Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đề cương ký sinh trùng thú y 1(nguồn Đinh Công Trưởng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 78 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN
MÔN: Kí Sinh Trùng Thú Y 1
Học kỳ I năm học 2013-2014
A: Câu hỏi
Câu 1. Nêu các thiệt hại của KST đối với chăn nuôi và sức khỏe con người? Lấy ví dụ để chứng minh?
Câu 2. Hiện tượng KST và định nghĩa KST, định ngĩa KST học?
Câu 3. Các loại hình KST chủ yếu? cho ví dụ?
Câu 4. Nguồn gốc của đời sống ký sinh của KST?
Câu 5. Các đặc điểm của KST?
Câu 6. Các loại ký chủ ( vật chủ) của KST. Cho ví dụ?
Câu 7. Các con đường xâm nhập của KST vào cơ thể ký chủ? cho thí dụ ? ý nghĩa của nó trong công tác phòng trị
bệnh?
Câu 8. Những tác động ( ảnh hưởng) của KST lên cơ thể ký chủ? Các tác động của ký chủ lên KST?
Câu 9. Những nhân tố ảnh hưởng đến miễn dịch KST và các ứng dụng của miễn dịch KST?
Câu 10. Định nghĩa và cách gọi tên bệnh KST?
Câu 11. Đặc điểm của bệnh KST?
Câu 12. Miễn dịch kí sinh trùng?
Câu 13. Dịch tễ học bệnh KST, các điều kiện liên quan đến dịch tễ học bệnh KST?
Câu 14. Nguyên tắc và biện pháp phòng trừ bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên ( theo pavlopski)? Học Thuyết
Nguồn Dịch Thiên Nhiên Pavlopski
Câu 15. Học thuyết diệt trừ căn bệnh của K.I.Skrjabin - Các biện pháp phòng trừ bệnh KST ( phòng trừ tổng hợp)?
Câu 16. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng (nguyên lý, cách tiến hành, ưu nhược điểm, phạm vi ứng
dụng
Câu 17. Đại cương về sán lá?
Câu 18. Bệnh sán lá gan loài nhai lại (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)?
Câu 19. Bệnh sán lá ruột lợn (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)
Câu 20: Bệnh sán lá dạ cỏ
Câu 21. Đại cương về sán dây( đặc điểm chung của sán dây)?
Câu 22. Bệnh sán dây gia cầm (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)
Câu 23. Bệnh gạo lợn (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)
Câu 24. Bệnh gạo bò(căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)


Câu 25. Đại cương về giun tròn?
Câu 26. Bệnh giun đũa lợn (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)
Câu 27. Bệnh giun đũa bê nghé (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)
Câu 28. Bệnh giun đũa gà (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)
Câu 29. Đại cương về tiết túc?
Câu 30. Bệnh ghẻ ngầm (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)?
Câu 31. Đại cương về đơn bào?
Câu 32. Bệnh lê dạng trùng (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)?
Câu 33. Đại cương về bộ cầu trùng?
Câu 34. Bệnh cầu trùng gà (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán,
phòng trị
Câu 35. Các phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun sán?
Câu 36. Các phương pháp xét nghiệm phân tìm ấu trùng sán?
Câu 37. Các phương pháp mổ khám tìm giun sán trưởng thành? .
Câu 38. Vận dụng các học thuyết phòng trừ tổng hợp để phòng trừ 1 số bệnh giun sán cụ thể có hại cho gia súc?
Câu 39: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán – trực tiếp
Câu 40: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = Fülleborn
Câu 41: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = Darling
Câu 42: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = Cherbovich
Câu 43: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = Cherbovich
Câu 44: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = đếm trứng Stole
Câu 45: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = đếm trứng Mc Master
Câu 46. Phương pháp xét nghiệm phân tìm ÂT = Phương pháp Vaida
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


Câu 47. Phương pháp xét nghiệm phân tìm ÂT = Phương pháp nuôi ấu trùng
Câu 48: Đặc điểm miễn dịch lý sinh trùng

Câu 49: Bệnh sán lá ruột lợn ở người
Câu 50: Biện pháp phòng trừ bệnh KST
Câu 51: Định nghĩa và nội dung bệnh giun sán ký sinh?
Câu 52: Phân loại bệnh giun sán và ý nghĩa?
Câu 53. Phương pháp xét nghiệm phân tìm ÂT = Phương pháp Baerman

Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


B: TRẢ LỜI
Câu 1. Nêu các thiệt hại của KST đối với chăn nuôi và sức khỏe con người? Lấy ví dụ để chứng minh?
Trả lời:
a.Tác hại cấp tính : Một số loại bệnh KST khi gây bệnh với diễn biến nhanh, khi phát sinh có khả năng lây lan
mạnh, lưu hành ở tửng vùng, làm số lượng động vật mắc lớn. Gây tử vong cho gia suc gia cầm với tỉ lệ cao ( Đặc
biệt là gia súc non). Gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi
Ví dụ: bệnh cầu trùng ở gà con, tiêm mao trùng ở trâu bò.
b.Tác hại mạn tính : Phần lớn KST gây bệnh cho vật nuôi ở thể mãn tính: ở thể này tác hại mà nó gây ra thường
là âm thầm, dai dẳng và gậy thiệt hại lớn nhưng con người lại ít chú ý tới để chữa. Và thiệt hại thường thấy như:
*KST làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của gia súc:
- KST cướp chất dinh dưỡng của vật chủ ( gia súc)
- VD: Lợn bị nhiễm sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski) tăng trong giảm 3kg/tháng so với lợn thường ( không mắc
bệnh). Giun lươn ( S.ransomi) làm giảm tốc độ sinh trưởng của lơn co từ 30% - 35%
-Đặc biệt là những bệnh giun sán làm G/S, G/C thường mắc bệnh ở thể mạn tính khiến sinh trưởng và phát giục
giảm, nuôi tốn thức ăn nhưng tăng trọng vẫn kém. Khiến người chăn nuôi tón công chăm sóc.
*KST làm giảm khả năng cho các sản phẩm chăn nuôi :
- Động vật như lợn, trâu bò khi mắc bệnh KST thường làm giảm phẩm chất của thịt, thậm chí còn bị hỏng thịt
- Ví dụ: Thịt lơn bị nhiễm gạo lơn, thịt bò bị nhiễm gạo bò, ấu trùng giun bao … Đều bị hủy bỏ. Khiến người
chăn nuôi hay các thương nhân ở các lò mổ thiệt hại lớn về kinh tế. Không những thế khi gia súc bị mắc bệnh

KST ( bị nhiễm Trypanosoma) thì phẩm chất thịt bị kém đi, chứa nhiều nước, dai, ăn không ngon …
* Làm sản lượng sữa bị giảm sút:Khi bò sữa bị mắc bệnh Dòi da bò thì lưỡng sữa giảm từ 10% - 25% hoặc khi
bò sữa mắc bệnh sán lá gan thì lượng sữa cũng giảm tới 40%. Khi mắc bệnh huyết bào thì sản lượng sữa của cả
đàn cũng giảm đáng kể ( 50% / cả đàn )
* Khi gia súc gia cầm mắc bệnh KST thì phẩm chất da long cũng bị hỏng:
- Cừu bị ghẻ khiến lông dụng nhiều, đứt gãy, không bóng, không mượt, phẩm chất lông giảm.
- Trâu bò bị ghẻ cũng khiến phẩm chất lông giảm ( đặc biệt là bệnh dòi da bò làm da kém phẩm chất do thủng..)
*KST làm sức cày kéo và khả năng sinh sản bị giảm sút:
- Những tác dộng của KST khi ở trong cơ thể làm Gia súc gai cầm trúng độc ở thể mạn tính làm chi GS, GC trở ên
gầy yếu, còi cọc, chậm lớn. Từ đó sức cày kéo và sinh sản cũng bị giảm súc đáng kể
- VD: vụ đông xuân nước ta, bệnh Fasciola thường làm trâu, bò gầy yếu, đổ ngã nên làm giảm sức cày kéo của
gia súc
*Một số bệnh KST còn truyền lây sang người: Như gạo lợn (Cysticercus cellulosae), gạo bò (Cysticercus bovis),
nhục bào tử trùng (Sarcocystis sp), giun bao (Trichinella spiralis).
*Khi bị bệnh KST thường ghép thêm nhiều bệnh khác:
- Dạng trưởng thành ( thường di hang trong các cơ quan nội tạng trong cơ thể) , ấu trùng của KST thường làm tổn
thương các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
- Từ đó GS, GC giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các bệnh khác, các bệnh truyền nhiễm khác kế phát
Câu 2. Hiện tượng KST và định nghĩa KST, định ngĩa KST học?
Trả lời:
a.Hiện tượng KST :
-Hiện tượng KS là một trong những hình thức sinh tồn của sinh vật với đặc điểm là cơ thể sv này sống ở bên trên
cơ thể khác và sử dụng cơ thể đó làm lợi cho mình
“Hiện tượng ký sinh là một mối quan hệ qua lại rất phức tạp giữa hai sinh vật, trong đó một sinh vật tạm thời
hay vĩnh viễn cư trú ở trong hay ngoài vật chủ, lấy chất dinh dưỡng, dịch tổ chức để nuôi sống bản thân mình
đồng thời gây hại cho vật chủ. Và vật chủ cũng có những phản ứng đối đáp lại nhằm hạn chế những tác hại do
sinh vật kia gây nên”
Ngày nay coi hiện tượng này là mối quan hệ tương hỗ phức tạp giữa 2 sv trong đó 1 sv tạm thời hay thường xuyên
cư trú trong cơ thể sv kia để lấy dịch thể , tổ chức của kí chủ làm thức ăn đồng thời gây hại cho kí chủ.
b. Định nghĩa KST .

- Sinh vật tạm thời hay vĩnh viễn cư trú trong sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng đồng thời gây hại là ký sinh
trùng; sinh vật để cho ký sinh trùng sống ký sinh là ký chủ (vật chủ);
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


- KST nhất thiết phải sống nhờ trên ký chủ, nhưng không nhất thiết toàn bộ quá trình sống (chu kỳ sống) là sống
nhờ mà có thể sống tự do hoặc một giai đoạn nào đó hoặc chỉ khi cần chất dinh dưỡng mới sống ký sinh;
- KST phải cướp chất dinh dưỡng của ký chủ một cách từ từ (tiệm tiến), chứ không phá hủy tức khắc đời sống ký
chủ;
- Một số sinh vật tuy không cướp chất dinh dưỡng của ký chủ nhưng vẫn liên quan đến các KST → vẫn gọi là
KST
VD: muỗi đực, mòng đực
- Ký chủ phải là động vật đang sống để KST lấy chất dinh dưỡng
c. Định ngĩa KST học: Định nghĩa KST học: là 1 môn khoa học nghiên cứu về hiện tượng kí sinh , các bệnh do
kst gây ra và biện pháp phòng trừ chúng.
Câu 3. Các loại hình KST chủ yếu? cho ví dụ?
Trả lời:
*Các loại ký sinh trùng chủ yếu Căn cứ vào mối quan hệ giữa KST và ký chủ
a .Nội KST và ngoại KST
- Nội KST: Là KST ký sinh bên trong cơ thể ký chủ.
+ VD: giun sán sống trong đường tiêu hóa, or trong máu
- Ngoại KST: Là KST ký sinh bên ngoài cơ thể ký chủ.
+ VD: ghẻ, ve, chấy, giận ....
b. KST tạm thời và KST vĩnh viễn
- KST tạm thời: Là KST chỉ sống 1 thời gian ngắn trên cơ thể ký chủ chỉ khi nào cần chất dinh dưỡng mới biểu
hiện trạng thái ký sinh.
+ VD: ruồi, muỗi
- KST vĩnh viễn: Là KST gắn bó suốt đời với ký chủ.

