Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ong kí sinh (anagyrus lopezi) trên rệp sáp bột hồng hại sắn (phenacoccus manihoti) trong phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 80 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tập tính di chuyển và ký sinh trong ngày của ong ký sinh
Anagyrus lopezi ở nhiệt độ thường (TB±SE)..................................................23
Bảng 4.2: Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Anagyrus lopezi trên các tuổi
ký chủ rệp sáp bột hồng (TB ± SE) ở 25oC.....................................................25
Bảng 4.3: Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Anagyrus lopezi trên các tuổi
ký chủ rệp sáp bột hồng (TB ± SE) ở 27,5oC..................................................26
Bảng 4.4: Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Anagyrus lopezi trên các tuổi
ký chủ rệp sáp bột hồng (TB ± SE) ở 30oC.....................................................28
Bảng 4.5: Đặc điểm sinh học của của ong ký sinh Anagyrus lopezi ở các
điều kiện nhiệt độ khác nhau (TB±SE)...........................................................30
Bảng 4.6: Khả năng ký sinh của ong ký sinh Anagyrus lopezi ở các điều
kiện nhiệt độ khác nhau theo thời gian sau khi vũ hóa..................................32
Bảng 4.7: Số ong vũ hóa và tỷ lệ sống của ong Anagyrus lopezi ở các điều
kiện nhiệt độ khác nhau....................................................................................34
Bảng 4.8: Tỷ lệ phát triển quần thể của ong Anagyrus lopezi ở 25oC........35
Bảng 4.9: Tỷ lệ phát triển quần thể của ong Anagyrus lopezi ở 27,5oC.....36
Bảng 4.10: Tỷ lệ phát triển quần thể của ong Anagyrus lopezi ở 300C......37


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Diễn biến sản lượng sắn thế giới giai đoạn 2005-2010.....................3
Hình 2.2. Diện tích và sản lượng sắn năm 2011 tại một số quốc gia...............4
Hình 2.3. Diễn biến diện tích và sản lượng sắn tại Việt Nam giai đoạn 20012011.......................................................................................................................4
Hình 2.4. Rệp non và rệp trưởng thành............................................................9
Hình 2.5: Ong Anagyrus lopezi trưởng thành................................................14
Hình 4.1: Tập tính của ong kí sinh Anagyrus lopezi sau khi vũ hóa............22
Hình 4.2: Tập tính di chuyển và ký sinh của ong ký sinh Anagyrus lopezi
qua các ngày ký sinh.........................................................................................23
Hình 4.3: Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Anagyrus lopezi trên các tuổi
ký chủ rệp sáp bột hồng (TB ± SE) ở 25oC.....................................................26


Hình 4.4: Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Anagyrus lopezi trên các tuổi
ký chủ rệp sáp bột hồng (TB ± SE) ở 27,5oC..................................................27
Hình 4.5: Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Anagyrus lopezi trên các tuổi
ký chủ rệp sáp bột hồng (TB ± SE) ở 30oC.....................................................28
Hình 4.6: Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Anagyrus lopezi ở
25oC;27,5oC và 30oC........................................................................................31
Hình 4.7: Số lượng mummy hình thành theo thời gian ở các điều kiện nhiệt
độ khác nhau......................................................................................................33
Hình 4.8: Số ong sinh ra/ ong cái và tỷ lệ sống sót (%) theo thời gian ở các
điều kiện nhiệt độ khác nhau............................................................................35


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................1
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................3
PHẦN 1.................................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ĐỀ TÀI......................................................................................................................2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài...................................................................................................................................2
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................................................................2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học.....................................................................................................................................2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................................................................2

PHẦN 2.................................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU........................................3
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.............................................................................3
2.2. TÌNH HÌNH GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM................................5

2.2.1. Tình hình gây hại của rệp sáp bột hồng trên thế giới............................................................................5
2.2.2 Tình hình gây hại của rệp sáp bột hồng ở Việt Nam...............................................................................8
2.2.3. Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp bột hồng....................................................................................10
a.Biện pháp kiểm dịch thực vật.................................................................................................................................10
b.Biện pháp canh tác.................................................................................................................................................10
c.Biện pháp hóa học..................................................................................................................................................11
d.Biện pháp sinh học.................................................................................................................................................12

2.2.4. Các nghiên cứu và ứng dụng của ong kí sinh.......................................................................................12
2.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................16
2.3.1. Cơ sở lí luận..........................................................................................................................................16
2.3.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................................................16

PHẦN 3...............................................................................................................18
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............18
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................................................18
3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................................................................18
3.2.1 Thời gian nghiên cứu.............................................................................................................................18
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu.............................................................................................................................18
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................................................................18
3.4. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM.................................................................................................................................18
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................................................18
3.5.1. Nhân nuôi rệp sáp bột hồng làm vật liệu thí nghiệm...........................................................................18
3.5.2. Nhân nuôi ong làm vật liệu thí nghiệm................................................................................................19
3.5.3. Nghiên cứu tập tính của ong kí sinh....................................................................................................19
3.5.4. Nghiên cứu khả năng lựa chọn tuổi ký chủ của ong Anagyrus lopezi.................................................20
3.5.5. Nghiên cứu khả năng ký sinh theo thời gian, tỷ lệ phát triển quần thể của ong ký sinh Anagyrus
lopezi..............................................................................................................................................................20



3.5.6. Phương pháp xử lí số liệu.....................................................................................................................21

PHẦN 4...............................................................................................................22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................22
4.1. TẬP TÍNH CỦA ONG KÍ SINH ANAGYRUS LOPEZI..........................................................................................22
4.2. KHẢ NĂNG LỰA CHỌN TUỔI KÍ CHỦ CỦA ONG KÍ SINH ANAGYRUS LOPEZI...............................................24
4.3. KHẢ NĂNG KÝ SINH THEO THỜI GIAN VÀ TỶ LỆ PHÁT TRIỂN QUẦN THỂ CỦA ONG KÍ SINH ANAGYRUS
LOPEZI.................................................................................................................................................................29
4.3.1. Đặc điểm ký sinh theo thời gian của ong ký sinh Anagyrus lopezi......................................................29
4.3.2 Khả năng phát triển quần thể của ong ký sinh Anagyrus lopezi...........................................................35

PHẦN 5...............................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................39
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................39
5.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................................................39

PHẦN 6...............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................41


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 sau lúa và ngô.
Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp,làm thức ăn cho
gia súc và thực phẩm cho con người. Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện một loài
sâu hại mới trên sắn đó là rệp sáp bột hồng. Loài sâu bệnh này được cảnh báo sẽ
gây ra sự tàn phá vô kể trên cây mì với mức độ thiệt hại năng suất có thể lên đến
80 - 84%. Loài rệp này xâm nhập vào Việt Nam chủ yếu qua việc trao đổi buôn
bán hom giống mì từ vùng biên giới với Campuchia. Rệp sáp bột hồng đang

