DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANQP An ninh quốc phòng
BQ Bình quân
BQC Bình quân chung
BVTV Bảo vệ thực vật
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
FAO Tổ chức nông lương thế giới
GO Tổng giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
IC Tổng chi phí trung gian
n Số hộ điều tra
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
Trđ Triệu đồng
Tỷ đ Tỷ đồng
UBND Uỷ ban nhân dân
VA Gía trị gia tăng
1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng1: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của việt nam giai đoạn 1995-
2009………………………………………………………………………… 9
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng của các vùng sinh thái việt nam năm
2008………………………………………………………………………….10
Bảng 3: Tình hình trồng sắn của tỉnh 2006-2009……………………………11
Bảng 4: Kết quả thực hiện kinh tế xã hội của huyện Nam Đông năm 2010 17
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Đông……………… 17
Bảng 6: Tình hình sản xuất sắn của huyện Nam Đông năm 2010………… 19
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của huyện Nam Đông (2005-
2010)…………………………………………………………………………20
Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Phú………………………22
Bảng 9: Kết quả thực hiện kinh tế xã hội của xã Hương Phú năm
2010…….23
Bảng 10: Tình hình dân cư và lao động của xã Hương Phú năm 2010… …23
Bảng 11: Diện tích gieo trồng các loại cây của xã Hương Phú…………… 27
Bảng 12: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính của
xã Hương Phú năm 2010…………………………………………………….28
Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng của xã qua 3 năm (2008-2010)… 29
Bảng 14: Cơ cấu nguồn nhân lực của hộ năm 2010…………………………32
Bảng 15: Tình hình sử dụng đất của nhóm hộ trồng sắn năm 2010…………34
Bảng 16:Tình hình sử dụng vốn đầu tư và áp dụng khoa học kỷ thuật của
người dân…………………………………………………………………….35
Bảng 17: Chi phí sản xuất sắn ở các nhóm hộ …………………………… 37
Bảng 18: Cây trồng quan trọng nhất đối với kinh tế gia đình lúc khó khăn 40
Bảng 19: Vai trò cây sắn theo mục đích của nông hộ ………………………41
Bảng 20: Thu nhập của nông hộ năm 2010………………………………….42
Bảng 21: Hiệu quả kinh tế từ trồng sắn của nông hộ……………………… 44
Bảng 22: Hiệu quả của cây sắn và cây keo trên địa
bàn…………………… 46
2
MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN
ĐỀ………………………………………………………. Error: Reference
source not found
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Error: Reference
source not found
2.1. Cơ sở lí luận Error: Reference source not found
2.1.1. Khái niệm hộ và kinh tế hộ nông dân 3
2.1.2. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân 5
2.1.3. Vai trò kinh tế hộ nông dân Error: Reference source not found
2.1.4. Sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế nông hộ 6
2.2. Cơ sở thực tiễn Error: Reference source not found
2.2.1 Giới thiệu về cây Sắn Error: Reference source not found
2.2.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới 8
2.2.3. Tình hình sản xuất Sắn ở Việt Nam Error: Reference source not
found
2.2.4. Tình hình sản xuất Sắn tại Thừa Thiên Huế Error: Reference source
not found
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Error: Reference source not found
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error: Reference source not found
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Error: Reference source not found
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Error: Reference source not found
3.2. Nội dung nghiên cứu Error: Reference source not found
3.3. Phương pháp nghiên cứu Error: Reference source not found
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu Error: Reference source not found
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Error: Reference source not
found
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 14
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 15
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 16
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đông
16
4.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Phú…20
4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Phú Error: Reference
source not found
3
4.2.1. Cơ cấu các loại cây trồng trên địa bàn xã . Error: Reference source
not found
4.2.2. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính được trồng trên địa bàn
xã Error: Reference source not found
4.3. Tình hình sản xuất Sắn ở cấp độ cộng đồng (xã Hương Phú) Error:
Reference source not found
4.3.1 Diễn biến về diện tích và năng suất sắn trên địa bàn xã Error:
Reference source not found
4.3.2. Đặc điểm sản xuất của cây Sắn Error: Reference source not found
4.4. Tình hình sản xuất Sắn tại nông hộ . Error: Reference source not found
4.4.1. Đặc điểm nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Error:
Reference source not found
4.4.2. Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ trồng Sắn Error: Reference source
not found
4.4.3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư và tham gia tập huấn trồng Sắn của
nông hộ Error: Reference source not found
4.5. Hiệu quả kinh tế của hộ trồng Sắn Error: Reference source not found
4.5.1. Chi phí sản xuất Sắn Error: Reference source not found
4.5.2. Vai trò của cây sắn 39
4.5.3 Hiệu quả kinh tế trồng Sắn Error: Reference source not found
4.6 So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây Sắn và cây Keo trên địa bàn Error:
Reference source not found
4.7. Thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển cây Sắn trên địa bàn xã
Hương Phú. Error: Reference source not found
4.7.1 Thuận lợi: Error: Reference source not found
4.7.2 Khó khăn: Error: Reference source not found
4.8. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất Sắn trên địa bàn xã
Hương Phú – Huyện Nam Đông Error: Reference source not found
4.8.1 Giải pháp về sản xuất Error: Reference source not found
4.8.2 Giải pháp về tiêu thụ 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error: Reference source not found
5.1. Kết luận Error: Reference source not found
5.2 Kiến nghị: Error: Reference source not found
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error: Reference source not found
4
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng
góp 22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên 60% lực lượng
lao động. Nông nghiệp nước ta đã tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời
gian dài. Góp phần làm cho thu nhập của hộ nông dân và hệ thống hạ tầng
nông thôn có được cải thiện [11]. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn còn nhiều trở
ngại và thách thức, bình quân thu nhập nông dân còn rất thấp. Sự khác biệt
lớn giữa các vùng, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng.