+ VD: giun bao (Trichinella spiralis), ghẻ (Sarcoptes)
c. KST chuyên tính và KST kiêm tính
- KST chuyên tính: là những loại KST Nhiết thiết phải ký sinh và chỉ ký sinh trên một loài ký chủ nhất định.
+ VD: sán dây (Taenia solium và Taenia rhynchus saginatus) ký sinh trong ruột non của người
- KST kiêm tính: Là loại KST Có thể sống tự do, khi cần thiết, thuận lơi thì sống ký sinh.
+VD: giun lươn
d. KST gây bệnh và KST truyền bệnh
- KST gây bệnh: là những KST mà chính Bản thân nó gây bệnh cho ký chủ.
+VD: giun sán
- KST truyền bệnh: là những KST mà Bản thân không gây bệnh hoặc gây bệnh không đáng kể nhưng truyền
bệnh cho ký chủ.
+ Ví dụ: ruồi, muỗi
e. KST đơn kỳ và KST đa kỳ
- KST đơn kỳ: là những KST Chỉ ký sinh ở một ký chủ nhất định
+ Ví dụ : giun đũa gà (Ascaridia galli) ký sinh ở gà, giun đũa lợn (Ascaris suum) ký sinh ở lơn, giun đũa bê nghé
(Neoascaris vitulorum) ký sinh ở bê nghé.
- KST đa kỳ: là những KST Ký sinh ở nhiều ký chủ khác nhau
+ Ví dụ: muỗi .
f. KST ngẫu nhiên
- Bình thường KST ký sinh ở 1 ký chủ nào đó, do yếu tố khách quan , hoặc 1 điều kiện nào đó chuyển sang ký
sinh ở 1 ký chủ khác và gây bất lợi rất lớn cho cho ký chủ mới.
- Ví dụ : Giun chiu ống mật, có thể làm tắc ống mật
g. KST lạc chỗ
+ Là KST ký sinh ở vị trí nhất định nhưng do điều kiện khách quan nào đó chuyển xang ký sinh ở vị trí khác cùng
vât chủ
+Ví dụ : Giun đũa chui ống mật
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:



Câu 4. Nguồn gốc của đời sống ký sinh của KST?
Trả lời:
a. Nguồn gốc của ngoại ký sinh
- Tăng dần mối quan hệ giữa KST với KC
Đầu tiên ấu trùng của KST chỉ bám vào bên ngoài KC, nhưng dần dần phù hợp về chất dinh dưỡng → sống ký
sinh
- Trong quá trình sống ký sinh hữu hạn một số KST phát triển thêm răng móc để bám chắc vào nơi ký sinh → sử
dụng dịch mô của vật chủ để làm chất dinh dưỡng  dần dần chuyển thành ngoại ký sinh
- KST khi sống bên ngoài (có thể tạm thời) dần dần phù hợp về chất dinh dưỡng của KC → bám chắc thành ngoại
ký sinh
-Tăng cường dần mối quan hệ về thức ăn của một động vật này với bề mật của động vật khác.
+Ví dụ: Những sán lá ngoại kí sinh ở cá bắt nguồn từ hội sinh.
-Do chuyển tiếp từ đời sống cố định sang đời sống ngoại kí sinh.
-Trong trường hợp này con vật sống trên con vật khác, sử dụng nó không phải là nơi thu nhận thức ăn mà là nơi
thuận lợi cho việc bắt mồi từ môi trường xung quanh.
b. Nguồn gốc của nội ký sinh
- Do ngoại KST chui sâu vào mô, tổ chức của KC để lấy nhiều chất dinh dưỡng hơn → nội ký sinh
VD: mò bao lông ký sinh sâu trong tuyến nhờn bao lông
- Đầu tiên ngoại KS chỉ ký sinh ở bên ngoài nhưng do KC có sự biến thái làm ngoại KS chuyển từ bên ngoài vào
bên trong KC → nội ký sinh ( ví dụ Polystomum)
-Do ngoại kí sinh thay đổi đặc điểm sinh học, đẻ trứng,ấu trùng vào các xoang mũi, tai hoặc các vết thương của
động vật rồi từ đó ÂT đục thủng các mô, tạo đường đi và ăn các mô ấy.
+Ví dụ:Ruồi Wohlgahstia Volfactop sống bằng mô vật chủ, dòi mũi cừu (Oestrus), dòi dạ dày
- Một số ngoại KS đẻ trứng ở bên ngoài rơi vào thức ăn, nước uống → bên trong KC, lâu dần thích nghi trở thành
nội ký sinh
-Do quá trình biến thái của vật chủ làm vật kí sinh trở thành sống trong nội quan và biến thành nội kí sinh.Ví
dụ:Polystomum
c. Nguồn gốc của KST đường máu
- Tổ tiên của KST đường máu là bắt nguồn từ vật ký sinh trong ruột đv không sương sống. Đầu tiên một số loại

đơn bào ký sinh trong ruột của các động vật không xương sống → các động vật này hút máu nhiều lần KC →
thích hợp → KS trong máu của KC đó
VD: tiên mao trùng Trypanosoma bắt nguồn từ tiêm mao trùng có trong ruột của ruồi trâu Tabanus → ruồi trâu
hút máu trâu bò nhiều lần nên KST dần dần chuyển vào ký sinh máu trâu
- Một số đơn bào KS ở KC trong quá trình phân chia thành tiểu phối tử và đại phối tử → kết hợp thành hợp tử →
hợp tử chuyển ra máu của KC → động vật khác hút máu truyền sang KC khác → gây bệnh.
Câu 5. Các đặc điểm của KST?
Trả lời
a.Đặc điểm về pương thức ký sinh: Ký sinh trùng sóng ở nhiều nơi trong cơ thể vật chủ và có nhiều cách sống
khác nhau
-KST sống bên ngoài gọi là Ngoại KST
-KST sống bên trong gọi là Nội KST
-KST ngẫu nhiên
-KST sống ko rời vật chủ gọi là KST cố định
-KST sống ở 1 cơ quan tổ chức nào đó nhưng nhẫu nhiên rơi vào ruột của 1 loài vật chủ khác vật chủ bình thường
gọi là KST lạc chủ
-KST bắt buộc : ký sinh trùng tạm thời (sống trên cơ thể ký chủ 1 time ngắn) KST vĩnh viễn ( sống suốt đời trên
cơ thể KC), KST cố định , KST định kỳ
a.Đặc điểm về hình thái
-Hình dạng ko cố định : ví dụ như nhỏ như sợi tóc, kim, hình lá, hình dây, hình tròn…
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


- Hình thái của KST co những đăc điểm khác với những động vật cùng nhóm sống tự do khác
-Đặc điểm đáng chú y nhất là chúng mất đi 1 số khí quan thường có vì do đời sống ký sinh nên một số cơ qun trở
nên vô dụng và dần teo đi.
-Nhiều KST không có ống tiêu hóa, vì sống giữa khối thức ăn đã tiêu hóa sẵn nên chỉ việc hấp thu
+ Ví dụ : chấy giận không có cánh và không phải từ con vật này sang con vật khác

 Đời sống ký sinh tạo nên sự đơn giản về hình thái, và sự thoái hóa đã giúp chúng thích ứng hơn với những điều
kiện sống đã thay đổi của chúng.
- Đời sống ký sinh trùng làm chúng teo giảm đi 1 số cơ quan nhưng cũng tạo thêm nhứng khí quan mới cho chúng
như những giác bám, những móc bám giúp chúng bám chắc và ký chủ hơn..
+ Giác bám: là những chỗ lóm hình bán nguyệt, có 2 hệ thống cơ là cơ vòng và cơ. Những cơ này giúp KST bám
chắc vào ký chủ
+ Móc: thường cong về phía sau đc cấu tạo bằng chất kitin hay sừng, thường ở trên mõm hoặc phía đỉnh đầu , nó
có thể đâm sâu vào tổ chức của vật chủ như móc câu và móc chặt vào đó vì móc thường cong về phái sau
+Vòi là 1 ống rỗng không dùng để bám mà để hút chất dinh dưỡng lỏng.
+ Ví dụ: Nội KST: giun sán phát triển thêm răng, móc bám, giác bám
- Cũng có 1 số cơ quan chỉ tồn tại ở 1 giai đọn rùi mất đi.
+Ví dụ : có nhiều sán lá có mắt ở gia đọa sống tự do, khi thành sán trưởng thành thì mắt tiêu giảm
- Đôi khi hoàn cảnh sống thay đổi làm chức năng thay đổi mà cả hình thái cũng thay đổi
- Ngoại KST: phát triển thêm một số cơ quan tạo tính hướng (râu, ăngten, xúc biện)
-1 số KST tạm thời như muỗi, ruồi… ko biến đổi nhiều về hình thái và chức năng so với những loài song stuwj do
cùng nhóm
Những biến đổi về hình thái thể hiện mối quan hệ giữa KST và ký chủ, cũng là mối quan hệ giữa KST và môi
trường.
b. Đặc điểm về sinh sản
*Cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh và tinh vi, có thể lưỡng tính
* Hình thức sinh sản đa dạng như : phân đôi, bào tử, nha bào, sinh sản vô tính, hữu tính, có khi tiến hành sen kẽ
giữa vô tính và hữu tính, cũng có khi con cái sinh sản mà không cần con đực, or ấu trùng cũng sinh sản
-Sinh sản hữu tính : có 3 trường hơp
+ Con cái đẻ trứng chưa có phôi thai
+Con cái đẻ trứng đã có phôi thai nhưng ở các gai đoạn khác nhau
+Con cái đẻ trứng có phôi thai đầy đủ, có khi phôi thia nở ra và tự do trong tử cung của con mẹ
- Sinh sản vô tính: trực phân, sinh sản bào tử. VD: một miracidium sau khi vào ốc SSVT cho ra 600-800 cercaria
- Sinh sản xen kẽ: giai đoạn đầu sức sống của mầm bệnh khỏe → SSVT tăng số lượng, giai đoạn sau sức sống
mầm bệnh giảm → SSHT tăng độc lực. VD: Lê dạng trùng (KST đường máu)
- Trong cùng 1 nhóm cũng có những loại đẻ trứng, có loại đẻ trứng và đẻ con, có loại lại đẻ luôn con

- Khả năng sinh sản của KST cũng thật đáng sợ, nhanh .
c. biến thái và di chuyển
*Biến thái:
-Qúa trình phát triển của KST từ giai đoạn trứng, ấu trùng cho tới dạng trưởng thành là không tuần tự, liên tục mà
có sự thay đổi đột ngột, từng đợt vào nhứng thời kỳ nhất định của quá trình tiến hóa. Nhứng cá thể sinh ra có khi
khác hoàn toàn những cá thể trước về hình thái.
-Thường có 2 lần biến thái
+một là phôi thia thành ấu trùng
+Âu trùng thành KST trưởng thành, lớn lên rùi để trứng và chu kỳ cứ thế lại tiếp diễn.
*Di chuyển:
-Ký sinh trùng 1 ký chủ: (phát triển trực tiếp)hoàn thành vòng đờu ở 1 ký chủ. Nhưng ít khi KST tiển triển qua 2
con vật cùng loài.Trứng theo phân ra ngoài phát triển thành ấu trùng, sống tự do or trong vỏ trứng. Những ấu
trùng này trở lịa ký chủ cũ hoặc ký chủ khác cùng loài và trưởng thành tại đó và lại tiếp tục đẻ trứng
-Ký sinh trùng nhiều ký chủ (phát triển gián tiếp) bắt buộc phải qua 2 hay 3 ký chủ liên tiếp thuộc các loài khác
nhau. Dạng ấu trùng ở trong KCTG gọi là ký chủ 1. Chứa KST trưởng thành gọi là ký chủ cuối cùng
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


-Có nhiều loại KST chỉ có 1 ký chủ. Khi là âu strung sống 1 chỗ trong cơ thể, trong quá trình phát triển lại di hành
đến cơ quan khác và thành dạng trưởng thành.
-Sự di chuyển có liên quan đến sự truyền bá của KST .kiểu trực tiếp có tính truyển bệnh nên có sự nguye hiểm
hơn về mặt dịch tễ học
d. Các giai đoạn phát dục của KST
-Thể hiện những thay đổi khác nhau về sự biến thái và nhứng yêu cầu khác nhau đối với các điều kiện ngoại cảnh
-Các loài sán là phát dục có sự chuyển dời phức tạp hơn
-Một loại ký sinh trùng ở mỗi giai đoạn phát dục yêu cầu những điều kiện ngoại cảnh khác nhau, cảm thụ và
chống đỡ cũng khác nhau đối với ngoại cảnh và các thuốc phòng trị
Câu 6. Các loại ký chủ ( vật chủ) của KST. Cho ví dụ?

Trả lời:
* khái niệm ký chủ: (là một loài động vật mà ở đó KST sống tạm thời or lâu dài
* Ký chủ bao giờ cũng là nơi sống của KST .Những yếu tố ngoại cản muốn tác động vào KST thì phải thông qua
ký chủ và ngoại cản lại là môi trường sống của ký chủ. Căn cứ vào đặc điểm sống cảu KST ,mà ký chủ đc chia
như sau:
a. Ký chủ cuối cùng ( ký chủ chính): Là loại động vật mà ở đó KST sống và phát triển tới giai đoạn trưởng
thành và có khả năng sinh sản được( sinh sản hữu tính )
- Ví dụ: sán ruột lơn ký sinh ở ruột non của lợn đên giai đoạn trưởng thành và đẻ trứng theo phân ra bên ngoài. (
lơn là vật chủ cuối cùng)
b. Ký chủ trung gian : là một loài động vật ở đó ấu trùng của KST sống và phát triển từ giai đoạn này tới giai
đoạn khác ( KST sinh sản vô tính )
- Ví dụ : Ốc Limnaec là vật chủ trung gian của sán lá gan. Giun đất là vật chủ trug gian của giun phổi lợn.
c. Ký chủ bổ sung (vật chủ trung gian 2): Trong quá trình phát triển của nhiều loài KST, nhiều mầm bệnh KST
sau khi xâm nhập vào KCTG vẫn chưa phát triển thành mầm bệnh có sức gây bệnh, chúng phải tiếp tục xâm nhập
vào KCTG thứ hai (KCBS) để phát triển thành mầm bệnh có sức gây bệnh và xâm nhập vào KCCC
-Ví dụ : Sán dây 2 rãnh (D. latum). Sauk hi ấu trùng của sán ( Procercoid) đc hình thành trong VCTG Cyclops,
cá ăn VCTG này , Procercoid lại phát triển thành Plerocereoid trong cá và có khả năng gây nhiễm  cá là vật
chủ bổ sung
d. Ký chủ dự trữ : Là một loại động vật mà ở đó ấu trùng của KST sống nhưng không phát triển gì thêm (Một số
mầm bệnh KST ở môi trường bên ngoài đã phát triển thành mầm bệnh có sức gây bệnh nhưng chưa có điều kiện
xâm nhập vào KCCC, nó phải vào KCDT để bảo tồn sức sống của mầm bệnh chờ cơ hội xâm nhập vào KCCC)
- Ví dụ : Giun đũa gà ký sinh trong ruột non gà đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi trứng
thành ấy trùng. ấu Trùng chưa có điều kiện xâm nhập vào gà nên ấu trùng vào giun đất. Gà ăn giun đất  Âu
trùng vào và phát triển trong ruột non của gà.
e. Ký chủ tạm thời: là 1 loài động vật mà KST chỉ sống trong đó 1 time ngắn
- Ví dụ: trâu, bò là KCTT của ruồi, muỗi vì ruồi muỗi chỉ hút máu trâu bò trong 1 time ngắn
f. Ký chủ vĩnh viễn: Là 1 loài động vật có KST suốt đời sống ký sinh ở đó.
- Ví dụ: động vật ăn thịt là KCVV của giun bao (Trichinella spiralis)
g. Ký chủ bảo tồn: Trong quá trình sống và thích nghi nhiều mầm bệnh KST có thể sống ở nhiều ký chủ khác
nhau . Ở các ký chủ đó thì tỉ lệ mắc bệnh thấp , không gây ra các triệu chứng bệnh điển hình nhưng hang ngày vẫn

thải mầm bệnh ra bên ngoài môi trường.
- Ví dụ: sán lá gan loài nhai lại (Fasciola sp) có thể ký sinh ở 49 loài KC khác nhau (lợn, thỏ, chó, mèo, người,
hươu, nai, hoẵng...)..
Câu 7. Các con đường xâm nhập của KST vào cơ thể ký chủ? cho thí dụ ? ý nghĩa của nó trong công tác
phòng trị bệnh?
Trả lời:
a.Các con đường xâm nhập của KST vào cơ thể ký chủ
* Qua thức ăn, nước uống
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


