Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

BÀI GIẢNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.51 KB, 172 trang )

BÀI GIẢNG
BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y)
1
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA KÝ SINH TRÙNG THÚ Y
CHƯƠNG 1
Đại cương về môn học
1.1. Định nghĩa và nội dung môn học
1.1.1. Định nghĩa về hiện tượng ký sinh
Theo V.S. Erchov: “Hiện tượng ký sinh là mối quan hệ lẫn nhau phức tạp giữa hai
sinh vật, trong đó một sinh vật (ký sinh trùng) tạm thời hay thường xuyên cư trú trong cơ
thể sinh vật kia (ký chủ). Ký sinh trùng lấy dịch thể, tổ chức của ký chủ làm thức ăn,
đồng thời làm cho ký chủ bị tổn hại đến mức độ nào đó về mặt sinh vật học”.
Định nghĩa này nêu rõ mối quan hệ qua lại giữa 2 sinh vật (ký sinh trùng và ký
chủ), trong đó có mối quan hệ về không gian (cư trú tạm thời hay thường xuyên) quan hệ
về dinh dưỡng (ký sinh trùng lấy thể dịch, tổ chức của ký chủ và thức ăn đã tiêu hóa sẵn
của ký chủ), tác hại của ký sinh trùng (do quá trình phát triển sinh vật học của nó, do
những sản phẩm mà nó tiết ra). Định nghĩa này cũng đồng thời vạch ra mục đích, phương
pháp nghiên cứu và hoạt động của khoa ký sinh trùng học.
1.1.2. Nội dung môn học
Khoa học nghiên cứu về ký sinh trùng và các bệnh do ký sinh trùng gây ra gọi là
ký sinh trùng học.
Ký sinh trùng học chia thành 2 bộ phận cơ bản:
1.2.1.1. Ký sinh trùng học thực vật
Ký sinh trùng học thực vật nghiên cứu ký sinh trùng thuộc giới thực vật và bệnh
do chúng gây ra cho thực vật và động vật. Ký sinh trùng thực vật gồm: vi khuẩn, virus, nấm.
1.2.1.2. Ký sinh trùng học động vật
Ký sinh trùng học động vật nghiên cứu ký sinh trùng thuộc giới động vật và những
bệnh do chúng gây ra cho động vật và thực vật. Ký sinh trùng động vật gồm: giun sán,
nguyên trùng (nguyên sinh động vật đơn bào ký sinh), tiết túc (côn trùng), bệnh do chúng


gây ra gọi là bệnh ký sinh trùng (bệnh xâm nhiễm).
Ký sinh trùng học động vật lại chia thành: ký sinh trùng y học, ký sinh trùng thú y
học nông nghiệp. Rất nhiều ký sinh trùng là chung cho người và vật nuôi. Vì vậy mà ký
sinh trùng y học và thú y học có nhiều phần quan hệ mật thiết.
Nghiên cứu ký sinh trùng động vật là tìm hiểu hình thái, sinh lý, sinh thái, lịch sử
phát dục, sự phân bố địa lý của chúng và vị trí của chúng trong hệ thống động vật học.
Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi là nghiên cứu tác động của ký sinh trùng
đối với cơ thể ký chủ, các phương pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh. Mục đích là bảo vệ
vật nuôi để phát triển chăn nuôi, đồng thời bảo vệ cho người tránh các bệnh do súc vật
truyền sang.
2
1.2. Ký sinh trùng và ký chủ
1.2.1. Ký sinh trùng
1.2.1.1. Định nghĩa
Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang sống, chiếm các
chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển.
Ví dụ: Sán lá gan (Fasciola gigantica và F.hepatica) ký sinh ở ống dẫn mật trâu,
bò. Như vậy theo khái niệm trên thì sán lá gan là ký sinh trùng.
1.2.1.2. Phân loại ký sinh trùng
Ký sinh trùng có nhiều vị trí ký sinh có những đặc điểm sống khác nhau do vậy
mà có thể phân loại ký sinh trùng theo một số căn cứ sau:
a. Theo nguồn gốc của ký sinh trùng
Chia làm hai loại:
- Ký sinh trùng động vật: Là những ký sinh trùng có nguồn gốc từ động vật và nó
có thể ký sinh trên động vật và thực vật.
Ví dụ: Một số loài giun tròn ký sinh trên cơ thể động vật và thực vật.
- Ký sinh trùng thực vật: Là những ký sinh trùng có nguồn gốc từ thực vật và nó
có thể ký sinh trên động vật và thực vật.
Ví dụ: Nấm ký sinh trên cơ thể thực vật và động vật.
b. Theo chỗ cư trú của ký sinh trùng

Chia làm 2 loại:
- Nội ký sinh trùng: Là những ký sinh trùng ký sinh ở bên trong cơ thể.
Ví dụ: Các loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa, ký sinh trùng đường máu (tiên
mao trùng, lê dạng trùng….).
- Ngoại ký sinh trùng: Là những ký sinh trùng ký sinh trên bề mặt của cơ thể.
Ví dụ: Ve, ghẻ ký sinh trên bề mặt cơ thể trâu, bò.
c. Theo cách sống của ký sinh trùng
Chia thành 3 loại:
- Ký sinh trùng bắt buộc: Là những ký sinh trùng bắt buộc phải sống ký sinh vào
cơ thể ký chủ, nếu không có cơ thể ký chủ thì nó sẽ chết.
Ví dụ: Giun, sán ký sinh trong đường tiêu hóa, ký sinh trùng đường máu…
- Ký sinh trùng tùy nghi: Là những ký sinh trùng có thể sống ký sinh và có lúc có
thể sống tự do ở ngoại cảnh.
Ví dụ: Muỗi, ruồi trâu, mòng….
- Ký sinh trùng ngẫu nhiên: Là những ký sinh trùng có thể sống tự do lâu dài ở
ngoài ngoại cảnh nhưng nó cũng có thể sống ký sinh nếu ngẫu nhiên gặp cơ thể ký chủ.
d. Theo đời sống ký sinh
Chia làm hai loại:
3
- Ký sinh trùng vĩnh viễn: Là những ký sinh trùng cả đời sống ký sinh trên cơ thể
ký chủ.
K.I. Skrjabin và R.S.Schutz (1940) đã chia các ký sinh trùng này thành hai nhóm
cơ bản theo đặc điểm quan hệ với môi trường bên ngoài.
+ Ký sinh trùng cố định: Tất cả các giai đoạn phát triển của ký sinh trùng đều hoàn
thành trong cơ thể ký chủ.
Ví dụ: Giun xoắn Trichinella spiralis không bao giờ gặp nó ở ngoài cơ thể và chỉ
truyền trực tiếp khi có con vật khác ăn vật mang ký sinh trùng (cả giai đoạn trưởng thành
và ấu trùng đều sống trên cơ thể ký chủ).
+ Ký sinh trùng định kỳ: Một số giai đoạn phát triển nhất định phải hoàn thành ở
môi trường bên ngoài.

Ví dụ: Giun đũa lợn Ascaris suum giai đoạn trưởng thành ký sinh ở ruột non của
lợn và sau khi giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài ngoại cảnh và tiếp tục phát
triển ở ngoại cảnh cho đến khi thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh.
+ Ký sinh trùng tạm thời: Những ký sinh trùng này phát triển từ trứng đến giai
đoạn đoạn trưởng thành đều ở ngoài ngoại cảnh, chúng xâm nhập vào ký chủ cốt là để lấy
thức ăn, sau khi ăn nó lại rời ký chủ và tìm đến ký chủ khi đói.
Ví dụ: Muỗi, ruồi, mòng…
e. Theo bản chất của ký sinh trùng
Chia thành hai loại:
- Ký sinh trùng chuyên loại: Là những ký sinh trùng chỉ ký sinh ở một loài hoặc
một vài loài ký chủ gần giống nhau về phương diện động vật học.
Ví dụ: Giun đũa bê, nghé chỉ ký sinh ở bê, nghé. Vì vậy giun đũa bê, nghé là ký
sinh trùng chuyên loại.
- Ký sinh trùng phiếm loại: Là những ký sinh trùng có thể sống ký sinh trên nhiều
loài ký chủ khác nhau.
Ví dụ: Muỗi, tiên mao trùng….có thể sống ký sinh ở nhiều ký chủ như trâu, bò,
dê, cừu, chó…
1.2.2. Ký chủ (vật chủ)
1.2.2.1. Định nghĩa
Ký chủ là những sinh vật đang sống bị ký sinh trùng sống nhờ tạm thời hay lâu dài
và bị chiếm đoạt chất dinh dưỡng.
Ví dụ: Lợn là ký chủ của giun đũa lợn.
1.2.1.2. Phân loại ký chủ
Căn cứ vào đặc tính phát dục và thích ứng của ký sinh trùng đối với đời sống ký
sinh, có thể phân ký chủ thành những loại sau:
4
- Ký chủ cuối cùng: Là những sinh vật để ký sinh trùng sống nhờ và phát dục đến
lúc thành thục về giới tính.
Ví dụ: Trâu bò là ký chủ cuối cùng của sán lá gan.
- Ký chủ trung gian: Là những sinh vật để cho ký sinh trùng sống nhờ và phát dục

