Tải bản đầy đủ (.pptx) (56 trang)

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 56 trang )

ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO CƯ DÂN
NÔNG THÔN
GVHD :BẠCH VĂN THỦY

Nhóm 13

Họ và tên

Lớp

MSV

Phan Hoài Nam

K57-PTNTC

574136

Trần Thị Hiền

K57-KTNNB

573258

Vũ Thị Hảo

K57-KTPT

572910



I .ĐẶT VẤN ĐỀ



Trong những năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản
từ đó đã giúp các hộ nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển
kinh tế nhưng việc tổ chức thực hiện quy hoạch, định hướng phát triển các vùng sản xuất tập trung đang còn
khó khăn ” phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn”


Xác định ngành sản

II .NỘI DUNG

Giải pháp

Quy trình dự án phát triển
sản xuất dựa vào cộng đồng

xuất trọng điểm

Phát triển sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông

nghiệp

3



1. Xác định ngành sản xuất trọng điểm
1.1. Các khái niệm

–Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu
–Phát triển sản xuất là quá trình lớn lên, tăng lên mọi mặt của quá trình sản xuất. Nó bao gồm sự tăng trưởng về sản xuất và
đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu

– Thu nhập là các thu nhập của hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm toàn bộ
số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong thời gian 1 năm


1. Xác định ngành sản xuất trọng điểm

1.2. Cơ sở:

a.
b.
c.

Các yếu tố bên trong: Hiện trạng ngành sản xuất của địa phương , Các nguồn lực của địa phương
Các yếu tố bên ngoài: Nhu cầu thị trường, Chính sách, Quy hoạch tổng thể,…
Lợi thế so sánh, sự đánh đổi

Phát triển sản xuất nông nghiệp cần lưu ý

•.
•.
•.

Định hướng thị trường

Định hướng công nghệ
Định hướng bước đi: Tổ chức vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng và duy trì thương hiệu, phát triển thị
trường

•.

Yếu tố lòng tin của khách hàng đang là yếu điểm cần được khắc phục


2. Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN

Nông


2.1 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội

2.1.1 Công tác dồn điền đổi thửa

Những hạn chế

Văn hóa




Sản xuất nhỏ






Tâm lý
Người dân

Nguồn lực

Mảnh đất cắm dùi





Sợ thiệt thòi của “kẻ yếu”
Thiếu lòng tin vào cách làm
Ngại thay đổi

Yếu, thiếu về tài chính
Trình độ quản lý sx kém
Thiếu sự hỗ trợ có hiệu quả


2.1 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội

2.1.1 Công tác dồn điền đổi thửa

Những hạn chế

Bên trong






Sự mua bán đất khó kiểm soát
Phương pháp chưa phù hợp
Bố trí ít thời gian nên chưa sâu sát thực tế

Quản lý

Yêu tố bên ngoài




Đã có chính sách
Các hướng dẫn vẫn còn thiếu về phương pháp luận

Ai là người hưởng lợi từ dồn điền đổi thửa?


2.1 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội
2.1.1 Công tác dồn điền đổi thửa

Yêu cầu:



Dồn điền đổi thửa phải gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp và các quy hoạch
liên quan khác trên địa bàn.




Tiến hành dồn điền đổi thửa ở những vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, những diện tích đất đai đã quy
hoạch ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp thì giữ nguyên hiện trạng không thực hiện dồn điền đổi thửa.



Sau dồn điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn 1 – 2 thửa để sản xuất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho sản
xuất.


2.1 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn HàNội
2.1.1 Công tác dồn điền đổi thửa

Yêu cầu:



Thực hiện dồn điền đổi thửa phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đoàn kết, có sự đồng thuận cao
của nhân dân.



Tôn trọng quyền lợi của các hộ nhân ruộng khoán theo Nghị định 64/1993/NĐ – CP ngày 27/9/1993 của
Chính phủ. Gắn chuyển đổi ruộng đất với việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân,
thực hiện đúng Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai.


