Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng giống cỏ ngọt Stevia rebaudiana Bertoni tại thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.09 KB, 33 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) là cây dược liệu có nguồn gốc
xuất xứ ở Paraguay, Brazil, Argentina, được phát hiện từ năm 1908 nhưng chính
thức đưa vào trồng năm 1931. Sau đó được trồng ở Canada, Liên Bang Nga,
Trung Quốc, Nhật Bản và một số các nước khác, trong đó có Việt Nam. Sản
phẩm của cây cỏ ngọt được sự dụng trong y học và trong thực phẩm. Trong y
học, nó được dùng như một loại trà cho những người bị bệnh đái tháo đường,
người bị bệnh béo phì, cao huyết áp. Trong thực phẩm, cỏ ngọt dùng để pha chế
làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, và chế thành các viên
đường làm giảm độ nóng khi dùng đường saccarôza. Ngoài ra, người ta còn
dùng để chế biến rượu màu, nước hoa quả, các loại bánh kẹo, món tráng miệng
đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm…Hiện nay giá cỏ ngọt
trên thị trường dao động khoảng 180.000đ/1kg khô mà cỏ ngọt có thể cho thu
hoạch quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hè và thời gian thu hoạch ngắn
khoảng hai tháng một lần. Do đó, cỏ ngọt có giá trị cao về kinh tế được nhiều
người quan tâm đầu tư nghiên cứu và diện tích trồng loại cây này dần tăng lên.
Để phục vụ mục đích sản xuất, trước tiên cây giống cần đảm bảo chất
lượng tốt đưa năng suất và chất lượng sản phẩm lên cao. Hiện nay, nhân giống vô
tính cây cỏ ngọt bằng phương pháp giâm cành đang sử dụng phổ biến, ưu điểm
của phương pháp này là cây con giữ nguyên tính trạng của cây mẹ, cây đồng đều
thuận tiện quá trình chăm sóc, thu hoạch, thời gian nhân giống tương đối nhanh,
hệ số nhân giống cao chu kỳ khai thác ngắn và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để
cung cấp kịp thời nhanh chóng cây giống có chất lượng tốt cho quá trình sản xuất,
đòi hỏi người trồng dược liệu thường xuyên đổi mới và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tiên tiến vào trong sản xuất nói chung, cây cỏ ngọt nói riêng.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng giống cỏ ngọt Stevia rebaudiana
Bertoni tại thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ”.
1
1.2. Mục đích của đề tài


- Hoàn thành được quy trình nhân giống cây cỏ ngọt bằng kỹ thuật giâm
cành.
- Trồng thử nghiệm giống cỏ ngọt Stevia rebaudiana Bertoni tại Thành
phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng (NAA) tới
nhân giống vô tính cây cỏ ngọt tại Việt Trì – Phú Thọ.
Đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm phân bón vi sinh tới nhân giống
vô tính cây cỏ ngọt tại Việt Trì – Phú Thọ.
Đánh giá ảnh hưởng của một số công thức bón phân tới một số chỉ tiêu
sinh trưởng của cây cỏ ngọt tại Việt Trì – Phú Thọ.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu
tiếp theo về nhân giống các loại cây trồng khác nói chung và cây cỏ ngọt nói
riêng, góp phần tạo ra cây giống có chất lượng tốt.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hình thành quá
trình nhân giống cây cỏ ngọt, làm tăng hiệu quả sản xuất cây dược liệu và là tài
liệu bổ sung các biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính cây cỏ ngọt, phục
vụ công tác học tập của sinh viên.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc của cây cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt thuộc họ Cúc: Asteraceae và thuộc chi: Stevia
Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên
giới Braxin và Paraguay. Theo nhiều tài liệu thì cỏ ngọt có nguồn gốc từ các
vùng Nam Mỹ (Brazil, Paraguay, Argentina). Tiếng địa phương gọi là “Cỏ
paraguay” hoặc “kahe-e” hoặc “cỏ mật – honey grass”. Gosling (1901), Bertoni
(1905), Hemsley (1906) đều cho biết cây cỏ ngọt phân bố nhiều ở Tây Nam
nước Mỹ, miền Bắc Argentina, Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Cao nguyên

Brazil. Cỏ ngọt không thấy trồng ở Tây Ấn Độ và vùng Amazon.
Vào thế kỉ 16, các thủy thủ người Tây Ban Nha đã từng đề cập đến loại
thảo mộc này rồi nhưng đến năm 1888 các nhà thực vật học người Paraguay là
Mises Santiago Bertoni mới phân loại và chính thức đặt tên gọi nó là Stevia
rebaudiana Bertoni [5][7].
2.2. Đặc điểm thực vật của cây cỏ ngọt
2.2.1. Bộ rễ
Cây thực sinh (nhân giống hữu tính), cây có rễ cọc có thể ăn sâu tới 30
cm. Các rễ phụ lan rộng, ít phân nhánh và có bán kính tới 20 cm. Bởi vậy để cây
phát triển tốt khi trồng phải lên luống, đảm bảo cho rễ ăn sâu trên tầng đất mặt.
Nếu là cây nhân giống vô tính, cây không có rễ cọc, chỉ có rễ chùm nhưng các rễ
phát triển khá tốt và cũng có thể ăn sâu như cây thực sinh [2].
2.2.2. Thân, cành
- Thân: Là loại cây thân gỗ nhỏ, trên thân có nhiều lông mềm, chiều cao
cây từ 50 - 80 cm. Chiều cao tối đa của thân đạt tới 1,2 m. Đường kính thân biến
động từ 0,5 - 0,8 cm. Trên thân có nhiều đốt, vị trí phân đốt đầu tiên cách gốc
khoảng 10 cm. Các mắt đốt phía gốc thân có khả năng ra rễ bất định. Trong sản
xuất tiến hành thu hoạch khi cây cao 50 - 60 cm.
- Cành: Trên cây có 3 cấp cành. Cành cấp 1 phát sinh trước khi cây ra
hoa, các cành cấp 2, 3 chỉ phát sinh sau khi cây có nụ và nở hoa [2].
3
2.2.3. Lá
Lá mọc đối theo từng cặp chéo nhau, là loại lá đơn nguyên, có răng cưa,
Dạng lá thuôn dài 5 - 7 cm, rộng 1,5 - 2 cm, có 3 gân chính. Mép lá có từ 4 - 6
đôi răng cưa tù, hai mặt lá có lông láng mịn [2].
2.2.4. Hoa, quả
- Hoa: Là loại hoa phức, tập hợp thành cụm hoa đầu màu trắng, là loại hoa
lưỡng tính nhưng chủ yếu là giao phấn, tự thụ tỉ lệ thấp. Thời gian nở hoa vào
tháng 5 và tháng 9.
- Quả: Quả bế, màu nâu đậm, hạt không có nội nhũ, kích thước, trọng