Nhiều vấn đề bức thiết trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang tạo áp
lực cho tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế xã hội. Trong bối cảnh tự do
hóa thương mại và toàn cầu hóa, ở một nước đông dân, bình quân diện tích
đất trên đầu người thấp, tỷ trọng đóng góp GDP, giá trị xuất khẩu và lực
lượng lao động cao. Nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam.
Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt
Nam. Sắn là một trong 3 loại cây lương thực quan trọng và chủ chốt nhất của
nước ta, đứng sau lúa và ngô [11]. Sắn không chỉ đóng vai trò quan trọng
trong cung cấp lương thực thực phẩm cho người và gia súc mà còn có giá trị
xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cây Sắn đang chuyển đổi nhanh
chóng từ cây lương thực thành cây hàng hoá với lợi thế cạnh tranh cao. Việt
Nam hiện là nước xuất khẩu tinh bột Sắn đứng hàng thứ hai ở châu Á sau
Thái Lan.
Việt Nam hiện đã có 52 nhà máy chế biến tinh bột Sắn và khoảng 4000
cơ sở chế biến thủ công (số liệu của Bộ NN &PTNT). Thực tiễn sản xuất và
thị trường Sắn ở Việt Nam cần thiết đòi hỏi những vùng nguyên liệu Sắn hàng
hoá tập trung, với cơ cấu giống tốt phù hợp, để nông dân trồng Sắn - người
mua - người chế biến Sắn đều có lãi.
Huyện Nam Đông là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh
Thừa Thiên Huế, phần lớn đời sống của người dân ở nơi đây nghèo, gặp nhiều
khó khăn, cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn không đủ ăn. Đại bộ phận nhân dân
5
trong huyện sống chủ yếu nhờ vào nghề rừng và các cây lâm nghiệp mà chủ
yếu là cây Keo và Cao su. Tuy nhiên ngành nghề này không thể đảm bảo đời
sống ổn định cho hộ gia đình và những cây trồng dài ngày không thể giải
quyết những khó khăn tức thời của hộ. Mặt khác, tại các nông hộ họ thường
độc canh một loại cây trồng nông nghiệp. Khi giá thị trường của một loại
nông sản nào đó tăng lên thì các nông hộ chuyển sang trồng các loại cây trồng
đó. Do đó có rất nhiều loại cây trồng trên địa bàn bị chặt phá và thay thế, điều
này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế của nông hộ, vì vậy đòi hỏi cần
phải có cây trồng mới có thể đóng góp một nguồn kinh tế mới vào thu nhập
của hộ, đem lại cuộc sống ổn định cho người dân.
Xã Hương Phú thuộc huyện Nam Đông là một trong những xã có sự đa
dạng về các loại cây trồng và trong cơ cấu các cây trồng đó thì mỗi cây trồng
mang một giá trị và giữ một vị trí khác nhau trong cơ cấu nông hộ. Trong mấy
năm gần đây trên địa bàn xã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý góp
phần xoá đói giảm nghèo từ cây Sắn. Sự thích nghi của cây sắn trên địa bàn
xã? Sự đóng góp của cây Sắn đối với kinh tế nông hộ tại đây như thế nào?
Đời sống của người dân được cải thiện ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào
nhằm phát triển cây Sắn trên địa bàn xã và vùng lân cận?
Trên cơ sở đó cá nhân tiến hành nghiên cứu đề tài
“Tìm hiểu đặc điểm sản xuất và vai trò của cây Sắn trong kinh tế
nông hộ tại xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm sản xuất của cây Sắn tại xã Hương Phú, huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tìm hiểu vai trò của cây Sắn trong kinh tế nông hộ trên địa bàn xã
- Xác định đặc điểm sản xuất của cây Sắn trong cơ cấu cây trồng trên địa
bàn xã
6
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm hộ và kinh tế hộ nông dân
2.1.1.1 Khái niệm hộ
Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua
mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là “sự hoạt động sản xuất
kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của
cải vật chất để nuôi sống và tăng thêm tích luỹ cho gia đình và xã hội”
Qua nghiên cứu cho thấy có nhiều khái niệm về hộ:
Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ “Hộ là tất cả
những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết tộc và những người làm công”
Theo Liên Hợp Quốc “Hộ là những người cùng sống chung dưới một
mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”
Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm
1980) các đại biểu nhất trí cho rằng “ Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên
quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế [3, 7].