phát tán, tấn công trên nhiều vùng trồng mì ở nước ta và Lào, Campuchia,
Myanmar, Indonesia… đe dọa tàn phá các vùng trồng mì trong nước và trong
khu vực Đông Nam Á [2], [11].
Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) Họ Pseudococcidae, Bộ
Hemiptera là dịch hại rất nguy hiểm trên cây sắn, sống cộng sinh với kiến, gây
hại trên ngọn, lá và thân nhưng sống chủ yếu ở chùm ngọn. Rệp sáp bột hồng
hại sắn có nguồn gốc phát sinh ở Paraguay (Nam Mỹ) đã di thực tới nhiều nơi
trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, rệp sáp bột hồng đã bùng phát ở Thái
Lan và Campuchia. Tháng 6/2012 rệp sáp bột hồng lần đầu tiên xuất hiện ở Việt
Nam (Tây Ninh). Đến năm 2013 đã phát sinh và lây lan ra ở các tỉnh miền Đông
Nam Bộ và khu 4 cũ [7], [9], [11], [24].
Để phòng trừ rệp sáp bột hồng, việc sử dụng thuốc hóa học để phun trừ
đem lại hiệu quả rất thấp chỉ đạt 5% do rệp sống ở những vị trí kín trên cây sắn,
hơn nữa rệp có lớp sáp và bột trắng bao phủ trên thân làm thuốc không bám dính
hết vào cơ thể, chỉ khuyến cáo người dân ngâm hom giống sắn bằng thuốc hóa
học trước khi trồng. Do vậy, để phòng trừ hiệu quả cần áp dụng nhiều biện pháp,
trong đó chú trọng biện pháp sinh học là sử dụng các loài thiên địch sẵn có trên
ruộng sắn để phòng trừ. Đặc biệt, ong ký sinh Anagyrus lopezi là loài có nguồn
gốc từ Nam Mỹ đã được các nước trong khu vực sông Mê Kông như Thái Lan,
Lào, Campuchia…nhân nuôi và phóng thích ra ngoài ruộng sắn đem lại hiệu quả
phòng trừ rệp cao, đạt trên 80%. Việc nghiên cứu sử dụng ong kí sinh là một
hướng đi mới trong việc phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn [2], [6].
Từ đó chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
của ong kí sinh (Anagyrus lopezi) trên rệp sáp bột hồng hại sắn (Phenacoccus
manihoti) trong phòng thí nghiệm”
1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích

- Hiểu rõ được đặc điểm ký sinh, khả năng ký sinh, tập tính của ong ký
sinh Anagyrus lopezi ký sinh rệp sáp hồng P. manihoti trong phòng thí nghiệm
từ đó làm cơ sở nghiên cứu quy trình nhân nuôi ong thích hợp trong phòng thí
nghiệm để ứng dụng trong nghiên cứu và phòng trừ rệp sáp bột hồng.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Nắm được đặc tính sinh học của ong ký sinh A.lopezi.
- Nắm được các nội dung yêu cầu trong thí nghiệm và các phương pháp
nghiên cứu về ong ký sinh A.lopezi.

1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Khẳng định được vai trò của việc sử dụng ong ký sinh là biện pháp sinh
học trong phòng trừ rệp sáp bột hồng.
- Xác định mối quan hệ giữa ong ký sinh, ký chủ và điều kiện sinh thái, làm
cơ sở cho các nghiên cứu khoa học về việc sử dụng ong ký sinh trong phòng trừ
rệp sáp bột hồng.
- Làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình nhân nuôi ong ký sinh trong
phòng trừ rệp sáp bột hồng.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ đặc điểm sinh học xây dựng quy trình nhân nuôi ong ký sinh Anagyrus
lopezi để phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn tại các tỉnh Miền Trung.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Theo FAO, tính đến năm 2011 sắn được trồng tại trên dưới 100 quốc gia
trên toàn thế giới với các quy mô canh tác rất khác nhau. Sản lượng sắn toàn thế

giới trong nhiều năm trở lại đây duy trì tương đối ổn định ở mức sản lượng 230
triệu tấn sắn [25].

Hình 2.1. Diễn biến sản lượng sắn thế giới giai đoạn 2005-2010
(Nguồn FAO 2011)
Năm 2011, tổng sản lượng sắn thế giới tăng 6% so với năm trước. Trong
đó, Nigeria là quốc gia sản xuất sắn hàng đầu thế giới với sản lượng khoảng 40
triệu tấn, quốc gia có sản lượng sắn lớn thứ hai thế giới là Brazil với sản lượng
khoảng 26 triệu tấn sắn củ tươi. Các nước còn lại trong nhóm 10 quốc gia có sản
lượng sắn hàng đầu thế giới bao gồm Angola, Ghana, Việt Nam, Ấn Độ,
Mozambic, chiếm 75% tổng sản lượng sắn toàn thế giới. Ở Thái Lan, Việt Nam
và Indonesia, sắn trở thành một loại cây công nghiệp hàng năm quan trọng và
được thu mua để chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu [26].

3


Hình 2.2. Diện tích và sản lượng sắn năm 2011 tại một số quốc gia
(Nguồn FAO)

Hình 2.3. Diễn biến diện tích và sản lượng sắn tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011
(Nguồn: TCTK 2012)
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa và
ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương, thực thực phẩm thành
cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Giai đoạn từ năm 20012011, tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân hàng năm là 6% và tốc độ tăng
trưởng sản lượng bình quân hàng năm đạt 10%. Năng suất sắn của Việt Nam
hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao. Trong đó,diện
4



tích cây sắn của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Khánh
Hoà) là 70.181 ha, trong đó diện tích lớn nhất là Quảng Ngãi với diện tích trên
19.453 ha, sau đó là Phú Yên (16.000 ha); năng suất bình quân của vùng là 18,1
tấn/ha, trong đó năng suất cao nhất là Bình Định đạt 22,1 tấn/ha; thấp nhất là Đà
Nẵng-14,0 tấn/ha; Quảng Nam-14,5 tấn/ha [19], [26].
2.2. TÌNH HÌNH GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI SẮN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình gây hại của rệp sáp bột hồng trên thế giới
Rệp sáp bột hồng có nguồn gốc từ Paraguay (Nam Mỹ), sau đó lan sang
gây hại ở Châu Phi (Congo năm 1973) và vài năm sau đã trở thành dịch hại
chính nguy hiểm trên cây sắn ở châu lục này, năm 1987 rệp sáp bột hồng đã gây
hại sắn ở 31/35 nước thuộc dải trồng sắn ở Châu Phi và làm giảm năng suất củ
sắn tới 80-84% [11].
Năm 1970 rệp sáp bột được đưa từ Nam Mỹ đến Châu Phi, nơi mà nó trở
thành một dịch hại chính của sắn. Năm 1973, một loài rệp sáp bột ngẫu nhiên
nhập nội vào nước Congo, Zaire và trở thành sâu hại nguy hiểm trên cây sắn ở các
nước này. Năm 1977, Matile-Ferrero đã mô tả loài rệp sáp bột này là loài mới có
tên là Phenacocus manihoti. Loài Phenacocus mannihoti có tên tiếng anh là “
Cassava pink mealybug”. Tên tiếng Việt của loài này đề nghị gọi là “rệp sáp bột
hồng” vì nó thuộc họ rệp sáp bột Pseudococcidae và có màu hồng [24], [27].
Những nghiên cứu của Viện Đấu tranh Sinh học thuộc Liên hiệp Anh
(CIBC) và của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (IITA) trong các
năm 1977-1981 đã phát hiện thấy một loài rệp sáp bột trên cây sắn ở Caribe,
Venezuela, Guyanas, Đông Bắc Brazil, Nam Hoa Kỳ, Mehico, Trung Mỹ, Bắc
Colombia có triệu chứng gây hại giống với triệu chứng gây hại của loài rệp sáp
bột hồng tại châu Phi. Vì vậy, các nghiên cứu này đã xác định rệp sáp bột gây
hại cây sắn ở các vùng nêu trên là loài rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti.
Nhưng có sự khác nhau nhỏ về đặc điểm hình thái và bản chất lưỡng tính của
loài rệp sáp bột hại cây sắn ở châu Mỹ, nên loài rệp sáp bột này được Cox và
Williams năm 1981 đã mô tả là loài mới cho khoa học và đặt tên là