lượng hạt rất nhỏ P
1000
hạt = 0,3 - 0,4g. Việc gieo trồng hạt khá khó khăn nên
thường được nhân giống vô tính hay nuôi cấy mô [2].
2.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cỏ ngọt
Là cây trồng của vùng nhiệt đới nên cỏ ngọt thích hợp với khí hậu ôn hoà
ít biến động, đồng thời chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố ngoại cảnh.
2.3.1. Nhiệt độ
Cây cỏ ngọt có thể sinh trưởng, phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 10 - 35
0
C.
Khi nhiệt độ nhỏ hơn 10
0
C cây sẽ sinh trưởng chậm và nhiệt độ dưới 5
0
C cây sẽ
chết. Nhiệt độ trên 35
0
C cây sinh trưởng kém và dễ bị một số loại sâu bệnh xâm
nhiễm, khoảng nhiệt độ thích hợp nhất để cây cỏ ngọt sinh trưởng phát triển và
thu hái quanh năm là 20 – 25
0
C[2].
2.3.2. Nước
Là cây ưa ẩm nên các vùng có lượng mưa từ 1500 - 2000 mm thuận lợi cho
cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển. Cây cỏ ngọt là loại ưa ẩm trong suốt quá trình sinh
trưởng, phát triển. Tuy là cây ưa ẩm nhưng bộ rễ rất sợ úng vì vậy việc làm đất
lên luống đảm bảo tưới và thoát nước tốt. Nếu đảm bảo đủ độ ẩm thì cây sinh
trưởng khoẻ cây cho nhiều cành và dài tuổi thọ thân, cành, laù nâng cao năng su
ất và số lần thu hoạch lá trong năm. Trong điều kiện khô hạn kéo dài (5 - 7 ngày)

cần phải cung cấp đủ nước tưới cho cỏ ngọt. Thường người ta tưới rãnh 2 – 3 giờ
thì nước rút hết. Ẩm độ đất thích hợp cho cỏ ngọt vào khoảng 70 – 75 %[2].
4
2.3.3. Ánh sáng
Cỏ ngọt là cây sinh trưởng phát triển tốt nơi có cường độ ámh sáng tương
đối mạnh. Khi trồng trọt ở điều kiện Việt Nam cây cho thu hoạch tốt nhất vào
các tháng 5, 9,10. Sau tháng 10 do phản ứng với điều kiện ánh sáng ngày ngắn,
cây nhanh ra hoa và làm tăng số lần thu hoạch. Trong các tháng mùa đông nếu
chăm sóc tốt cây vẫn tiếp tục cho thuhoạch nhưng năng suất thấp. Ở cường độ
ánh sáng mạnh hàm lượng Steviozit tăng [2].
2.3.4. Đất đai và dinh dưỡng
Cây cỏ ngọt có thể sinh trưởng trên hầu hết các loại đất, tuy nhiên để
trồng đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì các loại đất có thành
phần cơ giới nhẹ, giàu mùn, có mực nước ngầm thấp, có độ pH từ 6 - 7. Đối
tượng thu hoạch của cỏ ngọt là lá và thu hoạch nhiều lứa trong năm nên yêu cầu
lượng phân bón khá lớn cả về hữu cơ và vô cơ [2].
2.4. Tác dụng của cây cỏ ngọt
Trong chi Stevia có tới 100 loài nhưng chỉ có cây cỏ ngọt là có hàm lượng
glucozit cao nhất và có thể sử dụng trontg y học và công nghệ thực phẩm. Chất
chứa trong cỏ ngọt được đặc biệt quan tâm là Steviozit (C
38
H
60
O
18
) đã tạo nên vị
ngọt mà ít có cây trồng nào có được, độ ngọt của Steviozit gấp 300 lần đường
Saccarozo và không có tính độc nên có thể dùng Steviozit thay thế đường hoá
học trong công nghệ thực phẩm.
Theo dược sỹ Lê Trần Đức, cỏ ngọt có tính bình, có tác dụng làm hạ hàm

lượng Cholesteron trong máu. Steviozit không làm hại gan, thận, làm mát máu
nên chữa được bệnh tiểu đường, bệnh béo phì của phụ nữ, người già và trẻ em.
Cỏ ngọt được sử dụng rất đa dạng, lá khô được chế biến thành trà uống, hoặc có
thể phối hợp với chè xanh, trà hay nghiền nhỏ thành bột, chế biến thành Xiro[2].
Tinh thể Steviozit được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm làm
chất bọc các vị thuốc để bảo quản và dễ sử dụng. Năm 1908 Resenack, 1909
Dietrik, 1931 Budel, Lavtille tìm ra hợp chất trong cây cỏ ngọt là Sterviozit, khi
bị thuỷ phân nó cho ra 3 phân tử Steviol, Izosteviol. Bằng phương pháp sắc ký
bản mỏng người ta đã tìm ra 11 chất khác nhau trong lá cây cỏ ngọt như:
5
Steviozit (C
38
H
60
O
18
), Steviol biozit, Rebaudiozit (A, B, C, D ). Steviozit có cấu
tạo tinh thể hình kim, điểm nóng chảy 202 – 204
0
C, 1g tan trong 800ml nước,
chứa trong cây với tỷ lệ cao từ 6 – 7% khối lượng chất khô. Các chất khác trong
cây biến động 0,03 - 0,2%. Các chất trong cỏ ngọt không gây hại trên gan, thận
của người nên chúng được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, trong y học.
Nhật Bản đã sử dụng 45 - 55 tấn/năm steviozit trong y học, công nghiệp bánh,
kẹo và trong các món ăn đông lạnh. Đặc tính quan trọng của các glucozit này là
có thể làm ngọt các thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, gia
súc, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái,
chế biến đơn giản. Từ những năm đầu của thế kỷ thứ 20, người dân Paraguay đã
biết sử dụng lá cỏ ngọt như một loại nước giải khát [5].
2.5. Tình hình sản xuất cây cỏ ngọt trên thế giới và ở Việt Nam

2.5.1. Trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều nước đã và đang phát triển và sử dụng cây cỏ
ngọt bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Hàng năm ở Nhật Bản sử dụng từ
45-50 tấn steviozit (tương đương 450 - 500 tấn lá khô). Ở Hàn Quốc dùng 6 - 8
tấn Steviozit/tháng (tương đương 60 - 80 tấn là cỏ ngọt khô). Sản phẩm đường cỏ
ngọt ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới đặc biệt là Nhật Bản và các nước
Đông Nam Á. Các chất cỏ ngọt (glucozit) chiết suất từ lá cỏ ngọt khô được công
ty RSIT ở Canađa gọi là “chất ngọt Hoàng gia” bởi tuyệt vời của nó như mô tả
của các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất và kinh doanh Nhật Bản, Brazil, Pháp,
Mỹ, Inđonêxia và Trung Quốc…. Một số nghiên cứu gần đây, từ cơ sở dữ liệu
Medicina đã nêu lên tác dụng của cỏ ngọt trong việc duy trì hàm lượng đường
trong máu, cỏ ngọt còn tỏ ra có hiệu quả đối với việc cải thiện chế độ tiêu hoá,
điều hoà hoạt động của hệ động mạch và sự chuyển hoá nói chung, tạo ra một sự
minh mẫn về trí óc, làm cho giấc ngủ sâu hơn, êm đềm hơn. Hiện nay trên thế
giới, trong kết quả nghiên cứu về tính an toàn của các chất phụ gia thực phẩm,
người ta đã kiến nghị cấm dùng một số chất ngọt có hại cho người đang có lẫn
trong các loại rượu và nước ngọt [8]
6
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng cỏ ngọt ở một số nước trên thế giới.
Năm
Sản lượng
(tấn)
Nguồn lá cỏ ngọt (tấn)
Nhật
Bản
Hàn
Quốc
Đài
Loan
Trung

