Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,198 trang)

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 1,198 trang )

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

CÁC HỌC THUYẾT
TÂM LÝ NHÂN CÁCH
Tác giả: ThS. NGUYỄN THƠ SINH
LỜI GIỚI THIỆU
Tôi rất vui khi được mời viết lời giới thiệu cho
cuốn sách "Các học thuyết tâm lý nhân cách" của Nhà
xuất bản Lao Động, vì mấy lẽ sau đây: 1. Có thêm một
cuốn sách về tâm lý học ra mắt bạn đọc; 2. Hơn thế, lại
là sách về Tâm lý học nhân cách; 3. Đặc biệt, tác giả là
một người Mẹ gốc Việt có bí danh "Tự hào là người
Việt Nam". Anh đã có nhiều ấn phẩm như: tiểu thuyết,
truyện ngắn, thể loại sách tham khảo về chuyên ngành
Tâm lý học... sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ và đã được
xuất bản ở trong nước.
Cuốn sách "Các học thuyết tâm lý học nhân
cách”, nhân đây tôi xin nói đôi điều, tạm coi như là lời
tâm sự với bạn đọc cuốn sách này.


Tâm lý học ở nước ta hãy còn là một khoa
học trẻ, trước năm 1945 chỉ là một môn học trong
trường phổ thông trung học, về sau có dạy ở một số
trường đại học, rồi từ nhũng năm 60 thế kỷ trước có cơ
quan nghiên cứu, có khoa chuyên đào tạo cán bộ tâm
lý học, có tạp chí Tâm lý học, có Hội các khoa học Tâm
lý – Giáo dục – thành viên của Hội Khoa học Tâm lý
Thế giới. Trong các chuyên ngành Tâm lý học có ở ta,
tâm lý học nhân cách là chuyên ngành non trẻ nhất.
Mà chẳng phải chỉ ở ta mới như vậy, như chính trong


nội dung cuốn sách này cũng cho ta thấy, đó cũng là
tình trạng chung của tâm lý học thế giới.
Riêng ở Việt Nam, thuật ngữ "nhân cách" vào
những năm 60 (của TK XX) hãy còn rất xa lạ với nhiều
người, trong sách, báo rất ít gặp, những giờ đây đã
dùng thường xuyên hơn và khoa học về nhân cách thì
mới đang hình thành. Vài chục năm qua một số anh
em công tác trong lĩnh vực này cũng mày mò nghiên
cứu đề tài này. Từ công cuộc đổi mới, Nhà nước có
các chương trình (KX–07, KHXH–04, KX–05...) nghiên
cứu con người, nên đã có thêm điều kiện tiến hành
một số thực nghiệm (như NEOPIR…), tìm hiểu lịch sử
vấn đề, học thuyết này học thuyết kia, viết một số sách,


báo và có những đề xuất, trong đó có cả định nghĩa về
con người, về nhân cách... Với 22 nhà tâm lý học có
tiếng, có nhà tâm lý học vĩ đại Sigmund Freud, rồi B.F.
Skinner, A. Maslow… được giới thiệu trong sách,
chúng tôi cũng đã có dịp điểm qua (Phạm Minh Hạc,
Nhập môn tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội,
1980; Hành vi và Hoạt động, 1977; Phạm Minh Hạc, Lê
Đức Phúc (chủ biên), Một số vấn đề nghiên cứu nhân
cách, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà nội, 2004) nhưng
bây giờ đọc sách này mới thấy cặn kẽ hơn. Nhân đây
phải nói một điều là sách này cùng với mấy cuốn vừa
nhắc tới có thể bổ sung cho nhau, giúp chúng ta thấy
được toàn cảnh hơn các lý thuyết tâm lý học nhân
cách. Tâm lý học Nga là một nền tâm lý học lớn, được
thế giới công nhận, các nhà tâm lý học như L.S.

Vưgốtki, A.R.Luria, A.N.Leônchiép, S.L.Rubintêin…
được giới tâm lý học phương Tây, Mỹ nghiên cứu, học
tập, trích dẫn. Trong Bách khoa thư Sáng tạo của Mỹ
xuất bản, chỉ có hai nhà tâm lý học được chọn, đó là
Freud và Vưgôtski. Các nhà tâm lý học Nga và Giocgi
(tâm lý học tâm thế) có các lý thuyết về nhân cách rất
đáng được quan tâm.
Tận dụng cơ hội, nói vài điều trên, tranh thủ