Phenacoccus herreni (Neuenschwander et al. 1990). Đến năm 1981, Trung tâm
Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) mới phát hiện được loài rệp sáp bột
hồng Phenacoccus manihoti có trên cây sắn ở Paraguay. Như vậy,
loài Phenacoccus manihoti được mô tả đặt tên dựa vào mẫu vật thu trên cây sắn
ở Congo và Zaire, còn quê hương bản xứ của nó là Paraguay (Bellotti, 1990;
5


Neuenschwander et al. 1990) [27].
Sự xâm nhiễm và lây lan của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti ở
châu Phi. Sau vài năm nhập nội vào Congo và Zaire, rệp sáp bột hồng đã trở
thành sâu hại chính trên cây sắn ở châu Phi. Rệp sáp bột hồng sinh sản đơn tính
và lây lan rất nhanh. Từ hai nước Congo và Zaire bị xâm nhiễm đầu tiên vào
năm 1973, rệp sáp bột hồng lây lan sang Senegal-Gambia năm 1976, NigeriaBenin năm 1979, Sierra Leone, Malawi năm 1985. Đến năm 1986, nó đã xâm
nhiễm cây sắn ở 25 nước chiếm 70% diện tích dải trồng sắn ở châu Phi. Vào
năm 1987 đã ghi nhận rệp sáp bột hồng có mặt ở Tanzania, Mozambique. Rệp
sáp bột hồng lây lan trên cây sắn ở châu Phi với tốc độ khoảng 300 km/năm.
Đến năm 1987 nó đã xâm nhiễm cây sắn ở 31/35 nước thuộc dải trồng sắn ở
châu Phi (Herren, 1990; Neuenschwander et al., 1990) [27].
Tại châu Phi, cây sắn là ký chủ tự nhiên duy nhất của rệp sáp bột hồng. Rệp
sáp bột hồng gây tác hại nặng nề cho cây sắn. Nó tấn công điểm sinh trưởng của
cây sắn, gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị rệp sáp bột hồng gây hại dẫn
đến cây sắn trở nên lùn. Bị nhiễm với mật độ cao, đôi khi gây rụng toàn bộ bộ lá
của cây sắn. Rệp sáp bột hồng gây hại, làm giảm năng suất củ sắn ở châu Phi tới
80-84% (Herren, 1990; Neuenschwander et al., 1990) [27].
Tại châu Mỹ, rệp sáp bột hồng lần đầu tiên được tìm thấy ở Paraguay vào
năm 1980, sau đó đã xuất hiện ở một số vùng nhất định ở Bolivia và Mato Gross
của Brazil. Vào năm 2005, rệp sáp bột hồng đã xuất hiện ở hai vùng Đông Bắc
Châu Mỹ là Bahia và Pernambuco [26].
Sự xâm nhiễm của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti còn lây lan

rộng ở tiểu vùng sông Mekong. Cây sắn trồng ở tiểu vùng sông Mekong
nhằm đáp ứng một phần lương thực cho người, thức ăn cho gia súc và
nguyên liệu cho sản xuất năng lượng sinh học. Tài liệu Hội thảo về rệp sáp
bột hồng tại Bangkok, Thái Lan (từ ngày 31/5 đến ngày 2/6/2011) cho thấy
rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti đã xâm nhiễm 2 nước ở tiểu vùng
sông Mê Kông [27].
Theo Tiến sĩ Kris Wyckhuys, loài rệp này đã gây hại làm giảm năng suất
của cây mì ở châu Phi lên tới 82% (1980). Tuy nhiên, cũng rất khó đánh giá
được tác động chính xác của các loài gây hại và bệnh mới, mặc dù chúng làm
giảm năng suất, sản lượng đáng kể cho cây trồng và đang lan truyền nhanh
chóng trong khu vực Đông Nam Á [12].
Tại Đông Nam Á, ghi nhận rệp sáp bột hồng gây hại đầu tiên ở Thái Lan
6


năm 2006 với diện tích nhiễm lên đến 166.700 ha. Ở Campuchia, diện tích sắn
bị nhiễm rệp sáp bột hồng khoảng 137 ha vào năm 2010 và Lào có sự xuất hiện
của rệp sáp bột hồng gây hại sắn từ năm 2011. Ở Indonesia, rệp sáp bột hồng có
sự xuất hiện từ năm 2010 [9], [11], [25].
Theo các nhà khoa học và quản lý của Thái Lan, rệp sáp bột hồng (tên tiếng
Anh là Pink Cassava Mealybug; tên khoa học: Phenacoccus manihoti) là đối
tượng dịch hại khó trừ, chúng gây hại cây sắn trên diện rộng ở nhiều vùng thuộc
châu Phi, châu Mỹ từ rất nhiều năm trước, được phát hiện lần đầu tiên ở Thái
Lan tháng 4/2008 và hiện đã trở thành đối tượng sâu hại chính trên cây sắn ở
nước này. Rệp trưởng thành có màu hồng, bên ngoài có một lớp sáp màu trắng
trông giống như những sợi bông trắng, sống thành từng ổ lớn, tập trung mặt dưới
của lá để chích hút nhựa cây ở những bộ phận của lá non, chồi non là cho cây
còi cọc, thậm chí bị lùn đi, làm giảm năng suất, chất lượng tinh bột củ, bị nặng
sẽ làm cho cây chết dần. Nếu như diện tích sắn bị rệp hồng gây hại của Thái Lan
năm 2008 khoảng 48.000 ha thì đến tháng 4/2010 con số đã lên tới 160.000 ha.

Tại Thái Lan, diện tích sắn ở Thái Lan bị nhiễm rệp sáp bột hồng là gần 167
nghìn ha vào tháng 5/2010 [1], [9], [27].
Nghiên cứu của Thái Lan cho thấy trong điều kiện nhất định, rệp sáp bột
hồng có thể chuyển sang sống trên các lộc non của cây cao su. Như vậy, tác hại
kinh tế do rệp sáp bột hồng gây ra sẽ còn lớn hơn nhiều đối với các nước ở tiểu
vùng sông Mê Kông có trồng cây cao su [27].
Các điều tra cho thấy đã xuất hiện rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti
trên nhiều cánh đồng sắn ở Lào. Gần 200 ha sắn thuộc các tỉnh điều tra
(Vienliane Capital, Savannakhet, Champasak, Salavan) đều bị nhiễm sinh vật
ngoại lai này. Cây sắn bị loại rệp này gây hại rất nặng, ảnh hưởng rất lớn đến
nền nông nghiệp của Lào, vì sắn là một trong những cây lương thực chủ yếu của
nông nghiệp Lào [10].
Theo các nhà khoa học, rệp sáp bột hồng phát sinh, phát triển mạnh và gây
hại nặng trong điều kiện thời tiết khô hạn, tốc độ sinh đẻ nhanh, lây lan rộng nên
mức độ thiệt hại lại càng lớn nếu không có những biện pháp phòng trị hữu hiệu
và kịp thời. Theo nhận định của FAO, khả năng phát tán của rệp hồng hại sắn
sang các nước trong khu vực qua con đường vận chuyển hom giống là rất cao do
đó công tác kiểm tra, kiểm soát để phát hiện và có biện pháp tiêu hủy kịp thời
của các cơ quan Kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu là hết sức quan trọng, đồng
thời cần sự phối hợp tích cực của các địa phương và con nông dân, nhất là các
tỉnh vùng biên giới trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời đối tượng dịch hại
nguy hiểm này vào nước ta [1].
7


