Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CUNG VÀ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH CUNG CÀ PHÊ TÂY NGHUYÊN - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.75 KB, 7 trang )

1
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số (1) tháng 9 năm 2012, Từ trang 12-17

Cung và các giải pháp ổn định cung cà phê nhân
trong dài hạn ở Tây Nguyên
PGS.TS.Nguyễn Văn Song, Ths. Trần Đức Thuận
Đại học NN Hà Nội
Tóm tắt
Lượng cung cà phê của Việt Nam dao động thất thường trong những năm gần đây do ảnh hưởng của
giá cà phê thế giới. Hiện tượng tự phát, không có chiến lược trong dài hạn trồng cà phê đã gây ra hiện tượng
cung cà phê không ổn định, chất lượng không đảm bảo do trồng cà phê trên đất không phù hợp. Nghiên cứu
này sử dụng phương pháp phân tích hệ thống động ước tính diện tích trồng cà phê ổn định đảm bảo chất lượng
ở Tây Nguyên tới năm 2025 vào khoảng 500.000 ha, cung cà phê của Tây Nguyên dao động xung quanh
900.000 tấn. Nghiên cứu cũng chỉ ra độ co giãn của cung cà phê nhân tại tây nguyên với giá là ít có giãn (vào
khoảng 0.61). Cung cà phê ít có giãn trong dài hạn cho thấy mối quan hệ giữa giá cà phê và cung cà phê trong
dài hạn có phản ứng chậm do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng
tới cung cà phê nhân ổn định trong ngắn hạn và dài hạn nhóm tác giả đưa gia các giải pháp hữu hiệu để ổn
định cung cà phê nhân cho khu vực Tây Nguyên.

Từ khóa: Cung, ngắn hạn, dài hạn, cà phê nhân và ổn định.
SUMMARY

Vietnam coffee supply is fluctuation in recent years due to impacting of the world coffee price.
The unpromoted production, and no long run stratery of coffee production are the main causes that
creates unstable coffee supply, and not good quality. This study used the dynamic modeling system
analysis to estimate the stable area is about 500.000 ha, and the total production is about 900.000
tons in the year of 2025. This study is pointed out that the elasticity of coffee bean supply is 0.61%;
this is inelasticity supply. The inelasticity coffee supply shows that relationship between coffee supply
and coffee price is not strongly in the long run due to the agricultural characteristics. Base on the
main causes that impact the coffee bean supply in short run and in the long run, the authors
recommended efficient solutions for coffee beab supply stabilization for Tay Nguyen.


Key words: Supply, short run, long-run, coffee bean, and stabilization.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Nguyên là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với những tài nguyên khá phong phú và
đa dạng, đặc biệt nơi đây có khoảng 1,36 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ (chiếm đến 66% diện tích đất
bazan toàn quốc). Tây Nguyên đang sở hữu trên 40% tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày
so với cả nước, trong đó cà phê đã từ lâu được xem là loại cây quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh
tế toàn vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất cho mọi tầng lớp dân cư
đang sinh sống trên vùng đất đỏ cao nguyên này (Lam Giang, 2011).
Trong những năm qua, ngành sản xuất cà phê Tây Nguyên đã có những bước phát triển
đáng kể về diện tích và sản lượng, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, ngành sản xuất cà phê Tây Nguyên đang phải đối
mặt với những thách thức do diện tích cà phê già cỗi ngày một gia tăng. Một số vùng có năng suất
rất thấp do được trồng trên loại đất xấu, thiếu nguồn nước tưới. Cùng với biến đổi khí hậu, môi
trường sinh thái đang bị ảnh hưởng do diện tích rừng ngày càng thu hẹp, khai thác nước ngầm tùy
tiện dẫn đến suy giảm nguồn nước, thời tiết khắc nghiệt do nhiều đợt nắng nóng và hạn hán kéo
dài (Quang Huy, 2011).
Cà phê đang được xem là mặt hàng kinh doanh quan trọng của thế giới. Tổng giá trị cà
phê xuất khẩu hàng năm đạt trên 10 tỷ đô la, doanh số bán lẻ cà phê trên toàn cầu đạt hơn 70 tỷ
đô la (Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, 2007). Xét về quản lý vĩ mô, cà phê Việt Nam được
xem là mặt hàng chủ lực mang lại kim ngạch xuất khẩu cao chỉ đứng sau lúa gạo hàng thập kỷ
qua và được thế giới biết đến như một bước đột phá về thứ hạng sản lượng. Khối lượng cà phê


