Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Câu hỏi và Đề cương vi sinh vật thú (nguồn Đinh Công Trưởng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.48 KB, 36 trang )

ĐỀ CƢƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn Học : Vi sinh vật thú y
Kỳ 2 – Năm 2011- 2012
A: CÂU HỎI ÔN
Câu 1: Đặc tính sinh học của tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus?
Câu 2: Chẩn đoán vi khuẩn học bệnh do Staphylococcus gây ra?
Câu 3: Đặc tính sinh học của Streptococcus suis?
Câu 4:Đặc tính sinh học của trực khuẩn Đóng dấu lợn?
Câu 5:Chẩn đoán vi khuẩn học bệnh do trực khuẩn Đóng dấu lợn?
Câu 6: Chẩn đoán huyết thanh học bệnh Đóng dấu lợn?
Câu 7: Đặc tính sinh học của Pasteurella multocida?
Câu 8: Chẩn đoán vi khuẩn học bệnh tụ huyết trùng gà?
Câu 9: Đặc tính sinh học của VK brucella?
Câu 10: Chẩn đoán bệnh xảy thai truyền nhiễm Brucellosis bằng phản ứng ngưng kết?
Câu 11: Đặc tính chung của giống Salmonella về hình thái, nuôi cấy, sinh hóa, độc tố?
Câu 12: Cấu trúc kháng nguyên của giống Salmonella?
Câu 13: Đặc tính sinh học của trực khuẩn E.coli?
Câu 14: Đặc tính sinh học của trực khuẩn phó thương hàn lợn?
Câu 15: Chẩn đoán huyết thanh học bệnh thương hàn gà bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính?
Câu 16: Đặc tính sinh học của trực khuẩn nhiệt thán Bacillus anthracis?
Câu 17: Chẩn đoán VK học bệnh nhiệt thán?
Câu 18: Trình bày phản ứng kết tủa Ascoli để chẩn đoán bệnh nhiệt thán?
Câu 19: Đặc tính sinh học của trực khuẩn uốn ván. Từ đó đề ra biện pháp phòng và trị bệnh?
Câu 20: Đặc tính sinh học của trực khuẩn Lao?
Câu 21: Dùng phản ứng dị ứng để phát hiện lao ở bò( nguyên lý, phương pháp tiêm nội bì)?
Câu 22: Đặc tính sinh học của Leptospira?
Câu 23: Chẩn đoán Leptospira bằng phản ứng ngưng kết tan với kháng nguyên sống trên phiến kính?
Câu 24, Đặc tính sinh học của virus dịch tả lợn?
Câu 25, Chẩn đoán virus học bệnh dịch tả lợn?
Câu 26, Chẩn đoán huyết thanh học bệnh dịch tả lợn?( phản ứng trung hòa trên thỏ,phản ứng kết tủa khuếch tán
trên thạch)?


Câu 27, Đặc tính sinh học của virus lở mồm long móng?
Câu 28, Đặc tính sinh học của virus dại?
Câu 29, Chẩn đoán bệnh dại bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang ( phƣơng pháp
Câu 30.Đặc tính sinh học của virus Newcastle?
Câu 31, Trình bày phƣơng pháp làm phản ứng HA( nguyên lý, mục đích cách tiến
Câu 21: Dùng phản ứng dị ứng để phát hiện lao ở bò( nguyên lý, phương pháp tiêm nội bì)?
Câu 22: Đặc tính sinh học của Leptospira?
Câu 23: Chẩn đoán Leptospira bằng phản ứng ngưng kết tan với kháng nguyên sống trên phiến kính?
Câu 24, Đặc tính sinh học của virus dịch tả lợn?
Câu 25, Chẩn đoán virus học bệnh dịch tả lợn?
Câu 26, Chẩn đoán huyết thanh học bệnh dịch tả lợn?( phản ứng trung hòa trên thỏ,phản ứng kết tủa khuếch tán
trên thạch)?
Câu 27, Đặc tính sinh học của virus lở mồm long móng?
Câu 28, Đặc tính sinh học của virus dại?
Câu 29, Chẩn đoán bệnh dại bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang ( phƣơng pháp
Câu 30.Đặc tính sinh học của virus Newcastle?
Câu 32, Trình bày phƣơng pháp làm phản ứng HI để giám định virus Newcastle vàvirus cúm gia cầm?
Câu 33. Chuẩn đoán viruts học bệnh Newcastle
Câu 34: Dặc tính sinh học của viruts gumboro
Câu 35: Chuẩn đoán viruts học bệnh gumboro
Câu 36:đặc tính sinh học của vr cúm gia cầm( Avian Ingluenza Virus)
Câu 37: đặc tính sinh học của vr dịch tả vịt ( Pestis anatum virus)
Câu 38: chẩn đoán virus học dịch tả vịt:
Câu 39: đặc tính sinh học của vr viêm gan vịt.(Duck Hepatitis Virus)
Câu 40:Chẩn đoán virut học bệnh viêm gan vịt
Câu 41 : Đặc tính sinh học của VR PRRS
Câu 43: Kể tên các phương pháp chẩn đoán bệnh: Newcastle, dại, dịch tả lợn, viêm gan vịt, cúm gia cầm, Gumboro,
Đóng dấu lợn

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD


Email:


B: Trả lời
Câu 1: Đặc tính sinh học của tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus?
Trả lời: Tụ cầu khuẩn: Staphylococcus aureus
a. Hình thái :
-Vi khuẩn hình cầu, đường kính 0,7-1 μm
-Không sinh nha bào và giáp mô,và thường ko có vỏ, không không có lông, không di động.
-Trong bệnh phẩm VK xếp thành từng đôi, đám nhỏ hình chùm nho.
-VK bắt màu Gram +
b. Đặc tính nuôi cấy :
-Sống hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện
-Nhiệt độ thích hợp : 32 – 370C, pH : 7,2 – 7,6
Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
*Các môi trường
-Nƣớc thịt : Sau 5-6h VK đã làm đục, sau 24h môi trường rất đục, lắng cặn nhiều, không có màng
-Thạch thƣờng : Sau 24h khuẩn lạc to dạng S, mặt hơi ướt, bờ đều nhẵn, VK sinh sắc tố nên khuẩn lạc có màu vàng
thẫm loài tụ cầu gây bệnh (aureus) hoặc trắng (albus), vàng chanh(citreus) loài tụ cầu có độc lực thấp, không gây bệnh.
-Thạch máu : Sau 24h vi khuẩn mọc rất tốt, khuẩn lạc dạng S. Tụ cầu loại gây bệnh gây hiện tượng dung huyết.
-MT Sapman : Phân lập và kiểm tra độc lực của tụ cầu. Thành phần môi trường gồm có (thạch thường 1000ml, clorua
natri 75g, mannit 10g, dung dịch Phenon đỏ 4% là 3-4 ml) Môi trường từ màu đỏ (pH= 8,4) sang màu vàng (pH= 6,8) thì
là tụ cầu gây bệnh. Môi trường ko đổi màu là ko gây bệnh.
-MT Gelatin : Cấy VK theo đường chích sâu, nuôi ở nhiệt độ 200C, sau 2-3 ngày gelatin bị tan chảy ra trông giống dạng
hình phễu.
- Trên môi trƣờng thạch máu : Tụ cầu có 4 loại độc tố có khả năng làm tan hồng cầu của một số loài ĐV gọi là dung
huyết tố :
α : gây tan hồng cầu ở thỏ ở 370C, hoạt tử da và gây chết. Đây là 1
ngoại độc tố, bản chất Protein, bền với nhiệt độ. Là KN hoàn toàn, gây hình thành KT

kết tủa và KT trung hòa dưới tác dụng của focmon và nhiệt độ nó biến thành giải độc
tố có thể dùng làm vacxin.
β: gây tan hồng cầu cừ ở 40C, kém độc hơn dung huyết tố anpha.
δ: gây tan hồng cầu người, thỏ, cừu, ngựa, gây hoại tử da.
γ: loại này không tác động lên hồng cầu ngựa.
Dung huyết tố anpha là đặc điểm xác định tụ cầu có khả năng gây bệnh.
c. Đặc tính sinh hóa :
-Chuyển hóa đường: Lên men các đường sau :Glucoz, Levuloz, Lactoz, Manit, Saccaroz
-Phản ứng catalaza dƣơng tính
d. Sức đề kháng:
-Kém với nhiệt độ: 700 /1h, 800 / 10-30 phút, 1000 C sau vài phút
-Các chất sát trùng thông thường diệt VK nhanh chóng.
-Ở nơi khô ráo VK có thể sống trên 200 ngày
-VK có sức đề kháng ở nhiệt độ lạnh.
-Tồn tại trong môi trường co nđộ muối 75%
e. Khả năng gây bệnh:
*Trong tự nhiên:
- Tụ cầu thường kí sinh trên da của người và gia súc, có 30% người khỏe mang Staphylococcus aureus trên da, niêm mạc.
Khi sức đề kháng của cơ thể giảm hoặc khi có tổn thương trên da, niêm mạc, VK sẽ xâm nhập gây bệnh.
- Nhiễm trùng do tụ cầu có nhiều biểu hiện khác nhau:
+ Mưng mủ, apse, viêm cơ, viêm vú.
+ Nhiễm trùng huyết, bại huyết.
+ Hình thành độc tố ruột gây ngộ độc thực phẩm.
+ Mức độ cảm nhiễm ở gia súc: Ngựa> bò> chó> lợn> cừu. Ngoài ra người cũng cảm nhiễm. Chim ko mắc bệnh.
*Trong phòng TN:
- Thỏ cảm nhiễm nhất, nếu tiêm 1-2 ml canh khuẩn tụ cầu 24h vào TM tai, sau 36-48h thỏ sẽ chết vì chứng huyết nhiễm
mủ, mổ khám thấy nhiều ổ apxe trong phủ tạng.
- Nếu tiêm dưới da cho thỏ gây áp xe dưới da.
f. Cấu trúc kháng nguyên:
- 1 kháng nguyên polysaccarit ở vách là 1 phức hợp mucopeptide – axit teichoic. Khi gặp kháng thể tương ứng sẽ gây nên

phản ứng ngưng kết.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- 1 kháng nguyên protein (protein A) là thành phần của vách và ở phía ngoài.
g. Các chất do tụ cầu gây bệnh tiết ra:
- Các độc tố:
+) Nhân tố diệt bạch cầu :
+ Bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân bị phá hủy, vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu.
+) Độc tố ruột : Có 4 loại, có 2 loại đã biết :
+ Độc tố ruột A : tạo ra do 1 chủng phân lập trong quá trình nhiễm độc thức ăn.
+ Độc tố ruột B : tạo ra do 1 chủng phân lập trong bệnh nhân viêm ruột.
- Các enzyme :
+ Men đông huyết tương ( Coagulaz)
+ Men làm tan tơ huyết ( Fibrinolyzin hay Staphylokinaz)
+ Men Deoxyribonucleaz: thủy phân axit dezoxyribonucleic và gây các thương tổn tổ chức.
+ Men Hyaluronidaz: dưới tác dụng của men Penixilinaz làm cho penixilin mất tác dụng, cơ chế kháng penixilin.
Câu 2: Chẩn đoán vi khuẩn học bệnh do Staphylococcus gây ra?
Trả lời:
Gồm có 4 bƣớc:
- Lấy bệnh phẩm:
+Phải tuân thủ quy tắc tuyệt đối vô trùng để tránh nhiễm các VK khác.
+ Dùng tăm bông lấy mủ hoặc dịch viêm ở ổ mủ hoặc vết thương hở.
+ Dùng bơm tiêm hút mủ ở các ổ apxe
- Kiểm tra hình thái trên kính hiển vi:
+Làm tiêu bản, đem nhuộm Gram rồi quan sát dưới kính hiển vi.
+Nếu là tụ cầu: VK hình cầu, bắt màu Gram dương, tụ lại thành từng đám như hình chùm nho.

- Nuôi cấy vào các môi trường thích hợp:Bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường nước thịt, thạch máu, thạch Sapman.
- Tiêm ĐV thí nghiệm:
* Dùng thỏ để gây bệnh.
+Để xác định tụ cầu gây bệnh phải dựa vào những tính chất sau:
+ Lên men đường manit
+ Sinh sắc tố
+ Có dung huyết tố anpha
+ Có men Coagulaz
+ Một số trường hợp phát hiện Dezoxyribonucleaz và Fibrinolyzin.
Câu 3: Đặc tính sinh học của Streptococcus suis?
Trả lời: Liên cầu khuẩn: Streptococcus suis
1. Hình thái:
-VK hình cầu hoặc bầu dục, o van đường kính 0,5-1 μm. Đôi khi có vỏ.
-VK xếp thành chuỗi ngắn( tùy thuộc vào điều kiện môi trường)
-Không sinh nha bào, không di động, đôi khi có 1 lớp giáp mô mỏng bên ngoài VK.
2. Đặc tính nuôi cấy:
-VK hiếu khí hay yếm khí tùy tiện( trong môi trường thiếu O2 vẫn phát triển mạnh), mọc tốt ở các mt thong thường
-Thường kí sinh trên đường ruột gia súc.
-Nhiệt độ thích hợp: 370C; pH= 7,2-7,4.
- Môi trường Nước thịt: VK hình thành hạt hoặc những bông. Sau khi nuôi cấy 24h, môi trường trong suốt, đáy ống có
cặn.
- Môi trường Thạch thường: VK hình thành khuẩn lạc dạng S, khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám. Đường kính
khuẩn lạc: 1-2 mm. VK xếp thành chuỗi ngắn.
- Môi trường Thạch máu (thỏ,ngựa,cừu): Sau khi nuôi cấy 24h, VK phát triển tốt, khuẩn lạc dạng S to hơn môi trường
thạch thường. Những chủng gây bệnh thì có độc tố, gây dung huyết, trong môi trường thạch máu thì làm tan máu: týp β ,
týp α , týp γ.
- Trong môi trƣờng thạch máu quan sát đƣợc:
+ Týp anpha (α): Khuẩn lạc bao quanh 1 vòng hồng cầu còn nguyên hình nhưng màu xanh, xa khuẩn lạc một chút có
vòng tan máu. Liên cầu dung huyết nhóm anpha, độc lực không cao.
+ Týp bêta (β): Bao quanh KL là 1 vòng tan máu hoàn toàn trong suốt có bờ rõ ràng. Liên cầu dung huyết nhóm bêta,

độc lực cao.
+ Týp gamma (γ):Xung quanh KL ko có sự thay đổi nào, hồng cầu vẫn giữ màu hồng nhạt. Liên cầu không có khả năng
dung huyết, thường là những VK không gây bệnh.
3. Đặc tính sinh hóa:
- Chuyển hóa đường: Lên men các đường sau:Glucoz, Saccaroz, Lactoz , Salixin, trêhaloz
- Không lên men các đường sau: Mannit, Inulin

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- Phản ứng sinh hóa khác:
+ Indol: âm tính
+ Không làm đông vón huyết tương ( Coagulaz - )
+ H2S: âm tính
4. Cấu trúc kháng nguyên:
-KN Polyozit( chất C): là 1 KN thân, dựa vào chất “C” khác nhau chia
thành các nhóm A, B, C, D…R.
-KN protein( M): ở liên cầu nhóm A có khoảng 42 type, trong đó có 12
type rất quan trọng vì hay gây bệnh.
-Các mucopeptit: làm vách cầu của liên cầu cứng rắn, có khả năng gây độc.
5. Các chất do liên cầu tiết ra:
a. Độc tố:
- Liên cầu nhóm A sinh độc tố mà bản chất của chúng là Protein thường thì độc tố này gây ra nốt ban đỏ trên da (liên cầu
nhóm B, C rất ít khi gây độc tố này)
- Dung huyết tố:
+Streptolysin O: Đóng vai trò quan trọng, hầu hết các loại liên cầu làm tan máu đều có độc tố này. Dung huyết tố này
hoạt động ở chiều sâu của môi trường không có oxi của ko khí, dễ bị mất hoạt tính bởi oxi. Định lượng kháng thể
antistreptolyzin O có giá trị trong chẩn đoán bệnh do liên cầu gây ra.