giới thiệu một vấn đề rất khó, rất phức tạp đang chờ sự
đóng góp của các bạn, mà cuốn sách này với lối viết dí
dỏm, nhất là các tiểu sử các nhà khoa học, lại có cả
thơ ca, diễn đạt rất dễ hiểu, nội dung cuốn sách có ích
cả cho công việc giảng dạy lẫn công tác nghiên cứu.
Thay mặt Hội các khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt
Nam tôi hết sức hoan nghênh cuốn sách này, và nhân
dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn với tác giả, mong mỏi
các nhà tâm lý học Việt Nam đang sinh sống và làm
việc ở các nước cộng tác với anh em ở nhà cùng nhau
xây dựng một khoa học hết sức lý thú và hữu ích cho
con người, cho cuộc đời cho xã hội.
Chúc tác giả sẽ có nhiều công trình mới mà
anh em chúng tôi rất chờ đợi.
Giáo sư, Viện sĩ PHẠM MINH HẠC Chủ tịch Hội Khoa
học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam

Chương 1. SIGMUND FREUD THUYẾT PHÂN TÍCH TÂM

Chương 2. ANNA FREUD TÂM LÝ NHÂN CÁCH CÁI TÔI

Chương 3. ERICK ERIKSON – THUYẾT NHÂN CÁCH
PHÁT TRIỂN TƯ DUY
Chương 4. CARL JUNG HỌC THUYẾT NHÂN CÁCH BIỂU
TƯỢNG


Chương 5.
THUYẾT
Chương 6.
Chương 7.
THẦN
Chương 8.
Chương 9.
...

OTTO RANK THUYẾT NHÂN CÁCH TRUYỀN
ALFRED ADLER – TÂM LÝ CÁ NHÂN
KAREN HORNEY THUYẾT NHÂN CÁCH TÂM
ALBERT ELLIS THUYẾT NHÂN CÁCH TƯ DUY
ERICH FROMM THUYẾT NHÂN CÁCH XÃ HỘI

Created by AM Word 2CHM


Chương 1. SIGMUND FREUD THUYẾT
PHÂN TÍCH TÂM LÝ
CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1. Tiểu sử sáng lập
Sigmund Freud sinh ngày 6 tháng 5 năm

1856 trong một thị trấn nhỏ bé tại Freiberg thuộc xứ
Moravia. Cha ông là một thương gia buôn lông cừu
sắc sảo và rất hài hước. Mẹ ông là một người phụ nữ
đảm đang. Mẹ của ông làm người vợ thứ của cha và
kém chồng 20 tuổi. Bà đã sinh ra Freud ở tuổi 21.
Sigmund Freud có 2 người anh cùng cha khác mẹ và
6 đứa em nhỏ. Khi cậu bé Sigmund lên khoảng 6 tuổi,
gia đình cậu dọn lên Vienna, và ở nơi đây cậu bé ấy đã
sống gần như trọn vẹn cuộc đời của mình:
Là một đứa trẻ rất thông minh, luôn luôn
đứng đầu lớp học, lớn lên ông theo học trường y khoa.
Đây là một trong những lựa chọn hiếm hoi cho một
dứa trẻ có nguồn gốc Do Thái lúc bấy giờ. Ở trường
Đại học, ông bắt tay vào nghiên cứu dưới sự giám sát
của giáo sư sinh lý học Ernst Brucke. Thầy của ông đã
rất tin tưởng vào các học thuyết mang tính phân tích với


suy luận cho rằng các nội lực vật lý và hóa học là
những xung lực hoạt động trong một cơ thể sống.
Freud đã cố gắng trong nhiều năm trong việc mổ xẻ
nhân cách con người qua ngã thần kinh học
(neurology). Nhưng đấy là một thách đố mà sau này
ông đã bỏ cuộc.
Freud rất giỏi trong nghiên cứu, ông giành
nhiều thời gian tập trung vào hoạt động sinh lý của các
tế bào thần kinh và đứa phát minh ra kỹ thuật nhuộm
màu các tế bào trong nghiên cứu ở phòng thí nghiệm.
Tất nhiên ông đã gặp phải nhiều cạnh tranh với những
sinh viên khác vì các vị trí nghiên cứu trong trường Đại

học không nhiều lắm. Dù vậy giáo sư Brucke đã giúp
Freud có kinh phí để thực hiện nghiên cứu với một bác
sĩ tâm thần khác tên là Charcot ở Paris.
Sau một thời gian ngắn thực tập nghiên cứu
trong một Trung tâm tâm thần trẻ em. Ở Berlin, ông
quay trở về Vienna: Sau đó ông cưới cô bạn gái tên là
Martha Bemays. Rồi ông mở phòng mạch chuyên trị
thần kinh tâm thần cùng với người phụ tá là Joshep
Breueur.
Những cuốn sách và những bài giảng của


