Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thực trạng trồng môn và thử nghiệm mô hình sử dụng cọng, lá môn làm thức ăn nuôi lợn tại xã bình phục, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.1 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn Nuôi - Thú Y

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Thực trạng trồng môn và thử nghiệm mô hình sử dụng
cọng, lá môn làm thức ăn nuôi lợn tại xã Bình Phục, huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Oanh
Lớp: CNTY 45
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Văn An
Bộ môn: Dinh dưỡng – Hóa sinh động vật

NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn quý
Thầy Cô giáo khoa Chăn nuôi – Thú y trường Đại học Nông Lâm Huế đã
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo PGS.TS. Lê Văn An
đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành
khóa luận này. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo
PGS.TS Dư Thanh Hằng đã giúp đỡ tôi rất nhiều để có thể hoàn thành quá
trình thực tập.


Chân thành cảm ơn anh Lê Thương là PGĐ Trung tâm Khuyến Nông –
Khuyến Ngư tỉnh Quảng Nam, toàn thể các gia đình tham gia thực hiện thí
nghiệm thuộc Thôn Ngọc Sơn Tây, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Oanh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diễn biếns ố lượng đàn lợn thế giới qua các năm......................................3
Bảng 2.2. Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt lợn Việt Nam.....................................4
Bảng 2.3. Số lượng đàn lợn tỉnh Quảng Nam..............................................................5
Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của lá môn..................................................................12
Bảng 2.5. Thành phần acid amin trong cọng/lá môn trước và sau ủ chua (% trong
VCK)...........................................................................................................................13
Bảng 3.1. Tỷ lệ phối trộn thức ăn và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần đối.............23
chứng và thí nghiệm (ĐVT: % VCK).................................................................23
Bảng 4.1. Thực tế trồng môn và năng suất chất xanh thu được tại các hộ điều tra xã
Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam......................................................27
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng môn và các nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần nuôi
lợn nái tại các nông hộ ở xã Bình Phục (Kg/con/ngày).............................................30
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng môn và các nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần nuôi
lợn thịt tại các nông hộ ở xã Bình Phục.....................................................................30

Bảng 4.6. Lượng thức ăn ăn thực tế của lợn nuôi tại nông hộ...................................31
Bảng 4.7. Diễn biến khối lượng và tăng trọng của lợn qua các lần cân....................33
Chú thích P1: Khối lượng lợn ở lần cân thứ 1 .......................................................33
P2: Khối lượng lợn ở lần cân thứ 2....................................................................33
P3: Khối lượng lợn ở lần cân thứ 3...........................................................33
P4: Khối lượng lợn lần cân thứ 4.............................................................33
Qua bảng 4.7 ta thấy, khối lượng lợn qua các lần cân ở 2 lô không có sai khác với
P>0,05. Để thấy rõ hơn sự thay đổi khối lượng của lợn qua các lần cân chúng tôi đã
biểu diễn sự thay đổi đó qua biểu đồ 4.1...................................................................33
.....................................................................................................................................33
Hình 1.3. Khối lượng của 2 lô thí nghiệm qua các lần cân.......................................33
Bảng 4.8. Tăng trọng và khả năng chuyển hóa thức ăn của 2 lô thí nghiệm............34


DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1. Tình hình chăn nuôi...............................................................................................3
(Lê Đức Ngoan và Dư Thanh Hằng, 2012)..............................................................13



BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Chú giải

VCK

Vật chất khô


FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp
liên hiệp quốc

HCN

Hydro cyanua

UBND

Uỷ ban nhân dân

ĐC

Đối chứng

TN

Thí nghiệm

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn



Thức ăn

SEM


Standard Error of the Mean (Sai số
chuẩn)

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

DHMT

Duyên hải Miền Trung


MỤC LỤC
2.1. Tình hình chăn nuôi...............................................................................................3
2.2.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam.........................................3
(Lê Đức Ngoan và Dư Thanh Hằng, 2012)..............................................................13


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở
nước ta. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đã xác định:
“Đến năm 2020 ngành chăn nuôi Việt Nam cơ bản chuyển sang sản xuất
theo phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực

phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu” [24].
Tuy nhiên, xu hướng này chỉ mới phát triển ở một số tỉnh thành. Việc sử
dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp so với việc tận dụng các thức ăn có
sẵn tại cơ sở vẫn chiếm tỉ lệ thấp, thức ăn tận dụng vẫn là nguồn thức ăn
chủ yếu . Chính bởi lẽ đó, việc khai thác và sử dụng nguồn thức ăn tận
dụng vẫn được người dân chú trọng và quan tâm. Trong bối cảnh giá cả
các nguyên liệu thức ăn đều gia tăng như hiện nay, việc tận dụng nguồn
thức ăn có sẵn tại cơ sở là biện pháp tối ưu.
Là một nước nông nghiệp, đi lên từ ngành trồng trọt, Việt Nam với kiểu
khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển tốt.
Rất nhiều cây trồng được sử dụng làm thức ăn cho lợn như rau khoai lang, rau
muống,... Bên cạnh đó, cũng không thể không nói đến cây khoai môn. Mặc dù
khoai môn không được trồng phổ biến như các loại cây hoa màu khác. Nhưng
tại nhiều vùng thì nó cũng được xem là nguồn thu nhập chính của gia đình.
Mặt khác, khoai môn còn được tận dụng phần cọng, lá giai đoạn thu hoạch củ
làm thức ăn cho lợn. Đây cũng được xem là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng.
Như chúng ta biết, cây khoai môn có giá trị dinh dưỡng khá cao: Protein thô:
248 g/kg VCK; Xơ thô: 142 g/kg VCK; Ca: 17,7 g/kg VCK; P: 2,0 g/kg
VCK; Mg: 2,2 g/kg VCK; K: 32,3 g/kg VCK. Trong lá giàu vitamin C, trong
củ có nhiều tinh bột bao gồm amylase (28%) và amylopectin (72%) [25].
Ngoài ra, trong cây khoai môn có các axit amin thiết yếu như: Lysin,
Methionine, Cystein, Threonin [13]. Mặc dù, giá trị dinh dưỡng của cây khoai
môn khá cao như vậy nhưng trong cây khoai môn lại chứa một lượng khá lớn
Canxi oxalate (CaC2O4) kích thích gây ngứa niêm mạc miệng và cổ họng
(Jiang Gaosong, và CS 1996) [19] nên làm giảm tính ngon miệng và giảm
lượng ăn vào ở lợn (Ngô Hữu Toàn và Perston, 2007) [18]. Tuy nhiên, nồng
1


