gặp có nguy cơ tuyệt chủng, cần có kế hoạch
bảo vệ và khôi phục phát triển.
Riêng vùng biển Việt Nam rất phong phú về các loài động vật, thực vật (rong,
tảo) để sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN). Rong biển Việt nam có khoảng 794
loài, biển miền Bắc khoảng 310 loài, biển miền Nam có khoảng 484 loài.
Có thể chia ra 5 vùng còn khả năng khai thác dược liệu tự nhiên sau đây:
Vùng núi phía Bắc: Trên diện tích rừng tự nhiên, rừng đang phục hồi, rừng
phòng hộ của các huyện : Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Quang (Hà Giang), Bát Sát,
Bảo Tháng,Văn Bàn, Sa pa (Lào Cai); Chợ Đồn, Na Rì (Bắc Cạn), Sìn Hồ,
13


Mường Tè, Phong Thổ (Lai Châu), Sông Mã, Mường La ( Sơn La), Lạc Sơn,
Lạc Thuỷ (Hoà Bình), Quảng Bạ, Bảo Lộc (Cao Bằng), Ba chẽ, Vân Đồn
(Quảng Ninh).
Vùng Bắc Trung Bộ: Các huyện miền tây Thanh Hoá, Quỳ Sơn, Tương

Dương, Quỳ Hợp (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Tuyên Hoá (Quảng Bình),
A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên Huế).
Vùng Nam Trung Bộ: Phước Sơn, Tây Giang, Nam và Bắc Trà My (Quảng
Nam), Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng (Quảng Ngãi), Sông Hinh (Phú Yên).
Tây Nguyên: Kômplông, Tumơroong, Đăclây (Kon Tum); K.Bang,
Kongchro, Chu Prông ( Gia Lai), M.Drak, Krông Bông, Eakar (Đắc Lắc), Đak
Nông (Đắc Nông); Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương (Lâm Đồng).
Vùng biển và đảo: Có thể khai thác rong biển và một số cây con thuốc ở
biển và đảo từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Trong số 62 loài cây thuốc còn khả năng khai thác trong tự nhiên thì hai
loài có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài là Bồ bồ (Adenosma
indiana Merr.) được khai thác tại các địa phương như Quảng Ninh, Bắc Giang,
Phú Thọ, Tuyên Quang, Hoà Bình, Thanh Hoá, còn Nhân trần (Adenosma
cearulea R.Br.) được khai thác tại Cao Bằng, Lạng Sơn,Thái Nguyên, Bắc Cạn,
Hoà Bình, Sơn La, Hà Giang.
(Nguồn: dẫn từ tài liệu Thực phẩm chức năng của Hội Thực phẩm chức
năng Việt Nam).
2.2.6. Một số thông tin về cây Ba kích và tình hình gây trồng
2.2.6.1. Đặc điểm của cây Ba kích
Cây ba kích thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn giống như
sắn dây. Ngọn non có màu tím có nhiều lông tơ nhỏ phía trên lá, mặt phía sau lá
nhẵn. Cành ba kích non có cạnh, lá mọc đối nhau hình mác hoặc hình bầu dục
thuôn nhọn, lá cứng dài từ 6cm đến 14cm và có chiều rộng từ 2,5cm đến 6cm.
Khi non mầm ba kích có màu xanh lục, khi già thì có màu trắng giống như mốc.
Hoa ba kích nhỏ lúc đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, thường
tập trung ở tán đầu cành dài từ 0,3cm đến 1,5cm có hình chén hoặc hình ống.
Quả ba kích hình cầu, khi chín có màu cam đỏ.Mùa hoa ba kích từ tháng 5
đến tháng 6 còn mùa quả từ thánh 7 đến tháng 10. [1]
2.2.6.2. Công dụng của cây Ba kích
14



Ba kích có vị ngọt, hơi cay, tính ấm vào kinh thận. Có tác dụng ôn thận
dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. [2]
Ba kích có tác dụng tăng khả năng hoạt động sinh dục, tăng cường khả
năng giao hợp, sức dẻo dai. Nhưng không có tác dụng kiểu androgen, không làm
thay đổi tinh dịch đồ, tuy vậy vẫn có tác dụng hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới.
Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ
thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém không có biểu hiện của các yếu tố bệnh lí. Ngoài ra
còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của bệnh nhân đau khớp dùng ba
kích dài ngày.[3]
- Theo các tài liệu cổ, Ba kích còn chữa dương uỷ, di tinh, phong thấp cước
khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Còn được dùng như vị thuốc bổ não,
tinh khí, chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt
không đều, có thể dùng riêng hay dùng phối hợp.
- Ở Trung Quốc, còn dùng Ba kích trong Nhị tiên thang chữa cao huyết áp.
Theo Y học hiện đại (Tác dụng dược lí, lâm sàng)
- Ba kích có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho súc vật thí nghiệm qua
phương pháp chuột bơi.
- Có tác dụng chống viêm rõ rệt qua thí nghiệm gây viêm bằng kaolin ở
chuột cống trắng.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các yếu tố độc hại.
- Có tác dụng hạ huyết áp, LD50 = 193 g/kg thể trọng trên chuột nhắt trắng.
2.2.6.3. Phân bố cây ba kích
Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi
phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành
Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
2.2.6.4. Đặc điểm sinh thái học cây ba kích
Cây Ba kích mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Hoà
Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá và Nghệ An. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Lào và Triều Tiên.
Cây thích ứng rộng với điều kiện sinh thái. Cây ưa sáng, chịu bóng. Khi
15