trong giai đoạn là ấu trùng.
Ví dụ: Lợn là ký chủ trung gian của sán dây Taenia solium. Ốc Limnaea là ký chủ
trung gian của sán lá gan.
- Ký chủ trung gian bổ sung: Có những loài ký sinh trùng trong quá trình phát
triển, ấu trùng đã qua giai đoạn ở ký chủ trung gian thứ nhất nhưng vẫn chưa đạt tới giai
đoạn là ấu trùng có sức gây bệnh cho ký chủ cuối cùng, vì vậy nó cần một ký chủ trung
gian thứ hai để hoàn thành sự phát triển của ấu trùng. Ký chủ trung gian thứ hai này gọi
là ký chủ trung gian bổ sung.
Ví dụ: Sán lá cơ quan sinh sản gia cầm cần ký chủ trung gian thứ nhất là ốc nước
ngọt và ký chủ trung gian thứ hai là ấu trùng chuồn chuồn. Như vậy ấu trùng chuồn
chuồn là ký chủ trung gian bổ sung.
- Ký chủ chuyên tính: Là ký chủ được ký sinh trùng chọn lọc một cách chặt chẽ để
sống ký sinh.
Ví dụ: Ngựa là ký chủ chuyên tính của giun đũa bê, nghé.
- Ký chủ dự trữ: Là những sinh vật không thích hợp với ký sinh trùng nhưng nó
vẫn cho ký sinh trùng sống nhờ một thời gian để chờ gặp ký chủ cuối cùng thích hợp.
Ví dụ: Giun Symgamus trachchea ký sinh ở khí quản gà có ký chủ dự trữ là con gián.
- Ký chủ đường cùng: Là những sinh vật hoàn toàn không thích hợp với ký sinh
trùng. Vì vậy, ký sinh trùng vào sinh vật đó chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, sau đó bị
chết do không gặp được ký chủ cuối cùng thích hợp.
Ví dụ: Giun xoăn Strongyloidae ký sinh ở ngựa: Ngựa nuốt phải ấu trùng giun
xoăn ở ngoại cảnh thì ấu trùng vào đường tiêu hóa của ngựa và phát triển thành giun
trưởng thành. Ấu trùng này xâm nhập qua da của người thì nó nằm ngay dưới da gây
ngứa ngáy, nhưng nó chỉ tồn tại được 1, 2 ngày rồi chết do không thích nghi. Như vậy
người là ký chủ đường cùng của giun xoăn ngựa.
1.3. Đặc điểm của ký sinh trùng
1.3.1. Những đặc điểm về hình thái và kích thước
1.3.1.1. Đặc điểm hình thái
- Ký sinh trùng có hình thái rất đa dạng và phong phú. Tùy theo từng loài mà ký
sinh trùng có hình thái riêng.

+ Đối với nhóm sán lá: Đa số thân dẹp và có hình lá. Tùy theo từng loài mà có
màu sắc khác nhau: màu đỏ nâu, hồng, đỏ hồng, đỏ máu, xám nhạt.
5
+ Đối với nhóm sán dây: Thân dẹp và có hình dải băng, cơ thể phân đốt. Màu sắc
của sán dây tương đối đồng nhất: màu trắng ngà, trắng, vàng nhạt.
+ Đối với nhóm giun tròn: Có hình sợi chỉ, hình thoi, tròn. Màu sắc, trắng ngà,
vàng nhạt.
+ Đối với động vật chân đốt (động vật tiết túc): Có nhiều hình dạng khác nhau. Có
chân, chân phân đốt, cánh, vòi hút.
+ Đối với đơn bào: Cơ thể chỉ có một tế bào, có hình thái đơn giản, phải quan sát
bằng kính hiển vi.
- Các loài trong cùng một giống cũng có hình thái khác nhau.
Ví dụ: Fasciola hepatica khác F.gigantica (có “vai” và không có “vai”).
- Cùng một loài, nhưng ở giai đoạn phát triển khác nhau thì hình thái cũng khác
nhau. Sự khác nhau này nhiều khi đến mức khó có thể nhận ra chúng là một loài.
Ví dụ: Ruồi, muỗi trưởng thành có chân và cánh nhưng khi là ấu trùng (giòi, bọ
gậy) thì không có chân và cánh.
1.3.1.2. Đặc điểm về kích thước
Ký sinh trùng có kích thước rất khác nhau, có loài có kích thước rất nhỏ, có những
loài có kích thước rất lớn.
Ví dụ: Sán dây Moniezia dài 4 – 5m. Đơn bào ký sinh có kích thước rất nhỏ,
không thể quan sát thấy bằng mắt thường.
Ngay một ký sinh trùng trong quá trình sống cũng có sự thay đổi rất nhiều về kích
thước. Ví dụ: Sán lá, sán dây, giun tròn trưởng thành có kích thước lớn nhưng khi là ấu
trùng thì rất nhỏ, phải dùng kính hiển vi mới quan sát được.
Ký sinh trùng có thể trong một thời gian ngắn của đời sống ký sinh cũng có thay
đổi lớn về kích thước. Ví dụ: Ve ký sinh sau khi hút máu có kích thước tăng lên 50 lần so
với trước khi hút máu.
Đặc điểm kích thước của ký sinh trùng khác vi khuẩn ở chỗ: Về kích thước, vi
khuẩn tương đối thuần nhất (đều phải dùng kính hiển vi mới quan sát được), còn ký sinh

trùng thì tùy loại, tùy từng giai đoạn có thể thấy được bằng mắt thường hoặc kính hiển vi.
1.3.2. Những đặc điểm về cấu tạo cơ quan của ký sinh trùng
* Ký sinh trùng có sự thoái hóa, tiêu giảm những cơ quan không cần thiết cho đời sống
ký sinh
- Đối với sán lá: Tiêu giảm bớt cơ quan tiêu hóa nên hệ tiêu hóa của chúng rất đơn
giản và không có hậu môn. Không có hệ tuần hoàn và hô hấp. Hệ thần kinh và bài tiết
của chúng cũng rất đơn giản.
- Đối với sán dây: Không có hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn. Hệ thần kinh và bài
tiết có cấu tạo rất đơn giản.
6
- Đối với giun tròn, sán lá, sán dây: Không có cơ quan vận động, không có hệ tuần
hoàn, hô hấp và tiêu hóa.
- Đối với động vật đơn bào: Nhiều loài không có cơ quan vận động, không có hệ
tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa.
Kết luận:
- Để thích hợp với đời sống ký sinh, ký sinh trùng đã có sự thoái hóa, tiêu giảm
các cơ quan không cần thiết. Sống trong cơ thể ký chủ, ký sinh trùng đã có đầy đủ chất
dinh dưỡng để có thể tiêu hóa, hấp thu dễ dàng. Mặt khác, nhiều loài ký sinh trùng sống
yếm khí trong ký chủ. Đó là các nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá, tiêu giảm nói trên.
- Sự thoái hóa, tiêu giảm các cơ quan không cần thiết cho đời sống ký sinh xảy ra
ở hầu hết các nội ký sinh trùng (rất rõ rệt), còn đối với ngoại ký sinh trùng thì điều này
không rõ.
* Ký sinh trùng tạo ra và hoàn thiện các cơ quan mới cần thiết cho đời sống ký sinh
- Ký sinh trùng có cơ quan phân tích (phân tích quan), nhờ đó mà nó có thể định
hướng để tìm đến ký chủ và vị trí ký sinh thích hợp.
Ví dụ: Giun đũa lợn: ở gioai đoạn ấu trùng có sự di hành đến các cơ quan: gan,
phổi, ruột nhờ có phân tích quan. Nhờ phân tích quan mà muỗi tìm được ký chủ khi đói.
- Ký sinh trùng tạo ra và hoàn thiện những cơ quan bám hút: Giun sán có giác bám
(2 - 4 giác bám), rãnh bám (2 rãnh bám), môi, móc bám, gai. Ngoại ký sinh trùng: có vòi
hút, chân có móng bám.

Nhờ có cơ quan bám hút này mà ký sinh trùng có thể bám chắc vào vị trí ký sinh
và chiếm đoạt chất dinh dưỡng dễ dàng.
- Ký sinh trùng phát triển cơ quan vận động để tìm đến ký chủ : chân, cánh. Điều
này thường gặp ở ngoại ký sinh trùng.
- Có một số loài ký sinh trùng còn có khả năng tiết ra chất chống đông máu để lấy
máu ký chủ được dễ dàng. Ví dụ: Đỉa, vắt, muỗi, giun xoăn dạ múi khế, giun móc.
- Có một số loài tiết ra chất làm mềm da để chích, hút. Ví dụ: muỗi.
- Ký sinh trùng hoàn thiện bộ phận đặc biệt ở cơ quan sinh dục để giúp cho việc
sinh sản được dễ dàng hơn.
Ví dụ: Muỗi phải giao phối trong khi bay nên cơ quan sinh dục của muỗi đực
ngoài bộ phận dương vật còn có càng bám để giữ chắc muỗi cái. Muỗi cái vì số lần gặp
muỗi đực rất ít nên nó có túi chứa và dưỡng tinh để thụ tinh cho những lứa trứng nối tiếp nhau.
Kết luận:
- Sự tạo ra và hoàn thiện những cơ quan cần thiết cho đời sống là một đặc điểm
quan trọng của ký sinh trùng và thấy rõ hơn ở ngoại ký sinh trùng.
- Sự tạo ra và hoàn thiện những cơ quan cần thiết cho đời sống ký sinh cũng là kết
quả của quá trình tiến hóa lâu dài của ký sinh trùng để thích hợp với đời sống ký sinh.
7
1.3.3. Đặc điểm về hình thức sinh sản của ký sinh trùng
* Ký sinh trùng có nhiều hình thức sinh sản phong phú
- Sinh sản vô tính: Là hình thức sinh sản đơn giản nhất. Đây là hình thức sinh sản
không có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Có các hình thức
sinh sản vô tính như sau:
+ Sinh sản theo hình thức trực phân: Là hình thức sinh sản từ một tế bào phân chia
tạo ra hai tế bào con và hai tế bào con này giống hệt tế bào mẹ nhưng nhỏ hơn mẹ về kích
thước, sau đó tiếp tục lớn lên thành dạng trưởng thành. Với hình thức sinh sản này thì số
lượng tế bào sẽ tăng lên theo cấp số nhân.
Ví dụ: Tiên mao trùng Trypanosoma sinh sản theo hình thức trực phân và nó phân
chia theo chiều dọc. Lê dạng trùng Piroplasma ký sinh trong hồng cầu: Từ một tế bào mẹ
phân chia thành hai tế bào con.

