Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Chương 1 GiỚI THIỆU CHUNG VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.39 KB, 24 trang )

Chương 1
GiỚI THIỆU CHUNG VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

Cao Trường Sơn – Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Email: ; ; ĐT: 0975.278.172


Chương 1
GiỚI THIỆU CHUNG VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA KTMT
 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Cao Trường Sơn – Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Email: ; ; ĐT: 0975.278.172


1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
 Khái niệm “kiểm toán”
 Kiểm toán trong tiếng Latinh là “Audit”  động từ “Audive”
nghĩa là nghe

 Kiểm toán cổ điển: Một bên ghi chép và đọc to cho một bên
khác nghe và chấp nhận

 Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình
bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính (IFAC)




1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
 Một cuộc kiểm toán gồm 3 thành phần:
 Người kiểm toán/Chủ thể kiểm toán
 Người bị kiểm toán/Đối tượng kiểm toán
 Người cần cung cấp thông tin/Khách hàng

 Trải qua ba giai đoạn:
ĐÁNH GIÁ


1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
 Kiểm toán môi trường (EA – Environmental Audit)
“Kiểm toán môi trường là một quá trình thẩm tra có hệ thống và
được ghi thành văn bản, bao gồm việc thu thập và đánh giá một
cách khách quan các bằng chứng nhằm xác định những hoạt
động, sự kiện, hệ thống quản lý liên quan đến môi trường hay
các thông tin về những kết quả của quá trình này cho khách hàng”
(ISO 14010).


1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2. Chúng tôi
có thể làm tốt
hơn không?

3. Chi phí có
thể rẻ hơn
không ?


1. Chúng tôi
đang làm gì?

4. Làm gì để
duy trì cho
tương lai?

CÁC CÂU HỎI MÀ MỘT CUỘC KTMT PHẢI TRẢ LỜI


1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
 Một số thuật ngữ liên quan
 Kiểm toán viên (Auditor): Người kiểm toán/thành viên đội
kiểm toán trực tiếp tham gia, thực hiện cuộc kiểm toán.
 Kiểm toán viên trưởng (Leader of Audit team): Kiểm toán
viên trưởng hay còn gọi là đội trưởng đội kiểm toán, là người đứng
đầu nhóm kiểm toán.
 Đối tượng kiểm toán (Auditee): Là những cá nhân, tổ chức
hoặc các cơ sở bị tiến hành kiểm toán.
 Khách hàng (Client): Hay còn gọi là bên thứ ba, đây là những
người có nhu cầu muốn biết các kết quả của cuộc kiểm toán.


2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, Ý NGHĨA KTMT
MỤC TIÊU
 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ
 ĐÁNH GIÁ TÍNH PHÙ HỢP VÀ HIỆU QUẢ VỀ MT

 THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG QLMT

 DUY TRÌ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI DÂN
 NÂNG CAO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG
 TÌM KIẾM CƠ HỘI CẢI THIỆN


ĐỐI TƯỢNG KTMT
Đối tượng chính của KTMT là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
 Ngày nay KTMT được mở rộng nên đối tượng cũng phong phú hơn
Đối tượng của kiểm toán
môi trường


Các cơ sở sản xuất, các




Các bệnh viện

Năng lượng



Lò mổ gia súc



Trường học

Kiểm toán hệ thống quản lý môi

trường



Kiểm toán chất thải



Kiểm toán năng lượng



Kiểm toán chất thải



Kiểm toán chất thải

Kiểm toán nước thải của các lò mổ gia
súc.





Kiểm toán nguồn năng lượng sử dụng
của nhà máy mía đường




kiểm toán

Kiểm toán chất thải nguy hại tại bệnh
viện Việt – Xô




Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường
của nhà máy bia

doanh nghiệp


Phân loại theo đối tượng

Ví dụ

Kiểm toán chất thải rắn của Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.


ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
 KTMT có thể tiến hành với toàn bộ quy trình sản xuất hoặc với
chỉ một bộ phận đơn lẻ


NỘI DUNG KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
1. Xem xét, đánh giá sự tuân thủ
2. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả, sự phù hợp HTQLMT nội bộ

3. Nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu, số liệu, các báo cáo
môi trường
4. So sánh đối chiếu các vấn đề với các tiêu chuẩn và chuẩn
mực kiểm toán
5. Thu thập các thông tin
6. Chỉ ra các phát hiện kiểm toán, sự không phù hợp và các
bằng chứng hỗ trợ, chứng minh cho các phát hiện này
7. Thiết lập báo cáo kiểm toán và thông tin kết quả cho
khách hàng


Ý NGHĨA KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG


VỊ TRÍ CỦA KTMT TRONG HỆ THỐNG QLMT
 KTMT là một bộ phận của hệ thống QLMT

Hệ thống
Quản lý môi trường

Chức năng lập kế hoạch
Chức năng tổ chức
CN hướng dẫn và điều khiển
Chức năng thông tin
Chức năng kiểm soát, đánh giá


VỊ TRÍ CỦA KTMT TRONG HỆ THỐNG QLMT
 KTMT có mối quan hệ mật thiết với các công cụ quản lý
môi trường khác

 Là một bước trong ĐTM
 Kiểm tra, đánh giá độ chính xác của các báo cáo, kết quả
quan trắc môi trường
 Có những nét tương đồng với Thanh tra môi trường
 KTMT là công cụ thường được sử dụng ở phía sau để kiểm
tra, đánh giá các công cụ khác


3. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

CHỦ THỂ

MỤC ĐÍCH

ĐỐI TƯỢNG

Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán pháp lý

KT năng lượng

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán kỹ thuật

KT chất thải

Kiểm toán độc lập


Kiểm toán tổ chức

KT HTQLMT


PHÂN LOẠI THEO CHỦ THỂ
 Kiểm toán môi trường nội bộ:
 Khái niệm:
Là một cuộc KTMT được thực hiện bởi các kiểm toán viên là người
của chính tổ chức đó.
 Ví dụ:
Công ty A tự tiến hành kiểm toán Hệ thống quản lý môi trường của
công ty mình.
 Mục đích:
 Tự rút ra các bài học và kinh nghiệm
 Tự phát hiện sai sót, hạn chế trong BVMT
 Chỉ ra các nguyên nhân  Cải thiện kịp thời
 Cải tiến Hệ thống QLMT nội bộ


PHÂN LOẠI THEO CHỦ THỂ
 Kiểm toán môi trường độc lập
 Khái niệm:
Là cuộc KTMT được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc
các công ty, văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp
 Ví dụ:
Bệnh viện A ký hợp đồng xử lý chất thải với công ty môi trường
B, để kiểm tra chất lượng Bệnh viện A thuê công ty kiểm toán C
kiểm toán hoạt động xử lý chất thải của công ty môi trường B.

 Mục đích:
 Đánh giá sự phù hợp
 Đánh giá mức độ tin cậy với các đối tác
 Kiểm tra hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường


PHÂN LOẠI THEO CHỦ THỂ
 Kiểm toán môi trường độc lập
 KTMT độc lập diễn ra theo hai hình thức sau:

Thuê
Công ty
A

Công ty A
Cơ quan
Kiểm toán
C

TH 1
Ký hợp đồng
làm ăn

Kiểm toán

Công ty
B

Kiểm toán
Cung cấp

thông tin

TH 2

Thuê

Cơ quan
kiểm toán B


PHÂN LOẠI THEO CHỦ THỂ
 Kiểm toán Nhà nước
 Khái niệm:
Là cuộc kiểm toán môi trường do cơ quan chức năng của Nhà nước tiến
hành theo luật định
 Ví dụ:
Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc bộ Tài nguyên & Môi trường tiến hành
thực hiện một cuộc kiểm toán môi trường để kiểm tra, đánh giá các sai
phạm về môi trường của một cơ sở nào đó trong quá trình hoạt động.
 Do Luật pháp về BVMT ở nước ta chưa có những quy định bắt buộc
về thực hiện kiểm toán MT nên KTMT Nhà nước chỉ được tiến hành
trong những trường hợp đặc biệt


PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH
 Kiểm toán pháp lý
Đây là một cuộc KTMT được thực hiện trên tầm vĩ mô nhằm xem xét,
đánh giá các chính sách về bảo vệ môi trường mà Nhà nước ban hành có
phù hợp và hiệu quả hay không


 Kiểm toán tổ chức
Đây là loại kiểm toán môi trường liên quan tới các thông tin về cơ cấu
quản lý môi trường của một công ty cụ thể.

 Kiểm toán kỹ thuật
Đây là một cuộc kiểm toán môi trường nhằm đánh giá các trang thiết bị,
máy móc của các dây truyền sản xuất, quá trình vận hành, hoạt động
của chúng.


PHÂN LOẠI THEO ĐỐI TƯỢNG
 Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường
 Kiểm toán HTQLMT là quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi
thành văn bản việc thu thập và đánh giá một cách khác quan các bằng
chứng nhằm:
 Đánh giá tính phù hợp của HTQLMT nội bộ
 Đánh giá hiệu quả hoạt động của HTQLMT nội bộ.

 Kiểm toán chất thải
Kiểm toán chất thải là việc quan sát, đo đạc, ghi chép các số liệu, thu
thập và phân tích các mẫu chất thải, nhằm ngăn ngừa việc phát sinh ra
chất thải, giảm thiểu và quay vòng chất thải


PHÂN LOẠI THEO ĐỐI TƯỢNG
 Kiểm toán năng lượng
 Khái niệm:
Là việc xem xét, kiểm tra, xác định mức độ tiêu thụ năng lượng
(điện, dầu, than, nước…) tại một nhà máy hay một cơ sở sản xuất
trong một giai đoạn cụ thể để đánh giá mức độ phù hợp giữa các

thông tin về năng lượng có thể định lượng được với các chuẩn mức
đã được thiết lập.
 Mục tiêu:
 Đánh giá mức độ tiêu hao năng lượng trên một đơn vị hoạt động
 So sánh kết quả kiểm toán với các tiêu chuẩn  Cải tiến
 So sánh hiệu quả sử dụng năng lượng với các cơ sở khác


4. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1: Phân tích và so sánh các khái niệm cơ bản về kiểm
toán môi trường?
Câu 2: Phân tích các mục tiêu của kiểm toán môi trường?
Câu 3: Trình bày các nội dung cơ bản của kiểm toán môi
trường?
Câu 4: Ý nghĩa của kiểm toán môi trường trong công tác
quản lý môi trường?
Câu 5: Trình bày các cách phân loại kiểm toán môi trường?


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN



×