cây non là cây ưa bóng, khi trưởng thành là cây ưa sáng. Cây tồn tại và phát
triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 22,5°- 23,1°C, chịu được nhiệt độ tối thấp tuyệt
đối - 2,8°C và tối cao tuyệt đối 41,4°C. Độ ẩm không khí trung bình từ 82- 89%.
Lượng mưa bình quân năm từ 1420,7 - 2574,5 mm. Ba kích ưa đất feralit đỏ
vàng và đất feralit giầu mùn trên núi, đất thịt ẩm mát. Cây sinh trưởng sau 5 đến
7 năm mới thu dược liệu, năng suất bình quân 12kg củ tươi/gốc, càng để lâu
năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt.
2.2.6.5. Hoạt động gây trồng cây Ba kích tím
Trong những năm qua, nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng mô
hình trồng thử nghiệm giống cây Ba Kích như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Nam… Các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc
triển khai thực hiện chương trình phát triển cây Ba Kích theo hướng sản xuất
hàng hóa đồng thời xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chất lượng cao. Năm
2011 Bắc Giang đã xác định trong phát triển trồng rừng cần chú trọng đến trồng
và khai thác các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây Ba
Kích. Năm 2012, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai mô hình trồng, nhân giống Ba
kích tím dược liệu với quy mô trên 2ha với 10.500 cây, năm 2013 xây dựng
vườn ươm quy mô hộ gia đình với số lượng trên 10.000 cây. Đến nay, sau 3 năm
tiến hành trồng, Ba Kích sinh trưởng phát triển tốt, đã cho củ có kích thước
đường kính trung bình là 5mm.
Theo các hộ nông dân ở thôn Đồng Chu (xã Yên Định) từ khi tham gia mô
hình trồng, nhân giống Ba Kích đã làm thay đổi về nhận thức cho nông dân ở

đây về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng vật nuôi nói chung và cây lâm
sản ngoài gỗ nói riêng. Với sự giúp đỡ hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ có kiến
thức, năng lực và kinh nghiệm về lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ thuộc Hội Nông dân
tỉnh Bắc Giang, các hộ nông dân đã xây dựng được mô hình trồng và vườn ươm
giống Ba Kích. Ông Lã Văn Quang ở thôn Đồng Chu (xã Yên Định) là một
trong 15 hộ tham gia mô hình cho biết: gia đình anh trồng gần 3.000 cây đến nay
sinh trưởng, phát triển tốt đã cho củ; năm 2014 gia đình anh đã khai thác thử
nghiệm khoảng 10 gốc được hơn 15 kg củ tươi, giá bán trung bình 200 nghìn
đồng/kg ngay tại vườn cho thu về trên 3 triệu đồng; cũng trong năm gia đình
ươm được khoảng trên 6.000 cây giống để tiếp tục trồng trên diện tích vườn
rừng của gia đình. Qua tìm hiểu được biết, từ khi anh Quang tham gia thực hiện
mô hình đã có khoảng 50 đoàn đến trao đổi, học tập kinh nghiệm về trồng và
nhân giống cây Ba Kích, Anh cho biết thêm, trong thời gian tới gia đình sẽ tiếp
tục mở rộng diện tích vườn để tăng số lượng ươm cây giống cung cấp cho người
16


dân các địa phương. Đặc biệt mô hình đã được đồng chí Bùi Văn Hạnh – Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, đồng chí Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch
Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp đến thăm và đánh
giá cao hiệu quả của mô hình. Các đồng chí cũng nhấn mạnh đây là một hướng
đi mới trong phát triển kinh tế vườn rừng của người dân các xã vùng cao huyện
Sơn Động đồng thời cũng đề nghị Hội Nông dân tỉnh tiếp tục quan tâm, tìm các
giải pháp nhằm nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện cũng như các vùng lân
cận để giúp bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định đời sống và
vươn lên làm giàu. Năm 2013 UBND huyện Sơn Động đã xác định đưa giống
Ba Kích vào cơ cấu giống cây trồng hàng năm ở địa phương và đã tiến hành
trồng thử nghiệm thành công tại xã Bồng Am, Thanh Sơn, Tuấn Đạo, Yên Định
và thị trấn Thanh Sơn. Năm 2014, UBND tỉnh đã đưa Dự án trồng cây dược
liệu, cây bản địa trên địa bàn huyện Sơn Động vào kế hoạch xây dựng các

chương trình, dự án phát triển sản xuất nhằm thực hiện có hiệu quả Kết luận số
97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về một số chủ
trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
Có thể nói, việc thực hiện mô hình trồng và nhân giống cây Ba Kích tại
huyện Sơn Động đã mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu
nguyện vọng của bà con nông dân. Mô hình không chỉ góp phần bảo tồn một
loài lâm sản ngoài ngỗ quý mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương; từng bước thay đổi
tập quán canh tác, đưa người nông dân vùng cao chuyển từ sản xuất tự phát sang
tập trung theo vùng sản xuất hàng hóa, phát triển lực lực sản xuất, từng bước
làm thay đổi quan hệ sản xuất, để nông dân thực sự là chủ thể trong xây dựng
nông thôn mới và hội nhập quốc tế. Đồng thời khẳng định rõ vị thế và vai trò
của tổ chức Hội Nông dân các cấp trong việc trực tiếp thực hiện và phối hợp
thực hiện một số chương trình đề án phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và xây
dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020, góp phần thực hiện
thắng lợi Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 về “Nâng cao vai trò, trách
nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát nông nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”,
Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Hội nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương
trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020.

CHƯƠNG III
17


×