+Streptolysin S: ko có ý nghĩa quan trọng, nhiều loại VK sản sinh độc tố này.Không bị mất hoạt tính bởi Oxy, có tính
kháng nguyên yếu do vậy nên không có ‎ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh.
b. Enzyme:
- Men làm tan tơ huyết ( streptokinaz):
+ Do các liên cầu nhóm A, C, G sinh ra, làm tan tơ huyết
+ Tính kháng nguyên cao, kích thích cơ thể hình thành kháng thể anti streptokinaz.
+ng ta có thể chế KN này từ liên cầu nhóm C, và ứng dụng để chữa các bệnh Fibrin trong máu
- Streptodornaz:
+ Làm lỏng mủ đặc do các liên cầu độc tạo nên
+ Có 4 loại A, B, C, D chúng có tác dụng khi có mặt ion Mg2+
- Hyaluronidaz:
+ Thủy phân axit hyaluronic là chất cơ bản của mô liên kết, giúp VK dễ lan tràn
+ Kích thích cơ thể hình thành kháng thể đặc hiệu, nhưng hiệu giá kháng thể thấp nên ít dùng chẩn đoán bệnh.
- Diphotpho-Pyridin-Nucleotidaz
+ men này có ở Các liên cầu A, C, G làm chết các bạch cầu
- Proteinaz:
+ Phân hủy protein, tiêm liều cao gây thương tổn ở tim.
6. Sức đề kháng:
Liên cầu khuẩn có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hóa chất
- Nhiệt độ: 700C/ 35-40ph, 1000C/ 1phút
- Các chất sát trùng thông thường dễ tiêu diệt được liên cầu.
7. Tính gây bệnh:
a. Trong tự nhiên:
- có ở khắp nơi, Chúng cư trú ở họng và ruột, một số có khả năng gây bệnh:
- Ở người: nhiễm khuẩn Eczema, mưng mủ ở phủ tạng, viêm họng, mẩn đỏ.. vv
- Ở ĐV: chứng mưng mủ, bệnh biến chung hay cục bộ( viêm vú)
+ Ở ngựa: bệnh viêm hạch truyền nhiễm Adenitis Equorum
+ Ở bò: bệnh viêm buồng vú truyền nhiễm của bò sữa, bệnh bại liệt của bê.
+ Ở dê: chứng nung mủ, viêm vú, viêm phổi và ngoại tâm mạc...
b. Trong phòng thí nghiệm:

- Thỏ là ĐVTN dễ cảm thụ nhất.
- Tiêm vào dưới da cho thỏ: Áp xe tại nơi viêm
- Tiêm vào tĩnh mạch hay phúc mạc: thỏ chết nhanh do nhiễm khuẩn huyết.
- Có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh.
Câu 4:Đặc tính sinh học của trực khuẩn Đóng dấu lợn?
Trả lời: Trực khuẩn đóng dấu lợn: Erysipelothrix rhusiopathiae.
a. Hình thái:
- Trực khuẩn nhỏ, thẳng, có khi hơi cong, kích thước 1 – 1,5 X 0,2 – 0,4 µm.
- VK không có lông, không di động, không hình thành nha bào và giáp mô, sinh sản bằng trực phân, sống hiếu khí.
- Từ canh khuẩn già hoặc bệnh phẩm lợn mắc bệnh mạn tính thấy VK có hình sợi tơ dài, cong queo.
- Trong bệnh phẩm VK đứng riêng lẻ hay từng đôi một, có khi nằm trong bạch cầu.
- Bắt màu Gram + , có thể nhuộm với tất cả các thuốc nhuộm kiềm Anilin.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


b. Đặc tính nuôi cấy:VK hiếu khí( có thể sinh trưởng trong môi trường yếm khí), nhiệt độ thích hợp 370C, pH: 7,2 – 7,6.
- Môi trƣờng nƣớc thịt: sau 24h, môi trường hơi đục rồi trong, khi lắc có vẩn như mây bay rồi trở lại trong như cũ, đáy
ống có ít một ít cặntrắng nhày màu tro. Nếu cho thêm đường glucozo và 10% huyết thanh vào môi trường thì VK mọc rất
tốt. Chú ý: nuôi lâu nước thịt trong ra, có giống lại làm môi trường vẩn đục và có mùi thối.
- Thạch thƣờng: sau 24h, VK hình thành khuẩn lạc rất nhỏ, bóng láng( dạng S) hình tròn, rìa gọn, trong như giọt sương.
- Thạch máu: Không dung huyết, sau 24 – 48h, thấy xuất hiện những khuẩn lạc nhỏ, tròn, óng ánh như hạt sương.
- Thạch huyết thanh 10%: khuẩn lạc nhỏ li ti, giống hạt sương, màu xanh lơ nhạt, nhìn qua ánh sáng thấy các khuẩn lạc
to có màu xanh lơ rõ, khuẩn lạc nhỏ có màu lơ rất nhạt.
- Môi trƣờng packer: hình thành những khuẩn lạc rất nhỏ mịn, dạng S hoặc những khuẩn lạc dạng R, to hơn, bề mặt
không đều và đục.
-Thạch lỏng: VK phát triển tốt, ko di động
- Gelatin: Cấy sâu nuôi ở 280C sau 5 ngày ở đường cấy chích sâu thấy VK mọc ngang ra những lôngnhỏ màu xanh tro

giống hình bàn chải rửa ống nghiệm. Gelatin ko tan chảy, để lâu, mặt gelatin ở xung quanh vết cấy vẫn khô.
c. Đặc tính sinh hóa:
- Chuyển hóa đƣờng: Đặc tính lên men đường thay đổi tủy chủng, phần lớn vi khuẩn lên men đường (glucoz, galactoz,
levuloz, mannoz). Không lên men đường: saccaroz, mantoz, arabinoz, xyloz, dechtrin, mantion, socbiton, dunxiton,
glyxeron, inositon, trihaloz, inulin, xalixin.
- Phản ứng sinh hóa:
+ Phản ứng VP: âm tính
+ Phản ứng MR: âm tính
+ Indol: âm tính
+ Sinh H2S: dương tính
+ Không sinh ure, không gây dung huyết
+ Catalase: âm tính
d. Sức đề kháng:
- Vk có thể sống được 17-35 năm trong môi trường dịch thể khi nút kín miệng ống nghiệm.
- Trong phủ tạng lợn chết: 4 tháng; lợn chết chôn dưới đất: 9 tháng, nếu Sấy khô Vk chết trong 3 tuần
- Chỗ ẩm, tối ở 370C: sống 1 tháng.
- Có ánh sáng mặt trời sống 12 ngày.
- Nhiệt độ cao dễ dàng giết VK: trong canh khuẩn đun 700C/ 5 phút; 1000C chết ngay. Thịt có VK cắt dày 15 cm phải nấu
sôi 1000C/ 2h30ph vẫn chưa diệt được VK.
- Những chất hóa học sát trùng thông thường đều diệt được Vk: clorua vôi 1%, NaOH 5%, axit pheic 1%.
e. Tính gây bệnh:
- Trong tự nhiên:
+ Lợn đặc biệt lợn con, lợn 3-4 tháng tuổi cho đến 1 năm tuổi rất mẫn cảm.
+ Loài chim cũng cảm thụ ở mức độ nặng nhẹ theo thứ tự: Bồ câu, gà, vịt, ngan, ngỗng, vẹt, sáo, chim sẻ.
+ Triệu chứng ở chim: mào tái, suy nhược, ỉa chảy. Bệnh tích: xuất huyết niêm mạc và bắp thịt, gan lách tụ máu, sưng to.
+ Trâu, bò, dê, chó cũng mắc.
+ Người cũng mắc: sốt cao, nổi nốt đỏ trên da, đầu các khớp xương và hạch sưng.
- Trong phòng thí nghiệm:
+ Chuột bạch: cảm thụ nhất. Tiêm S.C chuột canh khuẩn 24h với liều 0,3-0,4 ml sau từ 2-6 ngày tuổi chuột bị bại huyết
và chết, trước khi chết chuột sợ ánh sáng, viêm sưng giác mạc. Bệnh tích: phổi sưng, tụ máu, lách sưng, gan màu tro, nát.

+ Bồ câu: mẫn cảm. Tiêm S.C hoặc I.M canh khuẩn 24h liều 1ml. Sau 3-4 ngày chết. Trước khi chết: 2 chân bại, thở khó.
Bệnh tích: chỗ tiêm sưng tụ máu, tim sưng, viêm ngoại tâm mạc có tích nước, gan thận viêm tụ máu. Có thể tăng độc lực
của VK qua tiêm truyền nhiều lần qua bồ câu.
+ Thỏ: cảm thụ kém. Tiêm vi khuẩn vào I.V, thỏ chết sau 3-6 ngày, kết quả ko chắc chắn.
Câu 5:Chẩn đoán vi khuẩn học bệnh do trực khuẩn Đóng dấu lợn?
Trả lời:
a. Lấy bệnh phẩm:
- Thể cấp và mạn tính lấy máu tim và lách
- Bại huyết lấy gan, thận
- Mắc bệnh cấp tính hoặc bại huyết mà không chết, chuyển sang thể mạn tính thì lấy tủy sương ( tốt nhất là đốt sống 3-5)
b. Kiểm tra hình thái bằng KHV:
- Lấy bệnh phẩm làm tiêu bản rồi nhuộm gram hoặc Vrait thấy VK ngắn, nhỏ, tập trung nhiều trong bạch cầu.
- Ở lợn mắc bệnh mạn tính VK có hình sợi dài.
c. Nuôi cấy vào môi trƣờng thích hợp:
- Dùng bệnh phẩm cấy vào môi trường Packer là tốt nhất.
- Nếu bệnh phẩm đã thối đem nghiền với nước sinh lý tiêm S.C bồ câu ( không I.M) sau đó phân lập VK lấy từ máu tim
hoặc gan của bồ câu chết. Nuôi cấy vào các môi trường và quan sát tính chất mọc, thử các phản ứng sinh hóa: VP, MR,
Indol, H2S.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


d. Tiêm ĐVTN:
- Tiêm canh khuẩn hay bệnh phẩm S.C cho chuột bạch, S.C hay I.M cho bồ câu, theo dõi triệu chứng, thời gian chết và
mổ khám xem bệnh tích.
Câu 6:Chẩn đoán huyết thanh học bệnh Đóng dấu lợn?
Trả lời: có 3 phản ứng để Chẩn đoán huyết thanh học bệnh Đóng dấu lợn
-phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính

-Phản ứng ngưng kết trong ống ngiệm
-phản ứng ngưng kết nhanh với máu
->Ta thường dung Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính với máu lợn nghi: vì đơn giản, dễ ứngdụng.
a.Nguyên lý:Đối với các KN hữu hình( xác VK) gặp KT đặc hiệu các VK sẽ kết lại với nhau
thành đám lớn nhờ cầu nối KT đặc hiệu mà mắt thường có thể quan sát được -> hiện
tượng ngưng kết trực tiếp.
a.Phƣơng pháp tiến hành:
*Chuẩn bị:
-KN: VK đóng dấu lợn tiêu chuẩn pha với nước sinh lý: đậm độ 15 tỷ VK/
ml. Được giết chết bằng formol và nhuộm màu bằng tím Gientian.
-KT: là máu của lợn nghi bệnh. Lấy máu ở tĩnh mạch tai, chống đôngbằng
natricitrat 5% hoặc lấy huyết thanh.
*Tiến hành:
-Dùng phiến kính trong sạch: chia 2 phần
+1 đầu nhỏ 1 giọt KN ( 0,05ml), 1 giọt máu nghi bệnh
+1 đầu nhỏ 1 giọt KN, 1 giọt nước sinh lý ( để đối chứng)
-Trộn đều, để 1-2 ph rồi đọc kết quả.
-Phản ứng dương tính : VK tập trung thành đám màu tím nước xung
quanh, trong.
+Phản ứng âm tính : hỗn dịch có màu tím như giọt đối chứng.
Câu 7: Đặc tính sinh học của Pasteurella multocida?
Trả lời: Tụ huyết trùng: Pasteurella multocida
1. Hình thái:
-Cầu trực khuẩn nhỏ, hình trứng hoặc hình bầu dục, 2 đầu tròn, kích thước 0,25 – 0,4 x 0,4 – 1,5 µm,
-Không có lông, không di động, không có nha bào nhưng hình thành lớp giáp mô trong cơ thể vật bệnh, rất khó thấy.
- Bắt màu Gram âm
- Tiêu bản làm từ bệnh phẩm thấy VK bắt màu xẫm ở 2 đầu (do tốc độ sinh sản lớn) nên gọi là VK lưỡng cực.
- Tiêu bản từ canh trùng thấy VK đứng riêng lẻ hoặc thành chuỗi ngắn.
2. Đặc tính nuôi cấy:VK hiếm khí hoặc yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp 370C, pH: 7,2 – 7,4. Mọc yếu trên các môi
trường thông thường, môi trường có bổ sung huyết thanh hoặc máu thì VK mọc tốt.

-Môi trƣờng nƣớc thịt: sau khi cấy 24h, môi trường đục vừa, lắc có vẩn như sương mù rồi lại mất, đáy ống nghiệm có
cặn nhầy, trên mặt môi trường có lớp màng mỏng. Môi trường có mùi đặc biệt giống mùi tanh của nước dãi khô.
-Môi trƣờng thạch thƣờng: hình thái khuẩn lạc dạng S nhỏ, trong suốt long lanh như hạt sương, mặt khuẩn lạc vồng.
Trong môi trường này P.multocida phát triển thành những dạng khuẩn lạc sau:
+ Dạng S: Khuẩn lạc dạng trơn, bóng láng, long lanh, mặt vồng, có dung quanh sắc cầu vồng, dạng khuẩn lạc có độc lực
mạnh, tạo thành lớp giáp mô nhiều hơn loại khuẩn lạc dạng xù xì.
+ Dạng R: Khuẩn lạc thường dẹt, có rìa nhám xù xì, trơn nhám, có dung quanh màu xanh, dạng khuẩn lạc có độc lực yếu
hơn.
+ Dạng M: Khuẩn lạc nhày ướt, có kích thước to nhất, có rìa nhẵn, dung quanh sắc cầu vồng yếu hơn dạng S.
- Môi trƣờng thạch máu: VK không dung huyết, phát triển tốt, khuẩn lạc to hơn trên thạch thường. Thường dùng để
nhân và giữ giống VK.
- Môi trƣờng nƣớc thịt pepton: Sau 24h VK làm đục môi trường, vài ngày sau môi trường trở nên trong, dưới đáy có
cặn nhày, lắc khó tan.
- Môi trƣờng thạch có huyết thanh và huyết cầu tố: Gồm: thạch martin: 100ml, huyết cầu tố cừu hoặc dê 1/10: 1ml,
hoặc huyết thanh bò, cừu hoặc dê: 4ml. Sau 24h, quan sát khuẩn lạc trên KHV 2 thị giác có hệ số bộ giác X20 và góc
chiếu ánh sáng đèn 450, khuẩn lạc có hiện tượng phát huỳnh quang, tùy theo độc lực của VK mà màu sắc huỳnh quang
của khuẩn lạc khác nhau:
+ Nếu VK có độc lực cao: màu xanh lá mạ chiếm 2/3 diện tích khuẩn lạc về phía đèn, 1/3 còn lại có màu vàng cam.
Khuẩn lạc này gọi là dạng Fg ( Fluorescent green).
+ Nếu VK có độc lực vừa: khuẩn lạc chỉ có 1/3 diện tích có màu xanh lá mạ, 2/3 màu vàng cam. Gọi là dạng Fo (F.
orange).
+ Nếu VK có độc lực yếu: khuẩn lạc không phát huỳnh quang, dạng Nf (No Fluorescent).
Hiện tượng phát huỳnh quang chỉ xem rõ sau nuôi cấy 24h, để lâu sau 72h huỳnh quang sẽ mất.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- Môi trƣờng gelatin: Dọc theo đường cấy trích sâu, VK mọc thành những khuẩn lạc mịn, hình hạt, không làm tan chảy

gelatin.
3. Đặc tính sinh hóa:
- Chuyển hóa đƣờng:
+ Lên men đường nhưng ko sinh hơi đường: glucoz, saccaroz, mannit, sozbit, xylo
+ Không lên men đường: lactoz, maltoz, arabino, rammo, salixin, dunxid, adonit.
- Các phản ứng sinh hóa khác:
+ Indol: dương tính
+ H2S: sản sinh bất thường, lúc có, lúc không
+ VP: âm
+ Catalaz: dương tính
+ MR: âm tính
+ Oxydaz: dương tính
5. Thành phần kháng nguyên:
*P.multocida rất phức tạp và cấu trúc từng loại kháng nguyên cũng luôn thay đổi. Gồm 2 loại kháng nguyên
- Kháng nguyên thân (O):
+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành miễn dịch của con vật
+ Phức hợp protein – lipit – polysaccarit.
+ Đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh của VK.
- Kháng nguyên giáp mô (K) :
+ Tránh được sự thực bào của kháng thể.
+ Chia 5 nhóm theo paster. Kí hiệu : A, B, D, E, F.
+ VK sinh ra khuẩn lạc dạng S tạo kháng nguyên K.
+ Cấu tạo 3 thành phần: Protein + polysaccarit + lipopolysaccarit.
+ Có khả năng gắn kết với các thụ thể của hồng cầu.
6. Tính gây bệnh của VK.
a. Trong tự nhiên :
- P.multocida gây chứng bại huyết kèm theo tụ huyết, xuất huyết cho gia súc, gia cầm.
- P.boviseptica gây bệnh THT cho trâu, bò với triệu chứng thủy thũng và sưng hạch hầu, viêm phổi. Bệnh từ trâu, bò có
thể lây sang ngựa. Ở nước ta trâu nặng hơn bò. Trong ổ dịch thấy trâu, bò rừng, hươu nai, sơn dương, lợn và thỏ rừng đều
mắc bệnh.