2.1.1.2 Khái niệm về kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân là thực thể kinh tế văn hoá xã hội chủ yếu ở nông thôn, vì vậy
cần phải hệ thống lý thuyết về phát triển kinh tế hộ nông dân làm nền tảng cho
việc phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông thôn
Theo Tchayanov (1924) luận điểm cơ bản nhất là coi kinh tế hộ nông
dân là một phương thức sản xuất tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Mỗi phương
thức sản xuất có những qui luật phát triển riêng của nó, và trong mỗi chế độ,
nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành. Mục tiêu của hộ nông dân
là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy do nguôn gốc nào, trồng trọt, chăn
nuôi hay ngành nghề. Đó là kết quả chung của lao động gia đình [8].
Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động -
tiêu dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của gia đình và sự nặng
nhọc của lao động. Sản lượng chung của hộ gia đình hằng năm trừ đi chi phí
sẽ là sản lượng thuần mà gia đình dùng để tiêu dùng, đầu tư sản xuất và tiết
7
kiệm. Mỗi hộ nông dân cố gắng đạt được một thoả mãn nhu cầu thiết yếu
bằng cách tạo một sự cân bằng giữa một mức độ thoả mãn nhu cầu của gia
đình và sự nặng nhọc của lao động. Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian,
theo cân bằng sinh học, do tỷ lệ giữa người tiêu dùng và người lao động quyết
định [4], [5].
Nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế nông dân ở các nước đang phát
triển gần đây Georgescu – Roegen (năm 1960) cho thấy nông trại nhỏ dùng
lao động cho đến lúc thu nhập ròng xuống đến số không và chủ yếu nhằm
tăng sản lượng của một đơn vị ruộng đất.
Hayami và Kikuchi (1981) nghiên cứu sự thay đổi của kinh tế nông thôn
Đông Nam Á và thấy rằng, áp lực dân số trên ruộng đất ngày càng tăng, lãi do
đầu tư thêm lao động ngày càng giảm mặc dù có cải tiến kỷ thuật nhưng giá
ruộng đất (địa tô) ngày càng tăng.
Năm 1989, Lipton cho rằng trong khoa học xã hội phát triển nông thôn
hiện nay, phổ biến 3 cách tiếp cận, đó là cách tiếp cận Macxit phân tích
(Roemer - 1985), tiếp cận cổ điển mới (Krueger, 1974) và tiếp cận hàng hoá
tập thể (Olson, 1982). Ba tiếp cận trên về mặt lý luận, trong thực tiễn đều
thuộc về quan hệ giữa nhà nước và nông dân. Mối quan hệ đó thường theo các
hướng là tăng thặng dư kinh tế của nông thôn, chuyển thặng dư từ ngành này
sang ngành khác, rút thặng dư và thúc đẩy sự luân chuyển. Nhìn chung bất cứ
một quá trình phát triển nào cũng phải tăng thặng dư, quá trình này cần có sự
tác động của nhà nước.
Tóm lại, có thể thấy kinh tế nông hộ là môt hình thức cơ bản và tự chủ
trong nông nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan,
lâu dài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu
quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong
mọi chế độ kinh tế xã hội.
Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ
yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loại
hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (Không phải
mục đích chính là sản xuất hàng hóa để bán)
8
Tuy nhiên, cũng cần có sự chú ý ở đây là các hộ gia đình có thể sản xuất
trao đổi nhưng ở mức hạn chế [11].
2.1.2 Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân
Theo Đào Thế Tuấn (1997) thì kinh tế hộ nông dân có các đặc trưng cơ
bản sau:
Là loại hình kinh tế trong đó các thành viên làm việc một cách tự chủ,
tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân, gia đình và xã hội. Xét về nội tại của
hộ thì các thành viên cùng huyết tộc.
Là đơn vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Có sự thống nhất
giữa đơn vị kinh tế và đơn vị xã hội. Do đó đồng thời thực hiện hài hòa được
nhiều chức năng mà các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Kinh tế nông
hộ có khả năng điều chỉnh rất cao trong mối quan hệ sản xuất - trao đổi - phân
phối - tiêu dùng.
Là hình thức kinh tế luôn thích nghi với các đặc điểm của sản xuất
nông nghiệp là sinh vật, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu.
Là một tế bào xã hội phổ biến mang tính chất đặc thù với điều kiện tự
nhiên của mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới. Trình độ của nó phát triển
từ thấp đến cao.
Tuy là đơn vị kinh tế độc lập, nhưng không đối lập với kinh tế HTX và
kinh tế Nhà nước [8].
2.1.3 Vai trò kinh tế hộ nông dân
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn
nhân lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc
chiến, đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không
những cho gia đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia
đình làm kinh tế vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu
phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợp
tác xã theo kiểu cũ) [8].
Vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn
lao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực
phát triển. Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100,
ngày 31-1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán
sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Tiếp theo đó, Nghị
quyết 10, ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã
tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ
trong nông nghiệp. Ngoài ra, đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị
9
định số 12/NĐ-CP, ngày 3-2-1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản
lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước
tách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh, các gia
đình nông, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hình
thức kinh tế hộ. Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không
thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia
đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản. Động lực mới cho
sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện [5], [8].