độ oxalate có thể giảm thông qua phương pháp chế biến như nấu chín hay ủ

chua (Dư Thanh Hằng, 2010) [16]. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến
hành đề tài: “ Thực trạng trồng môn và thử nghiệm mô hình sử dụng cọng,
lá khoai môn làm thức ăn nuôi lợn tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được tình hình sản xuất cây khoai môn, tỉ lệ sử dụng phụ
phẩm cọng lá cây khoai môn làm thức ăn cho lợn và khả năng sinh trưởng của
lợn khi nuôi bằng khẩu phần có sử dụng 50% môn ủ (tính theo VCK) tại xã
Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Từ cơ sở đánh giá thực trạng và thử nghiệm khẩu phần sử dụng môn ủ
nuôi lợn, khuyến cáo các địa phương có diện tích sản xuất cây khoai môn lớn,
tiếp cận với quy trình nuôi trên cơ sở tận dụng nguồn phụ phẩm giá rẻ thay
thế trong khẩu phần. Mục đích chính là giảm giá thành thức ăn cũng như chi
phí chăn nuôi, nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần, khả
năng sinh trưởng của lợn nuôi thịt và đạt hiệu quả kinh tế.

2


PHẦN 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Tình hình chăn nuôi
2.2.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và
châu Á cách đây khoảng một vạn năm. Kỹ thuật chăn nuôi được hoàn thiện
theo thời gian, đặc biệt là từ thế kỷ XX đến nay chăn nuôi lợn đã phát triển
theo hướng sản xuất công nghiệp cho năng suất và chất lượng cao. Hiện nay,
lợn được nuôi trên khắp thế giới nhưng đàn lợn thế giới phân bố không đều ở
các châu lục. Trong đó, châu Âu là 184.05 (ngìn con) chiếm khoảng 18,83%,

châu Á 588.23 (ngìn con) chiếm 60,20 %, châu Đại dương 5.12 (ngìn con),
chiếm 0,52%, châu Phi 35.1 (ngìn con), chiếm 3,59%, châu Mỹ 164.46 (ngìn
con), chiếm 16,8% (theo thống kê của FAO, 2013). Một số quốc gia chăn
nuôi lợn công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ,
Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapore, Đài
Loan… Nói chung, ở các nước tiên tiến và công nghiệp đều có chăn nuôi lợn
phát triển theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hoá cao.
Theo số liệu thống kê FAO (2013), ngành chăn nuôi lợn toàn thế giới
liên tục tăng trưởng ổn định trong 5 năm qua (bảng 2.1) và dự kiến sẽ tiếp tục
tăng trưởng trong thời gian tới.
Bảng 2.1. Diễn biếns ố lượng đàn lợn thế giới qua các năm
Năm

2009

2010

2011

2012

2013

Số lợn (nghìn con)

940.66

973.07

967.98


969.89

977.02

(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [21]
Bộ nông nghiệp Mỹ dự báo tổng sản lượng thịt của các nước sản xuất
chủ yếu trên thế giới năm 2014 sẽ đạt 260,04 triệu tấn, tăng 1,6% so với
256,06 triệu tấn ước tính đạt trong năm 2013 và tiếp tục tăng so với 251,89
triệu tấn của năm 2012. Trong đó, tổng sản lượng thịt lợn thế giới sẽ đạt
108,92 triệu tấn, tăng 1,3% so với 107,51 triệu tấn ước đạt trong năm 2013 và
tăng so với 105,65 triệu tấn của năm 2012.
Tổng mức tiêu dùng thịt trên thế giới năm 2014 dự báo đạt 255,92 triệu
tấn, tăng 1,5% so với 252,19 triệu tấn ước đạt trong năm 2013. Trong đó, tổng
3


mức tiêu dùng thịt lợn dự báo đạt 108,67 triệu tấn, tăng 1,3% so với 107,24
triệu tấn ước đạt trong năm 2013.
Tổng sản lượng xuất khẩu thịt trên thế giới năm 2014 dự báo đạt 27,90
triệu tấn, tăng 3,2% so với 27,03 triệu tấn ước tính đạt trong năm 2013. Trong
đó, tổng xuất khẩu thịt lợn dự báo đạt 7,24 triệu tấn tăng 2,6% so với 7,06
triệu tấn ước tính đạt trong năm 2013. Tiếp tục phát triển với tốc độ khá ổn
định trong 10 năm qua, tổng sản lượng thịt lợn thế giới 2014 dự báo sẽ đạt kỷ
lục 108,92 triệu tấn, tăng 1,3% so với 107,51 triệu tấn của 2013 nhờ giá thức
ăn chăn nuôi được kỳ vọng sẽ giảm và nhu cầu gia tăng [27].
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp, cùng với các khó khăn của chăn nuôi trong thời gian khủng hoảng
kinh tế toàn cầu làm cho số lượng đầu lợn cả nước bị giảm nhẹ, vậy nhưng
nhờ việc nâng cao chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo năng suất

nên sản lượng thịt lợn luôn có xu hướng tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục
thống kê năm 2014 cho thấy, đàn lợn nước ta dao động từ 27,37 triệu con năm
2010 đến 26,76 triệu con năm 2014. Tuy nhiên, sản lượng thịt lợn hơi lại tăng
nhanh từ 3,03 triệu tấn năm 2010 đến 3,33 triệu tấn năm 2014. Theo số liệu
thống kê tại thời điểm 1/10/2014 đàn lợn cả nước có 26,76 triệu con tăng
1,90% so cùng kỳ năm 2013. Các vùng có số đầu lợn nhiều là vùng ĐBSH có
6,82 triệu con, chiếm 25,48% tổng đàn lợn trong cả nước; ĐBSCL 3,47 triệu
con, chiếm 12,96%; Bắc Trung Bộ và DHMT 5,2 triệu con, chiếm 19,43%;
Đông Nam Bộ 2,8 triệu con, chiếm 10,46%; Miền Núi và Trung Du 6,62 triệu
con, chiếm 24,73%. Các tỉnh có số đầu lợn lớn trên 1 triệu con tại thời điểm
01/10/2014 là Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang. Hiện nay phần lớn lợn được
nuôi theo hình thức nông hộ bán thâm canh.
Theo số liệu của Cục thống kê (2014) mặc dù số lượng đàn lợn có giảm
nhẹ qua các năm nhưng sản lượng thịt lại tăng lên (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt lợn Việt Nam
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Số lợn (triệu con)