Nguyên tắc dồn điền, đổi thửa




Chuyển đổi ruộng đất gắn với qui hoạch lại đồng ruộng từng bước cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ
thống tưới tiêu, giao thông thủy lợi nội đồng đảm bảo tính khoa học, thiết thực hiệu quả



Đẩy mạnh kinh tế trang trại, mô hình lúa – cá hoặc chuyên nuôi trồng thủy sản, hướng các sản phẩm
nông nghiệp thành hàng hóa để xuất khẩu đồng thời tạo thuận lợi cho nhân dân ứng dụng khoa học
công nghệ một cách đồng bộ.




Nguyên tắc dồn điền, đổi thửa



Việc quy hoạch ruộng đất phải thể hiện rõ quĩ đất công ích của địa phương để tăng nguồn thu cho đầu
tư cơ sở hạ tầng theo đúng vị trí đã được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tại các thôn trên địa bàn xã.



Quy hoạch xây dựng mới hệ thống giao thông thủy nội đồng phải thực sự đem lại hiệu quả thiết thực,
phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương trong thời kỳ hội nhập.




Từng thửa ruộng sau chuyển đổi phải được tiếp giáp với đường giao thông nội đồng.

Theo đúng quy định tại Nghị định 64/CP của Chính phủ


Nguyên tắc dồn điền, đổi thửa



Không đưa vào đối tượng chuyển đổi ruộng đất những diện tích đất nông nghiệp đã được quy hoạch
chuyển mục đích sử dụng đất có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư.



Các chính sách đề ra của thôn, xã phải mang tính chung nhất phù hợp với ý nguyện của đại đa số
nhân dân thể hiện tính khoa học, pháp lý, dân chủ và tính nhân đạo nhằm giải quyết cơ bản các mối
quan hệ trong quá trình chuyển đổi ruộng đất


Nội dung và quy trình dồn điền đổi thửa









Bước 1: Lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015)
Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban dồn điền đổi thửa
Bước 3: Xây dựng đề án dồn điền đổi thửa

Bước 4: Tổ chức học tập, thảo luận đóng góp và phê duyệt đề án dồn điền đổi thửa
Bước 5: Tổ chức giao ruộng tại thực địa cho các hộ xã viên
Bước 6: Tổ chức sản xuất trên vùng đất đã được chuyển đổi
Bước 7: Hoàn thiện các hồ sơ địa chính phù hợp


2.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện nghĩa hưng tỉnh Nam Định
Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; Góp phần quan trọng
để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được
những kết quả quan trọng: Năng suất, sản lượng lương thực ổn định, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên, đời sống nhân dân được
cải thiện.
Tuy nhiên, cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu và tập quán canh tác hiện nay của nông dân, sản xuất nông nghiệp đang đặt ra nhiều
khó khăn, thách thức:Cơ cấu cây trồng chậm đổi mới: Nông dân chủ yếu gieo trồng các giống lúa dài ngày, chất lượng khá nhưng khả
năng chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh kém; Thời vụ gieo cấy của 2 vụ lúa đều muộn nên vừa chịu thiệt hại về sâu
bệnh, thời tiết, vừa không mở rộng được diện tích cây màu vụ đông. Từ đó, năng suất và hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích thấp.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân thì việc chuyển đổi cơ cấu giống, và thời vụ gieo
cấy lúa để tăng vụ, tăng thu nhập cho nông dân là yêu cầu cấp thiết.


Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện nghĩa hưng.

Bảng 1: Thời vụ sản xuất

Vụ trồng
Lúa xuân muộn

Thời vụ

2009


2010

2011

24-28/1

24-28/1

25-28/1

02-04/2

02-04/2

30/1-1/2

03/6-12/6

4/6-17/6

24/6-6/7

129

130

149

18-20/6


18-20/6

26-30/6

05-08/7

01-05/7

02-10/7

7/10-29/10

5/10-3/11

28/10-16/11

112

110

122

Gieo, cấy

10/10/2009

7/10/2010

30/10/2011


Thu hoạch

20/1/2010

20/1/2011

20/1/2011

100

103

80

Gieo

Gặt
TGST (ngày)
Lúa mùa

Gieo

Gặt
TGST (ngày)
Vụ đông

TG trồng (ngày)


bảng 2. Diện tích cây và hiệu quả kinh tế một số cây vụ đông chính trên đất 2 lúa.