Quốc
Các nước
khác
2006 1000 300 50 300 300 50
1907 1200 400 50 230 450 70
1908 1800 300 70 330 1000 100
1909 1900 300 70 250 1200 80
1910 2000 300 100 550 1100 50
1911 2200 300 100 250 1300 50
Các nước khác gồm: Paraguay, Brazil, Thái Lan, Malaixia
Một số nghiên cứu gần đây, từ cơ sở dữ liệu Medicina đã nêu lên tác dụng
của cỏ ngọt trong việc duy trì hàm lượng đường trong máu, cỏ ngọt còn tỏ ra có
hiệu quả đối với việc cải thiện chế độ tiêu hoá, điều hoà hoạt động của hệ động
mạch và sự chuyển hoá nói chung, tạo ra một sự minh mẫn về trí óc, làm cho giấc
ngủ sâu hơn, êm đềm hơn. Hiện nay trên thế giới, trong kết quả nghiên cứu về
tính an toàn của các chất phụ gia thực phẩm, người ta đã kiến nghị cấm dùng một
số chất ngọt có hại cho người đang có lẫn trong các loại rượu và nước ngọt [5].
2.5.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cỏ ngọt được trồng đầu tiên ở trung tâm quỹ gen cây trồng
Việt Nam (Văn Điển – Hà Nội). Sau đó được trồng ở viện nghiên cứu cây dược
liệu Trung ương, Viện dinh dưỡng quốc gia, Trung tâm giống cây trồng Đà Lạt,
Trường đại học nông nghiệp Hà Nội. Sau nhiều năm khảo nghiệm đã xác định
cỏ phù hợp với nhiều vùng sinh thái của nước ta. Đến năm 1988 đã được phổ
biến trồng tại các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phú, Thái Bình, Yên Bái, Đắc Lắc,
Lâm Đồng, Sông Bé. Năng suất lá khô từ 2 – 2,5 tấn/ha/năm, đạt giá trị 35 – 40
triệu đồng [2].
Hiện nay, cỏ ngọt được trồng rất nhiều và diện tích ngày càng được người
dân mở rộng ở huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng yên. Điển hình là ở xã An Vĩ
thuộc hiện này, là địa phương trồng nhiều cỏ ngọt nhất ở huyện này, diện tích
trồng cỏ ngọt đã lên đến gần 25 ha. Gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Công

ty Cổ phần Stevia Ventures và Trung tâm Nghiên cứu Giống và Phát triển cây
7
trồng Hà Nội (Viện Dược liệu) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc
Giang, UBND xã Nội Hoàng (huyện Yên Dũng) đã tổ chức hội nghị triển khai
dự án cây cỏ ngọt với kế hoạch là mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cỏ ngọt
để đáp ứng thị trường xuất khẩu[8].
Ở Nghệ An, Cây cỏ ngọt mới phát triển khoảng 2 năm, được trồng đầu
tiên ở xã Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc). Nhận thấy đây là loại cây có thể phát
triển được ở địa phương, huyện Hưng Nguyên đã chủ động liên hệ với Công ty
Á Châu để trồng thí điểm ở xã Hưng Yên Bắc, hiệu quả của cây cỏ ngọt đã được
khẳng định, từ chỗ chỉ có vài hộ tham gia trồng sau đã được nhân rộng 25 hộ với
khoảng gần 3 ha. Dù trồng trong điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng bình
quân mỗi lần thu hoạch khoảng 6 tạ/sào, thậm chí có hộ đạt 9 – 10 tạ/sào, giá trị
thu nhập đạt khoảng 3,5 - 4,7 triệu đồng/sào/lứa. Nếu chăm sóc tốt, áp dụng
đúng kỹ thuật trồng một lần cỏ ngọt có thể cho thu hoạch 2 năm. Mỗi năm thu
hoạch 5 - 6 lứa. Năng suất bình quân từ 10 - 12 tấn lá tươi/ha/năm, lợi nhuận ó
thể đạt từ 70 - 90 triệu đồng/ha/năm[9].
2.5. Cơ sở khoa học của đề tài
2.5.1. Tính toàn năng của tế bào
Haberlandt (1902) lần đầu tiên đã quan niệm rằng mỗi tế bà bất kỳ của
một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cở
thể hoàn chỉnh. Theo quan niệm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ đã
phân hóa đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền (bộ AND) tương đương
với lượng thông tin di truyền của một cơ thể trưởng thành. Vì vậy, trong điều
kiện nhất định mỗi tế bào bất kỳ đều có thể phát triển thành một cá thể hoàn
chỉnh. Đặc tính đó của tế bào gọi là tính toàn năng của tế bào.
Bất kỳ một tế bào nào cũng có thể hình thành một cây hoàn chỉnh. Đó
cũng là cơ sở khoa học của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào nói chung và kỹ thuật
nhân giống vô tính nói riêng. Cho đến nay con người đã hoàn toàn chứng minh
được khả năng tái sinh một cơ thể thực vật hoàn chỉnh từ một tế bào riêng rẽ.

Tính phân hóa của tế bào là sự biến đổi của các tế bào phôi sinh thành các
tế bào của các mô chuyên hóa đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Tính phản
8
phân hóa của tế bào là các tế bào khi đã được phân hóa thành các mô riêng biệt
với các chức năng khác nhau nhưng trong điều kiện nhất định chúng vẫn có thể
quay trở về trạng thái phôi sinh để phân chia tế bào. Trong kỹ thuật nuôi cấy các
cơ quan dinh dưỡng của cây như lá, thân…, thì giai đoạn tạo mô sẹo chính là
những tế bào đã quay trở về trạng thái phôi sinh có khả năng phân chia liên tục
mà mất hẳn chức năng của các cơ quan dinh dưỡng như lá, thân… trước đó[6].
2.5.2. Sự cân bằng hoocmon trong cây
- Cân bằng hoocmon chung: là sự cân bằng của hai tác nhân đối kháng
nhau đó là chất kích thích sinh trưởng và chất ức chế sinh trưởng.
Ý nghĩa của cân bằng hoocmon chung:
+ Sự cân bằng chung sẽ điều chỉnh toàn bộ quá trình phát triển cá thể của
cây từ giai đoạn nảy mầm cho tới khi kết thúc chu kỳ sống của mình. Tại bất cứ
thời điểm nào trong đời sống của cây, ta cũng có thể chỉ ra một tỷ lệ nhất định
giữa ảnh hưởng kích thích và ảnh hưởng ức chế.
+ Việc điều khiển thời gian ra hoa của cây cũng có ý nghĩa là điều khiển
cân bằng hoocmon chung trong cây. Người ta có thể cho cây trồng ra hoa sớm
hơn (sớm đạt cân bằng giữa các tác nhân kích thích và ức chế) hoặc ngược lại,
làm cho cây đạt cân bằng hoocmon này muộn hơn để cây ra hoa quả muộn. Có
thể sử dụng các điều kiện ngoại cảnh hoặc các biện pháp kỹ thuật để điều khiển
cân bằng hoocmon chung đó của cây theo hướng có lợi cho con người
- Cân bằng hoocmon riêng: là sự cân bằng của hai hay vài hoocmon quyết
định đến một biểu hiện sinh trưởng nào đó của cây. Sự cân bằng hoocmon riêng
có thể được thiết lập giữa các chất kích thích sinh trưởng như sự hình thành rễ
hoặc chồi, hiện tượng ưu thế ngọn, sự ngủ nghỉ và nảy mầm, sự chín, sự rụng, sự
hình thành củ.
Sự hình thành rễ hoặc chồi là do tỷ lệ cân bằng auxin/xytokinin quyết
định. Auxin là hoocmon ra rễ, còn xytokinin là hoocmon hình thành chồi. Tỷ lệ