Freud đã làm rạng danh tên tuổi của ông và kéo theo
cả những chống đối trong cộng đồng y học lúc bấy giờ.
Mặc dù ông đã tranh thủ được sự đồng cảm nơi một
số học giả uy tín trong xu hướng phong trào phân tích
tâm lý. Tuy nhiên một trở ngại lớn là Freud đã từ chối
bất cứ ai không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của
ông, vài người sau đó đã chia tay với ông. Một số đã
chính thức giới thiệu những tư tưởng đối chọi với học
thuyết của Freud trên diễn đàn tâm lý học lúc bấy giờ..
Freud di cư đến Anh Quốc trước Chiến tranh
thế giới II trong lúc Vienna trở thành một nơi nguy hiểm
cho cộng đồng người Do Thái, nhất là đối với một
người nổi tiếng như Freud. Sau đó không lâu Freud
qua đời tại đây vì bệnh ung thư hàm miệng, sau 20
năm vật lộn với căn bệnh này.
2. Học Thuyết Freud
Nói chính xác ra thì Freud không phải là cha
đẻ của khái niệm ý thức; đối chiếu với khái niệm vô

thức nhưng ông là người đã có công biến nó trở thành
nổi tiếng. Trạng thái ý thức xảy ra khi chúng ta có nhận
thức về những diễn biến xảy ra từ xung quanh qua
cách nhìn, trí nhớ, nhận thức, tư tưởng, cùng với


những ảo tưởng và cảm giác. Freud cho rằng tiềm
thức là một trợ tá đắc lực của ý thức; ông cho rằng đây
là một của trạng thái trí nhớ sẵn sàng hoạt động vốn là
trung tâm lưu trữ được ý thức sử dụng để truy cập dữ
kiện khi cần thiết. Người đương thời với Freud không
có những nhận xét nào cụ thể về ý thức và tiềm thức
nhưng Freud tin rằng phải có một bộ phận nhỏ nằm ở
giữa ý thức và tiềm thức.
Theo ông, đấy là một bộ phận vô thức, một
khu vực lưu trữ không dễ dàng truy cập khi cần thiết
bởi ý thức, bao gồm những xung động và nội lực tồn
tại, chẳng hạn như bản năng hay những tâm thức cảm
xúc có cường độ quá mạnh mà con người né tránh vì
những tâm thức cảm xúc này liên quan đến những
điều đau đớn khó chịu.
Theo Freud, vô thức là nơi tập trung những
động cơ. Những động cơ này có thể là đơn giản như
muốn được tin trong khi đói hay nhu cầu thỏa mãn tính
dục, hoặc những xung động thần kinh tự động. Vô thức
còn chứa trong nó những động cơ cao hơn, phức tạp
hơn như vẫn thấy trong sáng tạo nghệ thuật và tìm tòi
khoa học. Theo ông những động cơ thuộc khu vực vô
thức thường có nhiều hình thái rất khó nhận dạng.



3. Các khái niệm về xung động vô thức, cái tôi và
siêu ngã
Những trường phái tâm lý theo học thuyết của
Freud đặt một sinh thể trong bối cảnh cuộc sống với
những liên hệ phong phú. Trong đó một sinh thể có
những hành vi đặc thù để duy trì đời sống và sinh sản,
được hướng dẫn bởi những nhu cầu sinh lý cơ bản
bao gồm: đói, khát, hoạt động tính dục hay tránh né
những hình phạt, đau đớn, và những trạng thái khó
chịu.
Thần kinh là một bộ phận tối quan trọng cần
thiết của một sinh thể. Đây chính là cơ quan nhạy cảm
với những nhu cầu sinh sống và sinh sản của một
sinh thể. Khi vừa được sinh ra, một sinh thể đã được
cài đặt một hệ thần kinh có bộ phận xung động vô
thức. Nhiệm vụ của xung động vô thức là giải mã nhu
cầu sinh lý thiết yếu của sinh thể, từ đó đề xuất những
động cơ mà Freud gọi là những khao khát. Quá trình
giải mã này được gọi là quá trình xử lý chủ lực.
Phương thức làm việc của xung động vô thức
chủ yếu cung cấp nền tảng xoay quanh nguyên lý
khoái lạc vốn tập trung vào cơ năng đòi hỏi thỏa mãn


ngay lập tức những nhu cầu sinh lý của một sinh thể.
Ví dụ khi một trẻ sơ sinh đói, em sẽ khóc cho đến khi
tái xạm cả người. Xung động vô thức không cần biết
đến yếu tố hợp lý trong não trạng bình thường mà chỉ
biết ra lệnh, đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu và nhu