2
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số (1) tháng 9 năm 2012, Từ trang 12-17

xuất khẩu liên tục tăng góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu, sau Brazil
(Thanh Châu, 2008).
Tổ chức sản xuất cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu dưới hình thức nông hộ quy mô nhỏ, manh
mún; Trình độ kỹ thuật sản xuất của hộ còn nhiều hạn chế, tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật công

nghệ trong sản xuất cà phê còn quá ít; Công nghệ chế biến thô sơ qua nhiều năm chưa được cải
thiện; Chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước khó tiếp cận nên khả năng đầu tư cho sản xuất
thấp; Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cà phê mới chỉ đáp ứng được một phần làm tăng chi phí sản
xuất; Đời sống vật chất của đa số hộ nông dân sản xuất cà phê vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt tỷ
lệ lạm phát tăng đã làm cho đời sống người nông dân càng khó khăn hơn. Từ những lý do nêu trên
đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Tây
Nguyên, đe dọa vị trí sản lượng cà phê nhân của Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới trong
những năm tới. Giải pháp nào ổn định cung cà phê nhân dài hạn cho Tây Nguyên là một trong
những yêu cầu quan trọng trong những năm tới.
Kết quả nghiên cứu được công bố trong bài báo này nhằm đưa ra dự báo trên cơ sở căn cứ
khoa học cung cà phê nhân đối với Tây Nguyên trong dài hạn và các giải pháp ổn định, cung có
chất lượng cà phê nhân đối với Tây Nguyên.
II. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn số liệu
2.1.1 Nguồn số liệu đã công bố (số liệu thứ cấp)
Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả, làm rõ các mục tiêu nghiên cứu của luận án, nguồn số liệu
đã công bố được tác giả thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước, báo chí, nhà xuất bản, đề tài nghiên cứu
như: Cục thống kê các tỉnh thuộc Tây Nguyên, Tổng Cục thống kê, các sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, các ban ngành, các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND 5 tỉnh thuộc Tây Nguyên, số liệu từ các
chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu về Tây Nguyên, về cà phê Tây Nguyên, trong khu vực và trên thế
giới đã được công bố thông qua các nhà xuất bản tin cậy, có uy tín và đảm bảo chất lượng.
2.1.2Nguồn số liệu mới (số liệu sơ cấp)
Chọn 9 huyện đại diện 5 tỉnh của Tây Nguyên, từ mỗi huyện chọn 3 xã có diện tích sản xuất
lớn và trung bình đảm bảo tính đại diện cho các huyện. Ở mỗi xã, chọn ngẫu nhiên 11 hộ và trang trại
để điều tra. Như vậy tổng số hộ được điều tra là 297 hộ và trang trại. Sau khi làm sạch số liệu, đã loại
bỏ 18 phiếu không đảm bảo tiêu chuẩn, số lượng mẫu các hộ và trang trại được đưa vào xử lý là 279
mẫu.
Quá trình điều tra được sử dụng các phương pháp như: Điều tra trực tiếp theo mẫu câu hỏi chuẩn
bị trước để quá trình điều tra được nhanh chóng, hiệu quả. Câu hỏi được thiết kế dựa trên sự đóng góp của
các chuyên gia, các nhà khoa học, sau đó đem điều tra thử (pre-test) nhằm hoàn thiện mẫu câu hỏi trước

khi điều tra toàn bộ số mẫu cần thiết (xem phụ lục 5); Phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn chuyên sâu đối
với các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia về các nội dung liên quan đến phát triển cà phê Tây Nguyên.
2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích và sử lý số liệu truyền thống và các
phương pháp phân tích hiện đại có tính chất lượng hóa, và độ tin cậy cao đó là: phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp hàm sản lượng tối đa, phương pháp phân tích hệ thống
động và kết hợp với các phương pháp phân tích định tính phù hợp khác.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thực trạng sản lượng cà phê nhân ở Tây Nguyên trong 6 năm gần đây
Năm 2005, sản lượng cà phê Tây Nguyên chỉ đạt 690.403 tấn, thì đến năm 2010 đã lên tới
1.052.148 tấn, tăng 52,39% so với năm 2005. Năm 2010, Đắk Lắk là tỉnh có sản lượng cà phê cao
nhất tại khu vực Tây Nguyên đạt 399.908 tấn, đứng thứ 2 là Lâm Đồng đạt sàn lượng 332.098 tấn và
tỉnh có sản lượng cà phê thấp nhất là Kon Tum với chỉ 21.206 tấn. Tổng sản lượng cà phê nhân tại
Tây Nguyên dao động thất thường (Bảng 1).
Bảng 1 Sản lượng cà phê Tây Nguyên qua 6 năm (2005-2010)