cân bằng này sẽ quy định mức độ hình thành rễ và chồi khác nhau trong cây.
Hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bởi cân bằng auxin/xytokinin.
Auxin được tổng hợp trong đỉnh sinh trưởng và lằm tăng ưu thế ngọn; còn
9
xytokinin thì được tổng hợp trong rễ và làm yếu ưu thế ngọn. Đi từ ngọn xuống
rễ, tỷ lệ cân bằng này giảm dần và hiện tượng ưu thế ngọn cũng giảm dần.
Sự rụng của cơ quan được điểu chỉnh bởi cân bằng của auxin/ABA +
etylen tức do ba hoocmon quyết định. Trong cơ quan sắp rụng thì hàm lượng
auxin rất thấp còn hàm lượng ABA và cả etylen rất cao, nên sự hình thành tầng
rời được hoạt hóa. Người ta xử lý auxin đề kìm hẵm sự rụng, xử lý ethrel (chất
sản sinh etylen) kích thích sự rụng.
Ý nghĩa của cân bằng hoocmon riêng: tất cả quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây được biểu hiện bằng các quá trình phát sinh hình thái riêng biệt
trong cây đều được điều chỉnh bằng các cân bằng hoocmon nhất định. Hiểu biết
quy luật điều chỉnh hoocmon của các cân bằng riêng này rất có ý nghĩa trong
việc điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người. Hầu hết các ứng
dụng của chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng đều dựa trên các cân bằng
hoocmon này[6].
2.5.3. Cơ sở của việc giâm cành
Khi có tác động cắt cành thì auxin sẽ được hình thành một cách nhanh
chóng tại đỉnh sinh trưởng và các cơ quan non, sau đó qua hệ thống mạch libe
auxin được vận chuyển về phần vết cắt cành chiết, cành giâm để kích thích tạo
rễ bất định. Người ta chia sự hình thành rễ bất định làm ba giai đoạn :
- Giai đoạn phản phân hoá của tế bào tượng tầng trở lại chức năng phân
chia của mô phân sinh tạo khối tế bào bất định (callus). Lượng auxin lớn phản
phân hoá tế bào (10
-4
- 10
-5
g/cm

3
).
- Giai đoạn tái phân hoá : các tế bào bất định tái phân hoá hình thành mầm
rễ bất định cần lượng auxin thấp hơn (10
-7
g/cm
3
).
- Giai đoạn sinh trưởng của mầm rễ để hình thành rễ bất định. Lượng
auxin cần rất thấp (10
-11
- 10
-12
g/cm
3
) hoặc không cần auxin trong giai đoạn này.
Thường sử dụng các chất thuộc nhóm auxin ngoại sinh để kích thích tạo
rễ bất định nhanh và hiệu quả trong kỹ thuật giâm chiết cành: IBA, NAA,
2,4D Tùy theo chất sử dụng và loại cây trồng, cũng như tùy vào phương pháp
xử lý mà nồng độ sử dụng là khác nhau [6].
10
2.6. Một số nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Cây Pơ mu được giâm hom thành công ở những cá thể từ 2 - 8 tuổi, bằng
cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 80 - 90% khi xử
lý bằng NAA 1,5%, với giá thể bằng cát hay trực liếp trong túi bầu. Cây Pơmu
trồng bằng hom có tiềm năng sinh trưởng tốt và có thể mở ra triển vọng trồng
phục hồi rừng.
Cây Bách xanh giâm hom thành công ở những cá thể từ 2 - 10 tuổi, bằng
cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85 - 95% khi xử
lý bằng IBA 1% trên cát hay trực tiếp trong túi bầu. Cây Bách xanh trồng bằng

hom tuy sinh trưởng chậm hơn cây Pơ mu nhưng có khả năng phát triển tốt ở
những nơi khô hạn. Đặc biệt với tán lá đẹp và thường xanh nên có khả năng
trồng làm cây xanh đường phố.
Kết quả của giâm hom Thông Ba lá có thể đưa vào sản xuất đại trà với
một số lượng lớn để phục vụ trồng rừng. Hom giâm Thông ba lá tốt nhất ở giai
đoạn 2 - 7 tuổi, bằng chồi đã qua giai đoạn tạo chồi. Tỷ lệ ra rễ từ 80 - 90% khi
xử lý bằng IBA 0,5 - 1% (hoặc không xử lý khi chọn hom tốt) trên giá thể bằng
cát hay lúi bầu [4].
Họ cam quýt để giâm cành, dùng α-NAA ở nồng độ 4000 – 6000 ppm xử
lý nhanh trong 3 – 5 giây. Để giâm cành hoa hồng, người ta sử dụng α-NAA ở
nồng độ từ 2000 – 4000 ppm tùy theo giống[6].
Nhân giống cây Lô hội bằng việc tách chồi nách khi áp dụng phun chế
phẩm dinh dưỡng bao gồm 10%MS + 5 ppm cho tỷ lệ nảy chồi và hệ số nhân
chồi lớn đây là biện pháp khoa học và có hiệu quả. Nhân giống vô tính cây Lô
hội bằng phương pháp giâm hom thân cho hiệu quả thấp, tỷ lệ sống dao động từ
22,2% đến 35,5% ở các nồng độ 10 ppm IBA, 50 ppm IBA, 100 ppm IBA, IBA
dạng bột [1].
Bốn thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà ươm có mái che nhằm
nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, chiều dài cành, vị trí cành giâm và nồng độ
chất điều tiết sinh truởng α -NAA đến khả năng ra rễ, bật mầm và sinh truởng
của cành giâm cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa L. Harms). Kết quả chỉ
11
ra: sử dụng giá thể là 50% đất + 50% trấu hun giúp cây sinh truởng phát triển
cao nhất về chiều cao chồi (14,2 cm), đường kính thân (0,51 cm), số lá/cây cao
nhất (3 lá/cây) và số rễ (4,2 rễ/cây). Sử dụng cành thân có chiều dài cành giâm
từ 15 – 20 cm, xử lý nồng độ α -NAA 2000 – 3000 ppm trong thời gian từ 3 - 5
giây giúp cành giâm ra rễ nhiều, khả năng sinh truởng của cành giâm cao hơn
hẳn công thức đối chứng [3].
Khảo sát sự bén rễ của việc giâm hom cây cỏ ngọt bằng cách sử dụng chất
điều hòa sinh trưởng khác nhau được thực hiện trong điều kiện nhà ươm có mái