cầu phải được thỏa mãn ngay lập tức. Theo Freud thì
xung động nơi trẻ em là trạng thái xung động vô thức
thuần túy nhất, là đại biểu toàn diện của tâm thức dưới
hình thái sinh học.
Ước muốn có thức ăn khi ta đói bụng được
kích thích bởi trí tưởng tượng về một món ăn. Nếu nhu
cầu từ ước muốn ấy không thể thỏa mãn được, xung
động bên trong cơ thể chúng ta sẽ nhập cuộc trong
việc nổi loạn và không chịu ngưng nghỉ cho đến khi
những nhu cầu thức ăn thỏa mãn cơn đói được đáp
ứng. Và khi nhu cấu ăn được đáp ứng thì sinh thể sẽ
trở về trạng thái nghỉ.
Để kiềm chế xung động vô thức, một sinh thể
cần đến khả năng ý thức, vốn là một cơ năng có liên
hệ với những lý giải và phân tích suy diễn. Theo Freud
thì xung động vô thức nơi trẻ sơ sinh sẽ phát triển trở
thành cái tôi trong thời gian một tuổi đầu tiên. Trong đó
cái tôi là một bộ phận liên hệ trực tiếp với môi trường


sống thực tế của sinh thể. Cái tôi đóng vai trò trong
việc đi tìm những đáp ứng từ môi trường thỏa mãn
nhu cầu của xung động vô thức. Đây là một quá trình
mang tính chất xử lý vấn đề. Freud gọi quá trình này là
quá trình xử lý thứ cấp.
Khác với xung động vô thức, cái tôi vận hành
theo nguyên lý hợp lý với điều kiện thực tế, đảm nhiệm
việc tìm ra những đáp ứng cho nhu cầu sinh lý của cơ
thể từ những nguồn thích hợp. Ví dụ khi đói, một cá
nhân sẽ tìm thức ăn ở những nơi mà anh ta có thể

được cho phép như ở nhà, hay ở tiệm ăn khi anh ta có
tiền. Cái tôi đại diện cho suy diễn thực tế và vì thế có
sự xuất hiện của phân tích lý luận.
Tuy nhiên trong quá trình đi tìm đáp ứng để
thỏa mãn nhu cầu của xung động vô thức (giúp cho
một sinh thể duy trì trạng thái cân bằng), cái tôi sẽ vấp
phải những trở ngại trong cuộc sống thực tế của môi
trường. Thường thì cái tôi sẽ cố gắng trong việc dung
hòa giữa mục đích ý nghĩa và nhu cầu trong việc ổn
định sinh hoạt của sinh thể. Cái tôi sẽ gặp phải những
thuận lợi và những trở ngại. Cái tôi sẽ ứng xử dựa trên
hệ quả đến từ thuận lợi qua những phần thưởng và
tránh những trở ngại đến từ hình phạt. Đây là quá trình


trẻ em rút ra từ môi trường sống qua tiếp xúc với cha
mẹ và người lớn từ khi các em còn bé. Chính những
khái niệm phần thưởng và hình phạt này sẽ giúp trẻ
tránh những điều bất lợi, từ đó các em sẽ tự xây dựng
cho mình những chiến lược xử lý để đạt được nhiều
phần thưởng và tránh né những hình phạt.
Khi trẻ lên 7, hệ chiến lược xử lý nơi các em
sẽ phát triển trở thành siêu ngã, tuy nhiên nhiều người
sẽ không phát triển đến mức độ đạt được trạng thái
siêu ngã. Siêu ngã có hai khía cạnh: (1) là lương tâm
và (2) cái tôi lý tưởng. Lương tâm là một quá trình thiết
lập ý thức về hình phạt và sự cảnh cáo (punishment và
warnings). Cái tôi lý tưởng được phát triển khi các em
nhận được những phần thưởng có giá trị đạo đức tinh
thần và do các em học được những gương mẫu tích

cực từ người lớn. Lương tâm và cái tôi lý tưởng sẽ đối
thoại với cái tôi trong việc xử lý những yêu cầu nhằm
thiết lập những định nghĩa về khái niệm như: tự hào,
điều xấu hổ hoặc những mặc cảm.
Khi trẻ em lớn lên, những phản ứng vận hành
chuyển từ thuần túy sinh học sang tính năng xã hội.
Tuy nhiên điều kiện thực tế từ đời sống xã hội sẽ đặt ra
những khó khăn cho xung động vô thức. Nhất là khi