27,37


27,05

26,49

26,26

26,76

SL thịt (triệu tấn)

3,03

3,11

3,13

3,22

3,33

Chỉ tiêu

(Nguồn: Tổng Cục thống kê 2014) [12]
4


Định hướng chăn nuôi lợn Việt Nam trong những năm tới là tăng số
đầu lợn, nâng cao năng suất, chất lượng thịt bằng cách nghiên cứu và đưa vào
nuôi những công thức lai mới phù hợp với điều kiện tự nhiên nước ta. Đẩy

mạnh ngành chăn nuôi hàng hóa, từng bước tiếp cận với thị trường xuất khẩu,
nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Phát triển
chăn nuôi bền vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế vùng về điều kiện
tự nhiên và xã hội [4].
2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Quảng Nam
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh Quảng
Nam phát triển cả về số lượng và tổng đàn, quy mô chăn nuôi trong các hộ
gia đình ngày càng tăng. Ngoài nuôi bò, lợn, dê, gà... Quảng Nam đã phát
triển chăn nuôi thêm một số loại gia súc mới như nhím, đà điểu, thỏ... và thu
được hiệu quả kinh tế cao.
Tỉnh ủy Quảng Nam đã xác định chăn nuôi là thế mạnh trong sản xuất
nông nghiệp của tỉnh. Để thực hiện chủ trương của tỉnh ủy đưa chăn nuôi lên
ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 35% trong cơ cấu nội bộ ngành vào
năm 2010 (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX), UBND tỉnh đã có
những cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích như: phát triển kinh tế
vườn, kinh tế trang trại; cơ chế khuyến khích chăn nuôi bò; cơ chế hỗ trợ
phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi. Đẩy mạnh
khuyến nông chăn nuôi, trong đó tập trung ứng dụng giống mới, các biện
pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nạc hoá đàn lợn.
Số lượng đàn lợn của tỉnh trong những năm qua đã có nhiều biến
động. Trong những năm 2010 đến năm 2013 số lượng đàn lợn của tỉnh có xu
hướng giảm mạnh. Diễn biến đàn lợn của tỉnh qua các năm được thể hiện ở
bảng 2.3.
Bảng 2.3. Số lượng đàn lợn tỉnh Quảng Nam
Năm

2010

2011


2012

2013

2014

Đàn lợn (con)

574.673

526.120

519.726

488.185

495.937
(Nguồn:[3])

Hiện nay, ở Quảng Nam tồn tại 3 phương thức chăn nuôi chủ yếu, đó
là: Phương thức chăn nuôi quảng canh, tận dụng trong nông hộ với quy mô

5


nhỏ; phương thức chăn nuôi bán công nghiệp quy mô vừa; phương thức chăn
nuôi công nghiệp quy mô lớn, tập trung.
* Phương thức chăn nuôi quảng canh trong nông hộ quy mô nhỏ
Đây là hình thức chăn nuôi có từ lâu đời với mục đích tự cung tự cấp.
Theo báo cáo về tình hình chăn nuôi của tỉnh Quảng Nam năm 2014 thì

phương thức này chiếm đến 90% số hộ chăn nuôi. Đặc trưng của phương thức
chăn nuôi này là đầu tư vốn và kỹ thuật chăn nuôi thấp. Lợn được nuôi trong
chuồng đơn giản với nguồn thức ăn tận dụng, với số lượng 2 - 5 con là chủ
yếu. Với phương thức nuôi này lợn dễ mắc bệnh, bệnh thường lây lan mạnh
và khó kiểm soát mỗi khi có dịch. Dẫn đến năng suất lợn thấp, sản phẩm hàng
hóa và hiệu quả kinh tế không cao. Song phương thức chăn nuôi này lại dễ
thực hiện, phù hợp khả năng vốn đầu tư và kinh nghiệm, trình độ chăn nuôi
của hầu hết các hộ gia đình nông thôn.
* Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm truyền
thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Mục đích chăn nuôi mang tính hàng
hóa. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là quy mô lớn hơn, chuồng
trại được đầu tư và bổ sung thức ăn công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy
trình phòng bệnh, nên tỷ lệ nuôi sống cao. Thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay
vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ. Vì vậy phương thức
này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ước tính Quảng Nam có khoảng 7 – 8% số
hộ chăn nuôi lợn (kể cả hộ nuôi lợn giống) nuôi theo phương thức này.
* Chăn nuôi công nghiệp
Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp ở Quảng Nam đã bắt đầu
hình thành với một số trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt còn có hình thức chăn
nuôi gia công cho công ty C.P. Tuy nhiên, nó cũng mới chiếm tỷ lệ khoảng 1
– 2 % số hộ chăn nuôi. Nhìn chung, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp
chưa phát triển, vẫn còn hạn chế về công nghệ. Tỷ trọng sản phẩm hàng hóa
chăn nuôi công nghiệp còn thấp so với tổng sản phẩm chăn nuôi.
Tóm lại, chăn nuôi ở Quảng Nam vẫn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ.
Việc sử dụng và chế biến nguồn thức ăn có sẵn tại cơ sở là vấn đề đang được
người dân quan tâm. Do đó, việc áp dụng một số quy trình, kỹ thuật chế biến
thức ăn vào chăn nuôi nông hộ giúp cải thiện và mang lại hiệu quả chăn nuôi
cao [6].
6



2.1.3. Khái quát chung về huyện Thăng Bình
Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của huyện Thăng Bình.
Là một huyện nằm giữa tỉnh Quảng Nam, có thị trấn Hà Lam làm
huyện lỵ, Thăng Bình ở tọa độ 15 o30’ đến 15o59’ vĩ độ Bắc và từ 108 o7’ đến
108030’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía
Nam giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển Thái
Bình Dương, phía Tây giáp hyện Tiên Phước và Hiệp Đức. Huyện Thăng
Bình có 21 xã, thị trấn; có tổng diện tích đất đai là 384,75 km 2, xã có diện
tích lớn nhất là Bình Định: 31 km 2, xã có diện tích nhỏ nhất là Bình Nguyên:
7,72 km2. Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven
biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền
núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hóa. Hiện nay,
diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện.
Về thời tiết khí hậu, Thăng Bình có 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa khô bắt đầu từ tháng
2 đến tháng 8 nên nắng nóng và mưa lớn kéo dài thường xuyên gây nên hạn
hán, bão, lụt làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Thăng Bình có hơn 25 km bờ biển chạy dài dọc qua các xã phía Đông của
huyện với một dãy đất cát trắng mênh mông, sau lưng có núi Cao Ngạn và
một số núi kéo dài cả huyện ở miền cao bao lấy bên trong là vùng đồng bằng
trung du bán sơn địa và diện tích rừng, gò đồi. Trước kia, Thăng Bình có
nhiều sông suối, có nước chảy quanh năm từ các triền núi đổ về như sông Ly
Ly, sông Trường Giang....
nhưng theo năm tháng, dòng
sông đổi dòng ở một số đoạn
nên về mùa nắng, nước ở các
suối và sông Ly Ly trở nên cạn
kiệt; sông Trường Giang bị