+ Sinh sản theo hình thức liệt phân: Từ một tế bào mẹ phân chia tạo thành nhiều tế
bào con. Với hình thức sinh sản này, số lượng ký sinh trùng sẽ tăng lên gấp bội.
Ví dụ: Cầu trùng Eimeria sinh sản trong tế bào biểu mô ruột.
+ Sinh sản theo hình thức đâm chồi, nảy mầm: thường thấy ở nấm ký sinh.
+ Sinh sản theo hình thức sinh nha bào: thường thấy ở vi khuẩn.
- Sinh sản hữu tính: Là hình thức sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực
và tế bào sinh dục cái. Có hai trường hợp sinh sản hữu tính:
+ Đối với những cơ thể đơn tính: Là hình thức sinh sản cần phải có con đực và con
cái giao phối với nhau. Ví dụ: Giun tròn, muỗi, ve, bét…
+ Đối với những cơ thể lưỡng tính: Do có bộ dục sinh dục đực và cái nên ký sinh
trùng có thể tự do giao phối hoặc có thể giao phối chéo giữa hai cá thể.
Ví dụ: Sán lá Trematoda, sán dây Cestoda tự giao phối hoặc giao phối chéo với nhau.
Kết quả của quá trình sinh sản hữu tính:
+ Đẻ ra trứng có phôi bào. Ví dụ: Giun đũa, giun tóc, …
+ Đẻ ra trứng có ấu trùng. Ví dụ: Giun phổi lợn, giun lươn, …
+ Ký sinh trùng đẻ ra ấu trùng. Ví dụ: Giun xoắn (giun bao).
- Sinh sản theo hình thức phôi tự sinh: Là hình thức sinh sản của các ấu trùng hay
nói cách khác ấu trùng có khả năng sinh sản. Bản chất của quá trình sinh sản này là hình
thức sinh sản vô tính.
Ví dụ: Ấu trùng của sán lá gan có thể sinh sản theo hình thức phôi tự sinh ở trong
ốc nước ngọt – KCTG.
* Ký sinh trùng sinh sản nhanh nhiều và rất dễ dàng
Ví dụ: 1 giun đũa lợn có thể đẻ ra 200.000 trứng/ngày đêm.
1 giun xoăn dạ dày tuyến của gà đẻ: 10.000 – 15.000 trứng/ngày đêm.
1 giun xoăn dạ múi khế ở gia súc nhai lại đẻ 5.000 – 10.000 trứng/ngày đêm.
8
1 sán lá gan trâu, bò đẻ hàng chục vạn trứng/năm.
Từ các đặc điểm trên, chúng ta thấy ký sinh trùng sinh sản rất nhiều, sự ô nhiễm
mầm bệnh ký sinh trùng trong tự nhiên là rất lớn. Do đó, bệnh ký sinh trùng rất phổ biến
ở gia súc, gia cầm và có những bệnh sẽ gây nhiễm sang người ảnh hưởng tới sức khỏe

con người.
1.3.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng
1.3.4.1. Đặc điểm môi trường sống
Để sống và phát triển, ký sinh trùng cần có môi trường sống thích hợp về nhiệt độ,
độ ẩm, đất đai, độ cao cách mặt biển….Mức độ thích hợp có thể co giãn, có những biên
độ nhất định.
a. Các loại môi trường sống
Có thể phân biệt các loại môi trường sống của ký sinh trùng như sau:
- Môi trường sống tối thuận: Là môi trường mà ở đó ký sinh trùng có những điều
kiện thuận lợi nhất, tốt nhất để sống và phát triển.
- Môi trường sống tối thiểu: Là môi trường mà ở đó ký sinh trùng có những điều
kiện thấp nhất để duy trì sự sống, nếu điều kiện sống thấp hơn thì ký sinh trùng không thể
sống nổi.
Ví dụ: Ấu trùng Miracidium của sán lá gan sống ở môi trường tự nhiên có nhiệt độ
thích hợp nhất là 22 – 23
0
C, nhiệt độ tối thiểu để nó tồn tại là 15
0
C hoặc trên 30
0
C thì ấu
trùng này không thể sống nổi.
b. Ảnh hưởng của môi trường sống đến ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng
Môi trường tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố: khí hậu, thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, ánh
sáng), đất đai sông hồ, độ cao cách mặt biển. Môi trường tự nhiên không thể không có
những biến động, thời tiết luôn thay đổi, các chất luôn chuyển hóa. Những thay đổi thiên
nhiên còn có những thay đổi do con người tác động (Ví dụ: Con người phát quang cây
cỏ, khơi thông cống rãnh…). Những thay đổi này có tác động rõ rệt đến ký sinh trùng và
tạo nên sự biến động của ký sinh trùng theo môi trường. Cũng vì vậy mà có sự phát triển
của ký sinh trùng theo mùa. Ví dụ: Ở Việt Nam ruồi, muỗi phát triển chủ yếu từ tháng 4

đến tháng 9 là những tháng nóng ẩm; còn bọ chét lại phát triển chủ yếu từ tháng 10 đến
tháng 4 là những tháng mát lạnh và khô ráo.
Nếu môi trường không có những thay đổi đáng kể thì sự biến động của ký sinh
trùng không rõ rệt.
Nói chung, yếu tố môi trường không những quyết định sự có mặt của 1 ký sinh
trùng nào đó mà còn quyết định mức độ, khả năng hoạt động và lan tràn của ký sinh trùng.
Ví dụ: Sán lá trong nhiều giai đoạn sống (khi là ấu trùng) cần phải có môi trường
nước để sống. Vì vậy những vùng hoàn toàn khô cạn thì không có sán lá và bệnh sán.
Những vùng ít nước có ít bệnh, những vùng nước nhiều thì bệnh sán lá phát triển.
9
c. Tính thích nghi của ký sinh trùng với môi trường sống
Yếu tố môi trường tuy có tác động lớn đến toàn bộ sự sống, sự hoạt động của ký
sinh trùng nhưng cần phải xét đến sự thích nghi của ký sinh trùng đối với môi trường.
Qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, ký sinh trùng dần dần hình thành sự thích nghi với
môi trường sống không hoàn toàn thích hợp. Sự thích hợp này dựa vào đặc tính biến dị và
di truyền của sinh vật có thể tạo thành những kiểu sống mới cho ký sinh trùng.
Nhìn chung, ký sinh trùng có thể thích nghi với hoàn cảnh môi trường. Nếu sự
thích nghi đó được tiến hành qua nhiều thế hệ thì có thể trở thành bản chất sinh thái
của môi trường.
Những yếu tố phụ thuộc của ký sinh trùng đối với môi trường cần quan niệm là
những yếu tố động của hiện tượng sống. Yếu tố này luôn thay đổi chứ không phải là bất
di bất dịch. Do đó việc cải tạo môi trường là hết sức cần thiết để khống chế ký sinh trùng.
Nhưng mặt khác, vì quá trình khống chế là một quá trình kéo dài song song với quá trình
cải tạo môi trường, nên cũng cần phải tính đến ký sinh trùng có thể thích nghi và từ đó
cần có những đối phó kịp thời với sự thích nghi mới của ký sinh trùng. Nói cách khác, sự
đối phó với ký sinh trùng bằng biện pháp cải tạo môi trường phải thường xuyên kịp thời
và lâu dài để phá vỡ những quy luật sẵn có của ký sinh trùng với môi trường sống.
Yếu tố môi trường tuy là yếu tố quyết định nhưng không phải là duy nhất vì đặc
điểm sống của ký sinh trùng còn phụ thuộc vào chu kỳ của bản thân nó, phụ thuộc vào yếu
tố ký chủ.

1.3.4.2. Yếu tố chu kỳ của ký sinh trùng (vòng đời)
a. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng là gì?
Là toàn bộ quá trình phát triển, thay đổi qua những giai đoạn khác nhau của đời
sống ký sinh trùng kể từ khi là mầm sinh vật đầu tiên cho đến khi sản sinh ra mầm sinh
vật mới, tạo ra một thế hệ mới gọi là chu kỳ.
Ví dụ: Chu kỳ phát triển của muỗi:
Muỗi trưởng thành (cái) Trứng
Ấu trùng
(bọ gậy)
Quan niệm về chu kỳ phải là không gián đoạn như là một đường tròn không có
điểm mở đầu và không có điểm kết thúc. Do quan niệm này nên mới có danh từ “chu kỳ”
(chu nghĩa là vòng tròn) hoặc “vòng đời”. Khi nới đến chu kỳ của một ký sinh trùng nào
đó ta có thể mô tả từ giai đoạn nào cũng được. Nhưng do thói quen trình tự mà người ta
thường mô tả chu kỳ bắt đầu từ mầm sinh vật đầu tiên.
b. Các kiểu phát triển của ký sinh trùng
Có 3 kiểu:
- Kiểu chu kỳ hoàn toàn thực hiện ở ngoài ngoại cảnh.
10
Ví dụ: Chu kỳ phát triển của muỗi, mòng, ruồi,…
- Kiểu chu kỳ hoàn toàn thực hiện trên cơ thể ký chủ.
Ví dụ: Chu kỳ phát triển của ghẻ, chấy, rận, giun xoắn,…
- Kiểu chu kỳ có giai đoạn thực hiện trên cơ thể ký chủ, có giai đoạn thực hiện ở
ngoại cảnh.
Ví dụ: Chu kỳ phát triển của giun đũa Ascaris Suum, sán lá, sán dây có giai đoạn
thực hiện trên cơ thể ký chủ, có giai đoạn thực hiện ở ngoại cảnh.
Như vậy, có những ký sinh trùng có kiểu chu kỳ đơn giản, có những ký sinh trùng
có kiểu chu kỳ phức tạp. Tính đơn giản hoặc phức tạp của chu kỳ ảnh hưởng tới mức độ
phát triển của ký sinh trùng và liên quan đến mức độ phổ biến của bệnh ký sinh trùng đó
gây nên.
+ Với 2 kiểu chu kỳ phát triển hoàn toàn ở ngoại cảnh và hoàn toàn trên cơ thể ký