các nguồn cung cấp trong xã hội có giới hạn. Nên biết,
cơ năng xung động vô thức nơi con người thường chỉ
muốn được sở hữu, ai cũng muốn mình có nhiều hơn
và rất ngại trong việc tiếp nhận đời sống khó khăn,
thiếu hụt.
4. Bản năng ham sống và bản năng được chết
Freud nhìn thấy mọi hành vi của con người có
động cơ từ những đam mê và bản năng; vốn được coi
là những phương thức của hệ thần kinh trong việc đáp
ứng những nhu cầu sinh lý của cơ thể. Ban đầu ông
cho rằng đó là những bản năng ham sống phục vụ đời
sống của một cá nhân sinh thể (a) bằng cách kích
thích việc tìm thức ăn và nước uống và (b) duy trì đời
sống của cộng đồng qua việc sinh sản. Theo đó Freud
giới thiệu khái niệm xung lực dục năng theo tiếng La
tinh có nghĩa là Tôi muốn.
Kinh nghiệm lâm sàng của Freud đã dẫn ông
đến việc đánh giá tính dục là một xung lực dục năng
quan trọng hơn những động lực tâm lý khác. Con
người là những sinh thể có nhu cầu xã hội. Tính dục

thực ra là một nhu cầu mang tính xã hội rất cao. Freud
định nghĩa tính dục rộng hơn nghĩa đen đơn thuần là


giao hợp, tuy nhiên nhiều người ngộ nhận khái niệm
dục năng là năng lượng chỉ xoay quanh đời sống tính
dục.
Về sau này, Freud bắt đầu tin rằng bản năng
sống không hoàn toàn chi phối tất cả chúng ta. Theo
ông, dục năng chỉ là một mảng của đời sống, nguyên
lý lạc thú là bộ phận khiến chúng ta chuyển động liên
tục không ngừng nhằm duy trì trạng thái thoả mãn,
bình yên và bằng lòng. Tuy nhiên Freud tin rằng mỗi cá
nhân đều có một mục đích sau cùng của đời sống là
sự chết. Ông tin rằng từ trong sậu thẳm, mỗi người có
một khát khao vô thức sẽ được chết. Và đây là một bản
năng nằm phía bên dưới của bản năng ham sống.
Đây là một ý tưởng độc đáo và lạ lùng khiến
nhiều học trò của Freud đã phản đối ông kịch liệt. Tuy
nhiên đã có ý kiến cho thấy và vài kinh nghiệm minh
họa. Đôi lúc đời sống có khi rất đau khổ, nhất là những
lúc cơ thể được đặt trong một trạng thái kiệt sức
thường xuyên – con người sẽ muốn được giải thoát.
Đây là một não thức rất phổ thông. Vì thế trên thế giới
luôn có những nhận định tin rằng số người đau khổ
luôn nhiều hơn số người hạnh phúc, trong số đó
nhiều người không dám trực diện đối mặt với đau khổ.


Và như thế cái chết vô tình đã là một hứa hẹn giải

phóng con người thoát khỏi những vật lộn giằng xé
này.
Freud mượn nguyên lý Niết Bàn; vốn là một ý
tưởng của Phật giáo được hiểu theo nghĩa như một
thiên đàng. Niết Bàn có nghĩa được dịch sát là thổi
hơi, như việc thổi tắt một ngọn nến. Vì thế Niết Bàn thú
trọng đến tính không hiện diện, không tồn tại, tính hư
không, trống rỗng. Đây vốn là tất cả những triết lý giáo
huấn của Phật giáo.
Bằng chứng hàng ngày về bản năng được
chết và nguyên lý Niết bàn được thể hiện qua những
khao khát an bình, không muốn đối diện với mâu
thuẫn, khát khao sự an bình trong giấc ngủ, sự bình
thản, lặng lẽ, được nghỉ ngơi, được thinh lặng. Đôi lúc
đi xa hơn, ta còn thấy nhiều người đã dự định đi tìm cái
chết qua tự tử và có ý định tự tử như một nhu cầu van
xả. Freud đã cố gắng đưa ra một học thuyết cho rằng
một số người còn hướng bản năng chết vào những
hành vi khác như gây hấn, giết người, độc ác, và
những hành vi mang tính phá hoại.
5. Lo lắng