che và những điều kiện ngoại cảnh khác tại Medicinal and Aromatic Plant Unit,
bộ môn Nghề làm vườn, Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp, Dharwad
trong tháng 8 năm 2007.
Như một phần của thí nghiệm đầu tiên, IBA và NAA đã được thử nghiệm
dưới mái che. Nghiên cứu cho thấy: IBA 500 ppm có hiệu quả trong việc hút
vào của rễ (92,00%) tốt hơn so với 78% trong sự kiểm soát. Tiếp theo phương
pháp thực hiện tốt nhất được tìm thấy là IBA 400 và 300 ppm.
Ba phương pháp thực hiện tốt nhất được lựa chọn từ thí nghiệm đầu tiên
và thử nghiệm dưới các môi trường khác nhau. Trong các điều kiện môi trường
khác nhau, bén rễ của hom giâm được tìm thấy tốt nhất trong môi trường có mái
che (90,00%). Tiếp theo là điều kiện che polytunnel (88,78%), điều kiện bóng
râm (81,11%) và điều kiện mở (72,56%). Sự tương tác ảnh hưởng của điều hòa
sinh trưởng và điều kiện phát triển đã được tìm thấy trở nên có ý nghĩa. Các hiệu
ứng tương tác của hom được xử lý với IBA 500 ppm và trong môi trường mái
che tìm thấy có ý nghĩa như một minh chứng tỷ lệ tối đa của rễ (94,67%).
Các nghiên cứu cho thấy hom cây cỏ ngọt có thể được nhân giống thành
công cao với nồng độ IBA 500 ppm. Trong số các điều kiện môi trường khác
nhau, rễ của cành giâm cỏ ngọt thực hiện bằng IBA 500 ppm dưới mái che đã
cho kết quả tốt [7].
12
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại Trung tâm thực nghiệm khoa Nông - Lâm – Ngư - Trường Đại học
Hùng Vương – Việt Trì – Phú Thọ.
Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2013 đến tháng 13/2013.

3.2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Chất kích thích sinh trưởng: NAA, các chế phẩm phân hữu cơ và phân
hóa học.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng (NAA)
đến khả năng ra rễ của cây cỏ ngọt
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm phân hữu cơ vi sinh đến sự
sinh trưởng của hom cỏ ngọt
- Áp dụng quy trình trồng cây cỏ ngọt và nghiên cứu ảnh hưởng của một
số công thức bón phân tới các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cỏ ngọt trồng tại Việt
Trì – Phú Thọ
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm
Trong nghiên cứu chúng tôi thực hiện trên 4 thí nghiệm về các biện pháp
kỹ thuật tác động đến nhân giống cây cỏ ngọt bằng phương pháp giâm cành. Các
thí nghiệm được bố trí độc lập. Hom cỏ ngọt có chiều dài 6cm giâm trên tầng
đất B vớii chế độ tưới nước 2 lần/ngày và che sáng bằng lưới đen.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất kích thích sinh
trưởng (NAA) tới nhân giống vô tính cây cỏ ngọt tại Việt Trì – Phú Thọ.
Thí nghiệm được bố trí một khối gồm bốn công thức và ba lần nhắc lại:
13
- Công thức 1 (ĐC): Nhúng hom cỏ ngọt trong nước lã
- Công thức 2: Nhúng hom cỏ ngọt trong thuốc kích thích NAA với liều
lượng 5mg/l
- Công thức 3: Nhúng hom cỏ ngọt trong thuốc kích thích NAA với liều
lượng 10mg/.
- Công thức 4: Nhúng hom cỏ ngọt trong thuốc kích thích NAA với liều
lượng 15mg/l
- Phương pháp xử lý: Nhúng hom cỏ ngọt trong vòng 3 - 5 giây.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Dải bảo vệ
CT2 CT4 CT1
CT3 CT2 CT3
CT1 CT3 CT2
CT4 CT1 CT4

* Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của hom cỏ ngọt gồm 4 công thức:
CT5: 180 kg N + 100 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O (đối chứng)
CT6: 120 kg N +100 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O + 800 kg Phức hợp hữu cơ
CT7: 120 kg N +100 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O + 800 kg HCVS Sông Gianh
CT8: 120 kg N +100 kg P

2
O
5
+ 60 kg K
2
O + 800 kg HCVS Quế Lâm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Dải bảo vệ
CT8 CT6 CT5
CT5 C8 CT8
CT7 CT7 CT6
CT6 CT5 CT7

*Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến khả
năng sinh trưởng của cây cỏ ngọt
14
CT9: Đối chứng bằng nước lã
CT 10: Bón 10gN +10P
2
O
5
+10g K
2
O/m
2
/ lần bón
CT11: Bón 15gN +10g P
2
O
5

+10g K
2
O/m
2
/ lần bón
CT12: Bón 20gN +10g P
2
O
5
+10g K
2
O/m
2
/ lần bón
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ ra mô sẹo:
Tỷ lệ cây ra mô sẹo (%) =
Số cây ra mô sẹo
x 100
Tổng số cây điều tra
- Tỷ lệ cây sống sau khi giâm:
Tỷ lệ cây sống (%) =
Số cây sống
x 100
Tổng số cây điều tra
- Chiều cao cây (cm): được đo từ sát mặt đất (từ gốc) đến đỉnh sinh
trưởng, đo 5 ngày/ lần.
- Số lá/ cây: đếm số lá trên cây, 5 ngày/ lần
- Chiều dài rễ (cm): được đo khi xuất vườn
- Chất lượng xuất vườn: cây có từ 7 – 8 lá, chiều cao cây từ 12 – 15cm.

- Tỷ lệ cây xuất vườn (%):
Tỷ lệ cây xuất vườn (%) =
Số cây đạt chất lượng xuất vườn
x 100
Tổng số cành đem giâm
3.4.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Ở các thí nghiệm, mỗi công thức điều tra 10 cây theo đường chéo 5 điểm,
mỗi điểm 2 cây với 3 lần nhắc lại.
Tiến hành theo dõi, thu thập số liệu sau khi giâm cành 5 ngày.
3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm IRRI STAT 5.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng (NAA) tới giâm
hom cây cỏ ngọt.
15
4.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích sinh trưởng (NAA) đến tỷ lệ ra mô
sẹo của cành giâm cây cỏ ngọt
Chất kích thích sinh trưởng NAA có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành rễ, nếu sử dụng NAA đúng liều lượng sẽ quyết định đến sự phát triển
của bộ rễ. Ở thực vật nói chung và cỏ ngọt nói riêng bộ rễ là cơ quan hút nước
và muối khoáng dưới dạng hòa tan chính vì vậy bộ rễ không chỉ quyết định đến
các chỉ tiêu dưới mặt đất như chiều dài rễ, số lượng rễ mà còn quyết định đến
các chỉ tiêu sinh trưởng trên mặt đất của cây như: Số lượng lá, số chồi, chiều cao
cây…
Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng hom cỏ ngọt ngâm trong dụng
dịch NAA với các nồng độ 5mg/l, 10mg/l, 15mg/l và so sánh với đối chứng là
nhúng trong nước lã để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ NAA đến tỷ lệ ra mô
sẹo của cây cỏ ngọt. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích sinh trưởng (NAA) đến tỷ lệ hom