- Đại bộ phận KST thải mầm bệnh qua phân, phân vừa dùng để tưới rau đồng thời gây ô nhiễm môi trường.
Trướng KST , nang ấu đều theo thức ăn , nước uống, rau cỏ rùi qua miệng vào hệ thống ống tiêu hóa hoặc các nôi
khac trong cơ thể và phát trienr thành giun sán ký sinh
- Biện pháp: ăn sạch, uống sạch…
* Qua da : qua 2 phương thức
- KST tự động qua da : KST bên ngoài tự động xâm nhập qua da vào ký sinh trên ký chủ
+ Ví dụ: giun móc, giun thận, giun lươn…)
+ Biện pháp: vệ sinh da sạch sẽ, tắm chải định kỳ, Vệ sinh môi trường sạch sẽ
- Nhờ ký chủ trung gian hút máu để sâm nhập vào cơ thể
+Ví dụ: KST sốt rét nhờ muỗi hút máu và xâm nhập vào cơ thể
+Biện pháp: vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tiêu diệu ký chủ trung gian
*Qua niêm mạc
- Một số bệnh KST truyền bệnh qua sự cọ sát, tiếp xúc giữa hai niêm mạc. Truyền từ con ốm sang con khỏe
+ Ví dụ: ghẻ Sarcylostoma được truyền lây do sống chung, bệnh sảy thai do roi trùng (Trychomonas sp)
+ biện pháp: pháp hiện sớm các con bị bệnh và cách ly ko cho tiếp xúc với con khỏe và không cho giao phối với
con khỏe.
4. Qua bào thai

- Nhiều mầm bệnh KST do con mẹ mắc bệnh nhưng lại truyên bệnh cho con con qua đường tuần hoàn bào thai.
+ Ví dụ: bệnh giun đũa bê nghé (Neoascaris vitulorum)
+ Biện pháp: cho gia súc mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, mầm bệnh bị đóng kén
không phát triển được
5. Qua vật gieo truyền
- Một số mầm bệnh KST đặc biệt là KST đường máu, KST truyền từ con ốm sang con khỏe phải qua vật gieo
truyền đốt hút máu.
+Ví Dụ: bệnh tiên mao trùng (Trypanosoma sp) do ruồi trâu (Tabanidae) và mòng (Stomocyst) truyền.
+ Biện pháp: Tiêu diệt vật gieo truyền, Tạo điều kiện bất lợi không cho vật gieo truyền sinh sống (khơi thông
cống rãnh, phát quang bụi rậm...), Không cho động vật và người tiếp xúc với vật gieo truyền
6. Qua tiếp xúc: Qua tiếp xúc giữa con vật ốm và con khỏe ( chủ yếu là bệnh ngoại KST)
- Ví Dụ : ghẻ, bọ chét.
- Biện pháp: Phát hiện sớm để cách ly, Nuôi đúng mật độ, Vệ sinh môi trường sạch sẽ
7. Tự nhiễm
- Ví dụ : Bệnh sán dây ở người do Taenia rhynchus saginatus và Taenia solium
 Có bệnh KST nhiễm qua nhiều con đường, có bệnh chỉ nhiễm qua một con đường  xác định đúng con đường
truyền bệnh để dùng các biện pháp thích hợp.
Câu 8. Những tác động ( ảnh hưởng) của KST lên cơ thể ký chủ? Các tác động của ký chủ lên KST?
Trả lời:
1. Tác động ( ảnh hưởng) của KST lên cơ thể ký chủ : sau khi xâm nhập được vào ký chủ KST có tác hại tới ký
chủ như:
a. Cướp chất dinh dưỡng
- KST tự nuôi dưỡng bằng cách ăn tổ chức của ký chủ, cướp phần thức ăn của vật chủ khi vật chủ đã tiêu hóa , hút
máu ký chủ.
- Trong cơ thể ký chủ mà có nhiều KST thì tác động này diễn ra liên tục nên làm ký chủ gầy yếu, thiếu máu và
sinh trưởng và phát triển chậm.
b. Ảnh hưởng của sự di hành
- Phần lớn ấu trùng của KST khi xâm nhập vào cơ thể ký chủ đều có sự di hành qua nhiều khí quan, gây tổn
thương cho những khí quan này.
- Ví dụ: giun đũa lợn (Ascaris suum), giun đũa bê nghé (Neoascaris vitulorum)...

c. Tác động cơ giới

Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


- Hầu hết KST đều gây ra các tác động cơ giới, ảnh hưởng đến những khí quan mà chúng xâm nhập. Những KST
có kích thước lớn, ký sinh với số lượng nhiều gây tắc, thủng, vỡ các khí quan hình ống (ruột, mạch máu, ống dẫn
mật).
- Có nhiều loại KST có móc và giác bám nên làm thủng hay gây tồn thương, xuất huyết các tổ chức, thường gây
viêm cấp tính, mạn tính. Do viêm nên sinh vỏ bằng tổ chức liên kết và sơ bọc lấy KST. Vỏ và KST bên trong sẽ
chết biến thành vữa rùi thành vôi và tạo thành hạt
d. Tác động đầu độc
- KST đầu độc Ký Chủ bằng độc tố bao gồm: tất cả các sản phẩm trao đổi chất của chúng gây trúng độc mãn tính
cho ký chủ. Tác động đầu độc này còn tùy thuộc vào các pha phát triển của KST, Ở Giai đoạn ấu trùng tác động
đầu độc mạnh hơn ở giai đoạn trưởng thành.
- KST còn đầu độc bằng nội, ngoại đốc tố do chính KST tiết ra.
-Độc tố bao gồm cả những tuyến có khả năng gây tan máu, hủy hoại mỡ, phá vỡ tế bào ký chủ. Ký Chủ hấp thụ
phải độc tốc của KST gây những biến loạn thần kinh (co giật, bại liệt), tuần hoàn (dung huyết, bần huyết), làm tê
liệt các tế bào thực bào.
- Thành phần của độc tố gồm những men để hủy hoại mô và những chất kháng men để trung hòa men của Ký chủ
nhằm tiêu hóa KST  Ký Chủ gầy yếu, chậm lớn .
e. Tác động truyền bệnh
- Một số ngoại KST hút máu Ký Chủ gây viêm ngoài da, đồng thời truyền những bệnh nguy hiểm có thể gây
thành dịch lưu hành giết hại nhiều gia súc.
- Ví Dụ : muỗi truyền bệnh sốt rét, ve truyền bệnh Lê dạng trùng, bọ chét truyền bệnh dịch hạch.
- Ấu trùng khi di hành trong cơ thể Ký Chủ làm viêm loét các khí quan, tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn, vi rút
gây bệnh kế phát.
-Bản thân KST cũng mang vi khuẩn, vi rút nên cũng rễ gây bệnh

- Ngoài ra KST khi ký sinh còn gây trạng thái dị ứng quá mẫn cho Ký Chủ.
2. Tác động của ký chủ lên KST
-Ký Chủ có thể ảnh hưởng đến sự phát dục và sinh trưởng của KST.
-Có nhiều trường hợp Ký chủ còn truyền KST sang đời sau của mình (giun đũa bê nghé, ký chủ đã truyền đc
nhứng KST này qua bào thai).
-Ký Chủ luôn phản ứng để làm giảm những tác hại do KST gây nên.Những phản ứng của vật chủ biểu hiện ở các
dạng
*Phản ứng thực bào: các tế bào thực bào ăn vật ký sinh
*Phản ứng tế bào: nhất là phản ứng viêm, tăng bạch cầu eosin, ngoài ra còn có: tổ chức biển đổi, các tế bào
nhiễm trùng to lên hoặc phát triển quá mức, tăng sản, loạn sản, tạo thành những ung thư
* phản ứng dịch thể: làm suất hiện kháng thể, có thể gay cho ký chủ miễn dịch or trạng thái quã mẫn, quá mẫ là
do cơ thể đã chữa những độc độc tố quá mẫn, do kst sinh ra. Phản ứng này ko tiêu diệt được KST mà chỉ hạn chế
đc sự phát triển và độc lực của ký chủ.
*Chú ý: những phản ứng trên của vật chủ mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào các yếu tố như :
+giống, nòi: Co nhiều giống dị cảm ít hay nhiều với những KST nhất định. Những súc vật nhập nội dị cảm hơn
với bệnh đã có tại địa phương so với súc vật địa phương
+Tuổi, tính biệt:súc vật non nhiễm KST đường ruột nhiều hơn súc vật trưởng thành
+Chế độ dinh dưỡng:khi dinh dưỡng thiếu nhất là vitamin…. Thì thể hiện rõ triệu chứng lâm sang khi nhiễm bệnh
và ngược lại là đủ dinh dưỡng thì phát nhẹ, triệu chứng bệnh ko rõ, tuổi thọ KST giảm đi
+Tình trạng sức khỏe của ký chủ: khỏe, có miễn dịch tốt thì sinh trưởng và phát dục của KST bị giảm sút. Đời
sống KST bị rút ngắn.
Câu 9. Những nhân tố ảnh hưởng đến miễn dịch KST và các ứng dụng của miễn dịch KST?
Trả lời:
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch KST
* Loài, giống của vật chủ: với KST thì sức miễn dịch của các loài, giống vật nuôi là khác nhau
- Ví dụ như : Người và chuột lang có sức chống đỡ đối với sán day là khác nhau)
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:



*Tuổi của vật súc: súc vật già và non có sức miễn dịch khác nhau, càng già càng cao hơn so với non. Ở 1 số
trường hợp đặc biệt thì súc vật non lại có sức miễn dịch cao hơn súc vật già.
-Ví dụ: bệnh lê dạng trùng hay gặp ở bò trưởng thành hơn. Vì huyết cầu ở bê đc tái sinh sản nhanh hơn bò thay
thế những huyết cầu mà Lê dạng trùng phá vỡ.
*Giới tính : Sức miễn dịch giữa vật súc đực và cái là như nhau ( trừ 1 số trương hợp đặc biệt)
*Thời kỳ sinh dục : Gia súc cái đang có chửa hay cho con bú có sức chống đỡ yếu hơn gia súc cái không có chửa
đẻ
-Vi dụ: bò cái đang có chửa hay cho con bú có sức chống đỡ yếu hơn bò cái không có chửa đẻ
*Chế độ dinh dưỡng của ký chủ: ký chủ bị suy dinh dưỡng thì khả năng mắc bệnh KST sẽ nặng lên, nhất là khi
thiếu các vitamin A, C, D, … trong các bệnh giun sán)
* Nhiệt độ thân thể: Khi cơ thể vật chủ sốt cao, giun đũa sẽ tìm cách chui ra ngoài
* Những khí quan cũng ảnh hưởng tới tính miễn dịch.
-Ví dụ: nếu cắt bỏ lách thì sức chống đỡ với ký sinh trùng sẽ kém đi…
*’;Bệnh ghép : Cùng cảm nhiễm các bệnh khác nhau và nhiễm thêm bệnh khác thì bệnh sẽ nặng thêm. Nhưng 1
số trường hợp đặc biệt 2 bệnh không cùng phát sinh 1 lúc vì do sự đôi kháng của 2 KST.
 Đối với bệnh KST thì Tính miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu đc thay đổi theo hòn cảnh bên ngoài. Chính vì
vậy khi chăn nuôi có chế độ chăm sóc và phòng bệnh tốt kèm them chế độ ăn uống hợp lý sẽ tăng cường dc sức
miễn dịch cho Vật súc.
b. Ứng dụng của miễn dịch KST
*Dùng để chẩn đoán bệnh KST:
- Dùng KST làm KN: trứng, ấu trùng, một phần hoặc toàn bộ con trưởng thành sau đó chế KN rùi tiêm vào nội bì
con vật cần chẩn đoán sau 15’kiểm tra nơi tiêm mà thấy biểu hiện viêm (phản ứng (+)). Chứng tỏ tổ chức co miễn
dịch
+Ưu điểm: có thể àm trong điều kiện thiếu dụng cụ, vật liệu , phản ứng có thể đọc đc bằng mắt nhanh chóng, thao
tác ký thuật đơn giản,
+Nhược điểm : độ chính xác không cao,
*Dùng để phân loại và nghiên cứu lịch sử phát dục củaKST: có nhiều loại KST khó phân biệt về hình thái chỉ
có phương pháp miễn dịch học mới phân loại đc. Dùng phản ứng PRC tách AND phân loại KST
- Ví Dụ: giữa giun đũa người (Ascaris lumbricoides) và giun đũa lợn (A. suum)