nước biển xâm thực, trở nên
nguồn nước lợ.
Về giao thông, ngoài
đường biển, đường sông khá
thuận lợi cho việc giao thông
Hình 1.1. Bản đồ huyện Thăng Bình
vận tải, Thăng Bình còn nhiều
đường trên bộ. Đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy xuyên
7


qua địa phận huyện; đường quốc lộ 14E bắt đầu từ Cây Cốc (Hà Lam) lên
Việt An, Tân An đến Làng Hồi (Phước Sơn) giáp đường Hồ Chí Minh nối
liền với các tỉnh Tây Nguyên; đường Thanh Niên chạy dọc ven biển. Nhiều
tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn chạy dọc khắp huyện là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương [23].
2.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở xã Bình Phục, huyện Thăng Bình
Trồng trọt và chăn nuôi trong những năm qua đã có sự chuyển dịch cơ
cấu theo hướng tích cực. Trồng trọt có xu hướng ngày càng giảm có tốc độ
tăng trưởng bình quân hằng năm là 4,41%. Tuy tỷ trọng chăn nuôi còn thấp
nhưng tính chất chăn nuôi đã có sự thay đổi chuyển dần từ sản xuất tự cấp tự
túc sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, bình quân hằng năm tăng
5,55%.
2.1.4.1. Lĩnh vực trồng trọt
Lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn xã Bình Phục hằng năm đóng góp cho
toàn xã nhiều nguồn lương thực, thực phẩm đặc biệt là sản xuất lúa. Trên
toàn xã hằng năm có hai đợt sản xuất lúa bao gồm vụ Đông Xuân và vụ Hè
Thu. Cụ thể tình hình sản xuất nông nghiệp trồng trọt của xã như sau:
Về vụ Đông Xuân toàn xã đã sạ cấy được diện tích 250 ha/270 ha với
năng suất đạt được là 58 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 1.450 tấn. Theo kế

hoạch đề ra thì toàn xã đã đạt kế hoạch 96,2%, giảm 20 ha lúa vùng nước
trời của Đồng Tư Chánh, thôn Bình Hiệp chuyển sang trồng cây cạn.
Về vụ Hè Thu sạ cấy của xã với diện tích là 270 ha/270 ha với năng
suất đạt được 50,9 tạ/1ha, sản lượng của vụ hè thu đạt được 1.374 tấn.
Theo báo cáo thì năm 2013, năng suất bình quân cả năm là 54,5% so
với năm 2012 giảm 2 tạ/ha, tổng sản lượng 2.824 tấn so với năm 2012 giảm
111 tấn.
Ngoài diện tích lúa hằng năm của xã thì trên địa bàn còn trồng trọt
một số cây trồng khác bao gồm cây ngô, đậu, khoai lang, rau màu các loại.
Năng suất cụ thể của các loại cây trồng này theo báo cáo như sau:
Về cây ngô, trồng được với diện tích 5 ha/5 ha đạt 100% kế hoạch
đề ra. Năng suất đạt 45 tạ/ha với sản lượng là 22,5 tấn.
Về cây đậu, trồng được với diện tích 180/180 ha đạt 100% kế hoạch
đề ra (so với năm 2012, giảm 20 ha do bị quy hoạch xây dựng trường
8


TCCSGT). Năng suất đạt 16 tạ/ha với sản lượng là 288 tấn (so với năm
2012 giảm 32 tấn).
Về khoai lang, trồng được với diện tích 20 ha/20 ha đạt 100% kế
hoạch đề ra. Năng suất đạt 70 tạ/ha với sản lượng là 140 tấn.
Các loại rau màu trồng được với diện tích là 240 ha. Trong đó, cây
môn với diện tích trồng trên địa bàn xã khoảng 30 ha. Ước tính năng suất
đạt 14 tạ/ha với sản lượng 28 tấn/ha.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2013 chịu sự tác
động của nhiều yếu tố bất lợi, song vẫn đảm bảo được sản lượng lương thực
chung của toàn xã. Công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ đảm bảo
theo lịch thời vụ. Việc áp dụng khoa học kỉ thuật đã có chuyển biến tốt cụ
thể như: Áp dụng giống mới, giống kỉ thuật, thâm canh... đã mang lại nhiều
kết quả cao, sản lượng các cây trồng tăng. Ngoài ra, diện tích đất nông

nghiệp ngày càng được mở rộng thêm bởi các diện tích cây trồng mới như
cây mè, bắp, dưa, môn, hương và rau màu các loại [1].
2.1.4.2. Lĩnh vực chăn nuôi – thú y.
Theo báo cáo tổng kết của xã thì hoạt động chăn nuôi – thú y của xã
có các số liệu như sau:
Với tổng đàn gia súc trâu, bò có 1.168 con. Trong đó đàn trâu có 214
con, đàn bò là 954 con. Tổng đàn lợn có 3.323 con. Tổng đàn gia cầm là
19.821 con, trong đó đàn vịt có 9.363 con, đàn gà có số lượng là 9.994 con,
các loài gia cầm khác như ngan, ngỗng có 464 con. Tổng đàn gia cầm trên
địa bàn toàn xã giảm so với năm trước do các tác động xấu của dịch cúm gia
cầm, đàn vịt năm nay giảm so với năm 2012 là 5.599 con.
Tình hình dịch bệnh các loài gia súc, gia cầm trên địa bàn diễn biến
phức tạp. Toàn xã Bình Phục đã xảy ra dịch bệnh tai xanh ở lợn vào tháng
02/2013 đều các thôn nặng nhất là thôn Tất Viên. Tổng số hộ có lợn bị bệnh
tai xanh trên toàn xã là 33 hộ với 88 con trong đó lợn nái có 50 con, lợn thịt
có 38 con. Tiêu hủy bệnh tai xanh có 3 hộ ( 3 con lợn nái) với tổng trọng
lượng là 223 kg. Tiêu hủy do tai biến tiêm phòng bệnh tai xanh có 11 hộ (7
lợn nái, 7 lợn thịt) với tổng trọng lượng là 628 kg.
Hiện nay, đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, đầu tư phát triển
chương trình cải tạo đàn bò bằng các giống bò lai, nhờ vậy tổng đàn gia súc

9


của xã phát triển ổn định. Tổng đàn lợn năm nay giảm do tác động của dịch
bệnh tai xanh và giá cả không ổn định, thức ăn chăn nuôi tăng dẫn đến người
chăn nuôi không chủ động trong công việc tái đàn [1].
2.2. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cây khoai môn
2.2.1. Nguồn gốc và vùng sinh thái thích hợp của cây khoai môn
Cây khoai môn thuộc họ Ráy (Araceae), loài Alimatales, lớp Liliopsida.