ĐVT:Tấn


3
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số (1) tháng 9 năm 2012, Từ trang 12-17

Năm

Đăk Nông

Đắk Lắk

Lâm Đồng


Kon Tum

Gia Lai

Tổng cộng

2005

100.656

257.481

211.804

14.326

106.136

690.403

2006

108.600

435.025

244.152

19.761


120.537

928.075

2007

117.017

325.344

268.995

16.548

124.870

852.774

2008

136.484

415.494

282.587

21.764

134.594


990.923

2009

137.341

380.373

304.715

19.100

139.842

981.371

2010

156.685

399.098

332.036

21.206

143.123

1.052.148


Nguồn: Số liệu thống kê tại các tỉnh Tây Nguyên 2009,2011, kết hợp số liệu từ Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT (2012)

Xét về cơ cấu thì Đăk Lăk và Lâm Đồng là hai tỉnh chiếm tới gần 70% (722.479 tấn
/1.046.887tấn) lượng cung cà phê hạt cho khu vực Tây nguyên. (Xem số liệu 2010, bảng 2)
Tốc độ tăng trưởng trong cơ cấu lượng cung cà phê nhân tại Tây Nguyên qua 3 năm (2008-2010)
đều tăng và đạt mức bình quân chung là 0,53% cụ thể như sau: Tại tỉnh Đăk Nông có tốc độ phát triển là
1,07%; tỉnh Đắk Lắk là 0,98%; tỉnh Lâm Đồng là 1,08%; tỉnh Kon Tum là 0,99% và tỉnh Gia Lai là
1,03%. Như vậy, tỉnh có tốc độ phát triển bình quân cao nhất theo thứ tự là Lâm Đồng và Đăk Nông; hai
tỉnh còn lại có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất là Đắk Lắk và Kon Tum (bảng 2).
Bảng 2. Cơ cấu lượng cung cà phê nhân Tây Nguyên qua 3 năm (2008-2010)
Chỉ tiêu
1. Đăk Nông
2. Đắk Lắk
3. Lâm Đồng
4. Kon Tum
5. Gia Lai
Tây Nguyên

Lượng cung cà phê nhân (tấn)
2008
2009
2010
135.801
136.654
155.902
378.472
397.103
413.416
303.192
330.376

281.174
21.655
19.004
21.099
133.922
139.142
142.407
985.968

976.464

1.046.887

So sánh (%)
09/08
10/09
1,00
1,14
0,91
1,04
1,07
1,08
0,87
1,11
1,03
1,02
0,99

1,07


BQ
1,07
0,98
1,08
0,99
1,03
0,53

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán 2010
3.2 Một số yếu tố kỹ thuật và giá ảnh hưởng tới cung cà phê nhân ở Tây Nguyên
3.2.1 Mức độ đạt hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân trồng cà phê
Sử dụng hàm sản lượng tối đa (production frontier function) kết quả phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất cà phê cho phép cho chúng ta có cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng
suất cà phê của các hộ nông dân là nên tập trung vào khâu nhân công chăm sóc vườn cà phê, tăng
thêm đầu tư phân đạm và kali, chú trọng việc bón phân chuồng vừa giúp cho việc cải tạo chất đất và
tăng năng suất của vườn cây. Mức đạt được hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân trồng cà phê phần
đông giao động từ 80% đến 98%.
Tỉ lệ này cho phép chúng ta kết luận rằng, hiện tại trong khâu kỹ thuật chăm bón người trồng
cả phê mới chỉ đạt được 80% - 98% năng suất tối đa có thể đạt được. Nếu công tác khuyến nông, nâng
cao hiệu quả kỹ thuật chăm bón (tỉa cành, bón phân đúng thời gian, đúng liều lượng, phòng chống sâu
bệnh sớm và hiệu quả, tưới nước kịp thời…) thì cũng với lượng đầu vào như hiện nay, năng suất cũng
như lượng cung cà phê của khu vực Tây Nguyên có thể tăng thêm từ 2% cho tới 20% tùy theo từng hộ
gia đình, nhưng mức tăng trung bình cho toàn bộ khu vực sẽ là 4% (xem bảng 3).
Trong các yếu tố kỹ thuật có tác động mạnh nhất tới năng suất cũng như cung cà phê trong
ngắn hạn được phân tích thông qua hàm sản suất đó là: thứ nhất, cắt tỉa cành cho cây cà phê đúng thời
hạn; bón lót trước khi trồng, tưới nước đúng, đủ; đầu tư thêm nhân công cho khâu chăm bón và cuối
cùng là bón thêm phân đạm không nên dùng thêm lân và kali.
Bảng 3. Mức độ đạt hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân trồng cà phê
Mức hiệu quả kỹ thuật