- P.suiseptica gây bệnh THT cho lợn, lợn 3 – 6 tháng tuổi mắc nhiều, con vật bị bệnh thường có bệnh tích : phổi viêm có
nhiều vùng gan hóa, viêm ngoại tâm mạc có tích nước, hạch hầu viêm, thủy thũng. Bệnh ở lợn có thể lây sang trâu, bò và
gà.
- P. Aviseptica gây bệnh THT cho gia cầm, gà vịt thường bị bệnh hay gây ra những vụ dịch lớn, giết chết nhiều con. Bệnh
tích chủ yếu là tim sưng, viêm ngoại tâm mạc, có tích nước, mỡ vành tim xuất huyết, gan tụ máu, có hoại tử điểm bằng
đầu mũi kim, đầu đinh ghim, màu vàng nhạt.
- VK có khả năng gây bệnh cho người, là một nhiễm trùng cục bộ, do bị ĐV bệnh cắn, cào hoặc vết thương bị nhiễm
khuẩn.
b. Trong phòng TN :
- Chuột bạch và thỏ cảm nhiễm nhất :
+ Với thỏ : tiêm dưới da, phúc mạc hoặc tĩnh mạch canh trùng 24h, thỏ sẽ chết sau 24 – 48h. Bệnh tích thể hiện : nơi tiêm
tụ máu, lồng ngực tích đầy nước, lách sưng to, phổi sưng tụ máu, khí quản xuất huyết.
7. Sức đề kháng :
- VK THT dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh sáng mặt trời và chất sát trùng.
- VK bị diệt khi đun 580C/20ph, 800C/10ph, 1000C chết ngay.
- Ánh sáng MT chiếu trực tiếp, diệt VK trong canh trùng sau 1 ngày.
- Trong tổ chức của ĐV bệnh bị thối nát VK sống được 1 – 3 tháng các chất sát trùng thông thường diệt VK nhanh
chóng : axit phenic 5%, crezit 3%, nước vôi 1%, formol 2%...
- VK sống khá lâu và sinh sản trong đất ẩm thiếu ánh sáng có nhiều muối nitrat và chất hữu cơ.
- Trong chuồng nuôi súc vật và trên đồng cỏ VK sống hàng tháng có khi hàng năm.
Câu 8: Chẩn đoán vi khuẩn học bệnh tụ huyết trùng gà?
a. Lấy bệnh phẩm :
- Có thể lấy máu tim, gan, lách, tủy xương, phổi, dịch thủy thủng.
b. Kiểm tra bằng KHV :
- Tiến hành lấy bệnh phẩm, làm thành tiêu bản, nhuộm Gram. Nếu có P.multocida, vi khuẩn nhỏ, ngắn hình trứng, bắt
màu thẫm ở hai đầu, Gram âm, không nha bào, không có lông, có giáp mô nhưng khó phát hiện thấy khi xem nhuộm.
Trường hợp bệnh mạn tính hay bệnh phẩm thối thì khó phát hiện VK trong KHV, cần đem bồi dưỡng trong các môi
trường và tiêm ĐVTN.
c. Nuôi cấy vào môi trƣờng thích hợp:


Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- Cấy vào các môi trường nuôi cấy thích hợp, quan sát tính chất mọc và xác định các phản ứng sinh hóa cần thiết, khả
năng không dung huyết.
d. Tiêm ĐVTN:
- Dùng thỏ hay chuột bạch để tiêm.
- Nếu bệnh phẩm có P.multocida sau khi tiêm 24 – 48h vào dưới da hay phúc mạc, ĐV sẽ chết với bệnh tích tụ huyết,
xuất huyết.
- Mổ khám quan sát bệnh tích.
Câu 9: Đặc tính sinh học của VK brucella?
Trả lời:
a. Hình thái và tính chất bắt màu:
- Trực khuẩn nhỏ, 2 đầu tròn kích thước 0,6 – 1,5 x 0,5 – 0,7 µm.
- Không di động, không sinh nha bào, có giáp mô.
- Bắt màu gram –
b. Đặc tính nuôi cấy:
- Vi khuẩn hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 370C, pH: 6,8 – 7,4.
- VK mọc tốt trên môi trường cho thêm huyết thanh, máu, gan. Mọc chậm trên môi trường nuôi cấy thông thường.
*các môi trƣờng
- Môi trƣờng nƣớc thịt: Đục đều, có váng nhỏ trên mặt, sau lắng cặn lầy nhầy ở đáy.
- Môi trƣờng thạch nƣớc gan: Khuẩn lạc như hạt sương, tròn, lồi, hơi ướt, không có màu sắc
- Môi trƣờng thạch huyết thanh đứng: Cấy theo đường trích sâu, sau 3-6 ngày cách mặt thạch 0,5 cm trở xuống VK
mọc theo đường cấy 1-2 cm, khuẩn lạc màu trắng, trắng xám.
- Môi trƣờng khoai tây: Sau 40h, VK mọc thành những khuẩn lạc màu nâu.
-Môi trƣờng gelatin: Không làm tan chảy gelatin.
c. Đặc tính sinh hóa:
- Không lên men đường

- Có khả năng phân giải ure nhờ men ureaz.
- Có khả năg sinh H2S và dựa vào đó và tính chất ức chế của thuốc nhuộm đặc biệt
d. Cấu trúc kháng nguyên:
- Có 2 phức hợp kháng nguyên:
+ Kháng nguyên A và kháng nguyên M, giữa các typ có hiện tượng ngưng kết chéo.
+ Tỉ lệ kháng nguyên A và kháng nguyên M ở các typ Brucella khác nhau.
e. Miễn dịch:
- Brucellosis có khả năng miễn dịch, khi gia súc và người đã mắc bệnh do brucella khỏi thì không mắc bệnh lại.
- Miễn dịch chống Brucella là miễn dịch qua trung gian tế bào, lympho T và đại thực bào đóng vai trò chính trong cơ thể
đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
- Các yếu tố: opsonin, ngưng kết tố, kháng thể kết hợp bổ thể cũng hạn chế tác hại của VK.
f. Sức đề kháng:
- VK có sức đề kháng tương đối cao, điều kiện 00C/8 tháng.
- Ở 600C/30ph, 750C/5-10ph, khi đun sôi VK bị diệt ngay( khử trùng sữa 700C/30ph).
- Trong nước VK sống được từ 5-6 tháng, sữa 6-8 tháng, ở lông 1,5-4 tháng, phân 45 ngày.
- Các chất sát trùng thông thường diệt VK dễ dàng: Axit phenic, focmon 4% diệt VK từ vài phút đến 1h, nước vôi tôi
5%/2h.
g. Tính gây bệnh:
- Trong tự nhiên:
+ Ổ chứa các VK: dê, cừu, bò, trâu, lợn, chó, thú rừng, loài chim, loài chuột.
+ Bệnh truyền từ con đực sang con cái gây ra sảy thai. Con đực, VK xâm nhập vào tuyến sinh dục và mắc bệnh ở thể ẩn.
+ Người cũng mắc do chăm sóc các ĐV bị sảy thai, do tay bị nhiễm VK rồi đưa vào niêm mạc miệng chiếm 70%. 30% do
uống sữa tươi, ăn phó mát tươi của bò, dê, cừu, rất hiếm khi lây do ăn rau tươi bị nhiễm khuẩn.
- Trong phòng thí nghiệm:
+ Động vật cảm thụ: chuột lang, thỏ, khỉ, chuột nhắt
+ Gây bệnh bằng tiêm bệnh phẩm hay canh khuẩn S.C hay phúc mạc. Sau khi tiêm có thể gây nhiễm khuẩn huyết, xuất
hiện sớm.
+ Nếu tiêm vào phúc mạc sau 10-15 ngày theo độc lực thấy hạch bẹn sưng, nung mủ, tổn thương khớp, xuất hiện mụn lao,
nang lao giả ở lách, gan, hạch, phổi…
Câu 10:Chẩn đoán bệnh xảy thai truyền nhiễm Brucellosis bằng phản ứng ngưng kết?

1. Nguyên lý:Đối với các KN hữu hình( xác VK) gặp KT đặc hiệu các VK sẽ kết lại với nhau
thành đám lớn nhờ cầu nối KT đặc hiệu mà mắt thường có thể quan sát được -> hiện
tượng ngưng kết trực tiếp.
2. Phản ứng ngƣng kết nhanh trên phiến kính: phản ứng Huddleson: Phản ứng có tính chất định tính.
a.Chuẩn bị:

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


-KN Huddleson (KN chuẩn) : Lấy VK Brucella tiêu chuẩn cấy vào môi trường thạch glyxerin có glucoza 48h/
370C, rửa bằng nước muối 12% rồi nhuộm bằng tím Gientian, giết VK bằng ax
phenic.
-Kháng Thể: dùng huyết thanh gia súc nghi mắc bệnh,huyết thanh phải tươi, trong, không tan máu rồi
pha loãng.
b.Tiến hành:
-Dùng tấm kính sạch 30 nhân 25 cm chia 24 ô (cho 4 mẫu huyết thanh khác nhau)
- Nhỏ Kháng Nguyên lên phiến kính, sau đó nhỏ huyết thanh sát cạnh giọt KN đã pha loãng
theo hiệu giá khác nhau.
-Dùng đũa thủy tinh trộn đều từ trái qua phải. Hơ qua tấm kính trên ngọn lửa đèn cồn1-2ph.
-Đọc kết quả sau vài phút ( <=8ph):
+Ngưng kết ++++: hỗn dịch mất màu hoàn toàn, cụm ngưng kết lớn màu xanh,tím.
+Ngưng kết +++: mất màu, nhiều cụm ngưng kết nhỏ xanh, tím.
+Ngưng kết ++: nhạt màu đi, nhiều cụm ngưng kết nhỏ xanh, tím.
+Ngưng kết +: mất màu không rõ.
-Nếu có hiện tượng ngưng kết ở độ pha loãng 1/100-1/200, độ ngưng kết (++) ->
dương tính, vật mắc bệnh.
3. Phản ứng ngƣng kết chậm trong ống nghiệm: phản ứng Vrait:Có tính chất định lượng.
a.Chuẩn bị:

-Kháng Nguyên Vrait: VK Brucella trong nước sinh lý pha focmon nồng độ đặc 10 tỷ
VK. Khi chẩn đoán pha loãng 1/10 với nc sinh lý, vậy có1 tỷ VK/1ml.
-Kháng Thể: từ gia súc nghi bệnh lấy huyết thanh tươi, trong, không lẫn máu.
b.Tiến hành:
-dùng 10 ống nghiệm đánh số 1 tới 10. Pha loãng huyết thanh từ ống 1 tới 8, có hiệu giasntuwf 1/12,5 tới 1/1600 cộng 0,5
ml hốn dịch KN 1/10. Ống 9 làm đối chứng huyết thanh, ống 10 làm đối chứng KN. Khối lg mỗi ống là 1ml. lác mạnh
ống ngiêm 1‟, để tủ ấm 37*C trong 24h, lấy ra để nhiệt độ phòng thí nghiệm 1h và đọc kết quả.
• Ngưng kết ++++: nước bên trên trong hoàn toàn, lắng cặn nhiều_ giống cái dù lộn
ngược.
• Ngưng kết +++: nước bên trên gần trong hoàn toàn, lắng cặn nhiều.
• Ngưng kết ++: nước nổi không trong, trong nước nhiều hạt vẩn, lắng cặn
đáy ống.
• Ngưng kết +: nước nổi không trong, trong nước nhiều hạt nhỏ lơ lửng,
không lắng cặn ở đáy.
• Không ngưng kết: hỗn dịch vẩn đục đều.
Nếu độ ngưng kết ++ , độ pha loãng 1/200-1/400-> dương tính, vật mắc bệnh.
4. Phản ứng ngƣng kết vòng trong ống nghiệm với sữa:
a.Chuẩn bị:
-Kháng Nguyên: Hỗn dịch đặc Brucella được giết chết bằng focmon, nhuộm đỏ bằng
Hematoxylin.
-Kháng Thể: sữa tươi không tách mỡ của gia súc nghi mắc.
b.Tiến hành:
-2 ống nghiệm: 1 làm thí nghiệm, 1 làm đối chứng.
+cho 1ml sữa của gia súc nghi bị mắc bệnh vào ống thí ngiêm, 1ml sữa của gia súc khỏe và ống đối chứng, nhỏ vào cả 2
ống vài giọt KN rồi lắc đều, sữa có mầu hồng nhạt
+Để 370C/15-40ph, đọc kết quả:
•phản ứng Dương tính: bề mặt sữa có 1 vòng đỏ, phía dưới sữa mất màu hồng.
• phản ứng Âm tính: sữa màu hồng nhạt giống ống đối chung.
Câu 11: Đặc tính chung của giống Salmonella về hình thái, nuôi cấy, sinh hóa, độc tố?
Trả lời:

1. Hình thái:
- Salmonella là 1 trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6 x 1 – 3 µm.
- Không hình thành giáp mô và nha bào.
- Đa số các loài Salmonella có khả năng di động mạnh do có 7-12 lông xung quanh thân( trừ S.gallinarum – pullorum).
- Bắt màu Gram -, bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu.
2. Tính chất nuôi cấy:
- Salmonella vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ 370C, có thể 6 – 420C, pH= 7,6, phát triển
pH: 6 – 9.
- Salmonella gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí, kém hơn ở điều kiện kỵ khí.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- Không làm tan chảy gelatin
*các môi trƣờng :
-Môi trƣờng nƣớc thịt: cấy vài giờ đã đục nhẹ, sau 18h đục đều, nuôi lâu ở đáy ống nghiệm có cặn, trên môi trường có
màng mỏng.
-Môi trƣờng thạch thƣờng: Vk mọc thành các khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa, nhỏ
và trắng hơn khuẩn lạc của E. Coli ( đường kính: 1 – 1,5 mm).
-Thạch pepton: Sau 1-2 ngày khuẩn lạc hình thành 1 bờ chất dính lầy nhầy ở xung quanh. Thỉnh thoảng có thấy khuẩn
lạc dạng R, nhám, mặt không bóng, không đều, mờ.(S.paratyphi B, S.cholerae suis)
3. Đặc tính sinh hóa:
- Chuyển hóa đường: MT kiểm tra là MT nước thịt pepton cho thêm 1 loại đường với tỉ lệ 0,5% và chất chỉ thị màu như
xanh bromotymon, tím bromocrezon, đỏ phenon.
+ Phần lớn Salmonella lên men đường có sinh hơi: glucoz, mannit, mantoz, galactoz, levuloz, arabinoz, xyloz, dechtrin,
dunxit, ramnoz,…Một số cũng lên men các đường trên nhưng ko sinh hơi
+ Tất cả các Salmonell ko lên men: lactoz, saccarroz.
- Môi Trường có kali xyanua: tất cả Salmonella ko mọc được.

-enzimKhử cacboxyn: lyzyn, octinin, acginin.
- đa số salmonella Không phân giải urê, không sản sinh indol
- Phân giải xanh metylen
- Catalaz, MR:dương tính ( trừ S.cholerae suis, S. gallinarum – pullorum)
- H2S: dương tính ( trừ S.paratyphi A, S.typhi suis, S.abortus equi)
- Dùng các môi trường đặc biệt EMB, Kauffman, SS, để phân lập Sal.
4. Độc tố:
a. Nội độc tố:
+ Rất mạnh, liều thích hợp tiêm tĩnh mạch. VK giết chết chuột bạch, chuột lang trong 48h. Bệnh tích: ruột non sung
huyết, mảng payer phù nề, đôi khi hoại tử.
+ Độc tố ruột gây ngộ độc thần kinh, gây hôn mê, co giật, nội độc tố có hai loại: gây sung huyết và mụn loét.
b. Ngoại độc tố:
+ Hình thành trong điều kiện invitro và nuôi cấy kị khí.
+ Ngoại độc tố tác dụng vào thần kinh và ruột.
+ Chế giải độc tố bằng cách trộn focmon 5% để 370C trong 20 ngày. Khi tiêm cho thỏ thì tạo ra kháng thể ngưng kết nên
thỏ có khả năng trung hòa với độc tố và VK.
Câu 12: Cấu trúc kháng nguyên của giống Salmonella?
Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella rất phức tạp gồm:
-Kháng nguyên O
-Kháng nguyên H
-Kháng nguyên vỏ K
a.Kháng nguyên O:
- Rất phức tạp, tìm thấy 65 yếu tố khác nhau. Một Salmonella có thể có 1 hoặc nhiều yếu tố trong các yếu tố đó.
Chia
thành
34
nhóm:
A,
B,
C1,

C2,
C3……………………………………………………………………………………………………………………………
………
- Mỗi nhóm VK có KN O cấu tạo bởi 1 số thành phần nhất định được kí hiệu bằng số La mã.
+ Yếu tố đặc hiệu: chỉ loài đó mới có.
+ Yếu tố ko đặc hiệu: có thể chung cho 1 vài loài.
Ví dụ: Nhóm A: ( II, IX, XII) Yếu tố đặc hiệu: II ; Yếu tố ko đặc hiệu: XII.
Nhóm B: ( I, IV, XII, XXVII) yếu tố đặc hiệu: IV; yếu tố ko đặc hiệu: XII.
Nhóm D: ( I, IX, XII) yếu tố đặc hiệu: IX; yếu tố ko đặc hiệu: XII.
b.Kháng nguyên H:
-Chỉ có ở các Salmonella có lông ( trừ S.gallinarium – pullorum).
-Kháng nguyên H chia làm 2 pha ( Phase):
+Pha 1 có tính chất đặc hiệu, gồm 28 loại KN lông được biểu thị bằng chữ mẫu Latinh thường: a, b, c, d, f, g, h,…z
+Pha 2 ko có tính chất đặc hiệu, có thể ngưng kết với loại khác( đôi khi có thể gặp ở Escherichia) , có 6 loại biểu thị bằng
chữ số Ả rập 1,2,3,4,5,6 hay chữ Latinh thường e,n,x…
c.Kháng nguyên vỏ K:
-Kháng nguyên K của Salmonella ko phức tạp, có Kn vỏ đã biết là KN Vi và cũng chỉ có ở 2 typ S.typhi và S.para typhi.
KN Vi gặp KT Vi gây nên hiện tượng ngưng kết chậm và xuất hiện các hạt nhỏ.
-Bản chất của KN Vi là 1 phức hợp gluxit – lipid – polypeptide gần giống như Kháng Nguyên O, Kháng Nguyên Vi
không tham gia vào quá trình gây bệnh.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