2.2.2 Tình hình gây hại của rệp sáp bột hồng ở Việt Nam
Một loài sâu hại mới trên cây sắn (khoai mì) đã xuất hiện ở Tây Ninh có
tên gọi là rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti). Đây là loại sâu hại nguy
hiểm, khó phòng trừ trên cây sắn ở nhiều nước trên thế giới và khu vực Đông
Nam Á. Đây cũng là đối tượng sâu hại mới, lần đầu xuất hiện ở nước ta. Loài

rệp này xâm nhập vào Việt Nam chủ yếu qua việc trao đổi buôn bán hom giống
mì từ vùng biên giới với Campuchia. Rệp sáp bột hồng đang phát tán tấn công
trên nhiều vùng trồng mì ở nước ta và Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia…
đe dọa tàn phá các vùng trồng mì trong khu vực Đông Nam Á. Đây là loài sâu
hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất
hiện ở Việt Nam [2].
Đặc điểm nhận dạng của rệp sáp bột hồng: Trứng rệp sáp bột hồng hình ôvan, thuôn dài, lúc mới đẻ màu trong hơi vàng, sau chuyển thành màu vàng nhạt.
Trứng đơn nằm trong các túi trứng bao phủ kín bằng lông mịn và nằm ở điểm
cuối phía sau của trưởng thành. Chiều dài trứng: 0,30 - 0,75mm; chiều rộng:
0,15 - 0,30mm. Rệp non hình ô-van, trải qua 3 tuổi, rệp tuổi 1 màu vàng nhạt có
6 đốt râu đầu, di chuyển nhanh nhẹn, các tuổi tiếp theo kích thước cơ thể tăng
dần và khả năng di chuyển chậm dần. Rệp non đẫy sức dài 1,1 - 2,6 mm; rộng
0,5 -1,4 mm, râu đầu có 9 đốt. Rệp trưởng thành con cái có dạng hình ô-van,
màu hồng, bao phủ bởi lớp sáp bột màu trắng, mắt hơi lồi, chân rất phát triển.
Kích thước rệp trưởng thành dài 1,1 - 2,6mm; rộng 0,5 - 1,4mm. Sự phân chia
các phần của cơ thể rệp sáp hồng rất rõ ràng. Các đốt của cơ thể mang các sợi tơ
sáp trắng rất ngắn ở phần bên và đuôi ở dạng phồng lên, làm cho cơ thể rệp nhìn
như có gai bên (nhìn từ bên ngoài). Râu đầu thường có 9 đốt, đôi khi có 7 hoặc 8
đốt [3], [4].

8


Hình 2.4. Rệp non và rệp trưởng thành
Tại Việt Nam, tháng 6/2012 đã phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại trên cây
sắn ở tỉnh Tây Ninh với 75 ha bị hại, nhưng đến tháng 5/2013 tỉnh Tây Ninh đã
công bố dịch rệp sáp bột hồng do có từ 30% diện tích bị hại. Trong năm 2013,
rệp sáp bột hồng đã lây lan sang nhiều tỉnh khác như Đồng Nai, Lâm Đồng,
Nghệ An, Thanh Hóa,..Năm 2014 tiếp tục ghi nhận sự gây hại của rệp sáp bột
hồng ở Đăk Lăk và Phú Yên [12].

Quyết định số 968/QĐ-UBND ngày 28/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tây Ninh về việc công bố dịch rệp sáp bột hồng hại mì trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh [18]. Ngày 5/9/2014, Chi cục BVTV Phú Yên chính thức xác nhận rệp sáp
bột hồng đã xuất hiện và gây hại sắn tại xã An Hải huyện Tuy An với diện tích
ban đầu ghi nhận là 3 ha và tỷ lệ hại từ 70 - 95% cây. Tiến hành mở rộng khu
vực điều tra, Chi cục BVTV cũng ghi nhận sự gây hại của rệp sáp bột hồng tại
xã An Hòa, An Mỹ và An Cư với tổng diện tích bị hại đến thời điểm này lên
khoảng 15 ha [12].
Ngày 12/9/2014, đoàn kiểm tra gồm Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV)
miền Trung, Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn và Chi cục BVTV đã tiến
hành đánh giá tình hình rệp sáp bột hồng gây hại ở Tuy An và có nhận định: Rệp
sáp bột hồng thực sự đã xuất hiện gây hại tại Phú Yên, là mối đe dọa nguy hiểm
cho các vùng trồng sắn của tỉnh. Do chúng lây lan chủ yếu qua đường hom
giống, qua các dụng cụ canh tác và nhờ gió mang đi nên khả năng rệp sáp bột
hồng đã xuất hiện gây hại ở nhiều vùng khác trong tỉnh nhưng chưa được phát
hiện và diện tích bị hại có thể cao gấp nhiều lần như hiện nay [12].
Từ giữa tháng 8 năm 2013 bệnh rệp sáp bột hồng đã xuất hiện gây hại sắn
km 94 ở huyện Hướng Hóa - Quảng Trị. Đây là vùng chuyên canh sắn công
nghiệp ở tỉnh Quảng Trị với diện tích lên đến 8000 ha. Xác định đây là dịch
bệnh hết sức nguy hiểm nên sau khi phát hiện rệp sáp bột hồng xuất hiện gậy
hại, ngành Bảo vệ thực vật Quảng Trị đã tích cực triển khai các biện pháp phòng
trừ và tiến hành tiêu hủy các diện tích sắn bị nhiễm bệnh [5].
Đến ngày 5/7/2013 rệp sáp bột hồng hại sắn cũng xuất hiện tại các xã
Thanh Ngọc, Thanh Lâm, Thanh Mỹ của huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An)
với diện tích gần 1 ha [9]. Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, rệp sáp bột hồng đã
xuất hiện và gây hại trên cây sắn đang là vấn đề thời sự được rất nhiều người
quan tâm, đặc biệt các cơ quan chuyên môn [13].
Tiến sĩ Kris Wyckhuys, nhà côn trùng học thuộc Trung tâm Nông nghiệp
9



nhiệt đới quốc tế (CIAT) cho biết: “Không chỉ ở cây sắn, loài Rệp sáp bột hồng
có thể chuyển sang sống trên các lộc non của cây cao su để gây hại trong những
điều kiện nhất định. Đây là nguy cơ rất lớn đối với một nước có diện tích trồng
cao su nhiều như Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dịch bệnh có tác
động gây hại lớn đối với sắn” [2].
Rệp sáp bột hồng là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng
sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Rệp sáp bột hồng có khả năng lây
lan rất nhanh qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính
trên phương tiện vận chuyển…và có nguy cơ gây hại nghiêm trọng làm giảm
năng suất, chất lượng sắn. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại
này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở các địa phương
khác. Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của rệp sáp bột
hồng đối với sản xuất sắn ở trong tỉnh nên việc triển khai sớm các biện pháp cụ
thể để ngăn chặn sự lây lan gây hại của rệp sáp bột hồng là hết sức cần thiết.
2.2.3. Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp bột hồng
Rệp sáp bột hồng mới xuất hiện gây hại ở nước ta khoảng 2 năm trở lại đây
nên chưa có các kết quả nghiên cứu đầy đủ về chúng. Tuy nhiên, để hạn chế tác
hại của chúng, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh,
thành phố có trồng sắn, thực hiện và chỉ đạo nông dân áp dụng các biện pháp
phòng chống theo quan điểm quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như sau:
a.