2.1.4 Sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế nông hộ
Nông dân chiếm ¼ dân số thế giới, hầu hết người nông dân sống chủ yếu
ở vùng nông thôn của các nước đang phát triển, nước nghèo. Để cải thiện
tương lai của người nông dân cần có phương pháp phân tích phù hợp để làm
sáng tỏ các khó khăn của hộ và có chính sách kinh tế xã hội phù hợp giúp
nông dân phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống trong tương lai. Từ
đó làm cơ sở cho việc xem xét, phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược
phát triển nông nghiệp, nông thôn về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân
văn, về phương thức sử dụng nguồn lực và hoàn thiện chất lượng cuộc sống,
về động thái của phát triển [4].
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Giới thiệu về cây Sắn
2.2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cây Sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz,
1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm
phát sinh cây Sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazil thuộc lưu
vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại Sắn trồng và hoang dại (De
Candolle 1886 Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico và
vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc Sắn trồng là
những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di
vật thể hiện củ Sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công
nguyên, những lò nướng bánh Sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc
Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột
10
trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm
200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).
Cây Sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế
kỷ 16. Tài liệu nói tới Sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558.
Ở châu Á, Sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et
al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy,
1992). Sau đó, Sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á
khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992. UThunThan 1992).
Cây Sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 [1], [13].
Hiện tại, Sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới,
tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn
500 triệu người (CIAT, 1993) [13].
2.2.1.2 Đặc điểm, giá trị kinh tế của cây Sắn
Cây Sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành
củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18
tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp Sắn là cây lương thực quan
trọng ở các nước đang phát triển sau Lúa gạo, Ngô và Lúa mì. Tinh bột Sắn là
một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế
giới. Đồng thời, Sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước
trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt,
bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược
phẩm [11].
Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và
lương thực thực phẩm. Củ Sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến
Sắn lát khô, bột Sắn nghiền, tinh bột Sắn, tinh bột Sắn biến tính, các sản phẩm
từ tinh bột Sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro
glucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy,
colender, phủ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì
sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia
dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm. Thân Sắn dùng để làm
giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá Sắn
11
ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá Sắn
đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột, lá Sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu,
bò, dê v.v. Dưa muối làm từ ngọn và lá non của Sắn rất phổ biến tại một số
vùng miền trung du Bắc Bộ Việt Nam (như Phú Thọ, Hà Tây), thường được
sử dụng để xào, nấu canh với tôm, tép [1], [12].
2.2.2 Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Sắn (Manihot esculenta Crantz) được trồng trên 100 nước có khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: Châu Á, châu Phi và châu Mỹ
Latinh, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người. Năm 2008 sản lượng
Sắn thế giới đạt 238.45 triệu tấn củ tươi. Năm 2006 và 2007, sản lượng Sắn
thế giới đạt 226.34 triệu tấn củ tươi so với 2005/06 là 211.26 triệu tấn và 1961
là 71.26 triệu tấn. Nước có sản lượng Sắn nhiều nhất là Nigeria (45.72 triệu
tấn), kế đến là Thái Lan (22.58 triệu tấn) và Indonesia (19.92 triệu tấn). Nước
có năng suất Sắn cao nhất là Ấn Độ (31.43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21.09
tấn/ha), so với năng suất Sắn bình quân của thế giới là 12.16 tấn/ha [10].
Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng Sắn (7,71 triệu tấn) trên thế giới.
Tại Việt Nam, Sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùng
sinh thái. Diện tích Sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
2.2.3 Tình hình sản xuất Sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây Sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây
công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng Sắn đã tăng nhanh ở thập
kỷ đầu của thế kỷ XXI (Bảng 1). Cây Sắn là nguồn thu nhập quan trọng của
các hộ nông dân nghèo do Sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh
thái và điều kiện kinh tế nông hộ [11]. Nghiên cứu và phát triển cây Sắn theo
hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có hiệu quả cao
đây là hướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh
học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Cây Sắn ở nước ta đã trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ 3
sau cây Lúa và Ngô, vai trò của cây Sắn nhanh chóng đang chuyển sang là
cây nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học và là nguồn xuất khẩu với khối
12
lựợng lớn [11]. Để biết thêm về tình hình sản xuất Sắn của Việt Nam trong
những năm gần đây có thể xem số liệu ở bảng 1:
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng Sắn của Việt Nam giai
đoạn 1995 – 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1995 164,30 9,84 1,62
1996 275,60 7,50 2,06
1997 254,40 9,45 2,40
1998 235,50 7,55 1,77
1999 226,80 7,96 1,80
2000 234,90 8,66 2,03
2001 250,00 8,30 2,07
2002 329,90 12,6 4,15
2003 371,70 14,06 5,23
2004 370,00 14,49 5,36
2005 425,50 15,78 6,72
2006 474,80 16,25 7,77
2007 496,80 16,07 7,98
2008 557,40 16,85 9,3
2009 560,000 16,88 9,452
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm.