* ngày nay ng ta còn biểu thị chúng bằng công thức kháng nguyên, ví dụ : S. VI, VII: C- 1,5 là công thức của S. cholera
suis
Câu 13:Đặc tính sinh học của trực khuẩn E.coli?
Trả lời: Escherichia coli.

a. Hình thái:
- Trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 – 3 x 0,6 µm.
- Trong cơ thể, có hình trực khuẩn đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn
- Trong canh khuẩn già có trực khuẩn dài 4 – 8 µm.
- Phần lớn di động do có lông ở xung quanh thân, một số không di động.
- VK không sinh nha bào, có thể có giáp mô.
b. Tính chất bắt màu:
- Bắt màu Gram -, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn.
- Lấy VK từ khuẩn lạc nhầy để nhuộm có thể có giáp mô, soi tươi ko có.
- Dưới KHV điện tử E.coli có nhân, là 1 khối tối nằm trong nguyên sinh chất màu sáng.
c. Đặc tính nuôi cấy:
- Trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở 5 – 400C, nhiệt độ thích hợp 370C, pH: 7,2 – 7,4; phát
triển 5,5 – 8.
*các môi trƣờng
-Môi trƣờng nƣớc thịt: phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt
trên mặt môi trường, môi trường có mùi phân thối.
-Môi trường thạch thường: sau 24h, hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi
đường kính 2 – 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra, có thể quan sát dạng R và M.
-Môi trường Mule Kopman ( Muller Kauffman): E.Coli không mọc
-Môi trường lục Malasit: E.coli không mọc
-Môi trường Endo: E.coli có khuẩn lạc màu đỏ
-Môi trường EMB: E.colicó khuẩn lạc tím đen
-Môi trường thạch SS: E. Coli có khuẩn lạc đỏ
-Môi trường Vinson-Blai: E. Coli bị ức chế
d. Đặc tính sinh hóa:
- Chuyển hóa đƣờng:
+ Lên men sinh hơi các đường: fructoz, glucoz, levuloz, galactoz, xyloz, ramnoz, maniton, mannit, lactoz.
+ Không lên men: andonit, inozit
+Tất cả các e.coli đều lên men đường lacstoz và sinh hơi. Tuy nhiên có 1 số E.coli khoongleen men lactoz
- Các phản ứng khác:

+ Sữa: đông sau 24 – 72h ở 370C.
+ Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông: không tan chảy.
+ H2S: + VP: + MR: +
+ Indon: +
+ Khử nitrat thành nitrit.
+ Có men decacboxylaz với lyzin, denitin, acginin và glutamic.
e. Cấu trúc kháng nguyên:
- Kháng nguyên O: I, II, III, IV, … có gần 150 typ.
+ Tính chất giống như kháng nguyên O của các vi khuẩn đường ruột khác.
+ Kháng nguyên K bao phủ kín kháng nguyên O nên Vk ko gây ngưng kết với kháng nguyên O tương ứng.
- Kháng nguyên H:
+ Chỉ có 1 pha biểu thị bằng số: 1, 2, 3, 4.
- Kháng nguyên K: gồm 3 loại KN: L, A, B.
+ Kháng nguyên L: ngăn ko cho hiện tượng ngưng kết O của VK sống xảy ra. 1000C/1h bị phá hủy.
+ Kháng nguyên A: Ngăn hiện tượng ngưng kết O, gây nên hiện tượng phình vỏ. 1200C/2h bị phá hủy.
+ Kháng nguyên B: ngăn không cho ngưng kết O, 1000C/1h bị phá hủy 1 phần. Gồm B1, B2, B3, B4, B5.
*) Trong 28 typ huyết thanh phổ biến có 8 chủng gây bệnh:
O111B4, O86B7, O55B6, O26B6, O127B8, O128B12, 408 và 145.
f. Sức đề kháng:
- E.coli không chịu được nhiệt độ, đun 550C/1h, 600C/30ph, 1000C chết ngay.
- E.coli bị các chất sát trùng thông thường diệt: axit phenic, biclorua thủy ngân, focmon, hydroperoxit 10/00.
- Môi trường bên ngoài E.coli độc có thể tồn tại được 4 tháng.
g. Tính gây bệnh:

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- E.coli có sẵn trong ruột của ĐV, chỉ tác động gây bệnh khi sức đề kháng con vật giảm sút( chăm sóc, nuôi dưỡng, cảm

lạnh, cảm nắng).
- Bệnh do E.coli có thể xảy ra như 1 bệnh truyền nhiễm kế phát trên cơ sở thiếu vitamin và mắc các bệnh virus và kí sinh
trùng.
- E.coli gây bệnh gia súc mới đẻ 2 – 3 ngày hoặc 4 – 8 ngày.
- Bệnh Colibacillosis do E.coli gây ra trên ngựa, bê, cừu, lợn và gia cầm non. Coli bacillosisở bê mới để từ 3-12 ngày
tuổi thường do 1 số tuyp sau : ………………………………………………………………………………….. Biểu hiện
của bệnh: sốt cao, đi tháo phân, đi tháo dạ, phân lúc đầu vàng đặc sệt, mùi chua, sau chuyển sang màu trắng xám, hôi thối,
dính máu, bê đi ỉa nhiều lần và rặn nhiều.
- Gia cầm: đi tháo dạ, phân xanh lá cây rất hôi thối, có hiện tượng viêm kết mạc mắt, viêm cuống phổi, viêm niêm mạc
mũi làm GC thở khó.
- Lợn con: giống bê, có thể lây lan cho cả ổ và cả ổ khác. ĐV lớn: VK gây bệnh viêm phúc mạc, gan, thận, bàng quang,
túi mật, bầu vú, khớp xương.
- Người, trẻ em dưới 1 tuổi: Vk gây viêm dạ dày ruột, gây nhiễm độc, viêm túi mật, bàng quang, đường niệu sinh dục và
viêm não, đôi khi nhiễm khuẩn huyết trầm trọng.
*Trong phòng TN: Tiêm S.C chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể viêm cục bộ, liều lớn gây bại huyết, giết chết con vật.
Câu 14: Đặc tính sinh học của trực khuẩn phó thương hàn lợn?
Trả lời: VK đc phân lập đầu tiên ở lợn con vào năm 1885 do salmon và smith
a. Hình thái:
- Salmonella cholerae suis ( Bacillus cholerae suis) trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6 x 1 – 3
µm.
- Không hình thành giáp mô và nha bào.
- có long và di động được
- Bắt màu Gram –
-Bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu.
b. Tính chất nuôi cấy:
- Salmonella cholerae suis vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ 370C, có thể 6 – 420C, pH=
7,6, phát triển pH: 6 – 9.
- Salmonella gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí, kém hơn ở điều kiện kỵ khí.
*các môi trƣờng
-Môi trƣờng nƣớc thịt: cấy vài giờ đã đục nhẹ, sau 18h đục đều, nuôi lâu ở đáy ống nghiệm có cặn, trên môi trường có

màng mỏng.
-Môi trƣờng thạch thƣờng: Vk mọc thành các khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa, nhỏ
và trắng hơn khuẩn lạc của E. Coli ( đường kính: 1 – 1,5 mm).
-Thạch pepton: Sau 1-2 ngày khuẩn lạc hình thành 1 bờ chất dính lầy nhầy ở xung quanh. Thỉnh thoảng có thấy khuẩn
lạc dạng R, nhám, mặt không bóng, không đều, mờ.
-Môi trƣờng thạch máu: Không dung huyết
- Không làm tan chảy gelatin
c. Tính biến dị:
- Trong môi trường nuôi cấy, Sal có thể biến dị về khuẩn lạc và kháng nguyên:
+ Biến dị khuẩn lạc S thành R: VK có khuẩn lạc dạng S có kháng nguyên O đặc hiệu của chủng qua thời gian nuôi cấy,
VK phát sinh biến dị khuẩn lạc thành dạng R và KN O không còn đặc hiệu nữa.
+ Biến dị khuẩn lạc O thành H: dưới ảnh hưởng của axit phenic VK sẽ mất lông sinh biến dị nên VK chỉ còn KN O.
- Biến chủng Sal.cholerae suis chủng Kunzendorf không có KN lông pha 1( phâ đặc hiệu): S. VI, VII:-1,5.
d. Đặc tính sinh hóa:
- Chuyển hóa đường: MT kiểm tra là MT nước thịt pepton cho thêm 1 loại đường với tỉ lệ 0,5% và chất chỉ thị màu như
xanh bromotymon, tím bromocrezon, đỏ phenon.
+ Lên men đường không sinh hơi: glucoz, mannit, mantoz, galactoz, levuloz, arabinoz, xyloz, dechtrin, dunxit, ramnoz,…
+ Ko lên men: lactoz, saccarroz.
- MT có kali xyanua: tất cả sal ko mọc được.
- khử cacboxyn: lyzyn, octinin, acginin.
- Không phân giải ure
- Indon, VP, MR: - Catalaz: +
- H2S: +
- Dùng các môi trường đặc biệt EMB, Kauffman, SS, để phân lập Sal.
e. Sức đề kháng:
- Sal tồn tại trong nước thường 1 tuần, nước đá 2-3 tháng. Trong xác ĐV chết chôn ở bùn 2-3 tháng.
- Nhiệt độ: Đề kháng yếu: 500C/1h; 700/20ph; 1000/5ph, khử theo phương pháp Pasteur cũng bị tiêu diệt.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD


Email:


- Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp: sau 5h ở nước trong; 9h ở nước đục
- Các chất sát trùng thông thường cũng dễ phá hủy VK hoàn toàn: Phenon 5%, HgCl 1/500, formon 1/500 diệt 15-20
phút. Các chất cristal violet, lục malachit, natri hyposunfit, dixitrat, muối mật gây độc cho E.coli nhưng ko ảnh hưởng Sal.
- Thịt ướp nồng độ muối 29% sống 4-8 tháng ở t0:6-120C.
- Xử lý miếng thịt nhiễm trùng bằng hơ lửa hay nướng ít ảnh hưởng Sal bên trong.
f. Cấu tạo kháng nguyên:
- Cấu trúc kháng nguyên S.VI, VII: c-1,5
- Kháng nguyên thân O: VI, VII
- Kháng nguyên tiêm mao H:
+ Pha 1: c
+ Pha 2: 1,5
g. Độc tố:
- Nội độc tố:
+ Rất mạnh, liều thích hợp I.V giết chết chuột bạch, chuột lang trong 48h. Bệnh tích: ruột non sung huyết, mảng payer
phù nề, đôi khi hoại tử.
+ Độc tố ruột gây ngộ độc thần kinh, gây hôn mê, co giật, nội độc tố có hai loại: gây sung huyết và mụn loét.
- Ngoại độc tố:
+ Hình thành trong điều kiện invitro và nuôi cấy kị khí.
+ Ngoại độc tố tác dụng vào thần kinh và ruột.
+ Chế giải độc tố bằng cách trộn focmon 5% để 370C trong 20 ngày. Khi tiêm cho thỏ thì tạo ra kháng thể ngưng kết nên
thỏ có khả năng trung hòa với độc tố và VK.
h. Tính gây bệnh:
- Trong tự nhiên:
+ VK có thể theo thức ăn và nước uống vào đường tiêu hóa.
+ Gây bệnh thương hàn và phó thương hàn cho lợn, bò, gà, người, vịt,… và 1 số ĐV khỏe mạnh trong điều kiện sức đề
kháng của ĐV giảm sút, VK sẽ xâm nhập vào máu và nội tạng gây bệnh. Sự giảm sút SĐK do thời tiết, chăm sóc nuôi
dưỡng, mắc bệnh truyền nhiễm.

+ Gây ra bệnh phó thương hàn cho lợn con từ 2-4 tháng tuổi tỷ lệ tử vong 25% có khi đến 95%, có thể mạn tính và ít gây
chết.
+ Bệnh đơn thuần: con vật sốt, đi tháo phân, mùi tanh, thối đặc biệt, dính vào khoeo, đuôi.
+ Bệnh tích: lách sưn to, dai như cao su, gan tụ máu hoại tử, niêm mạc dạ dày ruột viêm đỏ, tụ máu có khi có nốt loét.
- Trong phòng thí nghiệm:
chuột bạch cảm nhiễm nhất, chuột lang, thỏ cũng cảm nhiễm.
+ Tiêm canh khuẩn S.C hoặc phúc mạc, ở chỗ tiêm S.C phát sinh thủy thũng, sưng mủ, loét, sau 4-5 ngày hoặc 8-10 ngày
con vật gầy dần và chết. Bệnh tích: tụ máu, lá lách sưng, viêm ruột, bệnh kéo dài gan và lách có thể có những điểm hoại
tử.
- Tính gây miễn dịch:
+ Sau khi khỏi bệnh hoặc tiêm vacxin, cơ thể ĐV sản sinh ra miễn dịch tương đối dài. Trong dịch thể của ĐV được miễn
dịch xuất hiện ngưng kết tố, kết tủa tố, kháng thể kết hợp với bổ thể. Kháng nguyên O có gây đáp ứng MD rõ rệt, KN H
ko có khả năg này.
Câu 15: Chẩn đoán huyết thanh học bệnh thương hàn gà bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính?
Trả lời:
* Nguyên lý : khi mắc bệnh trong máu có 1 lượng kháng thể , khi tiếp xúc với kháng nguyên dẫn tới ngưng kết
- Dùng phản ứng ngưng kết để phát hiện gà mắc bệnh hay gà mang vi khuẩn làm lây lan bệnh. Ở đàn gà tiến hành khi gà
5-6 tháng tuổi. Phản ứng tiến hành 3-6 tháng 1đợt, mỗi đượt 2-3 lần cách nhau 4-6 tuần lễ do ảnh hưởng của hoạt lực của
VK .
- Phản ứng được tiến hành như sau:
+ Chuẩn bị 3-4 phiến kính, có thể làm trên tấm gạch men trắng được chia ô.
+ Dùng ống hút, nhỏ từ 2-3 giọt kháng nguyên lên mọi ô rồi nhỏ 1 giọt máu gà nghi( dùng que cấy bạch kim có vòng cấy
thích hợp, đường kính 2-3 mm sao cho tỉ lệ máu với kháng nguyên bằng 1/5)
+ Lấy máu bằng cách chọc kim lên chóp mào gà, có thể dùng kéo cắt chóp mào gà, hoặc lấy máu ở tĩnh mạch cánh.
+ Sau khi trộn hỗn dịch máu với kháng nguyên và nước sinh lý hoặc giọt máu của gà khỏe và 1 đối chứng dương gồm
kháng nguyên và kháng huyết thanh chuẩn.
- Phản ứng dương tính: thấy có hiện tượng ngưng kết hạt hoặc bông, trông thấy bằng mắt thường.
- Phản ứng âm tính: hỗn dịch coa màu trộn đều của máu và kháng nguyên, không xuất hiện các hạt ngưng kết.
Câu 16: Đặc tính sinh học của trực khuẩn nhiệt thán Bacillus anthracis?
Trả lời: Trực khuẩn nhiệt thán: Bacillus anthracis được tìm thấy vào năm 1850

1. Hình thái:

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- Trực khuẩn to, 2 đầu vồng, kích thước: 1 – 1,5 x 4 – 8 µm, hiếu khí
- Không có lông, không có khả năng di động, hình thành nha bào
- Bắt màu gram (+): màu tím xếp thành chuỗi.
- Khả năng sinh nha bào chỉ hình thành khi ở ngoài gia súc bệnh. Sinh nha bào không làm thay đổi kích thước.
- VK có khả năng sinh giáp mô: Có thể bao bọc 1,2 trong tế bào đứng cạnh nhau.
a. Điều kiện hình thành nha bào:
- Đủ oxy
- Môi trường nghèo chất dinh dưỡng
- Nhiệt độ thích hợp: 370C.
- Độ ẩm nhất định
- Độ pH thích hợp: pH: 6 – 9
- Điều này chỉ có khi vi khuẩn ở ngoài cơ thể động vật. Để nhuộm nha bào, dùng phương pháp Zichl – Nielsen.
b. Điều kiện hình thành giáp mô:
- Giáp mô có bản chất là protit, là polyme của D – glutamic. Giáp mô chỉ hình thành trong cơ thể súc vật và trong môi
trường có 20% huyết thanh dun trong 80*C trong 30‟ cho đông lại.
- Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn, giúp VK tránh được sự thực bào.
- Giáp mô đề kháng cao với sự thối rữa trong cấu trúc vi khuẩn. Giáp mô có chứa kết tủa tố nguyên giúp cho quá trình
chẩn đoán, muốn nhuộm giáp mô dùng phương pháp Hiss.
2. Nuôi cấy :
- Hiếu khí, hoặc hiếu khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp : 370C, (12 – 430C), pH : 7,2 – 7,4
- Môi trƣờng nƣớc thịt : 18 – 24h có những sợi bông lơ lửng dọc ống nghiệm, lắng xuống đáy thành cặn trắng, môi
trường trong có mùi thơm của bánh bích quy bơ.
- Môi trƣờng thạch thƣờng : sau nuôi cấy 24 -48h khuẩn lạc dạng R, to, nhám, xù xì, màu tro trắng , rìa nhăn

nheo,đường kính 2 – 3 mm.
- Môi trƣờng thạch máu : VK không gây dung huyết, mọc tốt hơn trên môi trường thạch thường, bóng láng , khuẩn lạc
dạng S nhiều hơn dạng R, xù xì, hình tròn,mặt lồi hơi nhăn nheo.
- Môi trƣờng gelatin : Cấy chích sâu, nuôi ở 280C sau 1 – 2 ngày, VK mọc thành những nhánh ngang trông giống cây
tùng lộn ngược. sau 3 – 4 ngày gê latin tan chảy, vi khuẩn lắng thành cụm đáy.
3. Đặc tính sinh hóa :
- Khả năng lên men đường : lên men ko sinh hơi đường: glucoza, mantoza, saccaroza, manit.
- Các phản ứng khác :
+ Indol : âm tính
+ H2S: âm tính
+ MR: + + VP: + 4. Sức đề kháng:
- VK đề kháng kém với nhiệt độ và hóa chất: rễ bị giết 600C/15ph; 750C/2ph. . Anh sáng mặt trời từ 10 – 16 h, trong bong
tối
VK sống đc 2 – 3 tuần.
- Trong xác chết thối, chết sau 2 ngày.
- Nha bào có sức đề kháng mạnh: bị tiêu diệt khi đun sôi 100*C / 10 – 15‟ ,Formol 1% sau 2h nha bào tiêu diệt ( mất tính
độc formol 40/00 ). Nước vôi pha đặc sau 48h diệt được nha bào- Trên gia súc vật có nha bào ngâm vôi, muối thì nha bào
vẫn tồn tại.
- Dùng formol 10% / 4h30ph để khử trùng da.
- Tồn tại lâu trong tự nhiên: 20 – 35 năm, đây là nguồn lây bệnh nguy hiểm.
5. Kháng nguyên:
a. Kháng nguyên vỏ
- Có ở trong giáp mô của VK nhiệt thán, có cấu tạo hóa học là 1 polypeptit, nó là polyme của axit D- glutamic, về phương
diện miễn dịch, KN K là một bán KN.
b. Kháng nguyên thân
- Có ở thân VK nhiệt thán, cấu tạo là 1 polyozit, về phương diện miễn dịch, KN O là 1 bán KN.
c. Kháng nguyên phức hợp hòa tan
- Cấu tạo là Nucleoproteit, là 1 KN hoàn toàn, gây miễn dịch khi tiêm.
6. Tính gây bệnh:
a. Trong tự nhiên:

*Những loài ĐV ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lạc đà, hươu nai,… rất mẫn cảm, thường bại huyết mà chết.
- Lợn, chó ít cảm nhiễm, thường bị bệnh cục bộ ở họng và hạch.
- Loài chim không cảm nhiễm.
- Người rất cảm nhiễm và thường gặp 3 thể lâm sàng: thể da, thể ruột, thể phổi.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


+ Thể da: VK xâm nhập vào da, tại chỗ xâm nhập xuất hiện nốt phỏng, giữa đen do hoại tử gọi là nốt mủ ác tính. Hay
gặp, mức độ bệnh nhẹ.
+ Thể phổi: người bị mắc bệnh do hít phải nha bào nhiệt thán. Ít gặp hơn, mức độ nặng.
+ Thể ruột: người mắc bệnh do ăn phải thịt gia súc mắc bệnh nhiệt thán. Ít gặp, mức độ nặng.
*Có 3 đường truyền bệnh chính:
+ Qua đường tiêu hóa: do ăn phải nha bào lẫn trong thức ăn hoặc nước uống. Ở người là ăn thịt gia súc ốm về bệnh.
+ Qua da: do da bị tổn thương cơ giới hoặc do côn trùng mang mầm bệnh đốt phải. Trong những trường hợp này vai trò
của ruồi, nhặng, ve mòng là rất lớn. Ở người hay gặp: công nhân thuộc da, lò sát sinh, bác sỹ thú y…
+ Qua đường hô hấp: do hít phải nha bào. Ở người làm nghề thuộc da, cắt xén lông cừu, chế biến len sợi.
- Bệnh nhiệt thán phát ra quanh năm nhưng hay gặp ở mùa nóng ẩm, những tháng mưa nhiều hoặc vào mùa ngập lụt vì
lúc đó nha bào có điều kiện phát tán.
- Ở miền núi bệnh hay phát vào mùa hanh khô do hiếm cỏ, gia súc gặm cỏ sát đất và ăn phải nha bào, mặt khác vào mùa
khô, nước cạn nên thường tập trung nhiều nha bào ở những ao tù nước đọng, gia súc uống nước sẽ uống phải nha bào.
- Bệnh thường xảy ra ở những vùng gọi là vùng nhiệt thán, ở nơi này súc vật đã từng bị bệnh mà phương pháp xử lý môi
trường không tốt nên nha bào có điều kiện tồn tại lưu cữu để bệnh lây lan.
- Trong tự nhiên nha bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh.
- Ở những nơi chôn súc vật chết vì bệnh hoặc nơi nhiễm chất bài tiết của súc vật ốm như máu, phân, nước tiểu, VK nhiệt
than sẽ hình thành nha bào và tồn tại một thời gian dài, giun đất ăn phải nha bào rồi đùn lên mặt đất theo phân. Khi mưa
xuống, nha bào theo nước mưa phát tán đi xa rồi bám vào cây cỏ, khi ĐV ăn phải nha bào, khi vào đường tiêu hóa nếu
niêm mạc bị tổn thương( do dị vật, thức ăn cứng, do kí sinh trùng…) nha bào sẽ qua vết thương vào máu mọc thành VK

mà gây bệnh.
b. Trong phòng thí nghiệm:
- Chuột lang, chuột bạch, thỏ là dễ cảm nhiễm.
- Tiêm dưới da canh khuẩn hay bệnh phẩm sau 12h con vật bị sốt, nơi tiêm bị thủy thũng; sau 24h con vật mệt nhọc, khó
thở, nhiệt độ hạ xuống 30 – 280C sau 2 – 3 ngày chết.
- Bệnh tích:
+ Nơi tiêm thủy thũng, có chất keo nhày như lòng trắng trứng.
+ Hạch lympho sưng đỏ, thủy thũng xung quanh.
+ Máu đen, đặc, khó đông.
+ Lá lách sưng to, nhũn như bùn.
+ Tất cả các cơ quan tụ máu, bàng quang tích nước tiểu đỏ.
Câu 17: Chẩn đoán VK học bệnh nhiệt thán?
a. Lấy bệnh phẩm:
- Do tính chất nguy hiểm của bệnh, lấy bệnh phẩm phải được tiến hành đúng KT và hết sức cẩn thận để tránh sự rơi vãi ra
môi trường gây ô nhiễm, VK sẽ nhanh chóng hình thành nha bào, rất khó diệt.
- Với GS nghi mắc nhiệt thán tuyệt đối không được mổ.
- Nếu con vật sống thì lấy máu ở TM tai, trước khi lấy máu phải sát trùng bằng cồn iod 5%, đợi khô, đâm kim thẳng vào
TM cho máu chảy thẳng vào ống nghiệm. Sau khi lấy máu xong, sát trùng kỹ chỗ lấy máu bằng cồn iod 5%.
- Nếu con vật chết cắt lấy một mẩu da tai cho vào lọ, sát trùng hoặc đốt vết cắt.
- Trường hợp cần thiết có thể lấy lách: dùng cồn sát trùng vùng gian sườn số 8 bên trái, dùng dao rạch 1 đường nhỏ, lấy
panh kẹp lách, lôi ra, cắt 1 mẩu nhỏ cho vào lọ nút kín.
- Đốt kĩ chỗ mổ hoặc dùng bông tẩm cồn iod 5% nút kín chỗ mổ.
b. Làm tiêu bản, nhuộm Gram tìm VK:
- Nếu bệnh phẩm là máu: làm tiêu bản, cố định bằng cồn etylic, sau đó nhuộm giemsa.
- Nếu bệnh phẩm là lách: làm tiêu bản, cố định bằng nhiệt, nhuộm gram.
- Sau khi nhuộm:
+ Trực khuẩn nhiệt thán to, 2 đầu vuông, đứng riêng lẻ hoặc thành chuỗi ngắn, có giáp mô bao bọc xung quanh, bắt màu
gram dương.
c. Nuôi cấy bệnh phẩm vào các môi trƣờng:
- Môi trường nước thịt, thạch thường, thạch máu quan sát tính chất mọc.

d. Tiêm ĐVTN:
- Phương pháp quan trọng chẩn đoán bệnh.
- Dùng chuột lang hay chuột bạch để gây bệnh.
- Nếu bệnh phẩm còn tươi, đem nghiền pha với nước sinh lý hoặc cấy vào nươc thịt, nuôi 24h ở 370C rồi tiêm vào dưới da
mặt trong đùi của chuột.
- Nếu bệnh phẩm thối có tạp khuẩn thì khía da bụng rồi bôi.
- Bệnh phẩm có VK, chuột sẽ chết sau 2 – 3 ngày. Mổ khám thấy nơi tiêm thủy thũng cục bộ, có chất keo nhày giống lòng
trắng trứng. Hạch lympho sưng đỏ, thủy thũng, máu đen, đặc khó đông, lá lách sưng to, mềm, tất cả các cơ quan tổ chức
tụ máu, bàng quang chứa đầy nước tiểu đỏ.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


Câu 18: Trình bày phản ứng kết tủa Ascoli để chẩn đoán bệnh nhiệt thán?
a.Nguyên lý:Trong giáp mô của VK có kháng nguyên gọi là kết tủa tố nguyên có khả năng kích thích cơ thể động vật sản
sinh ra kháng thể đặc hiệu gọi là kết tủa tố. Khi kết tủa tố nguyên gặp kết tủa tố sẽ tạo ra phức hợp kháng nguyên kháng
thể là một chất cặn không tan.
- Ứng dụng: với loài VK có nha bào.
b.Các bƣớc chuẩn bị:
- Chuẩn bị kháng nguyên nghi:
+ bệnh phẩm là lách, đem nghiền nhỏ, cho vào 10 phần nước sinh lý, đun sôi cách thủy 15 – 20 phút, để nguội, lọc kỹ, ly
tâm lấy nước trong.
+ Bệnh phẩm là da, lông, xương, đem hấp ướt 1200C trong 30 phút để khử trùng, cắt nhỏ, cho vào 10 phần nước sinh lý,
để tủ lạnh 50C trong 24h, lọc kỹ, lấy nước trong.
- Chuẩn bị kháng nguyên âm
:+ lấy gan, lách của gia súc khỏe để chế kháng nguyên âm, cách làm tương tự kháng nguyên nghi
- Chuẩn bị kháng thể: kháng thể là huyết thanh kháng nhiệt thán đã chế bằng cách gây tối miễn dịch cho ngựa.
c. Tiến hành:

- Dùng 2 ống nghiệm nhỏ, 1 ống làm thí nghiệm, 1 ống làm đối chứng.
- Cho 0,5ml kháng nguyên nghi vào ống thứ 1, 0,5ml kháng nguyên âm vào ống thứ 2.
- Dùng ống hút có đầu nhỏ và dài hút huyết thanh kháng nhiệt thán rồi cho vào mỗi ống 0,5ml, chú ý phải cho đầu hút sát
đáy ống nghiệm rồi từ từ thả huyết thanh kháng nhiệt thán xuống, huyết thanh sẽ đội kháng nguyên lên. Để yên 10 – 15
phút trong phòng thí nghiệm rồi đọc kết quả.
+ Phản ứng dương tính: nơi tiếp xúc giữa hai lớp kháng nguyên và kháng thể xuất hiện một vòng kết tủa màu trắng,
chứng tỏ bệnh trong bệnh phẩm có mặt kháng nguyên.
+ Phản ứng âm tính: không xuất hiện vòng kết tủa màu trắng.
Có thể làm phản ứng kết tủa khuếch tán trên đĩa thạch hoặc trên phiến kính thạch để chẩn đoán nhiệt thán.
Câu 19: Đặc tính sinh học của trực khuẩn uốn ván. Từ đó đề ra biện pháp phòng và trị bệnh?
Trả lời: Trực khuẩn uốn ván: Clostridium tetani
1. Đặc tính sinh học:
a. Hình thái và tính chất bắt màu
- Trực khuẩn to, ngắn, thẳng hoặc hơi cong, 2 đầu tròn, kích thước 0,5 – 0.8 x 3 – 4 µm.
- Trong tổ chức, canh khuẩn đứng riêng lẻ, thỉnh thoảng có chuỗi khi mới nuôi cấy.
-Trong môi trường đặc có thể có hình thái như sợi chỉ
- Trong canh khuẩn già từ 36h trở lên hoặc trong mủ Vk có hình gậy, ở đầu có nha bào.
- VK có khả năng di động nhanh do có nhiều lông xung quanh thân, đình chỉ hoạt động khi có oxy nguyên tử.
-quá trình hình thành nha bào nhanh hay chậm trong nuôi cấy phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ
- Bắt màu gram + . Nhưng nuôi cấy lâu có 1 số trở thành gram -, chỉ có màng bọc VK bắt màu còn nha bào như 1 vòng
rỗng ở đầu VK.
b. Đặc tính nuôi cấy:
- VK yếm khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp 370C, pH: 7,2 – 7,4 không cần nguồn dinh dưỡng lớn vì chuyển hóa đơn giản.
-Tuy nhiên điều kiện này cũng chỉ có giá trị khi mới phân lập. nuôi cấy lâu VK có thể trở thành yếm khí tủy tiện
*các môi trƣờng
-MT Brewer: Vk phát triển trong MT có các chất khử oxy như natri thioglycolat hoặc glutathion
-MT nƣớc thịt gan yếm khí: Sau 2-4h môi trường vẩn đục đều, có mùi thối hay mùi sừng cháy, để lâu đóng cặn ở đáy,
nước bên trên trong, MT có óc sẽ làm đen óc.
-MT thạch máu glucoz: VK làm dung huyết, có khuẩn lạc nhám hình sợi tơ dài bắt chéo nhau như tóc rối, khuẩn lạc có
loại hình con nhện nhỏ, có thể tròn, nhẵn bóng.

-Thạch đứng VF: Khuẩn lạc hình thành như vẩn bông màu trắng đục, do VK sinh hơi nên môi trường có thể bị nứt, vỡ
và nút bông có thể bị đẩy lên.
c. Đặc tính sinh hóa:
- Chuyển hóa đường: sinh ra amoniac nên trung hòa môi trường.
+ Lên men đường sinh hơi và sinh axit: glucoz, levuloz, galactoz, saccaroz, arabinoz.
- Các phản ứng khác:
+ H2S: +
+ Indon: +
+ NH3: +
+ Gelatin tan chảy chậm và sữa đông chậm.
c. Độc tố:
- Ngoại độc tố tan trong môi trường hay thể dịch rất mạnh, liều gây chết tối thiêu cho 1g cơ thể chuột bạch là 5 ng, và
0,83 ng chuột lang.
- Tetanoslysin: tan HC thỏ, người, ngựa, hoại tử.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- Tetanospasmin: độc tố TK, gây triệu chứng bệnh uốn ván.
- Chế độc tố bằng nuôi giống VK nào nước thịt gan, máu ở 370C, VK bắt đầu tiết độc tố vào ngày 2 -3. lọc lấy độc tố vào
ngày thứ 15 sau khi cấy.
- Độc tố bị phá hủy 650C/5ph, 600/20ph, ánh sáng mặt trời sau 15-18h. Cồn, nước mật diệt độc tố, focmon, iot làm mất
độc tính của độc tố nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Dùng focmon 4% giải độc tố uốn ván trong 1 tháng.
d. Sức đề kháng:
- Đề kháng yếu với nhân tố lý, hóa, đun sôi 1000C/5ph giết chết VK.
- Ở thể nha bào, VK có sức chống đỡ mạnh, đun 1000C/ 1 – 3h, axit phenic 15%/5h, focmon 3%/ 24h mới giết được. Ánh
sáng trực tiếp 1 tháng giết được nha bào.
- Sự sấy khô bảo tồn nha bào lâu, phơi khô trên tấm gỗ sau 11 năm vẫn sống, chỗ tối nha bào tồn tại 10 năm.

e. Tính gây bệnh:
- Trực khuẩn uốn ván: gây bệnh do độc tố được hình thành trong cơ thể bị nhiễm trùng.
*Trong tự nhiên:
- Ngựa, cừu, dê, bò, người dễ mắc; lợn, chó, mèo ít mắc; gia cầm ko mẫn cảm.
- Ở người: nơi bị thương, cơ bị căng và đau, cơ nhai, cơ mặt bị căng và co thắt, cơ gáy, cơ lưng cứng đờ rồi tới cơ thành
ngực, bụng và các chi làm cho lưng và cổ uốn cong, đôi khi như tấm ván bị cong.
- Gia súc: cứng cổ, cứng hàm, khó thở, đuôi cong, lưng thẳng, bốn chân thẳng cứng như gỗ, bắp thịt hằn dõ.
- Bệnh xảy ra do nha bào UV nhiễm vào vết thương và VK tiết ngoại độc tố. VK chỉ ở vết thương( mủ, chất keo nhày)
không có ở cơ quan khác.
- Hai điều kiện cần để nha bào phát triển thành VK: yếm khí, không bị thực bào.
*Trong phòng thí nghiệm:
- Động vật cảm nhiễm : chuột bạch con, thỏ, chuột lang
- Tiêm độc tố uốn ván vào dưới da, bắp thị với liều chưa đến mức gây chết. sau 2 ngày thấy con vật cứng đuôi, chân và
móng chân duỗi thẳng, các bắp thịt co quắp, sau 3 ngày sẽ chết nếu đủ liều.
- Thỏ, chuột lang sau 5 – 10 ngày chết.
2. Phòng và trị bệnh:
a. Phòng bệnh
- Bằng giải độc tố và huyết thanh kháng độc tố uốn ván.
- Bệnh UV có tính chất vùng.
- Gia súc thường hay bị bệnh sau khi phẫu thuật, đặc biệt sau khi thiến, cần phòng ngừa chặt chẽ trong và sau phẫu thuật.
- Tiêm 1ml giải độc tố trước khi thiến 1 tháng và sau khi phẫu thuật 1 lần nữa.
- Con vật bị thương, trước phẫu thuật tiêm 15000-30000UI cho GS lớn, 3000-6000 GS nhỏ.
- Kháng huyết thanh nên dùng sớm không để quá 12h sau khi bị thương.
- Gia súc lớn tiêm 1ml giải độc tố, GS nhỏ tiêm 0,5 ml giải độc tố.
- Hiệu lực miễn dịch ở ngựa 3-6 tháng, GS khác là 1 năm.
b. Điều trị:
- Nguyên tắc: phối hợp trung hòa độc tố và tiêu diệt tác nhân gây bệnh và ngăn chặn những biểu hiện thần kinh cơ bằng
cách ức chế thần kinh trung ương
+ Xử lý vết thương bằng ngoại khoa: mở rộng vết thương, căt bỏ tổ chức hoại tử, rửa bằng các chất giầu oxy: thuốc tím,
nước oxy già…