*Dùng để phòng bệnh:
-Chế vacxin : Làm yếu mầm bệnh để khi đưa vào cơ thể kháng thể gây ra bệnh mà kích thích cơ thể sản sinh ra
Kháng thể. It đc sử dụng vì KST ( giun sán ) là ĐV đa bào  vacxin thường không tinh khiết  gây phản ứng
chéo
Câu 10. Định nghĩa và cách gọi tên bệnh KST?
Trả lời:
a. Định nghĩa
- Bệnh KST là những bệnh phát sinh do căn bệnh là KST (giun sán, tiết túc, đơn bào) gây nên.
-Bệnh KST còn gọi là bệnh xâm nhiễm, có KST xâm nhập cơ thể mới gọi là Bệnh KST.
- Bệnh KST muốn phát ra thường do nhiều yếu tố nhưng thường có 3 điều kiện:
-+Mầm bệnh: KST phải có sức gây bệnh, đủ số lượng và độc lực vì bệnh chỉ phát sinh khi KST có đủ sức gây
bệnh.
+Có các điều kiện ngoại cảnh phủ hợp với việc phát sinh bệnh ( khí hậu, khu hệ thực vật, thời tiết, vật chủ…)
+ Động vật cảm thụ: phải có tính thụ cảm với KST, phù hợp về giống, tuổi và tình trạng sức khỏe
- Bệnh thường biểu thị ở 2 dang là cấp tính ( Vật chủ có biểu hiện lâm sàng rõ, tỉ lệ tử vong cao) và mạn tính ( quá
trình bệnh kéo dài âm ỉ, vật không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng ko rõ)
b. Cách gọi tên bệnh KST
* Theo cách thông thường
- Theo hình thái.: sán lá, sán dây, giun đũa, giun tóc…
- Theo Vật Chủ: giun đũa lợn, giun đũa gà, giun đũa bê nghé…
- Theo nơi ký sinh: sán lá gan, sán lá phổi, giun thận…
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


- Theo triệu chứng điển hình: bệnh đái đỏ (Lê dạng trùng), bệnh phù chân voi (giun chỉ), bệnh bê nghé ỉa phân
trắng
-Về động vật: lấy tên giống làm cơ sở và thêm đuôi idea vơi steen học và inae với tên họ phụ
* Theo danh pháp quốc tế

-Một bệnh KST do 1Loài KST gây ra
- Mỗi loài KST đều xuất phát từ một cây động vật: Ngành (phylum) → Lớp (class) → Bộ (Order) → Họ (Family)
→ Giống (Genus) → Loài (Species)
- gọi theo danh pháp quốc tế viết đầy đủ tên giống cộng loài
- Viết đầy đủ giống loài: viết bằng chữ in hoa. VD: FASCIOLA GIGANTICA
* Theo danh pháp quốc tế (tiếp)
- Viết thường: chỉ viết hoa tên giống, không viết hoa tên loài, in nghiêng. VD: Fasciola gigantica
- Viết tắt: chỉ viết tên loài, không viết tên giống, in nghiêng. VD: F. gigantica
- Khi viết tên giống, tên loài có thể viết kèm theo tên tác giả. VD: Ascaris suum, Goeze, 1982.
- Khi viết tên giống, nếu chưa biết tên loài có thể viết kèm theo sp. VD: Fasciola sp
- Để viết tên bệnh KST: lấy tên họ, tên bộ, tên giống KST bỏ đuôi thêm osis. VD: Paramphistomatidae →
Paramphistomatidosis, Fasciola → Fasciolosis
-Nếu một loài mà trước kia tác giả đã xếp vao 1 giống mà sau đó lại xếp vào nhóm khác, hoặc cho nhàm 1 tên
giống trong bẳng phân loại thì tê tác giả nên đặt vào ngoặc đơn
-Nếu một loài KST đã đc nhiều tác giả chỉ nhưng tên khác nhau thì ta nên dùng tên cũ nhất
-Muốn chỉ chùng nào, ta viết tên chủng xuống dưới, có thể thêm hay ko thêm chữ var.
Sinh vật đc gọi bằng 2 từ la tinh viết ngả, chữ đầu viết hoa chỉ giống, chữ sau viết thường chỉ loài
Câu 11. Đặc điểm của bệnh KST?
Trả lời
a. Bệnh KST có tính chất theo vùng, mùa rõ rệt
- Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, khu hệ động –thực vật khác nhau, trình độ dân trí, tập quán sinh hoạt của con
người cũng khác nhau
- Vùng: các bệnh sán lá thường có nhiều ở vùng đồng bằng
Bệnh giun phổi lợn có nhiều ở vùng trung du miền núi
- Mùa: các bệnh KST đường máu thường mắc nhiều vào mùa hè.Các bệnh sán lá thường mắc nhiều vào mùa mưa
→ Nắm vững các đặc điểm này để khoanh vùng phòng chống
b. Bệnh KST có tính chất thời hạn rõ rệt
KST là một cơ thể sống nên có tuổi thọ nhất định, hết tuổi thọ KST sẽ bị tống ra ngoài → hết bệnh KST. VD: giun
đũa lợn sống 7-10 tháng → Nắm vững chu trình phát triển để có biện pháp phòng trừ thích hợp
c. Bệnh KST thường biểu hiện ở thể mãn tính kéo dài, ít có triệu chứng bệnh tích điển hình → ít được chú ý,

rất dễ dẫn đến các tác hại lớn.
d. Bệnh KST thường có một số triệu chứng chính sau:
- Viêm: xuất hiện ở hai nơi (nơi KST xâm nhập và nơi KST ký sinh)
- Hiện tượng nhiễm độc: do độc tố của KST tiết ra
- Hao tổn chất dinh dưỡng → còi cọc, chậm lớn
- Hiện tượng dị ứng: nổi mẩn, phát ban
Câu 12. Miễn dịch kí sinh trùng?
Trả lời
a. Định nghĩa
Miễn dịch (MD) là trạng thái của động vật không mắc phải tác hại gây bệnh của một số sinh vật trong khi những
sinh vật đó có thể gây hại cho những động vật khác đặt trong những hoàn cảnh tương tự.
b. Phân loại miễn dịch
1. Miễn dịch tự nhiên:
-Miễn dịch này có thể hoàn toàn or tương đối
-Chỉ sức đề kháng tự nhiên của 1 giống , loài nào đó ko mắc phải tách dụng gây bệnh của 1 loài KST
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


-Ví Dụ: Lợn không mắc giun đũa bê nghé, người không mắc Plasmodium của loài gặm nhấm hay của gà và
ngược lại.
2. Miễn dịch thu được: Trong các bệnh KST không bao giờ tiến đến tiêu diệt toàn bộ KST, nên gọi là miễn dịch
không hoàn toàn. Những hoạt động phòng ngừa của cơ thể kỹ chủ không cho KST phát triển và hình thành 1 thể
thăng bằng giữa KST và ký chủ
*Miễn dịch thu đc chủ động: Là miệc dịch thu được trong quá trình sống mà tự bản thân con vật đó sinh ra
-Ví dụ: gia súc mắc giun sán nhiều lần  tạo miễn dịch
* Miễn dịch thu được bị động: là miễn dịch thu đc trong quá trình sống nhưng ko phải do tự bản thân sinh ra mà
được đưa từ ký chủ khác có miễn dịch
- Ví dụ: Bò sữa mắc Lê dạng trùng . lấy máu của bò địa phương mắc lê dạng trùng tiêm cho bò quý hiếm để

phòng bệnh
c. Các biểu hiện của MD KST
- Hạn chế sự phát triển của ấu trùng trong cơ thể KC
- Hạn chế sự đẻ trứng của KST
- Rút ngắn tuổi thọ của KST
- Làm giảm các triệu chứng bệnh tích của KC
*Chú ý: các đặc điểm của Miễn dịch kst
- Kháng nguyên KST bao gồ, bản thân nó và những sản phẩm do nó tiêt
Ra  KC sinh KT
- Miễn dịch KST là MD không hoàn toàn: không bao giờ tiến đên tiêu diệt toàn bo KST không cao, không bền
vững và gây phản ứng chéo
- MD đa giá và MD mang trùng
d. Kháng nguyên và kháng thể
-Kháng nguyên của KST bao gồm bản thân nó và những sản phẩm mà nó tiết ra … Ký chủ phản ứng lịa các tác
động kích thích của KST bằng cách sản sinh ra kháng thể (thành phần globulin của huyết thanh vật chủ)
- Miễn dịch KST chỉ là tương đối vì sự phát triển và tác động của KST là cấp tính hay mạn tính.
-Kháng nguyên và kháng thể có tính đặc hiệu : KST loại nào phát sinh kháng nguyên loại đấy.
-Trong bệnh KST có hiện tượng phản ứng miễn dịch nhóm tức là kháng thể chống đc những kháng nguyên của
những loại KST gần nhau.
-Sự sản sinh kháng thể là do hoạt động toàn thân của ký chủ, dưới sự chi phối và hoạt động của thần kinh trung
ương. Lá lách là cơ quan sinh kháng thể rất mạnh.
- Huyết thanh miễn dịch có những đặc tính : ngưng kết, dung dải, trầm điên ( kết tủa) , cố định bổ thể, quá mẫn, dị
cảm hóa.
e. Nhân tố ảnh hưởng
* Loài, giống của vật chủ: với KST thì sức miễn dịch của các loài, giống vật nuôi là khác nhau
- Ví dụ như : Người và chuột lang có sức chống đỡ đối với sán day là khác nhau)
*Tuổi của vật súc: súc vật già và non có sức miễn dịch khác nhau, càng già càng cao hơn so với non. Ở 1 số
trường hợp đặc biệt thì súc vật non lại có sức miễn dịch cao hơn súc vật già.
-Ví dụ: bệnh lê dạng trùng hay gặp ở bò trưởng thành hơn. Vì huyết cầu ở bê đc tái sinh sản nhanh hơn bò thay
thế những huyết cầu mà Lê dạng trùng phá vỡ.

*Giới tính : Sức miễn dịch giữa vật súc đực và cái là như nhau ( trừ 1 số trương hợp đặc biệt)
*Thời kỳ sinh dục : Gia súc cái đang có chửa hay cho con bú có sức chống đỡ yếu hơn gia súc cái không có chửa
đẻ
-Vi dụ: bò cái đang có chửa hay cho con bú có sức chống đỡ yếu hơn bò cái không có chửa đẻ
*Chế độ dinh dưỡng của ký chủ: ký chủ bị suy dinh dưỡng thì khả năng mắc bệnh KST sẽ nặng lên, nhất là khi
thiếu các vitamin A, C, D, … trong các bệnh giun sán)
* Nhiệt độ thân thể: Khi cơ thể vật chủ sốt cao, giun đũa sẽ tìm cách chui ra ngoài
* Những khí quan cũng ảnh hưởng tới tính miễn dịch.
-Ví dụ: nếu cắt bỏ lách thì sức chống đỡ với ký sinh trùng sẽ kém đi…
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


-*Bệnh ghép : Cùng cảm nhiễm các bệnh khác nhau và nhiễm thêm bệnh khác thì bệnh sẽ nặng thêm. Nhưng 1 số
trường hợp đặc biệt 2 bệnh không cùng phát sinh 1 lúc vì do sự đôi kháng của 2 KST.
 Đối với bệnh KST thì Tính miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu đc thay đổi theo hòn cảnh bên ngoài. Chính vì
vậy khi chăn nuôi có chế độ chăm sóc và phòng bệnh tốt kèm them chế độ ăn uống hợp lý sẽ tăng cường dc sức
miễn dịch cho Vật súc.
f. Ứng dụng
*Dùng để chẩn đoán bệnh KST:
Dùng KST làm KN: trứng, ấu trùng, một phần hoặc toàn bộ con trưởng thành →chế KN → tiêm vào nội bì con
vật cần chẩn đoán sau 15’kiểm tra nơi tiêm mà thấy biểu hiện viêm (phản ứng (+)). Chứng tỏ tổ chức co miễn dịch
*Dùng để phân loại và nghiên cứu lịch sử phát dục củaKST: có nhiều loại KST khó phân biệt về hình thái chỉ
có phương pháp miễn dịch học mới phân loại đc. Dùng phản ứng PRC tách AND phân loại KST
- Ví Dụ: giữa giun đũa người (Ascaris lumbricoides) và giun đũa lợn (A. suum)
*Dùng để phòng bệnh:
-Chế vacxin : Làm yếu mầm bệnh để khi đưa vào cơ thể kháng thể gây ra bệnh mà kích thích cơ thể sản sinh ra
Kháng thể. It đc sử dụng vì KST ( giun sán ) là ĐV đa bào  vacxin thường không tinh khiết  gây phản ứng
chéo

