Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

đề cương luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.05 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Môn: Luật Kinh Tế

Sinh viên: Cao Việt Hưng
Lớp: KTNNA58
Khoa: Kinh Tế & PTNT

Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm của hoạt động thương mại, phân biệt hoạt động thương
mại với hoạt động dân sự?


Khái niệm hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
đầu tư và xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.


Đặc điểm của hoạt động thương mại

_ Chủ yếu được tiến hành bởi các thương nhân
_ Phải hướng tới mục tiêu lợi nhuận
_ Mang tính chất nghề nghiệp


Phân biệt hoạt động thương mại với hoạt động dân sự

Hoạt động thương mại
Do các thương nhân tiến hành
Mục tiêu lợi nhuận
Mang tính chất nghề nghiệp


Hoạt động dân sự thuộc đời sống hàng ngày
Chủ thể cá nhân
Giải quyết các nhu cầu phát sinh, sinh hoạt hàng ngày
Không có tính chất nghề nghiệp

Câu 2: Nêu khái niệm, dấu hiệu, các loại thương nhân? Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam là loại thương nhân nào? Vì sao?


Khái niệm thương nhân

Thương nhân là Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc Cá nhân có hoạt động thương mại độc lập,
thường xuyên và có ĐKKD


Dấu hiệu của thương nhân

_ Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại
1

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT


_ Phải thực hiện hoạt động thương mại độc lập
_ Phải thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên
_ Phải đăng ký kinh doanh


Các loại thương nhân


 Thương nhân VN: là tổ chức, cá nhân có ĐKKD, đăng ký đầu tư theo luật VN, bao gồm:
+ Pháp nhân: là các tổ chức kinh tế
+ Cá nhân có ĐKKD: Là DNTN
+ Tổ hợp tác, hộ kinh doanh
 Thương nhân nước ngoài : là thương nhân được thành lâp, ĐKKD theo quy định của pháp luật nước ngoài
hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận
 Thương nhân nước ngoài hoạt động tại VN
+ Thành lập doanh nghiệp
+ Lập chi nhánh
+ Mở văn phòng đại diện



Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở VN là Thương nhân VN vì họ hoạt động theo hình thức công
ty cổ phần, TNHH được nhà nước VN cho phép ĐKKD tại VN.

Câu 3 : Nêu các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại? Nguyên tắc nào là
nguyên tắc đặc thù của luật thương mại?


Nguyên tắc của hoạt động thương mại là:

_ Bình đẳng trước pháp luật của thương nhân
_ Tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại
_ Áp dụng thói quen được thiết lập giữa các bên
_ Áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
_ Bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
_ Thừa nhận giá trị pháp lí của thông điệp dữ liệu trong HD TM
 Trong đó, 2 nguyên tắc số 3,4 là đặc thù vì chỉ HĐ TM mới có nguyên tắc này để thiết lập mối quan hệ giữa

các bên.

Câu 4 : Nêu khái niệm, đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại?
Phân biệt mua bán hàng hóa trong thương mại với mua bán hàng hóa trong dân sự?
• Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại
Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo
thỏa thuận.
2

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT




Đặc điểm hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại

_ Chủ thể : Chủ yếu là thương nhân
_ Về đối tượng : Là hàng hóa không thuộc danh mục bằng hàng hóa mà luật cấm
_ Về bản chất : Là việc chuyển giao quyền sở hữu
_ Về mục đích : Mục đích sinh lời, nhất thiết phải có ở thương nhân


Phân biệt mua bán hàng hóa trong thương mại với mua bán hàng hóa trong dân sự

Nội dung

Thương mại


Dân sự

Chủ thể

Chủ yếu là thương nhân

Các cá nhân, tổ chức

Mục đích

Sinh lời

Tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu

Đối tượng

Hàng hóa không thuộc danh mục hàng
hóa mà luật cấm

Hàng hóa không thuộc danh mục hàng
hóa mà luật cấm nhưng với số lượng nhỏ

Câu 5 : Nêu khái niệm và các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế? hàng hóa được mua
bán giữa hai doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN có phải là mua bán hàng
hóa quốc tế không? Vì sao?


Khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế

Là quan hệ mua bán HH có yếu tố nước ngoài



Các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế

_ Xuất khẩu : HH được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nám
_ Nhập khẩu : HH được đưa vào lãnh thổ VN từ nước ngoài
_ Tạm nhập, tái xuất : Nhập khẩu HH vào VN, xuất khẩu chính HH đó ra khỏi VN
_ Tạm xuất, tái nhập : HH được xuất khẩu khỏi VN, làm thủ tục nhập khẩu chính HH đó vào VN
_ Chuyển khẩu : Là việc mua bán HH từ một nước để bán sang một nước mà thủ tục xuất nhập khẩu vào VN


HH được mua bán giữa hai doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN không phải là mua bán
hàng hóa quốc tế.

Vì mua bán quốc tế thì phải xảy ra ở nước ngoài, chủ là nước ngoài, mua bán ở nước ngoài. Ở trường hợp này
là vốn của nước ngoài nhưng đăng ký tại VN, mua bán trên lãnh thổ VN nên không phải là mua bán hàng hóa
quốc tế.

Câu 6 : Nêu khái niệm, dấu hiệu của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch? Loại hàng hóa
nào ở VN hiện nay chỉ có thể mua bán qua sở giao dich?


Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
3

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT


Là hoạt động theo đó các bên thỏa thuận việc mua bán một lượng HH nhất định qua sở giao dịch theo những

tiêu chuẩn của sở giao dịch với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được
xác định tại một thời điểm trong tương lai
• Dấu hiệu mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
_ Đối tượng : Là HH trong tương lai
_ Chủ thể : Được tiến hành thông qua bên thứ 3 là sở giao dịch
_ Hình thức : Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn


Loại hàng hóa ở VN hiện nay chỉ có thể mua bán qua sở giao dịch : Cổ phiếu

Câu 7 : Nêu khái niệm, đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ? kể tên một số hoạt
động cung ứng dịch vụ?


Khái niệm hoạt động cung ứng dịch vụ

Là hoạt động theo đó một bên thực hiện một công việc cho bên khác và nhận thanh toán ; một bên sử dụng kết
quả công việc và thanh toán cho bên kia theo thỏa thuận


Đặc điểm hoạt động cung ứng dịch vụ

_ Chủ thể : Thương nhân
_ Đối tượng : Là công việc có thể thực hiện được, không trái pháp luật và đạo đức xã hội
_ Mục đích : Sinh lời, luôn thuộc về bên cung ứng


Một số hoạt động cung ứng dịch vụ

 Hoạt động trung gian thương mại

 Hoạt động Logistic
 Hoạt động giám định

Câu 8 : Nêu khái niệm và các loại hoạt động trung gian thương mại? Hoạt động vận
chuyển hàng hóa có phải là hoạt động trung gian thương mại không? Vì sao?


Khái niệm hoạt động trung gian thương mại

Là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân


Các loại hoạt động trung gian thương mại

Đại diện cho thương nhân ; Môi giới thương mại ; Đại lý thương mại ; Ủy thác mua bán hàng hóa


Hoạt động vận chuyển hàng hóa không phải là hoạt động trung gian thương mại,

4

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT


Vì hoạt động này thuộc vào hoạt động Logistic. Trong hoạt động trung gian thương mại chỉ có 4 loại: Đại
diện; Môi giới; Đại lý thương mại; Ủy thác

Câu 9: Nêu khái niệm hoạt động logitstits và hoạt động giám định? Việc yêu cầu thương
nhân khác giám sát việc thi công công trình xây dựng cho mình có phải là hoạt động

giám định không? Vì sao?


Khái niệm hoạt động Logistic

Là hoạt động theo đó thương nhân tổ chức một hoặc nhiều công việc bao gồm : Nhận hàng ; Vận chuyển ; Lưu
kho, lưu bãi ; Làm thủ tục hải quan ; Tư vấn khách hàng ; Đóng gói bao bì ; Ghi ký mã hiệu ; Các dịch vụ khác


Khái niệm hoạt động giám định

Là hoạt động theo đó thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của HH,
kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng


Việc yêu cầu thương nhân khác giám sát việc thi công công trình xây dựng cho mình không phải là hoạt
động giám định mà là giám sát

Vì giám sát là có làm đúng quy trình tiến độ mà bên A yêu cầu bên B, giám sát là xác định xem xem bên B có
làm đúng yêu cầu thỏa thuận không. Được thực hiện thông qua bên thứ 3

Câu 10: Nêu khái niệm, đặc điểm và các hình thức của hoạt động xúc tiến thương mại?
hoạt động tìm kiếm thị trường để xuất khẩu hàng hóa có phải là hoạt động xúc tiến
thương mại không? Vì sao?