+ Tiêm kháng độc tố
+ Dùng kháng sinh để giết VK
+ Ức chế TK bằng các thuốc an thần, các thuốc làm giãn cơ và thuốc trợ tim.
Câu 20: Đặc tính sinh học của trực khuẩn Lao?
Trả lời: Trực khuẩn Lao: Mycobacterium tubercullosis
a. Hình thái và tính chất bắt màu:
- Trực khuẩn hình gậy mảnh, hơi cong, có kích thước 0,2 – 0,5 x 1,5 – 5µm.
- Đầu tròn, ko có lông, ko có nha bào, ko có giáp mô.
- Canh khuẩn non Vk lao xếp thành chuỗi cong như chữ S, canh khuẩn già có hình sợi, có nhánh.
- VK bắt màu không đều, có hạt tròn mầu sẫm xếp với nhau, có những khoảng sáng.
- Vk có nhiều lipit, phức hợp lipit axit béo và chất sáp làm cho VK khó thấm nước, có tính kháng cồn, kháng axit nên khó
nhuộm màu. Dùng phương pháp nhuộm Ziehl Nielsen. VK bắt màu đỏ trên nền xanh.
b. Đặc tính nuôi cấy:
- Trực khuẩn lao là loại hiếu khí, yếm khí cũng mọc nhưng thưa và cằn, nhiệt độ 370C, pH: 6,7 – 7.
- Môi trường nuôi cấy VK lao phải giàu chất dinh dưỡng, nhiều muối khoáng và có glyxerin. VK lao sinh trưởng chậm,
sớm nhất cũng sau 1 – 2 tuần mới mọc.
*các môi trƣờng
-Môi trường nước thịt glyxerin: sau khi cấy 10 – 15 ngày, VK mới mọc, trên mặt có màng mỏng dính lại với nhau, nước
thịt trong suốt, khi lắc có những mảnh nhỏ chìm xuống đáy thành hình quả đậu trắng.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


-Môi trường thạch glyxerin ( 2-3%): sau khi cấy 8 – 10 ngày hình thành khuẩn lạc khô hình hạt nhỏ, hay vảy khô trắng
xám, dần dần thành cục bướu thô dính chặt vào môi trường.
-Môi trường khoai tây glyxerin(5%): VK mọc hình thành khuẩn lạc hình vảy khô, hình hạt, dần dần đông lại thành
một lớp dày không đều, hình bướu, màu xám nhạt.
-Môi trường Lovensten (Loweinstein): VK mọc sau khoảng 1 tháng tạo thành những khuẩn lạc khô, nhăn nheo trông

giống hình súp lơ.
- VK lao mọc sau 1 tháng, nhăn nheo giống hình sup lơ.Khi VK lao kháng thuốc, khuẩn lạc của nó có thể bóng hơn,
nhẵn hơn, có khi sinh sắc tố do VK bị biến dị.
c. Sinh sản:
- sinh sản phức tạp , thong thường Sinh sản theo phương thức nảy chồi của nấm.
- Sinh sản theo kiểu trực phân: VK dài ra, phân chia rồi thắt lại thành 2 VK mới, xảy ra chậm 24h 1 lần.
d. Sức đề kháng:
- Đề kháng kém với nhiệt độ và tia tử ngoại: 650C/15ph; 70-800C/5-10ph. Tia tử ngoài tiêu diệt nhanh chóng.
- Đề kháng cao với hóa chất do có chất sáp bảo vệ: axit phenic 5% diệt Vk trong 24h, focmon 1%/12h, NaOH 2% tác
dụng tốt.
- Ánh sáng mặt trời làm mất độc lực 8h. Ở chỗ tối: phân sống được 6 tháng, đờm sống đến vài tháng.
- Trong bụi, đất, nước,… sống được vài ngày tới vài tháng.
e. Tính gây bệnh:
*Trong tự nhiên:
- M.t.humanus: typ lao người gây bệnh lao cho người như: lao phổi, lao xương, khớp, thận, ruột, cơ quan sinh dục, da,
màng não, tủy,… Có thể gây lao chó, mèo, bò, vượn.
- M.t.bovinus: typ lao bò, gây bệnh cho bò, người, lợn, chó, mèo.
- M.t.avium: typ lao gia cầm gây bệnh gia cầm, người, lợn, chó.
- Đường xâm nhập:
+ Hô hấp: mầm bệnh dính vào bọt nước lơ lửng trong không khí, khi phân hoặc đờm khô đi, mầm bệnh dính vào các hạt
bụi GS khỏe hít phải.
+ Tiêu hóa: Bê, lợn. Mầm bệnh từ cơ thể bị lao thải ra lẫn vào thức ăn, nước uống, GS khỏe ăn phải nên bị lây.
+ Bệnh có thể lây qua bú sữa, núm nhau, đường sinh dục do mầm bệnh ở tử cung hay ở dọc đường dẫn tinh vào.
*Trong phòng thí nghiệm:
- Chuột lang: mẫn cảm typ lao người và bò.
+ dung typ lao bò ỏ người tiêm sau 6-10 ngày hạch lâm ba chỗ tiêm sưng, 8-12 ngày tuần con vật chết.
+ Mổ khám: hạch sưng, mủ như chất keo đặc, lách sưng to gấp 10 lần, hình thùy, màu vàng, gan sưng to có hạt, tụ máu có
đốm vàng như lách, phổi có hạt. Typ gà làm cho phát bệnh cục bộ.
- Thỏ: mẫn cảm typ lao bò, gà
+ dung typ lao bò ỏ người tiêm Tiêm sau 3-10 tuần thỏ chết do mắc lao toàn thân.

+ Typ lao người chỉ gây bệnh cục bộ.
Câu 21: Dùng phản ứng dị ứng để phát hiện lao ở bò( nguyên lý, phương pháp tiêm nội bì)?
Trả lời:
a. Nguyên lý:
- Khi VK lao xâm nhập vào cơ thể, sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu, trong đó có kháng thể tế bào, kháng
thể này chính là chất gây dị ứng lao, chất này khi gặp VK lao hay chất chiết của VK lao sẽ gây nên phản ứng dị ứng theo
kiểu quá mẫn.
- Nếu người, ĐV có phản ứng dị ứng thì đã bị nhiễm VK lao.
- Để phát hiện dị ứng lao, người ta dùng VK lao hay chất chiết từ VK lao, chất chiết từ VK lao thường được sử dụng đó là
Tuberculin.
b. Chiết Tuberculin:
- Trong nước lọc canh khuẩn nuôi cấy Vk lao có Tuberculin, thành phần hóa học gồm: Anbumin, nucleoprotein, lipit,
polyozit.
- Có 2 loại :
+ Tuberculin thô: Nuôi VK trên MT nước thịt Glyxerin 6-8 tuần, lấy nước lọc của môi trường đun 1000C/1h, cô đặc ở
800C chỉ còn 1/10 thể tích ban đầu, thu được Tuberculin thô có nhiều tạp chất nên khi làm phản ứng dễ gây hiện tượng
dương tính giả.
+ Tuberculin tinh chế: từ Tuberculin thô loại bỏ hết tạp chất chỉ giữ lại thành phần protein và 1 ít polysaccarit.
- Phát hiện lao ở GS: tuberculin chiết từ typ lao bò, typ lao GC là: TbPPDM, TbPPDA
- Phát hiện lao ở người: tuberculin chiết từ typ lao người.
c. Phƣơng pháp tiến hành:
- Làm theo 3 phương pháp: tiêm trong da, nhỏ mắt, tiêm dưới da.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- Khi tiêm Tuberculin vào trong da của người hay ĐV có nhiễm khuẩn sau 48-72h nơi tiêm sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng
đặc hiệu trên da. Biểu hiện: nơi tiêm xuất hiện nốt sần, sung huyết, có nền cứng rõ. Nếu người và ĐV chưa mắc lao thì ko

có biểu hiện trên.
- Phát hiện lao trên bò:
*Phƣơng pháp tiêm trong da:
- Tiêm 4 mũi vào trong da ở 2 bên cổ với 2 loại Tuberculin: TbPPDM, TbPPDA nhằm xác định chủng lao gây nhiễm
thuộc typ lao GC hay typ lao bò và các Mycobacterium khác trên bò.
- Cắt lông ở vị trí tiêm, rửa sạch bằng nước sinh lý và đo độ dày của da.
- Liều tiêm cho 1 mũi là 0,2 ml.
+ 0,2 ml TbPPDM tương đương 3500 đv.
+ 0,2 ml TbPPDA tương đương 2500 đv
- Vị trí tiêm 4 mũi:
+ Mũi 1: cổ bên phải, cách xương bả vai về phía trước 10 cm, tiêm TbPPDM
+ Mũi 2: cách mũi 1 về phía trước 10 cm, tiêm TbPPDA.
+ Mũi 3: cổ bên tráo, cách xương bả vai về phía trước 10 cm, tiêm TbPPDA
+ Mũi 4: cách mũi 3 về phía trước 10 cm, tiêm TbPPDM.
- Sau khi tiêm tính độ dày da trung bình của 2 mũi tiêm loại TbPPDM và 2 mũi tiêm TbPPDA trước và sau khi tiêm 72h.
+ Mức tăng độ dày da sau của loại TbPPDM và loại TbPPDA.
+ Hiệu số mức tăng độ dày da của loại TbPPDM – TbPPDA
- Kết quả:
+) Với loại TbPPDM:
+ Phản ứng dương tính: khi độ dày của da ≥ 3,5 mm , đường kính chỗ tiêm lớn hơn 20 mm. Mức tăng độ dày da ≥ 1 mm
+ Phản ứng nghi ngờ: khi độ dày của da 2,5 – 3,4 mm , đường kính chỗ tiêm 10 - 19 mm.
+ Phản ứng âm tính: khi độ dày của da ≤ 2,5 mm , đường kính chỗ tiêm < 10 mm.
+) Với loại TbPPDA:
+ Phản ứng dương tính: khi độ dày của da ≥ 5 mm , đường kính chỗ tiêm lớn hơn 20 mm. Mức tăng độ dày da ≥ 1 mm
+ Phản ứng nghi ngờ: khi độ dày của da 3 – 4,9 mm , đường kính chỗ tiêm 10 - 19 mm.
+ Phản ứng âm tính: khi độ dày của da ≤ 3mm , đường kính chỗ tiêm < 10 mm.
- Sau 45-60 ngày làm lại phản ứng.
*Phƣơng pháp nhỏ mắt:
- Cột gia súc vào nơi tránh gió lùa, nhỏ 3-4 giọt khuẩn tố tuberculin vào kết mạc mắt, sau 4h, đọc kết quả.
- Phản ứng dương tính: Kết mạc mắt có mủ, kết mạc mắt sưng đỏ rõ rệt, mí mắt dưới có thấm ra chất nước tích tụ lại có

chất dính hay mủ đặc.
- Phản ứng nghi ngờ: Kết mạc mắt sưng, màu đỏ không rõ rệt, có nước mắt chảy ra.
- Phản ứng âm tính: không có gì thay đổi.
- Phản ứng ngi ngờ sau 2-7 ngày làm lại phản ứng lần thứ 2 cùng 1 mắt ấy.
*Phƣơng pháp tiêm dƣới da:
- Kiểm tra thân nhiệt 3 ngày trước khi thử, nếu nhiệt độ không quá 38,60C thì tiêm dưới da cổ 1ml Tuberculin, sau 6h cứ
2h lấy nhiệt độ 1 lần, thường 12-16h sau nhiệt độ lên đến mức cao nhất.
- Phản ứng dương tính: Nhiệt độ tăng hơn bình thường trên 0,50C trở lên, vật mệt, kém ăn, chỗ tiêm sưng.
- Phản ứng nghi ngờ: nhiệt độ tăng từ 0,1 đến 0,50C
- Phản ứng âm tính: không có thay đổi gì.
- Ít dùng trong thực tế vì không mẫn cảm lắm.
*Phát hiện lao cho các con khác:
-Phát hiện lao cho lợn: Tiêm tuberculin từ chủng lao của bò vào trong da. Tiêm 0,1ml tuberculin vào trong da ở gốc tai
lợn, sau 24 – 48h độ dày da ≥5mm là dương tính. Phản ứng nhạy nhất 3-9 tuần lễ sau nhiễm bệnh.
-Phát hiện lao cho gà: Tiêm tuberculin GC, tiêm 0,1 – 0,2 ml vào da yếm gà( mào gà). Sau 36-48h, độ dày da tăng lên 23mm chỗ tiêm sưng cứng là phản ứng dương tính.
-Phát hiện lao cho ngƣời: Tiêm tuberculin người, tiêm 0,1 ml vào trong da. Sau 48-72h, chỗ tiêm có nốt sần, nền cứng
và đường kính nốt sần ≥ 10mm coi là dương tính.
Câu 22: Đặc tính sinh học của Leptospira?
Trả lời: Trực khuẩn xoắn khuẩn: Leptospira
a. Hình thái và tính chất bắt màu:
- Có 212 serotyp Leptospira, hình thái là loại xoắn khuẩn rất nhỏ, mỏng, kích thước: 4 – 20 x 0,1 – 0,2 µm. có nhiều vòng
xoắn nhau
- Hai đầu uốn cong như tựa như móc câu, có nhiều vòng lượn sát nhau, di động mạnh.
- Khó bắt màu bằng phương pháp nhuộm thông thường, nhuộm bằng Môrôsôp xoắn khuẩn bắt màu nâu đen, cũng có thể
nhuộm giemsa: xoắn khuẩn bắt màu đỏ tím.
b. Đặc tính nuôi cấy:

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:



- Vk hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 28 – 300C, pH hơi kiềm: 7,2 – 7,6
- Leptospira có thể mọc được ở môi trường nhân tạo thông thường, môi trường nuôi cấy phải cho thêm 5 – 10 % huyết
thanh tươi như MT Terskich, Korthoff, EMJH….
- Trong môi trường Terskich, sau khi cấy 2 – 3 ngày xoắn khuẩn mới mọc, khoảng trên dưới 1 tuần, môi trường đục nhẹ,
có vẩn khói khi lắc.
- Cấy vào màng niệu đệm phôi thai gà 10 ngày tuổi, sau khi cấy 7 ngày phôi gà chết, bệnh tích không điển hình.
c. Cấu tạo kháng nguyên:
- Hiện nay biết được có hơn 60 chủng leptospira. Có thể sẽ tìm ra chủng loại mới
- Leptospira có 2 loại kháng nguyên: xảy ra phản ứng chéo.
+ Một kháng nguyên chính: tác dụng quyết định với bản thân nó, cũng có thể trở thành kháng nguyên phụ của xoắn khuẩn
khác.
+ Một kháng nguyên phụ có thể trở thành kháng nguyên chính của xoắn khuẩn kia.
- Chẩn đoán huyết thanh dùng 12 chủng, ở nước ta dùng 6 chủng để sản xuất vacxin.
12 chủng đó là: L.australis; L.autumnalis; L.bataviae; L.canicola; L.grippotyphosa; L.hebdomadis;
L.icterohemorrhagiae; L.mitis; L.poi; L.pomosa; L.saxrobing; L.sejroe. 6 chủng dùng là: L.bataviae; L.canicola;
L.grippotyphosa ; L.icterohemorrhagiae; L.mitis; L.pomosa.
d. Sức đề kháng:
- Leptospira tương đối yếu nhưng so với các xoắn khuẩn khác vẫn có sức đề kháng cao hơn.
- Nhiệt độ: Leptospira nhạy cảm: 560C/10ph, 600C/5ph, -300C không chết, 40C trong gan chuột lang có thể sống 26 ngày
ko giảm độc lực.
- Nhạy cảm với độ pH axit, dạ dày sau 10ph là chết, Leptospira không mọc được trong môi trường hơi axit.
- Các chất sát trùng thông thường có thể diệt xoắn khuẩn nhanh chóng: axit phenic 0,5%/5ph, focmon 0,25%/5ph, axit
sunfuric 0,05%/10ph, biclorua thủy ngân 1/2000 sau 10-15 ph leptospira bị ngừng di động và tan dần ra.
- Nước muối: dung dịch 2,8%/15ph. Penixillin tác dụng tốt với Leptospira.
e. Tính gây bệnh:
*Trong tự nhiên:
- Gây bệnh cho bò, chó( nhiều nhất), ngựa, cừu, dê, lợn, mèo, báo, người mắc do súc vật truyền qua. Trong loài dã thú
báo rất rễ mắc bệnh