Cây trồng

Năm 2009
Diện tích (ha)

Lãi ròng (đ/sào)

Năm 2010

Năm 2011

Diện tích(ha)

Diện tích (ha)

Cà chua

126,0

3.590.000

115,0

93,0

Bí xanh

152,0


2.755.000

149,0

65,0

Đậu tương

100,0

615.000

195,0

Dưa chuột

20,0

3.067.000

0,7

7,0

Ngô

86,0

551.000


32,0

1,6

Khoai tây

15,0

1.973.000

Rau các loại

18,0

420.000
531,7

181,0

Tổng cộng

517,0


Từ biểu trên cho thấy:
Cây trồng vụ đông trên đất 2 lúa chủ lực là bí xanh, đậu tương và cà chua. Trong đó, diện tích bí xanh và cà chua
có sự ổn định hơn do là cây trồng ươm trong bầu, thời gian sinh trưởng trên đồng ruộng ngắn nên ít bị ảnh
hưởng bởi thời vụ gặt lúa mùa hơn các cây trồng khác.
Diện tích chuyển đổi từ trồng 2 vụ lúa sang trồng 1 vụ lúa 2 vụ màu hoặc chuyển đổi hoàn toàn sang trồng màu
là cách làm mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi hộ gia đình có từ 2 đến 3 lao động, nếu chuyển đổi 3- 5 sào

trồng lúa sang trồng màu thì sẽ đảm bảo được việc làm và nguồn thu nhập ổn định quanh năm.
Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu thực chất là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không làm thay đổi
hiện trạng đất nông nghiệp, phù hợp với Nghị quyết TW 7 (khóa IX) của Đảng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi trong nông nghiệp.


A .NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

1. Ảnh hưởng của khí hậu, thủy văn đến mùa vụ sản xuất của huyện

Bảng 3 : Lượng mưa các tháng trong năm của huyện Nghĩa Hưng (tính trung bình của 32 năm: từ năm 1980 – 2011) và nhiệt độ
trung bình tháng (trung bình 5 năm tại Nam Định) cụ thể như sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

Lượng

21

20

46

60

179

143

203

279

327

205


51

14

17,3

18,5

20,9

25,2

26,7

29,7

29,6

28,9

28,0

25,9

22,5

18,9

mưa (mm)


Nhiệt độ
o
TB ( C)


Đối với vụ xuân:
Vụ xuân thường chịu ảnh hưởng chính bởi các yếu tố khí hậu, thủy văn như: lấy nước đổ ải, nhiệt độ không khí
giai đoạn mạ, nhiệt độ trung bình của cả vụ…
Trong những năm gần đây, lịch lấy nước đổ ải thường phụ thuộc vào lịch xả nước của các hồ thủy điện. Thời gian
lấy nước đổ ải thường ổn định từ sau tiết Đại hàn (21/1). Như vậy, cây vụ đông phải được thu hoạch xong trước
20/1 để kịp cho lấy nước đổ ải. Vụ lúa xuân có thể bắt đầu gieo từ 20/1 và cấy từ 10/2 (23/1 lấy nước, 27/1 làm
đất, 10/2 làm đất xong – có 13 ngày để làm đất).
Trong trường hợp cá biệt có những năm nhiệt độ trung bình các tháng trong vụ thấp làm kéo dài thời gian sinh
trưởng của lúa xuân thì điều chỉnh vụ gieo cấy lúa mùa bằng cách sử dụng các giống cực ngắn ngày như GL101,
PD1….
Đối với vụ lúa mùa: Vụ mùa trồng sớm thường sinh trưởng tốt hơn, hạn chế được sâu bệnh cuối vụ. Tuy nhiên,
năng suất không ổn định do có thể gặp mưa bão lúc trỗ bông.
.


Đối với vụ đông:
Thời vụ trồng cây vụ đông phụ thuộc vào thời gian giải phóng đất của vụ lúa mùa, yêu cầu ngoại cảnh của
từng cây trồng vụ đông cụ thể và đặc biệt là lượng mưa giai đoạn đầu vụ (tháng 9 và tháng 10).
Tháng 9 là thời gian có lượng mưa lớn nhất trong năm và là khó khăn lớn trong việc trồng cây màu vụ đông
nên vụ đông ở huyện nên bắt đầu trồng từ 25/9 và kết thúc trước 10/10 (đối với cây đậu tương, bí ngô, bí xanh).
Đa dạng hóa cây trồng vụ đông, kể cả cây có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu và các loại rau ăn lá, rau ăn củ
ngắn ngày, chịu lạnh có thể trồng được từ đầu tháng 10 đến 15/11 (các loại rau cải, và rau gia vị) là biện pháp hữu
hiệu để thích nghi với các điều kiện khí hậu, đất đai và mùa vụ khác nhau. Đa dạng hóa cây trồng vụ đông giúp ổn
định sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và đặc biệt là tăng diện tích cây vụ đông do người dân có thêm nhiều sự lựa

chọn đối tượng cây trồng.