Cây khoai môn có tên Latinh là Colocasia esculenta. Khoai môn đã lan
truyền rất sớm vào hầu hết các vùng nhiệt đới. Trong nhiều nước, đặc biệt ở
Châu Á Thái Bình Dương, khoai môn đã gắn bó chặt chẽ với nền trồng trọt và
các truyền thống của con người.
Ở Việt Nam, nghiên cứu và phát triển cây khoai môn (Colocasia
esculenta) còn ít và mới bắt đầu vào những năm gần đây. Một bộ giống khoai
môn (gồm 4 giống ở đồng bằng, 5 giống miền núi) được Viện Khoa Học – Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu – khảo nghiệm về năng suất để xác
định giống tốt, thích hợp cho các vùng sản xuất.
Khoai môn khi trồng chịu ảnh hưởng sâu sắc ở điều kiện bên ngoài:
- Điều kiện trồng trọt: chủ yếu chọn đất ẩm ướt cho phù hợp với từng
giống cụ thể. Tùy vào tính chất đất chua, trung bình hay kiềm mà chọn giống
khoai môn trồng thích hợp để đản bảo năng suất cây. Trong cùng một loại
giống ở điều kiện đất có nước khác nhau, nó sẽ sinh trưởng khác nhau, cụ thể
các loại đất ẩm ướt như:
+ Đất đầm lầy
+ Đất thấp không lụt
+ Đất cao ở nội địa
+ Đất có độ cao phải cần giống khoai chịu hạn.
Tùy loại đất mà chọn giống khoai môn cho thích hợp.
- Khoai môn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường như ẩm độ, nhiệt
độ không khí và đất, hiện trạng cỏ dại, tình hình sâu và bệnh.
Tất cả các yếu tố trên quyết định mật độ trồng khoai môn cho thích hợp
với vùng được trồng.
Mặc dù cây khoai môn là cây dễ trồng, vừa là cây lương thực, thực phẩm
cho con người và gia súc, dễ chế biến. Nhưng thực tế trong sản xuất, việc canh
tác cây khoai môn gặp khó khăn vì các giống khoai môn đang trồng có thời
10



gian sinh trưởng dài, khó luân canh với cây trồng khác, nhất là vụ Thu Đông, là
vụ có nhiều quỹ đất sử dụng để trồng nhiều loại cây ngắn ngày.
Cây khoai môn là cây thân củ, khóm cây thẳng đứng, chiều cao trung
bình từ 0,5 – 2 m. Nó gồm một củ cái chính thường nằm dưới đất, được coi là
cấu trúc thân chính của cây. Phần thân giả của cây nằm trên mặt đất do các bẹ
lá của cây ôm lấy tạo thành. Phần trên bẹ lá là cuống lá thường được gọi là
cọng lá hay dọc lá. Trong nhu mô cọng lá có nhiều khoảng trống nên cọng lá
thường xốp. Lá là phần quyết định chiều cao cây khoai môn, mỗi lá được cấu
tạo bởi một cuống lá thẳng và một phiến lá. Lá cung cấp một lượng đáng kể
vitamin A, C và là nguồn protein cao hơn so với các bộ phận khác của cây [7].
2.2.2. Đặc điểm của cây khoai môn được trồng ở Quảng Nam
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam người dân đang trồng giống
môn Hương. Môn Hương còn có tên gọi khác là môn Tào, có chiều cao trung
bình từ 70-90 cm, có những cây cao đến 150 cm. Thân màu xanh, là cây trồng
cạn để lấy củ.
Mỗi vụ thu hoạch cho năng suất
cũng khá cao, 6 - 7 kg củ/m2. Sau
khi trồng 6 tháng là có thể thu
hoạch củ. Dọc thân môn Hương có
thể sử dụng để chế biến các món ăn
cho người như muối chua, nấu
canh...Một phần dọc thân và lá
được sử dụng cho lợn ăn.
Hình 1.2. Cây môn Hương (Colocasia esculenta)
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây khoai môn
Khoai môn là cây rất giàu chất dinh dưỡng, tất cả các bộ phận của cây
khoai môn đều được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc.
Củ khoai môn là một bộ phận nằm dưới đất, do một đoạn rễ phình to
tạo thành, có kích thước to nhỏ khác nhau tùy loài. Củ khoai môn được coi
là nơi dự trữ năng lượng và chất dinh dưỡng của cây trong suốt quá trình

sinh trưởng và phát triển. Trong củ tươi, tùy thuộc vào giống, hydratcacbon
chiếm từ 13 - 29%, trong đó tinh bột chiếm 77,9% với 4/5 là amilopectin,
1/5 là amilose. Amilopectin và amilose được xem là nguồn năng lượng cung