Freud đã có lần nói: Đời sống chẳng dễ dàng
một chút nào! Cái tôi là trung tâm của những xung lực
mạnh mẽ đến từ hai ngả: (a) siêu ngã có nguồn gốc từ
tác động của kinh nghiệm thực tế xã hội, và (b) từ xung
động vô thức có nguồn gốc sinh lý. Bình thường thì cái
tôi sẽ tìm mọi cách để dung hòa hai thái cực này. Tuy
nhiên nhiều cá nhân có những cái tôi phát triển không

bình thường. Khi có sự mâu thuẫn gay gắt giữa siêu
ngã và xung động vô thức, thì cá nhân đó sẽ có những
cảm giác sợ sệt, khiếp nhược, mệt mỏi, có vẻ như sẽ
sụp đổ. Trạng thái này gọi là lo lắng phục vụ như là
một tín hiệu cảnh báo, giúp một sinh thể ý thức rằng
sự tồn tại hiện diện của mình đang bị đe dọa.
Freud đưa ra ba hình thái lo lắng là:
(1) Lo lắng thực tiễn: hay còn được gọi là sợ
hãi, ví dụ như đi lạc trong rừng có nhiều thú dữ như
cọp, beo, báo, sợ bóng đêm sợ sung đạn….
(2) Lo lắng đạo đức: đây là những trạng thái
con người cảm nhận từ bên trong nội thức của mình.
Lo lắng về mặt đạo đức không đến từ bên ngoài, hay
từ môi trường sống. Đây là cảm giác mang tính hấp
thụ xã hội nằm trong khu vực siêu ngã. Lo lắng đạo


đức thuộc về thế giới nội tâm qua những cảm xúc xấu
hổ, mặc cảm, hoặc sợ bị trừng phạt bởi lương tâm,
hay sợ hãi từ các giáo lý tôn giáo hoặc mặc cảm trong
đời sống tâm linh.
(3) Lo lắng thần kinh: là nỗi sợ hãi do bị khuất
phục bởi xung lực từ xung động vô thức. Vài ví dụ có
thể nhận thấy là khi ta giận đến độ mất khả năng kiểm
soát và kiềm chế, quá khích đến độ mất khả năng
phán đoán, giảm khả năng phân tích và xử lý. Neurotic
trong tiếng La tinh có nghĩa là sợ hãi.
6. Cơ chế tự vệ
Freud cho rằng cái tôi phải đối diện với những
yêu cầu từ hai phía trong đời sống thực tiễn là: xung

động vô thức và siêu ngã. Tuy nhiên khi có sự mâu
thuẫn quá lớn giữa xung động vô thức và siêu ngã xảy
ra, cái tôi buộc phải tự bảo vệ nó một cách vô thức tự
động bằng cách chặn lại những xung lực này hoặc tìm
cách thay đổi biến chúng trở thành những hình thái
mới mẻ khác, dễ được chấp nhận và bớt đi tính cách
đe dọa hơn. Sau đó con gái của Freud là Anna cùng
một số cộng sự khác đã tiếp tục khám phá thêm về
hiện tượng cơ chế tự vệ này.


Cơ chế tự vệ chối bỏ: là cơ chế tự vệ chặn
những sự kiện có hại từ bên ngoài, không cho chúng
đi vào khu vực cảnh giác của tâm thức. Khi tiếp cận
những trường hợp tình huống căng thẳng vượt quá
khả năng xử lý của cá nhân, người đó sẽ từ chối
không nhập cuộc với tình huống ấy. Đây là cơ cấu tự vệ
chủ lực. Theo Freud và Anna thì đây là cách tiếp cận
không lành mạnh vì chúng ta không thể đóng cửa mãi
với vấn đề được. Đây là cơ chế tự vệ tạo điều kiện để
những cơ chế tự vệ không lành mạnh khác có cơ hội
phát huy.
Vài ví dụ được thấy, trẻ em quay mặt tránh né
cái nhìn bắt lỗi của người lớn khi các em phạm lỗi.
Trong trường hợp này các em đã sử dụng cơ chế tự vệ
chối bỏ để tránh né tia mắt nóng nảy của người lớn.
Hay có nhiều người lớn bất tỉnh khi nhìn thấy máu, đây
cũng là cơ năng tự vệ chối bỏ. Có người đổ vỡ trong
tình cảm không tin rằng họ bị phản bội. Nhiều người
cố tình không chấp nhận sự ra đi của người thân. Đôi

lúc nhiều người không có can đảm để nghe sự thật.
Nhiều sinh viên không dám đi coi điểm bài thi của
mình vì sợ thi rớt. Đó là những ví dụ của cơ chế tự vệ
chối bỏ thực tế.