Câu 13. Dịch tễ học bệnh KST, các điều kiện liên quan đến dịch tễ học bệnh KST?
Trả lời
1. Dịch tễ học bệnh KST
*Dịch tễ học KST nghiên cứu về nguyên nhân phát sinh bệnh, chẩn đoán bệnh, con đường truyền bá, phân bố
bệnh và những đặc điểm của quá trình phát triển và dập tắt bệnh
a. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên: ĐKTN vùng xảy ra bệnh nào đó, các yếu tố ảnh hưởng tới căn bệnh như thế
nào ( nhiệt độ, ánh sáng, áp suất, Ph)
b.Nghiên cứu về điều kiện xã hội: các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới mầm bệnh, sự phát triển bệnh và taapk quán
chăn nuôi, trình độ dan tri, cơ sở vật chất
c. Con đường truyền bệnh: Đối với từng loại bệnh thì có các con đường xâm nhập từ ngoài vào rùi mầm bệnh từ
trong ra có ý ngĩa rất quan trọng đề ra phương pháp phòng bệnh KST
d.Nghiến cứu các quy luật truyền bệnh: Bệnh KST có các quy luật
-Quy luật theo tuổi:
+Bệnh tăng theo tuổi, ký chủ tuổi càng cao thì càng rễ mắc và bệnh càng nặng (Ví Dụ: bệnh sán lá gan lớn
+Một số bệnh giảm theo tuổi (Ví Dụ: bệnh giun đũa bê nghé, giun tóc…)
+ Một số bệnh tăng lên đến một lứa tuổi nhất định sau đó giảm dần.( Ví dụ: bệnh giun đũa lợn, giun đũa gà )
- Quy luật nhiễm bệnh theo vùng : mỗi vùng có điều kiện tự nhiên , xã hội khác nhau nên tỉ lệ nhiễm bệnh cũng
khác nhau
+Ví dụ: Sán lá gan giảm dần từ đồng bằng  Trung du Núi caoven biển
e. Nghiên cứu về thời gian hoàn thành vòng đời: Thời gian hoàn thành vòng đời tính từ khi mầm bệnh bắt đầu
xâm nhập vào cơ thể ký chủ qua nhiều quá trình di hành phức tạp về nơi ký sinh thích hợp
(VẼ 1 VÒNG ĐỜI LÀM VÍ DỤ)
*Những điều kiện liên quan đến DTH bệnh KST bao gồm:
a. Điều kiện tự nhiên
- Mùa vụ: Những vùng có mùa đông mùa hề rõ rệt , nhiệt độ cao và độ ẩm ảnh hưởng lớn đến sự phát dục của
KST nên KST phát triển theo mùa
- Thổ nhưỡng: khác nhau cũng ảnh hưởng đến dịch tễ của bệnh KST, nhất là nhứng giun sán mà trứng cần phát
triển ở môi trường bên ngoài
-Độ cao: ở những dộ cao khác nhau so với mặt nước biển thì sự phân bố của KST cũng khác nhau
-Khu hệ thực vật khác nahu cũng ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của KST ( Sán lá thích hợp ở nơi có thực

vật thủy sinh)
- Khu hệ động vật : 1 số Loài KST phụ thuộc vào sự có mặt của ốc ( ký chủ trung gian)
-Nguồn dinh dưỡng: đồng cỏ, thức ăn tự nhiên, thành phần của thưc ăn, mức độ thiếu hay đủ đều ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát sinh bệnh của KST
Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


b. Sự hoạt động của con người
- Trình độ dân trí → Tập quán sinh hoạt
- Tập quán chăn nuôi : thức ăn, chuồng tại, vệ sinh … ảnh hướng lớn đến bệnh KST ( ảnh hưởng tới mức độ phát
bệnh của KST)
- Sự đi lại của người chuyên chở gia súc cũng có thể mang theo KST, tới những vùng có điều kiện thuận lợi với
KST thì nó mới phát triển đc. Ngược lại sẽ bị tiêu diệt
- Việc hoạt động cua con người cũng làm phát sinh và hát triển bệnh KST
+Ví dụ: Ko có nhà xí hợp vệ sinh thì lợn thường mắc bệnh gạo lợn….
c.Những điều kiện cần thiết cho sự phát dục của KST
-Nhiệt độ và độ ẩm: Tính cất của các ĐV làm ký chủ trung gian có ảnh hưởng tới sự phát dục và động lực cảu
KST nếu nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì phát dục nhanh hơn, Ký chủ trung gian không thích hợp thì phát dục
chậm.
- Kẻ thù thiên nhiên: luôn làm hại và tiêu diệt KST
+Ví dụ: chim ăn ve, kiến ăn trứng
- Phải có cơ hội thích hợp cho KST xâm nhập vào cơ thể ký chủ
d. Động thái của KST
*Quy luật theo mùa
- Nhiều KST phát triển theo mùa, trong 1 năm có những tháng KST phát triển tối đa,
- Tỉ lệ cảm nhiễm và phát bệnh cũng lên xuống theo mùa.
- Ví dụ:
+Mùa mưa ốc nước ngọt, giun đất phát triển → các bệnh sán lá, giun phổi, giun thận nhiễm cao.

+Mùa khô ve, ruồi, muỗi phát triển → các bệnh KST đường máu
*quy luật nhiễm bệnh theo vùng
-Do tập quán chăn nuôi , sinh hoạt, ăn uống của từng vùng cũng ảnh hưởng tới sự nhiễm và phát bệnh
-Ví dụ: các bệnh sán lá thường nhiễm nhiều ở đồng bằng, giảm dần ở trung du và miền núi.Các bệnh giun phôi,
giun thận lợn mắc nhiều ở trung du miền núi, ở đồng bằng thì ít
*quy luật nhiễm bệnh theo tuổi
-Một số bệnh nhiễm tăng theo tuổi như: bệnh sán lá gan lớn
-Một số bệnh nhiễm giảm the tuổi như: bệnh giun đữa bê nghe, giun tóc
-Một số bệnh tăng theo số tuổi nhất định sau đó giảm dần: bệnh giun đũa lơn, giun đữa gà
-Tiểu khí hâu đặc biệt của một vùng cũng có ảnh hưởng
- Bệnh KST sinh sản nhanh chóng, lan rộng
-Thời gian phát dục daì nên bệnh thường là mạn tính
*Bệnh KST muốn phát sinh thì cần có những điều kiện sau
+ Có KST gây bệnh
+Có ký chủ dị cảm với KST
+Các nhân tố bên ngoài ko cản trở tới sự cảm nhiễm của KST và ký chủ và sự phát sinh bệnh KST
+Có đv mang KST trong 1 khu vực nhất định (bò mang Piroplasma trong cơ thể)
+Có ký chủ trung gian
+Có nhân tố ngọa cản không cản trở sự cảm nhiễm của đv mang trùng và sự xâm nhập của KCTG đối với con vật
dị cảm
+Có cơ hội tiếp xúc làm cho ký chủ cuối cùng cảm nhiễm do vật mang trùng hay ký chủ trung gian
+ Có đv tích trữ KST

Đinh Công Trưởng K55 – TYD

Email:


Câu 14. Nguyên tắc và biện pháp phòng trừ bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên ( theo
pavlopski)? Học Thuyết Nguồn Dịch Thiên Nhiên Pavlopski

Trả lời
1. Định nghĩa
-Nguồn dịch thiên nhiên (NDTN) là một hiện tượng tự nhiên trong đó căn bệnh được tàng trữ
trong hoang thú nơi hoang vu chưa có người đến, tuần hoàn trong khu hệ động vật. Mầm bệnh
được truyền ra ngoài qua nhân tố trung gian như vật gieo truyền đốt hút máu hoặc ăn thịt lẫn
nhau. Cứ như thế tồn tại lâu đời trong thiên nhiên, không chịu sự chi phối của con người. chúng
tồn tại trong tự nhiên, trên các đàn dã thú không hạn định về thời gian.Những bệnh nào truyền
theo phương thức này gọi là bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên
2. Đặc điểm của bệnh có tính chất NDTN
-Là một hiện tượng tự nhiên mà mầm bệnh và những ký chủ tích trữ mầm bệnh qua các thế hệ và
hiện tại có sự tiến hóa mà không phụ thuộc vao sự chi phối của con người
-Tồn tại trong tự nhiên trên các đàn dã thú không hạn định về thới gian
- Tồn tại lâu dài trong thiên nhiên, ở những nơi hoang vu, không chịu sự chi phối của con người ,
Khi người và gia súc đến chưa thích nghi đc với vật giao mầm bệnh  cảm nhiễm sẽ mắc bệnh
nặng.
-Trong khi bệnh lưu hành cấp tính ta có thể thấy mầm bệnh trong cơ thể vật môi giới
-Trong khi bệnh gián đoạn lại khó thấy đc mầm bệnh trong cơ thể vật môi giới khi đó mầm bệnh
ẩn trong cơ thể vật tich trữ
-Vật gieo rắc là cơ sở tốt nhất cho việc phát dục và sinh sản của mầm bệnh, còn có thể truyền
cho đời sau qua trứng
-VSV gây bệnh cũng có thể bảo tồn trong cơ thể vật môi giới 1 time rất dài
-NDTN gồm 3 bộ phận hợp thành:
+Mầm bệnh: vi khuẩn, vi rút, nấm, KST có khả năng gây bệnh, thường tồn tại trong hoang thú
và vật gieo truyền. Do quá trình thích nghi nên các hoang thú này không xảy ra bệnh với triệu
chứng, bệnh tích điển hình và không chết.
- Vật gieo truyền: Do có mầm bệnh trong cơ thể như côn trùng hút máu, ấu trùng (dòi) bản thân
truyền bệnh hoặc truyền bệnh cho đời sau
- Ký chủ: tất cả các động vật có xương sống, chim thú, gặm nhấm, bò sát đều có tính dị cảm với
nguyên nhân bệnh.
3.Dịch tễ học của bệnh có tính chất nguồn dịch tự nhiên

-Địa hình khác nhau cũng có nguồn dịch khác nhau
-Vùng giáp gipws địa hình khác nhau bên dã thú, tiết túc di chuyển bất thường  tính chất
nguồn dịch cũng khác nhau, phức tạp
-Những nơi có song sối chảy giữa rừng, hoang vu hẻo lạnh là nơi có nguồn dịch tự nhiên phức
tạp nhất
-Các loài đv nhở ở những nơi hoang hóa cũng có vai trọng trong dịch tễ của NDTN
-Những khu vực nhở có thể là nguồn dịch tự nhiên như
+Hòn đá núi đá nhở giữa sa mạc…
+Các hang của các loài nhím, thỏ rừng….
+Thung lũng giữa 2 dãy núi có các hang nhím, chồn… mang rất nhiều ve
+Ngay cả những nơi đã khai phá như các bãi hoang, bờ cỏ rập rạp … xen giữa nhà ở cũng là nơi
có nhiều NDTN nguy hiểm
+Những địa hình dãn đoạn giữa đồng cỏ, địa hình đang cao lại xuống dốc…

Đinh Công Trưởng K55 – TYD


Email:


-Muốn tìm nguồn dịch tự nhiên trước hết cần tìm những loài tiết túc hút máu và động vật dã sinh.
Tìm hiểu các hoạt động sống thói quen sinh hoạt của các loài vật hoang cũng giúp t tìm đc
NDTN
4. Phòng bệnh có tính chất NDTN
*Nguyên tắc
-Nếu ta tạm thời đi qua đường, nghỉ chân…. :Thì nên dùng phương pháp đề phòng cá nhân, dựa
vào tình hình và địa hình cụ thể mà ta có các phương pháp khác nhau như: xoa thuốc tránh muỗi,
buộc chật ống quần áo, cài chặt cổ áo, dùng lưới đội đầu…
-Nếu phải ở 1 time ngắn: thì cần chọn những nơi bằng phẳng, tránh muông, sông suối, những
nới có nhiều bụi cỏ… và nên phát quang xong mới đc ở

-Nếu ở lâu :thì dùng phương pháp công cộng như diệt ve, chuột, phát quang, san bằng xung
quanh , đốt hết cỏ kho xung quanh sát mặt đát, diệt các loại ve , cồn trùng hút máu mà đang ngủ
đông
-Khi ở vĩnh viễn: nêm cải tạo đát, làm ruộng, trồng màu, nhổ . phát quang các cây cỏ, bụi dậm,
san bằng các vũng nước bẩn, diệt các nơi ở của chuột, ve..
*Nguyên tác khi ngiên cứu nơi có NDTN
-Tập trung nghiên cứu
+Đại hình, nguồn sống của động vật sung quanh đó
+Các lào ve, côn trùng hút máu , sự biến động số lượng của chúng
+Khu hệ động vật dã sinh làm vật nuôi dưỡng ve, côn trùng
+Ngiên cứu vật mang bệnh. Vật tích trưc, đường tuân hoàn của vật
+Ngiên cứu về sinh thái học của đv dã sinh
+Ngiên cứu những phương pháp cơ bản để phòng bệnh cho xung quanh khu dân cư ở vĩnh
viễn…
4. Ý nghĩa của học thuyết
- Học thuyết đã nghiên cứu rõ bản chất của bệnh có tính chất NDTN là bệnh muốn truyền được
phải có vật gieo truyền từ đó đề ra biện pháp phòng trừ thích hợp
- Học thuyết đã giải quyết một vấn đề lý luận là nguồn gốc bệnh tật của người và súc vật là do
bệnh từ NDTN → phương pháp nghiên cứu mới là phòng những bệnh có tính chất NDTN đang
có nguy cơ trở thành bệnh xã hội
- Ý nghĩa thực tế: bất cứ một khu vực thiên nhiên nào dù không an toàn về dịch bệnh nhưng có
nguồn gốc về kinh tế thì vẫn có thể đưa người và gia súc đến khai thác nguồn lợi thiên nhiên sau
khi đã nghiên cứu kỹ phương pháp phòng bệnh
Câu 15. Học thuyết diệt trừ căn bệnh của K.I.Skrjabin - Các biện pháp phòng trừ bệnh
KST ( phòng trừ tổng hợp)?
Trả lời:
1.Nội dung của học thuyết: Ap dụng cho các bệnh giun sán, cũng có thể áp dụng cho bệnh KST
a.Nội dung chủ yếu của học thuyết là: dự phòng có tính chủ động
-Dùng tất cả các biện pháp vật lý, hóa học , vi sinh vật học để tiêu diệt KST trên cơ thể ký chủ ,
tiêu diệt KST ngoai giới, tiêu diệt KST ở tất cả các giai đoạnh phát dục, sinh sản và trưởng thành

của chúng gồm trứng, ấu trùng, KST trưởng thành trên cả người và gia súc
*Về điều tri : Là diệt KST trong cơ thể con vật, trừ con vật mang KST, trừ những con mang
mầm bệnh gieo rắc nên đối với con vật mắc bệnh KST ta cần điều trị.Còn các con vật mang mầm
bệnh (KCTG) thì ta phải đề phòng. Khi tẩy giun ta nên tẩy vào time gian sán chưa trưởng thành ,
chưa kịp đẻ trứng