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng tình hình sản xuất Sắn ở Việt Nam từ
năm 1995 cho đến năm 1999 có sự thay đổi đáng kể. Diện tích, năng suất, sản
lượng Sắn đã tăng liên tục từ năm 2000 (diện tích 234.9 ha, năng suất 8.66
tấn/ha, sản lượng 2.03 triệu tấn) đến năm 2009 (diện tích 560.000 ha, năng
suất 16.88 tấn/ha, sản lượng 9.452 triệu tấn). Điều này cho thấy cây Sắn đang
dần được người dân quan tâm và chú trọng nhiều hơn nên diện tích ngày càng
được mở rộng, năng suất và sản lượng ngày càng tăng.
Diện tích Sắn trong cả nước thì nhiều, tuy nhiên Sắn không phân bổ
đồng đều, Sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh
13
thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản lượng Sắn Việt Nam qua các
năm và phân theo các vùng sinh thái được thể hiện qua bảng 2
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái
Việt Nam năm 2008
TT Vùng sinh thái Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1 Đồng bằng sông Hồng 7.9 12.92 102.1
2 Trung du và miền núi phía Bắc 110 12.07 1.328
3 Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung
168.8 16.64 2.808,3
4 Tây Nguyên 150.1 15.7 2.356,1
5 Đông Nam Bộ 113.5 23.74 2.694,5
6 Đồng bằng sông Cửu Long 7.40 14.43 106.8
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm.
Qua bảng trên ta thấy rằng diện tích Sắn tập trung nhiều nhất ở vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (168.80 ngàn ha). Với năng suất đạt được
là 16.64 tấn/ha và sản lượng 2808.3 tấn. Tây Nguyên là vùng sản xuất Sắn lớn
thứ hai của cả nước, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk
và ĐăkNông. Năm 2008, diện tích Sắn của Tây Nguyên đạt 150.10 ha, nhưng
năng suất bình quân chỉ đạt 15.7 tấn/ha, tổng sản lượng 2.35 triệu tấn, thấp
hơn rất nhiều so với năng suất và sản lượng Sắn của vùng Đông Nam Bộ
(23.74 tấn/ha và 2.69 triệu tấn).
2.2.4 Tình hình sản xuất Sắn tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế được đánh giá là tỉnh có bước tiến lớn về phát triển cây
Sắn trong hơn 10 năm trở lại đây. Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng suất
và hàm lượng tinh bột cao như các giống KM60, KM94, KM98…
14
Bảng 3: Tình hình trồng sắn của tỉnh 2006-2009
Năm Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2006 7100 14.6 103.9
2007 7300 15.6 114
2008 7500 15.7 118
2009 7000 18.4 128.8
Số liệu từ tổng cục thống kê [10]
Sắn là cây trồng quen thuộc của bà con nông dân trong tỉnh. Toàn tỉnh
hiện có 7000 ha Sắn, mặc dầu trong mấy năm gần đây giá Sắn trên thị trường
có sự biến động mạnh mẽ, có những thời điểm Sắn rớt giá tuy nhiên thì diện
tích và năng suất của cây Sắn trên địa bàn tỉnh luôn luôn tăng, tuy diện tích
Sắn của năm 2009 giảm so với các năm trước nhưng sản lượng Sắn của năm
2009 tăng 10800 tấn so với năm 2008, năng suất Sắn cũng cao nhất trong mấy
năm với 18.4 tấn/ha, chứng tỏ rằng cây Sắn đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng
kể. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác đã khai thác tối
đa năng suất của loại cây trồng này.
15
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những hộ hoạt động nông nghiệp có tham gia trồng Sắn tại xã Hương
Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu tại xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế
Hương Phú là một trong những những xã thuộc huyện Nam Đông có
hoạt động trồng và sản xuất Sắn lớn nhất và đang là một trong những tiềm
năng phát triển Sắn tại đây.
- Về thời gian: Từ 2008-2010 với các số liệu thứ cấp và trong năm 2010
với các số liệu sơ cấp.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của huyện Nam Đông
+ Điều kiện tự nhiên, khí hậu của huyện Nam Đông
+ Tình hình dân số, lao động, đất đai của huyện
+ Các báo cáo, số liệu về tình hình sản xuất Sắn của toàn huyện trong 3
năm gần đây
+ Báo cáo, số liệu về trồng và sản xuất Sắn của các xã trong huyện
- Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của xã Hương Phú
+ Điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa bàn nghiên cứu
+ Tình hình dân số, lao động, đất đai của địa bàn nghiên cứu
+ Thực trạng về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi của địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Phú
+ Các loại cây trồng chính, năng suất và sản lượng của các loại cây trồng đó
- Thực trạng trồng và sản xuất Sắn tại địa bàn xã
+ Diện tích, năng suất, sản lượng Sắn qua 3 năm
+ Cơ cấu các giống Sắn trên địa bàn
- Tìm hiểu về đặc điểm sản xuất của cây Sắn
16
+ Khả năng thích nghi của cây Sắn đối với điều kiện địa phương (loại
đất, thời tiết khí hậu, thời vụ trồng, khả năng sinh trưởng và phát triển)
+ Năng suất sinh học, sinh khối/ha
- Vai trò của cây Sắn trong kinh tế nông hộ
+ Hiệu quả kinh tế từ cây Sắn
+ Vai trò của cây Sắn trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm
+ Vai trò cây Sắn trong các hoạt động tạo thu nhập
+ Vai trò của cây Sắn trong công tác giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ
+ Cơ cấu thu nhập của cây Sắn trong cơ cấu cây trồng tại xã Hương Phú
- Đề xuất giải pháp phát triển cây Sắn trên địa bàn và vùng lân cận
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu
Đề tài chọn huyện Nam Đông làm điểm nghiên cứu bởi đây là một trong
những huyện miền núi nghèo của tỉnh, trong những năm gần đây có sự
chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, trồng Sắn đã và đang đóng góp một
nguồn kinh tế mới, nguồn thu nhập mới cho bà con nông dân trong huyện.