Anna, con gái của Freud cũng nhắc đến cơ
chế tự vệ chối bỏ trong địa hạt tưởng tượng. Ví dụ khi
một em bé đã chuyển đổi chân dung một người cha
độc ác sang một con gấu dễ thương, hay một em bé
tội nghiệp đáng thương trở thành một anh hùng đầy
sức mạnh (như trong truyện cổ tích).
Cơ chế tự vệ dồn nén: được Anna Freud (con
gái của Freud) gọi là sự lãng quên có động cơ trong
đó một cá nhân không thể nhớ lại những tình huống,
hoặc những sự kiện đau đớn. Đây là một cơ chế tự vệ
khá nguy hiểm vì cá nhân không giải quyết dứt khoát
tận gốc mọi sự cố xảy đến từ điều kiện hoàn cảnh đời
sống không thuận lợi.
Ví dụ một người rất sợ loài nhện mà không
hiểu vì sao mình lại quá sợ? Chỉ nghĩ đến loài nhện
thôi họ đã sợ chứ không cần phải nhìn thấy. Rồi khi
lớn lên anh ta vẫn không hiểu do đâu mình sợ. Cho
đến khi anh ta nghe người lớn kể rằng ngày còn rất bé
anh ta bị nhốt trong một căn phòng hẹp có nhiều nhện.
Ký ức anh ta đã đóng chặt và anh ta đã cố tình quên để
gạt bỏ kinh nghiệm của mình đã bị nhốt trong một căn
phòng có đầy nhện. Anh ta cố quên hẳn chuyện vì sao
mình sợ nhện – tuy nhiên nỗi sợ hãi vẫn tồn tại ở một



cấp độ gián tiếp khó nhận ra.
Theo trường phái phân tích tâm lý của Freud
thì hiện tượng sợ hãi vô lý này đã dồn nén một sự kiện
gây sợ quá ấn tượng; đó là căn phòng hẹp có nhiều
nhện. Vì thế chỉ cần anh ta nhìn thấy nhện hoặc nghĩ về
nhện đã gây ra lo lắng mà không cần khuấy động toàn
bộ hệ thống trí nhớ. Cơ chế tự vệ dồn nén này thường
là căn nguyên của những nỗi lo sợ vô căn cứ.
Cũng theo Freud, đời sống khổ hạnh là một
thói quen từ bỏ những nhu cầu bình thường hàng ngày
như nhịn ăn, tập thể dục quá độ, tập luyện võ nghệ,
cùng với nhiều hành vi ép xác khác bởi vì các cá nhân
đó có thói quen từ bỏ nhìn nhận những khả năng phát
triển bình thường của mình. Vì thế họ luôn cố gắng
hoàn thiện mình. Đây là một hình thái xử lý tình trạng lo
lắng về những khiếm khuyết của bản thân. Nhiều
người còn đi xa hơn, tự đày đọa thân xác để mong tìm
được sự bình an trong ăn năn sám hối.
Anna Freud đã lý luận và cho rằng nhiều
người trải qua một hình thái dồn nén nhẹ hơn gọi là
hạn chế cái tôi. Điều này xảy ra khi một người không
còn hứng thú đến một bộ phận nào đó của cuộc sống


nên đã tập trung vào những mảng khác của đời sống
để né tránh những gai góc thử thách. Ví dụ một cô gái
sợ mình không có nhiều cơ hội có người yêu nên dồn
vào việc học tập và làm việc. Hoặc một cậu bé không
giỏi thể thao thường tập trung vào học môn toán.

Cơ chế tự vệ đóng cửa đôi khi còn được gọi
là quá trình thông minh hóa. Đây là cơ chế tự vệ liên
quan đến việc tách cảm xúc ra khỏi một ký ức khó chịu
hay một một xung lực có tính chất đe dọa. Ví dụ một
người đã bị sách nhiễu tình dục có vẻ rất hờ hững và
bàng quan và coi mình chưa bao giờ bị sách nhiễu
tình dục. Đây chính là một hình thái của tự nói dối, tự
lừa gạt chính mình.
Trong trường hợp khẩn cấp, nhiều người tỏ ra
rất tỉnh táo nhưng khi tình trạng khẩn cấp đó qua đi thì
họ sẽ sụp đổ. Trong quá trình căng thẳng, cơ thể họ
cho biết họ không thể ngã quy. Nhiều cá nhân có khả
năng tỏ ra rất cứng rắn trong việc xử lý chết chóc hay
tiếp cận với những ca bị thương như các bác sĩ và y tá.
Họ là những người phải làm việc thường trực với các
vết thương, vết mổ, máu và dao kéo. Ta có thể nhận ra
họ có khả năng áp dụng cơ chế tự vệ đóng cửa. Hoặc
ta thấy nhiều trẻ em rất sợ phim ma nhưng vẫn đi coi.