chủ thì ký sinh trùng dễ dàng hoàn thành vòng đời hơn vì chu kỳ đơn giản thì dễ thực
hiện, phải chịu tác động của ít yếu tố hơn. Vì vậy đối với các ký sinh trùng có kiểu chu
kỳ đơn giản thì khó khống chế, khó tác động vào các giai đoạn phát triển của chúng hơn.
+ Với kiểu chu kỳ phát triển có giai đoạn thực hiện trên cơ thể ký chủ, có giai
đoạn thực hiện ở ngoài ngoại cảnh thì là kiểu chu kỳ phức tạp hơn vì cần nhiều yếu tố
hơn (Ngoại cảnh và ký chủ). Do đó việc hoàn thành vòng đời khó khăn hơn nhưng con
người lại dễ tác động hơn.
Vì có nhiều kiểu chu kỳ nên biện pháp phá vỡ chu kỳ của ký sinh trùng cũng có
nhiều hình thức khác nhau: hoặc cắt đứt đường chu kỳ của ký sinh trùng từ ký chủ ra
ngoại cảnh, hoặc từ ngoại cảnh vào ký chủ, hoặc diệt ký sinh trùng ở ký chủ bằng cách
điều trị.
Chu kỳ có những quy luật nhất định, các giai đoạn phải tuần tự kế tiếp nhau nhưng
vì còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường nên thời gian chu kỳ không thể cố định được. Ở
điều kiện tối thuận, tốc độ hoàn thành chu kỳ sẽ nhanh hơn so với tốc độ ở môi trường
không thuận lợi.
Ví dụ: Ve Boophilus cần 1 – 1,5 tháng vào mùa nóng ẩm để hoàn thành chu kỳ,
còn vào mùa khô lạnh phải trên 3 tháng.
1.3.4.3. Yếu tố ký chủ
- Ký chủ là yếu tố không thể tách rời ký sinh trùng. Có 4 kiểu quan hệ giữa ký
sinh trùng và ký chủ:
+ Ký sinh trùng chỉ ở ký chủ và do tiếp xúc mà sang một ký chủ khác. Ví dụ: Ghẻ, rận.
+ Ký sinh trùng từ ký chủ nhất thiết phải ra ngoại cảnh rồi mới trở lại ký chủ mới.
Ví dụ: Giun đũa, giun tóc, giun kết hạt.
11
+ Ký sinh trùng sống ở ký chủ cuối cùng, thải mầm bệnh ra ngoại cảnh nhưng sau
đó phải qua thêm một giai đoạn ở một hoặc nhiều ký chủ trung gian rồi mới trở lại ký chủ
cuối cùng. Ví dụ: Sán lá gan, giun phổi lợn.
+ Ký sinh trùng ở ký chủ và từ ký chủ được đưa vào vật môi giới truyền bệnh, sau
đó vật môi giới này lại truyền ký sinh trùng vào một ký chủ khác. Ví dụ: Ký sinh trùng
đường máu, giun chỉ.

- Như vậy, ký sinh trùng gây bệnh không thể thiếu được yếu tố ký chủ (gồm có ký
chủ cuối cùng, ký chủ trung gian). Từ sự quan hệ khăng khít của ký sinh trùng với ký
chủ, chúng ta có thể rút ra những nhận xét sau:
+ Nếu thiếu ký chủ thì ký sinh trùng sẽ không hoàn thành được chu kỳ phát triển.
+ Nếu không có ký chủ thích hợp thì ký sinh trùng sẽ chết hoặc có trường hợp có
thể sống được một thời gian ngắn và gây một số tác hại.
- Khả năng ký sinh trùng sống ở ký chủ không thích hợp gây nên những trường
hợp bệnh đặc biệt thường gọi là những bệnh do ký sinh trùng lạc chủ.
Ký sinh trùng sau khi vào ký chủ phải tìm vị trí thích hợp để ký sinh. Mỗi ký sinh
trùng có vị trí ký sinh nhất định trong cơ thể. Vị trí này có thể có những thay đổi. Những
trường hợp này được gọi là ký sinh trùng lạc chỗ (hoặc ký sinh trùng di cư). Hiện tượng
di cư này xảy ra chủ yếu là do ký sinh trùng thay đổi sinh thái hoặc do cơ thể ký chủ có
những thay đổi lý hóa tại chỗ ký sinh trùng ký sinh. Sự di cư của ký sinh trùng trong cơ
thể ký chủ gây nên những biến chứng trầm trọng của bệnh ký sinh trùng và có thể xảy ra
những triệu chứng rất bất thường. Ví dụ: Giun chui ống mật.
Trước khi ký sinh trùng cố định tại một vị trí, một số ký sinh trùng có hiện tượng
đi qua một số nơi trong cơ thể.
Sự chủ động đi qua các cơ quan, các mô để đến được nơi cư trú lâu dài được gọi là
sự di chuyển (K.I. Skrijiabin và A.M. Petrov, 1963).
+ Đường di chuyển mà trong đó giun sán đi qua hệ thống nội tạng vào gan qua tĩnh
mạch chủ và tìm vào vòng tiểu tuần hoàn, phổi rồi về ruột gọi là vòng di chuyển gan –
phổi – ruột.
+ Đường di chuyển mà trong đó giun sán đi từ ruột qua hệ bạch huyết, tuyến bạch
huyết rồi qua tĩnh mạch chủ, qua tim vào vòng tiểu tuần hoàn phổi và lại vào đường tiêu
hóa gọi là vòng di chuyển limphô – phổi – ruột.
+ Một trong số những kiểu di chuyển thường gặp đó là giun sán ngừng lại ở phổi,
sống trong cơ quan nhu mô hay trong đường hô hấp được gọi là vòng di chuyển limphô –
phổi.
+ Sự di chuyển theo đường limphô – phổi nhưng dừng lại ở tim hay động mạch
chủ gọi là vòng di chuyển limphô – tim.

12
+ Đôi khi sự di chyển của giun sán thực hiện không những chỉ ở vòng tiểu tuần
hoàn mà còn ở vòng đại tuần hoàn nữa. Sự di chuyển qua các tiểu và đại tuần hoàn được
gọi là di chuyển đại tuần hoàn và phụ thuộc vào giai đoạn đầu qua đường limphô hay qua
gan ta có thể gọi là vòng di chuyển gan – đại tuần hoàn hay limphô – đại tuần hoàn.
+ Sự di chuyển tự do trong cơ thể ký chủ được gọi là dạng di chuyển nội tạng –
toàn thân.
- Đường xâm nhập của ký sinh trùng vào cơ thể ký chủ thay đổi tùy loài ký sinh
trùng. Đa số giun sán xâm nhập qua đường tiêu hóa, một số xâm nhập qua da (giun chỉ,
sán máng). Một số ký sinh trùng có thể có nhiều đường xâm nhập. Ký sinh trùng có một
hoặc nhiều ký chủ thích hợp.
Những ký sinh trùng có thể lấy dinh dưỡng ở nhiều loài vật khác nhau là những ký
sinh trùng tạp thực. Tính tạp thực của một số ký sinh trùng làm cho một bệnh ký sinh
trùng có thể truyền từ súc vật sang người hoặc ngược lại từ người sang súc vật.
1.4. Ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và ký chủ
1.4.1. Tác động của ký sinh trùng đến ký chủ
Tác động này phụ thuộc vào độc lực của ký sinh trùng, sức chống đỡ của cơ thể ký
chủ, giai đoạn phát dục của ký sinh trùng, ảnh hưởng của các vật môi giới.
- Tác động cơ giới: Hầu hết các ký sinh trùng đều gây nên những biến loạn cơ giới
ngăn trở ít hay nhiều khí quan mà nó xâm nhập, hoặc làm tắc hoặc chèn ép và phá hoại
các tổ chức, hoặc làm thủng, làm rách hoặc hoặc do khí quan bám hút của ký sinh trùng
làm tróc niêm mạc, xuất huyết. Thường thấy gây viêm cấp tính, thứ cấp tính, mãn tính.
Do viêm dẫn tới sản sinh ra vỏ bằng tổ chức liên kết bọc lấy ký sinh trùng, lớp vỏ và ký
sinh trùng bọc bên trong sẽ chết đi biến thành vữa rồi thành vôi và tạo thành cái hạt.
- Tác động chiếm đoạt: Ký sinh trùng tự nuôi dưỡng bằng cách ăn tổ chức của ký
chủ, cướp một phần thức ăn của ký chủ đã tiêu hóa, hút máu ký chủ. Tác động này tiếp
diễn liên tục bởi rất nhiều ký sinh trùng gây nên tổn hại rất lớn cho ký chủ (thiếu máu,
gầy yếu).
- Tác động đầu độc: Ký sinh trùng đầu độc vật chủ bằng độc tố gồm:
+ Tất cả những sản phẩm của quá trình trao đổi chất của ký sinh trùng gây trúng