Đinh Công Trưởng K55 – TYD


Email:


-Con vật ốm khỏi bệnh, nhưng ngoai cản ko bị xâm nhiễm mầm bệnh, tránh mầm bệnh vào các
con khác
-Sau khi tẩy cần diệt sạch giun sán và trứng của nó tránh mầm bệnh phân tán
-Chân đoán đúng bệnh và dùng thuốc đặc hiệu để trị.
-Dịnh kỳ cho tẩy giun sán, chống tái nhiễm
-Điều trị toàn đàn khi trong đàn có con nhiễm bệnh tránh lây nhễm toàn đàn
-Cần có kế hoạch tẩy định kỳ cho toàn đàn dựa vào lịch sử phát dục và mức độ của bệnh
-Cho vật Ăn uống sạch, đầy đủ chất dinh dưỡng
-Định kỳ vệ sinh chuồng trại, tổng tẩy uế, vệ sinh thân thể
-Sử dụng, khai thác hợp lý, chăn nuôi đúng mật độ
 Muốn thực hiện tốt kế hoạch tiêu diệt nguyên nhân bệnh thì ta cần nghiên cứu toàn diện về
hình thái, ssinh thái, đia lý phân bố, khu hệ thực vật, lịch sử phát dục của ký sinh trùng , dịch tễ
học của bênh kst, các biện pháp điều trị và phòng
2. Nguyên tắc chung về phòng trị bệnh giun sán
*Biện pháp thực tế gồm:
-Diệt KST ở động vật làm cho đv khỏ mạnh và ngăn ngừa ngoại cảnh không bị ôi nhiễm
-Diệt KST ở ngoại cảnh giúp đề phòng cho động vật không nhiễm bệnh gồm : Diệt KST ở phân,
diệt bằng phương pháp sinh vật học ở nơi chăn nuôi. Vệ sinh nơi ăn uống

*Các biện pháp
a. Diệt KST ở động vật
-Ta cần chân đoán chính xác bệnh để lựa chọn thuốc cho phù hợp
-Xác định những nới cần diệt KST . Ở những nơi phải thực hiện biện pháp phòng ngừa chung dù
gia súc mắc bệnh ít cũng phải tiến hành diệt trung trên quy mô rộng
-Phải căn cứ vào chu kỳ phát dục của kst , điều kiện chăn nuôi chăm sóc con vật . nên diệt KST
khi chưa trưởng thành
-Cần chú ý đến thời gian điều trị bệnh để có hiệu quả
-Tôn trọng quy tắc phòng bệnh chung, cần theo dõi con vật đang điều trị từ 3-5 ngày. Sau khi
điều trị xong cần nuôi ở nhũng nới ko bị nhiễm trùng, tiêu độc phân bằng cách ủ nóng sinh vật
- Xác định hiệu lực tẩy trừ: cần xác định số gia súc đã đc điều trị , só giun sán bị tẩy trừ để có kế
hoạch tẩy trừ tốt hơn
b.Diệt trừ ở phân bằng phương pháp ủ nóng sinh vật
-Phần lớn mầm bệnh của giun sán đều đc thải ra ngoài theo phân. Muôn diệt mâm bệnh giun sán
ta cần ủ phân , nhưng khi ủ phân ta làm thể nào để tiêu diệt đc mầm bệnh nhưng cũng ko làm
giảm thấp chất lượng của phân đối với sản phẩm nông nghiệp
- Mầm bênh giunn sán có sức chống đỡ mạnh với thuốc hóa học, làm khoochir làm ngưng phát
triển của trứng giun sán nhưng ko tiêu diệt đc nên người ta lợi dụng hoạt động của vsv để tiêu
độc phân bằng phương pháp ủ nóng vi sinh vật. Cách tiến hành như sau
+Phân được đưa tới chỗ chứa, chát thành đống nhỏ, để phân hơi xốp để khi khí có thể lưu thông
vào
+sau khoảng 1 tuần khi đó nhiệt độ trong phân có thể tăng lên 50 – 70 độ C, khi đó đại đa số các
VSV đã bị diệt . Lúc đó t nén chặt phân lại.
+Sau khoảng gần 1 tháng trứng và ấu trùng giun sán trong phân ngựa, lợn, cừu.. đều bẹ chết
*Chú ý: với phân trâu bò lượng nước cao nên nhiệt độc chỉ lên tới 19 độ , nên khi ủ ta cấn ủ
phân với là xanh và vôi bột, xung quanh đống phân dùng bùn đất chát kín và ủ với tỉ lệ như sau:
+Phân gia súc : 1000kg
Đinh Công Trưởng K55 – TYD



Email:


+Lá xanh băm nhỏ: 200kg
+Vôi bột : 50kg
Các thành phần trên xếp thành lớp
-Khi vận chuyển phân ko để rơi vãi phân, dụng cụ chứa phân ko dùng để đựng hay lấy thức ăn,
sau khi lấy xong cần tiêu độc
-Noi ủ phân phải bằng phẳng và cố hàng rào xung quanh , đào rãnh sâu để tránh đọng nươc. Trên
bề mạt đất trc khi ủ caand trải 1 lớp cây khô, sau đó 1 lớp lá xanh, sau đó cho phân và rác vôi
bột. Bên ngoài chát kín. Nhưng để 1 lỗ nhỏ trên ngọn đống phân để tưới nước khi cần
c.Diệt KST tự động bằng phương pháp VSV học.
-Đối với những ký sinh trùng không có ký chủ trung gian áp dụng cách chăn dắt luân phiên có
thể tiêu diệt được
-Ví dụ: Dictyoycanux filarial ở dê. Khi ấu trùng đc thải ra từ vật chủ cần 6 ngày để phát triển
đến giai đoạn gây nhiễm  nên bãi chăn cần phân chia để tránh ăn phải ấu trùng gây nhiễm. Khi
ấu trùng tồn tại bên ngoài đc 1 năm thì 1 năm sau mới cho dê quay lại bãi chăn, trong time đó ta
có thể chăn thả các loai gia súc khác ko bị nhiễm Dictyoycanux filarial
d. Tổ chức vệ sinh nơi uống nước
Không cho súc vật uống nước ao hồ tù hãm. Nơi uống nước cần phải đc vệ sinh sạch sẽ . không
nên đào hố phân hay chon xác động vật chết quanh bờ ao,, bờ sông. Đường vào sông hồ ko đc
lấy lội , đc rò kín đáo
-Nếu dùng nước giếng thì nơi đào giếng cần xa mả xúc vật chết…. (Tự chém)
*Ấu trùng ở trong KCTG, KCBS:
-Tạo điều kiện bất lợi không cho KCTG, KCBS sinh sống. VD: bãi chăn không để vũng nước,
định kỳ xử lý vôi, các chất sát trùng trên bãi chăn
-Tiêu diệt KCTG : dùng các thuốc trị ốc, nuôi các loài động vật ăn ký chủ trung gian
Câu 16. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng (nguyên lý, cách tiến hành, ưu
nhược điểm, phạm vi ứng dụng)
Trả lời

1. Chẩn đoán giun sán với sức vật sống: có thể dựa vào
-Dựa vào dẫn liệu về dịch tễ học, triệu chứng lầm sàng nhưng khó phân biệt và ít chính xác
- Chẩn đoán bằng miễn dịch
a.Tìm giun sán trưởng thành :
*Nguyên lý: có nhiều loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa, đốt sán hoặc giun sán trưởng thành
đôi khi theo phân ra ngoài . Ta có thê tìm giun sán trên đó
*dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, đĩa thủy tinh, giấy trắng, kính hiển vi
*Cách tiến hành: lấy phân cho vào cốc thủy tinh, cho vào 1 lượng nước sạch gấp 5-10 lân thể
tích của phân, dùng đũa thủy tinh khuấy đều sau đó để yên từ 5-10 phuát cho phân lắng xuống,
rồi đổ nươc trên đi, sau đó lại tiếp tục cho nước vào , cứ thế vài lần cho đến khi nươc trong, cặn
phía dưới sạch, bỏ lớp nước trên đi. Lấy căn cho vào đĩa thủy tinh. 1 nửa của đĩa đạt trên giấy
đen, nửa kia đặt trên giấy trắng để tim giun sán ,đốt sán.. dùng ống hút nhỏ hay bút lông để lấy
rồi kiểm tra trên kính hiển vi xác định giun
b.Xét nghiệm phân tìm trứng và ấu trùng giun sán
*Phương pháp trực tiếp
-Dụng cụ: Cốc thủy tinh ( có thể dùng cốc nhựa), Đũa thủy tinh, phiến kính. Kính hiển vi , Panh
-Nguyên lý:
-Tiến hành thí ngiệm: có 2 cách
Đinh Công Trưởng K55 – TYD


Email:


+Cách 1: Lấy 1 phiến kính vô trùng, sau đó nhỏ 1 giọt glycerin 50%. Sau đó dùng Panh lấy mẫu
phân cần xét ngiệm to bằng hạt đỗ, cho lên phiến kính trộn đều với giọt glycerin 50%. Đã cho
trên phiến kính, sau đó gạt cặn bã sang 2 bên đầu phiến kính , dàn mỏng dd, úp lá kính lên rồi
mang đi soi trên kính hiển vi để tìm trứng giun sán. Soi trên vật mính 10 ta cũng đã có thể nhìn
thấy trứng giun sán
+Cách 2: Ta có thể lấy từ 2 -3 g phân cho vào cốc thủy tinh, sau đó cho thêm vào cốc 1 lượng

nước gấp 3 lần lượng phân rồi dùng đũa thủy tinh khuấy mạnh tạo dòng xoáy trong cốc rồi rút
đũa thủy tinh ra sao cho trên đũa còn 1 giọt đ phân bám trên đó. Ta cho giọt dd đó lên phiến
kính, đạy lá kính rồi mang lên kính hiển vi soi
- Ưu điểm: Đơn giản, cho kết quả nhanh, ít tốn kém , tìm được tất cả các loại trứng giun sán
- Nhược điểm: độ chính xác thấp, khi con vật nhiễm nhẹ ta cần làm 5-10 tiêu bản mới có thể phát
hiện
- Ứng dụng: chẩn đoán được trứng của các loại sán lá, sán dây, giun tròn, đốt sán dây
*Phương pháp Fülleborn
-Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tih( có thể dùng cốc nhựa), lưới lọc, vòng vớt bằng thép, phiến
kính, kính hiển vi, panh
-Hóa chất : dd nước muối báo hòa
- Nguyên lý: lợi dụng tỉ trọng của 1 số đ nước muỗi báo hòa ( NaCl, dd Sodium hyposulfite) lớn
hơn tỉ trọng của trứng giun sán , làm cho chũng nồi lên trên
-Tiến hành thí nghiệm: dùng Panh ta lấy khoảng 5-10 gam phân cho vào cốc thủy tinh + 1 ít dd
nước muối bão hòa, Sau đó dùng đũa thủy tinh nghiền, dằm nát phân ra. Rồi cho thêm vào đó 50
– 100ml nước muỗi bão hòa vào cốc và khuấy đều. Đổ dd vào cốc khác qua lưới lọc để loại trừ
căn bã. Sau đó đổ dd vào bình tam giác đến phần tiết diện nhỏ nhất của miệng bình, để yên bình
trong time từ 25 – 30 phút trứng sẽ nổi lên . Dùng vòng vớt bằng thép vớt trên bề mặt của dd
phù nổi để lên phiến kính, đạy lá kính lên rồi mang soi dưới kính hiển vi để tìm trứng giun sán
+Chú y: muốn nâng cáo hiệu quả của pp này ta có thể thay nước muỗi báo hòa bằng dd khác có
tỉ trọng lớn hơn như : dd Sodium hyposulfite, dd sodium nitrat…
- Ưu điểm: hiệu quả tốt, đc sử dụng rộng rãi vì chẩn đoán trứng các loại giun tròn và sán dây,
noãn nang đơn bào
- Nhược điểm: không tìm được trứng của sán lá , giun đầu gai, đốt sán dây….
* Phương pháp Darling
-Dụng cụ: Panh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giá lọc, vòng vớt bằng thép, phiến kính, kính hiển
vi, máy quay li tâm
-Hóa chất : dd nước muỗi bão hào
- Nguyên lý: lợi dụng tỉ trọng của 1 số dd nước muỗi báo hòa ( NaCl, dd Sodium hyposulfite) lớn
hơn tỉ trọng của trứng giun sán , làm cho chũng nồi lên trên kết hợp với lực ly tâm với ục địch

tập trung được nhiều giun sán hơn
-Tiến hành thí nghiệm:
+b1:Dùng panh lấy 3-5 gam phân cho vào cốc thủy tinh + 18 -20 ml nước lã sau đó nghiền, dằm
nát. Sau đó đổ dd vào cốc khác qua giá lọc và đổ phần cặn bã tren giá lọc đi và giữ lại phần dd.
+b2: ta cho phần dd đã lọc vào ống ly tâm, sau đó quay li tâm trong time 1-2 phút với tốc độ là
3000 vòng / phút, khi đó tỉ trọng của trứng nặng hơn tỉ trọng của nước lã sẽ chìm xuống dưới,
sau đó đổ phần dd phía trên đi, giữ lại phần cặn cho vào ống ly tâm có chứa dd nước muối bão
hòa dùng đũa thủy tinh khuấy đều sau đó lại mang ly tâm 1 lần nữa trong 1-2 phút tốc độ 3000
vòng / phút. Khi đó trứng nhẹ hơn dd phù nổi sẽ nổi lên trên bề mặt.
Đinh Công Trưởng K55 – TYD