ra mô sẹo của cành giâm cây cỏ ngọt
Chỉ tiêu
CTTN
Tỷ lệ hom ra mô sẹo (%) Màu sắc mô sẹo
Sau 5 ngày Sau 10 ngày Sau 5 ngày Sau 10 ngày
CT1 (ĐC) 47.4 51.1 Trắng Vàng nâu
CT2 52.3 78.7 Trắng vàng Vàng
CT3 58.2 82.5 Vàng sáng Vàng
CT4 50.9 76.6 Trắng vàng Vàng
LSD
0,05
2,68 3,27
CV% 3,6 4,0
Qua bảng 4.1 chúng tôi thấy ở CT3 cho tỷ lệ ra mô sẹo cao nhất ở cả hai
ngưỡng thời gian: 5 ngày đạt 58,2% và 10 ngày đạt 82.5% và màu sắc của sau 5
ngày là màu trắng vàng và sau 10 ngày có màu vàng tươi. Tuy nhiên khi nồng
độ NAA tăng lên thì tỉ lệ ra mô sẹo có xu hướng giảm xuống do khi sử dụng với
liều lượng quá ngưỡng sẽ ức chế quá trình ra mô sẹo và ảnh hưởng đến quá trình
ra rễ của cây cỏ ngọt. Thấp nhất là CT1 (ĐC) ở 5 ngày đạt 47.4% và 10 ngày
đạt 51.1%.
16
4.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích sinh trưởng (NAA) đến tỷ lệ sống,
chiều dài rễ trung bình và tổng số rễ trung bình của cành giâm cỏ ngọt
Sau khi mô sẹo xuất hiện thì hom cỏ ngọt bắt đầu chuyển sang giai đoạn
hình thành rễ. Chất kích thích sinh trưởng NAA có vai trò quan trọng và quyết
định đến tỷ lệ sống, chiều dài rễ và tổng số rễ của hom. Bởi giai đoạn đầu khi ra
mô sẹo hom vẫn sử dụng chất dinh dưỡng sẵn có từ hom và chưa có rễ nên chưa
quyết định đến các chỉ tiêu trên. Khi rễ bắt đầu xuất hiện thì sẽ quyết định đến tỉ
lệ sống…Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.
Qua bảng 4.2 chúng tôi thấy tỷ lệ sống thấp nhất ở CT1(ĐC) đạt được

50.9%, chiều dài rễ TB đạt 3.4cm và tổng số rễ TB đạt 4.9 tiếp theo là CT2 tỷ lệ
sống đạt 72.6%, chiều dài rễ TB đạt 4.1cm và tổng số rễ TB/hom đạt 5.7 cái. Ở
CT3 các chỉ tiêu đạt cao nhất với tỷ lệ sống đạt 80.4%, chiều dài rễ đạt 5.2% và
riêng tỷ lệ rễ TB/hom bằng với CT4 đạt 5.7 cái/hom. Đến CT4 các chỉ tiêu bắt
đầu giảm. Kết quả trên cho thấy hàm lượng NAA thích hợp nhất là công thức 3
với liều lượng sử dụng là 10mg/l.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chất kích sinh trưởng (NAA) đến tỷ lệ sống,
chiều dài rễ TB, tổng số rễ trung bình của hom cỏ ngọt (sau 20 ngày)
Chỉ tiêu
CTTN
Tỷ lệ sống
(%)
Chiều dài rễ
TB (cm)
Số rễ TB/hom
CT1 (ĐC) 50.9 3.4 4.9
CT2 72.6 4.1 5.7
CT3 80.4 5.2 5.7
CT4 75.4 4.2 4.8
LSD
0,05
2,56 3.12 2.46
CV% 3.17 3.67 3.18
4.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích sinh trưởng (NAA) đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng của cành giâm cây cỏ ngọt
Khi sử dụng NAA chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển
của bộ rễ tuy nhiên khi hom có một bộ rễ khỏe mạnh sẽ kéo theo các chỉ tiêu sinh
trưởng khác như chiều cao cây, chiều dài rễ, số lá…Chính vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến chiều cao cây và số lá của hom cỏ ngọt.
17

Chúng tôi tiến hành đo chiều cao cây và đếm số lá ở các thời điểm hom được 10,
15, 20, 25 ngày sau khi cấy. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.3.
Qua bảng 4.3 cho thấy sau khoảng 5 đến 7 ngày chồi non bắt đầu xuất hiện
và hình thành lá non. Sau 10 ngày chúng tôi bắt đầu đếm số lá trung bình (không
đếm các lá cũ của hom) và đo chiều cao cây. Ở thời điểm 10 ngày chiều cao cây
TB thấp nhất ở CT1 (ĐC) là 5cm và cao nhất là CT3 đạt 6.1cm. Chỉ tiêu về chiều
cao cây tăng dần tại các thời điểm thí nghiệm. Tuy nhiên ở thời điểm 25 ngày
chúng tôi thấy chiều cao cây thấp nhất là CT1(ĐC) đạt 8.1 và cao nhất ở CT2 và
CT3 bằng nhau đều là 8.8cm.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích sinh trưởng (NAA)
đến chiều cao trung bình và số lá trung bình của cành giâm cây cỏ ngọt
Chỉ tiêu
CTTN
Chiều cao TB/hom sau
giâm ngày (cm)
Số lá TB/hom sau giâm
ngày (cm)
10 15 20 25 10 15 20 25
CT1(ĐC) 5.0 6.1 7.4 8.1 2.2 2.9 5.4 6.1
CT2 5.7 6.3 7.8 8.8 2.4 3.2 6.7 6.4
CT3 6.1 6.8 8.1 8.8 2.4 4.3 8.0 8.7
CT4 5.8 6.3 7.9 8.4 2.8 3.7 7.5 8.0
Đối với chỉ tiêu về số lá TB sau giâm ở thời điểm sau cấy 10 ngày là 2.2
lá/hom và cao nhất tại thời điểm này CT4 đạt 2.8 lá/hom và không có sự khác biệt
nhiều giữa các CT thí nghiệm. Song ở các ngưỡng thời điểm 15, 20 ngày chỉ tiêu
về số lá/hom tăng tỷ lệ thuận theo số ngày và vẫn cao nhất ở CT3. Ở thời điểm 25
ngày thấp nhất là CT1(ĐC) đạt 6.1 là 6.1 lá/hom và cao nhất là công thức 3 đạt 8.7
lá/hom.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng NAA có ảnh hưởng tới chiều
cao cây và số lá TB/hom của cây. Ở những ngày mới cấy hom thì chưa có sự khác

biệt nhiều giữa các CT thí nghiệm. Tuy nhiên ở các ngày sau thì thấy rõ sự khác
biệt giữ các CT thí nghiệm và CT được đánh giá tốt nhất là CT3.
4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của hom cỏ ngọt.
18
Sau khi cấy hom được 25 ngày chúng tôi tiến hành lấy các hom ở công
thức 3 ở thí nghiệm 1 làm thí nghiệm tiếp theo. Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng
của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới một số chỉ tiêu tăng tưởng của hom cỏ
ngọt.
4.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới thời gian tăng
trưởng của hom cỏ ngọt
Khi cắm hom sau thời điểm hom đã hồi và rễ đã hình thành và phát triển
thì cây cần một lượng chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng. Chính vì vậy
đây là thời điểm bón phân thích hợp cho hom. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành
theo dõi ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới thời gian sinh trưởng
ở các giai đoạn của hom cỏ ngọt nhằm lựa chọn được loại phân bón thích hợp
nhất cho hom cỏ ngọt.Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới thời gian sinh
trưởng ở các giai đoạn của hom cỏ ngọt (tính từ thời điểm bón phân)
Chỉ tiêu
Công thức
Bắt đầu ra chồi
cấp 1(ngày)
Bắt đầu ra chồi
cấp 2 (ngày)
Hom xuất vườn
(ngày)
CT5(ĐC) 6 27 54
CT6 5 25 54
CT7 5 24 50