độc mãn tính cho súc vật. Ở giai đoạn ấu trùng tác dụng đầu độc mạnh hơn ở giai đoạn
ký sinh trùng trưởng thành.
+ Ký sinh trùng còn đầu độc bằng nội độc tố, ngoại độc tố do chính ký sinh trùng
tiết ra.
+ Độc tố còn bao gồm cả những tuyến có khả năng làm tan máu, hủy hoại mỡ, tế
bào vật chủ.
Tác động đầu độc được coi là gây hại nhất cho vật chủ. Ký chủ hấp thu phải chất
độc sinh ra những biến loạn khác nhau nhưng thường thấy nhất là biến loạn thần kinh (co
13
giật, bại liệt…) và tuần hoàn (gây dung huyết, bần huyết). Độc tố còn làm tê liệt các tế
bào thực bào của vật chủ. Thành phần của độc tố gồm những men để hủy hoại mô và
những chất kháng men có tác dụng trung hòa men của vật chủ để tiêu hóa ký sinh trùng.
Thành phần này làm cho vật chủ chậm lớn, gầy yếu.
- Tác động truyền bệnh: Một số loài tiết túc đốt súc vật làm cho con vật khó chịu,
viêm da nhưng không nguy hiểm mà cái nguy hiểm là chúng truyền những bệnh có thể
thành dịch lưu hành giết hại nhiều súc vật.
Ví dụ: Muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt vàng da ở người, ve truyền bệnh lê dạng
trùng, bọ chét truyền bệnh dịch hạch, ruồi Glossina truyền bệnh trùng roi, côn trùng hút
máu truyền bệnh nhiệt thán.
Trong quá trình di hành, ký sinh trùng non sẽ mang vi trùng hoặc virus từ vị trí
này đến vị trí khác, từ cơ quan này tới các cơ quan khác và gây nên viêm lan từ cơ quan
này đến cơ quan khác. Ký sinh trùng từ ngoại cảnh vào cơ thể ký chủ sẽ mang theo vi
trùng từ ngoài vào hoặc mang ký sinh trùng đơn bào vào cơ thể ký chủ.
Hậu quả: Gây ra bệnh khác (bệnh ký sinh trùng khác, bệnh truyền nhiễm….) ghép
với bệnh do chính bản thân ký sinh trùng gây ra.
1.4.2. Phản ứng của ký chủ đối với ký sinh trùng
Ký chủ có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của ký sinh trùng. Ví dụ:
Sán dây Bothriocephalus latus có thể dài hàng mấy mét ở người, trong khi chỉ dài 20 –
40 cm ở ruột mèo, tuy hình thái không thay đổi.
Cơ thể ký chủ phản ứng lại ký sinh trùng bằng 2 loại phản ứng: phản ứng tế bào và

phản ứng thể dịch.
* Phản ứng tế bào
- Các tế bào di động của ký chủ tấn công ký sinh trùng và có thể tiêu diệt chúng
bằng cơ năng thực bào. Nếu hiệu quả thực bào không đầy đủ thì sinh ra những phản ứng
tế bào. Phản ứng thường thấy nhất là viêm và tăng sinh bạch cầu Eosin.
- Phản ứng tăng sinh bạch cầu Eosin (bạch cầu ái toan): Đây là phản ứng thường
thấy trong các bệnh ký sinh trùng và nó biểu thị là số lượng bạch cầu ái toan tăng cao và
tăng cao gấp nhiều lần so với bình thường (đây chính là hiện tượng phòng vệ của cơ thể).
- Ngoài ra, còn có các phản ứng khác: tổ chức biến đổi, các mô bào nhiễm ký sinh
trùng thì tăng lên về kích thước hoặc phát triển quá mức gây thành những ung bao bọc và
giới hạn ký sinh trùng, không cho ký sinh trùng phát tán và gây tác hại.
* Phản ứng dịch thể
Là phản ứng của cơ thể sản sinh ra kháng thể để chống lại ký sinh trùng. Phản ứng
dịch thể xảy ra hai trường hợp:
- Làm cho cơ thể có tính miễn dịch đối với bệnh ký sinh trùng do kháng thể được
cơ thể tạo ra.
14
- Làm cho cơ thể rơi vào trạng thái quá mẫn: Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ
thể lần thứ nhất nó sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể, đồng thời ký sinh trùng sinh
ra độc tố quá mẫn (Anaphylatoxin). Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể lần thứ hai thì
kháng thể sản sinh ra và độc tố quá mẫn tăng cường lên và lúc này cơ thể sẽ bị phản ứng
sốc: huyết áp giảm, tim đập yếu, mạch chậm, khó thở….
1.4.3. Tính cảm thụ của súc vật đối với bệnh ký sinh trùng
Các cá thể khác nhau thì mức độ cảm nhiễm với bệnh ký sinh trùng khác nhau.
Tính cảm thụ của ký chủ với ký sinh trùng phụ thuộc vào yếu tố sau:
- Giống, loài: Có những giống cảm thụ ít hay nhiều với những ký sinh trùng nhất
định. Trong một vùng mà ký sinh trùng thường có, nó gây tác hại ít hơn là ở những vùng
mà trước đó chưa có. Hoặc những giống súc vật nhập nội cảm thụ với bệnh đã có ở địa
phương hơn so với các giống súc vật địa phương. Ví dụ: Bệnh lê dạng trùng.
- Tuổi và tính biệt:

+ Tuổi: Súc vật non bị bệnh ký sinh trùng đường ruột nhiều hơn súc vật trưởng
thành. Ví dụ: Bệnh giun đũa nói chung có tỷ lệ nhiễm giảm dần theo lứa tuổi. Nói chung
sức đề kháng của súc vật non kém hơn súc vật trưởng thành.
+ Tính biệt: Hầu như không có ảnh hưởng đến sự cảm nhiễm ký sinh trùng. Tuy
nhiên, một số loài gia súc tính biệt dường như có ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng.
Ví dụ: Dê cái nhiễm nhiều giun sán hơn dê đực.
- Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng thiếu thốn nhất là thiếu vitamin (A và C),
protein, chuồng chật chội, kém vệ sinh…là điều kiện thuận tiện cho sự phát sinh bệnh ký
sinh trùng. Thói quen ăn uống (ăn phân, ăn sống) giúp cho sự xâm nhập một số ký sinh
trùng. Mùa chăn ngoài đồng cỏ dài hay ngắn cũng ảnh hưởng đến cường độ nhiễm ký
sinh trùng.
Trái lại, dinh dưỡng đầy đủ có thể làm cho bệnh ký sinh trùng giảm, thậm chí bản
thân ký chủ có thể tống ký sinh trùng ra ngoài.
- Tình trạng sức khỏe: Súc vật khi đã hoặc đang mắc bệnh, khí hậu thời tiết lại
thay đổi thất thường, làm việc quá sức, bệnh ký sinh trùng dễ phát sinh. Khi có sức miễn
dịch tốt, sinh trưởng phát dục của ký sinh trùng bi hạn chế, đời sống của ký sinh trùng bị
rút ngắn.
1.5. Tính miễn dịch đối với ký sinh trùng
1.5.1. Những đặc điểm chung về tính miễn dịch đối với bệnh ký sinh trùng
Bệnh ký sinh trùng có miễn dịch, tuy nhiên miễn dịch đó chỉ có tính chất tương
đối không rõ rệt. Miễn dịch ký sinh trùng bao gồm:
- Miễn dịch tự nhiên: Là miễn dịch bẩm sinh đã có, nó được di truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác và do yếu tố giống loài quy định.
Ví dụ: Gia cầm không bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng ở trâu, bò và ngược lại.
15
- Miễn dịch tiếp thu (miễn dịch thu được): Là miễn dịch do động vật thu được
trong quá trình sống.
Đối với các bệnh ký sinh trùng thì miễn dịch tiếp thu không bao giờ tiến tới tiêu
diệt hoàn toàn ký sinh trùng. Trong trạng thái miễn dịch ấy, những hoạt động phòng ngự
của cơ thể ký chủ không cho ký sinh trùng phát triển, hình thành một thế thăng bằng giữa

ký sinh trùng và ký chủ. Miễn dịch tiếp thu gồm có hai loại:
+ Miễn dịch tiếp thu chủ động: Là miễn dịch thu được sau khi tiêm vacxin hoặc
sau khi bị bệnh khỏi. Đây là miễn dịch chủ động vì cơ thể ký chủ tự sinh ra kháng thể mà
không cần có kháng thể từ bên ngoài vào.
Ví dụ: Tiêm vacxin tiên mao trùng cho cơ thể trâu, bò thì cơ thể trâu, bò sản sinh
ra kháng thể kháng tiên mao trùng. Đó là miễn dịch tiếp thu chủ động.
+ Miễn dịch tiếp thu bị động: Là miễn dịch có được do cơ thể ký chủ thu nhận
kháng thể một cách bị động.
Ví dụ: Tiêm huyết thanh kháng tiên mao trùng vào cơ thể trâu, bò. Đó là miễn
dịch tiếp thu bị động.
Tuy nhiên, miễn dịch tiếp thu bị động do tiêm huyết thanh của con vật đã được
miễn dịch không có tác dụng thực tế trong các bệnh ký sinh trùng.
Sau khi dùng một số thuốc điều trị ký sinh trùng, sức miễn dịch còn duy trì một
thời gian nhất định là do thuốc còn tồn tại lâu trong cơ thể con vật. Ví dụ: Đối với sán lá
gan Fasciola, sức miễn dịch được 1,5 – 2 tháng, sán dây Moniezia được 1 – 1,5 tháng.
1.5.2. Kháng nguyên và kháng thể
Kháng nguyên của ký sinh trùng gồm bản thân nó và những sản phẩm mà nó bài
tiết ra. Ký chủ phản ứng lại tác động kích thích của ký sinh trùng (kháng nguyên) bằng
cách sản sinh kháng thể, đó là thành phần globulin trong huyết thanh của ký chủ.
Do sự phát triển và tác động của ký sinh trùng thường là thứ cấp tính hay mãn tính
nên tính miễn dịch đối với bệnh ký sinh trùng thường chỉ là tương đối. Kháng nguyên và
kháng thể có tính đặc hiệu: ký sinh trùng loại nào kích thích cơ thể sinh kháng thể loại
ấy, ký chủ sinh kháng thể chỉ nhằm một loại ký sinh trùng nhất định. Nhưng trong bệnh
ký sinh trùng lại có phản ứng miễn dịch nhóm, tức là kháng thể chống được kháng
nguyên của những loại ký sinh trùng gần nhau.
Ví dụ: Tính phòng nhiễm của bò chống lê dạng trùng Piroplasma Bovis cũng cho
con vật tính phòng nhiễm chống biên trùng Anaplasma Marginale.
Sự sản sinh kháng thể là do hoạt động của toàn thân kháng thể dưới sự chi phối và
chỉ đạo của hệ thống thần kinh, nhưng cũng tập trung vào các khí quan chính của hệ
thống võng mạc nội bì (hệ lâm ba, lá lách, một phần phổi, gan). Lá lách là khí quan sinh