- Các ổ chứa trong tự nhiên:
+ Ổ chứa thường xuyên: chủ yếu là loài gặm nhấm, gồm tất cả các loại chuột, đặc biệt là chuột lớn, chủ yếu là L.bataviae.
+ Ổ chứa không thường xuyên: Chủ yếu là GS, thải ra ngoài qua nước tiểu lúc có lúc không.
+ Ổ chứa thiên nhiên: Chủ yếu thú rừng: cầy, cáo, nhím,.. thải ra ngoài qua nước tiểu, từ đó truyền cho GS và người.
- Với GS: Gây bệnh chính sau: L.icterohemorrhagiae, L.canicola, L.pomona, L.mitis, L.bataviae,…
- Với người: L. icterohemorrhagiae và L. grippotyphosa.
- Bệnh gây ra mang tính nghề nghiệp như: công nhân vệ sinh cống rãnh, công nhân chăn nuôi, bsty,.. Biểu hiện: Sốt cao,
đau các cơ, mệt mỏi, mắt đỏ ngàu có khi có xuất huyết, da vàng, anbumin niệu, viêm màng não.
- Đường lây: qua chỗ xây sát của da và niêm mạc, cũng có thể qua da và niêm mạc lành
*Trong phòng thí nghiệm:
- Động vật cảm thụ : chuột lang( còn non), thỏ non, chuột bạch, chuột.
- Tiêm leptospirs vào xoang bụng hoặc S.C để gây bệnh. Sau 2-3 ngày chuột sốt, nhiệt độ cao 40,5 – 41,50C trong 3 ngày,
con vật gày, niêm mạc mắt và da có màu vàng, xuất huyết, sau 6 – 12 ngày thân nhiệt hạ, chuột chết.
- Bệnh tích điển hình: vàng da, niêm mạc, phủ tạng, gan sưng to, lấy nước ở xoang bụng, máu tim, gan, thận kiểm tra thấy
xoắn khuẩn.
Câu 23: Chẩn đoán Leptospira bằng phản ứng ngưng kết tan với kháng nguyên sống trên phiến kính?
Trả lời:
a. Nguyên lý của phản ứng:
- Khi trộn huyết thanh của GS nghi mắc Leptospirosis với hỗn dịch canh khuẩn Leptospira, nếu trong huyết thanh có ít
kháng thể thì Leptosipra sẽ ngưng kết chụm lại như hình sao hay hình mạng nhện, hay cụm nhỏ. Nếu trong huyết thanh có
nhiều kháng thể thì Leptospira mới bắt đầu bị ngưng kết, sau đó tan ra thành từng mảnh nhỏ, nên phản ứng gọi là phản
ứng ngưng kết tan.
- Dùng kháng nguyên là các chủng Leptospira sống, thực hiện phản ứng trên phiến kính rồi đọc kết quả dưới KHV có tụ
quang nền đen.
b. Chuẩn bị:
- Kháng thể nghi: Lấy máu của GS nghi mắc bệnh khoảng 2ml để đông, chắt lấy huyết thanh, pha loãng huyết thanh với
nước sinh lý thành nồng độ 1/200 ( nên lấy máu từ ngày thứ 5 sau khi con vật ốm).
- Kháng nguyên: Là canh khuẩn của các chủng Leptospira, các xoắn khuẩn này phải khỏe, hình thái rõ, có từ 150-300
xoắn khuẩn trên 1 vi trường. Thường dùng 12 chủng Leptospira, mỗi chủng được giữ nuôi cấy riêng trong môi trường
Terskich hay EMJH, kháng nguyên được giữ ở nhiệt độ 200C, sau 7-15 ngày phải cấy chuyển sang môi trường Terskich

mới(EMJH mới) và sau 3 tháng phải được tiếp đời qua chuột lang 1 lần.
c. Tiến hành phản ứng:

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- Mỗi mẫu huyết thanh dùng 3 phiến kính, mỗi phiến kính chia làm 4 ô. Tất cả được 12 ô cho 12 chủng có thể tiến hành
chẩn đoán nhiều mẫu huyết thanh cùng 1 lúc, mỗi mẫu dùng 3 phiến kính, ghi thứ tự phiến kính: 1, 2, 3 ở góc dưới phiến
kính về bên phải, còn góc trên về bên trái của 3 phiến kính thì ghi số mẫu huyết thanh cần chẩn đoán.
- Nhỏ lên mỗi ô 1 giọt huyết thanh đã được pha loãng, rồi lần lượt cho vào mỗi ô 1 giọt canh khuẩn của 1 chủng
Leptospira. Dùng đũa thủy tinh vô trùng trộn đều, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15-20 ph. Đọc kết quả trên KHV có tụ
quang nền đen.
d. Kết quả:
- Để đánh giá kết quả người ta dùng kí hiệu:
+ L chỉ hiện tượng tan xoắn khuẩn
+ L+ ngưng kết yếu, có từ 3-5 cụm ngưng kết, có nhiều xoắn khuẩn tự do.
+ L++ ngưng kết yếu, có từ 6-12 cụm ngưng kết, có nhiều xoắn khuẩn tự do.
+ L+++ ngưng kết vừa, có 20-30 cụm ngưng kết hình con nhện, có ít xoắn khuẩn tự do.
+ L++++ ngưng kết xảy ra mạnh, có 30 cụm ngưng kết hình con nhện, ko có xoắn khuẩn tự do.
- Phản ứng dương tính: Ô nào có ngưng kết ở mức L+++ trở lên thì kháng nguyên ở ô đó tạm coi là chủng gây bệnh
- Phản ứng âm tính: Không có ngưng kết, từng con bơi rời rạc.
- Do đặc điểm Leptospira có kháng nguyên chung dễ gây ra hiện tượng ngưng kết chéo giữa các chủng, chủng Leptospira
gây bệnh cho hiệu giá kháng thể cao hơn các chủng Leptospira khác.
- Muốn xác định chủng gây bệnh chắc chắn phải pha loãng huyết thanh cao hơn nũa: 1/400, 1/800, 1/1600, 1/3200 rồi làm
lại phản ứng ngưng kết với chủng Leptospira vừa ngưng kết ở trên.
+ Bò, lợn, chó: hiệu giá từ 1/400 trở lên chủng coi là gây bệnh, 1/200 là nghi ngờ.
+ Ngựa: hiệu giá từ 1/800 trở lên chủng coi là gây bệnh, 1/400 là nghi ngờ.
- Nếu nghi ngờ sau 7-10 ngày lấy máu lần 2 để làm phản ứng.

Câu 24, Đặc tính sinh học của virus dịch tả lợn?
Trả lời : viruts dịch tả lơn : Pestis suum visrus
a.Hình thái cấu trúc:
-Là thành viên của họ Togavirideae, thuộc giống Pestisvirus
- là một ARN dạng sợi ( một sợi đơn)
-có vở bọc ngoài là lipoprotein có nhứng diềm tua dài 6 – 8mm.
- có hình cầu, capxit đối xứng khối, có đường kính 40-50nm. , đường kính
của nucleocapsit khoảng 29nm, là lớp vỏ bao bọc sợi ARN của virus,
b. Đặc tính nuôi cấy
- Có thể nuôi cấy VR trong tổ chức sống của lơn như thủy xương, thận, dịch hoàn, thai lợn, óc…
-Trên môi trường tế bào
+ Tế bào thận lơn thường đc sử dụng. vì ở đây VR nhân lên rât tốt. VR nhân lên ở NSC nhưng không gây bệnh tích tế
bào, VR lan truyền giữa các Tế bào qua cầu nối NSC và tồn tại lâu trong tế bào
c. Động lực và kháng nguyên
- VR dịch tả lợn là 1 lạo VR duy nhất, Các chủng VR dịch tả lợn giống nhau hoàn toàn về cấu trúc kháng nghuyên nhưng
có động lực khác nhau
-Trong tự nhiên các chủng có động lực cao thương fgaay bệnh cấp tính , tỉ lệ chết cao.
- Chủng có động lực trung bình or thấp gây bệnh ở thể mán tính
- dựa Vào độc lực của virus dịch tả lợn, hiện nay tạm chia thành 2 nhóm:
+Nhóm cường độc: gồm các chủng cường độc Alfort, chủng C, chủng
Thiverval.
+Nhóm động lực vừa: gồm các chủng có độc lực thấp hơn phân lập được từ
những lợn bị bệnh mạn tính.
- Có ý kiến cho rằng, độc lực của Viruts DTL có đặc tính bền vững, nó có thể tăng lên sau 1 hay nhiều giai đoạn ở trong
lợn.
*Vì vậy : Nếu tiên truyền viruts liên tiếp trên 150 đời qua thỏ, VR sẽ độc với thỏ nhưng không độc với lợn, gọi là giống
viruts nhược độc DTL qua thỏ, dung để ché vacxin
Cấu trúc kháng nguyên và cấu trúc ARN của virus dịch tả lợn rất giống
với virus gây bệnh tiêu chảy ở bò và virus gây bệnh Border ở cừu, do vậy
cần lưu ý phân biệt trong chẩn đoán huyết thanh học.

d.Sức đề kháng:
-Dưới tác nhân vật lý, khả năng vô hoạt của virus phụ thuộc phần nào vào
chất chứa trung gian.
-Trong môi trường tế bào, vius bị mất hoạt tính sau 10‟ ở 60*C, máu nhiếm Viruts đã khử Fibril ở 68*C trong 30‟. Đun
100*C chết ngay
-Bền vững trong khoảng ph từ 5 – 10, mẫn cảm với tia cực tím.
- Các dung môi hòa tan lipit như ete, clorofoc( Chloroform) dezoxycolat (
Dẽoycholat) vô hoạt virus nhanh (chết ngay)

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


-Các chất sát trùng như: xút 2% diệt virus trong nước tiểu sau 15 phút,
nước vôi 10% và axit phenic giết chết virus sau 15 phút.
-Trong chuồng và phân, víu bị vô hoạt sau vài ngày(2 ngày)
-Trong thịt lợn bệnh & sản phẩm của nó, virus có thể duy trì hoạt tính trong
vài tháng, đây là nguồn lây nhiễm quan trọng.
e.Tính gây bệnh:
*Trong tự nhiên: chỉ có loài lơn mắc bệnh DTL
-Vius dịch tả lợn gây bệnh cho lợn: lợn nhà, lợn rừng ở mọi lứa
tuổi, lợn con đang bú hay mới cai sữa mắc nhiều hơn và chết
nhiều, lợn cái mắc và truyền bệnh cho lợn con.
-Các loài vật khác và người không mắc bệnh dịch tả lợn.
*Trong phòng thí nghiệm:
-Lợn con rất cảm thụ với bệnh.
-Gây bệnh cho lợn con, bệnh xảy ra giống như trong tự nhiên về triệuchứng cũng như bệnh tích.
-Tiêm vius dịch tả lợn cho thỏ & chuột lang sẽ gây bệnh ở thể ẩn.
-Người ta dùng Vius dịch tả lợn tiêm truyền liên tục cho thỏ trongnhiều đời. Độc đối với thỏ tăng lên, độc lực đối với lợn

giảmxuống, đến hơn 150 đời thì giống virus này hoàn toàn không độclực đối với lợn nữa nhưng vẫn giữ được đặc tính
kháng nguyên.Đây là giống virus nhược độc dịch tả lợn qua thỏ dung để chế
vacxin.
Câu 25, Chẩn đoán virus học bệnh dịch tả lợn?
1. Lấy bệnh phẩm:
Bệnh phẩm là máu lách, hạch lâm ba, tủy xương của gia súc nghi mắcbệnh.
2. Kiểm tra trên kính hiển vi
-Lấy bệnh phẩm của gia súc làm tiêu bản, nhuộm Gram kiểm tra trên kínhhiển vi. Nếu:
+Không thấy vi khuẩn có thể nghi là mắc bệnh dịch tả lợn thuần túysau khi chẩn đoán lâm sang đã xác định bệnh.
+Nếu có vi khuẩn tụ huyết trùng, phó thương hàn lợn…thì có thểdịch tả lợn ghép với những bệnh này.
3. Tiêm động vật thí nghiệm
-Dùng lợn để gây bệnh: lợn con từ 3-4 tháng tuổi, lợn khỏe mạnh,không nằm trong ổ dịch tả lợn, chưa tiêm phòng vacxin
dịch tả
lợn.
-Dùng bệnh phẩm là 1ml máu và 0.5 g lách của gia súc nghi mắcbệnh pha thành huyễn dịch rồi tiêm vào dưới da cho lợn.
Nếu trong bệnh phẩm có vuruts thì sau tiêm 3 ngày : lơn nếu trongbệnh phẩm có vius dịch tả lợn thì a ngày sau khi tiêm,
lợn l kém ăn,sốt cao 41*C-42*C, giữ vững trong 4-5 ngày liền, lơn bỏ ăn, đi táo, phân rắn,có hiện tượng viêm kết mạc
mắt,có dử,nước mắt có nhờn chảy ra. Sau 1 tuần lễ, con vật đi tháo,phân lẫn máu có mùi hôi thối đặc biệt. Nếu kéo dài có
thể thấytriệu chứng thần kinh: ( liệt 2 chân sau). Cuối cùng nhiệt độ hạthấp xuống 35-360C, con vật mệt lả & chết.
- Mổ khám:
+Thấy lợn có những bệnh tích sau:Niêm mạc miệng, lưỡi, lợi tụ máu, loét.
+Dạ dày, ruột tụ máu, thấy rõ ở van hồi manh tràng, ở ruộtgià , nàn lâm ba loét hình cúc áo có vòng tròn đồng tâm.
+Lách có hiện tượng nhồi huyết, xuất huyết ở quanh rìa, láchkhông sưng hoặc ít sưng.
+Thận xuất huyết thành chấm nhỏ ở ngoài mặt, bể thận ứmáu hoặc có cục máu.
+Trên da nhất là đùi, bụng có chấm xuất huyết bằng đầuđinh ghim, hạt vừng, hạt đỗ.
*Vậy : Kết luận bệnh phẩm có VR DTL
4. Phƣơng pháp làm tăng cƣờng độc lực của virus Newcastle:
-Dung môi trường tế bào dịch hoàn lợn một lớp nuôi cấy virus dịch tả lợn,sau 5 ngày cấy virus Newcastle thấy virus
Newcastle nhân lên mạnh mẽ vàgây bệnh tích tế bào.
-Nếu môi trường tế bào dịch hoàn lợn chỉ cấy virus Newcastle thì viruskhông gây được bệnh tích tế bào. Điều này chứng

tỏ virus dịch tả lợn đãlàm tăng độc lực của virus Newcastle.
Câu 26, Chẩn đoán huyết thanh học bệnh dịch tả lợn?( phản ứng trung hòa trên thỏ,phản ứng kết tủa khuếch tán
trên thạch)?
1.Thí nghiệm trung hòa trên thỏ:
a.Nguyên lý
-Virus dịch tả lợn cường độc & Virus dịch tả lợn nhược độc có tính gây bệnh khác nhaucho thỏ và lợn, nhưng lại có tính
kháng nguyên giống nhau. Có thể dùng Virus dịch tả lợncường độc tiêm cho thỏ, gây miễn dịch, sau đó chứng minh tính
miễn dịch của thỏ đối vớiVirus dịch tả lợn bằng cách tiêm virus nhược độc dịch tả lợn, VR sẽ bị kích thích trung hòa có
trong máu thỏ trung hòa đi nên k gây bện cho thỏ đc nữa.
b. chuẩn bị
-bệnh phẩm là lách của lợn nghi mắc bệnh nghiền với nước sinh lý thành huyễn dịch1/10 & 1/100 , xử lý kháng sinh, diệt
tạp khuẩn
- 6 thỏ khỏ mạnh chưa tiếp xuacs với viruts DTL
c. Tiến hành phản ứng

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


- Thỏ số 1 tiêm 1ml huyễn dịch 1/10
- Thỏ số 2 tiêm 1ml huyễn dịch 1/100
*Sau 5-10 ngày( tb 7 ngày), dung giống virus nhược độc dịch tả lợn pha thành huyễn dịch 1/10 & 1/100 tiêm vào bắp thịt
của 2 thỏ trên.
- Thỏ số 1 tiêm 1ml huyễn dịch 1/10
- Thỏ số 2 tiêm 1ml huyễn dịch 1/100
*Kết quả :Hai thỏ thí nghiệm này không có phản ứng sốt. lấy máu của 2 thỏ này đem tiêm cho 2 thỏ
khỏe mạnh khác, hai thỏ này cũng không sốt, điều đó chứng tỏ virus nhược độc dịch tả lợn
đã bị kháng thể dịch tả lợn trung hòa. Kháng thể này có được là do trong bệnh phẩm có
virus dịch tả lợn, đã kích thích cơ thể thỏ sinh ra. Chứng tỏ bệnh phẩm có virus dịch tả lợn.