Email:


+b3: Dùng vòng vớt vớt phần váng bên trên bề mặt của dd dàn đều trên phiến kính, đạy lá kính
lại mang lên kính hiển vi soi tìm trứng giun sán
- Ưu điểm: độ chính xác cao hơn phương pháp Fülleborn , có thể tìm thấy nhiều trứng giun tròn
hơn
- Nhược điểm: không tìm được trứng của sán lá , giun đầu gai, đốt sán dây….,
* Phương pháp Cherbovich
-Dụng cụ: : Panh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giá lọc, vòng vớt bằng thép, phiến kính, kính hiển
vi, máy quay li tâm
-Hóa chất: tùy vào mục đích chẩn đoán mà dùng hóa chất khác nhau. ( Nếu tìm giun đầu gai thì
dùng Sodium hyposulfite…)
- Nguyên lý: lợi dụng tỉ trọng của 1 số dd nước muỗi báo hòa dùng Na2SO4 bh hoặc MgSO4 bh,
ZnSO4 bh ) lớn hơn tỉ trọng của trứng giun sán , làm cho chũng nồi lên trên kết hợp với lực ly
tâm với ục địch tập trung được nhiều giun sán hơn
-Tiến hành thí nghiệm:
+b1:Dùng panh lấy 3-5 gam phân cho vào cốc thủy tinh + 18 -20 ml nước lã sau đó nghiền, dằm

nát. Sau đó đổ dd vào cốc khác qua giá lọc và đổ phần cặn bã tren giá lọc đi và giữ lại phần dd.
+b2: ta cho phần dd đã lọc vào ống ly tâm, sau đó quay li tâm trong time 1-2 phút với tốc độ là
3000 vòng / phút, khi đó tỉ trọng của trứng nặng hơn tỉ trọng của nước lã sẽ chìm xuống dưới,
sau đó đổ phần dd phía trên đi, giữ lại phần cặn cho vào ống ly tâm có chứa dd nước muối bão
hòa dùng đũa thủy tinh khuấy đều sau đó lại mang ly tâm 1 lần nữa trong 1-2 phút tốc độ 3000
vòng / phút. Khi đó trứng nhẹ hơn dd phù nổi sẽ nổi lên trên bề mặt.
+b3: Dùng vòng vớt vớt phần váng bên trên bề mặt của dd dàn đều trên phiến kính, đạy lá kính
lại mang lên kính hiển vi soi tìm trứng giun sán
- Ưu điểm : tốt hơn 2 phương pháp Fülleborn, Darling , có thể tìm thấy trứng giun đầu gai, trứng
giun phổi lợn, các laoij trứng giun tron, sán dây ngựa, trứng sán lá ….
-Nhược điểm : Kinh phí cao
*Phương pháp lắng cặn : phương pháp nổi lắng cặn, phương pháp gạn rửa sa lắng
** Phương pháp gạn rửa sa lắng
-Dụng cụ: Panh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giá lọc, vòng vớt bằng thép, phiến kính, kính hiển
vi
-Hóa chất : nước bình thường
-Nguyên lý : lợi dụng sự chênh lệch tỉ trọng giữa nước lã or các dd khác có tỉ trọng nhẹ hơn trứng
giun sán, sau khi sử lý trứng giun sán nạng sẽ chìm xuống phía dưới
-Mục đích: dùng để tìm các loại trứng giun sán có tỉ trọng lớn hơn nước lã hay dd khác
-Tiến hành thí ngiệm: Dùng panh lấy 1 lượng phân nhỏ bằng quả bóng bàn rồi cho vào cốc + ít
nước, dùng đũa thủy tinh ngiềm, dằm nát . Sau đó cho thể 1 thể tích nước vào gần đầy cốc khuấy
mạnh cho phân tan đều với nước rồi lọc qua giá lọc vào 1 cốc thủy tinh khác và bỏ phần cặn bã
trên giá lọc đi. Để dd sau khi đã lọc qua giá lọc yên tính trong 10 – 15 phút sau để cặn lắng
xuống đáy. Rrồi ta đổ từ từ phần nước phía trên đi giữ lại phần cặn, rồi lại đổ thêm nước vào
phần cặn đó lại để yên 10 – 15 phút cho căn lắng xuống. Cứ làm như thế nhiều lần cho tới khi
nước trong suốt , đổ nước đi và cho căn vào đĩa lòng mang soi trên kính hiển vi và tìm trứng giun
sán
Đinh Công Trưởng K55 – TYD



Email:


- Ưu điểm: tìm đc hầu hết trứng sán lá ( trừ trứng sán lá sinh sản gia cầm), đốt sán dây…
- Nhược điểm: không chẩn đoán được trứng giun tròn, trứng sán dây, nõa nang đơn bào cũng
không tìm thấy
c.Phương pháp kiểm tra ấu trùng
*Phương pháp Baerman
-Dụng cụ: dụng cụ lấy phân, phễu và đầu phễu nối với 1 ống cao su, đầu kia ống cao su nối với
ống nghiệm, giá để phếu, giá lọc, kính hiển vi, đĩa lồng
-Hóa chất : nước nóng 37 – 38 độ C
-Nguyên lý : Lợi dụng sự hoạt động mạnh của ấu trùng ở trong nước nóng 37 – 38 độ C làm ấu
trùng chiu ra khỏi phân
-Tiến hành: lấy 5 – 10 gam phân ( nên lấy ở trực tràng )cho vào giá lọc đặt trên phễu, sau đó dổ
nước ấm nhiệt độ 37-38 độ C từ từ theo cạnh phễu tới khi nào nào ngập phân, sau đó để yên sau
1 tiếng đồng hồ ấu trùng bò ra khỏi phân lắng xuống đáy ống nghiệm. Ta đổ phần nước bên tren
ống nghiệm đi, lấy phần cặn trong ống nghiệm đổ vào đĩa lồng mang soi trên kính hiển vi và tìm
ấu trùng giun sán
-Chú ý: ta có thể lấy phàn dd căn ở đáy ống nghiệm mang ly tâm rồi lấy căn soi kính sẽ tìm thấy
nhiều ấu trùng giun sán hơn
-Ưu điểm: Tìm đc ấu trùng trên đối tượng gia súc thải ra phân nhão và nhiều
*Phương pháp Vaida
-Dụng cụ: đĩa lồng, dụng cụ lấy phân, kính hiển vi,Panh
-Hóa chất : nước nóng 37-38 đội c
-Nguyên lý : Lợi dụng sự hoạt động mạnh của ấu trùng ở trong nước nóng 37 – 38 độ C làm ấu
trùng chiu ra khỏi phân
-Tiến hành:Dùng panh lấy vài viên phân cho vào đĩa lồng, sau đó đổ nước nóng 37-38 độ C cho
ngập phân, sau 30 – 40 phút thì bỏ phân ra và mang họp lồng soi xem có ấu trùng hay ko?
-Ưu điểm và ứng dụng: dùng để chẩn đoán các bệnh giun tròn, ở đường hô hấp của các loài động
vật thải phân tròn, khô như cừu, dê….

* Phương pháp nuôi ấu trùng
- Ứng dụng: phân biệt những loại ấu trùng có hình thái giống nhau mà khi kiểm tra trứng ko thể
phân biệt được  nuôi ấu trùng cảm nhiễm và căn cứ vào hình thía để phân biệt
-Dụng cụ: đĩa lồng, panh, đũa thủy tinh, tủ ấm ở 25 -30 độ C. pipet, kính hiển vi
-Tiến hành : Dùng panh lấy phân cho vào đĩa lồng, , nếu phân khô thì cho thêm 1 ít nước rồi trộn
đều sau đó vun thành hình chóp (đỉnh của chóp vùa hay chạm tới nắp trên hộp đĩa lồng) . sau đó
cho vào tủ ấm ở 25 -30 độ C, giữ cho phân luôn ở nhiệt độ ổn định, cách 2 ngày cho thêm nước,
nuôi trong 7 ngày thì trứng nở thành ấu trùng và tập trung trên các giọt nước bốc hơi trên nắp đĩa
lồng. Sau đó dùng pipiet hút các giọt nước đó cho lên phiến kính và mang soi ở trên kính hiển vi
và xem ấu trùng di chuyển và xác định ấu trùng
VD: Ấu trùng giun phổi động vật nhai lại (Dictyocaulus viviparus, D. Filaria)
d. Phương pháp đếm trứng Stole
-Mục đích : dùng để dánh giá mức độ cảm nhiễm, đánh giá đc hiệu quả của 1 số loại thuốc diệt
giun sán. Nhưng không thể chính xác tuyệt đối vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tô khác như: phân
đặc hay lỏng, số lượng trứng, số lượng giun cái, loại ký sinh đó là trường thành hay âu strung, kỹ
thuật đếm trứng , đã uống thuốc hay chưa uống thuốc… Ngoài ra còn dùng để đếm số lượng
trứng có trên 1g phân của đối tượng cần xét nghiệm.
-Dụng cụ: Bình đông có chia vạch , bi thủy tinh, hay các viên sỏi, đũa thuỷ tinh, pipet, phiến
kính, kính hiển vi
Đinh Công Trưởng K55 – TYD


Email:


-Hóa chất : nước, dd NaOH 0,1 N.
-Tiến hành : Lấy bình đong có chia vạch 100ml , cho vào bình 56 ml dd NaOH 0,1 N, sau đó
dùng panh lấy phân của đối tượng cần xét nghiệm cho từ từ vào bình cho tới khi dd lên tới vạch
60ml thì dừng lại. Dùng đũa thủy tinh khuấy lát phân trong dd, Sau đó cho vào bình thêm vài
viên sỏi or bi thủy tinh, lắc đều rồi dừng lại đột ngột . Dùng pipet hút 0,15ml nhỏ lên phiến kính

sạch đậy lá kính rồi mang đi soi trên kính hiển vi. Và ta đếm tất cả số trứng có trong 0.15 ml dd
đó
-Chú ý: Ta sẽ có tổng số trứng trong 1ml phân đc tính = Số trứng đếm đc nhân với 100
e. Phương pháp đếm trứng Mc Master
- Phương pháp định lượng: xác định số lượng trứng trong 1g phân
- Mục đích: Đếm số lượng trứng trong 1g phân của đối tượng cần xét nghiệm
-Dụng cụ: Bình đong có cha vạch, đũa thủy tinh, panh, sỏi or bi thủy tinh, pipet, buồng đếm Mc
Master
-Cấu tạo buồng đêm Mc Master : Buồng đếm gồm 2 lam kính, cách nhau 1,5mm. Có 2 buồng
đếm gồm 6 ô, kích thước mỗi buồng là 1cm nhân 1cm ở mặt trên
-Hóa chất: dd Nacl bão hòa
-Tiến hành: Dùng panh lấy khoảng 2 gam phân khô cho vào bình đong có chia vạch + 58ml đ
Nacl bão hòa. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều dd sau đó cho vài viên sỏi vào lắc đều, sau đó dùng
pipet hút bơm vào buồng đếm Mc Master 0,15ml. Để sau khoảng 2 phút, trứng đc đầy lên buồng
đếm, ta đi đếm tất cả số trứng giun sán trong cả 2 buồng đếm
- Công thức tính: X = A x 100
- Trong đó: X là số trứng có trong 1g phân , A là số trứng có trong 0.3ml phân
B. CHẨN ĐOÁN ĐỐI VỚI GIA SÚC ĐÃ CHẾT
1. Phương pháp mổ khám toàn diện của K.I. Skrjabin
- Mục đích: tìm mọi loài giun sán ký sinh ở mọi khí quan trong cơ thể
- Ứng dụng: Dùng để điều tra khu hệ giun sán ký sinh ở đv của 1 vùng hay 1 nước nào đó
-Dụng cụ: kìm kẹp, panh, kéo, dao phẫu thuật, hộp lồng, sô chậu, kinh hiển vi, kính lup, phiến
kính, họp lồng
-Nguyên tắc: khi mổ khám cần cần căn cứ vào đặc điểm của từng loài đv mà có các phương pháp
mổ khám khác nhau
*ví dụ mổ khám đv có vũ và gia cầm: gồm 5 bước
-Bước 1: Kiểm tra bên ngoài xác chết ta dùng kìm kẹp kiểm tra cóc lỗ tự nhiên , vết trầy sước ở
các nơi da mỏng.
-Bước 2 : có thể lôt da, xem kỹ các tổ chức dưới da, và tìm KST dưới da
-Bước 3:Mổ khám các khoang để tìm KST, Sau đó kiểm tra các xoang lớn trong cơ thể( xoang

ngực, xoang bụng), lấy nước trong các xoang này cho vào bình mang đi kiểm tra , kiểm tra óc,
bóc mắt ra để kiểm tra, kiểm tra cả dịch trong mắt, dịch trong các khớp xương, ở xoang mặt,
kiểm tra lưỡi môi,
-Bước 4: Mổ khám phân lập các khí quan riêng rẽ, nhưng ko làm rối loạn các khí quan,và các
động mạch, tĩnh mạch lớn.
+Cơ quan tiêu hóa: buộc chặt các bộ phận của cơ quan tiêu hóa rồi bóc tách ra cho vào chậu or
thùng riêng
++Thực quản: dùng kéo cát dọc đường tiêu hóa sau đó kiểm tra kỹ niêm mạc thấy chõ nào trầy
sước, sưng, có mủ thì kiểm tra kỹ chỗ đó. Sau đó dùng tay gạt toàn bộ niêm mạc thực quản cho
lên phiến kính, rồi ép giữa 2 phiến kính trong suốt cho lên kính hiển vi kiềm tra và tìm ginun sán.