kháng thể rất mạnh, do đó cắt bỏ lá lách hay làm ngăn trở chức năng của lá lách có thể
16
làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh ký sinh trùng, làm cho ký sinh trùng sinh
sản rất mạnh, bệnh đang ở thể tiềm ẩn có thể phát thành thể lâm sàng.
Huyết thanh miễn dịch có những đặc tính: ngưng kết, dung giải, trầm điện (kết
tủa), điều lý, cố định bổ thể, quá mẫn, dị cảm hóa. Ví dụ: Ấu trùng giun đũa sau khi xâm
nhiễm vào cơ thể 20 ngày thì trong máu ký chủ có tăng bạch cầu Eosin và sản sinh kháng
thể. Nếu lúc đó ký chủ tái nhiễm ấu trùng giun đũa thì do sức đề kháng của ký chủ, ở lỗ
miệng và hậu môn của ấu trùng giun sinh ra một chất gọi là precipitin (trầm điện tố) ảnh
hưởng đến khả năng chui vào tổ chức ký chủ và khả năng lấy thức ăn của ấu trùng giun.
Lấy huyết thanh của con vật đã mắc bệnh giun đũa cho tiếp xúc với ấu trùng giun đũa thì
phát hiện được trong thực quản và hậu môn của ấu trùng có những chất kết tủa (chứng
minh là trong huyết thanh có precipitin).
Do huyết thanh sản sinh những kháng thể đặc hiệu hay những kháng thể tính chất
nhóm, tương ứng với kháng nguyên nhất định mà có thể dùng phương pháp chẩn đoán
huyết thanh học đối với một số bệnh ký sinh trùng. Phương pháp này rất có ý nghĩa với
những bệnh mà ký sinh trùng ở một phủ tạng khó quan sát hay không quan sát được
(Cysticercosis, Echinococosis, Trichinellosis).
1.5.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức miễn dịch
- Giống, loài: Ví dụ: Sức chống đỡ của người, chồn, chuột lang đối với sán dây
Diphyllobothrium khác nhau.
- Tuổi: Nói chung súc vật trưởng thành có sức miễn dịch cao hơn súc vật non.
Người ta giải thích sức miễn dịch của súc vật trưởng thành cao hơn là do sinh lý của nó
không thích hợp cho đời sống ký sinh của giun, sán bằng súc vật non, có thể do sự phát
dục của súc vật non chưa đầy đủ, các chức năng sinh lý của súc vật non chưa hoàn chỉnh,
sức chống đỡ với bệnh kém.
Ví dụ: Bê, nghé bị bệnh giun đũa trong khi trâu, bò không bị bệnh. Lợn con 2 – 4
tháng tuổi nhiễm giun đũa nhiều hơn lợn trưởng thành.
Nhưng cá biệt đối với một số bệnh thì súc vật non lại có sức miễn dịch cao hơn
súc vật trưởng thành. Ví dụ: Bê mắc bệnh lê dạng trùng nhẹ hơn bò vì huyết cầu của bê

tái sinh sản nhanh chóng thay thế được những huyết cầu bị lê dạng trùng phá hoại.
- Giới tính: Sức miễn dịch của súc vật đực và cái (trừ một số trường hợp đặc biệt)
là tương tự nhau.
- Thời kỳ sinh dục: Bò cái có chửa và bò cái đang cho con bú thường có sức chống
đỡ yếu hơn bò cái không chửa đẻ.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của ký chủ ảnh hưởng đến tính cảm
nhiễm giun, sán. Ví dụ: Hai lô gà được nuôi với chế độ dinh dưỡng như nhau, chỉ khác
một yếu tố là: một lô được bổ sung vitamin A, còn một lô thì không bổ sung vitamin A.
Kết quả: gà được nuôi ở lô không sử dụng vitamin A có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn.
17
- Những khí quan ảnh hưởng đến tính miễn dịch: Nếu cắt bỏ lá lách thì sức chống
đỡ với bệnh ký sinh trùng giảm đi rõ rệt. Nếu túi Fabricius ở gia cầm bị biến đổi thì miễn
dịch giảm và gà dễ bị mắc các bệnh. Gà mắc bệnh giun đũa nếu cứ 2 ngày một lần lấy bớt
ít máu ngoại vi thì giun đũa ký sinh trong ruột gà sẽ trở nên rất lớn.
- Các bệnh khác ghép với bệnh ký sinh trùng:
Nói chung, con vật nhiễm ký sinh trùng mà mắc một bệnh khác (bệnh do vi trùng,
bệnh do ký sinh trùng) thì bệnh ký sinh trùng càng nặng hơn.
Ví dụ: Cùng gây nhiễm một số lượng ký sinh trùng cho hai con vật: một con vật bị
bệnh truyền nhiễm và một con vật không mắc bệnh thì con vật mắc bệnh truyền nhiễm sẽ
có biểu hiện lâm sàng về bệnh ký sinh trùng rõ hơn con vật kia.
Như vậy tính miễn dịch tự nhiên cũng như tính miễnn dịch thu được đối với các
bệnh ký sinh trùng thay đổi theo hoàn cảnh bên ngoài. Vì vậy, trong chăn nuôi phải đặc
biệt chú ý đến khâu phòng bệnh, cải thiện chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức miễn
dịch của gia súc đối với bệnh ký sinh trùng.
1.5.4. Áp dụng tính miễn dịch trong việc chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng
Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng bằng phương pháp chẩn đoán miễn dịch học là dựa
trên sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể.
Miễn dich học ứng dụng trong chẩn đoán đối với các bệnh ký sinh trùng do ký
sinh trùng ký sinh ở các mô của cơ thể hoặc trong xoang cơ thể.
Ví dụ: Làm phản ứng biến thái nội bì trong chẩn đoán bệnh ấu sán cổ nhỏ (Cys.

tenuicollis) và bệnh gạo lợn (Cys. cellulosae) bằng cách dùng kháng nguyên tiêm vào nội
bì, sau đó quan sát vị trí tiêm. Nếu thấy:
+ Ở vùng tiêm có hện tượng sưng, đỏ rõ rệt: kết luận là phản ứng dương tính.
+ Ở vùng tiêm có hiện tượng sưng không rõ rệt: nghi ngờ.
+ Ở vùng tiêm không có hiện tượng sưng, đỏ: kết luận là phản ứng âm tính.
Nhược điểm: Phản ứng này có độ chính xác không cao do xảy ra phản ứng chéo
giữa kháng nguyên chế từ ký sinh trùng này với kháng thể do loài ký sinh trùng khác kích
thích cơ thể ký chủ sản sinh ra.
Ứng dụng:
- Có thể ứng dụng trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng, sán lá gan, sán dây, giun
đũa. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán ở bệnh là khác nhau. Để chẩn đoán bệnh giun
sán người ta thường làm phản ứng biến thái nội bì hoặc các phản ứng huyết thanh học
như phản ứng miễn dịch men ELISA, phản ứng CARD…để chẩn đoán bệnh sán lá gan,
tiên mao trùng….
- Chế vacxin để phòng bệnh ký sinh trùng. Tuy nhiên, việc chế vacxin để phòng
bệnh ký sinh trùng rất khó khăn vì: Việc nuôi cấy ký sinh trùng trong môi trường nhân
tạo rất khó khăn do ký sinh trùng thường không sống trong môi trường nhân tạo. Nếu có
18
thu được ký sinh trùng thì chất lượng của kháng nguyên cũng không đảm bảo do kháng
nguyên của ký sinh trùng dễ bị biến đổi. Giá thành của việc chế vacxin phòng bệnh rất
cao. Vì vậy hiện nay việc áp dụng vacxin phòng bệnh ký sinh trùng rất hạn chế.
1.6. Các biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng
1.6.1. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
- Chẩn đoán lâm sàng:
Đây là phương pháp chẩn đoán dựa vào việc quan sát các triệu chứng của con vật.
Trong bệnh ký sinh trùng khi chẩn đoán lâm sàng thì thường có các triệu chứng giống
nhau và giống các loại bệnh khác (bệnh truyền nhiễm mãn tính, bệnh nội khoa): gầy yếu,
có các triệu chứng thần kinh, rối loạn tiêu hoá…Vì vậy phương pháp chẩn đoán này chỉ
mang tính chất dự đoán và không thể là căn cứ duy nhất để chẩn đoán bệnh. Muốn chẩn
đoán chính xác bệnh ký trùng nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì phải sử dụng các