11


cấp cho người và gia súc. Hạt tinh bột của củ khoai môn có kích thước nhỏ,
tỷ lệ tiêu hóa 98%, hạt có nhiều tác dụng tốt đến vị giác nên dễ tiêu hóa,
chính yếu tố này tạo cho khoai môn như là món ăn phù hợp cho trẻ nhỏ bị dị
ứng và những người bị rối loạn dinh dưỡng [7]. Tuy không giàu protein thô
bằng lá, song củ cũng chứa một lượng chất dinh dưỡng khá đáng kể, protein
thô: 8,7%, xơ thô 1,7%, khoáng 4% (tính theo VCK) [21] và thiamine
(vitamin B1), riboflavin (vitamin B2) và niacin.
Cọng khoai môn không những cung cấp thức ăn cho gia súc mà một số
giống môn còn dùng để làm thực phẩm cho người. Theo Ngô Hữu Toàn và
ctv (2007) [17] thì lá và cọng môn cung cấp khoảng 20% (VCK), khoảng
25% protein trong khẩu phần hằng ngày của lợn ở nông hộ. Trong 100 g cọng
khoai môn tươi chứa khoảng 1 g protein, 2 g cacbonhydate, 0,1 g mỡ và nhiều
chất khoáng khác như kali 332 mg, photpho 28 mg, canxi 12 mg, magiê 8
mg…[22]. Bên cạnh đó, trong cọng cây khoai môn còn chứa nhiều vitamin A,
vitamin C.
Cũng như lá của nhiều loại thức ăn xanh khác, lá khoai môn khá giàu
dinh dưỡng, được sử dụng phổ biến làm thức ăn cho gia súc. Lá khoai môn
không những cung cấp hydratcacbon, năng lượng mà còn chứa nhiều protein,
khoáng, vitamin. Trong lá tươi có hàm lượng nước khá cao 80% (cọng lá 94%).
Lá môn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, C, B 1, B2. Ngoài ra, chúng còn khá
giàu canxi (Ca), sắt (Fe) rất tốt cho cơ thể [6]. Cụ thể canxi (1,57%), sắt
(0,038%), photpho (0,14 %), vitamin C (0,05%).
Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của lá môn

Chỉ tiêu
Trong 100g lá
Trong 1 lá (10g)
Năng lượng (kcal)
42,0
4,2
Cacbonhydrat (g)
6,7
0,7
Protein (g)
5,0
0,5
Xơ (g)
3,7
0,4
Đường (g)
3,0
0,3
Canxi (mg)
3,0
0,3
Khoáng tổng số (g)
1,9
0,2
Chất béo (g)
0,7
0,1
(Nguồn: [26])
Như nhiều loại rau xanh khác, lá môn giàu Vitamin, đặc biệt là Vitamin
A, C, B1, B2 ngoài ra chúng còn khá giàu Ca, Fe rất tốt cho cơ thể.


12


Hàm lượng các axit amin trong lá khoai môn cũng rất cao và khá đầy
đủ, nó được đem so sánh với đậu tương, kết quả cho thấy lá khoai môn không
thua gì bột đậu tương nhất là hàm lượng Methionin, Threonin và Cystine
(Wang và Fuller, 1989, Rodriuez và ctv, 2006; Lê Đức Ngoan và Dư Thanh
Hằng, 2012).
Bảng 2.5. Thành phần acid amin trong cọng/lá môn trước và sau ủ chua (%
trong VCK)
Acid
Lá môn
Lá môn ủ
Cọng môn
Cọng môn ủ
amin
trước khi ủ
14 ngày
trước khi ủ
14 ngày
Asp
1,772
1,532
0,876
0,501
Glu

2,278


2,081

1,039

1,002

Ser

0,249

0,202

0,159

0,158

His

0,426

0,305

0,115

0,116

Gly

0,785


0,705

0,236

0,188

Thre

0,982

0,854

0,281

0,269

Ala

1,137

0,878

0,346

0,287

Arg

1,114


1,023

0,335

0,245

Tyr

0,853

0,768

0,264

0,212

Val

1,131

1,267

0,333

0,327

Meth

0,465


0,427

0,128

0,123

Phe

1,045

1,049

0,310

0,534

Isol

1,044

0,986

0,309

0,534

Leu

1,671


1,487

0,529

0,350

Lys

1,171

1,124

0,350

0,328

Prol

1,043

1,023

0,553

0,549

(Lê Đức Ngoan và Dư Thanh Hằng, 2012)
Điều đặc biệt cần chú ý trong thành phần dinh dưỡng của cây khoai
môn là trong cây có chứa tinh thể Oxalat canxi là chất gây ngứa cho người và
gia súc.

2.4. Các phương pháp chế biến thức ăn xanh
Đảm bảo trong khẩu phần ăn của lợn có thức ăn xanh một cách thường
xuyên là rất quan trọng trong chăn nuôi ở nông hộ. Thế nhưng, nguồn thức ăn
13


xanh lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu và thời kì thu
hoạch. Mà các yếu tố này thường không ổn định. Do đó, nếu người dân thu
hoạch lá khoai môn làm nguồn thức ăn cho lợn là chính thì sẽ thu hoạch từng
lứa và có thể chế biến lá khoai môn bằng nhiều cách như: thái nhỏ cho ăn
tươi, nấu và phơi khô.
2.4.1. Phương pháp phơi khô
Phương pháp làm khô thức ăn là phương pháp cổ truyền để chế biến dự
trữ thức ăn. Phương pháp này sử dụng nhiệt năng để làm thoát hơi nước, giảm
độ ẩm của thức ăn đến mức thấp (10 – 13% ẩm độ) đủ kìm hãm sự hoạt động
của các enzym trong tế bào thực vật, cũng như kìm hãm sự hoạt động phân
hủy của vi sinh vật. Có hai cách làm khô: sấy khô ở nhiệt độ 45 0C và phơi
trực tiếp giữa ánh mặt trời.
Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, thức ăn được phơi khô
có thể dự trữ đáp ứng việc cung cấp thức ăn quanh năm cho gia súc. Khi ở
trạng thái khô, thức ăn thuận lợi cho việc vận chuyển cũng như nghiền nhỏ và
dễ dàng cho việc sử dụng.
Nhược điểm: Mặc dù lợi dụng được năng lượng mặt trời nhưng phụ
thuộc vào thời tiết, không phải lúc nào cũng tiến hành được một cách dễ dàng.
Mặt khác, dưới ánh nắng mắt trời các chất dinh dưỡng bị hao hụt nhiều. Nếu
chế độ nhiệt trong quá trình phơi không tốt, các chất dinh dưỡng bị tổn thất
cao, do quá trình hô hấp nội bào. Quá trình làm khô và quá trình bảo quản tiếp
theo, nếu không hợp lý thì sự mất mát dinh dưỡng và dễ hư hỏng do sự phá
hủy của vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc,...). Riêng với phương pháp sấy khô
thì chi phí cao [2].