Thực tế
Số hộ

% Cơ cấu


4
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số (1) tháng 9 năm 2012, Từ trang 12-17

Từ 80 <= 90%
Từ 90 <= 95%
Từ 95 <= 98%
Từ 98 -100%
Bình quân 96,08%
Tổng cộng

12
81
81
105

4,30%
29,03%
29,03%
37,64%

279

100


Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán, 2010
3.2.2 Ảnh hưởng của giá tới lượng cung cà phê nhân ở Tây Nguyên
Để nghiên cứu ảnh hưởng của giá tới cung cà phê nhân trong dài hạn ở Tây Nguyên, nhóm tác
giả sử dụng phương pháp tính độ co giãn của cung theo đoạn cung. Kết quả tính độ co giãn của cung
theo giá cà phê nhân được thể hiện ở bảng 4 cho chúng ta thấy; Trong dài hạn cung cà phê nhân tại
Tây nguyên cũng ít co giãn theo giá, mức co giãn nhỏ hơn 1, giao động từ 0.59 – 0.86. Ở đây có nghĩa
là nếu giá cà phê nhân thay đổi 1% thì lượng cung cà phê nhân thay đổi từ 0.59% đến 0.86%.
Bảng 4 Ảnh hưởng của giá tới lượng cung cà phê Tây Nguyên trong dài hạn
P (đồng)
%∆QS
%∆P
ESPX
Năm
QS (tấn)
2005
14.212.000
686.950
0,47
0,54
0,86
A
2009
24.689.000
976.464
2005
14.212.000
686.950
0,48
0,78
B

0,61
2008
32.200.000
985.968
2005
14.212.000
686.950
0,33
0,57
0,59
C
2007
848.510
25.303.000
Nguồn: Số liệu tính toán, 2010
3.3

Cung cà phê Tây Nguyên trong dài hạn

Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hệ thống động để nhằm tính toán mức cung cà phê
của Tây Nguyên đến năm 2025. Trong phương án này, nghiên cứu sử dụng giá trị thực tế của các
yếu tố được thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp của vùng, chưa đưa ra một kịch bản nào về sự
thay đổi của các yếu tố đó.
Bảng 5. Sự thay đổi diện tích, sản lượng, cung cà phê Tây Nguyên trong dài hạn
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2015
2020
2025

Diện tích
ha
471.381
494.131
516.881
539.631
Sản lượng
tấn
960.297
1.006.643
1.052.989
1.099.336
Cung cà phê
tấn
955.496
997.868
1.044.238
1.090.607
Nguồn: Kết quả phân tích mô hình hệ thống động
Kết quả mô hình cho thấy trong dài hạn sản lượng và cung cà phê của khu vực Tây Nguyên
tiếp tục tăng lên, đạt mức xấp xỉ 1,1 triệu tấn vào năm 2025, bình quân mỗi năm tăng 7.864 tấn.
Diện tích cà phê cả nước hiện nay là 554.000ha; trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm đến
90%. Với tốc độ tăng diện tích như hiện nay, theo kết quả mô hình, đến năm 2025 diện tích cà phê của
Tây Nguyên sẽ đạt mức 539.631 ha, tức xấp xỉ bằng diện tích của cả nước trong hiện tại. Vấn đề đặt
ra là làm thế nào để phát triển bền vững vùng cà phê Tây Nguyên? Nên duy trì diện tích trồng bao
nhiêu là hợp lý và ổn định? Các giải pháp cơ bản sau đây sẽ góp phần ổn định cung cà phê nhân ở Tây
Nguyên.
3.4 Một số giải pháp nhằm ổn định cung cà phê nhân ở Tây Nguyên
3.4.1 Giải pháp sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên rất cần thiết cho sự sinh trưởng cho cây cà phê phát triển, đặc biệt là thời tiết,

khí hậu, nguồn nước, thổ nhưỡng. Cần thực hiện một số vần đè sau:


5
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số (1) tháng 9 năm 2012, Từ trang 12-17

- Khuyến cáo nông dân không trồng cà phê tại những vùng có nhiệt độ, lượng mưa và thời
điểm mưa không thích hợp. Trong trường hợp nông dân đã trồng cà phê tại những vùng này, Nhà
nước nên tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi sang trồng và phát triển các loại cây nông nghiệp
khác phù hợp với điều kiện tự nhiên.
- Không trồng cà phê ở những vùng thường xuyên xảy ra tình trạng úng nước, lũ lụt do những
đợt mưa dầm kéo dài.
- Kiên quyết loại trừ và không sản xuất cà phê trên các loại đất sỏi đá, đất không thích hợp cho
sự sinh trưởng của cây cà phê và đặc biệt những vùng đất cho năng suất thấp ≤ 1,5 tấn/ ha.
- Chọn những vị trí trồng cà phê ở những vùng có điều kiện khai thác nguồn nước đầy đủ như
sông, suối, ao hồ và có khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ tưới khoảng từ 3 đến 4 lần/năm cho vườn
cà phê trong mùa khô.
- Không trồng cà phê ở những vùng thiếu nguồn nước tưới, đặc biệt là những vùng phải khai
thác nguồn nước ngầm ở độ sâu > 20m so với mặt đất.
3.4.2 Giải pháp quy hoạch sản xuất, quy mô hộ sản xuất và tổ chức sản xuất
Cần sớm thực hiện quy hoạch nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng tự phát của hộ nông dân. Để ổn định diện tích, bảo đảm tính bền vững cho ngành sản xuất cà
phê Tây Nguyên, cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo Quy hoạch và Phát triển cà phê Tây Nguyên trong dài hạn nhằm
đánh giá tiềm năng và điều kiện thuận lợi của vùng sinh thái, phát huy tối đa các nguồn lực, tập
trung chỉ đạo quy hoạch nhằm hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cà phê theo hướng quy mô
tập trung theo ngành có sự hỗ trợ và giám sát của nhà nước.
- Rà soát và xác định lại toàn bộ diện tích cà phê cụ thể cho từng tỉnh để đánh giá về điều kiện
tự nhiên, đất đai, quy mô sản xuất, tổ chức sản xuất, nguồn nước, chất lượng và độ tuổi vườn cây… từ
đó xem xét đến các điều kiện cần thiết để phân vùng quy hoạch.

- Khuyến khích các hộ nông dân nên đầu tư mở rộng hoặc thu hẹp diện tích cà phê ở mức độ
nào cho phù hợp với điều kiện kinh tế, số lượng lao động và khả năng quản lý vườn cây của từng hộ
để nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định sản xuất.
- Cần thực hiện quy hoạch tổ chức mô hình sản xuất theo dạng liên kết các hộ theo mô hình
hợp tác xã kiểu mới hoặc nhóm hộ nông dân theo vùng quản lý sản xuất với quy mô diện tích khoảng
50 – 100 ha.
3.4.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là lực lượng quan trọng quyết định đến năng lực và hiệu quả sản xuất.
Sản xuất cà phê là ngành nông nghiệp đặc thù, không giống như ngành sản xuất các loại cây dài ngày
khác, đặc biệt là yếu tố kỹ thuật canh tác mà nhân tố con người đóng vai trò then chốt quyết định đến
năng suất và sản lượng vườn cây. Vì vậy, cần thực hiện một số yếu tố cơ bản sau:
- Cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ lao động nâng cao trình độ học vấn đến lớp 12 đạt
trên 50% và trình độ trên lớp 12 với tỷ lệ trên 5% từ nay đến năm 2020 cho chủ hộ để họ có thể ra
quyết định hợp lý và nắm vững những kiến thức cơ bản trong sản xuất và chế biến. Đặc biệt, nâng cao
trình độ học vấn sẽ giúp nông dân tiếp thu và hiểu sâu hơn về chuyên môn khi tham gia các đợt tập
huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cà phê.
- Giao cho các đơn vị chuyên trách thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo để hướng dẫn nông
dân nắm bắt các kiến thức cơ bản, ứng dụng các thành tựu khoa học trong việc tuyển chọn hạt, ươm giống,
tuyển chọn cây giống, quy trình đào hố, bón lót, che nắng, tưới nước, cách chăm sóc trong suốt thời kỳ
kiến thiết cơ bản và kinh doanh, tạo hình, bón phân, thu hoạch…học tập trao đổi kinh nghiệm thực tế trong
sản xuất.
3.4.4 Tăng cường vốn và mở rộng dịch vụ tín dụng
- Cần phát triển và mở rộng loại hình cho vay vốn từ Ngân hàng chính sách đối với các hộ
sản xuất cà phê đặc biệt khó khăn. Khuyến khích và tạo điều kiện để ngân hàng Nông nghiệp cho