biện pháp nhằm tìm thấy căn bệnh nghĩa là tìm ra trứng, ký sinh trùng hay phôi thai của
nó…
- Chẩn đoán bằng soi kính hiển vi:
Đây là phương pháp đoán quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Mục đích của phương
pháp chẩn đoán này là tìm ra ký sinh trùng, trứng hoặc ấu trùng…dựa trên việc quan sát
các loại bệnh phẩm: phân, nước tiểu, máu, vẩy ghẻ….
Ví dụ: Khi quan sát bên ngoài chúng ta nghi bê, nghé bị mắc bệnh giun đũa (có
biểu hiện lâm sàng: da khô, lông xù, ỉa chảy, phân có màu trắng sữa…). Để có kết luận
chính xác về bệnh thì phải lấy mẫu phân bê, nghé để kiểm tra trên kính hiển vi xem có
trứng giun đũa hay không? Nếu thấy có rất nhiều trứng giun đũa thì kết luận bê, nghé đã
bị bệnh giun đũa.
Có 3 loại bệnh phẩm chủ yếu được dùng chẩn đoán bằng soi kính hiển vi:
+ Soi phân: Dùng cho các bệnh đường tiêu hoá (giun, sán, cầu trùng).
+ Soi chất ngoài da (vảy ghẻ): Dùng cho các bệnh ký sinh trùng ngoài da.
+ Soi máu: Dùng cho các bệnh ký sinh trùng đường máu. Có thể soi trực tiếp một
giọt máu tươi, nếu ký sinh trùng còn sống và di động thì thấy nó ngay, nhất là nó làm cho
các huyết cầu chuyển động (Ví dụ: roi trùng). Hoặc soi máu sau khi nhuộm.
- Chẩn đoán thí nghiệm:
Chỉ tiến hành làm phương pháp này khi hai phương pháp trên không tìm thấy căn
bệnh. Phương pháp này được tiến hành trong trường hợp ký sinh trùng ở sâu trong nội
tạng, bệnh mới ở thời kỳ đầu.
Chẩn đoán thí nghiệm bao gồm các phương pháp nuôi cấy trong môi trường nhân
tạo, tiêm truyền động vật thí nghiệm, chẩn đoán miễn dịch học, huyết thanh học, chẩn
đoán tế bào học bằng cách tìm tỷ lệ bạch cầu Eosin, chẩn đoán ký chủ (nuôi cấy ký sinh
19
trùng gây bệnh trên ký chủ trung gian đã biết), phản ứng nội bì, giải phẫu trên con vật
sống…
Ví dụ: Tiêm truyền máu của con vật nghi mắc bệnh tiên mao trùng cho chuột bạch
để chẩn đoán thí nghiệm.
1.6.2. Tiên lượng bệnh ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng nghiêm trọng nhiều hay ít theo ba nhân tố:
- Theo tỷ lệ súc vật chết ít hay nhiều.
- Theo khả năng lây lan và truyền các bệnh khác: Nhìn chung bệnh ký sinh trùng
lây lan chậm, không nhanh như các bệnh truyền nhiễm.
Khi kiểm tra thấy súc vật nghi mắc bệnh ký sinh trùng bị chết nhiều thì thường có
thể do bệnh ký sinh trùng ghép với một bệnh khác hoặc do bệnh ký sinh trùng nguy hiểm
gây ra và bệnh thường ở thể cấp tính.
- Theo số lượng ký sinh trùng: Số lượng ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể ký chủ
càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng cao, nó sẽ gây ra những biến loạn bệnh lý nặng,
thậm chí có thể làm cho gia súc chết. Để biết được số lượng ký sinh trùng ký sinh thì cần
phải căn cứ vào số lượng trứng/1 gam phân, số gạo/40 cm
2
mặt cắt thịt hoặc mổ khám để
đếm số lượng ký sinh trùng/con gia súc, gia cầm.
1.6.3. Chữa bệnh và phòng bệnh ký sinh trùng
1.6.3.1. Chữa bệnh
Chữa bệnh phải nhằm đạt ba yêu cầu:
- Trước hết phải tiêu diệt ký sinh trùng, dùng thuốc tẩy trùng cho con vật (diệt
trứng hay tẩy trùng còn sống ra ngoài). Phải dùng thuốc hướng ký sinh trùng, tức là độc
đối với nó và không độc đối với ký chủ. Hệ số giữa liều lượng độc với con vật và liều
lượng chữa bệnh cho nó phải trên 3. Nên chọn những thuốc có hiệu lực nhất đối với ký
sinh trùng, đồng thời ít nguy hiểm đối với ký chủ, rẻ tiền và dễ dùng nhất (cho uống dễ
dàng cho toàn đàn). Hướng mới trong việc chữa các bệnh ký sinh trùng là tìm những
thuốc có hiệu lực chống nhiều loại ký sinh trùng. Ví dụ: Mebendazole có tác dụng tẩy
nhiều loại giun tròn.
- Phải ngăn chặn không cho con vật ốm tái nhiễm. Đưa con vật ra khỏi nơi có
bệnh, tiêu độc chỗ đó trước khi cho súc vật vào lại.
- Bằng mọi cách phục hồi sức khỏe con vật: chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, thuốc
trợ sức, trợ lực, giữ vệ sinh tốt và chữa các triệu chứng.
1.6.3.2. Phòng bệnh

Phòng bệnh ký sinh trùng có nhiều biện pháp nhưng đều nhằm mục đích không
cho mầm bệnh ký sinh trùng (trứng, ấu trùng), thực hiện hết các chu trình tiến hóa của nó
để nó không thể sinh ra ký sinh trùng trưởng thành mới được.
Các phương pháp tấn công ký sinh trùng ở từng giai đoạn:
20
- Chống giai đoạn thứ nhất: Ký sinh trùng trưởng thành đẻ trứng ở ký chủ cuối
cùng. Có thể tiêu diệt nó bằng hai phương pháp:
Dùng thuốc đặc hiệu diệt ký sinh trùng, việc tẩy ký sinh trùng này có tính chất dự
phòng, tức là thực hiện trước khi súc vật biểu hiện triệu chứng bệnh và trước khi súc vật
gieo rắc mầm bệnh ra ngoại cảnh.
Tiêu diệt ký sinh trùng bằng cách giết tất cả những vật mắc bệnh (phương pháp
này triệt để nhưng tốn kém, thiệt hại về kinh tế).
- Chống giai đoạn thứ hai: Trứng. Có thể dùng hai phương pháp:
Tiêu diệt hầu hết trứng bằng cách thu nhặt hết phân của súc vật ốm trong chuồng
và đem chôn. Biện pháp này phải làm đi làm lại nhiều lần để trứng không có thời gian
phát triển thành phôi thai hoặc có thể ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh vật học.
Đối với súc vật chăn thả phải ngăn không cho trứng trên đồng cỏ phát triển bằng
cách làm cho đồng cỏ khô ráo, cải tạo đồng cỏ, chăn dắt luân phiên đồng cỏ, khơi thông
cống rãnh.
- Chống giai đoạn thứ ba và thư tư: Phôi thai và ấu trùng tự do ngoài thiên nhiên.
Có hai cách:
Diệt toàn bộ phôi thai và ấu trùng ngoài đồng cỏ và ao tù bằng vôi bột, sunfat sắt,
sunfat đồng với lượng dùng 400kg/ha đồng cỏ, 5kg cho 100m
3
nước ao.
Không cho phôi thai hay ấu trùng xâm nhập vào cơ thể ký chủ (cách ly súc vật
ốm, tiêu độc dụng cụ và chuồng nuôi, vệ sinh thức ăn nước uống, diệt ký chủ trung gian.
Việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng như trên được gọi là biện
pháp phòng trừ tổng hợp.
1.7. Học thuyết về tiêu diệt bệnh giun sán

Là học thuyết được ra đời vào năm 1944, do viện sỹ K.I. Skrjabin đề ra.
1.7.1. Cơ sở lý luận và nội dung của học thuyết
Năm 1944, viện sỹ K.I. Skrjabin đề ra học thuyết tiêu diệt tận gốc bệnh giun sán.
Học thuyết này cũng có thể áp dụng cho tất cả các bệnh ký sinh trùng khác.
Nội dung chủ yếu của học thuyết là dự phòng có tính chất chủ động: dùng tất cả
các biện pháp cơ giới, vật lý (ánh sáng, độ nóng), hóa học (thuốc), sinh vật học (sinh vật
nọ diệt sinh vật kia) nhằm tiêu diệt ký sinh trùng trên cơ thể ký chủ (dùng thuốc), tiêu
diệt ký sinh trùng ngoại giới, tiêu diệt ký sinh trùng ở tất cả các giai đoạn phát dục (trứng,
ấu trùng, ký sinh trùng trưởng thành), tiêu diệt ký sinh trùng ở cả người và gia súc.
Nói riêng về mặt điều trị gia súc bệnh, nội dung của nó cũng là dự phòng: Chữa
cho một súc vật khỏi bệnh, diệt được ký sinh trùng trong cơ thể nó, là trừ được một con
vật mang ký sinh trùng, trừ được một nguồn gieo rắc bệnh. Như vậy đối với con vật mắc
bệnh, là điều trị nhưng đối với những con khác là tích cực để phòng. Vì vậy việc dùng
thuốc tẩy giun phải đạt được hai yêu cầu: chữa cho con vật ốm khỏi bệnh và đảm bảo cho
21
ngoại cảnh không bị nhiễm bệnh giun sán, tránh mầm bệnh nhiễm vào những con vật
khác. Nếu không thì việc cho thuốc tẩy giun sán và trứng ra ngoài chẳng khác gì giúp cho
giun sán phân tán rộng rãi ra ngoài. Phải cho thuốc tẩy giun sán từ lúc nó chưa trưởng
thành, chưa đẻ trứng và phải tiêu độc thật tốt phân có trứng giun, thân giun thải ra.
Trong một trại chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
- Dùng thuốc đặc hiệu để tẩy giun sán.
- Định kỳ cho thuốc tẩy giun sán.
- Điều trị trên quy mô lớn, dù chỉ có 10 – 20% phát bệnh thì cũng phải tiêu diệt
bệnh cho cả đàn. Nếu không những con tuy bề ngoài không phát bệnh nhưng có thể mang
ký sinh trùng reo rắc bệnh.
- Tiêu diệt bệnh đúng kế hoạch. Căn cứ vào lịch sử phát dục của ký sinh trùng tính
nghiêm trọng của bệnh ký sinh trùng mà có kế hoạch một năm tiến hành mấy lần.
- Xử lý phân để diệt các mầm bệnh giun sán.
- Thực hiện đầy đủ các phương pháp trên.
Muốn thực hiện tốt kế hoạch tiêu diệt nguyên nhân bệnh phải nghiên cứu toàn