Biện pháp kiểm dịch thực vật

Thường xuyên điều tra các khu vực trồng sắn để phát hiện kịp thời và theo
dõi diễn biến của rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn. Khoanh vùng diện tích
sắn bị nhiễm và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống phù hợp.
Đối với những vùng rệp sáp bột hồng mới xâm nhập vào địa phương (các ổ
dịch ban đầu), áp dụng biện pháp tiêu hủy, việc tiêu hủy thực hiện theo văn bản

hướng dẫn tiêu hủy số 1235/BVTV-QLSVGHR, ngày 13/7/2012 của Cục Bảo
vệ thực vật [3].
Đối với những vùng bị rệp sáp bột hồng đã lây lan rộng cần áp dụng các
biện pháp phòng trừ sau:
b.

Biện pháp canh tác

Khi làm đất trồng sắn cần phải tiêu hủy triệt để tàn dư cây sắn, cây ký chủ
phụ của rệp sáp bột hồng. Chọn hom giống không bị nhiễm rệp sáp bột hồng để
trồng, phải xử lý hom giống trước khi trồng. Chăm sóc tốt để cây sắn sinh
10


trưởng phát triển nhanh, tăng sức chống chịu dịch hại.
Trồng sắn với mật độ hợp lý: Đối với đất tốt: khoảng cách hàng - hàng: 1,0
m; cây - cây: 0,8m (10.000 hom/ha); Đất trung bình: trồng khoảng cách 1,1 m x
0,8 m (11.000 hom/ha); Đất nghèo dinh dưỡng: trồng khoảng cách 1 m x 0,7 m
(14.000 hom/ha). Bón phân đầy đủ, cân đối để cây sắn sinh trưởng phát triển
khỏe mạnh tăng khả năng chống chịu rệp. Bón lót 5 - 7 tấn phân chuồng hoặc từ
1,0 - 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 240 kg phân lân super + 500 - 1.000 kg vôi
bột/ha để tăng năng suất và ổn định độ phì của đất. Bón thúc, lượng phân vô cơ
thích hợp cho đất trồng sắn là: Đất tốt bón: 40N + 80 K 2O (tương đương 90 kg
đạm urê + 130 kg kaliclorua) cho 1 ha; Đất trung bình bón: 60N + 80 - 100 K 2O
(tương đương 135 kg đạm urê + 130 - 170 kg kaliclorua) cho 1 ha; Đất xấu bón:
80-120N + 80-120 K2O (tương đương 180 - 270 kg đạm urê + 130-200 kg
kaliclorua) cho 1 ha [3], [28].
Thường xuyên vệ sinh ruộng sắn, diệt sạch cỏ dại, cây ký chủ phụ để không
có nơi cư trú của rệp. Luân canh cây sắn với các cây trồng khác như: đậu, lúa
nước, để giảm nguy cơ xuất hiện gây hại của rệp sáp bột hồng.

c.

Biện pháp hóa học

Trước khi trồng phải xử lý hom giống bằng cách ngâm trong dung dịch
nước thuốc 30 phút trước khi trồng. Sử dụng các thuốc trừ sâu có hoạt chất
Thiamethoxam, Imidacloprid (pha 4 gram thuốc trong 20 lít nước) hoặc
Dinotefuran (pha 40 gram trong 20 lít nước) [3], [28].
Khi phát hiện rệp sáp bột hồng hại sắn trên đồng ruộng trong điều kiện thời
tiết khô, nắng nóng, mật số thiên địch trên đồng ruộng thấp thì phải tổ chức
phun trừ rệp sáp bột hồng trên diện tích sắn bị nhiễm và diện tích liền kề bao
quanh trong phạm vi tối thiểu 30 mét bằng các thuốc trừ sâu gốc Thiamethoxam
hàm lượng hoạt chất 350 g/l dạng thành phẩm SC; gốc Imidacloprid hàm lượng
hoạt chất 25% W/W, dạng thành phẩm WP; gốc Nitenpiram hàm lượng hoạt
chất 50% W/W, dạng thành phẩm WP; gốc Dinotefuran hàm lượng hoạt chất
20% W/W, dạng thành phẩm WP. Sử dụng theo nồng độ khuyến cáo và phun
với lượng dung dịch nước thuốc đã pha là 600 lít/ha; Có thể phối hợp với dầu
khoáng để tăng hiệu quả của thuốc; Phun thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4
đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì [3], [28].
Tuy nhiên để phòng trừ rệp sáp bột hồng, việc sử dụng thuốc hóa học để
phun trừ đem lại hiệu quả rất thấp chỉ đạt 5% do rệp sống ở những vị trí kín trên
cây sắn, hơn nữa rệp có lớp sáp và bột trắng bao phủ trên thân làm thuốc không
bám dính hết vào cơ thể, chỉ khuyến cáo người dân ngâm hom giống sắn bằng
11


thuốc hóa học trước khi trồng [2].
d.

Biện pháp sinh học


Phòng trừ sinh học là biện pháp tiên tiến và được áp dụng rộng rãi trong
giai đoạn hiện nay nhằm tạo ra mối cân bằng sinh học trong tự nhiên và bảo vệ
môi trường. Các tác nhân sinh học được sử dụng là các côn trùng ăn thịt, ký sinh
và các tác nhân gây bệnh. Nhân nuôi và phóng thích ra đồng ruộng ong ký
sinh Anagyrus lopezi hoặc Epidiocarsis lopezi để kiểm soát rệp sáp bột hồng hại
sắn [3], [24].
Bảo vệ và lợi dụng các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt trong tự nhiên như bọ
rùa, bọ cánh gân, bọ xít đỏ,... để kiểm soát rệp sáp bột hồng. Đánh giá, chọn
những giống sắn kháng hoặc chống chịu rệp sáp bột hồng, đảm bảo năng suất và
chất lượng để đưa vào trồng thay thế các giống sắn nhiễm.
2.2.4. Các nghiên cứu và ứng dụng của ong kí sinh
Ong kí sinh Anagyrus lopezi lần đầu tiên được phóng thích ở châu Phi vào
năm 1981. Trong vòng khoảng 10 năm, Anagyrus lopezi được phóng thích ở tất
cả các vùng sinh thái từ Senegal đến Cộng hòa Nam Phi [27].
Sử dụng ong kí sinh kiểm soát rệp sáp bột hồng hại sắn đã được nghiên cứu
và áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại Thái Lan. Do
đặc tính của rệp sáp bột hồng khi gây hại làm cho đỉnh sinh trưởng xoắn lại và
chúng thường tập trung chủ yếu mặt dưới của tán lá do vậy thuốc hóa học rất
khó tiếp xúc, mặt khác hiện nay, thuốc hóa học không có khả năng diệt trứng, đó
là những lý do khi phun thuốc Bảo vệ thực vật phòng trừ Rệp sáp bột hồng hiệu
quả rất thấp. Nhờ khả năng khống chế rệp sáp tuyệt vời, các nhà khoa học đã
vận dụng những đặc điểm này trong lĩnh vực bảo vệ thực vật (Bio-control) mà
không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Về nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực
kiểm soát sinh học, đó là lợi dụng đặc điểm có lợi của loài sinh vật này để khống
chế sự bùng phát gây hại của loài khác và ong Anagyrus lopezi là ví dụ điển
hình.
Kinh nghiệm ở châu Phi cho thấy, phần lớn rệp sắn bây giờ đã được kiểm
soát, nhờ có ong ký sinh Anagyrus lopezi, một kẻ thù tự nhiên chuyên biệt của
dịch hại. Tại Thái Lan ngay từ khi phát hiện loài rệp này lần đầu tiên cũng đã

nhanh chóng phóng thích loài ong ký sinh này và đã thu được hiệu quả. Ong ký
sinh Anagyrus lopezi là loài có nguồn gốc từ Nam Mỹ đã được các nước trong
khu vực sông Mê Kông như Thái Lan, Lào, Campuchia…nhân nuôi và phóng
12


thích ra ngoài ruộng sắn đem lại hiệu quả phòng trừ rệp cao, đạt trên 80% [20].