CT8 5 28 58
Qua bảng 4.4 ta thấy sau 5 – 6 ngày hom bắt đầu ra chồi cấp 1 và tại thời
điểm này không có sự sai khác nhiều giữa các CT thí nghiệm. Ở giai đoạn hom
ra chồi cấp 2 đã có sự sai khác. Ở CT8 cho ra chồi cấp 2 chậm nhất là 28 ngày
và nhanh nhất là CT6 là 24 ngày. Khi hom đạt tiêu chuẩn cao 15cm, khỏe mạnh
và sạch bệnh thì chúng tôi tiến hành mang ra trồng đại trà (thời điểm cây xuất
vườn) thì ở CT8 là lâu nhất tới 58 ngày, nhanh hơn là CT5 và CT7 là 54 ngày và
được xuất vườn sớm nhất là CT6 chỉ có 50 ngày.
19
Như vậy qua kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các chế phẩm phân
vi sinh khác nhau sẽ có các hiệu quả khác nhau và phân vi sinh ở CT6 có hiệu
quả cao nhất. Tuy nhiên qua thí nghiệm cũng cho thấy khi sử dụng phân tổng
hợp NPK làm đối chứng vẫn có kết quả tốt và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn với
chế phẩm phân vi sinh ở CT8.
4.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới số lá của hom cỏ ngọt
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới số lá hom cỏ ngọt
ở các giai đoạn sau bón phân
Chỉ tiêu
Công
thức
Số lá TB/cây ở các giai đoạn sau bón phân (lá)
25
ngày
30
ngày
35
ngày
40
Ngày
45

ngày
50
ngày
55 ngày
Số lá
Tỷ lệ so
với ĐC
(%)
CT5(ĐC) 8.7 9.1 9.9 10,9 12,5 14,6 18,3 100,0
CT6 8.7 9.3 10.5 11,0 13,7 16,7 20.0
*
118,0
CT7 8.7 9.1 10.2 11,5 14,8 17,3 20,9
*
112,2
CT8 8.7 9.1 10.1 11,3 13,9 16,9 21,6 109.3
LSD
0,05
1,7
CV (%) 4,9
Ghi chú: * : Sai khác so với đối chứng ở độ tin cậy 95%
Trong số liệu bảng 4.5 cho thấy: Trong các giai đoạn đầu số lá của những
công thức bón không có sự khác biệt nhiều, càng về sau các công thức có sự sai
khác rõ rệt, nổi bật là công thức 7 và công thức 8, số lá ở giai đoạn sau trồng 55
ngày tăng hơn so với đối chứng từ 2,6 đến 3,3 lá tương đương với mức tăng từ
14,2% đến 18,0% ở độ tin cậy 95%.
4.2.3. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới chiều cao hom cỏ
ngọt
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng không
nhỏ tới sự sinh trưởng của cây cỏ ngọt. Chiều cao cây quyết định đến năng xuất

20
cũng như phẩm chất của cây xuất vườn. Lúc này hàm lượng phân bón quyết
định lớn tới chiều cao của hom. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.6.
Qua bảng 4.6 ta thấy: Trong các thời điểm sinh trưởng của cây cỏ ngọt thì
ở các giai đoạn đầu sau khi bón phân thì không có sự khác biệt nhiều. Ở giai
đoạn 54 ngày sau trồng: 3 loại phân HCVS bón cho cây ngọt làm chiều cao cây
tăng lên so với đối chứng 3,4 đến 5,0 cm tương đương tăng từ 11,1– 16,3% so
với đối chứng.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới chiều cao của
hom cỏ ngọt ở các giai đoạn sau bón phân
Chỉ tiêu
Công
thức
Chiều cao của thân cây cỏ ngọt ở các giai đoạn sau bón phân
(cm)
25
ngày
30
ngày
35
ngày
40
ngày
45
ngày
50
ngày
54 ngày
Chiều
cao hom


Tỷ lệ so
với ĐC
(%)
CT5(ĐC) 8.8 8,6 11,5 15,5 20,3 25,6 30,7 100,0
CT6 8.8 8,6 11,8 15,9 20,5 26,0 34,1 111,1
CT7 8.8 8,7 12,1 16,2 21,1 26,8 35,7
*
116,3
CT8 8.8 8,7 11,8 16,0 20,8 26,0 34,4
*
112,1
LSD
0,05
3,6
CV (%) 5,4
Ghi chú: * : Sai khác so với đối chứng ở độ tin cậy 95%
Trong đó, công thức 7 và công thức 8 làm tăng kích thước chiều cao thân
lên 16,3% và 12,1% so với đối chứng ở độ tin cậy 95%. Như vậy, các loại phân
HCVS đều có tác động làm tăng khả năng sinh trưởng về chiều cao của thân.
Thân là bộ phận quan trọng quyết định đến toàn bộ tán cây và số chồi hữu hiệu
trên cây chính vì vậy nó sẽ quyết định đến năng xuất của cây. Bên cạnh việc tác
động làm tăng nhanh về chiều cao cây giai đoạn 50 – 55 ngày sau trồng, các
loại phân HCVS đã làm hom có nhiều chồi hơn, làm tiền đề cho hom xuất vườn
đạt tiêu chuẩn tốt.
21
4.3. Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến khả năng sinh trưởng
của cây cỏ ngọt
4.3.1.Ảnh hưởng của một số công thức bón phân tới thời gian sinh trưởng
của cây cỏ ngọt

Thời gian sinh trưởng của cây phản ánh chu kỳ kinh tế của cây trồng, thời
gian càng ngắn thì càng rút ngắn được thời gian đầu tư, nhanh thu hồi vốn. Để
đánh giá thời gian sinh trưởng của cỏ ngọt chúng tôi đánh giá theo các giai đoạn
sinh trưởng như: Trồng ra chồi cấp 1, trồng ra chồi cấp 2 và trồng đến thu
hoạch. Theo dõi ảnh hưởng của một số công thức bón phân tới thời gian sinh
trưởng ở các giai đoạn của cây cỏ ngọt thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của một số công thức bón phân tới thời gian sinh
trưởng ở các giai đoạn của cây cỏ ngọt
Chỉ tiêu
Công thức
Ngày trồng
Trồng-ra
chồi cấp
1(ngày)
Trồng- ra
chồi cấp 2
(ngày)
Trồng- thu
hoạch lần 1
(ngày)
CT9 (ĐC) 10.4.2013 11 41 65
CT10 10.4.2013 9 39 61
CT11 10.4.2013 9 38 62
CT12 10.4.2013 8 37 55
Qua bảng 4.7 ta thấy, ở giai đoạn đầu khi xuất hiện chồi cấp 1 và thời
điểm xuất hiện chồi cấp 2 chúng tôi không thấy sự sai khác nhiều giữa các công
thức thí nghiệm. Ở thời điểm ra chồi cấp 1 lâu nhất là công thức 9 (ĐC) là 11
ngày và sớm nhất là công thức 12 là 8 ngày. Tại thời điểm ra chồi cấp 2 muộn
nhất là công thức 9 (ĐC) là 41 ngày và sớm nhất là công thức 12 với 37 ngày.
Và tới khi thu hoạch cũng chậm nhất là CT9 đến 65 ngày và nhanh nhất là 55