Khái niệm hoạt động xúc tiến thương mại

Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán HH và cung ứng dịch vụ của thương nhân. TN có thể tự mình
hoặc thuê người khác thực hiện hoạt động này.



Các hình thức của hoạt động xúc tiến thương mại : Khuyến mại; Quảng cáo thương mại; Trưng bày,
giới thiệu HHDV; Hội chợ, triển lãm thương mại



Hoạt động tìm kiếm thị trường để xuất khẩu hàng hóa là hoạt động xúc tiến thương mại vì:

+ Tuy nó không trực tiếp sinh lời nhưng tìm thị trường -> buôn bán rộng hơn -> tiêu thụ được nhiều hàng
hóa -> sinh lời
+ Tìm kiếm thị trường để hỗ trợ cho việc buôn bán hàng hóa ra ngoài.

Câu 11: Nêu khái niệm, hình thức và phương tiện quảng cáo thương mại? Phát hàng hóa
mẫu cho người tiêu dùng có phải là hoạt động quảng cáo không? Vì sao?
5

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT




Khái niệm quảng cáo thương mại

Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh HH,
dịch vụ của mình


Hình thức quảng cáo thương mại


Âm thanh, tiếng nói, chữ viết, hình ảnh, màu sắc… ==> có chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại


Phương tiện quảng cáo thương mại

Phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản phẩm, bảng biểu, pano, áp phích


Phát hàng hóa mẫu cho người tiêu dùng không phải hoạt động quảng cáo

Vì phát hành hàng hóa thuộc khuyến mại.

Câu 12: Nêu khái niệm, đặc điểm của hợp đồng thương mại? phân biệt hợp đồng thương
mại với hợi đồng dân sự


Khái niệm hợp đồng thương mại

Là thỏa thuận bằng văn bản, lời nói hoặc các hình thức khác giữa các thương nhân với nhau, giữa các thương
nhân với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các hoạt động mua bán HH, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận


Đặc điểm hợp đồng thương mại

_ Chủ thể: Thương nhân hoặc một bên là thương nhân
_ Nội dung: Các hoạt động thương mại (là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán HH, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác)
_ Hình thức: được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, một số phải được thể hiện bằng hình thức văn bản

_ Mục đích: Lợi nhuận, ko nhất thiết là mục đích của tất cả các bên, song phải là mục đích của thương nhân.


Phân biệt hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự.
Hợp đồng thương mại

Hợp đồng dân sự

Chủ thể

Thương nhân hoặc 1 bên là thương nhân

Cá nhân là đa số

Mục đích

Sinh lời

Thỏa mãn nhu cầu

Đối tượng

Hàng hóa không thuộc danh mục hàng Hàng hóa không thuộc danh mục hàng
hóa mà luật cấm
hóa mà luật cấm nhưng với số lượng
nhỏ
6

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT



Câu 13 : Nêu nguyên tắc và trình tự giao kết hợp đồng thương mại? kể tên các loại hợp
đồng thương mại? hoạt động xúc tiến thương mại được hình thành dưới loại hợp đồng
nào? Vì sao?


Nguyên tắc giao kết HĐTM

_ Tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội
_ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng


Trình tự giao kết HĐTM

_ Đề nghị giao kết hợp đồng
_ Chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng


Các loại HĐTM :

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Hợp đồng dịch vụ


Hoạt động xúc tiến thương mại được hình thành dưới loại hợp đồng cung ứng dịch vụ

Vì hoạt động xúc tiến thương mại tạo ra sản phẩm vô hình

Câu 14 : Nêu nội dung của hợp đồng thương mại? trong nội dung đó, nội dung nào

không thể thiếu trong mọi loại hợp đồng?
* Nội dung hợp đồng thương mại :
_ Đối tượng : Tài sản, hàng hóa phải giao, công việc được làm hoặc không được làm
_ Số lượng, chất lượng : Số lượng là khối lượng, trọng lượng, số lượng ; Chất lượng là phẩm chất, chất liệu,
chủng loại, bao bì, đóng gói
_ Giá, phương thức thanh toán : Giá là số tiền / đơn vị hàng hóa, dịch vụ ; PTTT là cách thức các bên thanh
toán tiền
_ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
_ Quyền và nghĩa vụ của các bên
_ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Luật TM và Pháp luật liên quan quyết định về việc phạt khi vi phạm hợp
đồng
_ Phạt hợp đồng
_ Các nội dung khác


3 Nội dung đầu vì nếu thiếu thì hợp đồng sẽ trở nên vô nghĩa
7

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT


Câu 15: Nêu khái niệm, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa? Tại sao nói hợp đồng
mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ?


Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Là sự thỏa thuận giữa TN với TN, TN với các tổ chức, cá nhân khác, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,

nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận


Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa

 Nghĩa vụ của bên bán:
_ Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
_ Đúng đối tượng, số lượng, chất lượng
_ Giao hàng đúng địa điểm
_ Giao hàng đúng thời hạn
_ Bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa
_ Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa
_ Bảo hành hàng hóa
 Nghĩa vụ của bên mua:
_ Thanh toán tiền mua hàng
_ Thanh toán đúng giá cả và phương thức
_ Thanh toán đúng địa điểm
_ Thanh toán đúng thời hạn
_ Nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận


Hợp đồng hàng hóa là hợp đồng song vụ vì cả 2 bên đều có nghĩa vụ và nghĩa vụ song song tồn tại,
nghĩa vụ ngang nhau, tương đương nhau

Câu 16: Nêu khái niêm, nội dung của hợp đồng dịch vụ? kể tên một số loại hợp đồng dịch
vụ cụ thể?


Khái niệm hợp đồng dịch vụ


Là sự thỏa thuận giữa TN với TN, TN với tổ chức, cá nhân khác, thwo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ
thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ (khách hàng) và nhận thanh toán; bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ thanh
toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng kết quả công việc theo thỏa thuận


Nội dung HDDV

 Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:
_ Nhận thanh toán
_ Thực hiện công việc
 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ:
_ Nhận và sử dụng kết quả công việc
8

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT


_ Thanh toán


Một số loại HDDV

_ HDDV khuyến mại
_ HDDV quảng cáo thương mại
_ HDDV trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
_ HD đại diện cho thương nhân
_ HD ủy thác
_ HD đại lý
_ HD gia công

_ HDDV tổ chức đấu giá hàng hóa
_ HDDV quá cảnh
_ HD nhượng quyền thương mại

Câu 17: Nêu khái niệm, cơ sở để áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại?
Nêu căn cứ để áp dụng riêng đối với trường hợp bồi thường thiệt hại?
• Khái niệm trách nhiệm do vi phạm HDTM
_ Là hậu quả pháp lý mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu trước bên bị vi phạm hợp đồng


Cơ sở để áp dụng trách nhiệm do vi phạm HDTM

_ Phải có HDTM: Là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên
_ Phải có hành vi vi phạm HDTM: Đó là các hành vi không phù hợp với các nghĩa vụ theo hợp đồng


Căn cứ để áp dụng riêng đối với trường hợp bồi thường thiệt hại

_ Có hợp đồng
_ Có hành vi vi phạm
_ Có thiệt hại
_ Có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại

Câu 18: Nêu Khái niệm, điều kiện áp dụng trách nhiệm phạt hợp đồng?


Khái niệm áp dụng trách nhiệm phạt hợp đồng

Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng. Mức phạt
không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm



Điều kiện áp dụng

Phải có thỏa thuận trong hợp đồng

Câu 19: Nêu khái niệm, căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng? Áp dụng loại trách nhiệm này bắt buộc phải có thỏa thuận trong hợp đồng không?
9

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT




Khái niệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm


Căn cứ áp dụng

_ Có thiệt hại thực tế
_ Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại


Áp dụng loại trách nhiệm này không buộc phải có thỏa thuận trong hợp đồng nhưng riêng phạt hợp
đồng thì phải có hợp đồng


Câu 20: Nêu các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại? Giải
thích rõ trường hợp xẩy ra sự kiện bất khả kháng?


Các trường hợp:

_ Các bên đã thỏa thuận
_ Xảy ra sự kiện bất khả kháng
_ Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
_ Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý NN mà các bên không thể biết vào
thời điểm giao kết hợp đồng.


Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

_ Sự kiện bkk là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được
mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép
_ Sự kiện bkk có thể bao gồm thiên tai, dịch họa, chiến tranh… nhìn chung đó là các sự kiện xảy ra không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của các bên mà hoàn toàn do nguyên nhân khách quan

10

Cao Việt Hưng – KTNNA58
Khoa Kinh Tế & PTNT



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×