13


Ong Anagyrus lopezi thuộc bộ cánh màng Hymenoptera, họ Encyrtidae có
cơ thể màu đen, kích thước từ 1,2 - 1,4 mm, con đực nhỏ hơn con cái, điểm khác
biệt giữa con đực và con cái là toàn bộ râu đầu con đực màu đen, còn râu đầu
con cái có màu trắng đen xen kẽ. Thời gian phát dục từ trứng đến vũ hóa trưởng
thành dao động từ 17 - 21 ngày. Theo ghi nhận ban đầu đây là loài ong chuyên
tính cao, trưởng thành vừa ăn rệp vừa kí sinh (đẻ trứng vào cơ thể rệp). Một
ngày một ong cái vừa ăn rệp, vừa kí sinh khoảng 50 con rệp sáp bột hồng, trong
đó kí sinh 10 -20 con rệp, cao nhất 30 con rệp, ong đực ăn khoảng 20 - 30 con
rệp. Một ong cái có thể kí sinh 50 - 100 quả trứng. Ong có khả năng sinh sản
đơn tính, ong cái không giao phối vẫn có thể đẻ trứng, nhưng trứng đó nở ra
toàn ong đực. Ong trưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban ngày và trong điều
kiện nhiệt độ thích hợp 280C, ở nhiệt độ lạnh ong không hoạt động. Ong trưởng
thành vừa chích hút rệp vừa dùng vòi để đẻ trứng vào cơ thể rệp, mỗi ngày 1 con
ong cái vừa chích hút rệp, vừa đẻ trứng khoảng 50 con rệp sáp bột hồng, ong
đực chích hút rệp khoảng 20 - 30 con/ngày [13], [26].

a. Ong cái

b. Ong đực


Hình 2.5: Ong Anagyrus lopezi trưởng thành
Tại Thái Lan, biện pháp thả ong ký sinh diệt rệp hồng phá sắn đã từng được
sử dụng thành công ở Thái Lan. Theo báo cáo ghi nhận dịch rệp sáp bột hồng
hại sắn bùng phát từ tháng 4 năm 2008 là 120.000 acres và đến năm 2010 tăng
lên 500.800 acres. Sau khi áp dụng các biện pháp phòng trừ, nhận thấy biện
pháp nhân nuôi và thả phóng thích ong Anagyrus lopezi với 300 cặp/ha có hiệu
quả rất tốt. Tính đến tháng 5 năm 2013, diện tích nhiễm rệp sáp bột hồng trên
cây sắn tại Thailand giảm còn lại 161 acres (1 acre = 0,4 ha) [13].
14


Trong khuôn khổ dự án của FAO vùng TCP/RAS/3311, ong kí sinh
Anagyrus lopezi đưa từ Thái Lan sang Lào. Với sự giúp đỡ kĩ thuật của Bộ Nông
nghiệp Thái Lan (DOA), ngày 29/12/2011, hơn 1000 cặp ong kí sinh đã được
nhập khẩu về. Trong đó, 200 cặp được nuôi tập đoàn tại Trung tâm Bảo vệ thực
vật (PPC) Salakham và 800 cặp được phóng thả trên các cánh đồng sắn áp dụng
chương trình quản lí dịch hại tổng hợp trừ rệp sáp boọt hồng hại sắn với 3 thử
nghiệm tại xaz Veuankham (huyện Xaithany) và xã Somsavat (huyện Pakgnum)
của Thủ đô Viên Chăn ngày 20/12/2011 [10].
Indonesia là một trong những nước sản xuất sắn lớn nhất thế giới với diện
tích canh tác vài triệu hécta mỗi năm. Đây cũng là loại lương thực được tiêu thụ
nhiều thứ hai sau gạo ở quốc gia đang phát triển với 250 triệu dân này. Sắn cũng
được sử dụng làm rau và chế biến thành tinh bột để sản xuất mì hay làm dược
phẩm. Mặc dù diện tích trồng sắn bị rệp tại Indonesia hiện nay chưa nhiều,
nhưng các nhà khoa học cảnh báo dịch có thể lây lan nhanh chóng nếu không
được kiểm soát. Ngày 24/9/2013, các nhà khoa học Indonesia cho biết, một "biệt
đội thân thiện sinh thái" gồm 2.000 ong ký sinh đã được thả trên các cánh đồng
để tiêu diệt loài rệp đang đe dọa cây sắn - một loại cây trồng chủ lực và là nguồn
thu nhập của hàng triệu người ở nước này. Nhà côn trùng học Kris Wyckhuys

thuộc Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới Colombia nhấn mạnh rằng đã
đến lúc phải sử dụng những biện pháp sinh học để bảo vệ mùa màng đồng thời
không gây hại cho môi trường [28].
Tại tỉnh Tây Ninh, nơi đầu tiên ở Việt Nam công bố dịch rệp sáp bột hồng
hại sắn vào cuối tháng 5 năm 2013 đã áp dụng khá thành công biện pháp quản lý
rệp sáp bột hồng hại sắn bằng phương pháp nhân nuôi và thả phóng thích ong kí
sinh dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Thái Lan. Để có nguồn ong ký sinh phóng
thích ra ngoài ruộng, trước hết phải thu thập nguồn ong ngoài đồng ruộng đưa về
phòng, nhà lưới nhân nuôi với thức ăn là mật ong pha loãng 5 - 10% và con mồi
là rệp sáp bột hồng, rệp được nuôi trên hom sắn và quả bí đỏ đã đến giai đoạn
chín nhưng màu sắc quả còn xanh [13].
Khi ong phát triển với số lượng quần thể lớn tiến hành thu thập ong vào
chai nhựa với tỷ lệ 1 con đực, 1 con cái và phóng thích ra đồng ruộng. Căn cứ
vào mức độ ruộng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng nặng hay nhẹ để thả ong. Nếu
diện tích sắn bị nhiễm nhẹ thì thả 300 - 600 cặp ong/ha, bị nhiễm nặng thả 1.200
- 3.000 cặp ong/ha. Sau thả ong 9 - 10 ngày sẽ tìm thấy xác của rệp sáp bột
hồng, triệu chứng xác của rệp sáp bị ký sinh có màu xám và có lỗ đục trên lưng
rệp để ong vũ hóa chui ra [19].
15