Qua kết quả tìm hiểu, phỏng vấn sâu cán bộ huyện cũng như người am
hiểu tại địa phương, các số liệu thứ cấp của huyện Nam Đông, cá nhân đã
chọn ra được xã Hương Phú là xã có diện tích trồng Sắn lớn nhất huyện để
tìm hiểu và nghiên cứu
Chọn 45 hộ trồng Sắn phân bổ đều ở các thôn trong xã để phỏng vấn.
Những hộ được chọn là những hộ có diện tích trồng Sắn lớn trong xã
phân bổ đều ở các thôn, danh sách các loại hộ này do trưởng thôn của các thôn
cung cấp. Trên cơ sở đó cá nhân tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên hộ theo danh
sách đã có.
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện Nam Đông trong 3
năm 2008 – 2010
- Các báo cáo, số liệu về tình hình sản xuất Sắn của huyện trong mấy
năm gần đây
- Các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của xã Hương Phú trong 3 năm
2008 – 2010
17
- Các số liệu về đất đai, lao động, dân số của xã Hương Phú
- Các báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp tại
xã Hương Phú
- Các báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình sản xuất Sắn trong các
năm qua của xã Hương Phú
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn 45 hộ là những hộ tham gia trồng Sắn trên
địa bàn. Trong đó phân đều mẫu đối với các hộ khá, trung bình, nghèo theo
danh sách phân loại hộ của xã, trong đó:
+ Hộ khá: 16 hộ
+ Hộ trung bình: 21 hộ
+ Hộ nghèo: 8 hộ
Phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc
- Phỏng vấn người am hiểu:
+ Phó trạm khuyến nông huyện, phó chủ tịch xã: Nhằm tìm hiểu về tình
hình kinh tế xã hội của toàn huyện, toàn xã
+ Cán bộ phụ trách nông lâm ngư: Tìm hiểu về tình hình sản xuất nông
lâm ngư trên địa bàn xã, tình hình sản xuất Sắn trên địa bàn như: Thực trạng
trồng và sản xuất, năng suất và sản lượng Sắn qua các năm, những khó khăn
và thuận lợi trong quá trình trồng Sắn. Tình hình tiêu thụ và đầu ra cho các
sản phẩm Sắn
+ Chủ nhiệm hợp tác xã, hội nông dân, hội phụ nữ, trưởng thôn tại các
thôn: Nhằm tìm hiểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là hoạt
động trồng Sắn tại địa phương, tại thôn (khả năng thích nghi của cây Sắn, khả
năng sinh trưởng và phát triển, tiềm năng, thời vụ trồng, đất trồng), xin danh
sách những người trồng sắn lớn của thôn, xã mình
- Quan sát: Nhằm có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với các thông tin định tính: Tiến hành thu thập thông tin, nhận xét
và đánh giá, so sánh và đối chiếu các thông tin thu nhận được, tốt nhất là dùng
để giải thích cho các số liệu của thông tin định lượng
- Đối với các thông tin định lượng: Xử lý bằng phần mềm Exel
+ Sử dụng các phương pháp thống kê toán học.
18
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đông
4.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Nam Đông là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế,
địa bàn huyện là một thung lũng phía Đông dãy Trường Sơn, có chiều dài
37km, nơi rộng nhất là 27km, hẹp nhất là 14km.
Các khu vực tiếp giáp với huyện:
+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
+ Phía Tây giáp huyện ALưới
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
+ Phía Bắc giáp huyện Hương Thủy.
- Khí hậu:
+ Huyện Nam Đông chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng nhiệt đới, gió
mùa. Mùa đông không lạnh, ít chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.
Nhiệt độ trung bình 24.6
0
+ Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 3500mm. Tập trung chủ yếu
vào các tháng 9,10,11,12. Thường xảy ra lũ lụt, độ dốc cao kèm theo lượng
mưa lớn gây ra lũ quét làm xói mòn đất.
+ Độ ẩm tương đối cao, trung bình năm là 86%.
Hàng năm chịu tác động của bão, tập trung vào các tháng 9, 10, tốc độ gió
của bão thường đạt tới cấp 9, cấp 10, trong cơn bão thường kèm theo mưa lớn.