2.4.2. Phương pháp nấu chín
Là phương pháp chế biến truyền thống và rất phổ biến ở các nông hộ
hiện nay. Sau khi thu hái, thức ăn xanh thường được thái nhỏ và nấu chung
với các loại thức ăn khác như cám, gạo, ngô, sắn....
Ưu điểm: Đình chỉ sự hoạt động của vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc enzim
và các thành phần kháng dinh dưỡng trong thực phẩm như Antitrypsin có
trong đỗ tương, lá hạt họ đậu; khử HCN có trong sắn và axit oxalic có trong
khoai môn. Bên cạnh đó, ở một số loại thức ăn, phương pháp nấu chín còn có
tác dụng nâng cao tỷ lệ tiêu hóa như đỗ tương nấu chín thì tỷ lệ tiêu hóa và
giá trị sinh vật học được tăng từ 77% lên 88%.
14


Nhược điểm: Nấu chín là phương pháp không nên áp dụng cho các loại
thức ăn có nhiều chất bột đường vì nếu cho ăn chín thì giá trị hữu ích sẽ giảm
đi; chất caroten và vitamin A đều bị phá hủy vì sự oxi hóa [2].
Lá khoai môn là một loại thức ăn xanh, không nên chế biến bằng nhiệt
trước khi cho ăn. Tuy nhiên, trong lá khoai môn sống có chứa Canxi oxalat
gây ngứa, khi xử lí bằng nhiệt thì yếu tố gây ngứa sẽ giảm dần và mất hẳn.
Đối với lá môn phải được nấu ít nhất 45 phút và củ phải được nấu 1 tiếng thì
mới mất hoàn toàn chất gây ngứa [25].
2.4.3. Phương pháp ủ chua
Ủ chua (còn gọi ủ silô hay ủ xanh) là một quá trình làm giảm độ pH
đến giá trị mà tại đó thức ăn có thể không bị hư hỏng. Do pH thấp nên khối ủ
có mùi vị chua nên người ta gọi là ủ chua [9].
Thức ăn ủ chua có mùi vị thơm ngon, dễ ăn kích thích khả năng ăn vào
của lợn. Ngoài ra, ủ chua các loại thức ăn xanh còn làm giảm lượng độc tố và
kháng dinh dưỡng như oxalate có trong môn. Theo Dư Thanh Hằng (2010)
[15], lá khoai môn ủ chua với 3% rĩ mật trong thời gian 21 ngày thì hàm
lượng oxalate giảm 53%.

Ủ chua là kết quả của bảo quản thức ăn nói chung và đặc biệt là thức ăn
xanh bởi sự axit hóa. Sự axit hóa được thực hiện bởi quá trình lên men thức
ăn thô trong môi trường không có oxy. Ban đầu, ủ chua chỉ tiến hành trên cỏ
xanh hòa thảo (chủ yếu là cây ngô và cao lương), sản phẩm sau khi ủ chua
vẫn còn màu xanh nên gọi là ủ xanh.
Hai phương pháp ủ chua phổ biến là ủ chua axit và ủ chua vi sinh vật.
Ủ chua axit là quá trình làm giảm pH nhờ thêm vào trong thức ăn một số axit
vô cơ, ví dụ axit photphoric, sulphuruc, clohydric... hay hữu cơ, ví dụ như axit
formic, propionic... hoặc là kết hợp giữa vô cơ và hữu cơ. Trong khi đó, ủ
chua vi sinh vật là quá trình làm giảm độ pH khối ủ nhờ vi sinh vật (chủ yếu
là tồn tại trong tự nhiên), trong đó nhóm có lợi chính là vi khuẩn lên men
lactic. Hiện nay, ủ chua bằng lên men vi sinh vật được sử dụng rộng rãi vì ít
độc hơn sử dụng axit, đặc biệt với các thực phẩm cho con người [9].
2.5. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi nông hộ
Nguồn thức ăn từ sản xuất trồng trọt.

15


Song song với ngành chăn nuôi thì trồng trọt cũng là một ngành chiếm
nhiều vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp nước ta.
Các sản phẩm của ngành trồng trọt ngày càng trở thành nguồn cung cấp
thức ăn chính cho chăn nuôi. Bên cạnh các sản phẩm phụ như thân, lá thì một
bộ phận sản phẩm chính của ngành trồng trọt có chất lượng thấp không được
sử dụng cho con người cũng được tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Tuy
nhiên, việc cung cấp thức ăn từ các sản phẩm phụ này không ổn định, phụ
thuộc nhiều vào mùa vụ, thời tiết. Cho nên, khi ngành chăn nuôi phát triển,
tập trung và quy mô lớn thì nguồn thức ăn từ phụ phẩm của ngành trồng trọt
không thể đáp ứng đủ so với nhu cầu của ngành chăn nuôi. Để đáp ứng nhu
cầu đó đòi hỏi ngành chế biến thức ăn công nghiệp hình thành và phát triển.

Mặc dù, xuất hiện trên thị trường với nhiều chủng loại, được người chăn nuôi
sử dụng tương đối hiệu quả nhưng chi phí của các loại thức ăn chế biến sẵn
tương đối cao. Ngày nay, mặc dù có sự tác động của công nghiệp, chăn nuôi
sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn, nhưng các hoạt động trồng trọt các cây
thức ăn cho chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng để cung cấp nguyên liệu
chủ yếu của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc. Vì vậy, ngành trồng trọt
cây thức ăn gia súc đang là ngành có nhiều tiềm năng và đang được chú trọng
phát triển [20].
Cũng như vậy, tại địa bàn xã Bình Phục, mặc dù thời gian gần đây chăn
nuôi trang trại đang phát triển mạnh nhưng cũng mới chỉ chiếm khoảng 2%
tổng số đàn lợn của tỉnh, còn lại hầu hết là chăn nuôi nông hộ theo phương
thức truyền thống, phân tán, với qui mô nhỏ, kết hợp giữa chăn nuôi và trồng
trọt nên cho năng suất thấp [10].
Khẩu phần thức ăn dùng cho chăn nuôi lợn ở nông hộ theo phương thức
tận dụng từ tấm, cám, gạo, sắn, khoai lang, khoai môn là chính. Những thức
ăn này chủ yếu cung cấp năng lượng nhưng lại nghèo protein. Nguồn nguyên
liệu tại chỗ để chế biến thức ăn còn thiếu, nhập từ nơi khác về thì chi phí vận
chuyển cao dẫn đến giá thành chăn nuôi cao, nhất là các loại thức ăn giàu đạm
(bột cá, khô dầu các loại, ...) thức ăn bổ sung (bột xương, khoáng, vitamin,
…) chưa được đáp ứng đầy đủ cho người chăn nuôi, dẫn đến việc phối hợp
khẩu phần thức ăn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không có lợi đến việc thâm
canh trong chăn nuôi lợn của nông dân.
Chế biến thức ăn chăn nuôi.