Kết quả bước đầu ghi nhận hiệu quả kiểm soát rệp sáp bột hồng hại sắn tại
Tây Ninh rất tốt, diện tích nhiễm giảm rõ rệt. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh
Tây Ninh cho biết sử dụng ong Anagyrus lopezi kiểm soát rệp bột hồng hại sắn
rất an toàn, hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường.
2.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3.1. Cơ sở lí luận
Cân bằng tự nhiên là khuynh hướng tự nhiên của các quần thể cân bằng
giữa số lượng sinh vật và môi trường sinh thái, không giảm tới mức biến mất và
cũng không tăng đến mức vô tận. Khuynh hướng này được hình thành nhờ các

quá trình điều hòa tự nhiên trong môi trường không bị phá vỡ. Điều này thể hiện
ở bất kỳ loài sinh vật nào cũng có mối quan hệ hữu cơ với môi trường sinh thái,
ở trong hệ sinh thái luôn xảy ra các mối quan hệ như: Cộng sinh, hội sinh, tương
hỗ, cạnh tranh, ký sinh về mặt dinh dưỡng và nơi ở. Chúng là các mắt xích trong
lưới thức ăn, gồm có 3 pha: Sản xuất, tiêu thụ các bậc và pha phân giải. Các đặc
điểm hình thái, sinh học sinh thái học và sự phát sinh phát triển, biến động quần
thể, các mối quan hệ của rệp sáp bột hồng với các nhân tố vô sinh (nhiệt ẩm độ,
mưa, nắng, gió) và các nhân tố hữu sinh (thức ăn, đối thủ cạnh tranh thức ăn,
thiên địch, nơi cư trú) sẽ cho chúng ta nhiều cơ sở để có các biện pháp phòng trừ
nhằm hạn chế sự gây hại của chúng, từ đó có thể thiết lập sự cân bằng mới trong
hệ sinh thái.
Hiện nay sự bùng phát dịch hại rệp sáp bột hồng rất nghiêm trọng trên
Thế giới cũng như nước ta, vì vậy việc sử dụng ong ký sinh trong phòng trừ
rệp sáp bột hồng là biện pháp tiên quyết thân thiện với môi trường, đặc biệt
việt nhập nội ong ký sinh nhằm tăng số lượng thiên địch trên đồng ruộng là
phương pháp quan trọng nhất trong phòng trừ sinh học. Tuy nhiên việc sử dụng
ong ký sinh đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa ký
sinh ký chủ và điều kiện sinh thái môi trường mới có cách sử dụng hợp lý và
đem lại hiệu quả [8].
2.3.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế hiện nay trên đất nước ta mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn
chặn dịch hại rệp sáp bột hồng hại sắn tuy nhiên chúng vẫn chưa được khống
chế và ngăn chặn triệt để. Việc sử dụng biện pháp hóa học trong thời kỳ đầu tiên
khi dịch hại bùng phát đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý thuốc, chi
phí cao, đặc biệt chúng có lớp sáp ngoài bao phủ nên việc sử dụng thuốc hóa học
không mang lại hiệu quả phòng trừ cao do thuốc không thể thẩm thấu vào cơ thể
16


rệp, đặc biệt là khi phun thuốc hóa học làm cho môi trường ô nhiễm trầm trọng,

ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi thiên địch và làm mất cân bằng
sinh thái trong tự nhiên. Để khắc phục điều này mặc dù đã có nhiều chế phẩm
sinh học ra đời với mục đích thân thiện với môi trường, tuy nhiên chi phí để sử
dụng cao, thời gian vùng phát dịch hại không phù hợp với điều kiện để các vi
sinh vật trong chế phẩm phát huy tác dụng vì vậy hiệu quả phòng trừ không như
mong muốn. Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác cũng như trồng giống kháng
không có khả năng thực hiện đồng bộ trên diện rộng vì chi phí cao và việc thực
hiện đồng bộ rất khó khăn.
Biện pháp phòng trừ bằng việc sử dụng ong ký sinh là biện pháp mang lại
hiệu quả, bền vững và mang tính chiến lược cao. Trên Thế giới việc sử dụng ong
ký sinh đã mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên không phải vùng nào cũng thành
công hoàn toàn mà còn tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. Trong
đó ong ký sinh Anagyrus lopezi là loài có nguồn gốc từ Nam Mỹ đã được các
nước trong khu vực sông Mê Kông như Thái Lan, Lào, Campuchia…nhân nuôi
và phóng thích ra ngoài ruộng sắn đã được thử nghiệm và đem lại hiệu quả
phòng trừ rệp cao.
Do đó, khi tiến hành nhập nội ong ký sinh để tăng lượng thiên địch trên
đồng ruộng cần phải có các nghiên cứu rõ ràng về đặc điểm sinh học cũng như
sinh thái học của loài ong theo từng điều kiện cụ thể để sử dụng ong ký sinh hợp
lý trong từng vùng, từng điều kiện tự nhiên khác nhau, từ đó xây dựng được quy
trình nhân nuôi ong phù hợp mang lại hiệu quả phòng trừ cao.

17


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti)
- Ong kí sinh (Anagyrus lopezi)

3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thời gian nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành từ tháng 8/2014 - 5/2013
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
- Phòng thí nghiệm Côn trùng, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tập tính của ong ký sinh ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng lựa chọn tuổi ký chủ của ong ký sinh.
- Nghiên cứu khả năng ký sinh theo thời gian, tỷ lệ phát triển quần thể của
ong ký sinh ở nhiệt độ 25oC, 27,5oC và 30oC..
3.4. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
•Kéo cắt cành
•Kéo cắt hộp
•Dao, dao lam
•Bông gòn
•Ống hút ong
•Khay nhựa
•Sổ nhật kí
•Vải chuyên dụng
•Chổi bông
•Bình đựng nước

•Hộp nuôi sâu
•Giấy đa năng
•Ống nghiệm
•Tủ định ôn MIR253
•Tủ lạnh
•Kính lúp
•Tem dán

•Đồng hồ bấm giờ
•Máy ảnh kĩ thuật số
•Và một số dụng cụ cần thiết khác

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Nhân nuôi rệp sáp bột hồng làm vật liệu thí nghiệm
Mẫu rệp sáp được thu thập ngoài đồng, phân loại rệp theo từng giai đoạn:
trưởng thành, tuổi 1, 2, 3 được nuôi trong các hộp nhựa (5x15x25 cm), có lưới
18


thông khí (10x15 cm).
Nuôi thuần các pha (nuôi quần thể) trong tủ định ôn ở nhiệt độ 27,50C, ẩm
độ 80 - 90%, thời gian chiếu sáng 12 giờ sáng, 12 giờ tối.
Ngọn sắn non được cắt ngắn 10cm cho vào từng hộp, quấn giấy thấm vào
cuối ngọn,1 ngày tưới nước 1 lần để ngọn sắn không bị héo.
3.5.2. Nhân nuôi ong làm vật liệu thí nghiệm
Quy trình nhân nuôi được tiến hành trong tủ định ôn ở nhiệt độ 27,50C , ẩm
độ 80-90%, thời gian chiếu sáng 12 giờ sáng, 12 giờ tối. Cho rệp trưởng thành
vào hộp thí nghiệm (Ø 6x20 cm) có lưới thông khí 1x2cm, trong hộp có ngọn
sắn non dài 10 - 15cm, và giấy thấm tẩm mật ong (50%). Sau đó cho ong ký sinh
vào và đậy nắp hộp kín.
Rệp tiếp xúc với ong ký sinh cho đến khi toàn bộ ong chết hết. Trong quá
trình cho ký sinh khi rệp chết hóa màu nâu đen (mummy) thì tách ra riêng cho
vào hộp thí nghiệm (Ø 6x20 cm) có lưới thông khí 1x2cm sau một thời gian ong
sẽ vũ hóa. Quy trình nhân nuôi được lặp lại để nhân số lượng quần thể ong lên
để phục vụ thí nghiệm.
3.5.3. Nghiên cứu tập tính của ong kí sinh
Cho vào ống nghiệm thủy tinh (Ø 1,5cm x 16cm) 1 cặp ong mới vũ hóa, 5
rệp tuổi 3, đồng thời cho ngọn sắn non vào, cho giấy thấm mật ong (nồng độ