4.1.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội
Năm 2010 trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp những khó khăn, thách
thức, chỉ số giá tiêu dùng tăng khá cao, đầu tư tài chính đang tiềm ẩn những
rủi ro, biến động, dịch bệnh gia súc, gia cầm xuất hiện ở một số địa phương…
Những khó khăn, thách thức đã tác động đến kinh tế xã hội của toàn huyện
song nhờ biết phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế nên tình hình kinh tế xã hội
năm 2010 của huyện có những chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng khá,
đời sống nhân dân ổn định, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được
giữ vững
19
Bảng 4: Kết quả thực hiện kinh tế xã hội của huyện Nam Đông năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT Kết quả
thực hiện
Kế hoạch
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người
Trđ 10 10
- Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 4.04 4.43
- Tổng giá trị đầu tư Tỷ đ 170 250
- Tổng thu ngân sách Tỷ đ 6.5 7.2
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1.37 1.37
- Tỷ lệ hộ nghèo % 8.7 <9
- Tỷ lệ hộ dùng điện % 99.89 99.3
- Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh
% 99.7 99.7
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của huyện Nam Đông năm 2010
a. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Đông
Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 65194.6 ha. Trong đó đất nông
nghiệp là 53819.4 ha chiếm 82.55% trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi
nông nghiệp là 2000.6 ha chiếm 3.07% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa
sử dụng có diện tích khá lớn với 9374.4 ha chiếm 14.38%. Trong cơ cấu đất
nông nghiệp thì đất trồng cây lâu năm có diện tích khá lớn với 39101 ha
chiếm 72.64% tổng diện tích đất nông nghiệp, tiếp theo là diện tích đất trồng
cây hàng năm với 14664.6 ha chiếm 27.25% tổng diện tích đất nông nghiệp,
đất NTTS chiếm diện tích ít hơn với 53.8 ha.
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Đông
ĐVT: Ha
Chỉ tiêu Huyện Nam Đông Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 65.194,6 100
I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 53.819,4 82.55
1. Đất trồng cây hàng năm 14.664,6 27.25
2. Đất trồng cây lâu năm 39101 72.64
3. Đất mặt nước NTTS 53,8 0.1
II. Đất chuyên dùng 2.000,6 3.07
III. Đất chưa sử dụng 9.374,4 14.38
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2009
20
Thực trạng về sử dụng đất đai đã thể hiện hướng đi mới trong phương
hướng phát triển của toàn huyện. Tuy nhiên, điều quan trọng phải đặt ra hiện
nay là làm sao để một mặt mở rộng diện tích đất đai từ nguồn chưa sử dụng,
mặt khác sử dụng có hiệu quả hơn diện tích đất hiện có của huyện.
b. Tình hình dân số, lao động của huyện Nam Đông
Là huyện miền núi, có 11 đơn vị hành chính cơ sở xã, thị trấn, trong đó
có 6 xã đồng bào dân tộc thiểu số và 5 xã đồng bào từ các vùng đồng bằng đi
xây dựng vùng kinh tế mới. Toàn huyện có 66 thôn và khu vực dân cư, có
5.178 hộ với 24.186 khẩu, trong đó: Đồng bào dân tộc thiểu số có 2002 hộ với
10.133 khẩu chiếm 42% dân số toàn huyện, mật độ dân số bình quân 35.9
người/km2, trong đó người Katu chiếm 42% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo còn
8.7%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 13.5%, có 99.7% hộ dùng
nước hợp vệ sinh và có 99.87% hộ dùng điện lưới quốc gia, đời sống nhân
dân cơ bản ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư và nâng cấp
Là huyện có dân số ít nhưng lại có địa bàn phức tạp, trình độ dân trí
thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo có giảm
nhưng vẫn đang ở mức cao. Trong những năm qua được sự đầu tư của nhà
nước, tình hình kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển khá, tỉ lệ hộ đói
nghèo ngày càng giảm, đời sống của nhân dân từng bước ổn định và đang tiến
đến ấm no, hạnh phúc, văn minh, công tác định canh định cư của đồng bào
dân tộc thiểu số ngày càng đi vào thế vững chắc.