ngày ở công thức 12.
Như vậy trong các công thức bón phân chúng tôi tiến hành chỉ thay đổi
hàm lượng đạm bởi giai đoạn trồng thì năng xuất cây phụ thuộc vào hàm lượng
đạm là chủ yếu và qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi thấy với CT12 là cho
thời gian được thu hoạch sớm nhất là 55 ngày. Tuy nhiên trong thí nghiệm lại
22
chưa bố trí được ngưỡng cao hơn nên chưa đánh giá được lượng đạm tăng lên
nữa thì thời gian cho thu hoạch có giảm nữa hay không.
4.3.2. Ảnh hưởng của một số công thức bón phân tới số lá của cây cỏ ngọt
Khi hom cỏ ngọt đạt yêu cầu chúng tôi tiến hành trồng đại trà đã phải tiến
hành cắt bỏ ngọn để tránh làm mất nước khi trồng dẫn đến cây bị chết. Chính vì
vậy lúc này số lá trên cây chỉ còn khoảng 3-4 lá. Tuy nhiên trong thí nghiệm
chúng tôi chỉ đếm số lá mới được hình thành ở các thời điểm khác nhau sau khi
trồng. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của một số công thức bón phân tới số lá của cây cỏ
ngọt ở các giai đoạn sau trồng
Chỉ tiêu
Công
thức
Số lá ở các giai đoạn sau trồng (lá)
7
ngày
14
ngày
21
ngày
28
ngày
35
ngày

42
ngày
49 ngày
Số lá
Tỷ lệ so
với ĐC
(%)
CT9(ĐC) 3,7 5,9 8,3 10,9 12,5 14,6 18,3 100,0
CT10 3,7 5,8 8,4 11,0 13,7 16,7 20,0 109,3
CT11 3,9 6,7 9,1 11,5 14,8 17,3 21,6
*
118,0
CT12 3,8 6,5 8,9 11,3 13,9 16,9 20,9
*
114,2
LSD
0,05
1,7
CV (%) 4,9
Ghi chú: * : Sai khác so với đối chứng ở độ tin cậy 95%
Trong số liệu bảng 4.8 cho thấy: Trong các giai đoạn đầu số lá của những
công thức bón không có sự khác biệt nhiều, càng về sau các công thức có sự sai
khác rõ rệt, nổi bật là công thức 3 và công thức 4, số là ở giai đoạn sau trồng 49
ngày tăng hơn so với đối chứng từ 2,6 đến 3,3 lá tương đương với mức tăng từ
14,2% đến 18,0% ở độ tin cậy 95%.
Diễn biến sinh trưởng số lá của cây cỏ ngọt ở các giai đoạn sinh trưởng
được biểu hiện trên bảng 4.8 cho thấy: Tốc độ ra lá của các công thức thí
23
nghiệm sau khi trồng 28 ngày có sự tăng nhanh dần. Giai đoạn này góc lá bắt
đầu có biểu hiện mở rộng, lá vươn dài theo chiều ngang.

Tốc độ ra lá tăng nhanh vào giai đoạn sau trồng 42 đến 49 ngày, đây là
thời kỳ chính của giai đoạn hình thành tán do cây hình thành chồi các cấp 2,3,
các lá cỏ ngọt xanh mở rộng theo cả chiều cao và chiều ngang. Thời kỳ này vô
cùng quan trọng với cây cỏ ngọt nó vừa là thời kỳ tích lũy đường vừa là thời kỳ
quyết định đến năng suất của cây. Cây tăng nhanh về số lá và diện tích tán lá,
đây chính là thời kỳ chính tạo tán, lá làm nhiệm vụ đồng hóa thì mới tập trung
dinh dưỡng, tiền đề tạo nên năng suất và chất lượng của cỏ ngọt. Các công thức
bón phân HCVS đều làm tăng số lá so với đối chứng. Và đây cũng là lần thu
hoạch đầu tiên nên nên năng suất chưa cao do số cành và số lá hữu hiệu còn ít và
năng suất cây cỏ ngọt sẽ được tăng dần ở các lần thu hoạch tiếp theo và ổn định
ở lần thu hoạch thứ 5, thứ 6.
4.3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới chiều cao cây của
cây cỏ ngọt khi cho thu hoạch lần 1
Cây cỏ ngọt sau khi trồng khoảng năm ngày bắt đầu có động thái tăng
trưởng về chiều cao cây và lúc này cây cần bổ sung một lượng phân bón phù
hợp sự phát triển của cây nhằm tăng năng suất cà chất lượng của giống khi thu
hoạch bởi sản phẩm thu hoạch của cỏ ngọt là lá và thân cây. Chính vì vậy mà
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân tới
chiều cao của cây cỏ ngọt ở các thời điểm khác nhau. Kết quả thí nghiệm thu
được thể hiện ở bảng 4.9
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của một số công thức bón phân tới chiều cao của cây
cỏ ngọt ở các giai đoạn sau trồng
Chỉ tiêu
Chiều cao ở các giai đoạn sau trồng (cm)
7 14 21 28 35 42 49 ngày
24
Công
thức
ngày ngày ngày ngày ngày Ngày
Chiều

cao
(cm)
Tỷ lệ so
với ĐC
(%)
CT9(ĐC) 6.7 8.9 11.3 13,9 15.5 19.6 22,3 100,0
CT10 6.7 8.8 11.4 14,0 16.7 21.7 24,0 109,3
CT11 6.9 8.7 12.1 14,5 17.8 22.3 23,6 118,0
CT12 6.8 8.5 11.9 14,3 16.9 21.9 24,9
*
114,2
LSD
0,05
1,7
CV (%) 4,9
Ghi chú: * : Sai khác so với đối chứng ở độ tin cậy 95%
Qua bảng 4.9 ta thấy: Ở các thời điểm sinh trưởng của thân cỏ ngọt các
công thức bón phân cao hơn so với đối chứng.
Giai đoạn 49 ngày sau trồng: 3 công thức bón phân đều cho chiều cao thân cao
hơn so với đối chứng 3,4 đến 5,0cm tương đương tăng từ 11,1– 16,3% so với
đối chứng.
Trong đó, công thức 11 và công thức 12 làm tăng chiều cao thân lên 16,3%
và 12,1% so với đối chứng ở độ tin cậy 95%. Như vậy, các công thức bón phân
đều có tác động làm tăng khả năng sinh trưởng về chiều cao thân của cây cỏ
ngọt. Thân là bộ phận quan trọng của cây cỏ ngọt, sinh trưởng của thân sẽ quyết
định đến năng suất, chất lượng sản phẩm thu hoạch sau này. Bên cạnh việc tác
động làm tăng nhanh về chiều cao thân giai đoạn 42 ngày sau trồng, các công
thức bón phân đã làm cho thân ra nhiều chồi hơn làm cho tán rộng hơn tạo cơ sở
vững chắc cho tán cây và tiền đề cho năng suất cao và chất lượng cây cỏ ngọt
tốt.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Với các kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi có một số kết luận như
sau:
25

×