50%) vào và sử dụng nút bông bịt kín.
- Sử dụng đồng hồ bấm giờ bắt đầu khi thả ong vào ống nghiệm. Thí
nghiệm quan sát 12/24h ở nhiệt độ phòng , theo dõi các đặc điểm về tập tính của
ong ký sinh và đo thời gian các tập tính của ong ký sinh liên tục hằng ngày cho
đến khi ong chết. Trong quá trình theo dõi cần bổ sung rệp, mật ong và ngọn sắn
liên tục.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời gian nghỉ: Là thời gian ong đứng yên.
+ Thời gian tìm kí chủ: Là thời gian ong bắt đầu di chuyển đến khi tiếp xúc
với ký chủ và sau khi tiếp xúc ký chủ này đến ký chủ khác.
+ Thời gian tiếp xúc kí chủ: là thời gian bắt đầu tiếp xúc với ký chủ cho
đến khi ong bắt đầu ký sinh.
+ Thời gian ký sinh: là thời gian bắt đầu châm ống đẻ trứng cho đến khi
ong kết thúc đẻ trứng.
19


3.5.4. Nghiên cứu khả năng lựa chọn tuổi ký chủ của ong Anagyrus lopezi
+ Cho 40 rệp sáp các loại gồm 10 tuổi 1+ 10 tuổi 2 + 10 tuổi 3 + 10 trưởng
thành vào cùng một hộp thí nghiệm (Ø 6 cm x 20 cm),có lưới thông khí (12 cm).
+ Sau đó cho 1 cặp ong ký sinh vào, đậy nắp hộp kín , đồng thời cho vào
hộp ngọn sắn non dài 10cm, giấy thấm tẩm mật ong (tỉ lệ 50%).
+ Đậy nắp kín và đặt vào trong tủ định ôn ở nhiệt độ 25 0 C, 27,50 C , 300 C
ẩm độ 80 - 90%, thời gian chiếu sáng 12 giờ sáng, 12 giờ tối.
+ Sau 24 giờ tiếp xúc, rệp đã tiếp xúc ong ký sinh được tách ra nuôi riêng
trong hộp có sẵn thức ăn. Tiếp tục cho 40 rệp các tuổi như trên vào cùng ngọn
sắn non kích thước 10 cm, tẩm thêm mật ong vào, tiến hành thả ong vào. Sau khi
tiếp xúc một thời gian, nếu bị ký sinh rệp sẽ chuyển thành xác khô màu nâu đen
(mummy), nuôi mummy trong ống nghiệm kích thước 1x3 cm (nuôi cá thể). Ghi
chép số mummy, ngày vũ hóa, tổng số ong vũ hóa theo từng ngày, số ong cái

của từng mummy ở các tuổi. Thí nghiệm được lặp lại 5 lần.
+ Chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ ký sinh ở các tuổi (%) = (Số mummy hình thành ở các tuổi/ Tổng số
ký chủ ) x 100.
- Tỷ lệ vũ hóa (%) = (Số mummy vũ hóa / tổng số mummy ở từng tuổi) x 100.
- Tỷ lệ cái (%) = (Số ong cái sinh ra / Tổng số ong) x 100
3.5.5. Nghiên cứu khả năng ký sinh theo thời gian, tỷ lệ phát triển quần thể
của ong ký sinh Anagyrus lopezi
+ Cho vào mỗi ống nghiệm có thể tích (Ø6x20cm) có lưới thông khí 1x2cm
10 rệp tuổi 3 và 1 cặp ong. Đồng thời cho vào mảnh giấy có tẩm mật ong (50%)
đặt trên ngọn sắn non vào ống nghiệm.
+ Sau đó đậy nắp kín và cho vào tủ nuôi sâu có nhiệt độ 25 ºC, 27,5 ºC và
30ºC, ẩm độ 80 - 90%, thời gian chiếu sáng 12 giờ sáng, 12 giờ tối.
20


+ Sau 24h tách rệp trưởng thành cho vào ống nghiệm nhỏ có kích thước
1x3cm (nuôi cá thể), sau đó tiếp tục thay ký chủ mới vào, nếu trường hợp ong
đực chết mà ong cái vẫn còn sống thì thêm ong đực khác vào cho đến khi ong
cái chết hoàn toàn. Thí nghiệm cứ lặp lại hằng ngày cho đến khi ong cái chết.
Thí nghiệm lặp lại 5 lần.
+ Chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian tiền đẻ trứng (ngày): Là thời gian ong vũ hóa cho đến khi ong
bắt đầu ký sinh.
- Thời gian đẻ trứng (ngày): Là thời gian ong bắt đầu đẻ trứng đến khi kết
thúc đẻ trứng.
- Số lần ký sinh (lần)
- Tỷ lệ vũ hóa (%) = (Số mummy vũ hóa / tổng số mummy ở các mức nhiệt
độ) x 100.
- Tỷ lệ cái (%) = (Số ong cái sinh ra / Tổng số ong) x 100

- Số lượng Mummy hình thành qua các ngày (con).
- Số lượng ong vũ hóa qua các ngày (con).
- Tổng số ong vũ hóa (con): là tổng số ong sinh ra từ 1 cặp ong ban đầu.
- Thời gian sống của ong cái ban đầu (ngày): là thời gian khi vũ hóa, tiến
hành ký sinh cho đến khi ong cái chết.
- Tỷ lệ sống sót của ong qua các ngày sau vũ hóa (%) = (số lượng ong
sống/ tổng số ong vũ hóa qua các ngày) x 100.
- Tỷ lệ phát triển quần thể ong: Ghi nhận số lượng ong cái sống còn lại theo
các ngày sau vũ hóa và xác định số ong cái được sinh ra theo từng ngày sau khi ký
sinh để xác định tỷ lệ phát triển quần thể ong ở nhiệt độ 250C, 27,50C và 300C.
Trong đó tính Tính tỷ lệ sinh sản (R0), thời gian trung bình của một thế hệ
(T) và tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) theo công thức Birch (1948) [15].
R0 = ∑ lxmx; T=∑ xlxmx/∑ lxmx; ∑(exp(-rmx)lxmx) = 1
Trong đó, x là ngày sau vũ hóa của trưởng thành cái, lx là tỷ lệ con cái sống
đến ngày x, mx là số lượng trưhởng thành cái từ một trưởng thành cái ban đầu.
So sánh tỷ lệ phát triển quần thể ở 3 điều kiện trên.
3.5.6. Phương pháp xử lí số liệu
- Các số liệu được tính trung bình (TB) và tính sai số chuẩn (SE) bằng phần
mềm Mcrosoft Excel 2007.
- Trung bình của các chỉ tiêu về khả năng lựa chọn tuổi ký chủ, tập tính ký
sinh, khả năng ký sinh theo thời gian ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau được so
sánh bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (One – Way
ANOVA) bằng phần mềm Statistix 9.0.
21


×