4.1.1.3 Tình hình sản xuất Sắn của huyện Nam Đông
Huyện Nam Đông trong những năm gần đây được xem là một trong
những huyện đi đầu trong việc trồng và sản xuất Sắn với diện tích, năng suất
và sản lượng Sắn liên tục thay đổi qua các năm. Để biết thêm về tình hình sản
xuất Sắn của huyện có thể xem bảng số liệu sau:
21
Bảng 6: Tình hình sản xuất Sắn của huyện Nam Đông năm 2010
Đơn vị Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
Tổng 747.7 222.2 16613.8
Xã Hương Phú 318 250.6 7969
Thị trấn Khe Tre 4 251.3 100.5
Xã Hương Lộc 7 229.3 160.5
Xã Hương Hòa 60 251.3 1507.8
Xã Thượng Lộ 20 179.9 359.8
Xã Hương sơn 48 196.5 943.2
Xã Thượng Nhật 89 198.9 1770.2
Xã Hương Giang 12 240 288
Xã Hương Hữu 44 177.5 781
Xã Thượng Long 97 181.7 1762.5
Xã Thượng Quảng 48 201.3 966.2
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2010
Theo số liệu điều tra trên cá nhân nhận thấy rằng tổng diện tích Sắn của
toàn huyện Nam Đông là 747.7 ha, toàn huyện có tổng cộng 10 xã và bao
gồm 1 thị trấn, Sắn được trồng phân bổ ở tất cả các xã. Tuy nhiên thì trong tất
cả các xã thì xã Hương Phú là xã mà có diện tích trồng Sắn lớn nhất toàn
huyện với diện tích là 318 ha, chiếm gần một nửa diện tích Sắn của toàn
huyện, và năng suất Sắn đạt được là 250.6 tạ/ha, Hương Phú cũng được xem
là xã có năng suất Sắn cao nhất
Để biết thêm tình hình sản xuất Sắn cũng như sự thay đổi trong trồng
Sắn trong mấy năm gần đây của toàn huyện có thể xem bảng số liệu sau đây:
22
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng Sắn của huyện Nam Đông
(2005 - 2010)
Năm Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2005 475 147.8 7020.5
2006 603 168.9 10184.7
2007 737.3 209.1 15416.9
2008 1002 218.1 21853.6
2009 788 210.5 1658.7
2010 747.7 222.2 16613.8
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2010
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất Sắn có sự biến động
mạnh mẽ qua các năm cả về diện tích, sản lượng và năng suất. Mặc dầu năm
2010 diện tích Sắn của toàn huyện có giảm sút so với năm 2008 và năm 2009.
Từ diện tích 1002 ha năm 2008 thì đến năm 2010 diện tích Sắn còn lại 747 ha.
Tuy nhiên, năng suất đạt được lại cao nhất trong 5 năm với 222.2 tạ/ha, sản
lượng là 16613.9 tấn, điều này cho thấy cây Sắn ngày càng được người dân
trong huyện quan tâm chăm sóc nhiều hơn trước.
4.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Phú
4.1.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
23
Địa bàn nghiên cứu
- Xã Hương Phú là một xã miền núi vùng thượng nguồn sông Hương
của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nằm về phía Bắc huyện Nam Đông, liền kề trung tâm huyện. Cách
trung tâm huyện 3km, cách trung tâm thành phố Huế 40km.
- Các khu vực tiếp giáp với xã:
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc
+ Phía Tây giáp xã Hương Sơn, huyện Nam Đông
+ Phía Đông giáp xã Hương Lộc, huyện Nam Đông
+ Phía Nam giáp thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông
b. Địa hình và đất đai
* Về địa hình
- Chủ yếu là đồi núi có dạng lòng chảo, trũng ở giữa. Hướng nghiêng
chung của địa hình là Nam - Bắc, phía nam được bao bọc bởi các dãy núi có
đỉnh cao trên 1000m, nhiều khe suối.
- Với địa hình được núi bao bọc 3 phía, thấp dần về phía trung tâm xã,
tạo thành một khu vực bằng phẳng ở trung tâm xã có độ cao trung bình 248m
so với mực nước biển và chia thành 2 bộ phận chính:
- Vùng gò đồi xen trũng thấp trung tâm xã có dạng lòng chảo kéo dài
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
- Vùng núi thấp trung bình chiếm diện tích lớn, phân bổ ở phía Nam và
một phần ở phía Bắc.
* Về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những yếu tố hết sức
quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây trồng và
cơ cấu cây trồng hợp lý.
Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 7957 ha. Trong đó đất nông nghiệp
là 7246.75 ha chiếm 91.07% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là
373.15 ha chiếm 4.69% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng là 337.1
ha chiếm 4.24% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì
24
đất trồng trọt có diện tích là 1161.74 ha, đất lâm nghiệp là 6077.99 ha, đất
nuôi trồng thuỷ sản có diện tích khá ít với 7.02 ha.
Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Phú
ĐVT: Ha
Loại đất Năm 2010 Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 7.957 100
I. Đất nông nghiệp 7.246,75 91.07
1. Đất trồng trọt 1.161,74 14.6
2. Đất lâm nghiệp 6.077,99 76.39
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 7.02 0.09
II. Đất chuyên dùng 337.1 4.24
III. Đất chưa sử dụng 373.15 4.69
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của xã Hương Phú năm 2010
4.1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Hương Phú
Năm 2010 do vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế
thế giới, giá các mặt hàng thiết yếu vẫn tiếp tục tăng cao, thời tiết diễn ra bất
thường, khô hạn và mưa kéo dài làm xảy ra nhiều loại sâu bệnh và dịch bệnh
đối với cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh có nguy cơ tái
phát cao nên tạo tâm lý lo sợ trong người dân, làm ảnh hưởng đến việc phát
triển chung. Tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội vẫn có bước phát triển, các
hoạt động văn hoá xã hội chuyển biến rõ nét, tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội giữ vững và ổn định.
25