2.NGUYÊN TẮC



Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, đối tượng thụ hưởng chính là
nông dân. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung phải được nhân dân bàn bạc công khai dân chủ nhằm
phát huy tính chủ động sáng tạo.

 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải trên cơ sở tình hình thực trạng của từng địa phương, gắn với quy hoạch
nông thôn mới và trên cơ sở đề án của huyện

 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được thực hiện với phương châm phát huy sự tự nguyện của nhân dân, sự
tham gia của các doanh nghiệp; nhà nước đầu tư hỗ trợ một phần bằng các chương trình lồng ghép và các
nguồn vốn hợp pháp khác.

 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đáp ứng yêu cầu nâng cao thu nhập cho nhân dân, tạo ra việc làm tại chỗ
có thu nhập cao, góp phần ổn định chính trị - xã hội
.


3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ gắn với cánh đồng mẫu lớn.
Căn cứ vào tình hình thực tế của huyện, Cánh đồng mẫu lớn của huyện giai đoạn 2012 – 2015 được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí
sau:
(1). Phải có quy hoạch vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch nông thôn mới
(2). Đối với cây lúa phải có quy mô trên 30ha và đối với cây màu là trên 5 ha.
(3). Phải cùng giống, cùng thời vụ, cùng phương thức canh tác và hệ thống tưới tiêu.
(4). Người dân tự nguyện tham gia sản xuất theo nhóm

(5). Có doanh nghiệp tham gia như hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV hay bao tiêu sản phẩm.
(6). Chính quyền địa phương chỉ đạo và HTX NN thực hiện một số khâu dịch vụ (làm đất, gieo cấy, thu hoạch bằng máy).
(7). Cam kết hỗ trợ về kỹ thuật và tổ chức sản xuất.
(8). Người dân phải tự giác ghi chép quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
(9). Mô hình cánh đồng mẫu lớn phải có hiệu quả kinh tế hơn gieo cấy bình thường.


4. Xây dựng công thức luân canh trên đất lúa.

CÔNG THỨC 1:
XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN THEO CÔNG THỨC
LUÂN CANH: LÚA XUÂN MUỘN, LÚA MÙA SỚM, CÂY VỤ ĐÔNG

Đây là công thức áp dụng đồng bộ 3 biện pháp để đẩy sớm, rút ngắn thời vụ là: Gieo cấy sớm, làm đất nhanh và
sử dụng giống
ngắn ngày.
Mục tiêu của công thức 1 là gặt lúa mùa xong trước ngày 30/9 để lên luống trồng các cây trồng vụ đông dài ngày
như cà chua, bí xanh, bí ngô, ngô đông... Công thức 1 thích hợp với chân đất vàn cao, tưới tiêu chủ động để tránh
ngập úng đầu vụ đông và khô hạn vào cuối vụ.


a. Cơ cấu thời vụ trong năm
Các vụ trong năm

Tiến độ thực hiện

Thời gian thực hiện

Lúa xuân muộn


Gieo mạ

20-22/1

Gieo sạ

6 – 9/2

Cấy lúa

10-15/2

Thu hoạch

1/6 – 10/6

Gieo mạ

15/6 – 20/6

Cấy lúa

25/6 – 30/6

Thu hoạch

25/9-30/9

Gieo ươm


1/9 - 5/9

Cấy ra ruộng

25/9-5/10

Thu hoạch

Trước 15/1

Giống có TGST ≤ 130 ngày
(TBR45, RVT, BT7)

Lúa mùa sớm
Giống có TGST <105 ngày
(giống lúa TBR45, RVT, VĐ1)

Vụ đông chính
(Bí xanh, cà chua, đậu tương)
Ruộng cho vụ đông ≈ 115 ngày


×