Đinh Công Trưởng K55 – TYD


Email:


++ Dạ day : ta cắt dọc theo đường cong của dan dày, lấy hết chất cạn bã và nước rủa dạ dày cho
vào thùng, rồi dùng đũa khuấy sau đó đợi cho lắn cặn rồi đổ phần nước trên đi và giữ lại phần
cặn rồi lại cho nươc vào rồi lại khuấy rồi lại để lắng cặn rồi lại đổ nước trên đi, cứ làm thế khi
nào nước trong thì đổ nước trên đi lấy cặn mang đi soi kính tìm giun sán
++Ruột non, ruột già và manh tràng: Dùng dao rạch theo đường cong của ruột đối diện với màng
treo ruột, dùn keo phân làm đôi rồi dùng phương pháp gạn rửa sa lắng lấy các chất chứa của mỗi
mộ phận mang đi kiểm tra và dùng tay gát toàn bộ niêm mạc của từng bộ phân ép kính mang
kiểm tra tìm giun sán
++Gan, tuyến tụy: Tách mật mang kiểm riêng ( dùng gạn rửa sang lắng kim tra dịch mật), còn
gan thì bóp nát và cũng dùng gạn rủa sa lắng tìm giun sán . Tyến tụy cũng làm như gan
++Cơ quan hô hấp: dùng kéo cắt hầu, khí – thực quản, sau đó cạo niêm dịch ép kính rồi mang soi
tìm giun sán, còn phổi thì bóp nát dùng pp gạn rửa sa lắng rồi kiểm tra tìm giun sán
++Cơ quan bài tiết: Thận cắt làm đôi dùng mắt thường có thể kiểm tra đc, sao đó nạo vét bể

thận, lấy tổ chức thận ép kính mang kiểm tra. Ông dẫn nước tiểu và bàng quang thì cát dọc theo
đường ống sao đó dùng phương pháp gạn rửa sa lắng để kiểm tra, dùng tay gạt toàn bộ niêm mạc
cho ép kính mang kiểm tra
++Các cơ: dùng phương pháp tiêu cơ hay ép cơ để kiểm tra
+Với dạ dày 4 túi của đv nhai lịa thì sử lý và kiểm tra từng túi
-Ưu điểm: Phương pháp này là chính xác nhất và có thể tìm thấy tất cả các giun sán ở mọi khí
quan, tôt chức trong cơ thể động vật mà các phương pháp chẩn đoán súc vật sống không tìm thấy
đc.
2. Phương pháp mổ khám toàn diện đối với một khí quan
- Mục đích: tìm mọi loài giun sán ký sinh ở một khí quan nào đó trong cơ thể
- Ứng dụng: xác định chính xác các loại giun sán ở từng hệ cơ quan
3. Phương pháp mổ khám không (phi) toàn diện
Ung dung: tìm 1 loài giun sán nào đó ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể và đc sử dụng trong
mổ khms bệnh tích nhằm phát hiện các laoij giun sán hay ấu trùng có kích thước lớn mà bằng
mắt thường có thể nhìn thấy đc và biết đc tỉ lện và cường độ nhiễm một loại giun sán nào đó
Câu 17. Đại cương về sán lá?
1.Đặc điểm hình thái, vòng đời và phân loại
a.Đặc điểm hình thía cấu tạo
*Hình thái:
+Sán lá thuộc lớp Trematoda, ngành Nemathelminthes
+Sán la dẹp theo hướng lưng bụng, hình lá, có khi lại là hình trụ (sán lá dạ cỏ Paramphistomatidae), hay hình chop, hình long máng (sán máng – Schistosoma sp)
*Mầu sắc: Sán lá có mầu hồng, mầu xám hoặc mầu trắng ngà
*Cấu tạo bên ngoài:
-Bên ngoài thân ngắn hoặc phủ gai, vẩy và mang giác bám
-Sán lá thường có 2 giác bám là giác miệng và giác bụng. Trong đó:
+ Giác miệng thưởng ở phía trước dung để bám và hút chất dinh dưỡng đi nôi cơ thể. Đáy giác
miệng là lỗ miệng thông với hệ thống tiêu hóa
+ Giac bụng thường ở giữa bụng hay ở tận cùng của sán( paramphistomatala) và chỉ dung để
bám. Mọt số sán không có giác bụng, hoặc có giác bám thứ 3
-Giác sinh dục. Lỗ sinh dục ở cạnh giác bụng và lỗ bài tiết ở cạnh thân sán

Đinh Công Trưởng K55 – TYD


Email:


- Kích thước: thay đổi tùy theo loài
+ chiều dài của sán từ 01mm 150mm, có sán dài tới 1m ( Nemathobothrium)
-Cấu trúc lớp vở ngoài thân sán là lớp màng che phủ
- Dưới kính hiển vi là lớp hợp bào, ko nhân,nối liền với tế bào nằm dưới màng đáy, xen giữa
màng che phủ và dưới màng đáy là nhứng bó cơ vòng và cơ dọc  tạ thanh túi bì cơ và chứa các
khí quan bên trong
* Cấu tạo bên trong:
-Hệ tiêu hóa : Kém phát triển
+ Gồ lỗ miệng ( ở đáy giác miệng) thông với hầu
+Sau hầu là thực quản nối với ruột. Ruột phân thành 2 nhánh nằm đối xứng 2 bên và bịt kín ở
cuối nên gọi là manh tràng
+ Một số loài thì manh trang ngắn lại ở phần cuối hoặc tiêu giảm đi 1 nhánh or hoàn toàn. Manh
tràng có hình ống hoặc uốn cong gấp khúc có khi lại phân nhánh và nằm dọc đối xứng 2 bên
+ Sán sống bằng niêm dịch, dưỡng chất or hút máu ký chủ. Sản phẩm trao đổi chất được nhu
động ngược lên trên và đổ ra ngoài qua lỗ miệng.
-Hệ bài tiết: Kém phát triển
+ Là mạng lưới phức tạp Gồm những ống nhỏ ,phân bố đối xứng ở 2 bên thân , đầu mạng lưới là
các tế bào hình sao rải rác khắp các mô bào, mỗi tế bào hình sao lại nối vớ ống dẫn , thông với
ống dẫn chung sau đó dc đổ ra2 ống chính 2 bênh thân. 2 ống chính 2 bên tân hợp thành túi bài
tiết ở cuối than và thông ra ngoài qua lỗ bài tiết
-Hệ tuần hoàn và hô hấp : tiêu giảm
-Hệ thần kinh : kém phát triển.
+Gồm 2 hạch não nằm 2 bên hầu, nối với nhau bằng vòng dây thần kinh
+ Vòng thần inh ở vùng đầu từ hạch não có 3 đôi day thần kinh ( Đôi bụng, đôi lưng và đôi bên)

đi về trước và sau thân sán
+ Giua những đô thần kinh nối với nhau bằng dây nhỏ
- Hệ sinh dục: lưỡng tính (riêng sán máng là đơn tính) , phát triển mạnh
+ Cơ quan sinh dục đực: Gồm 2 tinh hoàn to, hình khối hay tròn hay bầu dục, có khi phân thùy
hoặc phân nhánh.
++ Vị trí tinh hoàn khác nhau tùy loại
++ Mỗi tinh hoàn thông với 1 ống dẫn tinh riêng, những ống này hợp lại thành ống chung thông
với tíu sinh dục. Phần ống dẫn tinh chung nằm trong túi sinh dục đc kitin hóa gọi là Cirrus, xung
quanh Cirrus có tuyến tiền liệt bao bọc. Phần này thông ra ngoài thông qua lỗ sinh dục ở bụng
sán dung để giao phối.
+ Cơ quan sinh dục cái: gồm
++Ổ trứng (túi trứng) : thông với tử cung, thường nhỏ hơn tinh hoàn, hình trứng và là nơi trừng
và tinh trùng gặp nhau và thụ tinh
++ Tuyến Mehlis: Tiết chất nhờn làm trơn tử cung, giúp trứng và tinh trùng gặp nhau dễ dàng
Giúp trứng gắn lại với nhau thành chùm
++ Buồng trứng : hình khối tròn, hoặc phân thùy có khi chia nhánh
++ Túi chứa tinh : hình ống chứa tinh dịch dự trữ
++ Tuyến noãn hoang: chia thành hai nhánh, phân nhánh hoặc hình chùm, tiết ra chất dinh
dưỡng để nuôi trứng
++ Tủ cung: là ống dẫn uốn khúc chứa đầy trứng đã thụ tinh và hình ống, rất dài, một đầu nối
với túi trứng , 1 đầu thông với bên ngoài qua lỗ sinh dục cái nằm ở mặt bụng

Đinh Công Trưởng K55 – TYD


Email:


+ +Ông Laurers: hình ống, ngắn thông ra mặt lưng sau của sán , giữ vai trò như âm đạo khi giao
phối và thải noãn hoang thừa từ ỏ trứng ra bên ngoài.

+Lỗ sinh dục đực và lỗ sinh dục cái nằm ở cạnh nhau và thường ở trước giác bụng, có khi lại ở
hản về phía đầu sán.
+Sán lá giao phối bằng 2 cách: tự thụ tinh và thụ tinh chéo.
+ Trứng sán lá: có hình trứng hoặc hình bầu dục, kích thước lớn, màu sắc phụ thuộc nơi ký sinh,
giữa phình rộng thon dần về hai đầu và 1 đầu có nắp bên trong chứa nhiều phôi bào, hình thái
cách sắp xếp phôi bào thì tuỳ từng sán. Vỏ trứng gồm 4 lớp: lớp ngoài cùng rất mỏng không mầu,
lớp thứ 2 có mầu nâu sẫm hoặc vàng(phụ thuộc vào nơi ký sinh). Lớp thứ 3 mòng , dính chặt với
lớp 4. Ba lớp ngoài có tác dụng bảo vệ trứng về mặc co học, lớp 4 bảo vệ trứng về, mặt hóa học.
2 . Vòng đời của sán lá: Sán lá thường ký sinh ở súc vật nuôi, vòng đời phát triển tùy thuộc và
ký chủ
- Sán trưởng thành ký sinh ở ký chủ cuối cùng( gia súc, gia cầm, người và những động vật có
xương sống khác. Khi ở KCCC sán lá sinh sản hữu tính và thải trứng đã thụ tinh ra bên ngoài
-Khi trưởng thành sinh dục sán thụ tinh và đẻ trứng.Gặp điều kiện thuận lợi (Ph, nhiêt độ, độ ẩm
thích hợp) phôi trong trứng phát triển thành Miracidium.
-Khi có ảnh sáng thuận lợi, Miracidium thoát vỏ và bơi trong nước, có hình tam giác, có mắt và
nhiều long nhorbao phủ ngoài cơ thể. ấu trùng này có hoạt tính cao và hoạt động bên ngoài vài
ngày và tích cực tìm ký chủ trung gian để xâm nhập.
-Sau khi và đc ký chủ trung gian Miracidium rụng lông và biến thành Spotocyst ( có hình bao,
trong chứ nhiều tế bào) , sau 1 thời gian Spotocyst sinh sản vô tính cho ra nhiều Redia ( ấu trùng
này có lỗ miệng, hầu, tế bào mâm của ruột, và tế bào phôi). Redia tiếp tục sinh sản vô tính cho ra
nhiều Cercasia ( có giác miệng, giác bụng , hầ, thực quản, manh tràng và đuôi) Cercasia ra khỏi
ốc và tiếp tục bơi trong nước 1time và tiếp tục phát triển khác nhau tùy từng loài.
- Cercasia xâm nhập và KCCC theo 3 con đường
+ Cercasia xâm nhập qua da của KCCC
+ Cercasia rụng đuôi nhờ tuyến bài tiết dịch thể xung quanh thân và biến thành Adolescaria.
Adolescaria bám vào cây cỏ thủy sinh nếu súc vật nuốt phải  Adolescaria pát triển thành dạng
trưởng thành
+ Đối với những sán lá cần 2 ký chủ bổ sung thì Cercasia sau hình thành tiếp tục cui vào KCTG
thứ 2 (KCBS) và biến thành Metacercaria. Nếu Súc vật nuốt phải Metacercaria thì nó sẽ phát
triển thành dạng trưởng thành.

+ Ngoài ra có 1 số sán lá cần thêm ký chủ tích trữ , có 1 số sán lá còn ko có cả KCTG
+Sán lá trưởng thành ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể như: ống mật, dại dày, ruột, tuyens
tụy, mạch máu….. và 1 số khí quan khác trong cơ thể
3.Phân loại
-Trước đây chia lớp sán lá thành 2 lớp phụ là Monogenea và Digenea.
-Ngày nay chia thanh các lớp Trematoda. Cestoda, Turbellaria…
-Lớp sán 1 vật chủ gồm những sán lá có lỗ bài tiết ở mặt bụng, tử cung ngắn, chứa 1 trứng. Phát
triển trực tiếp
-Lơp sán lá Trematoda gồm những sán lá gồm 1 lỗ bài tiết ở phần cuối cơ thể, tử cúng chứa
nhiều trứng/ vòng đời phát triển hàu hết cần KCTG. Lớp sán này có nhiều bộ phụ và những đặc
điểm của bộ phụ có nhiều loài ky ssinh ở súc vật nuôi và người
+Bộ phụ Fasciolata gồm những sán lá có hình dạng khác nhau, kích thước thay đổi tùy loài, có
giác miệng và giác bụng, ruột gồm 2 nhánh, có khi phân nhiều nhánh nhỏ, có 2 tinh hoàn

Đinh Công Trưởng K55 – TYD


Email:


×