6
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số (1) tháng 9 năm 2012, Từ trang 12-17

các hộ dân vay đúng mục đích, phù hợp với hiện trạng vườn cây và hoàn cảnh kinh tế của từng hộ

với thời gian cho vay hợp lý để sản xuất có hiệu quả.
- Tạo điều kiện thuận lợi về vốn, đặc biệt là cho các hộ nông dân nghèo vay vốn ưu đãi để phát
triển ổn định sản xuất cà phê trong một thời gian nhất định tùy theo hiện trạng vườn cây, hoàn cảnh
kinh tế của từng hộ để có thế áp dụng mức lãi suất và thời gian cho vay hợp lý.
- Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước có đủ điều kiện thu mua cà phê
dự trữ góp phần bình ổn giá cà phê Việt Nam, đặc biệt khi giá cà ph0ê có biến động giảm nhằm bảo đảm
chống ép giá của các nhà đầu cơ cà phê thế giới.
3.4.5 Cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất và nâng cao năng lực chế biến
- Cần tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, kỹ thuật cho nông dân, khuyến cáo nông dân
thực hiện đúng theo quy trình sản xuất cà phê đúng cách như: chọn giống, đào hố, bốn lót, đặc biệt áp
dụng kỹ thuật bón phân đủ 4 lần/năm, tưới nước 4 đợt/ năm và cắt cành kịp thời. Ngoài việc quan tâm
đến số lần, người nông dân cần phải làm theo đúng kỹ thuật, số lượng phân bón và lượng nước tưới
cần thiết cho mỗi lần bảo đảm đủ cung cấp dinh dưỡng và nguồn nước cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây. Cắt tỉa cành, làm chồi đúng kỹ thuật và kịp thời, chú ý khâu tạo hình hợp lý.
Khi trồng mới nên bón lót, trong qua trình chăm sóc nên tập trung vào quá trình dự báo phòng
trừ sâu bệnh càng sớm càng tốt, bên cạnh đó quá trình bón phân thì tập trung sử dụng phân đạm nhiều
hơn là các loại phân khác như lân và kali, các loại phân này ít có tác dụng đối với cây cà phê đặc biệt
là đất ở khu vực Tây Nguyên.
3.4.6 Tăng cường và nâng cao chất lượng đầu tư công, dịch vụ công và đầu tư tư nhân
- Cần ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở cho những vùng chuyên canh cà phê có quy mô 100 ha
trở lên và từng bước đầu tư cho các vùng còn lại có quy mô nhỏ hơn. Quan tâm xây dựng hệ
thống thủy lợi kèm với cá hồ đập để giảm chi phí cho nông dân.
- Tăng cường công tác khuyến nông riêng cho ngành sản xuất cà phê sâu rộng đến vùng sâu,
vùng xa, đến từng nhóm hộ nông dân để tập trung phổ biến kiến thức và truyền đạt những kinh nghiệm
trong sản xuất, bảo đảm mọi hộ dân sản xuất cà phê ở Tây Nguyên đều được tham gia tập huấn. Đặc
biệt, cần thường xuyên cập nhật để giới thiệu những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sử
dụng giống mới, thâm canh, kỹ thuật tái canh…để nông dân có cơ hội nắm bắt và thực hiện.
- Chính quyền địa phương cần tăng cường lực lượng công an xã, công an thôn, xây dựng đội
dân phòng có sự đóng góp kinh phí của các hộ nông dân và cần có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách
Nhà nước để kết hợp công tác an ninh bảo vệ vườn cây vào dịp thu hoạch.