16


Chế biến là khâu quan trọng quyết định đến kết quả ăn vào cũng như tỉ
lệ hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn của gia súc. Việc chế biến
thức ăn cho chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Thứ nhất là các phụ

phẩm của ngành trồng trọt được tận dụng triệt để. Thứ hai là thông qua chế
biến, thành phần thức ăn được cung cấp đầy đủ và cân đối các yếu tố và thành
phần dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi nhất là các thành phần đạm, khoáng,
và các yếu tố vi lượng khác. Nhờ đó, mà năng suất sản phẩm chăn nuôi sử
dụng thức ăn chế biến thường cao và tăng nhanh hơn nhiều so với chăn nuôi
tự nhiên.
Cuối cùng, việc phát triển hoạt động chế biến thức ăn gia súc sẽ đảm
bảo có nguồn cung cấp thức ăn ổn định đều đặn, không phụ thuộc vào mùa vụ
và thời tiết. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi tập trung mang tính công nghiệp
thì không thể thiếu các hoạt động chế biến thức ăn gia súc.
Chế biến thức ăn gia súc thường được phân thành 2 dạng. Chế biến
thức ăn thô và chế biến thức ăn tinh. Việc chế biến thức ăn thô chủ yếu nhằm
mục đích dữ trữ các nguồn thức ăn xanh sẵn có không sử dụng hết tại thời
điểm thu hoạch. Chế biến thức ăn tinh là hoạt động chế biến phát triển đòi hòi
một trình độ kỹ thuật cao hơn. Nó không chỉ nhằm bảo quản duy trì các
nguồn thức ăn tinh sẵn có mà nó còn tạo ra các loại thức ăn tinh có cơ cấu
thành phần dinh dưỡng phù hợp với đặc tính yêu cầu của từng loại vật nuôi,
từng thời kỳ dinh dưỡng và phát triển của đàn vật nuôi [20].
Nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc chế biến thức ăn cho
gia súc nói chung và cho lợn nói riêng hầu hết các hộ gia đình tại xã Bình
Phục mà cụ thể là ở thôn Ngọc Sơn Tây đều chế biến các loại thức ăn trước
khi cho lợn ăn. Mỗi gia đình có cách chế biến riêng. Nhiều gia đình lựa chọn
phương pháp nấu chín, lại có những hộ lựa chọn phương pháp phơi khô. Tuy
nhiên, hầu hết các gia đình đều nấu chín trước khi cho ăn. Phơi khô là cách
người dân ở đây dự trữ thức ăn cho mùa mưa, mùa khan hiếm thức ăn. Mặc
dù, đã có các cách chế biến thức ăn nhưng những phương pháp chế biến thức
ăn đó chưa mang lại hiệu quả cao.Việc chế biến như vậy vừa mất nhiều thời
gian, một số các chất dinh dưỡng, vitamin bị mất đi trong quá trình chế biến.
Quá trình chế biến thức ăn gặp nhiều khó khăn vì không phải lúc nào nguồn
nguyên cũng dồi dào. Bên cạnh đó, nó cũng không đáp ứng được nhu cầu sinh

trưởng, phát triển của lợn. Do đó, việc chế biến thức ăn trong chăn nuôi ảnh
hưởng rất lớn đến việc thâm canh trong chăn nuôi nông hộ.
17


2.6. Một số nghiên cứu về sử dụng cọng, lá cây khoai môn trong chăn
nuôi lợn
Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Mạnh Hùng và CTV (2007),
nghiên cứu và sử dụng lá cây khoai Ráy trong khẩu phần lợn nái Móng Cái và
lợn F1 (Đại Bạch x Móng Cái) sinh trưởng ở điều kiện nông hộ vùng trung
du. Thấy rằng: Không có sự sai khác giữa pH và giá trị dinh dưỡng của 3 loài
cây khoai Ráy khi ủ chua với 4% cám gạo hoặc 4% rỉ mật đường. Phương
pháp ủ chua làm giảm từ 69,1 đến 78,5% lượng canxi oxalate và pH duy trì ở
mức 4,1 – 4,22 trong 21 ngày. Sử dụng 18 – 25% lá khoai Ráy ủ trong khẩu
phần lợn Móng Cái và 20% lá khoai Ráy ủ (thay thế bột cá và bột đậu nành)
trong khẩu phần lợn lai, không làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của
lợn và lợi ích của người chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu của Dư Thanh Hằng và CTV (2007), sử dụng lá
cây khoai môn ủ cho lợn lai F1 (MC x ĐB) như nguồn protein thay thế ở
miền Trung Việt Nam, cho biết sử dụng lá môn ủ với 4% rỉ mật hoặc nấu có
thể thay thế 20% VCK hay 40% protein trong khẩu phần. Giá trị sinh vật học
của lá khoai môn tăng thêm từ 65% lên 77% bằng phương pháp nấu hoặc ủ.
Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lực và CTV (2006), nghiên cứu sử dụng
củ và lá ráy (Alocasia macrorrhiza) ủ thay thế 10% và 15% (tính theo VCK)
trong khẩu phần lợn sinh trưởng (Yorkshire x Móng Cái) ở các vùng nông
thôn phía Bắc Việt Nam thì thấy rằng: Ủ lá cây khoai Ráy với 7% cám gạo và
2% rỉ mật, sau 30 ngày có thể làm giảm lượng Oxalate tới 70% và giữ mức
pH 4,05 – 4,12 cho đến 60 ngày kể từ ngày ủ, không làm giảm giá trị dinh
dưỡng của khối ủ.
Và khi sử dụng 10% lá cây khoai ráy ủ (thay thế bột cá và bột đậu

nành) cùng với 45% bột củ khoai ráy trong khẩu phần cho lợn lai không có
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng va mang lại lợi ích cho người chăn nuôi.
Dư Thanh Hằng và Preston (2010), khi nghiên cứu ảnh hưởng của sự
chế biến lá cây khoai môn đến hàm lượng Oxalate và sử dụng lá môn ủ như
nguồn protein trong khẩu phần chăn nuôi lợn ở Miền Trung Việt Nam, cho
biết: Sử dụng các phương pháp như phơi khô, rửa, nấu hoặc ủ chua đều làm
giảm hàm lượng oxalate, nhưng rõ nhất là phương pháp nấu và ủ chua (giảm
đến 50% lượng oxalate). Có thể sử dụng 30% môn ủ thay thế bột cá trong

18


×