diện các vấn đề: Hình thái, sinh thái, phân bố địa lý, điều tra khu hệ, tìm hiểu lịch sử phát
dục của ký sinh trùng, dịch tễ học của bệnh ký sinh trùng, các phương pháp điều trị và
phòng bệnh.
1.7.2. Nguyên tắc chung về phòng trị nguyên nhân bệnh giun, sán
Phương pháp thực tế trong phòng trị nguyên nhân bệnh giun sán là ứng dụng học
thuyết K.I.Skrijabin về cơ bản gồm:
- Diệt trùng ở động vật, mục đích làm cho chúng khỏe mạnh và ngăn ngừa ngoại
cảnh không bị ô nhiễm.
- Diệt trùng ở ngoại cảnh, mục đích là đề phòng cho động vật không bị nhiễm
bệnh, gồm diệt trùng ở phân, diệt trùng tự động sinh vật học ở nơi chăn nuôi, vệ sinh nơi
uống nước.
1.7.2.1. Diệt trùng ở động vật
- Chẩn đoán chính xác bệnh để dùng thuốc diều trị bệnh, nếu không có thể nguy hiểm.
- Quy mô diệt trùng: Xác định nơi nào cần diệt trùng, nơi nào chưa cần. Phải căn
cứ vào tình hình thực tế. Nguyên tắc chung là ở nơi nào phải thi hành các phương pháp
phòng ngừa chung thì dù số gia súc cảm nhiễm dù ít cũng phải diệt trùng trên quy mô rộng.
- Kỳ hạn diệt trùng: Phải căn cứ vào chu kỳ phát dục của ký sinh trùng và điều
kiện, mùa vụ chăn thả hay nuôi nhốt. Nên diệt trùng trước khi chúng trưởng thành, vừa
tránh tác hại lớn cho ký chủ, vừa tránh cho ngoại cảnh nhiễm trứng.
Chọn thời điểm để tẩy giun, sán cho thích hợp. Ví dụ: Trong thời kỳ trâu, bò lao
tác với cường độ cao thì không tẩy giun, sán (đặc biệt vào mùa vụ cày bừa).
22
Sau khi cho gia súc dùng thuốc tẩy giun, sán phải nhốt gia súc ở trong chuồng vài
ngày để nghỉ ngơi và thải phân tại chuồng tiện cho việc thu gom phân ủ. Ví dụ: Khi tẩy
giun đũa gà, thường giun ra trong 8 giờ đầu sau khi cho thuốc, do đó cho thuốc vào buổi
chiều là thích hợp, vì sáng sớm hôm sau có thể thu nhặt phân và giun mà tiêu diệt, tránh cho
gà ăn lại giun.
- Tôn trọng quy tắc phòng bệnh chung. Phải theo dõi những con vật đang được
diệt diệt trùng và 3 – 5 ngày sau khi diệt trùng phải tiêu độc chu đáo. Những con vật đã
được diệt trùng phải được nuôi trong chuồng không nhiễm trùng. Phải tiêu độc phân thải

ra bằng phương pháp ủ nóng sinh vật học.
- Xác định hiệu lực tẩy trừ: Xác định số gia súc đã hoàn toàn được tẩy trừ sạch ký
sinh trùng hoặc số giun sán được thải trừ ra so với số lượng có trước khi điều trị (ước
lượng) để có kế hoạch diệt trùng từng bước.
1.7.2.2. Diệt trùng ở phân bằng ủ nóng sinh vật học
Hàng năm số lượng phân chuồng sản xuất rất lớn và là loại phân bón tốt cho cây
trồng. Phần lớn các mầm bệnh giun sán đều theo phân ra ngoài (trứng, ấu trùng, đốt sán
dây). Khi xử lý phân phải làm thế nào tiêu diệt mầm bệnh, phòng bệnh cho người và gia
súc, đồng thời không làm giảm thấp chất lượng phân đối với sản xuất nông nghiệp.
Muốn giải quyết yêu cầu đó, người ta dùng các chất hóa học, các nhân tố vật lý,
các tác nhân sinh vật học.
Mầm bệnh giun sán có sức chống đỡ rất mạnh với các chất hóa học. Ví dụ: Trứng
giun đũa ngựa có thể phát dục bình thường trong dung dịch mercucrom, sunfat đồng, cồn
iot, các axit loãng. Vì vậy khó diệt trứng và ấu trùng giun sán bằng thuốc hóa học.
Tuy ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có thể diệt được trứng giun sán nhưng ánh
sáng khó tác động vì trứng thường được bọc một lớp phân bên ngoài hoặc được che phủ
bởi thảm thực vật. Làm khô chỉ khiến cho trứng ngừng phát dục chứ không bị diệt (nhất
là trứng có phôi thai hoặc ấu trùng đã đến thời kỳ cảm nhiễm). Nhiệt độ thấp cũng không
có tác dụng. Nhân tố vật lý có tác dụng mạnh nhất đối với mầm bệnh giun sán là nhiệt độ
cao (trên 45
0
C) ảnh hưởng lớn đến trứng và ấu trùng. Ở nhiệt độ 65
0
C chỉ cần 1 phút là
diệt được trứng và ấu trùng.
Vì vậy người ta lợi dụng hoạt động của vi sinh vật để tiêu độc phân tự nhiên bằng
phương pháp ủ nóng sinh vật học. Cơ sở khoa học của phương pháp này là: Dựa vào hoạt
động của hệ vi sinh vật yếm khí và hiếu khí phân giải và lên men các chất hữu cơ, làm
tăng nhiệt độ của đống phân ủ lên rất nhiều. Ở nhiệt độ đó thì toàn bộ mầm bệnh giun sán
đã bị diệt. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao, tốn ít công và tiền,

không gây ảnh hưởng tới súc vật, đảm bảo vệ sinh môi trường cho người, gia súc, gia
cầm…Vì vậy biện pháp này có khả năng thực thi nhất trong các biện pháp phòng chống
bệnh ký sinh trùng.
23
Có thể ủ phân theo các công thức sau:
- Công thức 1:
Phân chuồng: 800 – 1000 kg
Lá xanh băm nhỏ: 200 kg
Tro bếp: 60 kg
Trộn tro bếp và lá xanh. Cứ một lớp phân rải một lớp tro bếp trộn lá xanh. Đánh
đống, mặt ngoài phủ rác. Sau 14 ngày nhiệt độ đống phân tăng 45 – 51
0
C.
- Công thức 2:
Phân chuồng: 1000 kg
Vôi bột: 50 – 80 kg
Lá xanh: 200 kg
Lá xanh băm nhỏ trộn phân. Cứ một lớp lá + phân lại rải một lớp vôi bột. Đánh đống
bên ngoài phủ rác. Sau 11 ngày nhiệt độ tăng lên 50 – 51
0
C, cao nhất là 65
0
C.
- Làm hố ủ phân: Hố sâu 1,5 m, dài và rộng 1,5 – 2 m. Dưới hố để 25 cm cỏ khô hoặc
cát. Đổ phân chuồng cao 1,25 m. Trên bề mặt phủ một lớp rác dầy 10 cm. Trên cùng phủ
một lớp đất bùn dầy 20 cm. Thời gian ủ là 1 – 2 tháng.
1.7.2.3. Diệt trùng tự động sinh vật học ở bãi chăn
Diệt giun, sán tự động trên bãi chăn bằng cách chăn dắt luân phiên. Đây là phương
pháp diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh, làm cho ký sinh trùng không vào được ký chủ.
Cách tiến hành: Căn cứ vào vòng đời của giun sán để biết được thời gian trứng

hoặc ấu trùng ở ngoài ngoại cảnh phát triển thành trứng, ấu trùng có sức gây bệnh, từ đó
rời gia súc chăn thả ở nơi khác cho đến khi trứng và ấu trùng có sức gây bệnh chết do
không gặp được ký chủ cuối cùng thì lại đưa gia súc quay trở lại chăn dắt.
Ví dụ: Dictyocaulus filaria ở dê cừu. Sau khi ấu trùng bài ra ngoại cảnh phải phát
dục 6 ngày mới đến thời kỳ cảm nhiễm. Vì vậy phải chia khoảng chăn dắt luân phiên 6
ngày một lần. Đồng thời ấu trùng sống ngoài bãi chăn dài nhất là một năm, cho nên sau 1
năm có thể cho chăn trở lại khoảnh thứ nhất. Những lúc không chăn dê cừu có thể chăn
lợn, ngựa vì chúng không cảm nhiễm ký sinh trùng.
Một ví dụ nữa là Fasciola hepatica. Ấu trùng phát dục trong cơ thể ký chủ trung
gian (ốc) 30 – 80 ngày tùy điều kiện nhiệt độ. Nếu giả thiết là ngay ngày thứ nhất chăn
thả phân trâu bò đã có trứng sán lá gan, ở ngoài thiên nhiên 15 ngày sau trứng nở thành
ấu trùng, ấu trùng phải phát dục trong cơ thể ốc ngắn nhất là 30 ngày mới cảm nhiễm vào
trâu bò được. Như vậy là từ trứng đến khi thành ấu trùng cảm nhiễm phải mất 45 ngày.
Do đó có thể chăn dắt luân phiên đồng cỏ dưới 45 ngày một lần.
Biện pháp này có tác dụng đối với phòng chống bệnh giun, sán nhưng trong điều
kiện nước ta thì khó áp dụng do diện tích bãi chăn thả hẹp.
1.7.2.4. Tổ chức vệ sinh nơi uống nước
24
Không cho động vật uống nước ao hồ tù hãm. Những cống rãnh gần nơi uống
nước phải được bao vây, giữ khô ráo và sạch sẽ. Có thể cho súc vật uống nước sông,
suối, hồ lưu thông, dưới đáy có cát sỏi; nước mưa sạch. Không để có phân, bùn, xác chết
trên bờ sông. Không làm hố phân, chôn xác chết ở bờ sông. Đường vào nơi uống nước
không được lầy lội, phải rào kín đáo. Nếu dùng giếng thì địa điểm đào giếng phải xa mả
súc vật, nhà chứa phân, hố rãnh, chuồng súc vật. Gần giếng nên có sân cho súc vật đến
uống nước dễ dàng, sân không được lầy lội. Máng nước phải giữ sạch, sau mỗi lần súc
vật uống phải rửa sạch và để khô. Những chỗ nước ứ đọng gần nơi uống nước nên lấp
bằng. Cần tiêu nước ở những bãi chăn ẩm.
25

×