*Trong khi đó ở 2 thỏ làm đối chứng: lấy máu, lách của lợn khỏe tiêm cho thỏ, sau 5-10
ngày tiêm virus nhược độc dịch tả lợn cho thỏ, sẽ thấy cả 2 thỏ này có phản ứng sốt vì thỏ
chưa được miễn dịch với virus dịch tả lợn.
2.Phản ứng khuếch tán trên thạch:
*Nguyên lý : Trong môi trường Gel, KN và KT ở cách nahu 1 khoảng trong thạch, chúng sẽ khuyeechs tán về phía nhau
và gặp nhau. Nếu KN và KT tương ứng chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành đường tủa có thể quan sát bằng mắt thường
or có thể nhuộm màu để thấy rõ hơn.
a.Chuẩn bị:
-Kháng nguyên nghi: bệnh phẩm của lợn nghi mắc bệnh nghiền với nước sinh lý có phathem 1-2% axit phenic, lọc qua
gạc và ly tâm lấy nước trong.
-Kháng nguyên dương: được chế tạo như trên, từ phủ tạng là lách, hạch của lợn được tiêmvirus dịch tả lợn cừng độc.
-Kháng nguyên âm: được chế như trên từ hạch, lách của lợn khỏe.
-Kháng thể: là huyết thanh dịch tả lợn được chế từ lợn hoặc thỏ bằng phương pháp gây tốimiễn dịch.
b.Phƣơng pháp tiến hành:
- Đun chảy thạch 1,5% trong nước muối sinh lý.
- Đổ thạch trên phiến kính, lượng thạch cần dung là 0.12 ml/cm2 , để đông thạch.
- Đục lỗ theo sơ đồ A, đường kính của lỗ 3-4mm. Khoảng cách giữa các trung tâm củacác lỗ từ 5-6mm.
- Thể tích mỗi thành phần phản ứng là 0.02ml, cho vào theo sơ đồ A.
- Sau khi đã cho các thành phần phản ứng vào các lỗ, đặt phiến kính vào hộp ẩm( đĩaPetri với mẫu bong tẩm nước), cho
vào tủ ấm 370C trong 12-24 giờ.
*Đọc kết quả:
-Phản ứng dương tính: giữa kháng thể dịch tả lợn với kháng nguyên nghixuất hiện đường kết tủa trắng.
-Phản ứng âm tính: giữa kháng thể dịch tả lợn với kháng nguyên nghikhông có đường kết tủa.
Câu 27, Đặc tính sinh học của virus lở mồm long móng?
I.Hình thái phân loại:
- Virus LMLM là loại virus nhỏ nhất, thuộc họ Picornavirideae, là virus chứa nhân là ARN gồm 800 base, phân tử lượng
8,6 kilodalton, hằng số lắng 140s
-Kíchthước từ 10-20 nm, cấu trúc khối, có dạng hình cầu, bề mặt nhẵn.
-Capxit của viruts có 60 capsome, cấu tạo bởi 4 loại pr VP1, VP2, VP3, VP4. Trong đó VP1 uqyeets định tính KN và tính
độc của VR

-Virus LMLM có 7 typ: typ O, A, C, Asia, SAT1, SAT2, SAT3.
-Các typ virus LMLM gâynhững triệu chứng lâm sàng giống nhau, nhưng không gây miễn dịch chéo cho nhau
-O, A, C là 3 typs gây bệnh phổ biến trên thế giới. ở việt nam phát hiện typ O, A và Asia 1 nhưng typ thương fgawpj nhất
là typ O
-Các typ LMLM lại chia thanh fnhieeuf biến chủng. Viruts LMLM có thể gây ra những ổ dịch rộng lớn, có tính chất quốc
gia và châu lục. ĐV cảm thụ mắc gần 100%. Bện có mawth hầu hết trên thế giới.
II.Đặc tính nuôi cấy:
- Virus LMLM là một virus hướng thượng bì, do đó thường nuôi cấy virus trên tổ chức da
của thai lợn, thai bò còn sống.
- Nếu nuôi cấy Virus LMLM trên động vật thí nghiệm như thỏ, chuột lang, chuột nhắttrưởng thành thì virus hay bị biến
đổi và thường mất đặc tính gây bệnh.
- Còn nuôi cấy trên màng niệu nang của phôi trứng, có khi được có khi không.
- Phương pháp nuôi cấy tốt nhất là nuôi Virus LMLM trên tổ chức thượng bì lưỡi bò trưởngthành, phương pháp này cho
kết quả tốt là sau nhiều lần tiếp đời, độc lực của virus vẫn giữđược với bò và động vật thí nghiệm.
- Ngoài ra có thể nuôi cấy Virus LMLM trên môi trường tế bào tổ chức, tốt nhất là tế bàolấy từ tuyến yên của bò hoặc của
lợn, tế bào thận bê hoặc thận cừu non hoặc các dòng tếbào có độ nhạy tương đương, như tế bào của thận chuột Hamster
gọi tắt là tế bào BHK(
baby hamster kidney). Sau khi cấy Virus LMLM vào các môi trường tế bào này để tủ ấm
370C trong 24, 48, 72 giờ virus sẽ làm hủy hoại tế bào nuôi.

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


III.Sức đề kháng:
-Virus LMLM có sức đề kháng cao với ngoại cảnh, với ánh sánh mặt trời chiếu
-trên đồng cỏ virus sống ít nhất 2 tháng về mùa đông, 2 ngày về mùa hè, trên lông gia súcvirus còn hoạt lực sau 4 tuần lễ,
trong đất ẩm virus sống hàng năm.Với sức nóng virus dễ bị tiêu diệt, từ 30-370C virus sống 4-9 ngày, 500C virusnhanh
chóng bị bất hoạt, 700C virus chết sau 5-10 phút.Nhiệt độ lạnh bảo tồn được virus sống lâu.

-Trong phân ủ thành đống, ở lớp sâu 15cm virus bị diệt sau 7 ngày, sâu 50 cmbị diệt sau 9 giờ, trong cỏ khô virus có thể
sống từ 8-15 tuần. với các chất sát trùng nhưcrezon 3%, sau 6h virus vẫn còn hoạt lực, clorofoc 1% sau 20 ngày virus còn
độc lực, tốtnhất là dùng các chất sát trùng mạnh như NaOH 1% diệt virus trong 5-10 phút, focmon 2%diệt virus trong 6h.
IV.Tính gây bệnh:
-*Trong tự nhiên: Virus gây bệnh chủ yếu cho trâu, bò, dê, cừu, lợn và các động vật hoang dã
như bò rừng, trâu rừng, lợn rừng, lợn lòi, lạc đà, sơn dương…
- Loài ăn thịt và người ít mắc hơn và thường mắc ở thể nhẹ.
- Loài động vật một móng như ngựa, lừa, la; gia cầm, chim không mắc bệnh
-Đường xâm nhập chủ yếu là đương tiêu hóa, xâm nhập qua vào cơ thể qua vết thương, niêm mạc hô hấp và sinh dục.
con cai nhiêm có thể bị xẩy thai
-ở ng thường sốt cao, có mụn nhỏ mọc ở lowijn niêm mạc miệng, mụn nước cũng mọc ở ngón tay, bàn tay, đùi, chân, vú,
mặt
-Bệnh léo dài 10 – 20 ngày nặng có theer nôn mửa, ỉa chạy.
- Trong vùng dịch LMLM ở trâu bò người ta có thể thấy nhím chuột hươu nai, hoẵng bị chếtnhiều.
*Trong phòng thí nghiệm:chuột lang, chuột nhắt trắng, chuột đồng, chuột Hamster dễ cảm
nhiễm, khía da bàn chân của chuột rồi chà xát bệnh phẩm có virus lên thì sau 12-24h chỗ
chà xát có nôi mụn nhỏ, màu đỏ, có thủy thũng, đau chỗ khía, sau 2-3 ngày có thể nhiễm
trùng toàn than, có mụn ở mồm, lưỡi, lợi.
- Bê mới đẻ chưa bú sữa mẹ nếu được tiêm virus LMLM có thể chết sau 36-48h.
Câu 28, Đặc tính sinh học của virus dại?
1. Hình thái cấu trúc, phân loại:
a. hình thái cấu trúc
-Virus dại thuộc học Rhabdovirideae, nhóm Rhadbovirus, là 1 ARN virus.
-Có hình trụ, một đầu tròn, đầu kia dẹt giống như hình viên đạn
-Kích thước trung bình của virion có chiều dài từ 175 – 180nm, đường kính 70 – 80nm. Kích thước này có thể thay đổi
tùy theo chủng gốc.
-Nucleocapxit của viruts có hình đối xứng xoắn, có đường kính đường xoẵn ốc từ 15 – 18 nm . nếu trải ra thì chiều dài
khoảng 4,2 …. và chiều rông thay đổi từ 20 – 65 ăng grong.
- Lõi là 1 sợi ARN cuộn lại theo hình xoẵn trên có những đôi cấu trúc pr bám vào sợi ARN. Virion có vỏ kép bọc ngoài
áp xát bề mặt Nucleocapxit

*thể negri
- Là một dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của bệnh dại.
-Là những hạt nhỏ hình tròn, hình trứng , hình bầu dục, có kích thước 0,5 – 30 nm. Định vị trong bào tương nơ ron thần
kinh, chủ yếu ở sừng Anmon và tế bào tiểu não.
-Nhuộm tiểu thể bằng phương pháp nhuộm Giemsa, chúng bắt mầu đỏ tươi. Thể negri đc tìm thấy 80% trong các trường
hợp dại
b.phân loại
- Viruts dại thuộc họ Rhabdovirideae, gồm 200 loài gây bệnh cho các loài động vật có xương sống và không xương sống
-Loài gây bệnh chon g và ĐV máu nóng đc chia làm 2 nhóm “ lyssavirus và Vesiculovirus
+ lyssavirus gồm khaongr trên 80 laoif khác nhau. Và có 4 loại serotype : 1 2 3 4
-VR dại gây bệnh trong tự nhiên gọi là VR dại đường phố ( street viruts) là chủng cực độc gây bệnh cao cho động vật với
2 thể : Dại điên cuồn và dại bại liệt
2. Đặc tính nuôi cấy
a.Trên phôi gà
-VR chỉ có thể thích ứng đc sau nhiều lần nuôi cấy trên phôi gà
-Dùng phôi 4 – 7 ngày tuổi tiêm vào tú long đỏhoặc phôi 13 ngày tuooirtieem vào màng nhung niệu
-VR nhân lên trong mô thần kinh và các mô khác của phôi, hiệu giá tối đa ở nagyf thứ 9, phôi chận phát triển nhưng
không chết trong tế bào thần kinh có thể tìm thấy thể Negri
b.Trên môi trƣờng tế bào
- VR có thể nhân lên trên nhiều hệ tế bào, thận chuột nhắt, thận lợn, cho, tế bào xơ phôi gà, các tế bào lưỡng bội , các tế
bào lưỡng bội như BHK 21 , tê bào thường trực….. nhưng phải qua nhiều lần cấy truyền, tác dụng gây hủy hoại tế bào
mới rõ
-Trong các nuôi cấy tế bào bị nhiễm virus dại bằng phương pháp nhuộm mann, Sellers thấy các thể hình tròn, có danh
giói rõ rệt đó là những thể Nêgry

Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:



3. Sức đề kháng:
-VR dại mẫn cảm với sức nóng. ở 50*C Viruts bị diệt sau 1h, 60*C trong 5-10‟, 70*C chết ngay
-Nhiệt độ lạnh VR tồn tại khá lâu, o*C trong 1 năm, -70*C tồn tại trong nhiều năm, đc bảo quản tốt ở dd glyxerin 50%
-VR bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, tia cực tím, tia X… Nếu làm khô chạm ở nơi không có ánh sáng VR yếu đi nhanh
chóng, còn làm khô nhanh thì VR vẫn giữ khả năng truyền nhiễm của nó
4. Tính chất miễn dịch:
- khi bị nhiếm VR dại cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể khác nhau như: KT kết tủa, KT trung hòa, KT cố định bổ thể, ….
-Việc tìm ra các kháng thể dặc thù này không giúp ích cho việc chuẩn đoán huyết thanh học bệnh dại, vì bệnh tiến triển
rất nhanh chóng và dẫn đến tử vong. Phương pháp tôt nhất và có vai trò quan trong trong việc chuẩn đoán phát hiện sớm
bệnh dại ở gia súc là kỹ thuật kháng thể huynh quang
5. Khả năng gây bệnh:
*Trong tự nhiên: tất cả các loài đv máu nóng đều mắc bệnh, các loài đv như chó mèo, trâu bò, ngựa lơn, lặc đà. ĐV
hoang dã như chó sói, mèo rừng, đều mẫn cảm nhưng chó là mẫn cảm nhất, người cũng mẫn cảm
- Chó và chó sói là nguồn lây bệnh chủ yếu bệnh truyền trực tieeos qua vết cawbs VR nhiếm vảo cơ thể qua vết thương,
vết cắn càng gần dây thần kinh thì càng nguy hiểm. (90% người mắc bệnh là do chó cắn, số ít lây qua đường hô hấp). thời
gian nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vao chủng viruts và vết cắn gần hay xa hệ thần kinh trng ương.
*Trong phòng thí nghiệm:
-Tốt nhất là dung thỏ, sau đó là chuột bạch, chuột lang, chuột đất vàng.
-Dùng thỏ: tiêm viruts vào não thỏ qua đương giác mạc vào trong tiềm phòng or hậu phòng của mắt. tùy đường tiêm thì
thời gian ủ bệnh khác nhau. Có những biểu hiên: co giãn đồng tử mắt – Rối loạn hô hấp – liệt 4 chân – vật lả kiệt sức và
chết
-Dung chuột : tiêm viruts qua đường não time ủ bệnh 8-15 ngày. Xuât hiện triệu chứng : long dựng đứng, hình thành cục
bướu ở cộ sống và bị kích thíc mạnh.
-Với chuộ lang xuất hiên triệu chứng kích đọng hung hán, cắn, liệt toàn thân và chết.
6. Chất chứa virus: VR dại có tính hướng than fkinh, vì thế VR cư trú trong hệ thần kin : não, tủy sống và nhiều nhất là
ở sừng Ammon, chất xám của vỏ não, đặc biệt là tuyến nước bọt có động lực rất sớm. thời kỳ này chó là nguồn
beenhjnguy hiểm
7. Cấu tạo kháng nguyên và typ huyết thanh:
*pr trong VR dại đc chia làm 2 loại
+pr nucleocapxit hình thành kháng nghuyên nội môi

+pr bề mặt hình thành kháng nguyên bề mặt
Câu 29, Chẩn đoán bệnh dại bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang ( phƣơng pháp
trực tiếp và gián tiếp)?
1. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp:
- Dùng kháng thể đặc hiệu nhuộm màu để phát hiện kháng nguyên nghi dại.
- Chuẩn bị kháng nguyên chẩn đoán: dung bệnh phẩm là não, nước bọt hoặc áp kính vàovùng sừng Ammon của động ật
nghi mắc bệnh dại, cố định tiêu bản bằng ete hoặc hơnóng trên ngọn lửa đèn cồn.
- Chuẩn bị kháng thể đặc hiệu nhuộm huỳnh quang: dung virus dại gây tối miễndịch cho thỏ, lấy máu chắt huyết thanh,
tách phần gamma globulin có trong huyếtthanh miễn dịch đem nhuộm màu thuốc nhuộm huỳnh quang.
- Tiến hành phản ứng: sau khi đã cố định kháng nguyên trên tiêu bản, nhỏ 1-2giọt kháng thể đặc hiệu chống dại đã nhuộm
màu huỳnh quang lên tiêu bản, để ở370C trong 30 phút, rồi đem rửa nước, làm khô, quan sát dưới kính hiển vi huỳnh
quang.
+ phản ứng dương tính: khi kháng thể tương ứng với kháng nguyên, kết hợp sẽphát sáng.
+ phản ứng âm tính: không có kết hợp giữa kháng thể và kháng nguyên, khôngphát sáng, trong bệnh phẩm không có virus
dại.
2. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp:
- Kỹ thuật này không dùng kháng thể đặc hiệu nhuộm màu huỳnh quang, mà dùng khángthể kháng gamma globulin của
loài vật dùng để chế kháng thể đặc hiệu đem nhuộmmàu huỳnh quang. Như vậy kháng thể đặc hiệu có 2 chức năng, chức
năng là kháng thểđối với kháng nguyên cần chẩn đoán và chức năng là kháng nguyên đối với kháng thểgamma
globulinnhuộm màu huỳnh quang. Như vậy chỉ cần nhuộm màu kháng thể kháng gamma globulincó thể chẩn đoán được
nhiều bệnh truyền nhiễm.
- Chuẩn bị kháng nguyên chẩn đoán: giống như phần chuẩn bị trong phản ứng trực tiếp.
- Chuẩn bị kháng thể kháng gamma globulin: dùng gamma globulin của thỏ tiêm cho gàtrống, sau 2-3 tuần lễ trong máu
của gà có nhiều kháng thể chống gamma globulin củathỏ, lấy máu gà chắt lấy huyết thanh, rồi tách phần gamma globulin,
sẽ thu được kháng
thể kháng gamma globulin của thỏ. Kháng thể này chắc chắn sẽ kết hợp đặc hiệu vớigamma globulin của thỏ, đem nhuộm
màu kháng thể này.
- Tiến hành phản ứng: sau khi đã cố định kháng nguyên trên tiêu bản, nhỏ 1-2 giọt khángthể đặc hiệ, nếu kháng thể và
kháng nguyên tương ứng, chúng sẽ kết hợp chặt chẽ vớinhau, nhưng không phát sáng khi xem kính vì kháng thể đặc hiệu


Đinh Công Trƣởng K55 – TYD

Email:


×