Hoặc nhiều người cố tình cười đùa trước những sự
kiện đau lòng. Đây là những ví dụ cơ chế tự vệ đóng
cửa nơi con người. Các cá nhân tự thuyết phục rằng
họ không có những cảm xúc lo lắng nhưng thật ra họ
rất lo lắng.
Cơ chế tự vệ thay thế là quá trình chuyển
hướng cảm xúc của mình về một cá nhân A qua một
cá nhân B khác. Thông thường thì những cảm xúc tích
cực dễ chịu được con người đón nhận và tiếp cận.
Song có những cảm xúc quá gay gắt và khó chấp

nhận, một cá nhân thường có phản ứng chuyển cảm
xúc ấy sang cho người khác (như giận cá chém thớt).
Ví dụ một người không thích sếp của mình là
người thấp lùn nên có ác cảm với tất cả những người
đàn ông thấp lùn khác (không thích sếp nên ghét lây
sang người khác). Hay nhiều người không tìm được
bạn tình nên đã tìm cách kiếm những thú vật khác như
chó mèo để thay thế nhu cầu tình cảm ấy. Nhiều người
đi tu vì không tìm thấy ý nghĩa của mình trong cuộc
sống ở ngoài đời. Nhiều người bực bội ở cơ quan về
nhà hành hạ và la mắng người thân. Nhiều trường
hợp, cá nhân có thể áp dụng cơ chế tự vệ thay thế với
chính mình bằng cách giận người khác nhưng lại tự


đọa đày và có những não trạng yếm thế, thụ động,
chán chường dẫn đến thiếu tự tin và trầm uất. Họ cảm
thấy tự ghét bỏ mình và không chấp nhận bản thân con
người của họ.
Cơ chế tự vệ gán ghép cảm xúc được Anna
Freud gọi là hoán chuyển cảm xúc hướng ngoại. Đây
là cách nhiều người gán ghép cảm xúc của mình lên
người khác, nhất là những điểm hạn chế tiêu cực của
bản thân họ được nhìn thấy nơi người khác. Họ
thường có những cảm xúc vẫn tồn tại trong hệ tư duy
của mình nhưng lại cho đấy là cảm xúc của người
khác. Có thể nói đây là cách suy bụng ta ra bụng
người về những mặt thiếu lành mạnh và tiêu cực.
Ví dụ như một ông chồng rất thích một cô gái
hàng xóm và rồi nghĩ rằng vợ mình cũng có những

cảm giác đó với những người đàn ông khác tại cơ
quan. Hay một sinh viên lười biếng có khuynh hướng
cho rằng nhiều sinh viên khác cũng sẽ lười biếng như
mình. Hoặc nhiều người có những lo lắng băn khoăn
về xu hướng giới tính của mình sẽ nghĩ là nhiều người
xung quanh có cùng cảm giác đó. Anh A là người đồng
tính sẽ nghĩ rằng có nhiều người đàn ông khác cùng
đồng tính giống như anh. Nhiều người sống và hy sinh


vì người khác vì họ tìm thấy những nhu cầu của mình
sẽ được đáp ứng qua sinh hoạt người khác. Ví dụ như
ta vẫn nghe câu nói "muốn ăn gắp bỏ cho người".
Chẳng hạn một cô gái luống tuổi rất thích làm mai cho
các cô gái trẻ khác vì họ có nhu cầu cơ chế tự vệ hoán
chuyển cảm xúc này.
Cơ chế tự vệ phản ứng được Anna Freud gọi
là tin vào điều ngược lại. Đây là cách các cá nhân thay
đổi một xung lực khó chấp nhận qua một xung lực ở
trạng thái dễ chấp nhận hơn. Ví dụ một đứa trẻ chẳng
ưa gì cô giáo nhưng vẫn vui vẻ để lấy lòng cô giáo ấy
để tránh bị phạt. Hoặc một người đồng tính không thể
chấp nhận được những phản đối về sinh hoạt tính dục
đồng tính từ phía dư luận xã hội nên đã công khai
chống lại đồng tính (anh ta có phản ứng với dư luận
tiêu cực qua việc nói dối). Một ví dụ điển hình thường
thấy nơi các em gái ở độ tuổi 7–11, khi các em nói
mình ghét các em trai, nhưng người lớn có thể nhận ra
được cảm xúc thực của các em gái là rất thích các cậu
bé. Nhiều ví dụ cho thấy các em ở tuổi dậy thì cố phản

ứng bằng những ám hiệu được hiểu ngầm với nhau.
Nhiều người lớn sử dụng xin lỗi để cải thiện một quan
hệ. Họ dựa vào cơ chế tự vệ này để sửa đổi lại cảm


×