- Hỗ trợ một phần kinh phí cho các nhóm hộ có khả năng liên kết thực hiện đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất tại các vị trí trọng tâm, thuận lợi để các hộ trong nhóm phơi sấy và chế biến giúp giảm chi
phí vận chuyển, quản lý và đi lại dễ dàng.
3.4.7 Hoàn thiện các chính sách bình ổn giá cà phê.
- Nhà nước cần áp dụng chính sách cho nông dân vay bằng việc thế chấp sản phẩm cà phê
ngay sau khi thu hoạch trong một khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng với mức lãi suất ưu đãi nhằm
giãn cung cà phê sau thu hoạch để giải quyết việc cân bằng cung – cầu thị trường, tránh tình trạng
nhiều người tập trung bán dẫn đến rớt giá.
- Tăng cường công tác thu mua dự trữ cà phê với khối lượng lớn ngay sau thời vụ thu hoạch để
bình ổn giá, góp phần giảm thiểu rủi ro về giá cho nông dân khi lượng cà phê bán ra với số lượng lớn
sau thu hoạch.
IV. KẾT LUẬN
Cung cà phê nhân trong những năm gần đây giao động thất thường do ảnh hưởng chủ yếu của
giá cà phê thế giới. Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng cung cà phê nhân tại Tây Nguyên trong
những năm qua, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cung cà phê trong ngắn hạn và dài hạn kết quả cho
những kết luận chủ yếu đó là.
Trong ngắn hạn lượng cung cà phê nhân của Tây Nguyên hầu như không co giãn, các yếu tố
kỹ thuật ảnh hưởng chính tới cung ngắn hạn cà phê nhân tại Tây Nguyên là các yếu tố kỹ thuật chăm


7
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số (1) tháng 9 năm 2012, Từ trang 12-17

bón của các hộ nông dân như cắt cành, tưới nước đúng đủ, dự báo phòng trừ sâu bệnh kịp thời và bón
lót khi trồng mới. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân, trang trại trồng cà phê của Tây Nguyên giao
động chủ yếu từ 80% - 98% điều này có nghĩa là chúng ta không cần tăng thêm các yếu tố đầu vào
(phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động…) mà chỉ nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong chăm bón cũng
đã có thể tăng lượng cung cà phê nhân trong ngắn hạn lên từ 2%-20%. Trong các yếu tố kỹ thuật thì
cắt tỉa cành và tưới nước là hai khâu quan trọng nhất nâng cao năng suất cà phê của Tây Nguyên.
Qua kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá cung cà phê nhân dài hạn tại Tây Nguyên cho

thấy ảnh hưởng tới cung cà phê nhân trong dài hạn chủ yếu là do ảnh hưởng của giá cà phê. Nhưng
ngay cả trong dài hạn, cung cà phê nhân cũng ít co giãn do ảnh hưởng của giá cà phê do đặc điểm của
tính trễ trong phản ứng của ngành trồng trọt và diện tích đất trồng cà phê có chất lượng. Với chiến
lược ổn định diện tích cà phê của Tây Nguyên đến năm 2025 khoảng 500 nghìn ha cùng cung cà phê
nhân của Tây Nguyên khoảng 900 nghìn tấn là ổn định và đảm bảo chất lượng .
Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu, bao gồm: i) Giải pháp sử
dụng hợp lý điều kiện tự nhiên; ii) Giải pháp quy hoạch sản xuất, quy mô hộ sản xuất và tổ chức sản xuất;
iii) Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; iv) Tăng cường vốn và mở rộng dịch vụ tín dụng; v)
Cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất chăm bón cho cây cà phê từ khâu bón lót, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh
và tưới nước đúng, đủ và kịp thời; vi) Tăng cường và nâng cao chất lượng đầu tư công, dịch vụ công và
đầu tư tư nhân; vii) Hoàn thiện các chính sách bình ổn giá cà phê.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo hàng năm của Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (2007), Cà phê Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển, NXB Lao động Xã hội, Hà
Nội.
Lam Giang (2011), Cà phê Tây Nguyên, từ vườn ra biển lớn, Báo Gialai online:
Truy cập
website ngày 10/10/2011
Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2005 – 2011
Quang Huy (2011) Nguồn nước ngầm giảm nghiêm trọng tại Đăk lăk, TTXVN, Truy cập 3/2012.
Thanh Châu (2008), Cà phê Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD.
Ngày
truy cập 4/2010.



×